Thông tư quy định tạm thời chế độ học nghề

thuộc tính Thông tư 29/LĐ-TT

Thông tư quy định tạm thời chế độ học nghề
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:29/LĐ-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành:20/11/1958
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 29/LĐ-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

 CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 29/LĐ-TT NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1958

 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ HỌC NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi :       

- Các vị Bộ trưởng các Bộ,

- Các cơ quan, đoàn thể trung ương

- Các uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh

- Các khu, sở, ty, phòng lao động

Đồng kính gửi :

- Thủ trưởng Phủ,

Căn cứ vào Chỉ thị Phủ thủ tướng số 13/TTg ngày 6/1/1958 về việc bổ túc nghề nghiệp công nhân và đào tạo thợ mới có ghi "Bộ lao động làm nhiệm vụ tổng hợp, có trách nhiệm cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ nghiên cứu xây dựng các chính sách, quy định các chế độ phụ cấp ..." trong khi chờ đợi ban hành chính sách toàn bộ đối với người học nghề, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ, các ngành quản lý xí nghiệp, Bộ lao động ra thông tư này tạm thời quy định một số chế độ cần thiết đối với các người học nghề, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành quản lý xí nghiệp, Bộ lao động ra thông tư này tạm thời quy định một số chế độ cần thiết đối với các người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất và học nghề tại các trường lớp đào tạo công nhân chuyên nghiệp.

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA; NGUYÊN TẮC CHUNG:
Công tác đào tạo thợ là một công tác quan trọng và cấp thiết hiện nay, nhằm xây dựng một lực lượng công nhân lành nghề và giác ngộ về chính trị để sử dụng tốt các thiết bị máy móc mới, nâng cao năng suất lao động, chuẩn bị lực lượng cho công cuộc phát triển nền công nghiệp sau đây:
Từ hoà bình đến nay, các ngành đã dùng nhiều biện pháp cấp tốc đào tạo được nhiều thợ mới phục vụ kịp thời nhu cầu kiến thiết và sản xuất. Nhưng do chưa có một chế độ học nghề thích hợp nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của lớp công nhân mới được đào tạo như :
1. Lựa chọn người học nghề chưa bảo đảm sức khoẻ, tuổi tác, thành phần giai cấp theo yêu cầu tính chất nghề nghiệp, chưa bảo đảm trình độ văn hoá cần thiết. Đối tượng tuyển sinh chưa theo đúng chính sách nhân công của Nhà nước, thủ tục chiêu sinh chưa chặt chẽ. Vì vậy, thường xẩy ra tình trạng người học nghề không đủ trình độ tiếp thu bài vở, sức khoẻ kém, tư tưởng lệch lạc. Kết quả là đào tạo tốn kém mà chất lượng không đảm bảo phục vụ nhu cầu.
2. Thời hạn học nghề thường quá ngắn, thời gian tập sự hoặc không có, hoặc ít, người học nghề được chuyển thành công nhân chính thức quá sớm, có khi còn được đề bạt nhanh, hưởng thu cao. Nhưng thực tế vì trình độ kỹ thuật còn non kém nên chưa độc lập công tác được, sử dụng máy móc chưa thành thạo, sản xuất hàng hóa kém chất lượng gây nhiều hư hỏng lãng phí. Tình trạng này gây cho người học nghề có tư tưởng thoả mãn, ít chịu khó gian khổ rèn luyện kỹ thuật, học hỏi những công nhân giàu kinh nghiệm, ít chịu khó học tập trau dồi đạo đức, tác phong người lao động mới, và ảnh hưởng không tốt đến sự đoàn kết giữa công nhân cũ và mới, ảnh hưởng đến tinh thần an tâm công tác của anh chị em lao động trong xí nghiệp, công trường.
3. Sinh hoạt phí cho người học nghề chưa có tác dụng khuyến khích những ngành nghề nặng nhọc, kỹ thuật phức tạp, chưa phản ánh được tinh thần cần kiệm, ích nước lợi nhà. Các chế độ về tai nạn lao động, ốm đau... chưa được quy định chung, các ngành thi hành không thống nhất.
Các quy định dưới đây góp phần cải tiến công tác đào tạo thợ nhằm xây dựng một lớp công nhân mới tiến bộ về nghề nghiệp, tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, có sức khoẻ tốt để phục vụ công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội. Các quy định này dựa trên yêu cầu khuyến khích người học nghề đi sâu trau dồi nghề nghiệp, có chiếu cố thích đáng đến tính chất nghề nghiệp nặng nhọc, phức tạp, đảm bảo đoàn kết giữa người học nghề và anh chị em công nhân lao động, có phân biệt chiếu cố về quyền lợi giữa người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất với người học nghề tại các trường, lớp dạy nghề, giữa người trong biên chế và người ngoài biên chế đi học nghề.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. TIÊU CHUẨN VỀ THỂ LỆ TUYỂN CHỌN NGƯỜI HỌC NGHỀ
1. Tiêu chuẩn người học nghề:
- Tuổi: nói chung từ 17 đến 22 tuổi đối với người ngoài biên chế. Những nghề ít nặng nhọc và trong công nghệ nhẹ có thể chọn người 16 tuổi. Đối với người trong biên chế thì tối đa là 30 tuổi.
Bổ sung
nhayTiêu chuẩn về tuổi đối với người học nghề theo lối kèm cặp ở các xí nghiệp, công trường được bổ sung theo quy định tại Mục I Thông tư số 20/LĐ-TT. Còn tiêu chuẩn về tuổi tại Thông tư số 29/LĐ-TT vẫn áp dụng đối với các người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất và học nghề tại các trường lớp đào tạo công nhân chuyên nghiệp.
nhay
- Sức khoẻ: có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của từng nghề, không mắc bệnh kinh niên và truyền nhiễm, do giấy của y sĩ hoặc bác sĩ chứng nhận.
- Văn hóa: phải tốt nghiệp cấp I trường phổ thông. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế phải có trình độ tương đương. Đối với anh em dân tộc miền núi có thể châm chước một phần, tuỳ trường hợp cụ thể.
- Chính trị: không mất quyền công dân và có hạnh kiểm tốt.
2. Thể lệ tuyển chọn:
Các ngành khi chuẩn bị chiêu sinh phải trao đổi trước với cơ quan Lao động cấp tương đương để bảo đảm sự thống nhất quản lý và phân phối nhân công của Nhà nước.
Người học nghề phải làm hợp đồng cam đoan theo đúng nội quy nhà trường và phục tùng sự điều động của Nhà nước sau khi học xong.
Tất cả mọi người trong và ngoài biên chế xin học nghề phải qua một cuộc sát hạch trình độ văn hóa.
B. CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
1.Thời hạn học:
nhayĐối với "chế độ học nghề theo lối kèm cặp" ở các xí nghiệp, công trường thì thời hạn học được sửa đổi và bổ sung theo quy định tại Mục II Thông tư số 20/LĐ-TT.
nhay
Nói chung từ một năm rưỡi đến ba năm (kể cả thời gian tập sự). Các loại thợ cơ khí, điện, mỏ, kiến trúc v.v... có thể học hai năm và một năm tập sự. Các loại thợ trong công nghiệp nhẹ có thể học một năm và nửa năm tập sự. Đối với những nghề kỹ thuật đơn giản, các ngành có thể quy định thời hạn học ngắn hơn.
Đối với người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất, thời gian tập sự nói trên có thể rút ngắn nhưng không được dưới 1/2 thời gian tập sự chung.
2. Thời giờ học:
- Các trường lớp dạy nghề nên bảo đảm dành 2/3 tổng số giờ học vào thực hành, 1/3 vào lý thuyết và các môn chính trị, văn hóa.
- Các xí nghiệp, công trường đào tạo theo lối kèm cặp trong sản xuất phải có chương trình huấn luyện cho người học nghề hiểu biết lý thuyết cơ bản và bố trí thì giờ học tập đầy đủ chương trình đó.
3. Ngày nghỉ:
- Người học nghề tại các trường lớp dạy nghề được nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật và nghỉ hè theo quy định chung cho các trường dạy nghề.
- Người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất được nghỉ theo chế độ về ngày nghỉ quy định chung cho coong nhân, lao động.
4. Chuyển lớp, tốt nghiệp:
- Tại các trường lớp dạy nghề nói chung không có chế độ ở lại lớp nếu không đủ trình độ lên lớp. Khi ra trường phải qua một cuộc sát hạch về trình độ nghề nghiệp. Nếu sát hạch mà học sinh không đạt yêu cầu thì vẫn ra trường đi tập sự và có thể thi lại trong kỳ thi năm sau, đối với anh em này có thể kéo dài thời gian tập sự nhiều hay ít tuỳ theo trường hợp. Riêng trường hợp vì ốm đau bất thường không đủ khả năng lên lớp hoặc thi ra trường hỏng có thể xét được ở lại lớp.
- Người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất, khi hết thời hạn học nếu sát hạch mà chưa đạt yêu cầu có thể được học thêm một thời gian nữa.
C. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ NGƯỜI HỌC NGHỀ
1. Quyền lợi
a. Sinh hoạt phí:
nhayĐối với "chế độ học nghề theo lối kèm cặp" ở các xí nghiệp, công trường thì sinh hoạt phí được sửa đổi và bổ sung theo quy định tại Mục III Thông tư số 20/LĐ-TT.
nhay
Trên tinh thần cần kiện xây dựng nước nhà, sinh hoạt phí cho người học nghề nói chung tính theo mức ăn của những người lao động thấp cộng thêm một ít tiền tiêu vặt. Những nghề phải học hai năm (không kể thời gian tập sự) thì năm thứ 2 được tăng thêm một ít tiền tiêu vặt. Trong thời gian tập sự, người học nghề hưởng cao hơn lúc còn đang học, nhưng thấp hơn mức lương bậc 1 trong thang lương của nghề ấy. Để khuyến khích và chiếu cố những người học ngành nghề nặng nhọc, kỹ thuật phức tạp và dựa trên nguyên tắc chiếu cố người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất hơn người học tại các trường lớp dạy nghề (vì phần thực hành của anh  em trên nhiều hơn) và nguyên tắc phân biệt người trong biên chế với người ngoài biên chế vào học nghề, chế độ sinh hoạt phí quy định cụ thể như sau:
Mức sinh hoạt phí cho người học nghề ở các trường lớp dạy nghề:
- Người ngoài biên chế vào học nghề;
- Người trong biên chế được hưởng nguyên lương như khi công tác theo Nghị định số 263/VN-LB ngày 6-9-1958 của Liên Bộ Nội vụ, Giáo dục, Lao động, Tài chính.

Loại học nghề

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Tập sự

- Hầm lò ở các mỏ

20.000đ

23.000đ

Hưởng 80% mức

- Mỏ lộ thiên, cơ khí, điện, kiến trúc.


18.000đ


20.000đ

lương bậc 1 của tháng lương nghề ấy

- Công nghệ nhẹ

17.000đ

 

gồm cả phụ cấp khu

 

 

 

vực của nơi học.

Mức sinh hoạt phí cho người học nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất.
- Người ngoài biên chế học nghề:

Loại học nghề

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Tập sự

- Hầm lò ở các mỏ

25.000đ

30.000đ

Hưởng 80% mức

- Mỏ lộ thiên, cơ khí, điện, kiến trúc.


21.000đ


24.000đ

lương bậc 1 của tháng lương nghề ấy

- Công nghệ nhẹ

18.000đ

 

gồm cả phụ cấp khu

 

 

 

vực của nơi học.


- Người trong biên chế được hưởng nguyên lương như khi công tác theo nghị định số 263/NV-LB ngày 6 tháng 9 năm 1958.
Trường hợp người trong biên chế đi học tại trường lớp dậy nghề và theo lối kèm cặp trong sản xuất, nếu mức nguyên lương thấp hơn mức sinh hoạt phí quy định cho người học nghề thì được hưởng khoản tiền chênh lệch.
Sinh hoạt phí cho người ngoài biên chế học nghề cấp theo chế độ học bổng. Sẽ tuỳ theo hoàn cnảh gia đình mà xét cấp học bổng toàn phần hoặc một phần. Những người học ngành nghề nặng nhọc xét cần được khuyến khích (thí dụ: hầm lò ở các mỏ...) được cấp toàn bộ học bổng.
Nếu hết thời hạn học, người học nghề, kể cả trong và ngoài biên chế, vì chưa đạt yêu cầu được học thêm một thời hạn thì thời gian học kéo dài này được tiếp tục hưởng mức sinh hoạt phí đang hưởng.
b. Các quyền lợi khác:
Bảo hộ lao động:
Người học nghề khi thực tập và tập sự, tùy theo nghề nghiệp được trang bị những phương tiện bảo hộ lao động cần thiết trong nghề.
Tai nạn lao động:
Trong khi thực tập, nếu xẩy ra tai nạn lao động, người học nghề được hưởng chế độ quy định trong nghị định Liên Bộ Lao động, Nội vụ, Y tế, Tài chính số 111/NĐ-LB ngày 11-11-1955 và các văn bản kế tiếp.
Quyền lợi về ốm đau, thai sản, giữ trẻ, trợ cấp con và trợ cấp nghỉ phép:
Người trong biên chế học nghề được hưởng các quyền lợi về ốm đau, thai sản, trợ cấp con và trợ cấp nghỉ phép như cán bộ, công nhân, nhân viên tại chức theo quy định trong Nghị định số 263/NV-LB ngày 6-9-1958. Về chế độ gửi con vào nhóm trẻ thì ai đã có tiêu chuẩn gửi trẻ được tiếp tục gửi con vào các nhóm trẻ của xí nghiệp và nhà trường, ai không có tiêu chuẩn nếu cần gửi con phải trả tiền theo chế độ của xí nghiệp hoặc theo sự quy định của Nhà trường.
Người ngoài biên chế học nghề khi ốm đau chỉ được cấp thuốc men theo chế độ học sinh, ngoài ra không được hưởng chế độ giữ trẻ, trợ cấp con, và trợ cấp nghỉ phép.
Trợ cấp khi chết vì ốm:
Người trong biên chế học nghề được hưởng chế độ trợ cấp khi chết như công nhân viên tại chức. Còn người ngoài biên chế khi chết chỉ được trợ cấp mai táng phí.
c. Quyền lợi được tuyển vào ngạch và sắp xếp bậc lương:
Người học nghề chỉ được chính thức tuyển dụng sau khi đã đạt được yêu cầu học tập và đã hết thời gian tập sự quy định (trong thời gian học nghề và tập sự, theo nhu cầu sản xuất và tuỳ khả năng người học nghề, đơn vị có thể giao cho người học nghề một số công việc chính thức, nhưng chưa phải là chính thức tuyển dụng).
Người học nghề được sử dụng tuỳ theo nhu cầu và được xếp bậc trong các thang lương.
Người ngoài biên chế học thành nghề trong năm đầu nói chung xếp vào bậc 1 của thang lương nghề ấy. Riêng đối với một số nghề cùng chung một thang lương nhưng mức lương khởi điểm khác nhau như các nghề cùng chung một thang lương công nhân cơ khí 8 bậc, hay cùng chung một thang lương công nhân ngành in 8 bậc... nếu mức khởi điểm từ bậc 3 thang lương chung trở lên thì người học thành nghề không phải được xếp ngay vào bậc lương khởi điểm mà phải xếp dưới một bậc trong thang lương chung. Năm sau, tuỳ theo khả năng có thể được xếp vào khung bậc lương của nghề.
Người trong biên chế học thành nghề được xếp ngay vào khung bậc của thang lương trong nghề tuỳ theo khả năng. Trường hợp mức lương mới còn thấp hơn mức nguyên lương như khi công tác mà người đó được hưởng trong lúc học nghề thì được giữ mức nguyên lương trong năm đầu, sang năm sau được xét lại khả năng xếp lại bậc lương và hưởng theo lương mới (dù mức lương mới vãan còn thấp hơn mức nguyên lương).
2. Nghĩa vụ:
a. Người học nghề phải triệt để tôn trọng và thi hành nội quy của xí nghiệp hay của nhà trường.
b. Người học nghề sau khi học thành nghề phải phục tùng sự điều động của Nhà nước như đã cam kết trong hợp đồng học nghề.
III. PHẠM VI VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông tư này áp dụng cho tất cả các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường có tổ chức dạy nghề theo lối kèm cặp trong sản xuất và các trường lớp đào tạo công nhận chuyên nghiệp.
Dựa vào quy định chung này, các Bộ, các ngành nghiên cứu quy định những điểm cụ thể thích hợp với ngành mình, nhưng phải thông qua Bộ Lao động trước khi thi hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những chế độ về học nghề ban hành từ trước trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong khi thi hành Thông tư này, nếu gặp khó khăn gì đề nghị các ngành, các địa phương phản ánh cho Bộ Lao động rõ.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất