Thông tư 17/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

thuộc tính Thông tư 17/TT-LĐTBXH

Thông tư 17/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/TT-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:24/04/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 17/TT-LĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 17/TT-LĐTBXH NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM Xà HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG
ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

 

Căn cứ Bộ Luật lao động, Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội tại Thông tư này là những người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, bao gồm:

- Lao động có nghề (kể cả chuyên gia) và chưa có nghề;

- Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp trong và ngoài nước;

- Lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội.

 

II. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI

 

1. Phạm vi thực hiện.

Áp dụng 2 chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định tại mục IV, mục V Chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư 06/LĐ-TBXH ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/CP của Chính phủ.

2. Việc đóng bảo hiểm xã hội:

a. Nguồn đóng bảo hiểm xã hội:

Người lao động trong toàn bộ thời gian làm việc ở nước ngoài phải trích tiền lương hàng tháng của mình để đóng bảo hiểm xã hội.

b. Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người lao động:

+ Đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước thì mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 15% mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài làm việc, bao gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có).

Thí dụ: một cán bộ là thuyền trưởng trước khu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước với mức tiền lương theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ với hệ số 3,45 và phụ cấp chức vụ 0,4 thì khi làm việc ở nước ngoài cách tính để đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lương theo hệ số: 3,45 x 144.000đ = 496.800đ

- Phụ cấp chức vụ: 0,4 x 144.000đ = 57.600đ

Cộng = 554.400đ/tháng

Mức đóng bảo hiểm xã hội một tháng là: 554.400đ x 15% = 83.160đ

+ Đối với lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước hoặc người đã có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước nhưng thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước đã được giải quyết chế độ thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 15% của 2 lần mức tiền lương tối thiểu của công nhân viên chức nhà nước (hiện nay là 144.000 đ/tháng).

Thí dụ: Một lao động chưa có việc làm, được ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, mức đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng trong thời gian làm việc ở nước ngoài như sau:

(144.000 đ/tháng x 2) x 15% = 43.200đ/tháng.

+ Các mức đóng bảo hiểm xã hội tính theo tiền lương hoặc 2 lần mức tiền lương tối thiểu đều được điều chỉnh tương ứng khi ở trong nước có điều chỉnh về mức tiền lương tối thiểu của công nhân viên chức.

c. Cách đóng bảo hiểm xã hội.

+ Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nơi đặt trụ sở của tổ chức kinh tế và phải ghi vào sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có xác nhận của tổ chức kinh tế và cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định 6 tháng 1 lần. Lần đóng bảo hiểm xã hội thứ nhất vào cuối tháng thứ 6 kể từ khi người lao động bắt đầu làm việc ở nước ngoài, những lần đóng bảo hiểm xã hội sau do tổ chức kinh tế quy định thích hợp với điều kiện quản lý lao động. Người lao động phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng theo toàn bộ số tháng làm việc ở nước ngoài.

3. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động ở nước ngoài được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

a. Người lao động khi về nước nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

b. Người lao động khi về nước nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 25, 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, mà không tiếp tục làm việc nữa thì được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc có thể chờ đến khi đủ điều kiện hưởng hưu trí theo quy định tại Điều 28 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

c. Người lao động khi về nước nếu tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước để hưởng bảo hiểm xã hội.

d. Người lao động bị chết trong thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài thì được giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Khi giải quyết các chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc chế độ tử tuất có liên quan đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài thì tính theo mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài theo quy định tại phần b điểm 2 mục II Thông tư này. Các mức tiền lương này được điều chỉnh theo mức tiền lương tối thiểu của CNVC Nhà nước tại thời điểm giải quyết chế độ cho người lao động.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm xác nhận, quản lý hồ sơ và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Hồ sơ do tổ chức kinh tế quản lý quy định như sau:

a. Đối với người lao động đã có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước thì phải có:

- Hồ sơ gốc, ghi rõ quá trình làm việc có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động.

- Sổ bảo hiểm xã hội ghi rõ quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trước khi đi.

- Quyết định hoặc hợp đồng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b. Đối với người lao động chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước thì tổ chức kinh tế có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp sổ bảo hiểm xã hội và quản lý hồ sơ cũng như sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp tổ chức kinh tế đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không tiếp tục hoạt động thì phải bàn giao toàn bộ hồ sơ có liên quan về bảo hiểm xã hội của người lao động do tổ chức kinh tế quản lý cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tổ chức kinh tế đóng bảo hiểm xã hội.

Khi người lao động về nước thì tổ chức kinh tế có trách nhiệm lập hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc trả lại hồ sơ, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động tiếp tục đăng ký đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan, đơn vị khác.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội, tổ chức thu bảo hiểm xã hội của người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua tổ chức kinh tế và giải quyết các chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc chế độ tử tuất cho người lao động theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.

Trường hợp người lao động vi phạm về bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào các quy định tại Chương VI Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 để giải quyết.

3. Đối với người thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ nếu có thời gian làm việc ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài được tính để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp 1 lần hoặc tử tuất theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Tổ chức kinh tế có trách nhiệm:

- Xác nhận thời gian làm việc và có đóng bảo hiểm xã hội của những người đã về nước để Bảo hiểm xã hội Việt Nam có cơ sở giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

- Làm thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội, ghi mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.

 

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau ngày 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 17/LDTBXH-TT
Hanoi, April 24, 1997,
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMEN-TATION OF THE COMPULSORY SOCIAL INSURANCE REGIME FOR LABORERS ON DEFINITE TERM WORKING CONTRACTS ABROAD
Pursuant to the Labor Code, the Social Insurance Regulation issued together with Decree No. 12-CP of January 26, 1995 and Decree No. 07-CP of January 20, 1995 of the Government on the sending of Vietnamese laborers to work for definite terms abroad; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provides the following guidance for the implementation of the compulsory social insurance regime applicable to such persons:
I. APPLICABLE OBJECTS
The persons covered by the social insurance regime in this Circular are laborers working for definite terms abroad in accordance with the provisions of Decree No. 07-CP of January 20, 1995 of the Government, including:
- Skilled (including experts) and unskilled workers;
- Graduates of vocational schools in the country and abroad;
- Laborers working in enterprises of all economic sectors, in administrative and non-business units and social organizations.
II. SOCIAL INSURANCE REGIME
1. Scope of regulation.
The pension and death allowance regime shall be applied in accordance with the provisions in Section IV and Section V, Chapter II of the Social Insurance Regulation issued together with Decree No.12-CP of January 26, 1995 of the Government and Circular No.06/LD-TBXH of April 4, 1995 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of Decree No.12-CP of the Government.
2. Payment of social insurance premiums.
a/ Source of social insurance premiums:
Throughout his/her working term abroad, the laborer shall have to deduct his/her monthly salary or wage to pay social insurance premiums.
b/ Levels of monthly social insurance premiums to be paid:
+ A laborer who has taken part in the compulsory social insurance system in Vietnam shall pay his/her social insurance premium equal to 15 per cent of his/her monthly salary or wage before he/she left to work abroad. This salary may be based on his/her rank or, grade or his/her contractual salary and includes the difference between the actual and paid salaries, the rank allowances, area allowances, and cost-of-living allowances (if any).
For example: A ship captain before working for a definite term abroad already paid in Vietnam social insurance premiums based on his/her salary as stipulated in Decree No. 26-CP of May 23, 1993 of the Government, i.e. 3.45 times the minimum salary and a rank allowance of 0.4%. When working abroad he/she shall pay a monthly social insurance premium based on the following salary:
- Base salary: 3,45 x 144,000 VND = 496,800 VND
- Rank allowance: 0.4 x 144,000 VND = 57,600 VND
Total = 554,400 VND
The monthly social insurance premium to be paid is: 554,400 VND x 15% = 83,160 VND
+ A laborer who has never paid compulsory social insurance premiums in Vietnam or who has worked and paid social insurance premiums in Vietnam but already received the fringe benefit therefrom shall pay a monthly social insurance premium equal to 15% of double the minimum salary of a State employee (144,000 VND now).
For example: An unemployed laborer who has signed a definite term contract to work abroad shall have to pay a monthly social insurance premium over the whole period he/she works abroad as follows:
(144,000 VND x 2) x 15% = 43,200 VND/month
+ The social insurance premiums calculated on the basis of the salary or double the minimum salary shall be adjusted proportionally with the adjustment of the minimum salary for State employees in Vietnam.
c/ How to pay social insurance premiums
+ A Vietnamese economic organization which sends laborers to work abroad shall have to collect social insurance premiums paid by the laborers and remit them to the Vietnamese social insurance agency in the locality where its head office is located and record them in the laborers social insurance books, certified by the economic organization and the social insurance agency.
+ Social insurance premiums shall be paid every six months. The first payment shall be made at the end of the sixth month after the laborer starts to work abroad; the schedule of subsequent payments shall be set by the concerned economic organization to suit its labor management conditions. The laborer shall have to pay fully his/her monthly social insurance premium for all the months of his/her work abroad.
3. Right to enjoy social insurance:
The period for which the laborer working abroad has paid social insurance premiums shall be counted for the laborer to enjoy social insurance:
a/ After returning home, if the laborer is eligible for the pension regime, he/she shall enjoy such regime in accordance with the Social Insurance Regulation issued together with Decree No. 12-CP of the Government and Circular No. 06/LD-TBXH guiding the implementation thereof.
b/ After returning home, if the laborer is not eligible for the pension regime as defined in Articles 25 and 26 of the Social Insurance regulation and discontinues working, he/she shall either enjoy the lump-sum allowance or wait until he/she is eligible for the pension regime as prescribed in Article 28 of the Social Insurance Regulation.
c/ After returning home, if the laborer continues working and paying social insurance premiums, the period covered by his/her social insurance abroad shall be added to the period covered by his/her social insurance in Vietnam for the enjoyment of social insurance.
d/ If the laborer dies during his/her working term abroad for which he/she already paid social insurance premiums, he/she shall be eligible for the death allowance in accordance with the Social Insurance Regulation issued together with Decree No. 12-CP of the Government and Circular No. 06/LD-TBXH guiding the implementation of the Social Insurance Regulation.
The pension, lump-sum allowance or death allowance related to the salary during the period of the laborers work abroad shall be based on the different wage levels for which social insurance premiums have been paid abroad as defined in Part b, point 2, Section II of this Circular. These wage levels may be adjusted according to the minimum wage of State employees at the time the pension or lump-sum allowance regime is applied.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. A Vietnamese economic organization sending a laborer to work abroad shall have to certify and manage his/her dossier and insurance books during the period they work abroad.
The dossier managed by the economic organization shall include:
a/ For a laborer who has paid social insurance premiums in Vietnam, his/her dossier must include:
- The original dossier which clearly describes his/her work record, certified by the labor-employing agency or unit.
- The social insurance book which clearly describes the laborers work record and payment of social insurance premiums before he/she goes to work abroad.
- The decision to send the laborer for definite term work abroad or his/her working contract.
b/ For a laborer who has never paid social insurance premiums in Vietnam, the economic organization shall draw up a complete dossier and request the Vietnam Social Insurance organization to issue the social insurance book. It shall manage such dossier and insurance book for the laborer for the whole period of his/her work abroad.
When it ceases its operation the economic organization which sends the laborer to work abroad shall have to hand over all the dossiers relating to social insurance of the laborer under its management to the social insurance agency where the economic organization pay social insurance premium.
When the laborer returns to Vietnam, the managing economic organization shall have to make a dossier for him/her to enjoy social insurance or return the dossier and social insurance book to him/her so that he/she can register their payment of social insurance premiums at another agency or unit.
2. The Vietnam Social Insurance shall issue the social insurance book, organize the collection of social premiums paid by the laborer working abroad through the economic organization and apply the pension, the lump-sum allowance or the death allowance regime for the laborer in accordance with the Social Insurance Regulation issued together with Decree No. 12-CP of January 26, 1995 of the Government.
If the laborer violates the social insurance regulations, he/she shall be dealt with in accordance with the provisions in Chapter VI of the Social Insurance Regulation issued together with Decree No. 12-CP of January 26, 1995.
3. If the laborer in the category specified in Decree No. 370-HDBT of November 9, 1991 of the Council of Ministers (now the Government) and Decree No. 07-CP of January 20, 1995 of the Government has worked abroad and paid social insurance premiums as prescribed by the State before the effective date of this Circular, the time he/she worked abroad and paid social insurance premiums shall be accounted for so that he/she may enjoy the pension, lump-sum allowance or death allowance according to this Circular.
The economic organization shall have to:
- Certify the time the returning laborer, who has worked and paid social insurance premiums abroad to serve as the basis for the Vietnam Social Insurance organization to calculate the appropriate social insurances.
- Fill the procedure of issuing social insurance book to the laborer, writing therein the amount of monthly social insurance premium to be paid and manage such book.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions which are contrary to this Circular are now annulled.
2. Any problem arising during the process of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
 

 
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS MINISTER




Tran Dinh Hoan
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 17/TT-LDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất