Quyết định 621/2001/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 621/2001/QĐ-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 621/2001/QĐ-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Lương Trào |
Ngày ban hành: | 03/07/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 621/2001/QĐ-BLĐTBXH
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 621/2001/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 2001VỀ VIỆC
BAN HÀNH "QUI CHẾ THỰC HIỆN ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG TU NGHIỆP TẠI
NHẬT BẢN"
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
- Căn cứ Quyết định số 68/2001/QĐ-TTg ngày 02/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp xử lý đối với tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp;
- Căn cứ Biên bản làm việc ký ngày 10 tháng 5 năm 2001 giữa Đoàn công tác Liên Bộ của Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO);
- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng Tổ chức phái cử tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản; Thủ trưởng các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUI CHẾ
THỰC HIỆN
ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SANG TU NGHIỆP TẠI NHẬT BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 621/2001/QĐ-BLĐTBXH
ngày 03 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng.
1- Qui chế này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản (sau đây gọi là tổ chức phái cử).
b) Người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản (sau đây gọi là tu nghiệp sinh).
2- Tổ chức phái cử, tu nghiệp sinh phải thực hiện nghiêm chỉnh qui định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và những qui định cụ thể tại Qui chế này.
Điều 2. Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh.
1- Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh ký giữa Tổ chức phái cử và đối tác Nhật Bản phải đảm bảo các điều kiện, nội dung, hình thức theo qui định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản.
2- Tổ chức phái cử có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng và đăng ký thực hiện hợp đồng tại Cục Quản lý lao động với nước ngoài.
Điều 3. Tuyển chọn tu nghiệp sinh.
1- Tổ chức phái cử phải trực tiếp tuyển chọn tu nghiệp sinh là lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng, doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2- Người lao động Việt Nam được tuyển chọn đi tu nghiệp tại Nhật Bản phải đủ các điều kiện sau:
- Có trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh sang Nhật Bản;
- Có đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, không vi phạm kỷ luật và pháp luật.
Điều 4. Đào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh.
1- Tổ chức phái cử phải tổ chức cho tu nghiệp sinh học tiếng Nhật theo chương trình của đối tác Nhật Bản và giáo dục định hướng theo chương trình do Cục Quản lý lao động với nước ngoài biên soạn. Tổ chức phái cử phải đảm bảo mỗi tu nghiệp sinh có 01 bộ tài liệu học tập.
Trước khi tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh đi Nhật Bản, Tổ chức phái cử phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động với nước ngoài) và cơ quan chủ quản danh sách tu nghiệp sinh, địa điểm, thời gian, chương trình, nội dung đào tạo giáo dục định hướng (theo mẫu số 1 kèm theo Qui chế này).
2- Kết thúc khoá học tiếng Nhật và giáo dục định hướng, Tổ chức phái cử báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài về địa điểm, thời gian tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tiếng và giáo dục định hướng của tu nghiệp sinh để Cục Quản lý lao động với nước ngoài theo dõi, giám sát. Kết quả kiểm tra phải có xác nhận của Tổ chức phái cử và của cơ sở đào tạo; Tổ chức phái cử phải gửi kết quả kiểm tra về Cục Quản lý lao động với nước ngoài.
3- Việc cấp chứng chỉ đào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh thực hiện theo qui định tại Qui chế tạm thời về cấp phát và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 179/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/02/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Thực hiện chế độ tài chính.
1- Tổ chức phái cử được thu của tu nghiệp sinh khoản tiền đặt cọc bằng một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tu nghiệp. Khoản tiền đặt cọc này sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định khi tu nghiệp sinh hoàn thành chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật trở về.
2- Tổ chức phái cử không thu của tu nghiệp sinh các khoản chi phí sau: Chi phí tuyển chọn; chi phí học tiếng Nhật trước khi đi; khám sức khoẻ; làm hộ chiếu; Visa; chi phí đi lại trong nước; chi phí đi lại từ Sân bay đến nơi tu nghiệp; chi phí thông tin, tư vấn với các tổ chức liên quan; chi phí cần thiết cho việc tiếp nhận tu nghiệp sinh trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ; tiền đóng BHXH và phí dịch vụ.
Các khoản chi phí nêu trên sẽ do Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản chịu trách nhiệm chi trả cho Tổ chức phái cử của Việt Nam theo hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh.
3- Trong thời gian tu nghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh không phải nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam.
4- Tu nghiệp sinh có quyền tự quyết định việc chuyển tiền về Việt Nam cho gia đình.
5- Tổ chức phái cử có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/2/2000 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Điều 6. Quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
1- Tổ chức phái cử có trách nhiệm ký "Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản" với từng người lao động trước khi đưa họ đi tu nghiệp tại Nhật Bản (theo mẫu số 2 kèm theo Qui chế này).
2- Đối với mỗi hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh, Tổ chức phái cử phải gửi cho Cục Quản lý lao động với nước ngoài và JITCO 01 bản sao "Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản" ký với một tu nghiệp sinh.
3- Tổ chức phái cử có trách nhiệm báo cáo danh sách tu nghiệp sinh đưa đi theo từng đợt gửi Cục Quản lý lao động với nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
4- Căn cứ số lượng tu nghiệp sinh đang tu nghiệp, làm việc tại các khu vực, địa phương của Nhật Bản, Tổ chức phái cử phải báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài phương án tổ chức quản lý tu nghiệp sinh do tổ chức mình đưa sang Nhật Bản tu nghiệp.
Điều 7. Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản nếu tự ý bỏ hợp đồng sẽ bị xử lý như sau:
1- Bồi thường cho Tổ chức phái cử những thiệt hại và chi phí có liên quan đến việc tự ý bỏ hợp đồng, bao gồm:
a) Chi phí tuyển chọn, đào tạo phục vụ cho việc đi tu nghiệp tại Nhật Bản;
b) Các khoản tiền phạt, tiền bồi thường mà Tổ chức phái cử trả cho đối tác Nhật bản;
c) Các thiệt hại thực tế do tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng gây ra cho Tổ chức phái cử.
2- Bị buộc về nước và phải chịu toàn bộ chi phí đưa về nước;
3- Bị thông báo cho gia đình, nơi làm việc trước khi đi tu nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tu nghiệp sinh cư trú về việc tự ý bỏ hợp đồng.
4- Không được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm kể từ ngày trở về nước.
Điều 8. Trách nhiệm của Tổ chức phái cử trong việc đưa tu nghiệp sinh vi phạm về nước:
1- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tổ chức tiếp nhận tu nghiệp sinh về việc tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, Tổ chức phái cử phải có văn bản đề nghị Cơ quan Đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản đưa tu nghiệp sinh đó về nước; đồng thời báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài (theo mẫu số 3 kèm theo Qui chế này).
2- Tổ chức phái cử phối hợp với Tổ chức tiếp nhận tu nghiệp sinh, các cơ quan chức năng của Nhật Bản, Cơ quan Đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản thực hiện tổ chức đưa tu nghiệp sinh vi phạm về nước.
3- Tạm ứng kinh phí để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và được khấu trừ tiền đặt cọc của tu nghiệp sinh.
Điều 9. Tổ chức phái cử vi phạm Qui chế này và các qui định hiện hành của Nhà nước thì bị xử lý:
1- Tạm đình chỉ đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản trong thời gian 6 tháng nếu vi phạm một trong những trường hợp sau:
a) Tuyển tu nghiệp sinh qua trung gian, môi giới;
b) Thu tiền của tu nghiệp sinh qua trung gian, môi giới;
c) Thu tiền không đúng qui định;
d) Đào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh không đúng theo qui định hiện hành của Nhà nước;
e) Có tỷ lệ tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng từ 10% trở lên trên tổng số tu nghiệp sinh đang tu nghiệp theo hợp đồng (tính từ ngày Qui chế này có hiệu lực);
f) Không thực hiện chế độ báo cáo theo qui định của Qui chế này và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.
2- Đình chỉ việc đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản nếu vi phạm một trong những trường hợp sau đây:
a) Sau thời gian bị tạm đình chỉ vẫn tái phạm một trong những điểm qui định tại khoản 1 Điều này.
b) Có tỷ lệ tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp từ 15% trở lên.
Điều 10. Cơ quan cấp trên của Tổ chức phái cử chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Tổ chức phái cử thuộc phạm vi quản lý theo qui định tại Điều 20 của Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.
Điều 11. Cục Quản lý lao động với nước ngoài phối hợp với Thanh tra chính sách - lao động xã hội, Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra, thanh tra các Tổ chức phái cử, kịp thời uốn nắn các sai phạm và kiến nghị hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
Mẫu số 1
Tên doanh nghiệp...........
DANH SÁCH TU NGHIỆP SINH ĐƯỢC TUYỂN CHỌN, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG ĐƯA ĐI NHẬT BẢN
Kính
gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (Cục Quản lý lao
động
với nước ngoài).
- (Tên cơ quan chủ quản)................................................
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Nghề và nơi làm việc |
Ghi chú |
|
|
|
Nam |
Nữ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị tổ chức đào tạo tiếng Nhật và giáo dục định hướng cho số tu nghiệp sinh nêu trên tại ....................................................................................……………..
thuộc...........................................................................................................
Địa chỉ........................................................................................................
Thời gian: Từ ............................. đến ........................................................
........, ngày.... tháng..... năm........
T/M doanh nghiệp.......................
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu số 2
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐI TU NGHIỆP TẠI NHẬT BẢN
Hôm nay, ngày..... tháng...... năm........, tại:............................................
chúng tôi gồm:
1- Tổ chức phái cử:...................................................................................
- Đại diện là ông (bà):...............................................................................
- Chức vụ:..................................................................................................
- Địa chỉ cơ quan:......................................................................................
- Điện thoại:..............................................................................................
2- Họ và tên tu nghiệp sinh:......................................................................
- Sinh ngày...... tháng........ năm ......................
- Số Hộ chiếu:........................................... Ngày cấp:......../......./..............
- Số chứng minh nhân dân:.......................... Ngày cấp:......./......./............
Cơ quan cấp:............................................................................................
- Nơi thường trú trước khi đi:....................................................................
- Nghề nghiệp trước khi đi:......................................................................
- Nơi làm việc trước khi đi:.....................................................................
(Khi cần báo tin cho ông (bà):................................................................
là .................; địa chỉ:...........................................................................)
Hai bên thoả thuận và cam kết thực hiện những điều khoản sau:
Điều 1: Thời hạn và công việc:
- Thời hạn hợp đồng:
+ Tu nghiệp:..................................................................................
+ Thực tập kỹ thuật:......................................................................
- Thời giờ tu nghiệp (giờ/ngày; giờ/tuần; các ngày nghỉ.v.v...)
- Địa chỉ nơi tu nghiệp:...........................................................................
- Loại công việc/nghề:............................................................................
Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của tu nghiệp sinh:
1- Quyền lợi:
- Trợ cấp tu nghiệp được hưởng hàng tháng:.............................................
- Các khoản thu nhập khác: Tiền làm thêm giờ, tiền thưởng .v.v...
- Điều kiện sinh hoạt: ..............................................................................
- Được hưởng Bảo hiểm tổng hợp theo qui định của JITCO trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật bản.
- Các ngày được nghỉ:.............................................................................
- Chi phí vé máy bay đi và về, chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc;
- Tu nghiệp sinh được hưởng các quyền lợi theo qui định tại Điều 8 - Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ
2- Nghĩa vụ:
- Thực hiện hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản với Tổ chức phái cử;
- Ký kết và thực hiện hợp đồng với Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản;
- Nộp tiền đặt cọc cho Tổ chức phái cử trước khi đi:..............................;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản;
- Trách nhiệm đền bù những thiệt hại do bản thân gây ra cho Tổ chức phái cử, tổ chức tiếp nhận theo qui định tại các hợp đồng đã ký với các bên và các qui định của Pháp luật Việt Nam và Nhật bản;
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức phái cử.
- Làm thủ tục xuất nhập cảnh cho tu nghiệp;
- Tổ chức tuyển chọn tu nghiệp sinh;
- Tổ chức cho tu nghiệp sinh học Nhật ngữ, giáo dục định hướng, học tập các vấn đề có liên quan, kiểm tra kết quả học tập của tu nghiệp sinh;
- Trách nhiệm quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật bản, giám sát tổ chức tiếp nhận trong việc thực hiện hợp đồng ký với Tổ chức phái cử và với tu nghiệp sinh; xử lý, giải quyết các vấnđề phát sinh, bảo về các quyền và lợi ích chính đáng của tu nghiệp sinh...;
- Trách nhiệm xử lý khi tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng;
- Thu và quản quản lý tiền đặt cọc của tu nghiệp sinh;
- Yêu cầu tu nghiệp sinh bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
Điều 4: Giải quyết các vấn đề phát sinh:
- Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh đối với tu nghiệp sinh trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản: là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên theo các hợp đồng đã ký kết (Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh, Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản, Hợp đồng ký giữa tu nghiệp sinh và Tổ chức tiếp nhận) và các qui định có liên quan của pháp luật Nhật Bản.
- Khi có vấn đề phát sinh, tu nghiệp sinh có trách nhiệm báo cáo với đại diện của Tổ chức phái cử hoặc Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản can thiệp, giải quyết.
Điều 5: Giải quyết tranh chấp giữa tu nghiệp sinh và Tổ chức phái cử:
Khi phát sinh tranh chấp giữa tu nghiệp sinh và Tổ chức phái cử, hai bên tiến hành thương lượng, hoà giải trên cơ sở đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.
Trường hợp thương lượng, hoà giải không thành thì các bên đều có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra toà án Việt nam yêu cầu toà án giải quyết theo qui định của pháp luật Việt nam.
Điều 6: Điều khoản chung:
Hợp đồng này được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, tu nghiệp sinh giữ một bản, Tổ chức phái cử giữ một bản.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn ..................
Hai bên đã đọc, hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng và nhất trí ký tên.
Tu nghiệp sinh |
Đại diện Tổ chức phái cử (Ký tên và đóng dấu) |
Mẫu số 3
Tổ chức phái cử...... |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
DANH SÁCH
TU NGHIỆP SINH TỰ Ý BỎ HỢP ĐỒNG TU
NGHIỆP
Kính gửi: Cục Quản lý lao động với nước ngoài
STT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số hộ chiếu |
Ngày cấp hộ chiếu |
Ngày sang Nhật Bản |
Địa chỉ thường trú trước khi đi |
Địa chỉ nơi tu nghiệp |
Ngày bỏ ra ngoài hợp đồng |
Ghi chú |
|
|
|
Nam |
Nữ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 621/2001/QD-BLDTBXH | Hanoi, July 03, 2001 |
DECISION
ON THE ISSUANCE OF THE "REGULATION ON SENDING VIETNAMESE LABORERS FOR PROFESSIONAL TRAINING IN JAPAN"
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30,1992;
Pursuant to Decree No. 15/CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, power and State managerial responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No. 96/CP of December 7, 1993 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to Decree No. 152/1999/ND-CP of September 20, 1999 of the Government providing for Vietnamese laborers and experts working for definite periods in foreign countries;
Pursuant to Decision No. 68/2001/QD-TTg of May 2, 2001 of the Prime Minister on a number of measures to handle cases where Vietnamese trainees in Japan and the Republic of Korea forsake their training contracts on their own will;
Pursuant to the working minutes signed on May 10,2001 between the Inter-ministerial Working Mission of the Vietnamese Government and the Japan international Training Cooperation Organization (JITCO);
At the proposal of the director of the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries,
DECIDES:
Article 1.-To issue together with this Decision the "Regulation on sending Vietnamese laborers for professional training in Japan".
Article 2.-This Decision takes effect from the date of its signing. All earlier regulations which are contrary to this Regulation are now annulled.
Article 3.-The director of the Ministry’s Office, the director of the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries, the heads of the organizations sending Vietnamese trainees to Japan and the heads of the organizations and individuals that are concerned shall have to implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
REGULATION
ON SENDING VIETNAMESE LABORERS FOR PROFESSIONAL TRAINING IN JAPAN
(Issued together with Decision No. 621/2001/QD-BLDTBXH of July 3, 2001 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs)
Article 1.-Objects and scope of regulation
1. This Regulation applies to:
a/ Vietnamese enterprises sending Vietnamese laborers for professional training in Japan (hereafter called sending organizations).
b/ Vietnamese laborers going for professional training in Japan (hereafter called trainees).
2. The sending organization and the trainees must strictly comply with the provisions of Vietnamese law, Japanese law and concrete provisions of this Regulation.
Article 2.-Contracts on sending and receiving trainees
1. The contracts on sending and receiving trainees signed between the sending organizations and the Japanese partners must ensure the conditions, contents and forms as prescribed by Vietnamese law and Japanese law.
2. The sending organization shall have to send a copy of the contract to and register the contract performance at the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries.
Article 3.-Recruitment of trainees
1. The sending organization must directly recruit trainees who are laborers working at factories, enterprises, construction sites and enterprises lawfully operating in Vietnam.
2. Vietnamese laborers recruited for professional training in Japan must meet all the following conditions:
- Having a professional level and experience meeting the requirements of the contract on sending and receiving trainees to Japan;
- Being physically fit, having a good record in ethical conduct and behavior, having not violated discipline and law.
Article 4.-Training and vocational education for the trainees
1. The sending organization must organize the learning of Japanese for the trainees according to the program of the Japanese partner and the vocational education according to the program compiled by the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries. The sending organization must ensure one set of learning documents for each trainee.
Before organizing the training and vocational education for trainees going to Japan, the sending organization must report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries) and the controlling agency the list of trainees, the location, time, program and contents of training and vocational education.
2. At the end of the Japanese language and vocational education course, the sending organization must report to the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries on the location and time for organizing the examination and evaluation of the result of the language and vocational education the trainees so that the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries could monitor and supervise. The result of this examination must be certified by the sending organization of the training establishment; the sending organization must send the examination results to the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries.
3. The granting of training and vocational education certificates to the trainees shall comply with the stipulations of the Provisional Regulation on the issuance and management of training and vocational education certificates to laborers working for definite periods in foreign countries, issued together with Decision No. 170/2000/QD-BLDTBXH of February 22, 2000 of the Minister of Labor, War Invalids and Social affairs.
Article 5.-Implementation of financial regime
1. The sending organization may collect from each trainee a deposit equal to a single-trip airfare from Vietnam to Japan and one month’s training allowances. This deposit shall be returned together with interest thereon as prescribed upon the return of the trainee after completion of his/her professional training and technical apprenticeship program.
2. The sending organization shall not collect from the trainees the following expenses: recruitment expenses; cost of learning Japanese before going to Japan; expenses for medical examination, passport and visa; traveling cost in the country; traveling cost from the airport to the training location; expenses for information and counseling with related organizations; necessary expenses for reception of the returning trainee after he/she accomplishes his/her task; social insurance premium and service charge.
The receiving organization of Japan, shall pay these expenses to the sending organization of Vietnam according to the contract on sending and receiving trainees.
3. During the training period in Japan the trainees shall not have to pay the tax on high income earners in Vietnam.
4. The trainee may decide himself/herself on the transfer of money to his/her family in Vietnam.
5. The sending organization shall have to observe the reporting regime as prescribed in Joint Circular No. 16/2000/TTLT-BTC-BLDTBXH of February 28, 2000 of the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 6.-Managing the trainees in Japan
1. The sending organization shall have to sign the "Contract on training in Japan" with every laborer before sending him/her for training in Japan.
2. For each contract on sending and receiving a trainee, the sending organization must send to the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries and JITCO a copy of the "Contract on training in Japan" signed with a trainee.
3. The sending organization shall have to report the list of trainees sent on each time to the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries and the Vietnamese Embassy in Japan according to Form No. 10 issued together with Circular No. 28/1999/TT-BLDTBXH of November 15, 1999 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. On the basis of the number of trainees who are being trained or working in different areas and localities in Japan, the sending organization shall have to report to the Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries the plan of organizing the management of the trainees who are sent by it for training in Japan.
Article 7.-Trainees in Japan who forsake their contracts on their own will shall be dealt with as follows:
1. They shall have to pay compensations to the sending organization for the losses and expenses related to the forsaking of the contract, including:
a/ Costs of recruitment and training in preparation for the training in Japan;
b/ Fines and compensations which the sending organization pays to the Japanese partner;
c/ Actual losses for the sending organization caused by the trainee who forsakes the contract on his/her own will.
2. They shall be forced to go back to Vietnam and bear all repatriation costs.
3. Their contract forsaking shall be notified to their families, their working place where they worked before leaving for training, and the People’s Committees of the communes, wards or townships where they reside.
4. They shall not be recruited for work in foreign countries for five years after returning to the country.
Article 8.-Responsibility of the sending organization in the repatriation of violating trainees.
1. Within 7 days after being informed by the receiving organization of the contract forsaking by the trainee, the sending organization must send a written proposal to the Diplomatic Representation or the Consulate of Vietnamese in Japan to repatriate the violating trainee; at the same time report the matter to the Department for Managing of Laborers working in foreign countries.
2. The sending organization shall coordinate with the receiving organization and functional agencies of Japan, the Diplomatic Representation or Consulate of Vietnam in Japan to organize the repatriation of the violating trainee.
3. To make an advance payment for timely settlement of arising questions. This money shall be deducted from the deposit of the trainee.
Article 9.-The sending organizations that violate this Regulation and current regulations of the State shall be subject to the following sanctions:
1. Suspension from sending trainees to Japan for six months if they commit one of the following violations:
a/ Recruiting trainees through intermediary or broker;
b/ Collecting money from trainees through intermediary or broker;
c/ Collecting money not as prescribed;
d/ Training and Providing vocational education for the trainees not as currently prescribed by the State;
e/ Having 10% and more of the total of trainees forsaking their contracts (from the effective date of this Regulation;
f/ Failing to abide by the reporting regime as prescribed in this Regulation and the documents guiding Decree No. 152/1999/ND-CP of September 20, 1999 of the Government.
2. Ban from sending trainees to Japan if they commit one of the following violations:
a/ Violating again one of the provisions of Clause 1 of this Article after suspension.
b/ Having 15% and more trainees forsaking their contracts.
Article 10.-The superior bodies of the sending organizations shall have to direct and manage the activities of the sending organizations under their management as prescribed in Article 20 of Decree No. 152/1999/ND-CP of September 20, 1999 of the Government.
Article 11.-The Department for Managing Laborers Working in Foreign Countries shall coordinate with the Inspectorate of labor and social policies, the directors of the Labor, War Invalids and Social Affairs Services in the provinces and centrally-run cities in organizing the inspection and supervision of the sending organizations in order to correct in time the mistakes and violations and propose ways of handling violations of this Regulation and other law-provisions.
| FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây