Thông tư liên tịch 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 35 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư liên tịch 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG

Thông tư liên tịch 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 35 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Thanh Hòa; Nguyễn Thanh Sơn
Ngày ban hành:06/12/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thủ tục xử phạt VPHC đối với lao động làm việc ở nước ngoài
Ngày 06/12/2013, Liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ.
Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao lập biên bản vi phạm hành chính đối với lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc không đến nơi làm việc theo hợp đồng sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động khi trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ; nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động hoặc văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của nười lao động.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt VPHC, gửi cho người bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt, Chủ tịch UBND cấp xã và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp không thể giao trực tiếp cho người vi phạm do không xác định được nơi ở, nơi làm việc của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt VPHC được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/01/2014.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NGOẠI GIAO
--------

Số: 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Nghị định số 95/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 3. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền được thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ;
b) Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động;
c) Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho người vi phạm và phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này:
a) Biên bản do công chức, viên chức trong Ủy ban nhân dân các cấp nơi người vi phạm cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài đang thi hành công vụ lập thì gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biên bản do công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh Xã hội đang thi hành công vụ lập thì gửi cho Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Biên bản do Thanh tra viên Lao động - Thương binh và Xã hội lập thì gửi cho Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Biên bản do viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập thì gửi cho Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 4. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho người bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài để thi hành và gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính để theo dõi.
Trường hợp Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định xử phạt thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, quyết định xử phạt phải gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để chuyển cho các cơ quan nói trên.
2. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không thể giao trực tiếp cho người vi phạm do không xác định được nơi ở, nơi làm việc của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có).
Điều 6. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người bị xử phạt vi phạm hành chính có thể nộp tiền phạt tại cơ quan thu tiền phạt ở Việt Nam hoặc tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.
2. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cấm đi làm việc ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú không được xác nhận hồ sơ cho người đó để đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã ghi tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài để ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định xử phạt thì việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trong nước được thực hiện thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2014.
2. Định kỳ 06 tháng, cơ quan có thẩm quyền báo cáo kết quả xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư này như sau:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả lập biên bản vi phạm hành chính tại địa bàn và kết quả xử lý vi phạm hành chính do Người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
c) Cục Quản lý lao động ngoài nước báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả xử lý vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả xử lý vi phạm hành chính do Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này; tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình và kết quả xử lý vi phạm hành chính đối với những người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này; định kỳ thông tin danh sách người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước và thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan để phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu và có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO GIAO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Sơn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ Ngoại
giao;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH; Bộ Ngoại giao;
- Các Doanh nghiệp XKLĐ;
- Lưu: VT, Bộ LĐTBXH, Bộ Ngoại giao.

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS – THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS

Joint Circular No. 32/2013/TTLT-BLDTBXH-BNG dated December 06, 2013 of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs and the Ministry of Foreign Affair guiding the orders, procedures of sanctioning the administrative violations as specified at Point a, Point b and Point c Clause 2 Article 35 of the Decree No. 95/2013/ND-CP dated August 22, 2013 of the Government

Pursuant to the Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Decree No. 58/2013/ND-CP dated June 11, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs;

Pursuant to the Decree No. 95/2013/ND-CP dated August 22, 2013 of the Government on penalties of administrative violations in labor, social insurance and overseas manpower supply by contract;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and minster of Foreign Affairs promulgate the Circular guiding the orders, procedures of sanctioning administrative violations for acts of violation specified under Point a, Point b and Point c Clause 2 Article 35 of the Decree No.  95/2013/ND-CP dated August 22, 2013 of the Government on penalties of administrative violations in labor, social insurance and overseas manpower supply by contract;

Article 1. Scope of application

This Circular guides the orders, procedures of sanctioning administrative violations for acts of violations specified under Point a, Point b and Point c Clause 2 Article 35 of the Decree No.  95/2013/ND-CP dated August 22, 2013 of the Government on penalties of administrative violations in labor, social insurance and overseas manpower supply by contract (hereinafter referred as the Decree No. 95/2013/ND-CP).

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese workers working overseas by contract have one of the following acts:

a) Illegally staying in the host country after the labor contract or visa expires;

b) Failing to go to the contractual workplace after being admitted by the host country;

c) Enticing, forcing, deceiving Vietnamese workers into staying in the host country illegally;

2. Other agencies, organizations, individuals that are related to the sanction of administrative violations.

Article 3.Making records on violations

1. Persons competent in imposing penalties for administrative violations in the field of overseas manpower supply by contract, diplomatic officials, consular officials at diplomatic agencies, consular agencies and at other agencies authorized to perform consular functions of Vietnam overseas (hereinafter referred as overseas Vietnamese representative agencies, officials and civil servants on duty are entitled to impose penalties shall make records on administrative violations for acts of violations specified under Point a, Point b and Point c Clause 2 Article 35 of the Decree No. 95/2013/ND-CP when having one of the following bases:

a) Directly detecting the acts of violations when being on duty;

b) Receiving the notifications in wring from competent agencies, organizations at host country from acts of violation of workers;

c) Receiving the notification in writing of employers about acts of violation of workers; the content of the notification must be checked and verified before making records.

2. Making record of administrative violation shall comply with the regulations specified under Clause 2 and Clause 3 Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. After making record, the record must be given to the violator and sent to the competent person for consideration and making decisions on sanctioning administrative violations according to the regulations specified under Article 4 of this Circular;

a) The record made at People’s Committees where the violator resides before working overseas by officials, public servants on duty shall be sent to the Presidents of the People’s Committeesofprovinces and cities under direct central authority;

b) The record by officials, public servants on duty inlabor, invalids and social affairs sector shall be sent to the Head of the Overseas Labor Management Department;

c) The record made bylabor inspectors shall be sent to the chief inspector of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs;

d) The record made by diplomatic officials, consular officials of overseas Vietnamese representative agencies shall be sent to the head of overseas Vietnamese representative agencies;

Article 4. Issuance of decisions on sanctioning administrative violations

1. Within 30 days after making the record on administrative violation, persons competent in imposing penalties for acts of violation specified under Point a, Point b and Point c Clause 3 Article 35 of the Decree No. 95/2013/ND-CP must issue the decision on sanctioning administrative violations. If the violator does not request for explanation within the time as specified under Clause 2 and Clause 3 of Article 61 of the Law on handling administrative violation, the time to issue the decision is within 7 days after written records of administrative violations are made.

2. For special cases involving many complicated circumstances that need more time for verification and collection of proof, the time limit to issue the decision of sanctioning administrative violation shall be prolonged for another 30 days.

Article 5. Sending the decision on sanctioning administrative violation

1. The decision on sanctioning administrative violation shall be sent to the violator, agencies collecting the fines, the president of People’s Committee of commune where the violator resided before working overseas for execution and it will be sent to the Labor – Invalids – Social Affairs Department of provinces and cities under central authority where the violator resided before working overseas within 2 working days since the day of issuing the sanctioning decision.

If the head of overseas Vietnamese representative agencies issues the sanctioning decision, within 2 working days since the day of issuing the decision, the sanctioning decision must be sent to the Department of Overseas Labor Management (Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs) to transfer to the above agencies.

2. If the sanctioning decision can’t be handed over to the violator due to failing to verify the residence place, working place of the violator, the sanctioning decision shall be posted at the office of People’s Committee of commune where the violator resided before working overseas and overseas Vietnamese representative agencies that issues the sanctioning decision; and it shall be sent to the violator’s family or the guarantee (if any).

Article 6. Execution of the sanctioning decision on administrative violation

1. The violator may make payment at the office of the collecting agencies in Vietnam or Overseas Vietnamese Representative Agencies according to the regulations as specified under Article 41 of the Decree No. 95/2013/ND-CP.

2. If the sanctioning decision includes the remedial measures ofsuspending the worker from working abroad, communal competent agencies where the violator resided shall not be allowed to verify the dossier for that person to work abroad with in the time specified in the sanctioning decision.

Article 7. Enforcement of decision on settling administrative offenses

1. If the violator fails to comply with the sanctioning decision on administrative violation within the time limit, the issuer of the sanctioning decision shall send the sanctioning decision to the president of the People’s Committee of provinces and cities under central authority where the violator resided before working abroad to issue the enforcement of decision on settling administrative offenses.

If the head of the overseas Vietnamese representative agencies issues the sanctioning decision, the sanctioning decision on settling administrative violation shall be transferred to home country through the Department of Overseas Labor (Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs).

2. Enforcement measures of decision on settling administrative violation shall be applied according to the Decree No.166/2013/ND-CP dated 12 November 2013 on enforcement of decision on settling administrative offenses.

Article 8. Implementation provisions

1. The Circular takes effect on January 21, 2014.

2. Every six months, competent agencies shall make a report on settling administrative violation as prescribed under this Circular as follows:

a) Overseas Vietnamese representative agency shall report to the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs on the result of making record on administrative violation in the area and the result of settling administrative violation that the head of overseas Vietnamese representative agency issued the sanctioning decision.

b) The department of Labor – Invalids and Social Affairs of provinces and cities under central authority shall report the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs on the result of settling administrative violation.

c) Department of Overseas Labor shall report the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs on the result of settling administrative violation.

d) The inspector of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs shall report the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs on the result of settling administrative violation that the chief inspector of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs issued the sanctioning decision.

3. Department of Overseas Labor shall be responsible for inspecting the implementation of this Circular; summarizing and reporting to the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs on the result of settling administrative violation of workers as specified under Clause 1 Article 2 of this Circular; periodically provide information on the list of workers as specified under Clause 1 Article 2 of this Circular on the portal of the department of Overseas Labor; reporting to the related agencies in order tocoordinate withand implement contents as prescribed under this Circular.

4.In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministryof Labor – Invalids and Social Affairsin order to coordinate with the Ministry of Foreign Affairs for timely guidance.

 

FOR THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

VICE MINISTER

 

NGUYEN THANH SON

 

FOR MINISTER OF LABOR, VALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

VICE MINISTER

 

NGUYEN THANH HOA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Joint Circular 32/2013/TTLT-BLDTBXH-BNG DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất