Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

thuộc tính Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH

Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2021/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Thanh
Ngày ban hành:30/09/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thang máy chung cư, văn phòng phải kiểm định an toàn 02 năm/lần
Ngày 30/9/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là 02 năm/lần. Lưu ý, thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm phải kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ 01 năm/lần.

Bên cạnh đó, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu, các bước kiểm định bao gồm:

Bước 1, kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy: Đánh giá Giấy chứng nhận hợp quy; Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp; Hồ sơ bảo trì; Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế; Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang theo QCVN 02:2019.

Bước 2, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc; Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ; Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng; Kiểm tra tổng thể về môi trường, điều kiện hoạt động của thang máy;…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/11/2021.

Xem chi tiết Thông tư12/2021/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI
__________

Số: 12/2021/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021

THÔNG TƯ

Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

___________

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 1. Tên và ký hiệu của quy trình kiểm định
Ban hành kèm theo Thông tư này quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ký hiệu: QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
2. Các quy trình kiểm định số QTKĐ: 21- 2016/BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện, QTKĐ: 22- 2016/BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang thủy lực và QTKĐ: 24- 2016/BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện không có phòng máy ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Công báo;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Trung tâm Thông tin (để đăng tải);

- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;

- Lưu: VT, Cục ATLĐ (30 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Lê Văn Thành

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THANG MÁY THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI KÝ HIỆU QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH
(Kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
_______________
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các thang máy chở người hoặc chở người và hàng vận hành bằng dẫn động ma sát, cưỡng bức hoặc dẫn động thủy lực, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế chở người hoặc người và hàng được treo bằng cáp, xích hoặc được nâng bằng xi lanh - pit tông và chuyển động giữa các ray dẫn hướng có góc nghiêng so với phương thẳng đứng không vượt quá 15° được quy định tại QCVN 02:2019/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy (sau đây viết tắt là QCVN 02:2019) ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và QCVN 32:2018/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình (sau đây viết tắt là QCVN 32:2018) ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với thang máy lắp đặt tại các công trình mà có tài liệu chứng minh đã được thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng trước ngày QCVN 02:2019 có hiệu lực hoặc thang máy lắp đặt tại các tòa nhà đang sử dụng, do sự hạn chế của kết cấu tòa nhà, một số yêu cầu của quy chuẩn nêu trên không thể đáp ứng được thì tổ chức kiểm định căn cứ vào các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-21:2020 (EN 81-21:2018) để làm cơ sở đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy.
2. Quy trình này không áp dụng đối với các loại thang máy:
a) Có hệ thống dẫn động khác với các hệ thống đề cập ở khoản 1 Điều 1 Quy trình này;
b) Có tốc độ định mức ≤0,15 m/s;
c)  Thang máy thủy lực có tốc độ định mức vượt quá 1 m/s hoặc các thang máy thủy lực nếu chỉnh đặt van giảm áp vượt quá 50 MPa;
d) Thang máy lắp đặt với mục đích sử dụng để chở hàng;
đ) Các thiết bị nâng, dạng guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, các thiết bị nâng gầu tự động, thùng nâng, máy nâng và tời nâng cho công trường của các tòa nhà và tòa nhà công cộng, tời nâng trên tàu thủy, giàn nâng thăm dò hoặc khoan trên biển, thiết bị xây dựng và bảo dưỡng hoặc thang máy ở các tuabin gió.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi là tổ chức kiểm định).
2. Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sở hữu thang máy (sau đây gọi là cơ sở).
4. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tài liệu viện dẫn
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy số hiệu QCVN 02:2019/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là QCVN 02:2019/BLĐTBXH).
2. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình số hiệu QCVN 32:2018/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là QCVN 32:2018/BLĐTBXH).
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy chở người và hàng Phần 20: Thang máy chở người và thang máy chở người và hàng được công bố theo Quyết định số 3945/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 6396-20:2017).
4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy chở người và hàng Phần 50: Yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận thang máy được công bố theo Quyết định số 3945/QĐ-BKHCN ngày 9 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 6396-50:2017).
5. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-21:2020 (EN 81-21:2018) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy chở người và hàng - Phần 21: Thang máy mới chở người, thang máy mới chở người và hàng trong các tòa nhà đang sử dụng được công bố theo Quyết định số 3215/QĐ-BKHCN ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 6396- 21:2020).
6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung công bố năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 9358:2012).
7. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7550:2005 (ISO 4344:2004) Cáp thép dùng cho thang máy - Yêu cầu tối thiểu được công bố theo Quyết định số 2732/QĐ-BKHCN ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 7550:2005).
8. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6904:2001 Thang máy - Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt được công bố theo Quyết định số 2376/QĐ-BKHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 6904:2001).
9. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6905:2001 Thang máy thủy lực - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt được công bố theo Quyết định số 2376/QĐ-BKHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là TCVN 6905:2001).
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Điều 4. Thuật ngữ và định nghĩa
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
1. Thang máy là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15° so với phương thẳng đứng.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
a)  Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy. Các vấn đề sau được xem là sửa chữa quan trọng:
- Sửa chữa làm thay đổi so với thiết kế của nhà sản xuất liên quan đến:
+ Tốc độ định mức;
+ Tải trọng định mức;
+ Kích thước cabin;
+ Hành trình.
- Thay đổi hoặc thay thế:
+ Loại thiết bị khóa (việc thay thế một thiết bị khóa bằng một thiết bị cùng loại không được xem là sự thay đổi quan trọng);
+ Hệ thống điều khiển;
+ Cáp dẫn động thang máy;
+ Ray dẫn hướng;
+ Loại cửa (hoặc thêm một hay nhiều cửa cabin hoặc cửa tầng);
+ Máy dẫn động hoặc puli máy dẫn động;
+ Bộ khống chế vượt tốc;
+ Bộ giảm chấn;
+ Bộ hãm an toàn;
+ Thiết bị bảo vệ cabin di chuyển không định trước;
+ Thiết bị hãm;
+ Kích, Xilanh - pittông;
+ Van giảm áp;
+ Van ngắt;
+ Van hạn áp/van một chiều;
+ Thiết bị cơ khí ngăn cabin di chuyển;
+ Thiết bị cơ khí làm dừng cabin;
+ Bệ làm việc;
+ Thiết bị cơ khí để chặn cabin hoặc các chốt chặn di động;
+ Các thiết bị cho hoạt động khẩn cấp và cứu hộ.
Lưu ý: Các hạng mục, thiết bị thay đổi hoặc thay thế phải có đặc tính, thông số kỹ thuật tương đương với thiết kế của nhà sản xuất thang máy.
b) Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
1. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
a) Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
b) Thiết bị đo khoảng cách;
c) Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
d) Thiết bị đo nhiệt độ;
đ) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
e) Thiết bị đo điện trở cách điện;
g) Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
h) Thiết bị đo điện vạn năng;
i)  Ampe kìm;
k) Máy thủy bình (nếu cần).
2. Độ chính xác của các dụng cụ đo cho phép thực hiện các phép đo có độ sai lệch như sau, trừ khi có yêu cầu cụ thể khác:
a)  ± 1 % đối với khối lượng, lực, khoảng cách, tốc độ;
b) ± 2 % đối với gia tốc, gia tốc hãm;
c) ± 5 % đối với điện áp, dòng điện;
d) ± 5 % đối với nhiệt độ;
đ) ± 2,5 % đối với lưu lượng;
e) ± 1 % đối với áp suất P ≤ 200 kPa;
g) ± 5 % đối với áp suất P > 200 kPa.
3. Các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là phương tiện đo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
Điều 6. Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;
3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
Điều 7. Chuẩn bị kiểm định
1. Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
2. Cơ sở đề nghị kiểm định: Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy được nêu tại khoản 1 Điều 8 quy trình này.
3. Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Điều 8. Các bước kiểm định
Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:
1. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy
a) Lý lịch thang máy: Đánh giá theo các điểm 3.1.1 và 3.4.2 QCVN 02:2019.
b) Giấy chứng nhận hợp quy: Đánh giá theo điểm 3.1.2 QCVN 02:2019 (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
c)  Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
d) Hồ sơ bảo trì: Đánh giá theo các điểm 3.5.1, 3.5.2.5 và 3.5.3.3 QCVN 02:2019.
đ) Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có): Đánh giá theo điểm 3.5.2.5 QCVN 02:2019
e)  Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu): Đánh giá nội dung của hồ sơ theo các khoản 2.1.1.11, 2.1.1.12, 2.1.1.13, 2.1.1.14, 2.1.1.15 và 2.1.1.16 QCVN 02:2019.
2. Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
a) Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, Đánh giá theo điểm 3.2 TCVN 6904:2001 đối với thang máy điện hoặc theo khoản 3.2 TCVN 6905:2001 đối với thang máy thủy lực; sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
b) Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
c) Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
d) Kiểm tra, khám xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.
đ) Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình.
e)  Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.
g) Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:
+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;
+ Bảo vệ puli;
+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.
h)  Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ.
i)  Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.
k) Kiểm tra tổng thể về môi trường, điều kiện hoạt động của thang máy.
Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế của nhà sản xuất thang máy, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại khoản này.
3. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận, chi tiết của thang máy
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy phải được kiểm định viên thực hiện đầy đủ theo các nội dung dưới đây:
a)  Kiểm tra giếng thang
- Kiểm tra các thiết bị phải có trong giếng thang: Đánh giá theo điểm 2.1.1.6 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra các thiết bị khác lắp đặt trong giếng thang: Đánh giá theo điểm 2.1.1.2 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra môi trường hố thang: Vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng: Đánh giá theo điểm 2.1.1.16 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra việc bao che giếng thang: Đánh giá theo các điểm 2.1.1.11, 2.1.4.6, 2.1.4.7 và 2.1.4.8 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra: Đánh giá theo điểm 2.1.3 QCVN 02:2019.
- Khoảng cách theo phương ngang giữa bề mặt bên trong của vách giếng thang và ngưỡng cửa, khung cửa cabin hoặc mép ngoài cửa lùa: Đánh giá theo các điểm 2.1.4.7, 2.2.10, 2.2.11 và 2.2.12 QCVN 02:2019
- Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự liên động của khoá cơ khí và tiếp điểm điện: Đánh giá theo các điểm 2.2.8 và 2.2.19.3 QCVN 02:2019.
- Chiếu sáng giếng thang: Đánh giá theo điểm 2.1.1.5 QCVN 02:2019.
- Thông gió giếng thang: Đánh giá theo điểm 2.1.1.4 QCVN 02:2019.
- Kích thước thông thủy của cửa tầng: Đánh giá theo các điểm 2.2.5 và 2.2.6 QCVN 02:2019.
- Không gian lánh nạn ở đỉnh giếng thang: Đánh giá theo các điểm 2.1.4.10 và 2.1.4.12 QCVN 02:2019. Đối với thang máy gia đình, đánh giá theo điểm 3.3.1 QCVN 32:2018.
- Không gian lánh nạn ở hố giếng thang: Đánh giá theo các điểm 2.1.4.11 và 2.1.4.12 QCVN 02:2019. Đối với thang máy gia đình, đánh giá theo điểm 3.3.2 QCVN 32:2018.
- Lối vào giếng thang: Đánh giá theo điểm 2.1.2 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra bộ giảm chấn: Đánh giá theo điểm 2.7 QCVN 02:2019.
b) Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy (không áp dụng đối với các thang không có buồng máy).
- Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy: Đánh giá theo điểm 2.1.1.2 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra lối vào buồng máy, các cao trình trong buồng máy lan can, cầu thang): Đánh giá theo điểm 2.1.2.4 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng và với các kết cấu xây dựng trong buồng máy: Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra môi trường trong buồng máy (nhiệt độ, chiếu sáng, thông gió): Nhiệt độ bên trong buồng máy phải duy trì trong khoảng từ +5 °C đến +40 °C. Đối với thông gió và chiếu sáng, đánh giá theo các điểm 2.1.1.4 và 2.1.1.16 QCVN 02.2019.
- Kiểm tra cửa ra vào buồng máy: Cánh cửa - khoá cửa, đánh giá theo các điểm 2.1.3.2.1 và 2.1.3.3 QCVN 02:2019.
- Chiếu sáng buồng máy: Đánh giá theo các điểm 2.1.1.5.4 và 2.1.2.2 QCVN 02:2019
c) Cabin và các thiết bị bên trong cabin
- Kích thước thông thủy của cửa cabin: Đánh giá theo các điểm 2.2.5 và 2.2.6 QCVN 02:2019
- Chiều cao thông thủy trong lòng cabin: Đánh giá theo điểm 2.3.1 QCVN 02:2019.
- Tải định mức và diện tích tối đa của cabin: Đánh giá theo các điểm 2.3.2 và 2.3.3 QCVN 02:2019.
- Bảng hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn xử lý sự cố thang máy: Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019.
- Số điện thoại liên lạc với người có trách nhiệm: Đánh giá theo điểm 2.3.5.5 QCVN 02:2019.
- Hệ thống liên lạc khẩn cấp.
- Kiểm tra cửa thoát hiểm trên nóc cabin: Đánh giá theo điểm 2.3.10 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m.
- Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin: Đánh giá theo các điểm 2.2.17; 2.2.18; 2.2.19; 2.2.20; 2.2.24; 2.2.27 và 2.2.28 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin: Đánh giá theo điểm 5.3.1.4 TCVN 6396-20:2017.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của thiết bị chống kẹt cửa: Đánh giá theo các điểm 2.2.17; 2.2.18; 2.2.19 và 2.2.20 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng (giá trị này không lớn hơn 35 mm).
- Thiết bị báo quá tải: Đánh giá theo điểm 2.10.6.1 QCVN 02:2019.
- Hiển thị dừng tầng, độ chính xác dừng tầng: Đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1, 2.10.3 và 2.10.4 QCVN 02:2019.
- Khóa cửa: Đánh giá theo điểm 2.2.14 QCVN 02:2019.
- Chiếu sáng cabin: Đánh giá theo các điểm 2.2.21 và 2.3.14 QCVN 02:2019.
- Thông gió: Đánh giá theo điểm 2.3.13 QCVN 02:2019.
d) Thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc
- Bộ khống chế vượt tốc:
+ Trên bộ khống chế vượt tốc phải ghi đầy đủ thông số: Tốc độ hoạt động tương ứng với tốc độ thiết kế của thang máy, năm chế tạo và nhà chế tạo.
+ Trên bộ khống chế vượt tốc phải đánh dấu chiều quay tương ứng với chiều hoạt động của bộ hãm an toàn.
+ Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ khống chế vượt tốc.
+ Đối với thang kiểm định lần đầu, bộ phận khống chế vượt tốc phải còn nguyên kẹp chì của nhà sản xuất. Khi thang máy đưa vào sử dụng, nếu thiết bị phải căn chỉnh thì phải được ghi chép lại đầy đủ việc căn chỉnh vào nhật ký bảo trì bảo dưỡng và người căn chỉnh phải ký, ghi rõ họ tên chịu trách nhiệm về công việc căn chỉnh này.
+ Tiếp điểm điện an toàn của bộ khống chế vượt tốc phải thường đóng khi thang hoạt động, khi tiếp điểm điện ngắt thang máy phải dừng hoạt động.
- Bộ hãm an toàn: Đánh giá theo các điểm 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7, 2.5.8, 2.5.9 và 2.5.10 QCVN 02:2019.
- Cáp thép:
+ Đánh giá theo điểm 2.5.11 QCVN 02:2019.
+ Đối với các cáp không đạt yêu cầu, phải được đánh giá và loại bỏ căn cứ vào quy định tại Phụ lục E TCVN 7550:2005.
đ) Đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan.
- Thiết bị treo cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng: Đánh giá theo các điểm 2.4.2 và 2.4.4 QCVN 02:2019.
- Puli máy dẫn động, puli đổi hướng: Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019.
e)  Máy dẫn động và các thiết bị kết hợp
- Máy dẫn động và phương pháp dẫn động: Đánh giá theo điểm 2.8.11 QCVN 02:2019 đối với thang máy điện hoặc điểm 2.8.15 QCVN 02:2019 đối với thang máy thủy lực.
- Hệ thống phanh (tình trạng kỹ thuật của phanh, má phanh, lò xo phanh): Đánh giá theo điểm 2.8.3 QCVN 02:2019.
g) Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn
- Kiểm tra các thiết bị điện: Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019.
- Kiểm tra hệ thống điều khiển và các công tắc cực hạn: Đánh giá theo điểm 2.10 QCVN 02:2019.
h)  Ray dẫn hướng: Đánh giá theo điểm 2.6 QCVN 02:2019.
i)   Hệ thống cứu hộ
- Cứu hộ bằng tay: Đánh giá theo điểm 2.11.1.1 QCVN 02:2019.
- Cứu hộ bằng điện: Đánh giá theo điểm 2.11.1.2 QCVN 02:2019.
- Quy trình cứu hộ: Đánh giá theo điểm 2.11.1.4 QCVN 02:2019.
k) Điện trở cách điện, điện trở nối đất
- Điện trở cách điện: Đánh giá theo Bảng 16 TCVN 6396-20:2017.
- Kiểm tra kết quả đo điện trở nối đất: ≤ 4Ω (theo TCVN 9358:2012).
4. Bước 4: Thử vận hành thang máy
a) Thử không tải:
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
b) Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức: Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:

Thang máy điện

Thang máy thủy lực

-   Đo dòng điện động cơ thang máy: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).

-   Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị. (không quá 5% tốc độ định mức).

-  Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1 và 2.10.4 QCVN 02:2019.

-  Thử bộ hãm an toàn cabin (đối với bộ hãm an toàn tức thời hoặc hãm an toàn tức thời có giảm chấn): Thử với tốc độ chạy kiểm tra, phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001.

-  Đo dòng điện động cơ bơm chính: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).

-  Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị.

-  Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo điểm 2.10.4 QCVN 02:2019.

-  Thử van ngắt: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6905:2001.

-  Thử van hãm: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6905:2001.

-  Thử trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.9 TCVN 6905:2001.

- Thử thiết bị điện chống trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.10 TCVN 6905:2001.

- Thử phanh hãm an toàn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.2.1 TCVN 6905:2001.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên

c) Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức: Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống và kiểm tra:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

-  Phanh điện từ: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.1 TCVN 6904: 2001.

-  Bộ hãm an toàn cabin: Thử với tốc độ dưới tốc độ định mức (đối với bộ hãm an toàn êm), phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001.

-  Thử khả năng kéo: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6904:2001.

-  Thử thiết bị chèn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3 TCVN 6905:2001.

-  Thử thiết bị chặn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6905:2001.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng hoặc khuyết tật khác, thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

d) Thử bộ cứu hộ:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

Đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6904:2001.

Khi cabin đầy tải:

-  Di chuyển cabin đi xuống: Kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người có thể ra ngoài.

-  Di chuyển cabin đi lên (thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): Kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên.

đ) Thử thiết bị báo động cứu hộ:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

Đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6904:2001

Đánh giá theo điểm 4.2.12 TCVN 6905:2001

e) Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải: Đánh giá theo điểm 2.8.3.2.4 QCVN 02:2019.
g)  Thử bộ hãm an toàn đối trọng (nếu có): Phương pháp thử và Đánh giá theo điểm 4.2.3.2 TCVN 6904:2001.
h)  Thử bộ giảm chấn: Phương pháp thử và Đánh giá theo điểm 4.2.5 TCVN 6904:2001
i)   Thử áp suất: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.8 TCVN 6905:2001 (áp dụng đối với thang máy thủy lực).
k)  Thử các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có):
- Hình thức hoạt động của thang máy khi có sự cố: hoả hoạn, động đất;
- Hình thức chạy ưu tiên.
l)   ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại khoản này.
5. Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
a) Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo quy trình này.
b)  Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền và kiểm định viên thực hiện việc kiểm định thang máy mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ một (01) bản.
c)  Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
d) Nhập kết quả kiểm định vào cơ sở dữ liệu để in tem kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (nếu có quy định).
đ) Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định phải được dán ở vị trí dễ quan sát.
e) Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
- Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 8 Quy trình này và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thang máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thang máy.
Điều 9. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn
1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.
2. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu tại khoản 1 Điều này là ba (03) năm một lần.
3. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.
4. Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn nêu tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy. Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên thực hiện kiểm định phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định. 
 

Phụ lục

MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

 

(Tên tổ chức KĐ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

......., ngày ... tháng .... năm 20....


 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN (THANG MÁY ĐIỆN/THANG MÁY KHÔNG BUỒNG MÁY/THANG MÁY GIA ĐÌNH/THANG MÁY THỦY LỰC)1

Số: ....................

 

Căn cứ vào Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy số QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chúng tôi gồm:

Đại diện tổ chức kiểm định:

1 .............................. Số hiệu kiểm định viên: ............................................

2 .............................. Số hiệu kiểm định viên: ............................................

Thuộc tổ chức kiểm định:............................................................................................

Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định:........................................................

Thành phần chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản kiểm định:

1................................................ Chức vụ:.................................................................

2................................................ Chức vụ:.................................................................

Đã tiến hành kiểm định đối với (Tên thiết bị):................................................................

Thuộc sở hữu/ quản lý của (Tên tổ chức, cá nhân sở hữu/quản lý thang máy):

...............................................................................................................

Địa chỉ (Trụ sở chính của cơ sở):.................................................................................

Địa chỉ (Vị trí) lắp đặt:......................................................................................................

I - THÔNG SỐ CỦA THANG MÁY

- Thông số cơ bản:

Mã hiệu:

Năm chế tạo:

Vận tốc định mức (m/ph):

Nhà chế tạo:

Số chế tạo:

Tải trọng định mức (Kg):

Nơi chế tạo:

Số điểm dừng:

Diện tích hữu ích tối đa của cabin:

Kiểu máy dẫn động:

Mục đích sử dụng:

 

 

- Thông số động cơ:

Công suất:

 

Năm chế tạo:

 

Dòng điện định mức:

 

Mã hiệu:

 

Số seri:

 

Điện áp:

 

Hãng chế tạo:

 

Tốc độ vòng quay:

 

 

 

 

- Biên bản kiểm định lần trước số (nếu có): ........ ngày: ..................... do (tên tổ chức kiểm định): ................................... thực hiện.

II- HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □ Định kỳ □ Bất thường □

- Lý do kiểm định bất thường (nếu có):................................................................

III- NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

1. KIỂM TRA HỒ SƠ, LÝ LỊCH

STT

Tên hồ sơ, tài liệu

Đánh giá

Không có

1

Lý lịch thang máy

 

 

2

Giấy chứng nhận hợp quy

(Áp dụng đối với trường hợp kiểm định lần đầu)

 

 

3

Hồ sơ kiểm định của lần trước

(Không áp dụng đối với trường hợp kiểm định lần đầu)

 

 

4

Hồ sơ bảo trì của lần trước

 

 

5

Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)

 

 

 

Đánh giá kết quả:

- Nhận xét:...................................................................................................................

- Đánh giá kết quả: Đầy đủ □ Không đầy đủ □

2. KIỂM TRA BÊN NGOÀI

- Nhận xét:...................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Tính đầy đủ - đồng bộ của thang: ....................................................................

- Các khuyết tật - biến dạng:..............................................................................

- Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □

3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT, CHI TIẾT CỦA THANG MÁY

Nhận xét:.....................................................................................................................

....................................................................................................................................

STT

HẠNG MỤC KIỂM TRA

QUY ĐỊNH

PHẦN DÀNH CHO KIỂM ĐỊNH VIÊN

Kết quả thực tế2

Đạt

Không đạt

1.

Giếng thang

 

 

 

 

-

Kiểm tra các thiết bị phải có trong giếng thang

- Thiết bị dừng thang

- Ổ cắm

-  Thiết bị để điều khiển đèn

Đầy đủ/

không đầy đủ

 

 

-

Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng

Đánh giá theo điểm 2.1.1.16 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc bao che giếng thang

Đánh giá theo các điểm 2.1.1.11, 2.1.4.6, 2.1.4.7 và 2.1.4.8 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra

Đánh giá theo điểm 2.1.3 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Khoảng cách theo phương ngang giữa bề mặt bên trong của vách giếng thang và ngưỡng cửa, khung cửa cabin hoặc mép ngoài cửa lùa

Đánh giá theo các điểm 2.1.4.7, 2.2.10, 2.2.11 và 2.2.12 QCVN 02: 2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự liên động của khoá cơ khí và tiếp điểm điện

Đánh giá theo các điểm 2.2.8 và 2.2.19.3 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Chiếu sáng giếng thang

- Chiếu sáng trên nóc cabin, sàn hố thang, tối thiểu 50 Lux

- Chiếu sáng khu vực khác trong giếng thang, tối thiểu 20 Lux

- Chiếu sáng trên nóc cabin, sàn hố thang

...Lux

-  Chiếu sáng khu vực khác trong giếng thang

...Lux

 

 

-

Thông gió giếng thang

Đánh giá theo điểm 2.1.1.4QCVN 02:2019

Phù hợp/

Không phù hợp (*)

 

 

-

Kích thước thông thủy của cửa tầng

Chiều cao tối thiểu 2 m

Chiều rộng cửa tầng không quá 50 mm so cửa cabin

- Chiều cao:

... m

- Chiều rộng:

... m

 

 

-

Không gian lánh nạn ở đỉnh giếng thang

Có biển chỉ dẫn ghi rõ các kích thước và tư thế của người khi vào không gian lánh nạn

Có/Không có

 

 

-

Không gian lánh nạn ở hố giếng thang

Có biển chỉ dẫn ghi rõ các kích thước và tư thế của người khi vào không gian lánh nạn

Có/Không có

 

 

-

Lối vào giếng thang

Đánh giá theo điểm 2.1.2 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra bộ giảm chấn

Đánh giá theo điểm 2.7 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

2.

Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy

 

 

 

 

-

Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.1.1.2 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra lối vào buồng máy, các cao trình trong buồng máy: lan can, cầu thang

Đánh giá theo điểm 2.1.2.4 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng và với các kết cấu xây dựng trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra môi trường trong buồng máy (nhiệt độ, chiếu sáng, thông gió)

-   Nhiệt độ bên trong buồng máy phải duy trì trong khoảng từ +5°C đến +40°C.

- Chiếu sáng và thông gió Đánh giá theo các điểm 2.1.1.4 và 2.1.1.16 QCVN 02:2019

Nhiệt độ:....°C

Chiếu sáng:

... lux

 

 

-

Kiểm tra cửa ra vào buồng máy: cánh cửa - khoá cửa

Đánh giá theo các điểm 2.1.1.5.4 và 2.1.2.2 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra việc đi đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy

Đánh giá theo điểm 2.9.1 QCVN 02:2019.

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

3.

Cabin và các thiết bị bên trong cabin

 

 

 

 

-

Kích thước thông thủy của cửa cabin

Chiều cao thông thủy tối thiểu cho cửa tầng và cửa cabin là 2 m

h = .... m

 

 

-

Chiều cao thông thủy trong lòng cabin

tối thiểu là 2 m

h = .... m

 

 

-

Tải định mức và diện tích hữu ích tối đa của cabin

Theo Bảng 3 và Bảng 4: QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Bảng hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn xử lý sự cố thang máy

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Số điện thoại liên lạc với người có trách nhiệm

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Hệ thống liên lạc khẩn cấp

Đánh giá theo điểm 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Có/Không có

 

 

-

Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng

Đánh giá theo các điểm 2.4.5 và 2.4.6 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra cửa thoát hiểm trên nóc cabin

Nếu cửa sập thoát hiểm được lắp trên nóc cabin thì cửa sập phải có kích thước tối thiểu 0,40 m x 0,50 m

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m

không nhỏ hơn 0,05 m

L =.... mm

 

 

-

Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin

Đánh giá theo các điểm 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19, 2.2.20, 2.2.24, 2.2.27 và 2.2.28 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin

Đánh giá theo điểm 5.3.1.4            TCVN 6396-20:2017

L =.... mm

 

 

-

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của thiết bị chống kẹt cửa

Đánh giá theo các điểm 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19 và 2.2.20 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng

Không quá 35 mm

L=...mm

 

 

-

Thiết bị báo quá tải

Người sử dụng phải được thông báo bằng tín hiệu nghe thấy được hoặc nhìn thấy được trong cabin

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Hiển thị dừng tầng, độ chính xác dừng tầng

Đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1, 2.10.3 và 2.10.4 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Khóa cửa

Khóa phải được liên động với tiếp điểm điện an toàn

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Chiếu sáng cabin

cường độ tối thiểu 100 lux chiếu lên các thiết bị điều khiển và ở độ cao 1 m phía trên mặt sàn ở bất kỳ điểm nào cách vách cabin không quá 100 mm

Đáp ứng/ Không đáp ứng

 

 

-

Thông gió

Các cabin phải có các lỗ thông gió ở các phần bên trên và phía dưới cabin.

Đáp       ứng/

Không đáp ứng

 

 

4.

Thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc

 

 

 

 

-

Bộ khống chế vượt tốc

 

Phù hợp /không phù hợp

 

 

-

Bộ hãm an toàn

Đánh giá theo các điểm 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7, 2.5.8, 2.5.9 và 2.5.10 QCVN 02:2019

Phù hợp /không phù hợp

 

 

-

Cáp thép

Đánh giá theo điểm 2.5.11 QCVN 02:2019; Phụ lục E TCVN 7550:2005

Đường kính cáp ......... mm

 

 

5.

Đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan

 

 

 

 

-

Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung

Đánh giá theo các điểm 2.4.2 và 2.4.4 QCVN 02:2019

Phù hợp /không phù hợp

 

 

-

Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:

+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;

+ Bảo vệ puli;

+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp /không phù hợp

 

 

-

Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp /không phù hợp

 

 

-

Thiết bị treo cabin, đối trọng hay khối lượng cân bằng

Đánh giá theo các điểm 2.4.2 và 2.4.4 QCVN 02:2019

Đường kính cáp:.... mm

Số nhánh cáp: ...

 

 

-

Puli máy dẫn động, puli đổi hướng

Đánh giá theo các điểm 2.4.3, 2.4.13 và 2.4.15 QCVN 02:2019

Phù hợp /không phù hợp

 

 

6.

Máy dẫn động và các thiết bị kết hợp

 

 

 

 

-

Máy dẫn động và phương pháp dẫn động

Đánh giá theo điểm 2.8.11 QCVN 02:2019 đối với thang máy điện hoặc theo khoản 2.8.15 QCVN 02:2019 đối với thang máy thủy lực

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Hệ thống phanh

(Tình trạng kỹ thuật của phanh, má phanh, lò xo phanh)

Đánh giá theo điểm 2.8.3 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

7.

Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn

 

 

 

 

-

Kiểm tra các thiết bị điện

Đánh giá theo điểm 2.9 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

-

Kiểm tra hệ thống điều khiển và các công tắc cực hạn

Đánh giá theo điểm 2.10 QCVN 02:2019

Đáp ứng/

Không đáp ứng

 

 

8.

Ray dẫn hướng

Đánh giá theo điểm 2.6 QCVN 02: 2019

Phù hợp/ không phù hợp

 

 

9.

Hệ thống cứu hộ

 

 

 

 

-

Cứu hộ bằng tay

Đánh giá theo điểm 2.11.1.1 QCVN 02:2019

Có trang bị/ không trang bị

 

 

-

Cứu hộ bằng điện

Đánh giá theo điểm 2.11.1.2 QCVN 02:2019

Có trang bị/ không trang bị

 

 

-

Quy trình cứu hộ

Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.

Có trang bị/ Không trang bị

 

 

10.

Điện trở cách điện, điện trở nối đất

 

 

 

 

-

Điện trở cách điện

Đánh giá theo Bảng 16 TCVN 6396-20:2017

... MΩ

 

 

-

Điện trở nối đất

≤ 4 Ω

... Ω

 

 

 

4. THỬ VẬN HÀNH

4.1. THỬ KHÔNG TẢI

- Nhận xét:...................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □

4.2.THỬ TẢI ĐỘNG 100% TẢI ĐỊNH MỨC:

- Nhận xét:...................................................................................................................

- Đánh giá kết quả:

+ Vận tốc cabin:

......... m/ph.

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Dòng điện động cơ (Khi cabin đi lên/xuống):

......./...... A

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Độ sai lệch dừng tầng lớn nhất:

......mm

Kết quả: Đạt

Không đạt

+ Bộ hãm an toàn tức thời hoặc tức thời có giảm chấn:

..............

Kết quả: Đạt

Không đạt

 

4.3. THỬ ĐỘNG 125% TẢI ĐỊNH MỨC:

- Nhận xét:......................................................................................................................

- Đánh giá kết quả:

+ Phanh điện từ

Kết quả:

Đạt

Không đạt

+ Bộ hãm an toàn êm

Kết quả:

Đạt

Không đạt

+ Thử kéo

Kết quả:

Đạt

Không đạt

 

5. THỬ HỆ THỐNG CỨU HỘ:

- Nhận xét: ............................................................................................

- Đánh giá kết quả:

+ Thiết bị cứu hộ bằng tay Kết quả: Đạt □ Không đạt □

+ Bộ cứu hộ tự động (nếu có) Kết quả: Đạt □ Không đạt □

+ Hệ thống thông tin liên lạc (chuông, điện thoại liên lạc nội bộ) Kết quả: Đạt □ Không đạt □

IV- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Thang máy được kiểm định có kết quả : Đạt □ ; Không đạt □

đủ điều kiện hoạt động với tải trọng định mức:.......................... (kg)

2. Đã được dán tem kiểm định số................ tại vị trí:............................................................

3. Các kiến nghị (nếu có):.......................................................................................................

Thời gian thực hiện kiến nghị:.................................................................................................

V- THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Thời gian kiểm định lần sau: Ngày.................... tháng.......... năm 20........................................

Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định (nếu có):..........................................................................

..................................................................................................................................

Biên bản đã được thông qua vào hồi........... giờ....... phút, ngày ..... tháng .......... năm 20.....

Tại:............................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Biên bản được lập thành............. bản, mỗi bên giữ............. bản./.

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

SỞ HỮU/QUẢN LÝ THANG MÁY

(Ký tên và đóng dấu)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

------------------

1 Kiểm định viên ghi rõ tên loại thang máy được kiểm định ở phần này.

2 Đối với những hạng mục kiểm tra có số liệu đo, kiểm định viên phải ghi số liệu thực tế đo đạc được vào cột kết quả thực tế tương ứng với hạng mục đánh giá trong biên bản kiểm định. Đối với những hạng mục chỉ mang tính đánh giá, thì tại cột kết quả thực tế kiểm định viên lựa chọn một trong các nội dung phù hợp để đưa vào biên bản kiểm định.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
__________

No. 12/2021/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, September 30, 2021

CIRCULAR

On promulgation of the technical safety examination procedure for lifts under the management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

___________

 

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health regarding technical examination of occupational safety, training in occupational safety and health, and monitoring of occupational environment;

Pursuant to Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 of the Government amending and supplementing a number of articles related to business conditions and administrative procedures under the State-level governance of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the proposal of the Department of Work Safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Circular on promulgation of the technical safety examination procedure for lifts under the management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

 

Article 1. Name and designation code of the examination procedure

The technical safety examination procedure for lifts under the management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs is promulgated herewith, with its designation code as follows: QTKD: 02-2021/BLDTBXH.

Article 2. Effect

1. This Circular takes effect on November 15, 2021.

2. Examination procedures QTKD: 21- 2016/BLDTBXH Technical safety examination procedure for electric lifts, QTKD: 22- 2016/BLDTBXH Technical safety examination procedure for hydraulic lifts and QTKD: 24- 2016/BLDTBXH Technical safety examination procedure for machine room-less lifts promulgated together with Circular No. 54/2016/TT-BLDTBXH dated December 28, 2016 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs cease to be effective from the effective date of this Circular.

Article 3. Implementation organization

1. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and relevant organizations, individuals shall implement this Circular.

2. Any difficulties arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for guidance and resolution./.

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

Le Van Thanh

 

 

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
__________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_________________________

 

TECHNICAL SAFETY EXAMINATION PROCEDURE FOR LIFTS UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - QTKD: 02-2021/BLDTBXH

(Attached to Circular 12/2021/TT-BLDTBXH dated September 30, 2021 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

_______________

 

Article 1. Scope of regulation

1. The technical safety examination procedure is applicable to technical safety examinations for the first time, on a periodic basis, or following exceptional circumstances of passenger and goods lifts, with traction, positive or hydraulic drive, serving defined landing levels, having a car designed for the transportation of persons or persons and goods, suspended by ropes, chains or jacks and moving between guide rails inclined not more than 15° to the vertical as specified in QCVN 02:2019/BLDTBXH National technical regulation on safety for lift (hereinafter abbreviated as QCVN 02:2019) promulgated together with Circular No. 42/2019/TT-BLDTBXH dated December 30, 2019 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs and QCVN 32:2018/BLDTBXH National technical regulation on safe work for home lift (hereinafter abbreviated as QCVN 32:2018) promulgated together with Circular No. 15/2018/TT-BLDTBXH dated October 12, 2018 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

For lifts installed in structures of which documents proving design appraisal and construction permits are issued before the effective date of QCVN 02:2019 or lifts installed in existing buildings, where in some circumstances due to limitations enforced by building constraints, some requirements of the above standards cannot be met, examination shall consider the respective criteria specified in TCVN 6396-21:2020 (EN 81-21:2018) as a basis for assessing the technical safety of lifts.

2. This Procedure is not applicable to:

a) Lifts with drive systems other than those stated in Clause 1, Article 1 of this Procedure;

b) Lifts with rated speed ≤ 0.15 m/s;

c) Hydraulic lifts with a rated speed exceeding 1 m/s or where the setting of the pressure relief valve exceeds 50 MPa;

d) Lifts that are intended to carry freight;

dd) Lifting appliances, such as paternosters, mine lifts, theatrical lifts, appliances with automatic caging, skips, lifts and hoists for building and public works sites, ships' hoists, platforms for exploration or drilling at sea, construction and maintenance appliances or lifts in wind turbines.

Article 2. Subjects of application

1. Entities that conduct technical examination of occupational safety (hereinafter referred to as examination bodies).

2. Inspectors who conduct technical examination of occupational safety.

3. Organizations and individuals that manage, use and own lifts (hereinafter referred to as employers).

4. State authorities and relevant organizations and individuals.

Article 3. Normative references

1. National technical regulation on safety for lift, with designation code: QCVN 02:2019/BLDTBXH promulgated together with Circular No. 42/2019/TT-BLDTBXH dated December 30, 2019 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as QCVN 02:2019/BLDTBXH).

2. National technical regulation on safe work for home lift, with designation code: QCVN 32:2018/BLDTBXH promulgated together with Circular No. 15/2018/TT-BLDTBXH dated October 12, 2018 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as QCVN 32:2018/BLDTBXH).

3. TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) Safety rules for the construction and installation of lifts - Lifts for the transport of persons and goods Part 20: Passenger and goods passenger lifts, announced under Decision No. 3945/QD-BKHCN dated December 29, 2017 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 6396-20:2017).

4. TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) Safety rules for the construction and installation of lifts - Lifts for the transport of persons and goods Part 50: Design rules, calculations, examinations and tests of lift components, announced under Decision No. 3945/QD-BKHCN dated December 9, 2017 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 6396-50:2017).

5. TCVN 6396-21:2020 (EN 81-21:2018) Safety rules for the construction and installation of lifts - Lifts for the transport of persons and goods - Part 21: New passenger and goods passenger lifts in existing building, announced under Decision No. 3215/QD-BKHCN dated November 19, 2020 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 6396-21:2020).

6. TCVN 9358:2012 Installation of equipment earthing system for industrial projects - General requirements, announced in 2012 by the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 9358:2012).

7. TCVN 7550:2005 (ISO 4344:2004) Steel wire ropes for lifts - Minimum requirements, announced under Decision No. 2732/QD-BKHCN dated December 9, 2008 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 7550:2005).

8. TCVN 6904:2001 Electric lift - Test methods for the safety requirements of construction and installation, announced under Decision No. 2376/QD-BKHCN dated October 24, 2008 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 6904:2001).

9. TCVN 6905:2001 Hydraulic lift - Test methods for the safety requirements of construction and installation, announced under Decision No. 2376/QD-BKHCN dated October 24, 2008 of the Ministry of Science and Technology (hereinafter referred to as TCVN 6905:2001).

In the case where national technical regulations and national standards normatively referenced in this Examination Procedure are supplemented, amended or replaced, the latest editions shall apply.

Article 4. Terms and definitions

For the purposes of this procedure, the terms and definitions given in the normative references cited above and the following apply:

1. Lift means a lifting appliance serving specific levels, having a carrier with suitable dimensions and structure intended to transport persons or freight moving along guides which are rigid and inclined at an angle of more than 150 to the horizontal.

2. Technical safety examination for the first time means the assessment of the technical safety of a lift according to national technical regulations and technical safety standards after installation of the lift and before it is put into service.

3. Technical safety examination on a periodic basis means the assessment of the technical safety of a lift according to national technical regulations and technical safety standards after the interval of the previous periodic examination.

4. Technical safety examination following exceptional circumstances means the assessment of the technical safety of a lift according to national technical regulations and technical safety standards:

a) After important repair, upgrades, and modifications liable to jeopardize the technical safety of the lift. The following are considered as important modifications:

- Change in the manufacturer’s design of:

+ The rated speed;

+ The rated load;

+ The mass of the car;

+ The travel.

- Change or replacement of:

+ The type of locking devices (the replacement of a locking device by a device of the same type is not considered as an important modification);

+ The control system;

+ Lifting ropes;

+ Guide rails;

+ The type of door (or the addition of one or more landing or car doors);

+ The machine or the traction sheave;

+ The overspeed governor;

+ The buffers;

+ The safety gear;

+ The unintended car movement protection;

+ The pawl device;

+ The jack;

+ The pressure relief valve;

+ The rupture valve;

+ The restrictor/one-way restrictor;

+ The mechanical device for preventing movement of the car;

+ The mechanical device for stopping the car;

+ The platform;

+ The mechanical device for blocking the car or movable stops;

+ The devices for emergency and rescue operations.

Notes: Changed or substitute items and equipment must have characteristics and technical specifications equivalent to the lift manufacturer's design.

b) At the request of the employers or competent authorities.

Article 5. Equipment and instruments serving examinations

1. Equipment and instruments serving examinations must be inspected and calibrated according to regulations. Equipment and instruments serving examinations include:

a) Speed log;

b) Rangefinder;

c) Geometric dimensioning and tolerancing inspection instruments;

d) Temperature meter;

dd) Light meter;

e) Insulation tester;

g) Earth resistance tester;

h) Multimeter;

i) Clamp meter;

k) Automatic level (if necessary).

2. The precision of the instruments shall allow, unless specified, measurements to be made within the following accuracy:

a) ± 1 % masses, forces, distances, speeds;

b) ± 2 % accelerations, retardations;

c) ± 5 % voltages, currents;

d) ± 5 °C temperatures;

dd) ± 2.5 % flow rate;

e) ± 1 % pressure P ≤ 200 kPa;

g) ± 5 % pressure P > 200 kPa.

3. Equipment and instruments serving technical safety examinations of lifts that are measuring instruments must comply with the law regulations on measurement.

Article 6. Examination conditions

When conducting an examination, the following conditions must be met:

1. The lift must be in a state ready for the examination;

2. Technical documents of the lift must be adequate;

3. Environmental and weather conditions must be met and not cause influences on the examination;

4. Occupational safety and health conditions must be met to operate the lift.

Article 7. Preparation of the examination

1. The examination body and the examination requester shall coordinate in: Agreeing on the examination plan, preparing conditions for examination and appointing personnel to participate in and witness the examination.

2. The examination requester shall: Prepare documentation, dossiers and documents related to the lift as stated in Clause 1, Article 8 of this Procedure.

3. The examination body and the examination requester shall coordinate in: Unanimously implementing safety measures; providing adequate instruments and personal protective equipment to ensure safety during the examination process.

Article 8. Examination steps

When performing technical safety examination of a lift, inspectors must follow the examination steps below one by one. The next examination step can only be conducted when the examination results in the previous step is qualified. Examination steps include:

1. Step 1: Verification of documentation of the lift

a) Documentation of the lift: Assessed under Points 3.1.1 and 3.4.2 QCVN 02:2019.

b) Type examination certificate: Assessed under Point 3.1.2 QCVN 02:2019 (applicable to examinations for the first time)

c) Examination certificate and examination record that have been previously issued (not applicable in case of examination for the first time).

d) Maintenance documentation: Assessed under Points 3.5.1, 3.5.2.5 and 3.5.3.3 QCVN 02:2019.

dd) Maintenance, repair and replacement records (if any): Assessed under Point 3.5.2.5 QCVN 02:2019

e) Design and as-built dossier of well construction (applicable to lifts installed and examined for the first time): Details thereof to be assessed under Clauses 2.1.1.11, 2.1.1.12, 2.1.1.13, 2.1.1.14, 2.1.1.15 and 2.1.1.16 QCVN 02:2019.

2. Step 2: External technical examination

a) Check of the completeness and synchronization of the lift according to Point 3.2 TCVN 6904:2001 for electric lifts or Clause 3.2 TCVN 6905:2001 for hydraulic lifts; the accuracy between the manufacturer's and installer's records compared to reality (in terms of parameters, technical indicators, brand).

b) Check for the accuracy between the manufacturer's and installer's records compared to reality (in terms of parameters, technical indicators, and brand).

c) Check for defects and deformations of machine parts and assemblies (if any).

d) Check and inspection of the technical conditions of machine parts and assemblies.

dd) Check of the arrangement of electrical panels and electrical switches in the machine room; cables from the main electrical panel to the electrical caret, from the electrical caret to machine parts and travel limit devices.

e) Check of the counterweight frame, the situation of installing the counterweight filler plates in the frame, and the fixation of the plates in the frame.

g) Check of the pulleys and counterweight for pulling the overspeed governor:

+ Condition of movable joints of counterweight frame;

+ Protection for pulleys;

+ Rope slack control device.

h) Check of sheaves, rope directions, and protective shields.

i) Check of the rope ends fixed on both the car and the counterweight.

k) Overall check of the environmental and operating conditions of the lift.

Interpretation of the results: The examination results are qualified when the lift has complete and synchronized details and components according to regulations, is installed according to the lift manufacturer's design, and no damage, defects or abnormalities are detected, and it meets the requirements in this Clause.

3. Step 3: Check and assessment of the technical conditions of parts and details of the lift

The examination and assessment of the technical conditions of the lift must be fully carried out by the inspector regarding the following items:

a) Check of the well

- Check of the equipment that must be in the well: Assessed under Point 2.1.1.6 QCVN 02:2019.

- Check of other equipment installed in the well: Assessed under Point 2.1.1.2 QCVN 02:2019.

- Check of the pit environment: Pit floor cleaning, water infiltration, lighting: Assessed under Point 2.1.1.16 QCVN 02:2019.

- Check of the cover of the well: Assessed under Points 2.1.1.11, 2.1.4.6, 2.1.4.7 and 2.1.4.8 QCVN 02:2019.

- Check of exits and examination doors: Assessed under Point 2.1.3 QCVN 02:2019.

- Horizontal distance from the inner surface of the well wall to the door sill, the car door frame or the outer edge of the landing doors: Assessed under Points 2.1.4.7, 2.2.10, 2.2.11 and 2.2.12 QCVN 02:2019.

- Check of the device that controls the opening and closing of landing level doors: Check of the technical conditions and interlock of mechanical locks and electrical contacts: Assessed under Points 2.2.8 and 2.2.19.3 QCVN 02:2019.

- Well lighting: Assessed under Point 2.1.1.5 QCVN 02:2019.

- Well ventilation: Assessed under Point 2.1.1.4 QCVN 02:2019.

- Principal dimensions of landing doors: Assessed under Points 2.2.5 and 2.2.6 QCVN 02:2019.

- Refuge space at the top of the well: Assessed under Points 2.1.4.10 and 2.1.4.12 QCVN 02:2019. Home lifts shall be assessed under Point 3.3.1 QCVN 32:2018.

- Refuge space in the pit: Assessed under Points 2.1.4.11 and 2.1.4.12 QCVN 02:2019. Home lifts shall be assessed under Point 3.3.2 QCVN 32:2018.

- Means of access to the well: Assessed under Point 2.1.2 QCVN 02:2019.

- Check of the buffers: Assessed under Point 2.7 QCVN 02:2019.

b) Machine room and equipment inside the machine room (not applicable to machine room-less lifts).

- Check of the machine room and equipment in the machine room: Assessed under Point 2.1.1.2 QCVN 02:2019.

- Check of means of access to the machine room, the elevations in the machine room, railings and stairs): Assessed under Point 2.1.2.4 QCVN 02:2019.

- Check of the installation location of machine assemblies and electrical cabinets, measurement of the safe distances between them and with construction structures in the machine room: Assessed under Point 2.9 QCVN 02:2019.

- Check of the environment in the machine room (temperature, lighting, ventilation): The temperature inside the machine room must be maintained between +5 °C and +40 °C. Lighting and ventilation shall be assessed under Points 2.1.1.4 to 2.1.1.16 QCVN 02.2019:2019.

- Check of means of access to the machine room: Doors - door locks, assessed under Points 2.1.3.2.1 and 2.1.3.3 QCVN 02:2019.

- Machine room lighting: Assessed under Points 2.1.1.5.4 and 2.1.2.2 QCVN 02:2019

c)  Car and equipment inside the car

- Principal dimensions of car doors: Assessed under Points 2.2.5 and 2.2.6 QCVN 02:2019.

- Principal height inside the car: Assessed under Point 2.3.1 QCVN 02:2019.

- Rated load and maximum area of the car: Assessed under Points 2.3.2 and 2.3.3 QCVN 02:2019.

- Instructions for use and response to incidents in the lift: Assessed under Point 2.3.5.4 QCVN 02:2019.

- Contact phone number of the responsible person: Assessed under Point 2.3.5.5 QCVN 02:2019.

- Emergency communication system.

- Check of the emergency exits on the car roof: Assessed under Point 2.3.10 QCVN 02:2019.

- Check of the safe distance between the car and the counterweight, including the protruding parts of the two above parts, which shall be not less than 0.05 m.

- Check of electric safety devices controlling opened and closed position of car doors: Assessed under Points 2.2.17; 2.2.18; 2.2.19; 2.2.20; 2.2.24; 2.2.27; and 2.2.28 QCVN 02:2019

- Check of the clearance between the two car doors and between the door and the car frame: Assessed under Point 5.3.1.4 TCVN 6396-20:2017.

- Check of the technical conditions and operation of the door anti-jamming device: Assessed under Points 2.2.17; 2.2.18; 2.2.19 and 2.2.20 QCVN 02:2019.

- Check of the horizontal safety distance between the car door sill and the landing door sill (this value shall not be more than 35 mm).

- Overload warning device: Assessed under Point 2.10.6.1 QCVN 02:2019.

- Landing position indicators, stopping accuracy: Assessed under Points 2.3.4.4.1, 2.10.3 and 2.10.4 QCVN 02:2019.

- Door locking: Assessed under Point 2.2.14 QCVN 02:2019.

- Car lighting: Assessed under Points 2.2.21 and 2.3.14 QCVN 02:2019.

- Ventilation: Assessed under Point 2.3.13 QCVN 02:2019.

d) Ascending car overspeed protection means

- The overspeed governor:

+ On the overspeed governor, the following parameters must be written: Operating speed corresponding to the lift's rated speed, year of manufacture and manufacturer.

+ On the overspeed governor, the direction of rotation must be marked corresponding to the operating direction of the safety gear.

Check of the operation of the overspeed governor.

+ For the lifts subject to first-time examination, the overspeed governor must still have the manufacturer's lead seals intact. When the lift is put into service, if the device must be calibrated, the calibration must be fully recorded in the maintenance logbook and the person in charge of such calibration must sign off and clearly state his/her full name.

+ The safety electrical contact of the overspeed governor must be closed most of the time when the lift is in service. When the electrical contact is disconnected, the lift must be stopped.

- The safety gear: Assessed under Points 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7, 2.5.8, 2.5.9, and 2.5.10 QCVN 02:2019

- Steel wire ropes:

+ Assessed under Point 2.5.11 QCVN 02:2019.

+ For wire ropes that do not meet the requirements, they must be assessed and removed under Appendix E to TCVN 7550:2005.

dd) Counterweights and balancing weights, suspension means, compensation means, and related protection means.

- Cabin suspension device, counterweight or balancing weight: Assessed under Points 2.4.2 and 2.4.4 QCVN 02:2019.

- Sheaves and pulleys: Assessed under Points 2.4.3, 2.4.13 and 2.4.15 QCVN 02:2019.

e) Driving machines and associated devices

- Driving machine and method: Assessed under Point 2.8.11 QCVN 02:2019 for electric lifts or Point 2.8.15 QCVN 02:2019 for hydraulic lifts

- Brake system (technical conditions of brakes, brake pads, brake springs): Assessed under Point 2.8.3 QCVN 02:2019.

g) Control system, safety devices

- Check of electric devices: Assessed under Point 2.9 QCVN 02:2019.

- Check of the control system and limit switches: Assessed under Point 2.10 QCVN 02:2019.

h) Guide rails: Assessed under Point 2.6 QCVN 02:2019.

i) Rescue system

- Manual rescue: Assessed under Point 2.11.1.1 QCVN 02:2019.

- Electric rescue: Assessed under Point 2.11.1.2 QCVN 02:2019.

- Rescue procedures: Assessed under Point 2.11.1.4 QCVN 02:2019.

k) Insulation and ground resistance

- Insulation: Assessed under Table 16 TCVN 6396-20:2017.

- Check of the ground resistance measurement results: ≤ 4Ω (under TCVN 9358:2012).

4. Step 4: Test operation of the lift

a) Load-less test:

Let the lift operate and the car go up and down 3 cycles, then observe the operation of the parts.

INTERPRETATION OF THE RESULTS: Results are qualified when the devices operate according to design features and no abnormalities are detected.

b) Dynamic load test at 100% of rated load:

Load the car evenly on the car floor, operate the lift at rated speed and check the following parameters:

Electric lift

Hydraulic lift

- Measurement of the lift motor’s current: Assess and compare with the manufacturer's published specifications and the device’s documentation (the current must not exceed the motor's rated current).

- Measurement of the car's speed: Assess and compare with the device’s documentation. (no more than 5% of rated speed).

- Measurement of the accuracy of stopping at defined landings, assessed under Points 2.3.4.4.1 and 2.10.4 QCVN 02:2019.

- Test of the car safety gear (applicable to instantaneous safety gear or instantaneous safety gear with buffered effect): Test at test speed, test method and assessment under Point 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001.

- Measurement of the main pump motor’s current: Assess and compare with the manufacturer's published specifications and the device’s documentation (the current must not exceed the motor's rated current).

- Measurement of the car's speed: Assess and compare with the device’s documentation.

- Measurement of the accuracy of stopping at defined landings, assessed under Point 2.10.4 QCVN 02:2019.

- Test of the rupture valve: The testing methodology and assessment under Point 4.2.6 TCVN 6905:2001.

- Test of the brake valve: The testing methodology and assessment under Point 4.2.7 TCVN 6905:2001.

- Test of free fall: The testing methodology and assessment under Point 4.2.9 TCVN 6905:2001.

- Test of electric anti-fall safety devices: The testing methodology and assessment under Point 4.2.10 TCVN 6905:2001.

- Test of the safety gear: The testing methodology and assessment under Point 4.2.2.1 TCVN 6905:2001.

Interpretation of the results: Results are qualified when the lift operates according to design features and meets the above requirements

 

c) Dynamic load test at 125% of rated load:

Load 125% of the rated load evenly on the car floor at the top stop, let the lift run downwards and check:

For electric lifts

For hydraulic lifts

- Electromagnetic brake: The testing methodology and assessment under Point 4.2.1 TCVN 6904: 2001.

- The car safety gear: Test at the speed below rated speed (applicable to progressive safety gear), test methodology and assessment under Point 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001.

- Test of pulling ability: The testing methodology and assessment under Point 4.2.4 TCVN 6904:2001.

- Test of insertion devices: The testing methodology and assessment under Point 4.2.3 TCVN 6905:2001.

- Test of blocking devices: The testing methodology and assessment under Point 4.2.4 TCVN 6905:2001.

Interpretation of the results: The results are qualified when during the examination process no damage or other defects are detected and the lift operates according to design features and meets the above requirements.

 

d) Test of the rescue device:

For electric lifts

For hydraulic lifts

Assessed under Point 4.2.6 TCVN 6904:2001.

When the car is fully loaded:

- Let the car move downward: Check of the manual valve, open the exhaust valve to lower the car to the nearest landing so people can get out.

- Let the car move upward (lifts have safety gears or blocking devices): Check of the manual pump, actuation of the manual pump to move the car upward.

 

dd) Test of rescue alarm device:

For electric lifts

For hydraulic lifts

Assessed under Point 4.2.7 TCVN 6904:2001.

Assessed under Point 4.2.12 TCVN 6905:2001.

 

e) Check of the overload protective device: Assessed under Point 2.8.3.2.4 QCVN 02:2019.

g) Test of the counterweight safety gear (if any): The testing methodology and assessment under Point 4.2.3.2 TCVN 6904:2001.

h) Test of the buffers: The testing methodology and assessment under Point 4.2.5 TCVN 6904:2001.

i) Test of pressure: The testing methodology and assessment under Point 4.2.6 TCVN 6905:2001 (applicable to hydraulic lifts).

k) Test of special operating programs of the lift (if any):

- How the lift operates when there is an incident: Fire, earthquake;

- Priorities.

l) INTERPRETATION OF THE RESULTS: The examination results are qualified when the lift has complete and synchronized details and components according to regulations, is installed according to the design, and no damage, defects ỏ abnormalities are detected, and it meets the requirements in this Clause.

5. Step 5: Handling of examination results

a) Prepare an examination record with all details made using the sample specified in the Appendix hereto.

b) Approve the examination record

Those who are involved in approving the examination record must include at least the following:

- Representative or authorized person of the employer;

- Person appointed to participate and witness the examination;

- Inspector carrying out the examination.

When the record is approved, the inspector, the witness of the examination, the representative or the person authorized of the life employer shall all sign off and stamp (if any) the record. The examination record shall be made in two (02) counterparts, each of which shall be kept by the representative, or the person authorized of the life employer and the inspector performing the lift examination.

c) Record briefly the examination results in the lift documentation (the full name of the inspector and the date of examination shall be clearly stated).

d) Enter the examination results into the database in order to print examination stamps and the certificate of examination results (if required).

dd) Affix the examination stamp: When the lift’s examination results meet technical safety requirements, the inspector affixes an examination stamp to the device. The examination stamp must be affixed in an easily observable position.

e) Issue a certificate of examination results:

- When the lift has examination results that meet safety technical requirements, the examination body shall issue a certificate of examination results for the lift within 05 working days from the date of approval of the examination record.

- When the lift's examination results do not meet the requirements, it shall only carry out the steps mentioned in Points a and b, Clause 5, Article 8 of this Procedure and only issue the examination record to the lift employer, which must clearly state the reasons why the lift does not meet examination requirements, recommendations for corrective action and time limit for implementing those recommendations. At the same time, it shall send the examination record and notify the local labor authority in the locality where the lift is installed and used.

Article 9. Technical safety examination frequency

1. Periodic safety technical examinations for lifts installed in apartment buildings, offices, shopping malls, hospitals, hotels, manufacturing plants or in public areas shall be conducted twice (02) a year.

2. Periodic safety technical examination for lifts installed in structures other than those mentioned in Clause 1 of this Article shall be conducted after every three (03) years.

3. Periodic safety technical examination for lifts that have been in service for more than 15 years shall be conducted once a (01) year.

4. Depending on the conditions in terms of equipment, the technical safety examination frequencies stated in Clauses 1, 2 and 3 of this Article may be shortened at the discretion of the inspector on the basis of agreement with the organization or individual that owns or manages the lift. In case of shortening the technical safety examination frequency, the inspector performing the examination must clearly state the reason for the shortening in the examination record.

 

Appendix

SAMPLE EXAMINATION RECORD

 

(Name of the examination body)

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_________________________

...., dd... mm... 20...

 

 

 

RECORD OF TECHNICAL SAFETY EXAMINATION (ELECTRIC LIFT/MACHIEN ROOM-LESS LIFT/HOME LIFT/HYDRAULIC LIFT) 1

No. ....................

 

Pursuant to the Technical safety examination procedure for lifts, designation code QTKD: 02-2021/BLDTBXH promulgated together with Circular 12/2021/TT-BLDTBXH dated September 30, 2021 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

We are:

Representative of the examination body:

1 .............................. Identification number of the inspector: ............................................

2 .............................. Identification number of the inspector: ............................................

Affiliated to the examination body:

Accreditation registration number of the examination body:

Witnesses of the examination and those who approve the examination record:

1 Position:

2 Position:

conducted examination for (name of equipment):

owned/managed by (Name of organization or individual owning/managing the lift):

...............................................................................................................

Address (head office of the employer):

Address (Location) of installation:

I - SPECIFICATIONS OF THE LIFT

Basic specifications:

Code:

Year of manufacture:

Rated speed (m/ph):

Manufacturer:

Manufacturer code:

Rated load (Kg):

Place of manufacture:

Stops:

Maximum useful area of the car:

Drive type:

Use:

 

 

- Engine specifications:

Capacity:

 

Year of manufacture:

 

Rated current:

 

Code:

 

Serial number:

 

Voltage:

 

Manufacturer:

 

Rotation speed:

 

 

 

 

- Previous examination record (if any) No.: ........ on: ..................... conducted by (name of the examination body): ...................................

II- EXAMINATION FORM

First time □ Periodic □ Exceptional □

- Reason for exceptional examination (if any):

III- EXAMINATION DETAILS

1. CHECKING RECORDS AND DOCUMENTATION

No.

Name of document

Comments

Yes

Not applicable

1

Documentation of the lift

 

 

2

Type examination certificate

(Applicable to first-time examinations)

 

 

3

Previous examination documentation

(Not applicable to first-time examinations)

 

 

4

Previous maintenance documentation

 

 

5

Maintenance, repair and replacement records (if any)

 

 

 

Interpretation of the results:

- Comments:

- Interpretation of the results: Adequate □ Inadequate □

2. EXTERNAL EXAMINATION

- Comments:

....................................................................................................................................

- Completeness - synchronization of the lift: 

- Defects - deformation:

- Interpretation of the results: Qualified □ Unqualified □

3. CHECK AND ASSESSMENT OF THE TECHNICAL CONDITIONS AND DETAILS OF THE LIFT

Comments:

....................................................................................................................................

No.

CHECKLIST

REGULATION

FOR THE INSPECTOR

Practical result2

Qualified

Unqualified

1.

Well

 

 

 

 

-

Check of the equipment that must be in the well

- Lift stopping device

- Sockets

- Light controllers

Adequate/

Inadequate

 

 

-

Check of the pit environment: Pit floor cleaning, water infiltration, lighting

Assessed under Point 2.1.1.16 QCVN 02: 2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the cover of the well

Assessed under Points 2.1.1.11, 2.1.4.6, 2.1.4.7 and 2.1.4.8 QCVN 02: 2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of exits and examination doors

Assessed under Point 2.1.3 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Horizontal distance from the inner surface of the well wall to the door sill, the car door frame or the outer edge of the landing doors

Assessed under Points 2.1.4.7, 2.2.10, 2.2.11 and 2.2.12 QCVN 02: 2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the device that controls the opening and closing of landing level doors: Check of the technical conditions and interlock of mechanical locks and electrical contacts

Assessed under Points 2.2.8 and 2.2.19.3 QCVN 02:2019

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Well lighting

- Lighting on the car roof and pit floor, minimum 50 Lux

- Lighting in other areas in the well, at least 20 Lux

- Lighting on the car roof and pit floor

...Lux

- Lighting in other areas in the well

...Lux

 

 

-

Well ventilation

Assessed under Point 2.1.1.4 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant (*)

 

 

-

Principal dimensions of landing doors

Minimum height of 2 m

The width of the landing door must not exceed 50 mm compared to the car door

- Height:

...m

- Width:

...m

 

 

-

Refuge space at the top of the well

There are signs clearly stating the dimensions and positions of person when entering the refuge space

Yes/No

 

 

-

Refuge space in the pit

There are signs clearly stating the dimensions and positions of person when entering the refuge space

Yes/No

 

 

-

Means of access to the well

Assessed under Point 2.1.2 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the buffers

Assessed under Point 2.7 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

2.

Machine room and equipment inside the machine room

 

 

 

 

-

Check of the machine room and equipment in the machine room

Assessed under Point 2.1.1.2 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of means of access to the machine room, the elevations in the machine room: railings and stairs

Assessed under Point 2.1.2.4 QCVN 02:2019

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Check of the installation location of machine assemblies and electrical cabinets, measurement of the safe distances between them and with construction structures in the machine room

Assessed under Point 2.9 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the environment in the machine room (temperature, lighting, ventilation)

- The temperature inside the machine room must be maintained between +5 °C and +40 °C.

- Lighting and ventilation Assessed under Points 2.1.1.4 and 2.1.1.16 QCVN 02:2019.

Temperature:.. °C

Lighting:

 lux

 

 

-

Check of means of access to the machine room: doors - door locks

Assessed under Points 2.1.1.5.4 and 2.1.2.2 QCVN 02:2019.

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Check of the arrangement of electrical panels and electrical switches in the machine room

Assessed under Point 2.9 QCVN 02:2019

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Check of the wiring from the main electrical panel to the electrical cabinet and from the electrical cabinet to the machine parts

Assessed under Point 2.9.1 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

3.

Car and equipment inside the car

 

 

 

 

-

Principal dimensions of car doors

The minimum principal height for landing doors and car doors is 2 m

h = .... m

 

 

-

Principal height inside the car

at least 2 m

h = .... m

 

 

-

Rated load and maximum area of the car

Under Tables 3 and 4 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Instructions for use and response to incidents in the lift

Assessed under Point 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Yes/No

 

 

-

Contact phone number of the responsible person

Assessed under Point 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Yes/No

 

 

-

Emergency communication system

Assessed under Point 2.3.5.4 QCVN 02:2019

Yes/No

 

 

-

Check of the rope ends fixed on both the car and the counterweight

Assessed under Points 2.4.5 and 2.4.6 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the emergency exits on the car roof

If an escape hatch is installed on the car roof, the hatch must have minimum dimensions of 0.40 m x 0.50 m.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the safe distance between the car and the counterweight, including the protruding parts of the two above parts, which shall be not less than 0.05 m

Not less than 0.05 m

L =.... mm

 

 

-

Check of electric safety devices controlling opened and closed position of car doors

Assessed under Points 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19, 2.2.20, 2.2.24, 2.2.27, and 2.2.28 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the clearance between the two car doors and between the door and the car frame

Assessed under Point 5.3.1.4 TCVN 6396-20:2017

L =.... mm

 

 

-

Check of the technical conditions and operation of the door anti-jamming device

Assessed under Points 2.2.17, 2.2.18, 2.2.19 and 2.2.20 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the horizontal safety distance between the car door sill and the landing door sill

No more than 35 mm

L=...mm

 

 

-

Overload warning device

The user must be notified by an audible or visible signal in the car

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Landing position indicators, stopping accuracy

Assessed under Points 2.3.4.4.1, 2.10.3 and 2.10.4 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Door locks

The lock must be interlocked with a safety electrical contact

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Car lighting

Minimum intensity of 100 lux projected onto control equipment and at a height of 1 m above the floor at any point not more than 100 mm from the car wall

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Ventilation

Cars must have ventilation holes in the upper and lower parts thereof.

Compliant/

Non-compliant

 

 

4.

Ascending car overspeed protection means

 

 

 

 

-

The overspeed governor

 

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

The safety gear

Assessed under Points 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7, 2.5.8, 2.5.9, and 2.5.10 QCVN 02:2019

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Steel wire ropes

Assessed under Points 2.5.11 QCVN 02:2019; Appendix E to TCVN 7550:2005.

Rope diameter ......... mm

 

 

5.

Counterweights and balancing weights, suspension means, compensation means, and related protection means

 

 

 

 

-

Check of the counterweight frame, the situation of installing the counterweight filler plates in the frame, and the fixation of the plates in the frame

Assessed under Points 2.4.2 and 2.4.4 QCVN 02:2019.

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Check of the tensioning pulleys and counterweight for the overspeed governor:

+ Condition of movable joints of counterweight frame;

+ Protection for pulleys;

+ Rope slack control device.

Assessed under Points 2.4.3, 2.4.13 and 2.4.15 QCVN 02:2019.

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Check of sheaves, rope directions, and protective shields

Assessed under Points 2.4.3, 2.4.13 and 2.4.15 QCVN 02:2019.

Compliant/ Non-compliant

 

 

-

Cabin suspension device, counterweight or balancing weight

Assessed under Points 2.4.2 and 2.4.4 QCVN 02:2019.

Rope diameter:.... mm

Number of wires: ...

 

 

-

Sheaves and pulleys

Assessed under Points 2.4.3, 2.4.13 and 2.4.15 QCVN 02:2019.

Compliant/ Non-compliant

 

 

6.

Driving machines and associated devices

 

 

 

 

-

Driving machine and method

Assessed under Point 2.8.11 QCVN 02:2019 for electric lifts or Clause 2.8.15 QCVN 02:2019 for hydraulic lifts

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Brake system

(Technical conditions of brakes, brake pads, brake springs

Assessed under Point 2.8.3 QCVN 02:2019.

Compliant/

Non-compliant

 

 

7.

Control system, safety devices

 

 

 

 

-

Check of electric devices

Assessed under Point 2.9 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

-

Check of the control system and limit switches

Assessed under Point 2.10 QCVN 02:2019

Compliant/

Non-compliant

 

 

8.

Guide rails

Assessed under Point 2.6 QCVN 02: 2019

Compliant/ Non-compliant

 

 

9.

Rescue system

 

 

 

 

-

Manual rescue

Assessed under Point 2.11.1.1 QCVN 02:2019

Equipped/Not equipped

 

 

-

Electric rescue

Assessed under Point 2.11.1.2 QCVN 02:2019

Equipped/Not equipped

 

 

-

Rescue procedures

The lift manufacturer must provide appropriate rescue procedures in the event of an incident.

Equipped/ Not equipped

 

 

10.

Insulation and ground resistance

 

 

 

 

-

Insulation

Assessed under Table 16 TCVN 6396-20:2017

... MΩ

 

 

-

Ground resistance

≤ 4 Ω

... Ω

 

 

 

4. TEST OPERATION

4.1. LOAD-LESS TEST

- Comments:

....................................................................................................................................

- Interpretation of the results: Qualified □ Unqualified □

4.2. DYNAMIC LOAD TEST WITH 100% RATED LOAD:

- Comments:

- Interpretation of the results:

+ Car speed:

 m/ph.

Results: Qualified

Unqualified

+ Motor current (When the car moves upward/downward):

......./...... A

Results: Qualified

Unqualified

+ Maximum tolerance for stop precision:

......mm

Results: Qualified

Unqualified

+ Instantaneous safety gear or instantaneous safety gear with buffered effect:

..............

Results: Qualified

Unqualified

 

4.3. DYNAMIC TEST WITH 125% RATED LOAD:

- Comments:

- Interpretation of the results:

+ Electromagnetic brake:

Results:

Qualified

Unqualified

+ Progressive safety gear

Results:

Qualified

Unqualified

+ Pulling test

Results:

Qualified

Unqualified

 

5. TEST OF THE RESCUE SYSTEM:

- Comments: ............................................................................................

- Interpretation of the results:

+ Manual rescue equipment Results: Qualified □ Unqualified □

+ Automatic rescue device (if any) Results: Qualified □ Unqualified □

+ Communication system (alarms, intercom telephones) Results: Qualified □ Unqualified □

IV- CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

1. The lift was examined and considered: Qualified □ Unqualified □

qualified to operate with rated load: (kg)

2. Has been affixed with a digital examination stamp at the following location:

3. Recommendations (if any):

Time period for implementation of the recommendations:

V- EXAMINATION INTERVAL

Next examination: dd... mm... 20..

Reasons for shortening the examination frequency (if any):

..................................................................................................................................

The record is approved at ... : .... on dd ..... mm ......... 20.....

At:

..................................................................................................................................

The record are made in ... counterparts, of which each party keeps ... ./.

 

ORGANIZATION OR INDIVIDUAL

OWNING/MANAGING THE LIFT

(Signature and seal)

WITNESS

(Signature and full name)

INSPECTOR

(Signature and full name)

 

------------------

1 The inspector clearly writes the name of the lift being inspected in this section.

2 For examination items involving measurements, the inspector must record the actual measurements in the actual results column corresponding to the assessment item in the examination record. For items that are only for assessment, in the actual results column, the inspector selects one of the appropriate contents to include in the examination record.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 12/2021/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 12/2021/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất