Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

thuộc tính Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH

Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2015/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Minh Huân
Ngày ban hành:31/07/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thương lượng tập thể được tổ chức định kỳ ít nhất 1 lần/năm

Nội dung này được nêu tại Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Cụ thể, thương lượng tập thể định kỳ giữa người lao động và người sử dụng lao động phải được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần; khoảng cách giữa hai lần liền kề tối đa không quá 12 tháng; đại diện hai bên thương lượng thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hàng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng. Nội dung của thương lương tập thể tập trung vào các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động…
Riêng về vấn đề thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp, Thông tư chỉ rõ, nếu tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công không đồng ý với yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn phải có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức thương lượng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Khi nhận được yêu cầu, trong vòng 03 ngày làm việc, người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng…
Sau khi thương lượng, trường hợp các bên thống nhất nội dung thương lượng thì hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã thỏa thuận; trường hợp không thông nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015; thay thế Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007.

Xem chi tiết Thông tư29/2015/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 29/2015/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, Hội đồng trọng tài lao động, bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Thương lượng tập thể định kỳ
Thương lượng tập thể định kỳ tại Điều 16 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Thương lượng tập thể định kỳ được tiến hành ít nhất một năm một lần, khoảng cách giữa hai lần thương lượng tập thể định kỳ liền kề tối đa không quá 12 tháng;
2. Đại diện hai bên thương lượng thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hằng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng;
3. Nguyên tắc, quyền yêu cầu, đại diện, nội dung, quy trình thương lượng tập thể định kỳ thực hiện theo quy định tại các Điều 67, 68, 69, 70, 71 của Bộ luật Lao động.
Điều 4. Trách nhiệm tham dự phiên họp thương lượng tập thể
Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc tham dự phiên họp thương lượng tập thể tại Điều 17 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
1. Khi nhận được văn bản đề nghị tham dự phiên họp thương lượng tập thể của một trong hai bên thương lượng tập thể thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cử người tham dự phiên họp thương lượng tập thể;
2. Người được cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể yêu cầu bên có văn bản đề nghị tham dự phiên họp thương lượng tập thể cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung phiên họp thương lượng tập thể; chuẩn bị tài liệu, tư liệu cần thiết và hướng dẫn pháp luật về lao động, hỗ trợ cho các bên tiến hành thương lượng đảm bảo nguyên tắc khách quan, tôn trọng quyền thương lượng và quyết định của các bên trong thương lượng tập thể.
Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động
Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại Điều 19 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm rà soát nội dung của thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì thực hiện như sau:
a) Đối với thỏa ước lao động tập thể chưa có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có văn bản gửi cho các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể yêu cầu tiến hành thương lượng sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể và gửi bản thỏa ước lao động tập thể đã được các bên thương lượng, sửa đổi, bổ sung đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Đối với thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.
Điều 6. Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động tại Điều 34 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng trọng tài lao động;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Điều hành mọi hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
d) Mời cơ quan, tổ chức có liên quan, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động tham dự các phiên hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động;
đ) Ký biên bản, Quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động.
2. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Lập kế hoạch công tác năm trình Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động phê duyệt;
b) Thực hiện các công việc hành chính của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tiến hành các thủ tục tổ chức phiên họp hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động và lập biên bản tại phiên hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động;
d) Phân loại, lưu trữ hồ sơ hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động;
đ) Lập báo cáo công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động.
3. Thành viên Hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động tập thể theo Quy chế làm việc của Hội đồng trọng tài lao động;
b) Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động.
4. Hội đồng trọng tài lao động hoạt động theo Quy chế làm việc do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động ban hành. Quy chế làm việc của Hội đồng trọng tài lao động có những nội dung chủ yếu sau: phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, thư ký Hội đồng trọng tài lao động, thành viên Hội đồng trọng tài lao động; chế độ làm việc; quan hệ công tác; công tác hành chính và nguồn lực bảo đảm hoạt động.
5. Kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 7. Thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
Thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Trường hợp tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công không đồng ý với một trong các nội dung chủ yếu trong văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức thương lượng;
2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu thương lượng, người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại;
3. Phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên tham gia thương lượng và của người ghi biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất (nếu có), những nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản phiên họp thương lượng là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại;
4. Kết thúc thương lượng, trường hợp hai bên thống nhất nội dung thương lượng thì hai bên có trách nhiệm thực hiện theo nội dung đã đạt được thỏa thuận; trường hợp không thống nhất nội dung thương lượng thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015.
2. Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ LĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CƠ QUAN CẤP TRÊN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LAO ĐỘNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SỔ QUẢN LÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

NĂM 20....

TT

Tên Doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Địa chỉ doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngành nghề kinh tế chính của doanh nghiệp

Nội dung chính của thỏa ước

Ngày tiếp nhận thỏa ước

Hiệu lực của thỏa ước

Thỏa ước phải sửa đổi, bổ sung

Thỏa ước vô hiệu

Ngày hết hạn đối với thỏa ước sửa đổi thời hạn (nếu có)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Có nội dung trái pháp luật

Ký không đúng thẩm quyền

Văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Vô hiệu từng phần

Vô hiệu toàn bộ

Văn bản đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày bắt đầu

Ngày hết hạn

 

 

 

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập s
(ký, ghi rõ họ tên )

….., ngày   tháng   năm 20…
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi sổ:

- Cột (2): ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Cột (3) ghi theo phân loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cột (6): ghi theo ngành sử dụng nhiều lao động nhất của doanh nghiệp (cấp 2) tại Hệ thống ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cột (7): ghi theo 05 nhóm nội dung thương lượng tập thể tại Điều 70 Bộ luật Lao động.

- Cột (8): ghi theo sổ quản lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước.

- Cột (9): ghi ngày có hiệu lực ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc ngày ký kết.

- Cột (10): ghi theo thời hạn của thỏa ước lao động tập thể.

- Các cột (11), (12), (14) và (15): đánh dấu X vào ô tương ứng theo kết quả kiểm tra, rà soát.

- Cột (13) và (16): ghi số hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành văn bản.

- Cột (17): áp dụng đối với trường hợp sửa đổi thời hạn thỏa ước lao động tập thể theo Điều 77, Điều 81 Bộ luật Lao động.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Circular No.29/2015/TT-BLDTBXH dated July 31, 2015 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the collective bargaining, collective bargaining agreements and settlement of labor disputes prescribed in Decree No. 05/2015/ND-CP on guidelines for the Labor Code

Pursuant to the Government s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government on guidelines for the Labor Code;

At the request of Director of Department of Labor and Wage;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for collective bargaining, collective bargaining agreements and settlement of labor disputes prescribed in Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government on guidelines for the Labor Code.

Article 1. Scope of adjustment

This Circular deals with collective bargaining, collective bargaining agreements, labor arbitration council and compensation for damage caused by illegal strikes prescribed in Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government on guidelines for the Labor Code (hereinafter referred to as Decree No. 05/2015/ND-CP).

Article 2. Subject of application

Employees, representative organizations of grassroots-level employees’ collectives, employers, representative organizations of employers, other agencies, organizations, and individuals related to labor relation prescribed in Article 2 of Decree No. 05/2015/ND-CP.

Article 3. Periodic collective bargaining

The periodic collective bargaining prescribed in Article 16 of Decree No. 05/2015/ND-CP shall be stipulated as follows:

1. Periodic collective bargaining shall be conducted at least once a year. Duration between two consecutive bargaining meetings is within 12 months;

2. Representatives of both parties shall agree upon number and time of periodic bargaining meetings in a year and make an agreement bearing signatures of both parties as the basis for negotiation;

3. Rules, the right to request, representatives, issues and process of periodic collective bargaining shall comply with Articles 67, 68, 69, 70, and 71 of the Labor Code.

Article 4. Responsibility for attending collective bargaining meetings

Responsibility of trade unions, representatives of employers and labor authorities pertaining to attending bargaining meetings prescribed in Article 17 of Decree No. 05/2015/ND-CP shall be stipulated as follows:

1. Upon the receipt of invitation to attend a collective bargaining meeting sent by one of the parties to collective bargaining, Vietnam General Confederation of Labor, Confederation of Labor of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province), the superior trade union, the representative organization of the employer of central government and province, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the People’s Committee of province, the People’s Committee of district shall send their representatives to attend the bargaining meeting;

2. Each person sent to the meeting may request the inviting party to provide the agenda of the meeting; prepare necessary materials and documents on guidelines for law on labor, and support both parties to conduct the bargaining meeting according to principles of objectives, respect of the right to negotiation and decision of both parties.

Article 5. Responsibility of labor authorities pertaining to receipt of collective bargaining agreements

Responsibility of labor authorities pertaining to receipt of collective bargaining agreements prescribed in Article 19 of Decree No. 05/2015/ND-CP shall be regulated as follows:

1. Make a book of collective bargaining agreement as prescribed in the Appendix issued herewith;

2. Within 15 days, from the date on which the collective bargaining agreement is received, the labor authority shall check its contents, and follow procedures below if there are unlawful terms and conditions or the agreement is concluded ultra vires:

a) Regarding an ineffective collective bargaining agreement, the labor authority shall request both parties to amend the agreement and send it to an authority as prescribed;

b) Regarding effective collective bargaining agreement, the labor authority shall request People’s Court to declare the collective bargaining agreement to be invalid and notify both contracting parties.

Article 6. Labor arbitration council

The labor arbitration council (hereinafter referred to as council) prescribed in Article 34 of Decree No. 05/2015/ND-CP shall be stipulated as follows:

1. A chairperson of the council being the head of the labor authority of a province. The chairperson has following rights and obligations:

a) Issue a working regulation of the council;

b) Give specific assignments to the council’s members;

c) Manage the operation of the council;

d) Invite relevant agencies, organizations and specialists in labor relation to meetings of reconciliation and settlement of labor disputes;

dd) Sign meeting minutes and decision on settlement of labor disputes of the council.

2. A secretary of the council who has following rights and obligations:

a) Make a working schedule and submit it to the chairperson for approval;

b) Perform administrative tasks of the council;

c) Carry out procedures for meetings of reconciliation and settlement of labor disputes and make meeting minutes;

d) Classify and archive documents on reconciliation and settlement of labor disputes;

dd) Make reports on reconciliation and settlement of labor disputes of the council.

3. Members of the council who have following rights and obligations:

a) Perform reconciliation of collective labor disputes according to the working regulation of the council;

b) Perform tasks assigned by the chairperson.

4. The council shall operate according to the working regulations issued by the chairperson. The working regulation shall contain: scope of regulation; working rules; rights and obligations of the chairperson, secretary, and members of the council; working policies; working relationship; administrative tasks and resources.

5. Operating funding of the council shall be allocated from the government budget according to the decentralization in force. The estimate, management and declaration of operating funding shall comply with law on government budget.

Article 7. Negotiation on compensation for damage caused by illegal strikes

The negotiation on compensation for damage caused by illegal strikes prescribed in Clause 3 Article 16 of Decree No. 05/2015/ND-CP shall stipulated as follows:

1. If the trade union organizing the strike does not agree with at least one of the contents specified in the compensation claim made by the employer prescribed in Clause 2 Article 36 of Decree No. 05/2015/ND-CP, within 05 working days from the date on which the compensation claim is received, the trade union shall send the employer a request for negotiation;

2. Within 03 working days, from the date on which the request for negotiation is received, the employer shall agree with the trade union about time, location, participants of the meeting of negotiation on compensation for damage;

3. The meeting of negotiation shall recorded in a meeting minutes bearing signatures of both parties and the person recording minutes and containing all consensus issues (if any) and other opinions. The minutes shall be the legal basis to determine rights and obligations of parties in terms of liability for compensation;

4. If the negotiation is successful, both parties must abide by the negotiation; if the negotiation is not successful, one of them may request settlement by a court as prescribed.

Article 8. Implementation effect and organization

1. This Circular takes effect on September 15, 2015.

2. Circular No. 23/2007/TT-BLDTBXH dated October 23, 1007 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for organization and operation of labor arbitration council is annulled from the effective date of this Circular.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Pham Minh Huan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 29/2015/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/09/2004 của Ủy ban Thường vụ quốc hội; Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/08/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và giấy chứng minh kiểm sát viên

Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

Quyết định 1450/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu cấp Trung học phổ thông

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề