Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 117/2003/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 117/2003/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/10/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định117/2003/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 117/2003/NĐ-CP
Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước Chính phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,Nghị định: Chương I. Những quy định chungĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhNghị định này quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là công chức). Điều 2. Đối tượng điều chỉnh Công chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sau đây:1. Văn phòng Quốc hội;2. Văn phòng Chủ tịch nước;3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;5. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;6. Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân;7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. "Ngạch công chức" là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ;2. "Bậc" là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương;3. "Nâng ngạch" là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ; 4. "Chuyển ngạch" là chuyển từ ngạch này sang ngạch khác có cùng cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ (ngạch tương đương); 5. "Tuyển dụng" là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển;6. "Bổ nhiệm vào ngạch" là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch công chức nhất định;7. "Cơ quan sử dụng công chức" là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức; 8. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức" là cơ quan được giao thẩm quyền tuyển dụng và quản lý công chức; 9. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch công chức" là cơ quan được giao thẩm quyền quản lý các ngạch công chức chuyên ngành; 10. "Tập sự" là việc người được tuyển dụng tập làm việc theo chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm; Điều 4. Phân loại công chứcCông chức nói tại Nghị định này được phân loại như sau: 1. Phân loại theo trình độ đào tạo: a) Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; b) Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp; c) Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.2. Phân loại theo ngạch công chức: a) Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên;b) Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; c) Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; d) Công chức ngạch cán sự và tương đương;đ) Công chức ngạch nhân viên và tương đương.3. Phân loại theo vị trí công tác: a) Công chức lãnh đạo, chỉ huy;b) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.Việc phân cấp quản lý công chức phải căn cứ vào việc phân loại công chức quy định tại Điều này. Chương II. Tuyển dụng công chức Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức1. Người đăng ký dự tuyển vào công chức phải bảo đảm những điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;b) Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển; d) Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. 2. Những người dự tuyển vào công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.3. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển. Điều 6. Tuyển dụng công chức1. Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển. 2. Người tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì việc tuyển dụng có thể thực hiện thông qua xét tuyển. Điều 7. Ưu tiên trong thi tuyểnCác trường hợp sau đây được ưu tiên trong thi tuyển:1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển. Điều 8. Ưu tiên trong xét tuyển Những người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây: 1. Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tự nguyện làm việc;2. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động;3. Thương binh; 4. Con liệt sĩ; 5. Con thương binh, con bệnh binh;6. Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; 7. Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều 9. Căn cứ tuyển dụngViệc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao. Điều 10. Thông báo tuyển dụngChậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và đăng ký dự tuyển. Điều 11. Hội đồng tuyển dụng1. Việc tuyển dụng công chức do Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chức xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng) thực hiện. Trường hợp số người đăng ký dự tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được tuyển, Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức sơ tuyển. 2. Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định thành lập, có 05 hoặc 07 thành viên.3. Hội đồng tuyển dụng bao gồm:a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;c) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên ngành của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức phụ trách công tác tuyển dụng.4. Giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng có Ban coi thi, Ban chấm thi.Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụngHội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Thông báo công khai kế hoạch tổ chức tuyển dụng; thể lệ, quy chế; tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; môn thi, hình thức, thời gian và địa điểm thi; 2. Tổ chức việc ra đề thi, thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi; 3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển (nếu có); thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; 4. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo đúng quy chế; báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả; công bố kết quả tuyển dụng; 5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển. Điều 13. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100.2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.3. Người được ưu tiên tuyển dụng quy định tại Điều 7 Nghị định này, được cộng thêm điểm ưu tiên vào tổng số điểm thi, nếu người dự thi thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một điểm ưu tiên cao nhất.4. Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển. Điều 14. Nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyểnNgười trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển, được Hội đồng xét tuyển căn cứ vào quy định tại Điều 5 và Điều 8 Nghị định này để xem xét và nhất trí đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng. Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc 1. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định tuyển dụng.2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng có quy định thời hạn khác. 3. Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn và được cơ quan sử dụng công chức đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày.4. Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng. Điều 16. Tập sự 1. Người được tuyển dụng vào công chức quy định tại Nghị định này phải thực hiện chế độ tập sự. 2. Thời gian tập sự đối với các ngạch công chức được quy định như sau: a) 12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;ưb) 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương; c) 03 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương. 3. Thời gian tập sự đối với công chức dự bị được tính trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị. 4. Những người đang công tác tại các doanh nghiệp nhà nước hoặc những người quy định tại các điểm a, d, đ, g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức khi được điều động hoặc tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định này thực hiện chế độ tập sự theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điều 17. Hướng dẫn tập sự Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm:1. Hướng dẫn cho người tập sự nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các tổ chức trong cơ quan, với các cơ quan liên quan và tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm; 2. Cử một công chức cùng ngạch hoặc ngạch trên, có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần một người tập sự. Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sựNgười tập sự và người hướng dẫn tập sự được hưởng chế độ, chính sách sau đây: 1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; người tập sự có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng.2. Những người sau đây trong thời gian tập sự được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của ngạch tuyển dụng: a) Người được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;b) Người được tuyển dụng làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;c) Người được tuyển dụng là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. 3. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự. 4. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên. Điều 19. Bổ nhiệm vào ngạch công chức1. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm theo nguyên tắc sau đây: a) Làm công việc nào thì bổ nhiệm vào ngạch công chức đó; b) Người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn quy định của ngạch. 2. Việc bổ nhiệm vào ngạch đối với người thực hiện chế độ tập sự:a) Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả tập sự; người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự gửi cơ quan sử dụng công chức;b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch tập sự thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức.Điều 20. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng1. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng trong các trường hợp sau đây:a) Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ;b) Người tập sự bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng thì được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương và phụ cấp (nếu có) đang được hưởng và tiền tàu xe về nơi thường trú. Chương III. sử dụng công chức Mục 1. Bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch Điều 21. Bố trí, phân công công tác1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức. 2. Khi thực hiện việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó.3. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 22. Chuyển ngạch1. Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao.2. Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan.3. Cơ quan sử dụng công chức khi chuyển ngạch cho công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.4. Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn (Chủ tịch Hội đồng phân công một trong số các Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng).5. Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:a) Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ;b) Phỏng vấn công chức chuyển ngạch các vấn đề về chính trị, xã hội, chuyên môn;c) Kiểm tra công chức chuyển ngạch soạn thảo văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;d) Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.6. Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương. Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương1. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch. 2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét để nâng bậc lương. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu công chức đạt hiệu quả công tác cao và có triển vọng phát triển thì được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định nâng ngạch hoặc nâng bậc lương trước thời hạn theo phân cấp.Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc nâng ngạch và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều này. Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch1. Việc xét cử công chức dự thi nâng ngạch do Hội đồng sơ tuyển của cơ quan thực hiện trên cơ sở nhu cầu ngạch công chức của cơ quan, vị trí công tác của công chức, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng phát triển, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Thành phần Hội đồng sơ tuyển như thành phần của Hội đồng kiểm tra khi chuyển ngạch quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định này. 2. Công chức tham gia thi nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi, có đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, đạt hệ số lương tối thiểu quy định đối với từng ngạch dự thi và các điều kiện cần thiết khác theo quy định, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cử tham gia kỳ thi. Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạchHàng năm, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào cơ cấu ngạch công chức, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi nâng ngạch gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch và chỉ tiêu dự thi. Điều 26. Hội đồng thi nâng ngạch1. Khi tổ chức thi nâng ngạch, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi phải thành lập Hội đồng thi nâng ngạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch;b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác quản lý cán bộ, công chức của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;c) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên ngành của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức; d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách lĩnh vực tuyển dụng và nâng ngạch của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức.2. Giúp việc Hội đồng nâng ngạch có Ban coi thi, Ban chấm thi. Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng thi nâng ngạchHội đồng thi nâng ngạch hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thông báo kế hoạch thi nâng ngạch; thể lệ, quy chế thi; tiêu chuẩn và điều kiện dự thi; hồ sơ của người dự thi; môn thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm; 2. Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi; 3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi;4. Chỉ đạo và tổ chức thi theo đúng quy chế; báo cáo kết quả thi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi;5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100.2. Người trúng tuyển trong kỳ thi là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 55 điểm trở lên. Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức1. Căn cứ vào kết quả kỳ thi, chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch công chức cấp giấy chứng nhận ngạch cho công chức đạt kết quả kỳ thi. 2. Căn cứ vào giấy chứng nhận ngạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức vào ngạch dự thi theo quy định. Mục 2. Đào tạo bồi dưỡng Điều 30. Đào tạo bồi dưỡng công chức1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của công chức. 2. Cơ quan sử dụng công chức phải tạo điều kiện để công chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực theo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức và theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. Mục 3. Điều động, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái Điều 31. Điều động 1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan và trình độ, năng lực của công chức. 2. Khi điều động công chức sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác, cơ quan sử dụng và quản lý công chức phải đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch công chức sang ngạch công chức tương đương phù hợp. 3. Những cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, đ, g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 nếu được cơ quan có thẩm quyền điều động về làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, thì khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức. Trình tự thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thực hiện như việc chuyển ngạch quy định tại Điều 22 Nghị định này. Điều 32. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo 1. Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí lãnh đạo, theo thẩm quyền và trình tự thủ tục quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. 2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được bổ nhiệm có thời hạn, khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.3. Công chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm. Điều 33. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được cấp có thẩm quyền xem xét cho miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm trong các trường hợp sau đây:1. Do nhu cầu công tác; 2. Do sức khoẻ không bảo đảm;3. Do không hoàn thành nhiệm vụ;4. Do vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.ưĐiều 34. Từ chức1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo xin từ chức, phải làm đơn gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, quyết định.2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ khi nhận được đơn từ chức, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phải xem xét để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.3. Khi đơn từ chức chưa được chấp thuận thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.4. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo sau khi từ chức được bố trí công tác khác. Điều 35. Luân chuyển 1. Việc luân chuyển công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thực hiện việc tăng cường, bổ sung cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;b) Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan, các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch.2. Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, đ, g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển về giữ chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thực hiện như việc chuyển ngạch quy định tại Điều 22 Nghị định này.3. Công chức được luân chuyển về làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi còn được hưởng một số chính sách khuyến khích khác theo quy định chung của Nhà nước. Điều 36. Biệt phái 1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cử công chức biệt phái đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Thời hạn cử biệt phái mỗi lần không quá ba năm.2. Việc cử biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động công chức; b) Do có những công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái.4. Công chức được cử biệt phái đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước. Mục 4
Đánh giá công chức Điều 37. Mục đích Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Điều 38. Căn cứ và trình tự đánh giá công chức1. Khi đánh giá công chức, cơ quan sử dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công chức.2. Việc đánh giá công chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm theo trình tự sau: công chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi công chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, người đứng đầu cơ quan đánh giá và quyết định xếp loại công chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức.3. Công chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.4. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ công chức.5. Tài liệu đánh giá công chức được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Điều 39. Đánh giá công chức lãnh đạoViệc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo phân cấp quản lý. Ngoài những căn cứ nêu tại Điều 38 Nghị định này, khi đánh giá công chức lãnh đạo còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo. Chương IV. Quản lý công chức Điều 40. Nội dung quản lý công chức1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế, phân cấp quản lý về công chức.2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức.3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn công chức. 4. Quyết định biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính thuộc ủy ban nhân dân. 5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức.6. Ban hành Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự.7. Đánh giá công chức.8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.9. Thực hiện chế độ báo cáo và thống kê công chức.10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức. Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội;2. Xây dựng trình Chính phủ: phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức; đề án phân công, phân cấp quản lý công chức và tổng biên chế hành chính nhà nước; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chế độ công chức dự bị, chế độ tập sự và các văn bản pháp quy về quản lý công chức; 3. Xây dựng trình Chính phủ đề án về sử dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước;4. Xây dựng trình Chính phủ quy định định mức biên chế hành chính thuộc ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 5. Quyết định việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; 6. Ban hành các quy định về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức; ban hành Quy chế tuyển dụng, Quy chế nâng ngạch công chức;7. Quản lý về số lượng, chất lượng, bổ nhiệm ngạch, xếp lương và nâng bậc lương các ngạch công chức cao cấp; tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính cho công chức; kiểm tra, giám sát các kỳ thi tuyển và thi nâng ngạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức; cấp giấy chứng nhận ngạch chuyên viên cao cấp và ngạch công chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp;8. Quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức; phiếu công chức; thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức;9. Tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước;10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương;11. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủCác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Quản lý về số lượng, chất lượng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;2. Tổ chức việc tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng công chức do Bộ trực tiếp quản lý;3. Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức dự bị theo quy định của pháp luật;4. Giao chỉ tiêu biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Bộ trực tiếp quản lý;5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành quy định tại Điều 44 Nghị định này đối với các ngạch công chức chuyên ngành do Bộ quản lý;6. Tổ chức thi nâng ngạch đối với các ngạch công chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống theo quy định;7. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc Bộ;8. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;9. Tổ chức thống kê và báo cáo thống kê công chức theo các quy định;10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành;11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Điều 43. Phân công cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngànhCác Bộ, cơ quan ngang Bộ sau đây được phân công quản lý các ngạch công chức chuyên ngành:1. Bộ Nội vụ quản lý các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, cơ yếu;2. Bộ Tài chính quản lý các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, kiểm toán, hải quan, dự trữ;3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng;4. Thanh tra Nhà nước quản lý ngạch công chức chuyên ngành thanh tra;5. Bộ Tư pháp quản lý ngạch công chức chuyên ngành tư pháp;6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi;7. Bộ Bưu chính, Viễn thông quản lý ngạch công chức chuyên ngành bưu chính, viễn thông. Điều 44. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngànhCác Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý các ngạch công chức chuyên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành;2. Quy định nội dung thi tuyển, thi nâng ngạch các ngạch công chức chuyên ngành; 3. Xây dựng chế độ, chính sách đối với công chức chuyên ngành để Bộ Nội vụ trình Chính phủ;4. Quy định nội dung, chương trình, phương thức và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức các ngạch công chức chuyên ngành;5. Tổ chức thi nâng ngạch và cấp giấy chứng nhận ngạch đối với các ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính được giao quản lý;6. Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch đối với các ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp được giao quản lý. Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Quản lý về số lượng, chất lượng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;2. Quyết định chỉ tiêu biên chế các cơ quan hành chính thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;3. Tổ chức việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định;4. Tổ chức thi tuyển, sử dụng và quản lý công chức dự bị theo quy định;5. Tổ chức việc thi nâng lên ngạch cán sự, chuyên viên và các ngạch tương đương khác theo quy định;6. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;7. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;8. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê công chức theo các quy định;9. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước đối với công chức trong các cơ quan hành chính thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chứcCơ quan sử dụng công chức có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức;ư2. Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức;3. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức các yêu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức trong cơ quan;4. Đánh giá công chức thuộc quyền sử dụng theo quy định;5. Bố trí, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá đối với công chức dự bị;6. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;7. Thống kê và báo cáo tình hình đội ngũ công chức thuộc quyền quản lý cho cơ quan quản lý công chức cấp trên theo quy định;8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thuộc phạm vi cơ quan. Điều 47. Quản lý hồ sơ công chứcưCơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức. Mọi diễn biến trong quá trình công tác của công chức từ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm đến khi thôi làm việc đều phải được lưu vào hồ sơ công chức.Việc lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ công chức thực hiện theo phân cấp quản lý. Chương V. Điều khoản thi hành Điều 48. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 56/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ sửa đổi khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Điều 49. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị căn cứ các quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng đối với các cơ quan thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Điều 50. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 117/2003/ND-CP | Hanoi, October 10, 2003 |
DECREE
ON THE RECRUITMENT, EMPLOYMENT AND MANAGEMENT OF OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES IN STATE AGENCIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Officials and Public Employees and the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Decree prescribes the recruitment, employment and management of officials and public employees in the State agencies, armed forces, political organizations or socio-political organizations (hereinafter referred collectively to as public employees).
Article 2.- Subjects of regulation
Public employees referred to in this Decree are Vietnamese citizens who are on the payroll and enjoy salaries from the State budget as prescribed at Points b, c and f, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Officials and Public Employees, work in the following State agencies, armed forces, political organizations or socio-political organizations:
1. The National Assembly's Office;
2. The State President's Office;
3. The State administrative agencies at the central, provincial and district levels;
4. The People's Courts and the People's Procuracies at all levels;
5. The foreign-based diplomatic representation missions of the Socialist Republic of Vietnam;
6. Units of the People's Army and the People's Police;
7. The assisting apparatuses of political organizations or socio-political organizations at the central, provincial and district levels.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the following words and phrases are construed as follows:
1. "Public employee's rank" means the public employee's title classified by branch, expressing his/her professional level;
2. "Grade" is the term indicating the value scale in each public employee's rank; corresponding to a grade is a salary co-efficient;
3. "Rank promotion" means raising from a rank to a higher one in the same professional branch;
4. "Rank shift" is the shift from one rank to another of the same professional level (equivalent rank);
5. "Recruitment" means recruiting of persons to work on the payroll of a State agency through recruitment examination or recruitment consideration;
6. "Rank appointment" means decision to appoint a qualified person to a certain public employee's rank.
7. "Public employee-employing agency" means an agency or organization competent to administratively and professionally manage public employees;
8. "Agency competent to manage public employees" means an agency vested with the competence to manage specialized public employees' ranks;
9. "Agency competent to manage public employees' ranks" means an agency vested with the competence to manage specialized public employees' ranks;
10. "Probation" means the case where a recruit practices to work with the responsibilities and tasks of the rank which he/she will be appointed to;
Article 4.- Classification of public employees
Public employees referred to in this Decree are classified as follows:
1. Classification by training level:
a/ Class-A public employees are those who are appointed to the ranks that require university or post-graduate education degrees;
b/ Class-B public employees are those who are appointed to the ranks that require vocational education degrees;
c/ Class-C public employees are those who are appointed to the ranks that require below-vocational education degrees.
2. Classification by public employee's rank:
a/ Public employees of senior-specialist, equivalent or higher rank;
b/ Public employees of principal- specialist or equivalent rank;
c/ Public employees of specialist or equivalent rank;
d/ Public employees of junior-staff member or equivalent rank;
e/ Public employees of personnel or equivalent rank.
3. Classification by working position:
a/ Leading or commanding public employees;
b/ Professional public employees.
The decentralization of the management of public employees must be based on the classification of public employees as defined in this Article.
Chapter II
RECRUITMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 5.- Conditions for registration for participation in recruitment of public employees
1. Registrants for recruitment of public employees must satisfy the following conditions:
a/ Being Vietnamese citizens, having permanent residence addresses in Vietnam;
b/ Being aged between full 18 years and 40 years. If the recruitment participants are army officers, professional army men or servants in the non-business units or State enterprises, their age may be higher but not exceed 45 years;
c/ Having recruitment applications; clear personal records; diplomas and/or training certificates as required by the recruitment ranks they apply for;
d/ Being physically fit to perform tasks and public duties;
e/ Not being in the period of penal liability examination, serving imprisonment sentences, non-custody reform or probation penalties; being subject to the measure of commune/ward/township-based education or consignment to medical treatment establishments or reformatories.
2. The persons recruited as public employees as prescribed at Point b and Point c, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees must undergo the reserve public employee regime.
3 .Apart from the provisions in Article 1 of this Article, on the basis of the nature and professional characteristics of the recruitment ranks, the agencies competent to recruit may set more conditions for recruitment participants.
Article 6.- Recruitment of public employees
1. The recruitment of public employees must be conducted through recruitment examinations.
2. Persons who have worked for five or more years in highland, deep-lying, remote border or island areas either voluntarily or in order to meet the requirement of building the contingent of officials and public employees in ethnic minority areas may be recruited through recruitment consideration.
Article 7.- Priorities in recruitment examinations
The following cases shall be prioritized in the recruitment examinations:
1. Armed Forces Heroes, Labor Heroes and war invalids shall have 30 points added to their aggregate examination results;
2. Children of war martyrs, children of war invalids, children of diseased soldiers and holders of doctorates in the training majors suitable to the recruitment demands shall have 20 points added to their aggregate examination results;
3. Holders of master's degrees in the training majors suitable to the recruitment demands; good or excellent graduates of professional training levels suitable to the recruitment demands; persons who have accomplished their military service obligations, voluntary youth members, young intellectuals who have voluntarily worked in rural or mountainous areas for two or more years and accomplished their tasks shall have 10 points added to their aggregate examination results.
Article 8.- Priorities in recruitment consideration
Persons who voluntarily pledge to work for five or more years in highland, deep-lying, remote, mountainous, border or island areas shall be considered for recruitment in the following priority order:
1. Ethnic minority people, people who reside in the places where they voluntarily come to work;
2. Armed Forces Heroes, Labor Heroes;
3. War invalids;
4. Children of war martyrs;
5. Children of war invalids or diseased solders;
6. Holders of doctorates in the training majors suitable to the recruitment demands;
7. Holders of master's degrees in the training majors suitable to the recruitment demands; good or excellent graduates of professional training levels suitable to the recruitment demands; persons who have accomplished their military service obligations, voluntary youth members, young intellectuals who have worked voluntarily in rural or mountainous areas for two or more years and accomplished their tasks.
Article 9.- Recruitment grounds
The recruitment of public employees must be based on the work demands, working positions and the assigned payroll quotas.
Article 10.- Recruitment notices
At least 30 days before the date of organizing recruitments, the agencies competent to manage public employees must publicly announce the recruitment criteria, conditions and number of persons to be recruited on the mass media for people to know and register for recruitment.
Article 11.- Recruitment Councils
1. The recruitment of public employees shall be conducted by the Recruitment Examination Councils in case of recruitment examination, or by the Recruitment Consideration Councils in case of recruitment consideration (hereinafter referred collectively to as Recruitment Councils). Where the number of recruitment registrants is much higher than the to be-recruited number, the Recruitment Councils may organize preliminary selections.
2. The Recruitment Councils shall be set up by decisions of the heads of the agencies competent to manage public employees and consist of 5 or 7 members each.
3. A Recruitment Council consists of:
a/ The Council chairman, who is the head or deputy head of the agency competent to manage public employees;
b/ The Council vice-chairman, who is the head of the organization and personnel section of the agency competent to manage public employees;
c/ Council members, who are representatives of the leaderships of the specialized agencies, organizations and/or units of the agency competent to manage public employees;
d/ A Council member-cum-secretary, who is a public employee in charge of the recruitment work.
4. The Recruitment Council shall be assisted by an Examination Superintendence Board and an Examination Paper-Marking Board.
Article 12.- Tasks and powers of Recruitment Councils
The Recruitment Councils shall work on the principles of collectivism and vote by majority, having the following tasks and powers:
1. To publicly announce the recruitment plan; recruitment regulations and rules; qualifications and conditions for recruitment participation; examination subjects, form, time and venues;
2. To organize the compilation of exam questions; to set up the Examination Superintendence Board and the Examination Paper-Marking Board;
3. To receive and consider dossiers of participation in recruitment; to organize preliminary selections (if any); to announce the list of persons who satisfy the conditions and qualifications for participation in recruitment;
4. To organize the recruitment examination or recruitment consideration strictly according to regulations; to report on the recruitment results to the competent bodies for consideration and issuance of decisions to recognize such results; to publicly announce the recruitment results;
5. To settle complaints and denunciations of recruitment participants.
Article 13.- Method of marking in recruitment examinations
1. Each examination subject shall be marked on a 100-point scale.
2. To pass recruitment examinations, examinees must sit all examinations and get at least 50 points for each and be in between the person with the highest aggregate of points and the last person of the to be-recruited quota.
3. The persons enjoying recruitment priorities prescribed in Article 7 of this Decree shall have priority points added to the aggregates of their examination points; if an examinee falls into many priority subjects, he/she shall only have the highest number of priority points added.
4. Where many persons get the same aggregate points for the last quota to be recruited, the Recruitment Examination Council shall decide to organize another examination to recruit the person with the highest mark.
Article 14.- Principles for determination of successful candidates in recruitment considerations
The successful candidates in a recruitment consideration are those who meet the criteria and conditions for participation in recruitment, are considered and unanimously agreed by the Recruitment Consideration Councils on the basis of the provisions in Articles 5 and 8 of this Decree to propose the competent bodies to issue decisions to recruit them.
Article 15.- Time limits for issuance of recruitment and acceptance decisions
1. Within 30 days after the date of announcement of the recruitment results, the agencies competent to manage public employees shall issue recruitment decisions.
2. Within 30 days after the date of issuance of the recruitment decisions, the recruits must come to the agencies to take on their jobs, except where the recruitment decisions set a different time limit.
3. Where the recruits cannot take on their jobs within the time limit for plausible reasons, they must make written requests for extension of such time limit, which must be approved by the public employee-employing agencies. The extended duration shall not exceed 30 days.
4. Where the persons having the recruitment decisions come to take on their jobs late without plausible reasons, the agencies competent to manage public employees shall issue decisions canceling the recruitment decisions.
Article 16.- Probation
1. The persons who are recruited to work as public employees under the provisions of this Decree must undergo the probationary regime.
2. The probationary duration for different public employee's ranks is prescribed as follows:
a/ Twelve months for the specialist or equivalent rank;
b/ Six months for the junior staff-member or equivalent rank;
c/ Three months for the personnel or equivalent rank.
3. The probationary duration required for reserve public employees shall be counted into the period of undergoing the reserve public employee regime.
4. Those who are working at State enterprises or who are prescribed at Points a, d, e, g and h, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Officials and Public Employees, when they are transferred or recruited to work at the State agencies prescribed in Article 2 of this Decree, shall implement the probationary regime under the guidance of the Ministry of Home Affairs.
Article 17.- Probation supervision
The public employee-employing agencies shall have the responsibility:
1. To guide the probationers to firmly grasp the functions, tasks, internal regulations and rules of the agencies, the relationships among the sections of the agencies and with the concerned agencies, and to practice the responsibilities and tasks of the ranks which they will be appointed to;
2. To appoint a public employee of the same or higher rank, who is professionally capable and experienced to supervise the probationers. Each public employee shall only supervise one probationers at a time.
Article 18.- Regimes and policies towards probationers and their supervisors
The probationers and their supervisors shall enjoy the following regimes and policies:
1. During the apprenticeship duration, the probationers shall enjoy 85% of the starting salary of grade 1 of the recruitment rank; where the probationers hold a master's degree suitable to the recruitment demand, they shall enjoy 85% of the salary of grade 2 of the recruitment rank; where the probationers hold a doctorate suitable to the recruitment demand, they shall enjoy 85% of the salary of grade 3 of the recruitment rank.
2. In the probationary duration, the following persons shall enjoy 100% of the salary and allowance (if any) of the recruitment rank:
a/ Recruits to work in highland, deep-lying, remote, border or island areas;
b/ Recruits to do hazardous or dangerous occupations or jobs;
c/ Recruits who have accomplished their military service obligations, are youth volunteer members, young intellectuals who have worked voluntarily in rural or mountainous areas for two or more years and fulfilled their tasks.
3. Public employees who are assigned by their agencies to supervise apprentices shall enjoy a responsibility allowance of 30% of the minimum salary during the time they supervise the apprentices.
4. The probationary duration shall not be counted into the time for salary rise according to seniority.
Article 19.- Appointment to public employee's ranks
1. The appointment to public employee's ranks shall be effected under decisions issued by the competent bodies on the following principles:
a/ A person shall be appointed to the public employee's rank corresponding to the job he/she is expected to do;
b/ The appointees must satisfy all the criteria required by the rank.
2. Rank appointment for probationers:
a/ At the end of the probationary duration, the probationers shall have to make reports on their probation results; the probation supervisors shall have to give written remarks, evaluating the probation results and send them to the public employee-employing agencies;
b/ The heads of the public employee-employing agencies shall evaluate the moral qualities and working results of the probationers; then propose the agencies competent to manage public employees to issue decisions to appoint those probationers who satisfy the requirements of the ranks which they have practiced to such public employees' ranks.
Article 20.- Cancellation of recruitment decisions
1. Recruitment decisions shall be canceled in the following cases:
a/ The apprentices fail to accomplish their tasks;
b/ The apprentices are disciplined in the form of caution or more severe penalties.
2. The heads of the public employee-employing agencies shall propose the agencies competent to manage public employees to issue written decisions canceling the recruitment decisions in the cases prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The apprentices whose recruitment decisions are canceled shall be provided by the public employee-employing agencies one month's salary and allowance (if any) they are enjoying and a travel fare back to their residence places.
Chapter III
EMPLOYMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Section 1. ARRANGEMENT, ASSIGNMENT OF JOBS, RANK SHIFT, RANK PROMOTION
Article 21.- Arrangement, assignment of jobs
1. The heads of the public employee-employing agencies shall have to arrange, assign jobs to public employees, ensure the necessary conditions for them to perform their tasks, and implement the regimes and policies for them.
2. The arrangement, assignment of jobs to public employees must ensure the compatibility of the assigned tasks with the appointed public employee's ranks; public employees in a certain rank must be arranged jobs suitable to such rank.
3. Public employees shall be responsible before law for the performance of their tasks and official duties; public employees holding leading posts must be also responsible for the performance of tasks and official duties by their subordinates according to law provisions.
Article 22.- Rank shift
1. Public employees who are assigned new tasks which are not suitable to their current ranks shall have to shift to other ranks suitable to their newly assigned positions and professional tasks.
2. Public employees subject to rank shift must satisfy the professional criteria of the ranks they shift to and fit in with the public employee's rank structures of their agencies.
3. The public employee-employing agencies, when shifting public employees to other ranks, must set up an Examination Council to test the professional qualifications and capabilities of such public employees. If the public employees satisfy all the professional criteria of new ranks, the public employee-employing agencies shall issue appointment decisions according to their competence or propose the agencies competent to manage public employees to appoint.
4. An Examination Council consists of 5 or 7 members, including:
a/ The Council chairman, who is the head or deputy head of the agency;
b/ The Council vice-chairman, who is the head of the organization and personnel section of the agency;
c/ Council members, who are leaders of the professional sections, a number of professionally capable public employees of the same or higher rank (the council chairman shall assign one of these members as secretary).
5. The Examination Councils have the following tasks:
a/ To examine diplomas and training certificates as required for the new ranks, the former agency's written evaluation of the previous working process;
b/ To interview the public employees subject to rank shift on political, social and professional issues;
c/ To test the public employees subject to rank shift on the skill of drafting managerial documents as required by the new rank's tasks;
d/ The Councils meet to evaluate the results; if seeing that the public employees are qualified, to propose the agency competent to manage public employees to appoint them to new ranks.
6. Rank shift must not be combined with rank promotion or salary rise.
Article 23.- Rank promotion, salary rise
1. Public employees who meet all criteria and conditions and have their working positions suitable to the ranks while there still exist higher ranks in the same professional branch may be promoted to the higher ranks. The rank promotion for public employees must be effected through rank promotion examinations as prescribed. Public employees who record outstanding achievements in performing their tasks and official duties shall be considered for rank promotion.
2. Public employees who meet all criteria, have passed the required period of time while there exist higher salary grades in their rank shall be considered for salary rise. Public employees who record outstanding achievements in performing their tasks and official duties shall be considered for salary rise ahead of time according to the Government's regulations.
3. In the course of performing their tasks and official duties, if the public employees achieve high working efficiency and show development prospects, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or Government-attached agencies or the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall issue decisions to promote them to higher ranks or raise their salaries ahead of time according to their respective decentralized responsibility.
The Minister of Home Affairs shall provide guidance on the rank promotion and salary rise ahead of time as prescribed in this Article.
Article 24.- Nomination of public employees to sit rank promotion examinations
1. The consideration and nomination of public employees to sit rank promotion examinations shall be considered by the Preliminary Selection Councils of their agencies on the basis of the demands of the public employee's ranks, the working positions, ethical quality, professional qualifications, development prospects as well as the task performance results of the public employees. The composition of a Preliminary Selection Council shall be similar to that of the Examination Council set up in case of rank shift as prescribed in Clause 4, Article 22 of this Decree.
2. Public employees sitting rank promotion examinations must satisfy the professional criteria of the ranks for which they are examined, possess all diplomas and training certificates as required, have the minimum salary co-efficient as prescribed for the ranks for which they are examined, and meet other necessary conditions as prescribed, and at the same time be nominated by the agencies competent to manage public employees to sit the examinations.
Article 25.- Organization of rank promotion examinations
Annually, the agencies competent to manage public employees shall base themselves on the public employee's rank structure to work out rank promotion plans and rank promotion examination criteria and send them to the Ministry of Home Affairs for agreement thereon.
Article 26.- Rank Promotion Examination Councils
1. When organizing rank promotion examinations, the agencies competent to do so must set up the Rank Promotion Examination Councils, each consisting of 5 or 7 members, including:
a/ The Council chairman, who is the head or deputy head of the agency competent to organize the rank promotion examination;
b/ The Council vice-chairman, who is in charge of managing officials and public employees of the agency assigned to organize the rank promotion examination;
c/ Council members, who are representatives of the leaderships of the specialized units of the agency assigned to organize the rank promotion examination;
d/ A Council member-cum-secretary, who is in charge of the recruitment and rank promotion of the agency assigned to organize the rank promotion examination.
2. The Rank Promotion Council shall be assisted by an Examination Superintendence Board and an Examination Paper-Marking Board.
Article 27.- Tasks and powers of Rank Promotion Examination Councils
The Rank Promotion Examination Councils shall work on the principles of collectivism and vote by majority, having the following tasks and powers:
1. To publicly announce the rank promotion examination plan; examination regulations and rules; criteria and conditions for sitting the examination; examinee's dossiers; examination subjects, form, time and venues;
2. To organize the compilation of exam questions; to set up the Examination Superintendence Boards and the Examination Paper-Marking Boards;
3. To receive and consider dossiers of application for sitting the examinations; to announce the list of persons who satisfy the conditions and criteria for sitting the examinations;
4. To direct and organize the examinations strictly according to regulations; to report on the examination results to the competent bodies for consideration and decision on recognition thereof;
5. To settle complaints and denunciations of examinees.
Article 28.- Method of marking and determination of successful examinees
1. Each examination subject shall be marked on a 100-point scale.
2. To pass the examinations, examinees must take up all examination subjects and get at least 55 points for each.
Article 29.- Rank certification and appointment to public employee's ranks
1. On the basis of the examination results, within 30 days after the examination results are available, the agencies competent to manage public employee's ranks shall grant the rank certificates to the public employees who have passed the examinations.
2. On the basis of the rank certificates, the agencies competent to manage public employees shall issue rank promotion decisions and grade the public employees' salaries according to the ranks for which they have been examined according to regulations.
Section 2. TRAINING AND FOSTERING
Article 30.- Training and fostering of public employees
1. The agencies competent to manage public employees shall have to formulate training plannings and plans and organize the training and fostering in order to create sources of public employees and raise their qualifications and capabilities.
2. The public employee-employing agencies shall have to create conditions for public employees to have training and fostering in order to raise their qualifications according to the criteria of professional titles of the public employee's ranks and according to the training and fostering plans.
Section 3. TRANSFER, APPOINTMENT TO LEADING POSTS, RESIGNATION, RELIEF FROM DUTY, ROTATION, SECONDING
Article 31.- Transfer
1. The transfer of public employees must be based on the work demands of the agencies as well as the qualifications and capabilities of public employees.
2. When transferring public employees to working positions involving different professional operations, the agencies employing and managing them must propose competent authorities to decide to shift the public employees to the corresponding ranks as appropriate.
3. If any officials or employees falling into the subjects specified at Points a, d, e and g, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees are transferred by competent agencies to work at State agencies, political organizations, socio-political organizations or armed forces, their appointment to public employee's ranks must be based on the working positions and professional criteria of such ranks. The order and procedures of rank appointment shall be the same as those applicable to rank shift prescribed in Article 22 of this Decree.
Article 32.- Appointment to leading posts
1. The appointment of public employees to leading posts shall be based on the requirements and tasks of the agencies, criteria and conditions of the leading positions, and according to the competence, order and procedures prescribed for the appointment of leading officials or public employees.
2. Public employees shall be appointed to leading posts for a definite term, at the end of the post-holding term, they must be considered for re-appointment or non-re-appointment.
3. If public employees are arranged to other jobs or appointed to new posts, they shall be automatically cease to hold their incumbent posts.
Article 33.- Relief from leading posts
Public employees holding leading posts shall be considered by competent authorities for relief from duty and arrangement to other jobs before their appointment terms expire in the following cases:
1. Due to work demands;
2. Due to their poor health;
3. Due to failure to fulfill their tasks;
4. Due to violations of disciplines, which are not serious enough to be disciplined in the form of demotion.
Article 34.- Resignation
1. If public employees holding leading posts wish to resign, they must give in their resignations to the heads of their employing agencies. The heads of their employing agencies shall report on their resignations to the agencies competent to manage public employees for consideration and decision.
2. Within one month after receiving the resignations, the agencies competent to manage public employees must consider and make decisions thereon or report such to competent authorities for decision.
3. Pending the acceptance of their resignations, the public employees holding leading posts must still discharge their assigned tasks and powers.
4. After public employees resign and cease to hold leading posts, they shall be arranged to other jobs.
Article 35.- Rotation
1. The rotation of public employees shall be applied in the following cases:
a/ Reinforcing or supplementing the contingent of officials and public employees quantitatively and qualitatively for State agencies, political organizations, socio-political organizations or non-business units in order to ensure the fulfillment of their assigned tasks;
b/ Rotating officials and public employees between the local and central levels and among different agencies, branches or domains according to plannings.
2. When officials or public employees holding leading or managerial posts and falling into the subjects specified at Points a, d, e and g, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees are rotated under decisions of competent bodies to hold leading posts in State agencies, political organizations, socio-political organizations or armed forces, their appointment to public employee's ranks must be based on the working positions and professional criteria of such ranks. The order and procedures of rank appointment shall be the same as those applicable to rank shift prescribed in Article 22 of this Decree.
3. Public employees who are rotated to work in highland, deep-lying, remote, border or island areas shall enjoy, in addition to preferential policies, a number of other incentive policies according to the State's general regulations.
Article 36.- Seconding
1. Basing themselves on the requirements of tasks and official duties, the agencies competent to manage public employees may second public employees to work for a definite term in other agencies, organizations or units. The seconding period shall not exceed three years at a time.
2. The seconding of public employees shall be effected in the following cases:
a/ Due to the emergence of unexpected or urgent tasks while the transfer of public employees cannot be effected.
b/ Due to the fact that some work needs to be settled only in a certain period of time.
3. The seconded public employees shall place themselves under the work assignment of the agencies, organizations or units where they are seconded to. The seconding agencies shall have to pay salaries to and ensure other interests for the seconded public employees.
4. The public employees seconded to highland, deep-lying, remote, border or island areas shall enjoy the preferential policies according to the State's general regulations.
Section 4. EVALUATION OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 37.- Purposes
Evaluation of public employees aims to accurately assess their capabilities, qualifications, working results and moral qualities, serving as a basis for arranging, employing, promoting, training, fostering, and implementing policies towards, public employees
Article 38.- Grounds for and order of evaluation of public employees
1. When evaluating public employees, their agencies must base themselves on the public employees' assigned tasks, task performance results and ethical qualities.
2. The evaluation of public employees shall be organized at the end of each year in the following order: public employees self-remark on their work; collectives where they work give comments and write on grading papers; after consulting the comments and grading of the collectives, the heads of the agencies evaluate and decide on the grading of public employees; evaluation opinions are notified to each public employee.
3. Public employees have the right to present and reserve their self-remarks but must abide by the conclusion opinions of competent bodies.
4. The evaluation of seconded public employees shall be made by the agencies employing such public employees. Written evaluations of the seconded public employees shall be forwarded to the seconding agencies for filing into the public employees' files.
5. Public employees' evaluation documents shall be preserved in their files.
Article 39.- Evaluation of leading public employees
The evaluation of public employees holding leading posts shall be made according to the management decentralization. Apart from the grounds stated in Article 38 of this Decree, the evaluation of leading public employees must be also based on the operation results of the agencies or units and the responsibilities of the leading public employees.
Chapter IV
MANAGEMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 40.- Contents of management of public employees
1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents, charters and regulations on decentralization of the management of public employees.
2. Formulating plannings and plans on the building, training and fostering of the contingent of public employees.
3. Prescribing the titles and criteria of public employees.
4. Prescribing the payrolls of public employees in State administrative agencies at the central level; prescribing the administrative payroll limits for the People's Committees.
5. Organizing the management, employment, training and fostering of public employees.
6. Promulgating regulations on recruitment, rank promotion; the probationary regime.
7. Evaluating public employees.
8. Directing, organizing the implementation of the salary regime and entitlement, commendation and disciplining regimes and policies for public employees.
9. Implementing the regime of reporting and statistics on public employees.
10. Inspecting and examining the implementation of law provisions on public employees.
11. Directing, organizing the settlement of complaints and denunciations related to public employees.
Article 41.- Tasks and powers of the Ministry of Home Affairs
The Ministry of Home Affairs is a governmental agency performing the function of State management over public employees and having the following tasks and powers:
1. To draft bills and ordinances on public employees for the Government to submit them to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee;
2. To formulate and submit to the Government for approval: plannings and plans on the building of the contingent of public employees; schemes on assignment and decentralization of the management of public employees and total State administrative payrolls; plans on training and fostering of the contingent of public employees; the regime of salaries and other entitlement policies and regimes for public employees; the reserve public employee regime; the probationary regime, and regulatory documents on the management of public employees;
3. To formulate and submit to the Government the schemes on the employment, evaluation, transfer, appointment, re-appointment, rotation, commendation and disciplining of public employees and the public employee's rank structures in State administrative agencies;
4. To formulate and submit to the Government for prescription the administrative payroll quotas of the provincial/municipal People's Committees;
5. To decide on the allocation of administrative payroll limits to the ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies according to the authorization of the Prime Minister;
6. To promulgate regulations on the titles and professional criteria for public employee's ranks; promulgating a regulation on recruitment and a regulation on rank promotion for public employees;
7. To quantitatively and qualitatively manage, to effect rank appointment, salary grading and raising for, the public employees of high ranks; organize examinations for promotion to the senior-specialist and principal specialist ranks for public employees; examine and supervise recruitment and rank promotion examinations organized by the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees; grant certificates of the senior-specialist ranks and specialized public employee's rank equivalent to the senior-specialist rank;
8. To provide for the compilation and management of public employees' files; numerical signs of public employees; public employee's papers; public employee's cards and regulations on the wearing thereof;
9. To organize the collection of statistics on the contingent of public employees nationwide;
10. To inspect, examine the implementation of the State's regulations on public employees in the State administrative agencies at the central and local levels;
11. To settle complaints and denunciations related to public employees according to its decentralized responsibility and law provisions on complaints and denunciations.
Article 42.- Tasks and powers of the ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies
The ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies (hereinafter referred to as ministries for short) have the following tasks and powers:
1. To quantitatively and qualitatively manage, recruit, employ, appoint, transfer, rotate, evaluate, evaluate, grade salaries and raise salaries for, public employees of the principal-specialist, equivalent and lower ranks;
2. To organize the recruitment, training and fostering of public employees under their direct management;
3. To organize the recruitment, management and employment of reserve public employees according to law provisions;
4. To assign the payroll quotas to State administrative agencies under their direct management;
5. To discharge the tasks and powers of ministries managing specialized public employee's ranks under the provisions in Article 44 of this Decree regarding the specialized public employee's ranks under their management;
6. To organize rank promotion examinations for public employee' ranks equivalent to or lower than the specialist rank according to regulations;
7. To organize the implementation of the salary regime and other entitlement regimes and policies for their public employees;
8. To commend and discipline public employees or propose competent authorities to commend and/or discipline them according to regulations;
9. To organize the statistical collection and reports on public employees according to regulations;
10. To guide, inspect and examine the enforcement of the State's regulations on public employees under the management of the ministries or branches;
11. To settle complaints and denunciations related to public employees according to their decentralized responsibilities and law provisions on complaints and denunciations.
Article 43.- Assignment of agencies to manage specialized public employee's ranks
The following ministries and ministerial-level agencies are assigned to manage specialized public employee's ranks:
1. The Ministry of Home Affairs shall manage the specialized public employee's ranks in the administrative and cipher branches;
2. The Ministry of Finance shall manage the specialized public employee's ranks in the accounting, tax, audit, customs and reserve branches;
3. The State Bank of Vietnam shall manage the specialized public employee's ranks in the in the banking branch;
4. The State Inspectorate shall manage the specialized public employee's ranks in the inspection branch;
5. The Ministry of Justice shall manage the specialized public employee's ranks in the justice branch;
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage the public employee's ranks in the agriculture, forestry and irrigation branches;
7. The Ministry of Post and Telematics shall manage the specialized public employee's ranks in the post and telematics branch.
Article 44.- Tasks and powers of the ministries managing specialized public employee's ranks
The ministries and ministerial-level agencies managing specialized public employee's ranks have the following tasks and powers:
1. To formulate the professional criteria for specialized public employee's ranks for the Ministry of Home Affairs to promulgate them uniformly;
2. To prescribe the contents of recruitment and rank promotion examinations for specialized public employee's ranks;
3. To work out regimes and policies for specialized public employees for the Ministry of Home Affairs to submit them to the Government;
4. To prescribe the contents, programs and modes of, and organize, the training and fostering of public employees of specialized public employee's ranks;
5. To organize rank promotion examinations and grant rank certificates for the specialized public employee's rans equivalent to the principal-specialist rank assigned to them for management;
6. To coordinate with the Ministry of Home Affairs in organizing rank promotion examinations for the specialized public employee's rank equivalent to the senior-specialist rank assigned to them for management.
Article 45.- Tasks and powers of the People's Committees of the provinces and centrally run cities:
The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committees for short) have the following tasks and powers:
1. To quantitatively and qualitatively manage, recruit, employ, appoint, transfer, rotate, evaluate, evaluate, grade salaries and raise salaries for, public employees of the principal-specialist, equivalent and lower ranks;
2. To prescribe the payroll quotas for the administrative agencies of the provincial-level People's Committees
3. To organize the recruitment, training and fostering of public employees according to regulations;
4. To organize the recruitment, employment and management of reserve public employees according to regulations;
5. To organize rank promotion examinations for the junior-staff member, specialist and other equivalent ranks according to regulations;
6. To organize the implementation of the salary regime and other entitlement regimes and policies for their public employees;
7. To commend and discipline public employees according to their competence or propose competent authorities to commend and/or discipline them according to regulations;
8. To organize the statistical collection and reports on public employees according to regulations;
9. To inspect and examine the enforcement of the State's regulations on public employees at the administrative agencies under the provincial-level People's Committees;
10. To settle complaints and denunciations related to public employees according to law provisions on complaints and denunciations.
Article 46.- Tasks and powers of public employee-employing agencies
The public employee-employing agencies have the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of the State's regimes and policies for public employees;
2. To arrange, assign tasks to public employees and examine their task performance;
3. To propose to the agencies competent to manage public employees the requirements regarding the recruitment, appointment, rank promotion, rank shift, transfer, seconding, training and fostering of public employees;
4. To evaluate public employees they employ according to regulations;
5. To arrange, assign tasks to, guide, comment and evaluate, reserve public employees;
6. To commend, reward, discipline public employees according to their respective competence or propose competent authorities to commend, reward or discipline them according to regulations;
7. To guide statistics and report on the situation of public employees under their respective management to the superior agencies managing public employees according to regulations;
8. To settle complaints and denunciations related to public employees in their agencies.
Article 47.- Management of public employee's files
The public employee-employing agencies shall have to compile and keep personal files of public employees. All developments in the working process of public employees from the time they are recruited, appointed to the time they give up their jobs must all be recorded in their files.
The compilation, management and preservation of public employee's files shall be effected according to the decentralized management.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 48.- Implementation effect
1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 95/1998/ND-CP of November 17, 1998 on recruitment, employment and management of public employees and Decree No. 56/2000/ND-CP of October 12, 2000 amending Clause 2, Article 6 of the Government's Decree No. 95/1998/ND-CP of November 17, 1998 on recruitment, employment and management of public employees.
Article 49.- Responsibility for implementation guidance
1. The Minister of Home Affairs shall have the responsibility to guide the implementation of this Decree.
2. The competent bodies of political organizations shall base themselves on the provisions of this Decree to guide the application thereof to the bodies of political organizations and socio-political organizations.
Article 50.- Implementation responsibility
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây