Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí

thuộc tính Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:81/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:27/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xem xét không thu học phí tại nơi có thiên tai, dịch bệnh

Đây là một nội dung đáng chú ý tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo đó, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục…

Bên cạnh đó, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Xem chi tiết Nghị định81/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
_____

Số: 81/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

_______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học) đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là số tiền người sử dụng dịch vụ phải trả cho từng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: học phí (theo các cấp học và trình độ đào tạo) và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (giá dịch vụ tuyển sinh; giá dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục; giá cấp phát các loại phôi văn bằng, chứng chỉ; giá dịch vụ hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực thông qua việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội; giá dịch vụ điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động nhằm khai thác các nguồn lực cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực; giá dịch vụ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giá dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tham gia bồi dưỡng phát triển các kỹ năng cần thiết cho người học; giá các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo).
2. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này.
3. Kiểm định chất lượng giáo dục tại Nghị định này bao gồm kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, kiểm định chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (sau đây gọi tắt là kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước) hoặc theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài).
Điều 4. Quản lý nhà nước về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với học phí, giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:
a) Hướng dẫn quy trình và xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, phương pháp xác định học phí, giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo áp dụng chung trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo phân cấp quản lý;
b) Quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thuộc danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn ngân sách trung ương theo lĩnh vực quản lý được phân cấp; quyết định giá đặt hàng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thuộc danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách trung ương theo phạm vi quản lý được phân cấp.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về học phí, giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí hoặc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với ngành nghề chuyên môn đặc thù; quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo từ nguồn ngân sách trung ương; quyết định giá đặt hàng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thuộc danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách trung ương đối với các dịch vụ thuộc phạm vi quản lý được phân cấp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về học phí, giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với các dịch vụ chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; quyết định giá đặt hàng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thuộc danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung hoặc mức học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; quy định chi tiết danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý để áp dụng tại địa phương.
4. Thủ trưởng cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện công khai, minh bạch, giải trình với xã hội về căn cứ, phương pháp xác định, tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với các dịch vụ do đơn vị xác định mức giá, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Điều 5. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1.  Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.
Điều 6. Phương pháp định giá và thẩm quyền định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Phương pháp định giá và cơ quan có thẩm quyền định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo quy định tại Luật Giá, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 7. Lộ trình tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Lộ trình tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Học phí thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
3. Căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu được chủ động thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào giá dịch vụ giáo dục, đào tạo tương xứng với chất lượng giáo dục, đào tạo; đồng thời phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHÍ
Điều 8. Nguyên tắc xác định học phí
1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
3. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
4. Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục
a) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;
b) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội;
c) Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học; kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 9. Học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông
1. Khung học phí năm học 2021 - 2022
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
2. Khung học phí năm học 2022 - 2023
a) Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

Từ 300 đến 540

Từ 300 đến 540

Từ 300 đến 650

Từ 300 đến 650

Nông thôn

Từ 100 đến 220

Từ 100 đến 220

Từ 100 đến 270

Từ 200 đến 330

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ 50 đến 110

Từ 50 đến 110

Từ 50 đến 170

Từ 100 đến 220

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí. Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.
b) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
c) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
d) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
3. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi
a) Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm;
b) Căn cứ khung học phí quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
4. Ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (gồm cả cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu thành lập) trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục đồng thời phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Trường hợp học trực tuyến (học online), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đã được ban hành.
6. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn. Đối với các loại hình giáo dục thường xuyên khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt mức thu cụ thể phù hợp với từng loại hình đào tạo và điều kiện thực tế của từng địa bàn.
Điều 10. Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp
1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022:
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau:
a) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

TT

Nhóm ngành, nghề đào tạo

Năm học 2021 – 2022

1

Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh

 

1.1

Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh

780

1.2

Nghệ thuật

940

2

Khoa học, pháp luật và toán

940

3

Kỹ thuật và công nghệ thông tin

940

4

Sản xuất, chế biến và xây dựng

940

5

Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y

780

6

Sức khỏe

1.140

7

Dịch vụ, du lịch và môi trường

940

8

An ninh, quốc phòng

940

b) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

TT

Nhóm ngành, nghề đào tạo

Năm học 2021 - 2022

1

Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh

 

1.1

Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh

1.640

1.2

Nghệ thuật

1.920

2

Khoa học, pháp luật và toán

1.920

3

Kỹ thuật và công nghệ thông tin

1.920

4

Sản xuất, chế biến và xây dựng

1.920

5

Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y

1.640

6

Sức khỏe

4.040

7

Dịch vụ, du lịch và môi trường

1.920

8

An ninh, quốc phòng

1.920

2. Mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 như sau:
a) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức trần học phí được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm học 2025 - 2026. Mức trần học phí như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

TT

Nhóm ngành, nghề đào tạo

Năm

2022-2023

Năm

2023-2024

Năm

2024-2025

Năm

2025-2026

1

Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh

1.248

1.328

1.360

1.600

2

Khoa học, pháp luật và toán

1.326

1.411

1.445

1.700

3

Kỹ thuật và công nghệ thông tin

1.870

1.992

2.040

2.400

4

Sản xuất, chế biến và xây dựng

1.794

1.909

1.955

2.300

5

Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y

1.287

1.370

1.400

1.650

6

Sức khỏe

2.184

2.324

2.380

2.800

7

Dịch vụ, du lịch và môi trường

1.560

1.660

1.700

2.000

8

An ninh, quốc phòng

1.716

1.820

1.870

2.200

b) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan;
d) Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp) các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định mức học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đủ bù đắp chi phí đào tạo, có tích luỹ và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh;
đ) Đối với các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2,5 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Mức học phí đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương ứng.
4. Mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế, tối đa bằng mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp.
5. Mức học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo kỹ năng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người học, xã hội.
6. Học phí giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun:
a) Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
b) Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, minh bạch với người học;
c) Trường hợp học văn bằng 2 chỉ phải đóng học phí của các tín chỉ, mô-đun thực học theo chương trình đào tạo.
7. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Căn cứ vào quy định trần học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành, nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định mức thu học phí cụ thể đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện công khai cho toàn khóa học.
8. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành, nghề đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý theo mức trần học phí tương ứng với ngành đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
10. Học sinh, sinh viên là người nước ngoài tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
Điều 11. Học phí đối với giáo dục đại học
1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022:
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, mức cụ thể như sau:
a) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học 2021 - 2022

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

980

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.170

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

980

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.170

Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.170

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.430

Khối ngành VI.2: Y dược

1.430

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

980

b) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học 2021 -2022

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

2.050

Khối ngành II: Nghệ thuật

2.400

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

2.050

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

2.400

Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

2.400

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

5.050

Khối ngành VI.2: Y dược

5.050

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

2.050

2. Học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 như sau:
a) Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau: Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 -2023

Năm học

2023-2024

Năm học

2024-2025

Năm học

2025-2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.200

1.350

1.520

1.710

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.350

1.520

1.710

1.930

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.450

1.640

1.850

2.090

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.850

2.090

2.360

2.660

Khối ngành VI.2: Y dược

2.450

2.760

3.110

3.500

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1.200

1.500

1.690

1.910

b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
c) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
d) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
3. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
4. Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
5. Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
6. Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.
7. Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.
8. Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:
a) Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
b) Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;
c) Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
9. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập: Căn cứ vào quy định trần học phí tại Điều này tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.
10. Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý theo mức trần học phí tương ứng với ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
11. Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
12. Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
Chương III
THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ
Điều 12. Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
3. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
Điều 13. Quản lý và sử dụng học phí
1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
Chương IV
CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ
Mục 1
CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ
Điều 14. Đối tượng không phải đóng học phí
1. Học sinh tiểu học trường công lập.
2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 15. Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 16. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
Điều 17. Không thu học phí có thời hạn
Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.
Điều 18. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập
1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Mục 2
QUY TRÌNH THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ
Điều 19. Hồ Sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
1. Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí:
- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo Phụ lục II; các đối tượng học sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí: Mẫu đơn theo Phụ lục VI;
- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo Phụ lục III;
- Đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Mẫu theo Phụ lục V; đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Mẫu theo Phụ lục VII.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau:
- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công đối với đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
- Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
- Giấy xác nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này;
- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này;
- Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 12 Điều 15 Nghị định này;
- Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với đối tượng được quy định tại khoản 5, khoản 8, khoản 15 Điều 15 và điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này. Kể từ năm học 2024 - 2025 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2024) đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 15 Nghị định này và kể từ năm học 2025 - 2026 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2025) đối tượng quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định này chỉ phải nộp giấy khai sinh;
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với đối tượng được quy định tại khoản 17 Điều 15 Nghị định này;
- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
- Giấy xác nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
c) Đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm đơn theo mẫu (Phụ lục IV) của Nghị định này.
d) Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
đ) Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ căn cước công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính, Sở Tài chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải nộp “Giấy khai sinh” và “Sổ hộ khẩu thường trú”.
2. Trình tự thực hiện:
Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp Đơn (theo mẫu tại Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI, Phụ lục VII Nghị định này) và bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc một trong các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều này để minh chứng thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.
3. Trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ:
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc phòng giáo dục đào tạo: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí học sinh tiểu học tư thục gửi phòng giáo dục và đào tạo thẩm định;
b) Đối với trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi sở giáo dục và đào tạo thẩm định;
c) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại Phụ lục IX gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục X gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm;
d) Đối với cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn giảm học phí, cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí của người học, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm cấp cho người học giấy xác nhận theo quy định tại Phụ lục VIII của Nghị định này.
đ) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục có trách nhiệm xác nhận hồ sơ miễn, giảm học phí đối với người học; đồng thời lập danh sách người học được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại Phụ lục IX gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người học đăng ký thường trú để thực hiện theo quy định.
Điều 20. Cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí
1. Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
2. Ngân sách nhà nước có trách nhiệm cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với người học tại cơ sở giáo dục công lập, cụ thể như sau:
a) Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên công lập để thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí quy định tại Nghị định này theo mức thu học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với từng vùng, từng cấp học;
b) Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí theo mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Phần còn lại người học phải đóng bằng chênh lệch giữa mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 và mức hỗ trợ của Nhà nước, trừ trường hợp đối với các ngành nghề quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16, người học phải đóng bằng phần chênh lệch giữa mức học phí thực tế của cơ sở giáo dục và mức hỗ trợ của Nhà nước.
3. Nhà nước cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học tư thục; cấp trực tiếp tiền hỗ trợ đóng học phí cho gia đình học sinh tiểu học tại các cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo mức học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với từng vùng, từng cấp học; theo mức học phí do cơ quan có thẩm quyền quy định trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên tương ứng với các nhóm ngành, chuyên ngành quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
4. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng hưởng chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định này với các văn bản quy phạm pháp luật khác đang thực hiện có mức hỗ trợ cao hơn thì được hưởng theo mức hỗ trợ cao hơn quy định tại văn bản pháp luật khác.
5. Không áp dụng miễn, giảm học phí đối với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học, các trường hợp học cao học, nghiên cứu sinh (trừ đối tượng quy định tại khoản 14, khoản 16 Điều 15 Nghị định này).
6. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với người học trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo. Nếu người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đồng thời học ở nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi.
7. Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối với người học theo hình thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trừ trường hợp các đối tượng học các cấp học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức giáo dục thường xuyên.
8. Không áp dụng chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian người học bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung. Trường hợp người học phải dừng học; học lại, lưu ban (không quá một lần) do ốm đau, tai nạn hoặc dừng học vì lý do bất khả kháng không do kỷ luật hoặc tự thôi học thì thủ trưởng cơ sở giáo dục xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định và tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này.
9. Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí; hỗ trợ đóng học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên tại cơ sở giáo dục thường xuyên và 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
10. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 18 Nghị định này với mức 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/1 năm học và thực hiện chi trả 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
11. Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ), học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa nhận được tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.
Điều 21. Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập
1. Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập
a) Kinh phí thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đang theo học tại cơ sở giáo dục công lập;
b) Cơ sở giáo dục công lập gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hồ sơ rút dự toán bao gồm: (i) Quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền giao đối với kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí; (ii) Quyết định phê duyệt danh sách được hưởng chế độ miễn, giảm học phí của cơ sở giáo dục công lập kèm danh sách, tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (gồm các nội dung: Họ tên, đối tượng, tổng số học sinh thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường, mức thu học phí của nhà trường, mức học phí miễn, giảm và kinh phí đề nghị cấp bù) và toàn bộ hồ sơ xét duyệt các đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; (iii) Giấy rút dự toán theo quy định để rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí.
Kho bạc Nhà nước căn cứ Hồ sơ rút dự toán thực hiện kiểm soát và chuyển tiền vào tài khoản thu học phí của cơ sở giáo dục đảm bảo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và không vượt quá dự toán do cơ sở giáo dục đề nghị rút.
Kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập được chuyển và hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo số lượng thực tế đối tượng được cấp bù và quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp dự toán giao thực hiện cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho cơ sở giáo dục công lập cao hơn số lượng đối tượng thụ hưởng thực tế và mức cấp bù theo quy định của Nhà nước thì cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan chủ quản để xử lý theo quy định hiện hành.
2. Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học viên) học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở Giáo dục và Đào tạo;
c) Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;
d) Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
đ) Kho bạc Nhà nước căn cứ (i) Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó ghi rõ dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập); (ii) chứng từ chuyển tiền; thực hiện tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền).
Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền) chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập; sau khi chi trả thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho đơn vị.
Điều 22. Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế; chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục
1. Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp (hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả) cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn;
d) Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
đ) Kho bạc Nhà nước căn cứ (i) Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó ghi rõ dự toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập); (ii) chứng từ chuyển tiền; thực hiện tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; sau khi chi trả thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho đơn vị.
2. Phương thức chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục
a) Căn cứ vào hồ sơ tài liệu, số lượng học sinh được hỗ trợ và mức hỗ trợ được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rút dự toán tại kho bạc để chuyển khoản cho cơ sở giáo dục tiểu học tư thục. Cơ sở giáo dục tiểu học tư thục chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng được hỗ trợ học phí. Cuối năm ngân sách và cuối năm học, căn cứ vào số lượng học sinh được hỗ trợ học phí thực tế trong từng học kỳ, cơ sở giáo dục tiểu học tư thục xác định lại số tiền hỗ trợ đóng học phí và thanh quyết toán với Phòng Giáo dục và Đào tạo để thực hiện quyết toán ngân sách theo quy định;
b) Khi rút dự toán kinh phí hỗ trợ đóng học phí, Phòng Giáo dục và Đào tạo phải gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi Phòng Giáo dục và Đào tạo giao dịch: Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó có ghi cụ thể kinh phí hỗ trợ đóng học phí), bản tổng hợp đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ đóng học phí (gồm các nội dung: Họ tên học sinh tiểu học thuộc diện được hỗ trợ đóng học phí hiện đang theo học tại từng trường tiểu học tư thục; mức hỗ trợ đóng học phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ đóng học phí) và chứng từ chuyển tiền.
Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo để chuyển khoản cho cơ sở giáo dục tiểu học tư thục.
Căn cứ hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán cơ sở giáo dục tiểu học tư thục gửi, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Mục 3
LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ ĐÓNG HỌC PHÍ
Điều 23. Lập dự toán
Hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; trên cơ sở dự kiến số lượng các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn thiếu trường công lập; các Bộ ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường công lập để tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch.
1. Kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho các cơ sở giáo dục công lập
a) Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên căn cứ mức thu học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định này) như sau: Đối với trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: Gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: Gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của trường (không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên) và số lượng đối tượng miễn, giảm học phí lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan dự toán cấp trên thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.
2. Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập
Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định này và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách bao gồm cả các đối tượng học công lập và dân lập, tư thục (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.
3. Kinh phí miễn, giảm học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế; hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trong vùng và mức hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ đóng học phí đang học tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dân lập, tư thục trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ đóng học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng chưa tự đảm bảo chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên tương ứng với ngành, nghề đào tạo được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này, số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Nghị định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện. Đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí.
4. Căn cứ báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp số đối tượng, nhu cầu kinh phí để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 24. Phân bổ dự toán
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả cấp bù miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định.
2. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định phân bổ kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập trực thuộc theo chế độ quy định.
Điều 25. Quản lý và quyết toán kinh phí
1. Các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện chi trả cấp bù miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách này về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 hàng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch.
2. Số liệu quyết toán kinh phí chi trả cấp bù miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị và được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 26. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục theo quy định tại Nghị định này được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Chương V
GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO KHI THỰC HIỆN GIAO NHIỆM VỤ, ĐẶT HÀNG, ĐẤU THẦU
Điều 27. Quy định chung về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu
1. Đối với dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo do Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
2. Đơn giá tối đa thực hiện đặt hàng dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp xác định bằng mức trần giá dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều này, Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Nghị định này. Đối với các quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục, phương thức, thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Mức trần của giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp thực hiện đặt hàng ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao hoặc yêu cầu đặc biệt về chất lượng đào tạo do bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ, nhu cầu đào tạo và tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo.
Điều 28. Mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
1. Mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2021 - 2022: Tối đa bằng mức học phí quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2022 - 2023 như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được điều chỉnh đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân nhưng tối đa không vượt 7,5%/năm;
b) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
d) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nếu đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định được tự xác định mức giá dịch vụ trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức giá dịch vụ.
Điều 29. Mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học
1. Mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học năm học 2021 - 2022: Tối đa bằng mức học phí quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học từ năm học 2022 - 2023 như sau:
a) Đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Đối với cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
c) Đối với cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
d) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương được tự xác định mức giá dịch vụ đào tạo của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội;
đ) Đối với dịch vụ đào tạo giáo viên: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;
e) Mức trần giá dịch vụ đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ: Được xác định bằng mức trần giá dịch vụ đào tạo đại học nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học và mức độ tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều 30. Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp
1. Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp năm học 2021 - 2022: Tối đa bằng mức học phí quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2022 - 2023:
a) Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, bảo đảm công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá;
b) Trường hợp chưa ban hành được mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp:
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp tối đa bằng mức trần học phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và các chương trình chất lượng cao: Mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiêu chí xác định địa bàn không đủ trường công lập tại địa phương.
3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung và mức tăng học phí hằng năm không quá 7,5%/năm từ năm học 2023 - 2024; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập xác định mức học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và kiểm định chất lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 11, mức tăng học phí không quá 12,5%/năm từ năm học 2026 - 2027.
Cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; nguyên tắc, phương pháp xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp cơ quan giải quyết thủ tục hành chính khai thác cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu có đầy đủ thông tin, hồ sơ theo yêu cầu của Nghị định này thì học sinh, sinh viên không phải nộp các giấy tờ có liên quan để hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ đóng học phí.
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập đang thực hiện chương trình chất lượng cao theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nếu đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
Trường hợp không đạt kiểm định chất lượng theo quy định trên thì tiếp tục áp dụng mức thu học phí theo Đề án chương trình chất lượng cao đã được phê duyệt tối đa trong thời gian 02 năm tính từ năm học 2021 - 2022 để thực hiện công tác kiểm định chất lượng. Nếu sau thời gian 02 năm vẫn không đạt yêu cầu về kiểm định chất lượng thì áp dụng mức học phí tương ứng với cấp học và mức độ tự chủ tài chính do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 thì thực hiện quy định về học phí, chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định này từ năm học 2021 - 2022.
3. Đối với cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện chương trình chất lượng cao theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nếu đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội.
Trường hợp không đạt kiểm định chất lượng chương trình theo quy định trên thì được áp dụng mức thu học phí theo Đề án chương trình chất lượng cao đã được phê duyệt trong thời gian tối đa 02 năm tính từ năm học 2021 - 2022 để thực hiện công tác kiểm định chất lượng. Nếu sau thời gian 02 năm vẫn không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng thì áp dụng mức trần học phí tương ứng với từng nhóm ngành và mức độ tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
4. Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này áp dụng từ năm học 2021 - 2022.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

  

 

 

Vũ Đức Đam

 

 

Phụ lục I

DANH MỤC VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI KHÓ KHĂN VÀ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021)

_____________

 

CÁC VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH DANH MỤC VÙNG, ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN VÀ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

 

- Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

- Các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có).

Phụ lục II

MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên công lập)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.

 

Họ và tên (1) :................................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2) :..................................................................

Hiện đang học tại lớp:....................................................................................................

Trường:.........................................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số...)

Căn cứ vào Nghị định số …/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

 

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

Phụ lục III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Dùng cho các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số …/2021/NĐ-CP)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

 

Họ và tên (1):.................................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):...................................................................

Hiện đang học tại lớp:....................................................................................................

Trường:.........................................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …./2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số …/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

 

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

Phụ lục IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

 (Dùng cho các đối tượng được hưởng đồng thời chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số ..../2021/NĐ-CP)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

 

Họ và tên (1) :................................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):...................................................................

Hiện đang học tại lớp:....................................................................................................

Trường:........................................................................................................................ :

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …/2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số …/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn giảm học phí và cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

 

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

Phụ lục V

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

 (Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

 

Họ và tên:.....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................

Lớp:........................ Khóa:................................................ Khoa:..................................

Mã số sinh viên:.............................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …/2021/NĐ-CP)

Đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí (ghi rõ tên cơ sở đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí, cấp học và trình độ đào tạo):

Căn cứ vào Nghị định số …/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục VI

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

________________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên dân lập, tư thục)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục.

 

Họ và tên (1) :..............................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2) :................................................................

Hiện đang học tại lớp:...................................................................................................

Là học sinh trường:......................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …/2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số …/2021/NĐ-CP của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù tiền miễn giảm học phí, cấp hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

 

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ) đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

Phụ lục VII
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

________________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục.

 

Họ và tên:.....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................

Lớp:............................. Khóa                                       Khoa:........................................

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:..................................................................................

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):....................................................................................

Xã (Phường):........................................ Huyện (Quận):..................................................

Tỉnh (Thành phố):..........................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …/2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số …./2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp bù tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..., ngày... tháng ... năm...

Người làm đơn (3)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Phụ lục VIII
GIẤY XÁC NHẬN

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

________________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

GIẤY XÁC NHẬN

(Dùng cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục)

Kính gửi:.............................................................. (1)

 

Phần I: Dùng cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục xác nhận

Trường:.............................................................................................................................

Xác nhận em:.....................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp..................... Học kỳ:.............. Năm học:..........................................

Phần II: Dùng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục

Trường:.............................................................................................................................

Xác nhận anh/chị: ..............................................................................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ........  Học kỳ: ............. Năm học….

Khoa.. khóa ……………. học thời gian khóa học... (năm).

Hình thức đào tạo: ...........................................................  (ghi rõ hình thức đào tạo: chính quy, liên thông ...).

Kỷ luật:............................ (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Mức thu học phí: ………………. đồng/tháng (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo/Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ đóng học phí theo quy định hiện hành.

 

 

..., ngày.... tháng... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 (1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở: gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo; học sinh học trung học phổ thông: gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; học sinh, sinh viên học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phụ lục IX
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

________________

 

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp/giáo dục đại học …

DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ NĂM...

 

TT

Nội dung

Số đối tượng được miễn, giảm học phí

Mức thu học phí/tháng

Số tháng miễn, giảm

Tổng KP cấp bù tiền miễn, giảm học phí

Ghi chú

1

Sau Đại học

 

 

 

 

 

 

- Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngành...

 

 

 

 

 

 

- Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngành...

 

 

 

 

 

2

Đại học

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngành...

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

3

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngành...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung cấp

 

 

 

 

 

 

Nhóm ngành...

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày.... tháng... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục X

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

_________

Bộ, ngành, địa phương...

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
NĂM...

 

TT

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp/giáo dục đại học

Số đối tượng được miễn, giảm học phí

Tổng dự toán kinh phí

Ghi chú

1

Trường...

 

 

 

2

Trường...

 

 

 

3

Trường...

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

No. 81/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, August 27, 2021

DECREE

On the mechanism of collection and management of tuition fees for education institutions under the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction, support for study costs and service charges in the field of education and training

 

Pursuant to Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to Law on Prices dated June 20, 2012;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to Ordinance on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution dated December 9, 2020;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 134/2020/QH14 dated November 17, 2020, on continuing to implement the National Assembly’s resolutions on thematic supervision and questioning during the 14th National Assembly and a number of resolutions in 13th National Assembly;

At the proposal of the Minister of Education and Training and The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government hereby promulgates Decree on the mechanism of collection and management of tuition fees for education institutions under the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction, support for study costs and service charges in the field of education and training.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the mechanism of collection and management of tuition fees of education institutions under the national education system; policies on tuition fee exemption and reduction, and support for study costs; service charges in the field of education and training.

Article 2. Subjects of Dossier

This Decree applies to children in childhood education institutions, pupils, students, learners, and researchers (hereinafter referred to as leaners) studying in education institutions under the national education system according to the Law on Education, Law on Higher Education, and Law on Vocational Education; education institutions under the national education system according to Law on Education, Law on Higher Education, and the Law on Vocational Education, and concerned organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

1. Service charges in the field of education and training refers to the money paid by service users for each service in education, training, and vocational education sectors, including: tuition fees (depending on education and training level) and other service charges in the field of education and training (fees for enrolment service, fees for education quality accreditation service; fees for issuance of blank diplomas and certificates; fees for education support and human resource supply service via researching and developing strategies, planning, schemes for human resource training; fees for human resource demand investigation, analysis, and estimation services via connecting training institutions with employers to extract resources for human resource training; fees for further training service for teachers and education administrators; fees for counseling service for organizations and individuals to develop plans and schemes for human resource development and development of necessary skills for students; fees for auxiliary services for educational operations).

2. Tuition fee means a money amount payable by a learner to cover part or the whole costs of education and training services. Tuition fee rates shall be determined according to the designed roadmap to ensure the coverage of costs of education and training services as prescribed in this Decree.

3. Education quality accreditation under this Decree consists of education quality accreditation for childhood education institutions, continuing education institutions, general education institutions, higher education institutions, education quality accreditation for education program of higher education institutions according to domestic quality evaluation criteria issued by the Minister of Education and Training and quality accreditation of vocational education institutions, quality accreditation of training program of all vocational education levels issued by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as quality accreditation by domestic standards) or by quality evaluation criteria of accredited foreign education quality accreditation bodies operating in Vietnam (hereinafter referred to as quality accreditation by foreign standards).

Article 4. State management of service charges in the field of education and training

1. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and relevant ministries in implementing state management functions regarding tuition fees and other service charges in the field of education and training:

a) Providing guidelines and developing, appraising, and issuing economic and technical norms, methods of determining tuition fees and other service charges in the field of education and training under their management;

b) Deciding on methods of assigning tasks, placing orders, and bidding for provision of products and services in the field of education and training under lists of public services using state budget from central budget within their assigned sector; deciding on price of order of service in the field of education and training under lists of public services using central budget within their assigned sector.

2. Ministries, the Ministerial-level agencies shall, within the ambit of tasks and powers, perform state management regarding tuition fees and other service charges in the field of education and training; issuing economic and technical norms, fee norms or coordinating with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in developing and issuing economic and technical norms for specific professions; deciding on methods of assigning tasks, placing orders, and bidding for product, service provision in the field of education and training from central budget; deciding on price of service order in the field of education and training under lists of public services using central budget, for services under their decentralized management.

3. Provincial-level People’s Committees shall perform state management regarding other tuition fees and other service charges in the field of education and training; issuing economic and technical norms, and costs in the field of education and training for services of which the economic and technical norms are unavailable, under the local administration; deciding on methods of assigning tasks, placing orders, and bidding for product, service provision in the field of education and training; deciding on price of service order in the field of education and training under lists of public services using budget under the local administration, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to decide on tuition fee brackets or tuition fee levels of childhood education and public general education; prescribing the list of revenues and levels, and mechanisms for revenue and expenditure management for auxiliary services for educational operations in public education institutions under their management for Dossier in localities.

4. Heads of education institutions under the national education system publicly, transparently and explain to society the basis and methods of determining and calculating service prices in the field of education and training for students. Service charges shall be determined by the unit and reported to the competent agency according to regulations.

Article 5. Principles of determining service charges in the field of education and training

1. Service charges in the field of education and training shall be determined in accordance with the law on prices and the Government’s regulations on financial autonomy of public non-business units.

2. Service charges in the field of education and training shall be revised according to appropriate roadmap corresponding to quality of education and training services with the rate of increasing service charge not exceeding 15%/year.

Article 6. Methods of determining fees and entitlement to determining service charges in the field of education and training

Methods of determining fees and agency competent to determine service charges in the field of education and training shall comply with the Law on Prices, Law on Education, Law on Higher Education, Law on Vocational Education, guiding documents, and the Government’s regulations on financial autonomy of public non-business units.

Article 7. Roadmap for calculating service charges in the field of education and training

1. Roadmap for calculating service charges in the field of education and training shall comply with the Government’s regulations on financial autonomy of public non-business units.

2. Tuition fees shall comply with roadmap specified in Article 9, Article 10, and Article 11 of this Decree.

3. Based on education development policies of the Government and realistic local conditions, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to consider and allow childhood education institutions, general education institutions in areas with high possibility of private sector involvement and childhood education institutions, general education institutions in universities, colleges, and research institutes to implement roadmap for wholly including costs in service charges in the field of education and training corresponding to education and training quality; while guaranteeing compulsory education objectives as per Law on Education and guiding documents.

 

Chapter II

REGULATIONS ON TUITION FEES

 

Article 8. Principles of determining tuition fees

1. For childhood education institutions and public general education institutions.

Tuition fees shall be developed in a manner that is distributed between the government and the students and satisfactory to socio-economic conditions of each residential areas, contribution capacity of the society, growth rate of consumer price index, annual economic growth rate, and roadmap for calculating service charges in the field of education and training as prescribed while guaranteeing education quality.

2. For public vocational education institutions.

a) Public vocational education institutions that self-guarantee part of their regular expenses and public vocational education institutions whose regular expenses are guaranteed by the state (hereinafter referred to as public vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenses) shall determine the tuition level that does not exceed the tuition ceiling at Point a, Clause 1 and Point a, Clause 2, Article 10 of this Decree;

b) Public vocational education institutions that self-guarantee their regular expenses shall determine the tuition fee for each discipline according to the adjustment coefficient compared to the tuition ceiling level prescribed for vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenses specified in Clause 2, Article 10 of this Decree;

c) Public vocational education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure and self-determine tuition level must make sure to cover costs and accumulate in accordance with the Law on Vocational Education and other relevant documents.

3. Tuition fees for public higher education institutions.

a) Public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure partially and public higher education institutions that have regular expenditure guaranteed by the State (hereinafter referred to as public higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure) shall determine tuition level which must not exceed the tuition ceiling level specified at Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 11 of this Decree;

b) Public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure and public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure shall determine tuition fee for each discipline with variables compared to the tuition ceiling level applicable to public higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure specified in Clause 2 Article 11 of this Decree;

c) For training programs of public higher education institutions that satisfy quality accreditation standards of the Ministry of Education and Training or quality accreditation standards of foreign countries or equivalent, higher education institutions may determine tuition fees of the training programs based on economic and technical norms issued by the higher education institutions while publicizing and presenting to students and the society.

4. For people-founded and private education institutions

a) People-founded and private education institutions may develop tuition fees and other service charges in the field of education and training (except for services of which the charges are defined by the State) in a manner that can cover costs and accumulate reasonably while publicizing and presenting tuition and service charges that they have decided to the students and the society;

b) People-founded and private education institutions shall be responsible for providing explanation for average education and training costs for a student, annual tuition fees, tuition fees for the entire education level in case of childhood education institutions, general education, and tuition for the entire course in case of higher education institutions; providing explanation for roadmap and rate of increasing tuition in subsequent years (annual rate of increasing tuition must not exceed 15% for higher education; 10% for childhood education and general education), publicizing as prescribed, and presenting to the students and the society;

c) Students eligible for tuition exemption, reduction, or support for tuition fees at people-founded and private education institutions will be paid by the state up to a maximum tuition fee equal to the tuition fee for students at public education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure in localities;

d) Provincial-level People’s Committees shall base on socio-economic development conditions of localities, requirements of primary education program, number of students in primary education level, and number of students/class in primary education level as prescribed to develop criteria for identifying localities without sufficient number of public education institutions, present to Provincial-level People’s Councils for approval and decision on financing for tuition of primary students in private schools in areas without sufficient number of public schools in each school year; expenses for support for tuition fees shall be granted by state budget according to Law on the State Budget and guiding documents.

Article 9. Tuition fees for childhood education institutions and general education institutions

1. Tuition fee brackets for school year of 2021-2022

Based on local conditions, Provincial-level People’s Council shall decide on tuition fee brackets or specific tuition which must not exceed the tuition ceiling level or value issued by Provincial-level People’s Council for the school year of 2020-2021 applicable to each education level and area under their management.

2. Tuition fee brackets for school year of 2022-2023

a) Tuition fee brackets (minimum level – tuition ceiling level) for childhood education institutions and public education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure:

Unit: VND thousand/student/month

Area

School year of 2022-2023

Childhood education institution

Primary education

Lower secondary education

Upper secondary education

Urban areas

From 300 to 540

From 300 to 540

From 300 to 650

From 300 to 650

Rural areas

From 100 to 220

From 100 to 220

From 100 to 270

From 200 to 330

Ethnic minorities and mountainous regions

From 50 to 110

From 50 to 110

From 50 to 170

From 100 to 220

Provincial-level People’s Council shall base on regulations above to decide on tuition fee brackets or specific tuition levels for childhood education institutions and public education institutions under their management and decide on classification of local areas to allow adoption of tuition.

Tuition fee brackets for public primary education institutions under this Point shall be used as a basis for Provincial-level People’s Council to decide on support for tuition fees for students in private primary education institutions in areas without sufficient number of public primary education institutions and students in private primary education institutions eligible for tuition deduction or exemption as prescribed.

b) The ceiling level of tuition fee brackets applicable to childhood education institutions and public general education institutions that self-guarantee their regular expenditure entirely: Up to 2 times the tuition ceiling level specified at Point a of this Clause;

c) The ceiling level of tuition fee brackets applicable to childhood education institutions and public general education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: Up to 2.5 times the tuition ceiling level specified at Point a of this Clause;

d) Childhood education institutions and public general education institutions that self-guarantee their regular expenditure entirely or regular expenditure and investment expenditure in a manner satisfactory to quality accreditation standards of the Ministry of Education and Training may determine tuition based on economic, technical, and cost norms publicized by the education institutions and must submit to Provincial-level People’s Committees for presentation to Provincial-level People’s Councils for consideration and approval of tuition fees.

3. Tuition fee brackets from the school year of 2023-2024 onwards

a) From the school year of 2023-2024 onwards, tuition fee brackets shall be revised according to socio-economic conditions of localities, growth rate of consumer price index, annual economic growth rate, and creditworthiness of the society which must not exceed 7.5%/year;

b) Based on tuition fee brackets specified at Point a of this Clause, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to decide on specific tuition which must not exceed the prescribed tuition ceiling level.

4. In areas with high potential of private sector involvement, based on education development policies of the Government and local conditions, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to consider and decide on tuition fee brackets or tuition levels applicable to public childhood education institutions and general education institutions (including childhood education institutions and general education institutions established by universities, colleges, or research institutes) based on economic, technical, and cost norms issued by competent agency in a manner that guarantees correspondence between tuition and education quality while implementing compulsory education objectives according to Law on Education and guiding documents.

5. In case of online learning, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to provide specific tuition for public education institutions under their management based on reasonable realistic costs which must not exceed the publicized tuition of education institutions.

6. Continuing education institutions and other training institutions providing general education programs may apply tuition equal to tuition of public general education institutions providing the same education level in the same administrative division. For other forms of continuing education, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to provide specific tuition for each form of training based on specific conditions of each locality.

Article 10. Tuition fees for vocational education

1. Tuition ceiling level of school year of 2021-2022;

Tuition ceiling level of school year of 2021-2022 for disciplines of public vocational education institutions shall equal tuition ceiling level of public vocational education institutions provided by the Government for school year of 2020-2021, specifically:

a) Tuition ceiling level for training programs in college level and intermediate level in public vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

No.

Discipline

School year of 2021-2022

1

Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business

 

1.1

Social sciences and humanity, pedagogy, journalism, information and business

780

1.2

Fine arts

940

2

Science, law, and mathematics

940

3

Engineering and information technology

940

4

Manufacturing, processing, and construction

940

5

Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

780

6

Health

1,140

7

Service, tourism, and environment

940

8

National defense and security

940

b) Tuition ceiling level for training programs in college level and intermediate level in public vocational education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

No.

Discipline

School year of 2021-2022

1

Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business

 

1.1

Social sciences and humanity, pedagogy, journalism, information and business

1.640

1.2

Fine arts

1.920

2

Science, law, and mathematics

1.920

3

Engineering and information technology

1.920

4

Manufacturing, processing, and construction

1.920

5

Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

1.640

6

Health

4.040

7

Service, tourism, and environment

1.920

8

National defense and security

1.920

2. Tuition ceiling level from school year of 2022-2023 to school year of 2025-2026 is as follows:

a) For public vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenses:

Based on list of level IV disciplines in college level and intermediate level issued by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, tuition ceiling level is determined based on economic and technical norms and calculated according to roadmap until school year of 2025-2026. Tuition ceiling level is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

No.

Discipline

School year of 2022-2023

School year of 2023 - 2024

School year of 2024-2025

School year of 2025-2026

1

Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business

1,248

1,328

1,360

1,600

2

Science, law, and mathematics

1,326

1,411

1,445

1,700

3

Engineering and information technology

1,870

1,992

2,040

2,400

4

Manufacturing, processing, and construction

1,794

1,909

1,955

2,300

5

Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

1,287

1,370

1,400

1,650

6

Health

2,184

2,324

2,380

2,800

7

Service, tourism, and environment

1,560

1,660

1,700

2,000

8

National defense and security

1,716

1,820

1,870

2,200

b) For public vocational education institutions that self-guarantee part of their regular expenses: Maximum tuition fee does not exceed 2 times the tuition fee specified at Point a Clause 2 of this Article;

c) For public vocational education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: May develop and decide on tuition fees according to Law on Vocational Education and other relevant documents;

d) For high quality training programs (including programs transferred from overseas in case of vocational education), vocational education institutions shall decide on tuition of these programs based on economic and technical norms in a manner that can cover training costs and accumulate, and publicize prior to enrolment;

dd) For training programs satisfactory to quality accreditation standards in public vocational education institutions that self-guarantee part of their regular expenses, vocational education institutions that self-guarantee their regular expenditure partially, and vocational education institutions that have regular expenditure guaranteed by the State, tuition ceiling level shall not exceed 2.5 times the tuition specified at Point a Clause 2 of this Article.

3. Tuition fees for part-time training and distant education is determined based on reasonable costs which must not exceed 150% of tuition of respective general education program.

4. For tuition fees of disciplines available in form of online learning, vocational education institutions shall determine based on reasonable costs which must not exceed tuition of majors available in form of onsite learning.

5. Tuition fees for preliminary training level, continuous training level, skill training, and other short-term training programs shall be developed, provided by vocational education institutions according to agreement between students and vocational education institutions, public, transparent, and presented to the students and the society.

6. Tuition fees for vocational education shall be calculated by modules or credits:

a) Tuition fee of a credit or module is determined based on total tuition of the entire course by discipline and total number of credits or module of the entire course using the following formula:

Tuition fee of a credit/module =

Total tuition fee of a course

Total number of credits/modules of the course

Total tuition fee of a course = tuition fee for 1 student/month x 10 months x number of school years, ensuring that maximum total tuition by credit of training program equals total year-based tuition.

b) In case of studying for longer than the intended period of a training program, credit-based tuition applied from the point of exceeding the intended period shall be re-determined based on actual studying period according to the principle of covering the costs in a transparent and public manner to the students;

c) In case of pursuing graduate degree, only tuition fee for credits and modules actually taken is required.

7. Tuition fee for public vocational education institutions: Based on tuition ceiling level above for each school year, specific characteristics, discipline development demands, training form, and practical conditions, heads of public vocational education institutions shall provide specific tuition fee for disciplines under their management and publicize for the entire course.

8. For vocational education institutions under direct management of economic institutions or state enterprises: Heads of vocational education institutions shall provide tuition for each school year and each discipline which must not exceed the tuition ceiling level specified at Point b Clause 1 and Point c Clause 2 of this Article.

State budget shall incur tuition for leaners who are eligible for tuition exemption or deduction and studying in vocational education institutions under direct management of economic institutions or state enterprise with the incurred amount equal to the tuition ceiling level applicable to respective discipline in public vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenses specified at Point a Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.

9. Public vocational education institutions may provide tuition for cases of repeating classes. The maximum tuition fees for repeating classes must not exceed the tuition ceiling level under this Decree. In case of organizing separate studying at request students, tuition fees shall be agreed upon by the students and vocational education institutions based on guarantee sufficient tuition for covering costs.

10. Foreign students participating in training courses in vocational education institutions shall pay tuition fees prescribed by the vocational education institutions or conventions, agreements on cooperation with foreign parties.

Article 11. Tuition fees for higher education

1. Tuition ceiling level of school year of 2021-2022 ;

Tuition ceiling level of school year of 2021-2022 for disciplines of public higher education institutions shall equal tuition ceiling level of public higher education institutions provided by the Government for school year of 2020-2021, specifically:

a) Tuition ceiling level for majors in higher education level in public higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

Major

School year of 2021-2022

Category I majors: Teacher education and training science

980

Category II major: Fine arts

1,170

Category III majors: Business and administration, law

980

Category IV majors: Life sciences, natural sciences

1,170

Category V majors: Mathematics, computer statistics, information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

1,170

Category VI.1 majors: Other health majors

1,430

Category VI.2 majors: Pharmacy

1,430

Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection

980

b) Tuition ceiling level for majors in higher education level in public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

Major

School year of 2021-2022

Category I majors: Teacher education and training science

2,050

Category II major: Fine arts

2,400

Category III majors: Business and administration, law

2,050

Category IV majors: Life sciences, natural sciences

2,400

Category V majors: Mathematics, computer statistics, information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

2,400

Category VI.1 majors: Other health majors

5,050

Category VI.2 majors: Pharmacy

5,050

Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection

2,050

2. Tuition ceiling level from school year of 2022-2023 to school year of 2025-2026 is as follows:

a) Tuition ceiling level for public higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure is as follows:

Unit: VND thousand/student/month

Major

School year of 2022-2023

School year 2023 - 2024

School year 2024-2025

School year 2025-2026

Category I majors: Teacher education and training science

1,250

1,410

1,590

1,790

Category II major: Fine arts

1,200

1,350

1,520

1,710

Category III majors: Business and administration, law

1,250

1,410

1,590

1,790

Category IV majors: Life sciences, natural sciences

1,350

1,520

1,710

1,930

Category V majors: Mathematics and statistics, computer and information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health

1,450

1,640

1,850

2,090

Category VI.1 majors: Other health majors

1,850

2,090

2,360

2,660

Category VI.2 majors: Pharmacy

2,450

2,760

3,110

3,500

Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection

1,200

1,500

1,690

1,910

b) Public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure entirely: Tuition fee shall equal up to 2 times the maximum level specified at Point a of this Clause for each respective major and each school year;

c) Public higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: Tuition fee shall equal up to 2.5 times the maximum level specified at Point a of this Clause for each respective major and each school year;

d) For training programs of public higher education institutions that satisfy quality accreditation standards of the Ministry of Education and Training or quality accreditation standards of foreign countries or equivalent, higher education institutions may determine tuition fee of the training programs based on economic and technical norms issued by the higher education institutions while publicizing and presenting to students and the society.

3. Tuition ceiling level for training for master degree and training doctor degree of public higher education institutions shall equal tuition ceiling level of higher education tuition specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article multiplied by 1.5 for training for master degree and 2.5 for training for doctor degree in each respective major of each school year depending on each level of autonomy.

4. Tuition fee for part-time training and distant education is determined based on reasonable costs which must not exceed 150% of tuition of respective general education program.

5. In case of online learning, higher education institutions shall determine tuition based on reasonable costs which must not exceed tuition fee of higher education institutions providing respective majors with respective level of autonomy.

6. Tuition fee for continuing education programs and short-term training service for certification in specific majors of each education institution as prescribed shall be calculated by education institutions and collected under agreement between the students and the education institutions while being public and transparent to the students and the society.

7. Tuition fee for other short-term training programs shall be agreed upon by education institutions and the students.

8. Tuition fee for higher education shall be calculated by credits and modules:

a) Tuition fee of a credit or module is determined based on total tuition fee of the entire course by discipline and total number of credits or module of the entire course using the following formula:

Tuition fee of a credit/module =

Total tuition fee of a course

Total number of credits/modules of the course

Total tuition fee of a course = tuition fee for 1 student/month x 10 months x number of school years, ensuring that maximum total tuition by credit of training program equals total year-based tuition.

b) In case of studying for longer than the intended period of a training program, credit-based tuition applied from the point of exceeding the intended period shall be re-determined based on actual studying period according to the principle of covering the costs in a public and transparent manner to the students;

c) In case of training for the second university degree, students shall pay tuition fee according to actual number of credits in training program.

9. Tuition fee for public higher education institutions: Based on tuition ceiling level in this Article for each school year, characteristics of institutions, discipline development requirements, form of training, and practical conditions, Directors of National Universities, regional universities, heads of public higher education institutions shall provide specific tuition for entities and training programs under their management.

10. For higher education institutions under direct management of economic institutions or state enterprises: Heads of higher education institutions shall provide tuition fee for each school year and each discipline which must not exceed the tuition ceiling level specified at Point b Clause 1 and Point c Clause 2 of this Article.

State budget shall incur tuition fee for leaners who are eligible for tuition exemption or deduction and studying in higher education institutions under direct management of economic institutions or state enterprise with the incurred amount equal to the tuition ceiling level applicable to respective discipline in public vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenses specified at Point a Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.

11. Public higher education institutions may provide tuition fee for cases of repeating classes. The maximum tuition fee for repeating classes must not exceed the tuition ceiling level under this Decree depending on form of institutions. In case of organizing separate studying at request students, tuition fee shall be agreed upon by the students and public higher education institutions based on guarantee sufficient tuition fee for covering costs.

12. University students, students of higher education level, and researchers who are foreigners and studying in public higher education institutions shall pay tuition fee as prescribed by higher education institutions or according to conventions, agreements with foreign parties.

 

Chapter III

TUITION COLLECTION, MANAGEMENT, AND USE

 

Article 12. Tuition collection

1. Tuition shall be collected on a monthly basis; if the student volunteers, the school can collect it once for the entire semester or school year. For continuing education institutions, continuous training institutions and short-term training and refresher courses, tuition shall be collected according to the number of months of actual study. For childhood education institutions and general education institutions, tuition shall be collected for a maximum of 9 months/year. For higher education and vocational education institutions, tuition shall be collected for a maximum of 10 months/year.

2. In case of natural disasters, epidemic, or other force majeure event, tuition shall be collected for specific number of months of studying (including the period of online studying or makeup class at the education institutions); it is not allowed to collect tuition for period where classes are not provided. Tuition must satisfy number of months of studying and necessary costs for organizing teaching which must not exceed total tuition calculated by maximum number of months of a school year (up to 9 months/year for childhood education institutions and general education institutions and up to 10 months/year for higher education institutions and vocational education institutions) and must be publicized from the beginning of the school year in education institutions. Provincial-level People’s Committees shall request People's Councils to decide on time of collecting tuition and tuition amount for local public childhood education institutions and general education institutions; Heads of higher education institutions and vocational education institutions shall provide time for collecting tuition and tuition amount in case of natural disasters, epidemic, and other force majeure events.

3. In case of organizing for studying in credits, education institutions may convert in order to collect tuition by credits while keeping total credit-based tuition of the entire course from exceeding year-based tuition provided for the entire course.

4. Education institutions shall be responsible for collecting and submitting tuition to commercial banks or State Treasury for management and use. In case of new tuition to be collected in cash, education institutions must periodically adopt procedures for submitting all tuition collected in cash to their account in State Treasury or commercial banks for management as prescribed.

Article 13. Tuition management and use

1. Public education institutions shall use tuition according to the Government’s regulations on financial autonomy of public non-business units and include in annual financial statements of education institutions as prescribed by law.

2. People-founded and private education institutions shall utilize tuition to guarantee expenditure, revenue, and take responsibilities for financial management for their activities. Organize accounting works, tax payment, and fulfillment of other financial obligations shall comply with laws.

3. Education institutions shall manage tuition expenditure and revenues within accounting, audit, tax, and financial disclosure policies as prescribed; comply with inspection requirements of finance agency and education agency, and take legal responsibilities for accuracy and truthfulness of provided information and data.

4. Before enrolment or admission by consideration, education institutions must publicize tuition and training cost for each school year and education level in case of childhood education institutions, general education, roadmap for increasing tuition (if any) for each school year, and estimation for the entire course in case of higher education.

5. Education institutions shall be responsible for publicizing and presenting training costs, tuition, and roadmap for increasing tuition for each school year and education level; publicizing qualifying criteria as prescribed; publicize tuition reduction, exemption policies and amount of this Decree in case of natural disasters, epidemic, and other force majeure events.

 

Chapter IV

POLICIES ON TUITION EXEMPTION, REDUCTION, STUDYING SUPPORTS, AND SUPPORT FOR TUITION FEES, PAYMENT METHOD

 

Section 1. POLICIES ON TUITION EXEMPTION, REDUCTION, STUDYING SUPPORT, AND SUPPORT FOR TUITION FEES POLICIES

 

Article 14. Students not subject to tuition payment

1. Students of public primary schools.

2. Students studying in specific majors satisfying socio-economic development demands, national defense and security according to Law on Higher Education. Specific majors provided by The Prime Minister.

Article 15. Cases eligible for tuition exemption

1. Individuals mentioned under Ordinance on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution when studying in education institutions affiliated to national education system.

2. Preschool children and students with disabilities.

3. Childhood education institutions students and students under 16 years of age lacking any care and individuals from 16 years of age to 22 years of age and studying in general education, the first degree of higher education and eligible for monthly social benefits according to Clause 1 and Clause 2 Article 5 of The Government’s Decree No. 20/2021/ND-CP dated March 15, 2021, on social benefit policies for social protection beneficiaries. Students in intermediate-education level or college level who are left without both parents and shelter according to Law on Vocational Education.

4. Preschool children, students of general education, students in continuing education institutions pursuing general education program whose parent or parents or grandparents (if living with grandparents) are poor households according to the Prime Minister’s regulations.

5. Children in childhood education institutions with 5 years of age living in hamlets with difficulties, communes in category III areas with ethnic minorities and mountainous regions, communes with particularly difficulties in coastal areas and islands according regulations of competent agency.

6. Children in childhood education institutions with 5 years of age not specified specified in Clause 5 of this Article shall be exempted from tuition fees for the school year of 2024-2025 (starting from September 1, 2024).

7. Children in childhood education institutions, students of general education, and students in continuing education institutions pursuing general education program who are foster children or biological children of active servicemen and soldiers according to Clause 2 Article 6 of The Government’s Decree No. 27/2016/ND-CP dated April 6, 2016.

8. Students in lower secondary education in particularly difficult hamlets, communes in category III areas with ethnic minorities in mountainous regions, communes with particular difficulty in coastal areas, and islands according to regulations of competent agency are eligible for exemption from tuition from the school year of 2022-2023 (starting from September 1, 2022).

9. Lower secondary education students not specified specified in Clause 8 of this Article shall be exempted from tuition for the school year of 2025-2026 (starting from September 1, 2025).

10. Students pursuing education via special admission (including students pursuing boarding vocational education under special admission method for 3 months or higher) according to the Government’s regulations on special admission to higher education institutions and vocational education institutions affiliated to national education system.

11. Students in secondary boarding schools for ethnic minorities, pre-universities:

12. Students in vocation education institutions and higher education institutions, ethnic minorities whose parent, parents, or grandparents (if living with grandparents) in poor households or near-poor households according to the Prime Minister’s regulations.

13. Students pursuing Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s Thought.

14. Students, higher education students, and researchers specialized in tuberculosis, leprosy, psychology, forensic examination, psychology examination, and autopsy in public medical personnel training institutions as per order of the State.

15. Students from very few ethnic minorities specified in Clause 1, Article 2 of the Government’s Decree No. 57/2017/ND-CP dated May 9, 2017, stipulating priority admission and support policies for childhood education children, pupils and students of very few ethnic minorities in areas with difficult or extremely difficult socio-economic conditions according to current regulations of competent agencies.

16. Students subject to tuition exemption programs or schemes according to the Government’s regulations.

17. Graduates of secondary education and pursuing intermediate education.

18. Students pursuing intermediate-level education, college level education for majors that have difficulty in students but are required by the society according to lists provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

19. Students studying in specific majors satisfying socio-economic development demands, national defense and security according to Law on Vocational Education. Specific majors provided by the Prime Minister.

Article 16. Subjects eligible for tuition deduction and support for tuition fees

1. Subjects eligible for a tuition deduction of 70% includes:

a) Students pursuing traditional arts and specific majors in public, private vocational education institutions and higher education institutions with cultural and artistic training, including: Theater musicians ethnic singing, Hue traditional musicians, Southern amateur music, theater actors, folk performance arts, ca tru art, bai choi art, traditional musical instrument performances;

b) Students pursuing traditional art forms or taxing, toxic, or hazardous occupations in case of vocational education as per lists of taxing, toxic, or hazardous occupations provided by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Preschool children and students who are ethnic minorities (other than very few ethnic minorities) in hamlets with particular difficulties, communes in category III areas, ethnic regions and mountainous regions, communes with difficulties in coastal regions and islands according to regulations of competent agency.

2. Subjects eligible for a tuition deduction of 50% includes:

a) Preschool children and students whose one of their parents is official, civil servant, public employee, or workers and suffers from occupational accidents or diseases and receives regular benefits;

b) Preschool children, students of general education, students in continuing education institutions pursuing general education program whose parent or parents or grandparents (if living with grandparents) are near-poor households according to the Prime Minister’s regulations.

3. Subjects eligible for support for tuition fees: Primary education students in private education institutions in areas without sufficient public schools shall receive support for tuition fees from the State.

Article 17. Temporary exemption from tuition fees

In case of natural disasters, epidemic, and other force majeure event publicized by competent agency; depending on level of impact and damage, Provincial-level People’s Committees shall request Provincial-level People’s Councils to consider and decide not to collect tuition fees in a specific period for preschool children, students in public general education institutions, and students in continuing education institutions pursuing general education program in areas suffering from natural disasters, epidemic, or other force majeure event.

Article 18. Subjects eligible for support for study costs

1. Preschool children, students in general education institutions, and students in continuing education institutions pursuing general education programs are left without both parents.

2. Preschool children, students in general education institutions, and students in continuing education institutions pursuing general education programs suffer from disabilities.

3. Preschool children, students of general education, students in continuing education institutions pursuing general education program whose parents are poor households according to the Prime Minister’s regulations.

4. Preschool children, students in general education institutions, and students in continuing education institutions pursuing general education institutions in particularly difficult hamlets, communes in category III areas in ethnic regions and mountainous regions, particularly difficult hamlets in coastal regions and islands according to regulations of competent agency.

 

Section 2. PROCEDURES FOR IMPLEMENTING POLICIES ON TUITION EXEMPTION, REDUCTION, AND PAYMENT METHOD

 

Article 19. Dossiers for tuition exemption, reduction, support for study costs, and support for tuition fees for students in childhood education institutions, general education institutions, continuing education institutions, vocational education institutions, and higher education institutions

1. Dossier:

a) Written request for tuition reduction, exemption, support for study costs, and support for tuition fees:

- For individuals eligible for tuition exemption, deduction pursuing childhood education, general education, continuing education: using Form under Appendix II; students studying in private primary education institutions eligible for support for tuition fees: using Form under Appendix VI;

- For individuals eligible for support for study costs and pursuing childhood education institution, general education, or continuing education: using Form under Appendix III;

- For individuals eligible for tuition reduction, exemption in public vocational education institutions and higher education institutions: using Form under Appendix V; for individuals eligible for tuition reduction, exemption in private vocational education institutions and higher education institutions: using Form under Appendix VIII.

b) Certified true copies or copies with original for comparison or copies from the originals of documents proving eligibility for tuition reduction, exemption, and support for study costs for:

- Confirmation of agencies managing persons having rendered meritorious services for individuals specified in Clause 1 Article 15 of this Decree;

- Certification of disabilities issued by Commune-level People’s Committees or decisions on social benefits of Chairpersons of District-level People’s Committees for individuals specified in Clause 2 Article 15 of this Decree;

- Decisions on social benefits of Chairpersons of District-level People’s Committees for individuals specified in Clause 3 Article 15 of this Decree;

- Confirmation of poor households issued by Commune-level People’s Committees for individuals specified in Clause 4 Article 15 of this Decree;

- Confirmation of cases eligible for tuition exemption according to the Government’s Decree No. 27/2016/ND-CP dated April 6, 2016, and guiding documents of the Ministry of National Defense for individuals specified in Clause 7 Article 15 of this Decree;

- Birth certificate and confirmation of poor households or near-poor households issued by Commune-level People’s Committees for individuals specified in Clause 12 Article 15 of this Decree;

- Birth certificate and permanent residence family register or confirmation of police agency regarding permanent residence registration (in case of lost family register) for individuals specified in Clause 5, Clause 8, Clause 15 Article 15 and Point c Clause 1 and Clause 3 Article 16 of this Decree. From the school year of 2024-2025 (starting from September 1, 2024), for individuals specified in Clause 5 and Clause 6 Article 15 of this Decree and from the school year of 2025-2026 (starting from September 1, 2025) for individuals specified in Clause 8 and Clause 9 Article 15 of this Decree are only required to submit birth certificate;

- Lower secondary education degree or provisional degree certificate for individuals specified in Clause 17 of Article 15 of this Decree;

- Monthly benefit number of either parent who suffers from occupational accidents or diseases granted by social security organizations for individuals specified at Point a Clause 2 Article 16 of this Decree;

- Confirmation of near-poor households issued by Commune-level People’s Committees for individuals specified in Clause 2 Article 16 of this Decree.

c) For children in childhood education institutions, students in general education institutions, and students in continuing education institutions pursuing general education program eligible for both tuition exemption, deduction and support for study costs, only produce 1 set of Dossier consisting of documents above together with form under Appendix IV of this Decree.

d) Students eligible for tuition reduction, exemption, and support for study costs are only required to produce 1 set of Dossier for the whole studying period. For students living in poor households or near-poor households, at the beginning of each semester, submit additional confirmation of poor households or near-poor households for use as a basis for considering tuition reduction, exemption, and support for study costs for the subsequent semester.

dd) In case students obtain Citizen Identity Cards and are issued with personal identification number and information on permanent residence and can extract said information by connecting and sharing population data with education and training institutions, Divisions of Education and Training, Departments of Education and Training, Divisions of Labor, Invalids, and Social Affairs, Divisions of Finance, Departments of Finance, their parents (or guardians) are not required to submit “Birth certificate” and “Permanent residence family register”.

2. Procedures for implementation:

Within 45 business days from the date of starting a school year, parents (or guardians) of children in childhood education institutions, students in general education institutions, and students in continuing education institutions; students and students in vocational education institutions and higher education institutions eligible for tuition reduction, exemption, support for tuition fees, or support for study costs shall submit Dossier (using Form under Appendix II; Appendix III; Appendix IV; Appendix V; Appendix VI, and Appendix VII of this Decree) and certified true copies or copies with originals for comparison or copies from the originals of any documents specified specified in Clause 1 of this Article to prove eligibility for tuition reduction, exemption, and support for study costs and submit to education institutions online, via postal service, or electronic trading system.

3. Responsibilities for reviewing and appraising Dossiers:

a) For childhood education institutions, primary education institutions, secondary education institutions, and continuing education institutions affiliated to Divisions of Education and Training: Within 10 business days from the date on which Dossier for tuition reduction, exemption, support for study costs, and support for tuition fees for students in private primary schools in areas with insufficient number of public schools is received, principals shall be responsible for approving Dossier and produce lists of students eligible for tuition exemption, reduction, support for study costs, and support for tuition fees for students in private primary schools and send to Divisions of Education and Training for appraisal;

b) For upper secondary education institutions, continuing education institutions, and other education institutions affiliated to Departments of Education and Training: Within 10 business days from the date on which Dossiers for tuition reduction, exemption, and support for study costs is received, principals shall be responsible for approving and producing list of students eligible for tuition reduction, exemption, and support for study costs and send to Departments of Education and Training for appraisal;

c) For public vocational education institutions and higher education institutions: Within 10 business days from the date on which Dossier for tuition reduction, exemption is received, heads of public vocational education institutions and higher education institutions shall be responsible for approving Dossier and deciding on tuition reduction, exemption for students and students while producing lists of students eligible for tuition reduction, exemption using form under Appendix IX and sending to direct superior. Direct superior shall appraise and produce expenditure estimates using form under Appendix X and send to the Ministry of Finance for consolidation and presenting to competent agency for allocation of implementation funding within annual budget estimate;

d) For people-founded and private childhood education institutions; private general education institutions; private continuing education institutions, vocational education institutions, and private higher education institutions: Within 10 business days from the date on which Dossier for tuition reduction, reimbursement and exemption, support for study costs, support for tuition fees of students is received, people-founded and private childhood education institutions; private general education institutions; private continuing education institutions, vocational education institutions, and private higher education institutions shall be responsible for issuing written confirmation for students according to Appendix VIII of this Decree.

dd) For private vocational education institutions and higher education institutions: within 10 business days from the date on which Dossier for tuition reduction, exemption is received, heads of private vocational education institutions and higher education institutions shall be responsible for verifying Dossier for tuition reduction, exemption for leaners while producing lists of students eligible for tuition reduction, exemption using form under Appendix IX and sending to Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs where the students register for permanent residence for implementation as prescribed.

Article 20. Policies on tuition reduction, exemption, support for study costs, and support for tuition fees

1. Tuition deduction and exemption shall be implemented throughout studying period at schools, except for cases where changes to reasons for eligible for tuition deduction or exemption occur.

2. State budget shall be responsible for reimbursing the reduced and exempted tuition for students in public education institutions, specifically:

a) The State shall reimburse the reduced and exempted tuition for public childhood education institutions, general education institutions, and continuing education institutions to implement tuition reduction, exemption for students eligible for tuition reduction, exemption specified under this Decree according to tuition prescribed by Provincial-level People’s Councils for public education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure in each area with each education level;

b) The State shall reimburse reduced and exempted tuition for public vocational education institutions and higher education institutions to implement tuition deduction and exemption for students eligible for tuition reduction, exemption according to tuition ceiling level prescribed at Point a Clause 1, Point a Clause 2 Article 10; Point a Clause1, Point a Clause 2 Article 11 of this Decree.

The remainder of the tuition to be paid by the students shall equal the difference between the tuition ceiling level prescribed at Point a Clause 1, Point a Clause 2 Article 10; Point a Clause 1, Point a Clause 2 Article 11 and the amount financed by the Government, except for majors prescribed at Point a and Point b Clause 1 Article 16 where the students must pay the difference between the tuition of education institutions and the amount supported by the State.

3. The state shall directly provide tuition for individuals eligible for tuition reduction, exemption and studying in private childhood education institutions, general education institutions, vocational education institutions, and higher education institutions; provide financing for tuition for family of preschool children in private education institutions in areas without sufficient public schools according to tuition prescribed by Provincial-level People’s Councils for public education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure in each area with each education level; according to tuition fees prescribed by competent agency in public vocational education institutions and higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure for majors under Article 10 and Article 11 of this Decree.

4. In case an individual is eligible for tuition reduction, exemption, and support for study costs at the same time according to this Decree and other effective legal documents with a higher benefit, he/she shall receive the higher benefits under other legal documents.

5. Tuition deduction and exemption do not apply to cases where beneficiaries are receiving salaries and subsistence allowance when studying and cases of pursuing postgraduate education and researchers (except for individuals specified in Clause 14 and Clause 16 Article 15 of this Decree).

6. The preferential regime of tuition exemption or reduction does not apply to learners who have enjoyed this regime at a vocational education institution or higher education institution and now continue to study further at another vocational education institution and other higher education at the same educational level and training level. If a student is eligible for tuition exemption or reduction and studies at multiple educational institutions or multiple faculties and majors in the same school, he or she will only receive one preferential treatment.

7. Tuition exemption or reduction does not apply to learners in the form of continuing education and short-term training and retraining at continuing education institutions, except for subjects studying at all levels of the general education program in the form of continuing education.

8. Tuition reduction, exemption, and support for study costs shall not be applied for the period in which students are temporarily suspended, dismissed, repeating classes, or taking additional classes. In case students must temporarily suspend their studying, repeat classes (no more than once) due to sickness or force majeure but not disciplinary actions, heads of education institutions shall consider and allow studying as prescribed and receiving of benefits under this Decree.

9. Expenses for tuition reduction, exemption, and support for tuition fees shall depend on actual learning period but no more than 9 months/school year for children in childhood education institutions, students pursuing general education, and students in continuing education institutions and 10 months/school year for students learning in vocational education institutions and higher education institutions, and be made twice per year at the beginning of each semester.

10. The State shall support study costs directly for individuals specified in Article 18 of this Decree with the amount of VND 150,000/student/month for purchasing books, notebooks, and other learning equipment. Time of receiving benefits depends on actual learning period and does not exceed 9 months/school year; benefits shall be made twice per year at the beginning of each semester.

11. In case parents (or guardians), students pursuing general education, students in continuing education institutions, students in vocational education institutions and higher education institutions who have not received reimbursement for tuition and support for study costs within the prescribed deadline, they shall receive the missing benefits in the subsequent payment period in addition to the benefits respective to the payment period.

Article 21. Methods of reimbursing reduced, exempted tuition, and support for study costs for public education institutions

1. Methods of reimbursing reduced, exempted tuition for public education institutions

a) Expenditure on reimbursing for reduced, exempted tuition for public education institutions shall be granted on an annual basis in form of assigning estimates. Allocation of estimates for expenditure on tuition reimbursement for public education institutions shall be implemented at the same time with allocation of annual state budget estimates. When assigning estimates to education institutions, presiding entities must clarify estimates for expenditure on tuition reimbursement for students eligible for tuition reduction, exemption and studying in public education institutions;

b) Public education institutions shall send Dossier for estimate withdrawal to State Treasury consisting of: (i) Decision on estimate assignment of competent agency in case of expenditure on reimbursing for reduced, exempted tuition; (ii) Decision on approving list of individuals eligible for tuition reduction, exemption of public education institutions together with lists and request for reimbursing reduced, exempted tuition (consisting of: Full name, subjects, total number of students eligible for tuition deduction and exemption who are studying at education institutions, tuition fees of education institutions, reduced and exempted tuition requested for reimbursement) and all documents approving subjects eligible for tuition reduction, exemption, and support for study costs; (iii) Estimate withdrawal document to withdraw estimates for expenditure on reimbursing reduced, exempted tuition.

State Treasury shall base on Dossier for estimate withdrawal to control and transfer money to bank accounts for tuition collection of education institutions while adhering to estimates assigned by competent agency and keeping within the estimate applied for withdrawal by education institutions.

State budget for reimbursing reduced, exempted tuition for public education institutions shall be transferred and cleared to bank accounts for tuition collection of the education institutions and shall be used depending on actual number of beneficiaries of reimbursement and applicable regulations on financial autonomy of public non-business units. In case assigned estimates for reimbursing reduced, exempted tuition for public education institutions are higher than actual number of beneficiaries and reimbursement amount according to the Government’s regulations, education institutions shall report to presiding agency for actions as prescribed by applicable law.

2. Methods of paying for support for study costs for individuals studying in public childhood education institutions and general education institutions.

a) Divisions of Education and Training shall be responsible for paying and settling expenditure on supporting study costs for parents (or guardians) of children in childhood education institutions, primary school students, and lower secondary school students; parents (or students) in continuing education institutions or authorizing education institutions to pay and settle with Divisions of Education and Training;

b) Departments of Education and Training shall be responsible for paying and settling expenditure on study cost for parents of students (or students) in upper secondary education institutions, students in continuing education institutions of provinces, and students in other education institutions under management of Departments of Education and Training or authorizing education institutions to pay and settle with Departments of Education and Training;

c) Expenses for support study costs shall not exceed 9 months/school year and shall be paid twice per year: The first installment covers 4 months and shall be made in October or November; the second installment covers 5 month and shall be made in March or April;

d) In case parents (or guardians) of children in childhood education institutions and students have not received financing for study costs within the deadline as prescribed, they shall be paid the missing amount and the amount respective to the subsequent payment period in the subsequent payment period;

dd) State Treasury shall base on (i) Decision on assigning estimates of competent agency (which specifies estimates for supporting study costs); (ii) wire receipt: pay Divisions of Education and Training or Departments of Education and Training or education institutions in advance (if authorized).

Divisions of Education and Training or Departments of Education and Training or education institutions (if authorized) shall be responsible for paying the correct beneficiaries and settling advance with the State Treasury. The State Treasury shall base on Dossier for advance and Advance/payment document list to settle advance.

Article 22. Methods of paying for reduced, exempted tuition, support for study costs for students in people-founded and private education institutions; vocational education institutions and higher education institutions affiliated to state enterprises and economic institutions; paying for support for tuition fees for primary students in private education institutions (in areas with insufficient number of public schools)

1. Methods of paying for reduced, exempted tuition, and support for tuition fees

a) Divisions of Education and Training shall be responsible for paying and settling expenditure on reducing, exempting tuition, and supporting study costs directly (or authorizing education institutions to pay) for parents (or guardians) of children in childhood education institutions, students in primary education institutions, and students in lower secondary education institutions;

b) Departments of Education and Training shall be responsible for paying and settling expenditure on reducing, exempting tuition, and supporting study costs directly to parents of students in upper secondary education institutions or authorizing education institutions to do so;

c) Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for paying and settling expenditure on reducing, exempting tuition for parents or guardians of students; students in local vocational education institutions and higher education institutions;

d) In case parents (or guardians) of preschool children, students pursuing general education, students in continuing education institutions, students who have not received reimbursement for tuition and support for study costs within the deadline, they shall receive the missing benefits in the subsequent payment period in addition to the benefits respective to the payment period.

dd) The State Treasury shall base on (i) Decision on assigning estimates of competent agency (which specifies estimates for reducing, exempting tuition, and financing for study costs); (ii) wire receipt; make advance payment for Divisions of Education and Training or Departments of Education and Training (if authorized) or education institutions, Sub-departments of Labor, Invalids and Social Affairs.

Divisions of Education and Training or Departments of Education and Training or education institutions (if authorized), Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for paying the correct beneficiaries and settling advance with the State Treasury. State Treasury shall base on Dossier for advance and Advance/payment document list to settle advance.

2. Methods of paying support for tuition fees for students in private primary education institutions

a) Based on documents, actual number of students receiving benefits, and financing amount approved by Provincial-level People’s Councils, Divisions of Education and Training shall be responsible for withdrawing estimates in treasury and transfer to private primary education institutions. Private primary education institutions shall be responsible for paying the correct beneficiaries. At the end of a budget year and at the end of a school year, based on actual number of students receiving financing in each semester, private primary education institutions shall verify amount of support for tuition fees and settle with Divisions of Education and Training to settle budget as prescribed;

b) When withdrawing expenditure on supporting tuition fees, Divisions of Education and Training must send the followings to State Treasury where the Divisions of Education and Training trade: Decision on assigning estimates of competent agency (which specifies expenditure on supporting tuition fees), consolidated Dossiers for supporting tuition fees (consisting of: Full name of primary school students eligible for support for tuition fees and studying in private primary education institutions; financing amount approved by Provincial-level People’s Councils, and total expenditure requested for supporting tuition fees) and wire receipt.

State Treasury shall lend Divisions of Education and Training in advance to transfer to private primary education institutions.

Based on documents proving settlement sent by private primary education institutions, Divisions of Education and Training shall settle the advance with State Treasury. State Treasury shall base on Dossier for advance and Advance/payment document list to settle advance with Divisions of Education and Training.

 

SECTION 3. PREPARATION AND ALLOCATION OF ESTIMATES, FINALIZATION OF EXPENDITURE ON REDUCING, EXEMPTING TUITION, SUPPORTING STUDY COSTS, AND SUPPORT FOR TUITION FEES

 

Article 23. Preparation of estimates

On an annual basis, based on the Directive of the Prime Minister on development of socio-economic development plans and state budget estimates for the year of planning, Circular of the Ministry of Finance guiding development of state budget estimates for the year of planning; based on estimation of number of individuals eligible for tuition reduction, exemption, support for study costs, and support for tuition fees for students in private primary education institutions in areas without sufficient public schools; ministries, central agencies, and Provincial-level People’s Committees shall develop estimates for expenditure on reducing, exempting tuition, supporting study costs, and supporting tuition fees for students in private primary education institutions in areas without sufficient public schools to include in state budget expenditure estimates of ministries and local governments sent to the Ministry of Finance at the same time with reports on state budget estimates for the year of planning.

1. Expenditure on reducing, exempting tuition for public education institutions

a) Childhood education institutions, general education institutions, and continuing education institutions shall base on tuition prescribed by Provincial-level People’s Councils for public education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure and number of individuals eligible for tuition reduction, exemption to produce lists, develop expenditure estimates in order to apply for reimbursement of reduced, exempted tuition (together with documents certifying eligibility according to this Decree) as follows: For childhood education institutions, primary education institutions, and lower secondary education institutions: Send to Divisions of Education and Training for appraisal and submission to finance agency of the same level for presentation to competent agency; For upper secondary education institutions and other education institutions affiliated to Departments of Education and Training: Send to Departments of Education and Training for appraisal and submission to finance agency of the same level and presentation of competent agency;

b) Vocational education institutions and higher education institutions shall base on tuition corresponding to majors of the education institutions (which must not exceed the tuition ceiling level under this Decree for vocational education institutions and higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure) and number of individuals eligible for tuition reduction, exemption to develop lists and expenditure estimates in order to send to superior estimate entities for appraisal and submission to finance agency of the same level for presentation to competent agency.

2. Expenditure on supporting study costs

Divisions of Education and Training or Departments of Education and Training shall base on financing for study costs under this Decree and number of beneficiaries, including number of beneficiaries studying in public and people-founded and private education institutions (together with dossier certifying eligibility according to this Decree) to produce list, consolidate, and develop expenditure estimates to submit to finance agency of the same levels for presentation to competent agency.

3. Expenditure on reducing, exempting tuition for students in people-founded and private education institutions; vocational education institutions and higher education institutions affiliated to state enterprises and economic institutions; supporting tuition fees for primary students in private education institutions (in areas with insufficient number of public schools)

a) Divisions of Education and Training shall base on tuition of public childhood education institutions and lower secondary education institutions that have not guaranteed regular expenditure and financing for tuition for private primary school students prescribed by Provincial-level People’s Councils; number of beneficiaries in private childhood education institutions, primary education institutions, and lower secondary education institutions to produce lists (including documents certifying eligibility according to this Decree), appraise, consolidate, and develop estimate for expenditure on reducing, exempting, and supporting tuition fees for students in people-founded and private education institutions to submit to financial agency of the same level for presentation to competent agency;

b) Divisions of Education and Training shall base on tuition of public upper secondary education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure prescribed by Provincial-level People’s Councils and number of beneficiaries in private upper secondary education institutions in localities to make lists (including documents certifying eligibility according to this Decree), appraise, consolidate, and develop estimate for expenditure to submit to financial agency of the same level for presentation to competent agency;

c) Divisions of Labor, Invalids and Social Affairs of districts shall base on tuition ceiling level of vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure and higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure with majors under Article 10 and Article 11 of this Decree, number of beneficiaries in private vocational education institutions and higher education institutions, vocational education institutions and higher education institutions affiliated to state enterprises, economic institutions to produce list (attach documents certifying eligibility under this Decree), appraise, consolidate, and develop expenditure estimates to send to finance agency of the same level for presentation to competent agency for allocation of estimates. At the same time, sending to Departments of Finance and Departments of Labor, Invalids and Social Affairs for presentation to Provincial-level People’s Committees for allocation of estimates.

4. Based on reports of Departments of Education and Training, Departments of Labor, Invalids and Social Affairs, and District-level People’s Committees, Departments of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Departments of Education and Training, Departments of Labor, Invalids and Social Affairs, and District-level People’s Committees in, consolidating number of beneficiaries, reporting to Provincial-level People’s Committees for approval and allocation of expenditure, at the same time, sending reports to the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 24. Allocation of estimates

Based on decision assigning state budget estimates of the Prime Minister:

1. Provincial-level People’s Committees submit to People's Councils of the same level for decision on allocation of implementation expenditure for students in private primary education institutions (in areas without sufficient public schools) within estimates for education and training in localities as prescribed.

2. Ministries and central agencies shall decide to allocate expenditure on reducing, exempting, and supporting study costs for public vocational education institutions and higher education institutions as prescribed.

Article 25. Management and finalization of expenditure

1. Agencies and entities assigned with expenditure on reducing, exempting tuition, supporting study costs, and supporting tuition fees for students in private primary education institutions (in areas with insufficient number of public schools) shall be responsible for managing and using expenditure for the right purposes according to Law on the State Budget and sending final accounts on expenditure on implementation of these policies to superior agencies for consolidation and submission to finance agency of the same levels before July 20 each year for use as a basis for identifying and allocating expenditure estimates of the planning year.

2. Finalization figures of expenditure on reducing, exempting tuition, supporting study costs, and supporting tuition fees for students in private primary education institutions (in areas without sufficient public schools) shall be included in annual final accounts regarding state budget expenditure and comply with Law on the State Budget, guiding documents, and applicable State budget Index.

Article 26. Funding sources

Funding sources for reducing, exempting tuition, supporting study costs, and supporting tuition fees for students in private primary education institutions (in areas without sufficient public schools) according to this Decree shall be allocated in annual estimates for education, training, and vocational training as per applicable state budget decentralization. Central budget shall assist local governments with difficulties in implementing social security policies according to Law on the State Budget, guiding documents, and financing policies from central budget to local budget.

 

Chapter V

SERVICE CHARGES IN THE FIELD OF EDUCATION AND TRAINING WHEN ASSIGNING TASKS, PLACING ORDERS, AND BIDDING

 

Article 27. General provisions on service charges in the field of education and training when assigning tasks, placing orders, and bidding

1. Services in the field of education and training where the State assigns tasks, places order, and organizes bidding, shall comply with the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 14, 2019.

2. Maximum unit price for placing orders of services in childhood education, general education, higher education, and vocational education shall equal the maximum service charge rate specified in Clause 3 of this Article, Article 28, Article 29, and Article 30 of this Decree. For regulations regarding requirements, procedures, methods, and entitlement for assigning tasks, placing orders, or bidding, comply with Decree No. 32/2019/ND-CP and relevant law provisions.

3. The ceiling price of childhood education, general education, higher education, and vocational education services ordered in areas with high socialization ability or special requirements for training quality shall be submitted by ministries or Provincial-level People's Committees to the Provincial-level People's Council for consideration and approval on the basis of economic - technical norms and cost norms issued by competent agencies, ensuring compensation of reasonable and valid costs, training needs and commensurate with the quality of education and training service.

Article 28. Ceiling level of service charges for childhood education and general education

1. Ceiling level of service charges for childhood education and general education in the school year of 2021-2022: Up to the tuition fees specified in Clause 1 Article 9 of this Decree.

2. Ceiling level of service charges for childhood education and general education from the school year of 2022-2023 and onwards as follows:

a) Childhood education institutions and general education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure: Up to the ceiling level specified at Point a Clause 2 Article 9 of this Decree.

From the school year of 2023-2024 and onwards, ceiling level of service charges in childhood education and general education shall be revised according to socio-economic conditions of localities and solvency of the society which must not exceed 7.5%/year;

b) Childhood education institutions and general education institutions that self-guarantee their regular expenditure entirely: Up to the ceiling level specified at Point b Clause 2 Article 9 of this Decree;

c) Childhood education institutions and general education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: Up to the ceiling level specified at Point c Clause 2 Article 9 of this Decree;

d) Childhood education institutions and general education institutions that self-guarantee their regular expenditure entirely or regular expenditure and investment expenditure entirely in a manner satisfactory to quality accreditation standards of the Ministry of Education and Training may determine service charges based on economic, technical, and cost norms publicized by the education institutions and must submit to Provincial-level People’s Committees for presentation to Provincial-level People’s Councils for consideration and approval of service charges.

Article 29. Maximum service charge rates for higher education

1. Ceiling level of service charges for higher education in the school year of 2021-2022: Up to the tuition specified in Clause 1 Article 11 of this Decree.

2. Ceiling level of service charges for higher education from the school year of 2022-2023 is as follows:

a) Higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure: Up to the ceiling level specified at Point a Clause 2 Article 11 of this Decree;

b) For higher education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure: Up to the ceiling level specified at Point b Clause 2 Article 11 corresponding to each discipline and school year;

c) For higher education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: Up to the ceiling level specified at Point c Clause 2 Article 11 corresponding to each discipline and school year;

d) For training programs of higher education institutions that satisfy quality accreditation standards of the Ministry of Education and Training or quality accreditation standards of foreign countries or equivalent, higher education institutions may determine service charges of the training programs based on economic and technical norms issued by the higher education institutions while publicizing and presenting to students and the society;

dd) For teacher training services: Comply with the Government’s Decree No. 116/2020/ND-CP dated September 25, 2020;

e) Ceiling level of service charges for training for master degree and doctor degree: Equal ceiling level of service charges for higher education multiplied by 1.5 for master degree training and 2.5 for doctor degree training in each discipline of each school year and autonomy level of public higher education institutions.

Article 30. Ceiling level of service charges for vocational education

1. Ceiling level of service charges for vocational education in the school year of 2021-2022: Up to the tuition fees specified in Clause 1 Article 10 of this Decree.

2. Ceiling level of service charges for vocational education from the school year of 2022-2023:

a) Ceiling level of service charges for vocational education shall be determined based on economic and technical norms issued by competent agency, ensuring publicity and transparency of fee constituents;

b) In case ceiling level of service charges for vocational education has not been prescribed:

- For vocational education institutions that do not self-guarantee their regular expenditure: Ceiling level of service charges for vocational education shall not exceed the tuition ceiling level specified at Point a Clause 2 Article 10 of this Decree.

- For vocational education institutions that self-guarantee part of their regular expenses: Tuition ceiling level of service charges for vocational education shall not exceed the tuition ceiling level specified at Point b Clause 2 Article 10 of this Decree.

- For public vocational education institutions that self-guarantee their regular expenditure and investment expenditure: Ceiling level of service charges for vocational education shall not exceed 2.5 times the tuition ceiling level specified at Point a Clause 2 Article 10 of this Decree.

 

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 31. Implementation organization

1. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall, within their ambit of competence, coordinate with relevant ministries in, guiding implementation of this Decree.

2. Provincial-level People’s Committees shall develop and present criteria for identifying areas without sufficient public schools to Provincial-level People’s Councils.

3. Based on national socio-economic conditions of the country, inflation index, and annual economic growth rate, Provincial-level People’s Committees shall decide on tuition fee brackets and annual tuition increase rate no more than 7.5%/year from the school year of 2023-2024; public vocational education institutions and higher education institutions shall determine tuition corresponding to level of financial autonomy and quality accreditation according to Clause 2 Article 10 and Clause 2 Article 11 with tuition increase rate not exceeding 12.5%/year from the school year of 2026-2027.

Mechanisms for collection and management of tuition fees of education institutions under the national education system; policies on tuition fee exemption and reduction, and supporting study costs; principles and methods of determining service charges in the field of education and training shall comply with this Decree.

4. In cases where the agency handling administrative procedures exploits the residential database and the database has complete information and records as required by this Decree, students are not required to submit relevant documents to enjoy tuition exemption policies, support for study costs, and support for tuition fees.

Article 32. Transitional provisions

1. For public childhood education institutions and general education institutions providing high quality programs according to Clause 3 Article 3 of the Government’s Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 2, 2015, that satisfy education institution quality accreditation according to the standards prescribed by the Ministry of Education and Training may determine tuition based on economic, technical, and costs norm issued by education institutions; and submit the Provincial-level People’s Committees for request the Provincial-level People’s Councils for consideration and approval of the tuition fees.

In case of not satisfying quality accreditation as per regulations above, continue to apply tuition fees according to the approved High-quality program scheme within 2 years from the school year of 2021-2022 for the implementation of quality accreditation. In case of not satisfying to quality accreditation after 2 years, apply tuition fees corresponding to level of education and financial autonomy as decided by Provincial-level People’s Councils.

2. For public non-business units implementing pilot renovation of operations according to the Government’s Resolution No. 77/NQ-CP dated October 24, 2014, comply with regulations on tuition fees, policies on tuition reduction and exemption, supporting study costs according to this Decree from 2021-2022.

3. For higher education institutions providing high quality programs according to Clause 3 Article 3 of the Government’s Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 2, 2015, and satisfying training program quality accreditation according to the standards prescribed by the Ministry of Education and Training or training program quality accreditation according to the standards prescribed by foreign countries or equivalent, may determine tuition for such programs based on economic and technical norms issued by education institutions and publicly explain to the students and the society.

In case of not satisfying quality accreditation according to the above-mentioned regulations, apply tuition under the approved High-quality program scheme within 2 years starting from the school year of 2021-2022 for implementation of quality accreditation. In case of not satisfying quality accreditation requirements after 2 years, apply tuition ceiling level corresponding to each discipline and level of financial autonomy according to this Decree.

4. Mechanisms for collection and management of tuition fees of education institutions under the national education system; policies on tuition fee exemption and reduction, and support for study costs; service charges in the field of education and training under this Decree shall apply from the school year of 2021-2022.

Article 33. Effect

1. This Decree takes effect from October 15, 2021 and replaces the Government’s Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 2, 2015, on mechanism for collection and management of tuition fees applicable to educational institution in the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction and financial support from academic year 2015-2016 to 2020-2021, and Decree No. 145/2018/ND-CP dated October 16, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 2, 2015, on mechanism for collection and management of tuition fees applicable to educational institution in the national education system and policies on tuition fee exemption and reduction and financial support from academic year 2015-2016 to 2020-2021.

2. The Ministers, heads of the Ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, Chairpersons of Provincial-level People’s Committees, and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE PRIME MINISTER
FOR THE DEPUTY PRIME

THE MINISTER


Vu Duc Dam

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 81/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất