Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016 cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 18/2019/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2019/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 04/11/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính phải phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Cụ thể, số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 21 giờ;…
Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đó tại thời điểm cuối ngày làm việc liền kề trước ngày ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình sau:
Từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021 là 70%. Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 60%. Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 là 50%. Từ ngày 01/01/2024 trở đi là 30%.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2016/TT-NHNN.
Xem chi tiết Thông tư18/2019/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 18/2019/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------------- Số: 18/2019/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2019 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;
Căn cứ Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
“b) Chi phí học tập, khám, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao;”.
“5. Giải ngân trực tiếp cho khách hàng là việc công ty tài chính giải ngân cho vay tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo quy định của pháp luật.”.
“Điều 4. Áp dụng văn bản pháp luật
1. Các quy định khác về cho vay liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính không được quy định tại Thông tư này, công ty tài chính thực hiện theo quy định về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng thực hiện theo quy định tại Thông tư này.”.
“2. Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.”.
“4. Công ty tài chính báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định sau đây:
a) Khi có phát sinh thay đổi người quản lý, phụ trách điểm giới thiệu dịch vụ, công ty tài chính phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có điểm giới thiệu dịch vụ theo quy định sau đây:
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được lập bằng văn bản, gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo một trong các hình thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
- Thời hạn gửi báo cáo: trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi người quản lý, phụ trách điểm giới thiệu dịch vụ;
- Đề cương báo cáo theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp mở, chấm dứt hoặc dự kiến mở, chấm dứt điểm giới thiệu dịch vụ, công ty tài chính phải báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính mở, chấm dứt, dự kiến mở, chấm dứt điểm giới thiệu dịch vụ theo quy định sau đây:
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được lập bằng văn bản, gửi đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo một trong các hình thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
- Thời gian chốt số liệu: tính từ ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo: trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu tiên quý liền kề quý báo cáo;
- Đề cương báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; đề cương báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.”.
“a) Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; phương thức giải ngân (bao gồm cả phương thức giải ngân trực tiếp cho khách hàng); lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng gửi công ty tài chính phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;”.
“đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”.
“h) Bộ phận chuyên trách, hình thức tiếp nhận, xử lý, thời hạn giải quyết và trả lời khiếu nại, thời hạn lưu trữ đối với các góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;”.
“m) Quy định cụ thể các biện pháp nhằm kiểm soát việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng cho vay tiêu dùng.”.
“4. Công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng theo quy định sau đây:
a) Gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung;
b) Gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ khi có yêu cầu.”.
2. Việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do công ty tài chính tự quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán do khách hàng cung cấp và đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này, Điều 7 Thông tư này và quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021: 70%;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022: 60%;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023: 50%;
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024: 30%.
5. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng và tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả số tiền cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại các hợp đồng đã được ký kết đến ngày ký kết hợp đồng quy định tại khoản 4 Điều này nhưng chưa giải ngân.
6. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính quy định tại khoản 4, 5 Điều này chỉ bao gồm khách hàng có tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp (bao gồm cả số tiền cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại các hợp đồng đã được ký kết đến ngày ký kết hợp đồng quy định tại khoản 4 Điều này nhưng chưa giải ngân) tại công ty tài chính đó trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
7. Công ty tài chính phải thông báo cho khách hàng các quy định của pháp luật, quy định nội bộ về phương thức giải ngân trực tiếp cho khách hàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; thông báo cho khách hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có liên quan đến giải ngân trực tiếp cho khách hàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt quy định về giờ giao dịch thanh toán trong ngày.
8. Khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán theo quy định của công ty tài chính phục vụ cho việc xem xét quyết định phương thức giải ngân trực tiếp cho khách hàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Khách hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu và chứng từ cung cấp cho công ty tài chính.”.
“3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.”.
“l) Các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan; biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng;”.
“4. Công ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng, giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cơ bản tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay tiêu dùng, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng và có xác nhận của khách hàng về việc đã được công ty tài chính cung cấp thông tin theo quy định tại khoản này, để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.”.
1. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính các nội dung sau đây:
a) Khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi;
b) Các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
3. Đăng tải thông tin liên hệ của công ty tài chính, danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ, những điều cần biết về cho vay tiêu dùng (trong đó tối thiểu có nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của khách hàng vay tiêu dùng theo quy định của pháp luật), các câu hỏi thường gặp trong cho vay tiêu dùng trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính.
4. Quy định cụ thể trách nhiệm của người quản lý, phụ trách điểm giới thiệu dịch vụ trong việc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có điểm giới thiệu dịch vụ.
5. Áp dụng các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo xác thực thông tin khiếu nại mà khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp cho công ty tài chính, trong đó tối thiểu có hai hình thức sau đây:
a) Hình thức trực tiếp thông qua các cá nhân, bộ phận chuyên trách tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính;
b) Hình thức gián tiếp thông qua văn bản, các phương tiện điện tử, tổng đài điện thoại (có ghi âm, tối thiểu hoạt động trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ) và các hình thức gián tiếp khác phù hợp quy định của pháp luật.
6. Giải quyết và trả lời khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) kể từ khi tiếp nhận khiếu nại về số tiền cho vay, lãi suất, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ quy định tại hợp đồng cho vay tiêu dùng; về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ, thông tin sai về nghĩa vụ nợ tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại về nội dung khác.
7. Thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên, hạn chế rủi ro đạo đức; tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng, chất lượng dịch vụ tư vấn khách hàng, ý thức tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.
8. Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ về hoạt động cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, bộ phận, đơn vị có liên quan tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ. Phát hiện kịp thời các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay tiêu dùng, thông báo, cảnh báo trong hệ thống của công ty tài chính để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, các hành vi vi phạm pháp luật.
9. Xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, quy trình, quy định nội bộ trong hoạt động cho vay tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; công bố công khai trong nội bộ việc xử lý các vi phạm này.
10. Trường hợp công ty tài chính bán nợ cho bên thứ ba được phép mua nợ theo quy định của pháp luật, trong hợp đồng mua bán nợ phải có cam kết của bên thứ ba về việc thực hiện các quy định đã thỏa thuận với khách hàng tại hợp đồng cho vay tiêu dùng (trong đó bao gồm cả các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ) phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Thanh tra, giám sát đối với công ty tài chính trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo công ty tài chính tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6, khoản 4 Điều 7 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
a) Thanh tra, giám sát hoặc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố khác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo công ty tài chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính trên địa bàn tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 6, khoản 4 Điều 7 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
d) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt thông tin, thông báo, cảnh báo các công ty tài chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính trên địa bàn có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và công ty tài chính.”.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: - Như Điều 2; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, TTGSNH6. |
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn |
Phụ lục số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019)
TÊN CÔNG TY TÀI CHÍNH ------------- Số: ............../.......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ............, ngày ....... tháng ..... năm ........... |
BÁO CÁO
VỀ ĐIỂM GIỚI THIỆU DỊCH VỤ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
I. Danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ và thông tin người quản lý, phụ trách (tên, địa chỉ, số điện thoại) điểm giới thiệu dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn.
II. Danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ và thông tin người quản lý, phụ trách mới (tên, địa chỉ, số điện thoại) điểm giới thiệu dịch vụ có phát sinh thay đổi người quản lý, phụ trách trên địa bàn.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Phụ lục số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019)
TÊN CÔNG TY TÀI CHÍNH ------------- Số: ............../.......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ............, ngày ....... tháng ..... năm ........... |
BÁO CÁO
VỀ ĐIỂM GIỚI THIỆU DỊCH VỤ QUÝ ... NĂM ...
Kính gửi: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Báo cáo về điểm giới thiệu dịch vụ trong quý chi tiết theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Số lượng điểm giới thiệu dịch vụ được mở, chấm dứt.
2. Số lượng điểm giới thiệu dịch vụ đang hoạt động.
3. Số lượng điểm giới thiệu dịch vụ dự kiến mở, chấm dứt.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Phụ lục số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019)
TÊN CÔNG TY TÀI CHÍNH ------------- Số: ............../.......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ............, ngày ....... tháng ..... năm ........... |
BÁO CÁO
VỀ ĐIỂM GIỚI THIỆU DỊCH VỤ QUÝ ... NĂM ...
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
I. Báo cáo về điểm giới thiệu dịch vụ trong quý trên địa bàn như sau:
1. Danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ và thông tin người quản lý, phụ trách (tên, địa chỉ, số điện thoại) điểm giới thiệu dịch vụ được mở, chấm dứt.
2. Danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ và thông tin người quản lý, phụ trách (tên, địa chỉ, số điện thoại) điểm giới thiệu dịch vụ đang hoạt động.
II. Danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ dự kiến mở, chấm dứt trong quý tiếp theo trên địa bàn.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Phụ lục số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019)
TÊN CÔNG TY TÀI CHÍNH ------------- Số: ............../.......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ............, ngày ....... tháng ..... năm ........... |
BÁO CÁO
VỀ KHUNG LÃI SUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG
Kính gửi: - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố...
I. Khung lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay.
II. Các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng.
III. Các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường bảo đảm bù đắp được các chi phí, rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
THE STATE BANK OF VIETNAM
No. 18/2019/TT-NHNN | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Happiness
Hanoi, November 04, 2019 |
CIRCULAR
On amending, supplementing some Articles of the Circular No. 43/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam, stipulating the financial companies’ consumer loans
Pursuant to the Law on the State Bank of VietnamdatedJune 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit InstitutionsdatedJune 16, 2010;
Pursuant to the Law amending and supplementing a number ofArticles of the Law onCreditInstitutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Government’s Decree No.16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No.39/2014/ND-CP dated May07, 2014 on the operation of financial company and financial leasing company;
Pursuant to the Government’s Decree No.16/2019/ND-CP of February01, 2019 on amending and supplementing Decrees on business conditions under the state management of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Chiefofthe Banking Supervision Agency;
The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates a Circular amending and supplementing a number ofArticles of the Circular No.43/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam on consumer loans of financial companies.
Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No.43/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam providing for consumer loans by financial companies (hereinafter referred to asCircular No.43/2016/TT-NHNN)
1. Point b, Clause 2, Article 3 is amended and supplemented as follows:
“b) Expenses for study, medical examination and treatment, tourism, culture, physical training and sports;”.
2. ToaddClause 5 into Article 3 as follows:
“5. Direct disbursement to customersmeans that financial companies disburse consumer loans directly to customers in cash or through the use of non-cash payment services as mutually agreed upon in consumer loan contract, ensuring inspection and supervision of the purposes of loan use in accordance with law”.
3. Article 4 is amended and supplemented as follows:
“Article 4. Application of legal documents
1. Other provisions on lending related to consumer lending activities of financial companies are not provided for in this Circular, financial companies shall comply with the provisions on lending activities serving life demands in accordance with provisions of the State Bank on lending activities of credit institutions, foreign bank branches to customers.
2. The direct disbursement to customers shall comply with the provisions of this Circular.”.
4. Clause 2, Article 5 is amended and supplemented as follows:
“2. Financial companies shall manage, supervise and make statistics on consumer lending activities separate from other lending activities of financial companies, separating consumer loans directly disbursed to customers from other disbursement methods for consumer loans”.
5. Clause 4, Article 6 is amended and supplemented as follows:
“4. Financial companies shall report to the State Bank according to the following provisions:
a) When there is a change in the manager or supervisor of the service introduction points, the financial companies shall report to the State Bank branch in the province or city where the service introduction point is located, according to the following provisions:
- Methods of sending and receiving reports: Reports are made in writing and sent to the State Bank branches in provinces and cities in one of the following forms: directly, via post service or via the email system of the State Bank branch in provinces, cities;
- Deadline of sending report: within 05 (five) working days from the date of arising changes on the managers, persons in charge of service introduction points;
- The report outlines are subject to Appendix No.01 attached to this Circular.
b) In case of opening, terminating or expecting to open or close service introduction points, the financial companies shall report to theBanking Supervision Agency and the State Bank branches in provinces, cities financial companies open, close, expect to open and close service introduction points according to the following provisions:
- Methods of sending and receiving reports: Reports are made in writing and sent to theBanking Supervision Agency and the State Bank branches in provinces and cities in one of the following forms: directly, via the postal service or via the State Bank’s email system;
- Data closing time: starting from the first day of the first month of the reporting quarter to the last day of the last month of the reporting quarter;
- Deadline of sending report: within the first 05 (five) working days of the first month of the quarter preceding the reporting quarter;
- The report outlines to theBanking Supervision Agency are subject to Appendix No.02 attached to with this Circular; The report outlines to the State Bank branches in provinces, cities are subject to Appendix 03 attached to this Circular.”.
6. Point a, Clause 2, Article 7 is amended and supplemented as follows:
“a) Lending conditions; ineligible funding demands; methods of lending; methods of disbursement (including method of direct disbursement to customers); loan interest rates and methods of calculating loan interest; loan documents and documents submitted by the customers to the financial companies in accordance with the characteristics of the loan, the types of loans and the types of customers; debt collection; conditions, processes and procedures for debt rescheduling; transfer of overdue debts; “.
7. Point dd, Clause 2 of Article 7 is amended and supplemented as follows:
“dd) Measures to urge and recover debts in accordance with customers’ characteristics and the provisions of law and excluding measures to threaten customers, in which the maximum number of debt reminding times is 05 (five) times/1 (one) day, ways of debt reminding, time of debt reminding shall be mutually agreed upon by the parties in consumer loan contracts but shall be between07 (seven) hours and 21 (twenty one) hours; not to remind debts, collect debts, send information on customer debt recovery to organizations and individuals that are not obliged to pay debts to financial companies, except at the request of competent state agencies as prescribed by law; keep customer information confidential in accordance with the law.”.
8. Point h, Clause 2, Article 7 is amended and supplemented as follows:
“h) Specialized divisions, ways of receiving, handling, time limit for handling and answering complaints, the time limit for archives of comments, feedbacks and complaints of customers, organizations and individuals related to consumer lending activities of financial companies;”.
9. ToaddPoint mafterPoint l, Clause 2, Article 7 as follows:
“m) To specify measures to control direct disbursement to customers, ensuring that customers use loans strictly for the loan purposes stated in consumer loan contracts.”.
10. Clause 4, Article 7 is amended and supplemented as follows:
“4. Financial companies shall send directly or via post service to the State Bank the internal regulations on consumer lending in accordance with the following provisions:
a) To theBanking Supervision Agency within 10 (ten) working days from the date of new issuance, amendment, supplementation;
b) To send to the State Bank branches in provinces, cities where the financial companies are headquartered, branches, representative offices, points of service introduction upon request.”.
11. ToaddClause 8a after Article 8 as follows:
“Clause 8a. Direct disbursement to customers
1. The direct disbursement to customers in cash shall comply with the State Bank’s regulations on methods of disbursing borrowed funds of foreign credit institutions and bank branches to customers, as prescribed Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article and Article 7 of this Circular.
2. The direct disbursement to customers through the use of non-cash payment services shall be decided by the financial companies themselves on the ground of payment information, documents and vouchers provided by customers and ensure the compliance with the provisions of Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 of this Article, Article 7 of this Circular and the provisions of the law on non-cash payment.
3. Financial companies may only disburse directly to customers for customers who do not have bad debts according to the reference credit search report at Vietnam National Credit Information Center at the latest time compared to time of signing consumer loan contract.
4. The total debit balance of consumer loan directly disbursed to customers at a financial company compared to the total debit balance of consumer loan of that financial company at the end of the working day immediately preceding the signing date of the consumer loan contract directly disbursed to the customers shall comply with the maximum rate according to the following schedule:
a) From January01, 2021 to the end of December 31, 2021: 70%;
b) From January01, 2022 to the end of December 31, 2022: 60%;
c) From January01, 2023 to the end of December 31, 2023: 50%;
d) From January01, 2024: 30%.
5. The total debit balance of consumer loan directly disbursed to customers and the total debit balance of consumer credit a financial company specified in Clause 4 of this Article, including also the amount of consumer loan directly disbursed to customers in contracts already signed up to the date of signing contract prescribed in Clause 4 of this Article, but not yet disbursed.
6. Total debit balance of consumer loan directly disbursed to customers at a financial company specified in Clauses 4 and 5 of this Article only includes customers with total debit balance of consumer loan directly disbursed (including consumer loan directly disbursed to customers in contracts already signed up to the date of signing contracts specified in Clause 4 of this Article, but not yet disbursed), at such financial company, of more than VND 20,000,000 (twenty million).
7. Financial companies shall notify customers of legal provisions and internal regulations on methods of direct disbursement to customers through the use of non-cash payment services; notify customers and foreign credit institutions, bank branches related to the direct disbursement to customers through the use of non-cash payment services prescribed on daily payment transaction hours.
8. Customers provide payment information, documents and vouchers as prescribed by the financial companies for the consideration and decision on the method of direct disbursement to customers through the use non-cash payment services. Customers are responsible before the law for the accuracy and truthfulness of the information, documents and vouchers provided to the financial companies.”.
12. Clause 3, Article 9 is amended and supplemented as follows:
“3. Within 10 (ten) working days from the date of issuance or amendment or supplement of the consumer loan interest rate frame, financial companies shall send, directly or via postal service, to the baning Inspection and Supervision Agencies and State Bank branches in provinces, cities where the financial companies locate their head offices, branches, representative offices, service introduction points, reports on consumer loan interest rate frame according to Appendix 04 attached to with this Circular.”.
13. Pointl, Clause1, Article 10 is amended and supplemented as follows:
“l) Measures to urge and recover debts in accordance with the provisions of Point dd, Clause 2, Article 7 of this Circular and the provisions of relevant laws; handling measures in cases customers fail to fulfill their obligations specified in consumer loan contracts;”.
14. Clause 4, Article 10 is amended and supplemented as follows:
“4. Financial companies shall provide customers with draft consumer loan contracts, accurately, fully and truthfully explaining the preliminary contents of the consumer loan contracts, inclusive of rights and obligations of consumer borrowers, measures to urge and recover debts, measures to handle in cases customers fail to fulfill their obligations specified consumer loan contracts and have their customers’ certification that they have been provided with information by financial companies under this Clause, so that customers can consider and decide before signing consumer loan contracts.”.
15. ToaddClause 10a and Clause 10b after Article 10 as follows:
“Clause 10a. Responsibilities of financial companies
1. To comply with the provisions of this Circular and relevant provisions of law.
2. To publicly post at the head offices, branches, service introduction points and posting on the financial companies’s website the following contents:
a) Consumer loan interest rate frame, types of charges and interest calculation methods;
b) Ways of receiving comments, feedbacks and complaints from customers, organizations and individuals related to consumer lending activities of financial companies.
3. To post contact information of financial companies, list (names, addresses) of service introduction points, things to know about consumer loans (including, at least content of basic rights and obligations of consumer loan customer in accordance with the law), frequently asked questions in consumer loans on the financial companies’ website.
4. To specify the responsibilities of managers and persons in charge of service introduction points in reporting and providing information and documents at the request of the State Bank branches in provinces, cities where the service introduction points are located.
5. To apply ways of receiving comments, feedbacks and complaints of customers, organizations and individuals related to consumer lending activities of financial companies in accordance with law provisions, ensuring the authentication of complaint information provided by customers, organizations and individuals to financial companies, including, at least, the following two ways:
a) Directly, through individuals, specialized divisions at the head offices, branches, service introduction points of financial companies;
b) Indirectly, through documents, electronic means, telephone exchange (with audio recording, operating, at least, from07 (seven) hours to 21 (twenty one) hours) and other indirect ways in accordance with the provisions of law.
6. To settle and respond to complaints of relevant customers, organizations and individuals within 48 (forty-eight) hours (exclusive of Saturdays, Sundays and public holidays) from the date of receiving the complaints, on loan amount, interest rates, measures to urge and recover debts specified in consumer loan contracts; on recoving payments from individuals, organizations not obliged to make repayment, false information on debt obligations at the Vietnam National Credit Information Center and within 07 (seven) working days after receiving complaints on other contents.
7. To regularly review and improve the quality of recruitment process, staff assessment, moral risk limitation; organize training, professional training, improve skills, customer service quality, a sense of compliance with laws, internal regulations, professional ethics for employees.
8. To regularly supervise, inspect and control the compliance with the provisions of laws, processes, internal regulations on consumer lending activities to related individuals, departments and units at the head offices, branches, representative offices, service introduction points of financial companies, to ensure compliance with the provisions of law, internal processes and regulations. Timely detect acts of signs of law violations in consumer lending activities, notify and give warnings in the system of financial companies to take measures to prevent and limit risks and acts of law violatoin.
9. To handle and coordinate with competent agencies to handle violations of laws, processes, internal regulations in consumer lending activities, protecting the lawful interests of customers; To internally publicize of the handling of these violations.
10. In cases a financial company sells debt to a third party permitted to buy debts in accordance with law, a debt purchase contract shall contain a commitment of the third party on implementing the provisions agreed upon with customers in a consumer loan contract (inclusive of the measures to urge and recover debts) in accordance with the provisions of this Circular and relevant law provisions.
Clause 10b. Responsibilities of units of the State Bank
1. Banking Supervision Agency shall:
a) Inspect and supervise financial companies in the implementation of the provisions of this Circular;
b) Consider and handle according to its competence or propose competent authorities to handle law-breaking acts, ensuring financial companies’ compliance with this Circular and relevant law provisions;
c) To receive reports as prescribed in Point b Clause 4 Article 6, Clause 4 Article 7 and Clause 3 Article 9 of this Circular.
2. The State Bank branches in provinces, cities are responsible for:
a) Inspecting, supervising or coordinating with other State Bank branches in provinces and cities to inspect and supervise the operations of branches, representative offices, and service introduction points of financial companies in the area in accordance with the law;
b) Considering and handling according to their competence or propose competent authorities to handle law-breaking acts, ensuring that financial companies, branches, representative offices and service introduction points of financial companies comply the provisions of this Circular and relevant law provisions;
c) Receiving reports as prescribed in Clause 4 Article 6, Clause 4 Article 7 and Clause 3 Article 9 of this Circular;
d) Cooperating with competent authorities in obtaining information, notifying and warning financial companies, branches, representative offices, and service introduction points of financial companies in their localities to have measures to prevent and limit risks, law-breaking acts, and ensuring the interests of customers and financial companies.”.
16.To addAppendices 01, 02, 03 and 04 attached to this Circular.
Article 2. Organization of implementation
Chief of Office, Chief Inspector and Supervisor of the Bank, Heads of units of the State Bank of Vietnam, Directors of State Bank branches in provinces, cities under the central Government’s management, Chairperson of the Board of Directors, Chairperson of the Members’ Council and General Directors (Directors) of financial companies shall be responsible for organizing the implementation of this Circular.
Article 3. Implementation validity
This Circular takes effect from January 01, 2020./.
For the Governor
The Deputy Governor
Doan Thai Son
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây