Thông tư 11/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 179/CP của Chính phủ về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư 11/LĐTBXH-TT

Thông tư 11/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 179/CP của Chính phủ về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:11/LĐTBXH-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:03/05/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 11/LĐTBXH-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THôNG Tư

CủA Bộ LAO độNG - THươNG BINH Và Xã HộI Số 11/LĐTBXH-TT NGàY 3 THáNG 5 NăM 1995 HướNG DẫN THựC HIệN NGHị địNH
Số 179/CP CủA CHíNH PHủ Về TIềN LươNG đốI VớI LAO độNG
VIệT NAM LàM VIệC TRONG CáC DOANH NGHIệP Có VốN
đầU Tư NướC NGOàI Và CáC Cơ QUAN, Tổ CHứC
NướC NGOàI HOặC QUốC Tế TạI VIệT NAM

 

Thi hành Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, sau khi trao đổi ý kiến với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành có liên quan; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất, khu công nghiệp và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam như sau:

 

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

 

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Đối tượng và phạm vi áp dụng tiền lương theo Thông tư này là đối tượng, phạm vi quy định tại khoản 5, khoản 6, Điều 1 của Nghị định số 197/CP, cụ thể:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30-6-1990 và ngày 23-12-1992;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài hợp doanh được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất theo Nghị định số 332/HĐBT, ngày 18-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và trong khu công nghiệp theo Nghị định số 192/CP ngày 15-12-1994 của Chính phủ;

- Các Văn phòng đại diện kinh tế, thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép của Bộ Thương mại cấp có thuê mướn lao động là người Việt Nam;

- Các cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện...), các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam có thuê mướn lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết hoặc có quy định khác;

- Người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam theo Nghị định số 839/HĐBT ngày 10-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng:

Lao động là người Việt Nam làm việc trong các tổ chức của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước ban hành ngày 22-6-1994.

 

 

II- LƯƠNG TỐI THIỂU, HỆ THỐNG THANG, BẢNG LƯƠNG:

 

1. Lương tối thiểu:

Lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 197/CP được thực hiện như sau:

a) Mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường.

b) Mức lương tối thiểu được quy định tính bằng đồng đô la Mỹ (USD/tháng).

Mức lương tối thiểu hiện nay là 35 USD/tháng, áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 30 USD/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên các tỉnh, thành phố, thị xã thị trấn còn lại hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đơn giản thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đối với các ngành, nghề đã được thoả thuận mức lương tối thiểu cao hơn thì tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu đó cho đến khi có quyết định mới.

Mức lương tối thiểu này có thể vận dụng để trả cho lao động trong thời gian thử việc nhưng tối đa không quá 60 ngày theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 198/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ trong trường hợp mức lương thử việc thấp hơn mức lương tối thiểu.

Không được dùng mức lương tối thiểu để trả cho lao động chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tạo.

2. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương:

Thang lương, bảng lương, mức lương, phụ cấp lương và quy chế trả lương quy định tại Điều 22 của Nghị định số 197/CP được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng hệ thống thang lương bảng lương theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề tương ứng với hệ thống thang lương, bảng lương nghề hoặc nhóm ngành, nghề do Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp trong nước theo nguyên tắc sau:

- Số bậc của thang lương, bảng lương tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc đòi hỏi nhưng hệ số mỗi bậc lương không thấp hơn hệ số bậc tương ứng trong các thang lương, bảng lương áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước; bội số của thang lương không được thấp hơn bội số thang lương theo ngành, nghề hoặc nhóm ngành, nghề áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước.

- Mức lương bậc 1 của các thang lương, bảng lương trong điều kiện lao động bình thường phải cao hơn mức lương tối thiểu (30 hoặc 35 USD/tháng tuỳ từng vùng, từng nghề theo quy định tại Quyết định số 242/LĐTBXH-QĐ ngày 5-5-1992 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương cần lấy ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức và ghi vào thoả ước lao động tập thể.

b) Đối với doanh nghiệp mới thành lập còn có khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa thể áp dụng ngay hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì trong thời gian tối đa 6 tháng người sử dụng lao động có thể trả thấp hơn 10% - 15% mức lương tính theo hệ số bậc lương tương ứng hệ số bậc lương theo ngành, nghề, nhóm ngành, nghề trong các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng mức lương của bậc thấp nhất trong nước không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trước khi thực hiện phải tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức và đăng ký với cơ quan lao động địa phương. Sau thời gian quy định nói trên phải thực hiện trả lương theo đúng quy định của Nhà nước.

c) Trợ cấp lương:

Doanh nghiệp phải thực hiện các khoản phụ cấp lương sau:

- Phụ cấp khu vực: không được tính thấp hơn mức lương do Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp trong nước trên cùng địa bàn;

- Phụ cấp đắt đỏ: không được tính thấp hơn mức do Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp trong nước trên cùng địa bàn:

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng cho những nghề hoặc công việc chưa được quy định trong thang lương bảng lương của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quy định thêm các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác để trả cho người lao động.

Mức lương, phụ cấp lương cụ thể do người lao động thoả thuận với người lao động nhưng phải lấy ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức và ghi vào hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

d) Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương, trước khi áp dụng phải tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức.

e) Việc xác định tiền lương đối với các chức danh giám đốc (Phó tổng Giám đốc) và các chức vụ chủ chốt khác trong doanh nghiệp như sau:

Nguyên tắc xác định:

- Người giữ chức vụ lãnh đạo có mức lương cao hơn người bị lãnh đạo;

- Hội đồng doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài quyết định mức lương của các chức danh nêu trên;

- Người Việt Nam và người nước ngoài nếu giữ chức vụ ngang nhau thì được trả lương như nhau;

Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nếu thuê Giám đốc, (Tổng giám đốc) là người nước ngoài hoặc một số chức danh kỹ thuật, chuyên môn phải thuê người nước ngoài do lao động Việt Nam đảm nhận được thì mức lương do hai bên thoả thuận, ngoài ra còn tính thêm một khoản tiền do xa gia đình, xa Tổ quốc, mức cụ thể do hai bên thoả thuận.

f) Đối với những ngành, nghề đặc thù như dầu khí..., thang lương, bảng lương và quy chế trả lương được ban hành sau khi cơ quan quản lý có thẩm quyền đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét thoả thuận.

g) Người sử dụng lao động ở các Văn phòng đại diện, hoặc người nước ngoài người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam như dựa vào các quy định nêu trên, thang lương, bảng lương, mức phụ cấp của chức danh nghề hoặc công việc làm cơ sở thoả thuận tiền lương với người lao động khi giao kết hợp đồng kinh tế.

 

 

III- CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG:

 

1) Căn cứ vào hình thức trả lương quy định tại Điểm 5 tại Nghị định số 197/CP, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương hay thay đổi hình thức trả lương cho phù hợp với điều kiện, tính chất công việc và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng sự lựa chọn hoặc thay đổi này phải thể hiện trong thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động, tiền lương trả cho người Việt Nam bằng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ giá mua đồng đôla Mỹ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

1) Trả lương khi làm thêm giờ theo khoản 1, 2 Điều 8 của Nghị định số 197/CP được thực hiện như sau:

a) Đối tượng: áp dụng cho mọi đối tượng, trừ những người làm việc theo lương sản phẩm theo định mức lương khoán hoặc trả lương theo thời gian làm việc không ổn định như làm việc trên các phương tiện vận tải đường bộ (kể cả lái xe con), đường sông, đường biển, đường hàng không thu mua hải sản, nông sản, thực phẩm...

b) Cách tính lương làm thêm giờ:

- Đối với lao động trả lương theo thời gian:

Tiền lương làm Tiền lương giờ Số giờ 150%

thêm giờ = (theo khoản 1 Điều 5 x làm thêm x hoặc

NĐ 197/CP) 200%

+ 150% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngành bình thường.

+ 200% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.

Trường hợp người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm thì người lao động chỉ phải trả phần chênh lệch bằng 50% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường bằng 100% lương giờ của ngày làm việc bình thường, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.

- Đối với người được trả lương theo sản phẩm, sau khi hoàn thành định mức số lượng, khối lượng sản phẩm tính theo giờ tiêu chuẩn (giờ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 (Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ), nếu người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm thì đơn giá những sản phẩm làm thêm ngoài định mức giờ tiêu chuẩn được tăng thêm 50% nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày thường; 100% nếu sản phảm làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.

3) Người lao động khi làm việc vào ban đêm theo khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 197/CP được trả lương như sau:

a) Mức trả:

- Mức ít nhất bằng 35% áp dụng cho trường hợp làm việc liên tục vào ban đêm từ 8 giờ trở lên trong một tháng không phân biệt hình thức trả lương.

- Mức ít nhất bằng 30% áp dụng cho các trường hợp làm việc vào ban đêm còn lại không phân biệt hình thức trả lương.

b) Cách tính tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm:

- Đối với lao động được trả lương theo thời gian:

Tiền lương Tiền lương giờ Số giờ ít nhất 30%

trả thêm = (theo khoản 1, x làm việc x hoặc ít nhất

Điều 5, NĐ 197/CP) ban đêm 35%

- Đối với lao động được trả lương theo sản phẩm, lương khoán nếu làm thêm vào ban đêm thì đơn giá tiền lương được tăng thêm ít nhất 30% hoặc ít nhất 35% so với đơn giá tiền lương làm việc vào ban ngày.

Người lao động hưởng theo sản phẩm, lương khoán nếu làm thêm vào ban đêm thì đơn giá tiền lương được tăng thêm ít nhất 30% hoặc ít nhất 35% so với đơn giá tiền lương làm việc vào ban ngày.

Trường hợp sản phẩm làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương giờ làm thêm được tính trả như làm thêm giờ vào ban ngày, cộng với tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.

4/ Chế độ nâng lương:

a) Việc nâng lương đối với người lao động do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức theo nguyên tắc sau:

- Số người được nâng lương hàng năm trong doanh nghiệp phụ thuộc vào yêu cầu công việc hoặc thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

- Căn cứ để nâng bậc lương là tiêu chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

b) Điều kiện nâng bậc:

- Như đã giao kết hợp đồng, không xác định thời gian hoặc hợp đồng xác định thời gian từ 1 năm trở lên; người giữ chức vụ do Hội đồng quản trị thuê điều hành doanh nghiệp.

- Trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể có nội dung nâng bậc lương.

- Thời gian xét nâng bậc lương như sau:

+ Trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì người lao động phải có ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78; phải có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên kể từ thời điểm xếp lương hoặc nâng bậc lương trước đó.

+ Trường hợp doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương thì đối với người lao động có thời gian đào tạo nghề dưới 24 tháng có thời gian 2 năm (24 tháng) làm việc tại doanh nghiệp được nâng bậc lương ít nhất bằng 10% mức lương ghi trong hợp đồng lao động, đối với người lao động có thời gian đào tạo nghề từ 24 tháng trở lên có thời gian 3 năm (36 tháng) làm việc tại doanh nghiệp được nâng bậc lương ít nhất bằng 7% mức lương ghi trong hợp đồng lao động.

+ Đối với người làm việc tích cực, có hiệu quả thì người sử dụng lao động có thể nâng bậc sớm hơn thời gian quy định trên.

c) Nâng bậc:

Người thuộc diện nâng bậc, để được nâng bậc thì doanh nghiệp phải tổ chức thi nâng bậc:

- Thi nâng bậc đối với công nhân là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc mà người đó đảm nhận.

- Thi nâng bậc đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành phục vụ là tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

Trường hợp doanh nghiệp chưa có tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ thì người sử dụng lao động phải quy định tạm thời một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chuyên môn gắn chặt với nội dung công việc hoặc trách nhiệm được giao trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc đại diện của tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn.

d) Mức lương được nâng bậc theo hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng. Quyết định nâng bậc lương ký từ ngày nào thì được hưởng lương mới từ ngày đó.

e) Từ nay trở đi các doanh nghiệp căn cứ vào Thông tư này lập kế hoạch nâng bậc lương hàng năm trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tổ chức thi nâng bậc và quyết định nâng bậc lương cho diện được nâng bậc lương thuộc doanh nghiệp quản lý.

5/ Việc trích thưởng từ lợi nhuận còn lại theo khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 197/CP được thực hiện như sau:

a) Đối tượng được xét thưởng:

- Lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên.

- Có đóng góp vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Mức thưởng của một năm không thấp hơn 1 tháng lương ghi trong hợp đồng lao động.

c) Quy chế thưởng: Doanh nghiệp phải xây dựng quy chế thưởng theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thể hiện qua năng suất, chất lượng công việc;

- Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp người có thời gian nhiều thì được hưởng nhiều hơn;

- Chấp hành nội quy kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

Quy chế thưởng phải tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời nơi chưa có tổ chức Công đoàn chính thức.

6/ Trả lương khi ngừng việc theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 197/CP được thực hiện như sau:

Trong một ca làm việc, nếu ngừng việc từ 2 giờ trở lên thì ngừng việc vào giờ nào thì được trả đủ lương của giờ đó, nếu ngừng việc đến hết ca thì được trả đủ lương của ca đó, nếu làm việc hết tuần, hết tháng thì được trả đủ tiền lương theo lương tuần lương tháng của tuần, tháng đó, mức tiền lương để tính trả khi ngừng việc là tiền lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương tương ứng với các hình thức trả lương thời gian quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 197/CP.

 

 

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sớm ban hành hệ thống thang lương, mức lương và đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và dầu tư.

2. Hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo với cơ quan lao động và cơ quan tài chính địa phương về thu nhập thực tế, bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác (nếu có) theo số lượng của người lao động tại doanh nghiệp.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; Sở kinh tế đối ngoại; Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp và cơ quan được Nhà nước uỷ quyền kiểm tra thực hiện Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1995. Bãi bỏ tất cả quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
---------
No: 11/LDTBXH-TT
Hanoi, May 03, 1995
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.179-CP ON THE 31ST OF DECEMBER 1994 OF THE GOVERNMENT CONCERNING THE WAGES OF VIETNAMESE LABOR IN FOREIGN INVESTED ENTERPRISES, AND FOREIGN OR INTERNATIONAL AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN VIETNAM
In execution of Decree No.197-CP on the 31st of December 1994 of the Government which provides details and guides the implementation of a number of articles of the Labor Code concerning wages and salaries, after consulting with the State Committee for Cooperation and Investment, the Vietnam General Confederation of Labor and a number of concerned ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs gives the following guidance for the implementation of the system of wages for Vietnamese labor in foreign-invested enterprises, in the export processing zones, industrial parks and foreign or international agencies and organizations in Vietnam:
I. OBJECTS AND SCOPE OF REGULATION
1. Objects and scope of regulation:
The subjects and scope of regulation of this Circular are the same as already defined in Item 5, Item 6 of Article 1 of Decree No. 197-CP. More concretely:
- The foreign-invested enterprises defined in the Law on Foreign Investment in Vietnam issued in 1987 and the Law on Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam issued on the 30th of June 1990 and on the 23rd of December 1992;
- The foreign-invested enterprises, the foreign partners to joint ventures set up and operating in the export processing zones under Decree No. 322-HDBT on the 28th of October 1991 of the Council of Ministers (now the Government) and in industrial parks under Decree No.192-CP on the 25th of December 1994 of the Government;
-The foreign economic and trade representative offices set up and operating in Vietnam under permits issued by the Ministry of Trade, and employing or hiring Vietnamese labor;
- Diplomatic representative offices (embassies, general consulates, consulates, representative offices...), international or non-governmental organizations, foreign news, press, radio and television agencies based in Vietnam and employing Vietnamese labor, except otherwise provided for in international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to;
- Foreigners and those of Vietnamese origin living abroad who temporarily reside in Vietnam and who hire Vietnamese labor under Decree No.389-HDBT on the 10th of November 1990 of the Council of Ministers (now the Government).
2. Objects and scope of non-regulation :
The laborers who are Vietnamese working in the organizations of those of Vietnamese origin residing abroad, and foreigners who reside for long periods in Vietnam to invest in economic and social fields under the Law on Promotion of Domestic Investment issued on the 22nd of June 1994.
II. MINIMUM WAGE, SYSTEM OF WAGE SCALES AND BRACKETS
1. Minimum wage :
The minimum wage stipulated in Item 3, Article 3 of Decree No. 197-CP shall be applied as follows :
a/ The minimum wage is the wage paid to the doer of the simplest jobs (untrained labor) in normal labor conditions and environment.
b/ The minimum wage is calculated in US dollars (USD/month).
The present minimum wage is 35 USD/month applied to foreign-invested enterprises based in Hanoi and Ho Chi Minh City; 30 USD/month applied to foreign-invested enterprises based in provinces and other cities, towns and townships, or businesses employing a large number of simple labor in agriculture, forestry and aquaculture. With regard to a number of branches and professions where the minimum wage has been set at a higher rate by mutual consent, that minimum wage shall be applied until a new decision.
The minimum wage can be applied in the payment for the laborers during the probationary period but for not more than 60 days, as stipulated in Article 5 of Decree No.198/CP on the 31st of December 1994 of the Government, in case the probationary wage is lower than the minimum wage.
The minimum wage cannot be paid to professionals or technicians who have been trained.
2. Wage scale, wage brackets and wage subsidies:
The wage scale, wage bracket and wage subsidies, and the statute on wage payment defined in Article 22 of Decree No. 197-CP shall be applied as follows:
a/ The enterprises are allowed to work out and apply their own wage scales and wage brackets, according to their branches and professions or groups of branches and professions, corresponding with the system of wage scales and wage brackets, based on each branch and profession or each group of branches or professions, stipulated by the Government for the businesses inside the country. But they have to comply with the following principles:
- The number of grades in a wage scale and bracket shall depend on the complexity required by the jobs, but the coefficient of each grade shall not be lower than the coefficient of the corresponding grade in the wage scale and bracket applied to the businesses in the country; the multiple of the wage scale shall not be lower that of the wage scale for the same branch or profession or groups of branches or professions applied to the businesses in the country.
- The wage of Grade I in the wage scale and bracket in normal labor conditions must be higher than the minimum wage (30 USD or 35 USD/month depending on each region and each profession, as stipulated in Decision No. 242/LDTBXH-QD on the 5th of May 1992 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs).
- The elaboration of the system of wage scales and brackets should be done in consultation with the local trade union organization, or the provisional trade union organization where no official trade union organization has been set up, and must be recorded in the collective labor accord.
b/ With regard to the newly founded enterprises which still meet with difficulties in production and business activities and which cannot apply immediately the system of wage scales and brackets prescribed by the State, the employer can, within no more than six months, apply a pay rate from 10% to 15% lower than the wages based on the coefficient of the corresponding grades of the wage scales and brackets in the branch or professions, or group of branches and professions, prescribed by the State for the businesses in the country. However, in any case the wage of the lowest grade shall not be lower than the minimum wage. Before its application, this wage system must be subjected to comments by the local trade union organization, or the provisional trade union organization where no official trade union organization has been set up, and must be registered with the local labor agency. After the time limit defined above, the enterprise must apply the pay system according to the prescriptions of the State.
c/ Wage subsidies:
The enterprise shall have to pay the following wage subsidies:
- Area allowance: this must not be lower than the rate prescribed by the State for the businesses in the country located in the same area;
- Dearness allowance : this must not be lower than the rate prescribed by the Government for the businesses in the country located in the same area;
- Noxiousness and risk allowance: this applies to the professions or jobs not yet defined in the wage scales and brackets of the enterprise;
Besides, the enterprise may devise other wage allowances and subsidies for the laborers.
The concrete wage and allowance rate shall be mutually agreed upon between the employer and the laborers, but they must be decided in consultation with the local trade union organization, or the provisional trade union organization where no official trade union organization has been set up, and must be recorded in the collective labor accord.
d/ The employer has the responsibility to work out the statute of wage payment. Before applying this statute, he must consult the local trade union organization, or the provisional trade union organization where no official trade union organization has been set up.
e/ The salaries of the holders of the posts of Director (or General Director) and Vice Director (or Vice General Director) and other key posts in the enterprise shall be determined on the following principles:
- The persons in the leading posts shall have higher salaries than those who hold non-leading posts;
- The Managing Board of the enterprise, or the owner of the enterprise with 100% of foreign capital, shall decide the salaries of the above-mentioned posts;
- A Vietnamese and a foreigner holding equivalent posts shall receive the same salary.
For a joint venture with a foreign partner, if the enterprise hires a foreign Director (or General Director) or a number of foreigners to assume some professional or technical posts which cannot yet be assumed by Vietnamese, the salaries shall be mutually agreed upon. Besides, the enterprise may pay them a number of subsidies such as necessitated by their living far from their families and their countries. The concrete rates shall be mutually agreed upon.
f/ With regard to some special branches and professions such as oil and gas..., the wage scales, wage brackets, wage rates, wage allowances and payment statute shall be publicized after the authorized managing agency submits them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and approval.
g/ The employer at the representative offices, or the foreigners or those of Vietnamese origin living abroad who temporarily reside in Vietnam and hire Vietnamese laborers, shall base themselves on the above regulations to work out the wage scales, brackets and rate as well as the wage allowances for the different posts for different professions and jobs, and reach agreement with the laborers during the negotiations on the labor contract.
III. REGIME OF PAYMENT OF WAGES AND BONUSES
1/ Basing himself on the forms of wage payment stipulated in Article 5 of Decree No.197-CP, the employer shall choose the form of payment, or change the form of wage payment, in a way suited to the conditions and character of the job, and production organization of the enterprise. This choice must be written down in the collective labor accord, or the labor contract. The wage of a Vietnamese laborer shall be paid in the currency of the Vietnamese State Bank at the exchange rate of the US dollars announced by the Vietnam State Bank at the time of the payment.
2/ Payment for overtime work under Items I and 2 of Article 8 of Decree No.197-CP shall be effected as follows:
a/ Objects: This payment applies to all objects, except those who receive their wages by piecework, by package deal, or by time-work with regard to jobs without fixed schedules, such as the drivers of transport means on the road (including cars), or workers operating on rivers, sea and air routes or those assigned with the purchase of sea products, farm products and foods...
b/ Method of calculating wages for overtime work:
- With regard to timework:
+ 150% of hourly wage in a normal work-day applied to the overtime work hours of week-days.
+ 200% of hourly wage in a normal work-day applied to the overtime workhours during the weekly rest day or on holidays.
In case the laborer takes an equivalent time off to make up for his overtime hours, the employer shall have only to pay an extra wage of 50% of the hourly wage of a normal day if the overtime work takes place on a normal workday, and an extra wage of 100 % of the hourly wage of a normal workday if the overtime work takes place on the weekly rest day or on holidays.
- In case of piecework, after the laborer has fulfilled his quota in terms of quantity or volume of products according to the standard time (under Article 3 of Decree No.195-CP on the 31st December 1994 of the Government), if the employer requests the laborer to work extra hours, the unit prices of the products made outside the quota of standard time shall increase by 50% if the extra hours take place on normal days, and by 100% if they take place on the weekly rest day or on holidays.
3/ Night-time work under Item 3, Article 8 of Decree No.197-CP shall be paid as follows:
a/ Payment rate :
- The lowest rate for overtime work at night shall be 35%, if the laborer works continously for eight days and more during a month, irrespective of the form of wage payment.
- The lowest rate for overtime work at night shall be 30% applicable to all the other cases, irrespective of the form of wage payment.
b/ Method of calculating extra pay for overtime work at night:
- For timework labor:
- With regard to the piecework or packpage pay system, the unit wage for night-time shall be increased by at least 30% or 35% over the unit wage for day-time work.
For the laborer under the piecework or package pay system, if he/she works overtime at night, the unit wage shall be increased by at least 30% or 35% over the unit wage for day-time work.
If the product is made during the overtime work at night, the hourly wage of this overtime shall be the overtime pay in daytime plus the extra pay for night time work.
4/ Regime of wage increase:
a/ The raising of the wage grade of the laborer shall be decided by the employer after consulting the local trade union organization, or the provisional trade union organization where the official trade union organization has not been set up. This upgrading has to comply with the following principles:
- The number of persons receiving pay rise in the enterprise in a year depends on the requirements of the work and the time of their work at the enterprise.
- Pay rise must be based on the technical qualifications, and specialization and professional entitlement.
b/ Conditions for wage increase:
- The persons who have signed labor contracts with indefinite terms or contracts for more than one year, and the persons holding posts hired by the Managing Board to run the enterprise.
- The wage increase is provided for in the labor contract or the collective labor accord.
- The lengths of service for entitlement for wage rise:
+ In case the enterprise applies the system of wage scales and brackets prescribed by the State, the laborer must have at lease two years (24 months) of service with regard to the entitlement having a start-up wage coefficient (Grade I) lower than 1.78, and at least three years (36 months) with regard to the entitlement having the start-up wage coefficient (grade 1) from 1.78 upward after the latest wage classification or rise.
+ In case the enterprise has not yet elaborated its own system of wage scales and brackets, a laborer who has gone through a job training period of less than 24 months and who has two years (24 months) of service at the enterprise, shall be entitled to pay rise at least by 10% of the wage level recorded in the labor contract; a laborer who has through a period of job training of 24 months and more, and have three years (36 months) of service at the enterprise, is entitled to pay rise at least by 7% of the wage level recorded in the labor contract.
+ With regard to the laborer who works with devotion and high efficiency, the employer may raise his wage earlier than defined above.
c/ Upgrading:
The enterprise shall have to organize tests for those who are entitled to upgrading on the wage scale.
- The test for workers shall be based on the technical standard and norms corresponding with the work which they are assuming.
- The test for professionalism, specialization, performance, and services is based on the professional and specialization entitlement.
In case the enterprise has not elaborated its technical gradation standards or specialization and professional standard, the employer shall have to set forth temporarily a number of economic, technical and professional norms closely associated with the contents of the work or responsibility assigned to the laborers. This is to be done in consultation with the local trade union organization or the representative of the collective of the laborers where no trade union organization has been set up.
d/ The size of the wage rise through upgrading shall conform with the system of wage scales and brackets set up by the enterprise itself. The new wage level shall be effective from the date of the signing of the decision to raise the wage grade.
e/ From now on, the enterprises shall base themselves on this Circular to work out their plans for annual wage increase in their production and business plans, in order to organize the test, and decide the upgrading of the wages for those eligible for payrise under the management of each enterprise.
5/ Deduction of bonuses from remaining profits under Item 2, Article 9 of Decree No.197/CP shall be effected as follows:
a/ Eligible for bonuses:
- All laborers who have at least one year's service at the enterprise.
- Having contributed to the results of production and business of the enterprise.
b/ Size of bonuses: The annual bonus shall not be lower than one month's wage recorded in the labor contract.
c/ Bonus statute: The enterprise shall have to work out its bonus statute on the following principle:
- The bonus must be based on the contributions of the laborer to the enterprise as reflected in his productivily and the quality of his work;
- The bonus shall be based on the duration of the laborer's service at the enterprise, those with a longer service are entitled to bigger bonuses.
- Bonused laborer must have strictly observed the regulations and labor discipline of the enterprise.
The bonus statute must be worked out in consultation with the local trade union organization, or the provisional trade union organization where no official trade union organization has been set up.
6/ The wage payment during work stoppage under Item 3 of Article 12 of Decree No.197-CP shall be effected as follows:
During a work shift, if work is suspended for more than two hours, the laborer shall be paid for every hour of the work stoppage. If the stoppage lasts until the end of the shift, he/she shall be paid the wage of the full shift. If the stoppage lasts for a whole week or a whole month, he/she shall be paid all the wages of that week or month. The wage level to be paid for the period of work stoppage is the level of the immediate previous month, and is calculated correspondingly with the form of timework wage stipulated in Item 1, Article 5 of Decree No.197-CP.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
1. The foreign-invested enterprise, the enterprises in the export processing zones and industrial parks, the foreign agencies and organizations in Vietnam should base themselves on the guidance in this Circular to publicize at an early date their system of wage scales and brackets and levels, and register them with the Labor, War Invalids and Social Affairs Service, and report them to the State Committee for Cooperation and Investment.
2. Every month, the employer shall have to report to the local labor and finance agencies the real incomes, including wages, bonuses and other incomes (if any) according to the wage records of the laborers at the enterprise.
3. The Labor, War Invalids and Social Affairs Service in the province or city shall coordinate with the Federation of Labor in the province or city, the External Economic Relations Service, the managing boards of the export processing zones or industrial parks, and the authorized State agency to inspect the implementation of this Circular.
This Circular takes effect on the 1st of January 1995. All the earlier regulations contrary to this circular are now annulled.
Should any difficulties arise in the process of implementation, the concerned agencies are requested to report them in time to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.

 
THE MINISTER OF LABOR,
WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Tran Dinh Hoan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/LDTBXH-TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất