Nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước

thuộc tính Nghị định 206/2004/NĐ-CP

Nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:206/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:14/12/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý thu nhập - Ngày 14/12/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 206/2004/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các Công ty Nhà nước, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, Công ty Nhà nước được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương không được vượt quá 2 lần so vớiMLTTC. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm, Công ty phải đảm bảo đã nộp ngân sách đầy đủ, mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề... HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc sẽ không được nâng lương hoặc phải hạ bậc lương, không được hưởng lương theo hệ số điều chỉnh, không được thưởng khi để công ty lâm vào một trong 5 tình trạng sau (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự): lỗ, mất vốn Nhà nước, quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ, không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động, để xảy ra sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định, lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt tỉ suất lợi nhuận trên vốn 2 năm liên tiếp hoặc lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được...

Xem chi tiết Nghị định206/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 206/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 206/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2004

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP

TRONG CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi áp dụng các quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập tại Nghị định này, bao gồm:
1. Công ty nhà nước:
- Tổng công ty nhà nước;
- Công ty nhà nước độc lập.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty.
Điều 2. Đối tượng áp dụng, bao gồm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
Điều 3. Quản lý lao động
1. Căn cứ vào khối lượng, chất lượng, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, hàng năm công ty xác định kế hoạch sử dụng lao động và đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện;
2. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng lao động đã đăng ký, công ty trực tiếp tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng lao động của công ty và ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động;
3. Hàng năm công ty có trách nhiệm đánh giá kế hoạch sử dụng lao động và giải quyết chế độ đối với lao động không có việc làm theo quy định của pháp luật lao động.
Điều 4. Công ty được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm này công ty phải bảo đảm đủ các điều kiện:
1. Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
2. Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân;
3. Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Điều 5. Việc xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương của các công ty phải bảo đảm các quy định sau đây:
1. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động tiên tiến và thông số tiền lương phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Đơn giá tiền lương phải đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
Đối với công ty hạng đặc biệt và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thì đơn giá tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty.
Điều 6.  Chế độ tiền thưởng
1. Quỹ thưởng từ quỹ khen thưởng của công ty được xác định theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
2. Tiền thưởng đối với người lao động được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.
Điều 7. Tổng giám đốc, Giám đốc công ty có trách nhiệm:
1. Quý I hàng năm, xây dựng kế hoạch lợi nhuận; kế hoạch sử dụng lao động; đơn giá tiền lương và đăng ký với đại diện chủ sở hữu. Đồng thời gửi cho cơ quan thuế tại địa phương đơn giá tiền lương để làm căn cứ tính thuế;
2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng của công ty;
3. Xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, minh bạch, khuyến khích những người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có năng suất lao động cao đóng góp nhiều cho công ty;
4. Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường đủ số lượng, chất lượng viên chức làm công tác lao động, tiền lương của công ty theo quy định của đại diện chủ sở hữu;
5. Quý I hàng năm, báo cáo đại diện chủ sở hữu và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước năm kế hoạch của công ty.
Điều 8. Đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm:
1. Hội đồng quản trị công ty:
a) Thông qua kế hoạch lợi nhuận; kế hoạch sử dụng lao động; định mức lao động; đơn giá tiền lương; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương, quỹ tiền lương, tiền thưởng và quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nghị định này;
c) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về đơn giá tiền lương đối với công ty hạng đặc biệt và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân;
d) Quyết định tổ chức bộ máy, biên chế viên chức làm công tác lao động, tiền lương của công ty;
đ) Quý I hàng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước năm kế hoạch của công ty.
2. Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tiếp nhận đăng ký kế hoạch lợi nhuận; kế hoạch sử dụng lao động; đơn giá tiền lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng và báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước năm kế hoạch của công ty thuộc quyền quản lý;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nghị định này;
c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thẩm định đơn giá tiền lương đối với công ty hạng đặc biệt và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân;
d) Quý I hàng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước năm kế hoạch của các công ty thuộc quyền quản lý.
Điều 9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; năng suất lao động; tiền lương bình quân; đơn giá tiền lương và quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định đơn giá tiền lương đối với các công ty hạng đặc biệt và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Điều 10. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.
       Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Điều 11. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT
-------

No. 206/2004/ND-CP

SOCIALISTREPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness
----------

Hanoi, December 14 2004

 

DECREE

ON LABOR, SALARY AND INCOME MANAGEMENT IN STATE-OWNED COMPANIES

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001
Pursuant to the Labor code dated June 23, 1994; the Law on amendment and supplement of a number of articles in Labor code dated April 02, 2002
Pursuant to the Law on State-owned enterprises dated November 26, 2003
At the proposal by the Minister of Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

 

DECREES

 

Article 1.Scope of application of regulations on labor, salary and income management in this decree shall include:

1. State-owned companies:

- State owned general corporations;

- Independent State-owned companies

2. Financially independent member the company under the general corporation that was established and invested by the State.

The afore-mentioned corporations and the company shall hereinafter be referred to as the company.

Article 2.Objects of application shall include labors who work on contractual basis  as stipulated in the Labor Code and Deputy General directors, deputy directors, Chief accountants (exclusive of Deputy General directors, deputy directors, Chief accountants who work on contractual basis)

Article 3.Labor management

1. On the basis of the company’s annual workload, quality, requirements as entailed by its annual business and production plan, the company shall make plan of labor use and register the plan with the ownership representative before implementing it.

2. On the basis of the registered plan of labor use, the company shall directly conduct recruitment in accordance with the company’s internal recruitment regulations and sign labor contracts as required by Labor Code;

3. Each year it is responsibility of the company to evaluate the plan of labor use and to provide welfare for redundant employees in accordance with the Labor Code.

Article 4.The company shall use the coefficient of at most twice as much as the general minimum salary level as stipulated by the Government as the basis to salary determination. Once this coefficient is to be employed, the company must meet the following requirements:

1. To make financial contribution to the state budget as required by the Law

2. The average rate of pay raise must be lower than the average rate of productivity increase;

3. Planned profit must be not lower than the realized profit in the previous year except special cases as provided for the Government regulations.

Article 5.The determination of salary units and salary management by the company must be in accordance with the following regulations:

1. Salary unit must be determined on the basis of advanced labor norms and of salary parameters that are in accordance with conditions defined in article 4 of this decree.

2. Salary unit must be registered with the ownership representative before being applied.

Salary unit for the company a special type and in the company operating for public interest that  play an important role in national economy will be appraised by Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Finance for reporting to the Prime Minister.

3. Salary fund to be used shall be determined according to degree of accomplishment of the production, business, productivity targets and realized profit and  salary will be paid to labors in accordance with the company’s’ internal regulations.

Article 6.Bonus

1. Bonus from the company’s bonus fond shall be determined in accordance with the provisions in Decree No 199/2004/ND-CP dated 3 December 2004 by the Government promulgating the regulations on financial management in State-owned companies and on the management of the State-owned capital invested in other enterprises

2. Bonus for laborers shall be granted in accordance with the company’s regulations on bonus

Article 7.The general director and director of the company shall be responsible for:

1. Making a plan of profit; plan of using laborers; salary unit and registering with the ownership representative in the first quarter each year and sending local taxation office the company’s salary unit as the basis to  for tax purposes;

2. Determining the company’s salary fund and bonus fond to be used;

3. Establishing labor norms; criteria and standards for technical workers; professional criteria and standards for the company’s staff and employees; norms for salary increment; norms for salary payment, norms for bonus payment in accordance with the provisions by the law in such a way that can be ensure democracy, equality, transparency and can encourage talented people, people with advanced professional and technical skill, high productivity to make greater contributions to the company.

4. Strengthening organizational structure and ensuring of sufficient number of qualified officers responsible for labor and salary affairs in the company as required by the ownership representative;

5. Reporting on business results, profits, labor, salary, bonus of the previous year to the representative of the Ownership representative and provincial department of Labor, War Invalids and Social Affairs in their province in first quarter of the planned year.

Article 8.The ownership representative shall have the following responsibility

1. Board of directors:

a) approving the profit plan; plan on using labor force; labor norms; salary unit; criteria and standards for technical levels of workers; professional standards of  the company’s employees and staff; regulations on salary increment, salary category promotion; salary budget, bonus fund, the company’s regulations on bonus  and salary payment;

b) Directing, monitoring and supervising the implementation of this decree;

c) reporting on salary unit applied in the company of special type and the company operating for public interest with important role in the national economy to Ministry of Labors, War invalids and Social Affairs and Ministry of Finance;

d) Deciding on the company’s organizational structure and number of civil workers responsible for labor and salary affairs in the company;

e) Reporting on the result of production, business and profits, the use of labor force, salary, bonus of the previous year to Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs or the line ministry, People’s committees in provinces and cities under central government in the first quarter of the planned year

2. Line ministries, People’s committee in provinces and cities under the central government

a) Receiving the registered profit plan, plan on labor use; salary unit, regulation on salary payment, bonus and reports on the results of production, business, profits, use of labor force, bonus and salary payment in the year before the planned year sent by the companies under its authority  

b) Directing, inspecting and supervising the implementation of regulations in this decree

c) Co-operating with Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Ministry of Finance to appraise the salary unit applied for the company of special type and the company operating for public interest with an important role in the national economy

d) Reporting the result in production, business, profits, labor force, salary, bonus of the year before the planned year to leaders of Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in the first quarter of the planned year

Article 9. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be responsible for:

1.  providing guidelines for  developing labor norms; criteria and standards on technical levels of workers; professional and specialist criteria and standards for employees and staff; productivity; average salary level; salary units and regulations on salary payment, regulations on bonus in companies;

2. Being the main responsible party and co-operating with Ministry of Finance to appraise the salary unit applied in the company of special type and the company operating for public interest with important role in the national economy.

Article 10.This Decree shall take effect in 15 days after it has been published in the Official Gazette and supersede the Government Decree 28/CP dated 28 March 1997 and the Government Decree 03/2001/ND-CP dated 11 January 2001 on reforms in salary and income management in State-owned enterprises.

The provision in the Decree shall be applied as of 01 January 2005.

Article 11.Ministers, heads of Ministerial equivalents,  Heads of agencies directly under the government and Presidents of People’s Committees in Provinces and cities under central government shall be responsible for implementing this Decree./.

 

 Cc:
- Secretariat of Vietnam Communist Party s Central Committee
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers
- Ministries, ministerial equivalents, Government agencies
- People s Councils, People s Committees in provinces and cities directly under the Government
- Office of National Assembly
- National Assembly’s Council on Ethnic Groups and other Committees
- Presidential Office
- Vietnam Communist Party s Central Committee Office and other  Committees
- Supreme People s Court
- Supreme People s Procuracy
- Central agencies of organizations
- National Academy of Public Administration
- Official Gazette
- Office of Government: functional offices and commissions Spokesman for the Prime Minister, Divisions, Departments and affiliate units
- Filing: VX (5), Archives

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 206/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất