Công ước về lao động cưỡng bức, 1930

thuộc tính Công ước Không số

Công ước về lao động cưỡng bức, 1930
Cơ quan ban hành: Đang cập nhật
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công ước
Người ký:Đang cập nhật
Ngày ban hành:28/06/1930
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Công ước Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CÔNG ƯỚC

VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, 1930

(Công ước số 29 của ILO)

 

Hội nghị Toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ và tiến hành kỳ họp thứ 14 ngày 10/6/1930; và

Sau khi quyết định thông qua một số đề xuất cụ thể về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, là vấn đề thuộc điểm thứ nhất trong chương trình nghị sự kỳ họp;

Sau khi nhận định rằng những đề xuất này phải được thể hiện dưới hình thức một công ước quốc tế;

Thông qua vào ngày 28/6/1930 công ước dưới đây, gọi là Công ước về Lao động cưỡng bức 1930, để các quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn theo các điều khoản trong Điều lệ của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Điều 1.

1. Các quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn công ước này cam kết bãi bỏ việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, trong thời hạn ngắn nhất có thể.

2. Vì mục đích bãi bỏ hoàn toàn này, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc chỉ có thể được sử dụng, trong giai đoạn chuyển tiếp, vào những mục đích công cộng và phải coi như một biện pháp đặc biệt, theo những điều kiện và bảo đảm được quy định tại các điều sau đây của Công ước này.

3. Khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực, và khi chuẩn bị báo cáo theo quy định tại điều 31 dưới đây, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ xem xét khả năng huỷ bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, mà không quy định thêm thời gian chuyển tiếp, và việc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Hội nghị.

Điều 2.

1. Vì mục đích của Công ước này, cụm từ “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” có nghĩa là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ về bất kỳ hình phạt nào và bản thân người đó không tự nguyện làm.

2. Tuy nhiên, vì mục đích của Công ước này, cụm từ “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” không bao gồm:

a) Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào được yêu cầu theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc có tính chất quân sự thuần tuý;

b) Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào là một phần của những nghĩa vụ công dân bình thường của các công dân trong một đất nước hoàn toàn tự quản;

c) Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào mà một người được yêu cầu phải làm theo phán quyết của toà án với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải được tiến hành dưới sự giám sát và quản lý của nhà chức trách, và người đó không bị thuê mướn, hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của các cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân;

d) Bất kỳ công việc hoặc dịch vụ nào được yêu cầu trong những trường hợp khẩn cấp, đó là, trong trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai hoạ hoặc có nguy cơ xảy ra tại hoạ như cháy, lụt lội, nạn đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, sự xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và nói chung là trong mọi tình thế có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại hoặc đời sống của toàn thể hoặc một phần dân cư;

e) Các hình thức phục vụ cộng đồng địa phương do những thành viên của cộng đồng thực hiện vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng đó, và vì vậy có thể được coi như là những nghĩa vụ công dân bình thường của các thành viên trong cộng đồng, với điều kiện là những thành viên trong cộng đồng đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý kiến về sự cần thiết của những công việc đó.

Điều 3.

Vì mục đích của Công ước này, cụm từ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền của chính quốc hoặc cơ quan trung ương cao nhất của lãnh thổ liên quan.

Điều 4.

1. Nhà chức trách có thẩm quyền không được áp đặt hoặc cho phép áp đặt việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc vì lợi ích của cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân.

2. Nếu một hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc vì lợi ích của cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân như vậy còn tồn tại tại thời điểm quốc gia thành viên Công ước này đăng ký phê chuẩn Công ước với Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, thì quốc gia thành viên đó phải bãi bỏ hoàn toàn việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đó, từ ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia thành viên đó.

Điều 5.

1. Không cho phép các cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc nào để sản xuất hoặc thu hoạch những sản phẩm mà các cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân ấy sử dụng hoặc buôn bán.

2. Tại những nơi có những quy định hiện hành cho phép sử dụng lao động cưỡng bức và bắt buộc như vậy, những quy định đó phải được bãi bỏ sớm nhất có thể, nhằm tuân thủ điều 1 của Công ước này.

Điều 6.

Các viên chức hành chính, kể cả khi có nhiệm vụ khuyến khích những người dân mà mình phụ trách để tham gia một hình thức lao động nào đó, không được gây áp lực với những người dân đó hoặc với bất cứ cá nhân nào trong đó để họ làm việc cho các cá nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân.

Điều 7.

1. Những người đứng đầu không có chức năng hành chính thì không được sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

2. Những người đứng đầu có chức năng hành chính, với sự cho phép rõ ràng của nhà chức trách có thẩm quyền, có thể sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc theo những quy định nêu tại điều 10 Công ước này.

3. Những người đứng đầu được thừa nhận hợp lệ và không nhận được thù lao đầy đủ dưới những hình thức khác, thì có thể được hưởng những sự phục vụ cá nhân, theo quy định phù hợp, với điều kiện là mọi biện pháp cần thiết phải được áp dụng để phòng ngừa việc lạm dụng.

Điều 8.

1. Trách nhiệm đối với mọi quyết định sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc thuộc về nhà chức trách dân sự cấp cao nhất của lãnh thổ liên quan.

2. Tuy nhiên, nhà chức trách này có thể uỷ quyền cho các nhà chức trách địa phương cấp cao nhất được sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, mà không khiến người lao động phải xa rời nơi cư trú của họ. Nhà chức trách đó cũng có thể ủy quyền, trong những thời hạn và điều kiện được quy định tại điều 23 của Công ước này, cho các nhà chức trách địa phương cấp cao nhất sử dụng việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc mà khiến người lao động phải xa rời nơi cư trú của họ, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc đi công tác của các viên chức hành chính và để vận chuyển tài sản của Chính phủ.

Điều 9.

Trừ khi được quy định khác tại điều 10 của Công ước này, bất kỳ nhà chức trách nào có quyền sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trước khi quyết định sử dụng hình thức lao động này, sẽ phải chứng tỏ được:

a) công việc phải làm hoặc dịch vụ phải thực hiện có lợi ích trực tiếp và quan trọng đối với cộng đồng được kêu gọi để thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó;

b) công việc hoặc dịch vụ đó là một nhu cầu hiện tại hoặc cấp thiết;

c) đã không thể tìm được lao động tự nguyện để thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó, mặc dù đã đưa ra mức lương và điều kiện lao động không kém hơn mức lương và điều kiện lao động áp dụng cho những công việc và dịch vụ tương tự trong vùng đó;

d) công việc hoặc dịch vụ đó sẽ không trở thành một gánh quá nặng đối với cư dân hiện tại, xét đến lực lượng và năng lực lao động hiện có để thực hiện công việc đó.

Điều 10.

1. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được sử dụng như một dạng thuế và lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc do những người đứng đầu làm chức năng hành chính áp đặt để làm những công trình lợi ích công cộng, đều phải dần dần được bãi bỏ.

2. Trong lúc chờ đợi việc bãi bỏ này, khi dùng đến lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc như một dạng thuế và khi việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc do những người đứng đầu làm chức năng hành chính áp đặt để xây dựng những công trình công cộng, nhà chức trách liên quan trước hết phải tự chứng tỏ rằng:

a) công việc hoặc dịch vụ phải thực hiện có lợi ích trực tiếp và quan trọng đối với cộng đồng được kêu gọi thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó;

b) công việc hoặc dịch vụ đó là một nhu cầu hiện tại hay cấp thiết;

c) công việc hoặc dịch vụ đó sẽ không trở thành một gánh quá nặng đối với cư dân hiện tại, xét theo lực lượng và năng lực lao động hiện có để thực hiện công việc đó;

d) việc thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó sẽ không buộc người lao động phải xa rời nơi cư trú của họ;

e) việc thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó được định hướng phù hợp với những nhu cầu cấp bách của tôn giáo, đời sống xã hội và nông nghiệp.

Điều 11.

1. Chỉ những nam giới trưởng thành, khoẻ mạnh ở độ tuổi không dưới 18 và không quá 45 mới thuộc diện bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. Trừ các loại công việc nêu tại điều 10 của Công ước này, những giới hạn và những điều kiện sau đây sẽ được áp dụng:

a) bất cứ khi nào có thể, phải có kết luận của một bác sĩ do cơ quan hành chính chỉ định, rằng đương sự không có bệnh truyền nhiễm, đủ sức khoẻ thể chất để thực hiện được công việc và chịu đựng được những điều kiện thực hiện công việc;

b) miễn cho giáo viên và học sinh, và cho viên chức hành chính nói chung;

c) duy trì trong mỗi cộng đồng một số lượng nam giới trưởng thành, mạnh khỏe, là những người không thể thiếu được cho cuộc sống gia đình và xã hội;

d) tôn trọng mối quan hệ vợ-chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

2. Vì mục đích ở điểm (c) trên đây, các quy định nêu tại điều 23 của Công ước này sẽ ấn định tỷ lệ số người trong số dân cư nam giới khoẻ mạnh sẽ có thể được huy động lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc mỗi lần, miễn là trong bất cứ trường hợp nào, tỷ lệ đó cũng không được vượt quá 25%. Để xác định tỷ lệ này, nhà chức trách có thẩm quyền phải lưu ý đến mật độ dân số, tình hình phát triển về xã hội và thể chất của dân cư, mùa vụ trong năm, và công việc của bản thân các đương sự tại địa phương; nói chung là phải lưu ý đến những nhu cầu kinh tế và xã hội của cuộc sống bình thường của cộng đồng đó.

Điều 12.

1. Thời hạn tối đa một cá nhân nào đó có thể bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, không được vượt quá 60 ngày trong vòng 12 tháng, kể cả những ngày đi đường cần thiết để đến nơi làm việc và trở về.

2. Mọi người bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc phải được cấp một giấy chứng nhận, ghi rõ những thời gian người đó đã tham gia lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

Điều 13.

1. Thời gian làm việc thông thường của bất kỳ người nào bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc cũng phải giống như thời gian làm việc áp dụng cho những người lao động tự nguyện, và thời gian làm việc quá giờ làm việc thông thường phải được trả công như mức áp dụng cho những giờ làm thêm của những lao động tự nguyện.

2. Phải có một ngày nghỉ hàng tuần cho tất cả những người bị huy động vào bất cứ hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc nào, và ngày đó phải càng trùng hợp càng tốt với ngày được ấn định theo truyền thống hoặc theo tập quán của lãnh thổ đó hoặc vùng đó.

Điều 14.

1. Trừ loại công việc được quy định tại điều 10 của Công ước này, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức đều phải được trả công bằng tiền mặt; mức trả công không được thấp hơn mức hiện hành đối với cùng loại công việc trong vùng mà người lao động được thuê mướn, hoặc trong vùng mà người lao động được tuyển mộ, nếu cao hơn.

2. Trong trường hợp công việc do những người đứng đầu áp đặt khi thực hiện chức năng hành chính, việc trả công phù hợp với những quy định tại khoản trên phải được đưa vào thực hiện càng sớm càng tốt.

3. Tiền công phải được trả cho từng người lao động chứ không trả cho người đứng đầu bộ lạc của họ hoặc cho bất kỳ nhà chức trách nào khác.

4. Những ngày đi đường để đến nơi làm việc và trở về phải được tính để trả công như những ngày làm việc.

5. Không một quy định nào trong điều này ngăn cản việc cung cấp cho người lao động những khẩu phần thường lệ như một phần của tiền công, và những khẩu phần này ít nhất cũng phải có giá trị tương đương với số tiền công mà chúng thay thế, nhưng không được khấu trừ tiền công cho bất kỳ một khoản nào như thuế hoặc thực phẩm, quần áo hoặc nơi ở đặc biệt được cấp cho người lao động để họ duy trì được khả năng tiếp tục công việc trong những điều kiện đặc biệt, hoặc như dụng cụ lao động.

Điều 15.

1. Mọi quy định pháp luật hiện đang hoặc sẽ thi hành trong lãnh thổ liên quan về bồi thường tai nạn hoặc bệnh tật xảy ra do lao động, và về trợ cấp cho những người phụ thuộc vào người lao động bị chết hoặc mất khả năng lao động, phải được áp dụng bình đẳng giữa những người bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và những người lao động tự nguyện.

2. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kỳ nhà chức trách nào sử dụng người lao động làm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc cũng có nghĩa vụ bảo đảm cuộc sống cho người đó, nếu tai nạn hoặc bệnh tật xảy ra do công việc khiến cho người đó mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng tự chu cấp cho bản thân, và có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp để bảo đảm duy trì cuộc sống cho bất kỳ người nào thực sự phụ thuộc vào người lao động đó trong trường hợp việc người đó mất khả năng hoặc chết là do công việc.

Điều 16.

1. Trừ trường hợp đặc biệt cần thiết, không được di chuyển những người bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đến những vùng mà điều kiện ăn uống và khí hậu khác xa với những điều kiện họ đã quen thuộc, đến nỗi gây nguy hiểm cho sức khoẻ của họ.

2. Không được phép di chuyển người bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trừ phi mọi biện pháp cần thiết về vệ sinh, nơi ở để người lao động đó thích nghi với điều kiện công việc và để bảo vệ cho sức khỏe của họ được áp dụng nghiêm ngặt.

3. Nếu không thể tránh được việc di chuyển như vậy thì phải áp dụng những biện pháp để bảo đảm cho họ quen dần với điều kiện ăn uống, khí hậu theo lời khuyên của chuyên gia y tế.

4. Trong trường hợp những người lao động đó được yêu cầu thực hiện những công việc thường xuyên mà họ chưa quen, phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm cho họ làm quen với công việc, đặc biệt là các biện pháp đào tạo từng bước, bố trí thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi xen kẽ và cải thiện hoặc tăng thêm khẩu phần cần thiết.

Điều 17.

Trước khi cho phép sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc để làm các công trình xây dựng hoặc bảo trì, buộc người lao động phải lưu trú một thời gian đáng kể tại nơi làm việc, thì nhà chức trách có thẩm quyền phải bảo đảm rằng:

1. Mọi biện pháp cần thiết đã được áp dụng để bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động, bảo đảm chăm sóc y tế cần thiết cho họ và đặc biệt là:

a) những người lao động đó được khám sức khoẻ trước khi bắt đầu làm việc và được định kỳ khám lại trong thời hạn làm việc;

b) đã dự liệu đủ nhân viên y tế, phòng khám bệnh, bệnh xá, bệnh viện và các trang thiết bị cần thiết để ứng phó với mọi nhu cầu;

c) điều kiện vệ sinh ở những nơi làm việc, việc cung cấp nước uống, thực phẩm, chất đốt và dụng cụ nhà bếp, và nếu cần, cả chỗ ở và quần áo đã được thu xếp thoả đáng.

2. Đã bố trí cẩn thận việc bảo đảm cuộc sống cho gia đình người lao động, cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi, bằng phương thức an toàn, để người lao động gửi một phần tiền lương về cho gia đình theo yêu cầu hoặc với sự nhất trí của họ.

3. Cơ quan hành chính phải chịu phí tổn và trách nhiệm về hành trình của người lao động đi đến nơi làm việc và trở về, và phải tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình đó, bằng cách sử dụng tối đa mọi phương tiện vận tải sẵn có.

4. Trong trường hợp người lao động bị ốm hoặc tai nạn mà không thể làm việc trong một thời gian nhất định, cơ quan hành chính phải chịu phí tổn cho việc hồi hương của người lao động.

5. Khi hết thời hạn lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, người lao động nào tự nguyện ở lại với tư cách lao động tự nguyện, thì được phép ở lại, và trong thời gian 2 năm vẫn sẽ không bị mất quyền được hồi hương miễn phí.

Điều 18.

1. Việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc để vận chuyển người hoặc hàng hoá, chẳng hạn như khuân vác và chèo thuyền, phải được bãi bỏ trong thời hạn sớm nhất có thể. Trong lúc chờ đợi sự bãi bỏ này, nhà chức trách có thẩm quyền phải ban hành các quy định theo đó ấn định, không kể những vấn đề khác:

a) chỉ sử dụng đến loại lao động này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi công tác của viên chức hành chính, hoặc cho việc vận chuyển tài sản của chính phủ, hoặc vận chuyển những người khác không phải là viên chức, trong trường hợp có nhu cầu cấp bách;

b) những nhân công được sử dụng này phải được chứng nhận y tế, có đủ sức khoẻ thể chất để làm việc, nếu có thể khám sức khỏe cho họ, hoặc trong trường hợp không thể khám sức cho họ thì người sử dụng những lao động này phải chịu trách nhiệm bảo đảm là họ có đủ sức khoẻ cần thiết và không bị bệnh truyền nhiễm;

c) trọng tải tối đa người lao động có thể mang vác;

d) chặng đường tối đa người lao động có thể phải đi từ nơi cư trú;

e) số ngày tối đa mỗi tháng, hoặc thời kỳ khác, mà người lao động bị trưng dụng, trong đó kể cả số ngày đi đường để trở về nhà;

f) những người được phép huy động hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc này và mức độ họ được phép sử dụng hình thức đó.

2. Để xác định những mức tối đa nói trong các điểm c, d, e ở khoản trên, nhà chức trách có thẩm quyền phải xem xét mọi nhân tố liên quan, bao gồm cả sự phát triển về thể lực của cư dân nơi người lao động được tuyển dụng, đặc điểm tự nhiên của vùng nơi họ phải đi qua và những điều kiện khí hậu.

3. Ngoài ra, nhà chức trách có thẩm quyền phải đề ra những quy định về hành trình bình thường hàng ngày của những người lao động đó không vượt quá một đoạn đường tương ứng với một ngày làm việc trung bình 8 giờ, điều này được hiểu là phải lưu ý không chỉ trọng tải phải mang vác và đoạn đường phải đi, mà cả tình trạng đường xá, mùa trong năm và mọi nhân tố khác; nếu thời gian hành trình vượt quá mức thông thường hàng ngày được yêu cầu, người lao động phải được trả công với mức cao hơn mức bình thường.

Điều 19.

1. Nhà chức trách có thẩm quyền chỉ được cho phép sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trong công việc canh tác như là phương thức phòng ngừa nạn đói hoặc thiếu hụt lương thực, và luôn với điều kiện là những thực phẩm hoặc sản phẩm sẽ thu được vẫn phải thuộc quyền sở hữu của những cá nhân hoặc cộng đồng sản xuất ra chúng.

2. Không một quy định nào trong điều này được hiểu là hủy bỏ nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng phải làm việc theo yêu cầu của cộng đồng do luật hoặc tập quán quy định ở những nơi mà việc sản xuất được tổ chức trên cơ sở cộng đồng theo pháp luật hay tập quán, và những sản phẩm hoặc tiền lãi do bán những sản phẩm ấy vẫn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng ,

Điều 20.

Các luật về trừng phạt tập thể, mà theo đó một cộng đồng có thể bị trừng phạt vì tội phạm do bất kỳ thành viên nào thực hiện sẽ không được có quy định nào về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đối với cả cộng đồng như một phương thức trừng phạt.

Điều 21.

Không được sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc vào những công việc dưới mặt đất trong các hầm mỏ.

Điều 22.

Các báo cáo hàng năm mà các quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước này cam kết gửi đến Văn phòng Lao động quốc tế theo quy định tại điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế về những biện pháp mình đã áp dụng để thực hiện các quy định tại Công ước này, sẽ phải có những thông tin đầy đủ nhất có thể về mức độ sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trong từng lãnh thổ liên quan, mục đích tiến hành những việc đó, tỷ lệ bệnh tật và tử vong, thời gian làm việc, những phương thức trả lương và mức lương; và mọi thông tin liên quan khác.

Điều 23.

1. Để thực hiện các quy định của Công ước này, nhà chức trách có thẩm quyền phải ban hành các quy định đầy đủ và rõ ràng về việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

2. Các quy định này phải bao gồm, không kể những vấn đề khác, các quy tắc cho phép bất kỳ người nào bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, được gửi mọi khiếu nại liên quan đến điều kiện lao động cho các nhà chức trách và bảo đảm rằng những khiếu nại đó sẽ được kiểm tra và xem xét..

Điều 24.

Trong mọi trường hợp, phải áp dụng các biện pháp thích đáng để bảo đảm việc thực hiện chặt chẽ những quy định về sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, hoặc bằng cách mở rộng quyền hạn thanh tra lao động hiện hành vốn được thành lập để thanh tra việc lao động tự nguyện đối với việc thanh tra lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc hoặc bằng cách thức thích hợp khác. Phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm rằng những người bị huy động đi lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc hiểu biết về các quy định đó.

Điều 25.

Việc huy động bất hợp pháp lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc sẽ bị trừng phạt như tội phạm hình sự, và mọi quốc gia thành viên phê chuẩn công ước này có nghĩa vụ bảo đảm rằng những hình phạt do pháp luật quy định thực sự thích đáng và được thi hành nghiêm ngặt.

Điều 26.

1.Mọi quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết áp dụng Công ước cho các lãnh thổ thuộc chủ quyền, quyền tài phán, quyền bảo hộ, quyền bá chủ, quyền giám hộ hoặc quyền thống trị, trong chừng mực quốc gia thành viên đó có quyền chấp nhận các nghĩa vụ ảnh hưởng tới các vấn đề về tài phán nội bộ, với điều kiện là nếu quốc gia thành viên đó muốn vận dụng các quy định tại điều 35 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, thì kèm theo việc phê chuẩn, phải có tuyên bố cho biết:

a) những lãnh thổ mà quốc gia đó dự định áp dụng những quy định của Công ước này không có bất cứ thay đổi nào;

b) những lãnh thổ mà quốc gia đó dự định áp dụng những quy định của Công ước này với những thay đổi, kèm theo nội dung chi tiết các thay đổi đó;

c) những lãnh thổ mà quốc gia đó giữ quyền quyết định.

2. Tuyên bố nói trên sẽ được coi là một phần không tách rời của văn kiện phê chuẩn và có hiệu lực phê chuẩn. Mọi quốc gia thành viên có bản tuyên bố như trên sẽ có quyền, bằng một bản tuyên bố sau đó, huỷ bỏ toàn bộ hoặc một phần những bảo lưu đã đưa ra theo các quy định tại mục (b) và (c) nói trên trong tuyên bố trước đây.

Điều 27.

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này theo các điều kiện được quy định tại Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế sẽ được thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.

Điều 28.

1. Công ước này chỉ ràng buộc các quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.

2. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có hai quốc gia thành viên đăng ký phê chuẩn.

3. Sau đó, đối với bất kỳ quốc gia thành viên nào đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ thời điểm quốc gia thành viên đó đăng ký phê chuẩn.

Điều 29.

Ngay sau khi văn kiện phê chuẩn của hai quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế được đăng ký với Văn phòng Lao động Quốc tế, Tổng giám đốc của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế. Tương tự, Tổng Giám đốc sẽ thông báo cho họ về việc đăng ký văn kiện phê chuẩn được thông báo sau đó của các quốc gia thành viên khác của Tổ chức.

Điều 30.

1. Mỗi quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể tuyên bố rút khỏi Công ước sau 10 năm kể từ thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực, bằng cách thông báo cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Thông báo rút khỏi Công ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày quốc gia đó đăng ký rút khỏi Công ước với Văn phòng Lao động quốc tế.

2. Trong vòng một năm sau khi kết thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản trên mà một quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này không thực hiện quyền rút khỏi Công ước đã quy định tại điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong thời hạn năm năm nữa rồi sau đó mới được rút khỏi Công ước mỗi khi kết thúc thời hạn năm năm theo những quy định tại điều này.

Điều 31.

Khi kết thúc mỗi giai đoạn năm năm sau khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, Hội đồng Quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình ra Hội nghị Toàn thể một báo cáo về việc thực hiện Công ước này và sẽ xem xét cần hay không cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị vấn đề sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Công ước.

Điều 32.

1. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một công ước mới sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này, việc phê chuẩn của một quốc gia thành viên với Công ước mới sửa đổi sẽ đương nhiên dẫn đến việc lập tức rút khỏi Công ước này mà không cần theo quy định tại điều 30 trên đây, vào thời điểm Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.

2. Kể từ thời điểm Công ước mới sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ không mở để các quốc gia phê chuẩn nữa.

3. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những quốc gia thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước sửa đổi.

Điều 33.

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Preamble

The General Conference of the International Labour Organisation,

Having been convened at Geneva by the Governing Body of the International Labour Office, and having met in its Fourteenth Session on 10 June 1930, and

Having decided upon the adoption of certain proposals with regard to forced or compulsory labour, which is included in the first item on the agenda of the Session, and

Having determined that these proposals shall take the form of an international Convention,

adopts this twenty-eighth day of June of the year one thousand nine hundred and thirty the following Convention, which may be cited as the Forced Labour Convention, 1930, for ratification by the Members of the International Labour Organisation in accordance with the provisions of the Constitution of the International Labour Organisation:

 

Article 1

1. Each Member of the International Labour Organisation which ratifies this Convention undertakes to suppress the use of forced or compulsory labour in all its forms within the shortest possible period.

2. With a view to this complete suppression, recourse to forced or compulsory labour may be had, during the transitional period, for public purposes only and as an exceptional measure, subject to the conditions and guarantees hereinafter provided.

3. At the expiration of a period of five years after the coming into force of this Convention, and when the Governing Body of the International Labour Office prepares the report provided for in Article 31 below, the said Governing Body shall consider the possibility of the suppression of forced or compulsory labour in all its forms without a further transitional period and the desirability of placing this question on the agenda of the Conference.

Article 2

1. For the purposes of this Convention the term forced or compulsory labour shall mean all work or service which is exacted from any person under the menace of any penalty and for which the said person has not offered himself voluntarily.

2. Nevertheless, for the purposes of this Convention, the term forced or compulsory labour shall not include--

(a) any work or service exacted in virtue of compulsory military service laws for work of a purely military character;

(b) any work or service which forms part of the normal civic obligations of the citizens of a fully self-governing country;

(c) any work or service exacted from any person as a consequence of a conviction in a court of law, provided that the said work or service is carried out under the supervision and control of a public authority and that the said person is not hired to or placed at the disposal of private individuals, companies or associations;

(d) any work or service exacted in cases of emergency, that is to say, in the event of war or of a calamity or threatened calamity, such as fire, flood, famine, earthquake, violent epidemic or epizootic diseases, invasion by animal, insect or vegetable pests, and in general any circumstance that would endanger the existence or the well-being of the whole or part of the population;

(e) minor communal services of a kind which, being performed by the members of the community in the direct interest of the said community, can therefore be considered as normal civic obligations incumbent upon the members of the community, provided that the members of the community or their direct representatives shall have the right to be consulted in regard to the need for such services.

Article 3

For the purposes of this Convention the term competent authority shall mean either an authority of the metropolitan country or the highest central authority in the territory concerned.

Article 4

1. The competent authority shall not impose or permit the imposition of forced or compulsory labour for the benefit of private individuals, companies or associations.

2. Where such forced or compulsory labour for the benefit of private individuals, companies or associations exists at the date on which a Member's ratification of this Convention is registered by the Director-General of the International Labour Office, the Member shall completely suppress such forced or compulsory labour from the date on which this Convention comes into force for that Member.

Article 5

1. No concession granted to private individuals, companies or associations shall involve any form of forced or compulsory labour for the production or the collection of products which such private individuals, companies or associations utilise or in which they trade.

2. Where concessions exist containing provisions involving such forced or compulsory labour, such provisions shall be rescinded as soon as possible, in order to comply with Article 1 of this Convention.

Article 6

Officials of the administration, even when they have the duty of encouraging the populations under their charge to engage in some form of labour, shall not put constraint upon the said populations or upon any individual members thereof to work for private individuals, companies or associations.

Article 7

1. Chiefs who do not exercise administrative functions shall not have recourse to forced or compulsory labour.

2. Chiefs who exercise administrative functions may, with the express permission of the competent authority, have recourse to forced or compulsory labour, subject to the provisions of Article 10 of this Convention.

3. Chiefs who are duly recognised and who do not receive adequate remuneration in other forms may have the enjoyment of personal services, subject to due regulation and provided that all necessary measures are taken to prevent abuses.

Article 8

1. The responsibility for every decision to have recourse to forced or compulsory labour shall rest with the highest civil authority in the territory concerned.

2. Nevertheless, that authority may delegate powers to the highest local authorities to exact forced or compulsory labour which does not involve the removal of the workers from their place of habitual residence. That authority may also delegate, for such periods and subject to such conditions as may be laid down in the regulations provided for in Article 23 of this Convention, powers to the highest local authorities to exact forced or compulsory labour which involves the removal of the workers from their place of habitual residence for the purpose of facilitating the movement of officials of the administration, when on duty, and for the transport of Government stores.

Article 9

Except as otherwise provided for in Article 10 of this Convention, any authority competent to exact forced or compulsory labour shall, before deciding to have recourse to such labour, satisfy itself--

(a) that the work to be done or the service to be rendered is of important direct interest for the community called upon to do work or render the service;

(b) that the work or service is of present or imminent necessity;

(c) that it has been impossible to obtain voluntary labour for carrying out the work or rendering the service by the offer of rates of wages and conditions of labour not less favourable than those prevailing in the area concerned for similar work or service; and

(d) that the work or service will not lay too heavy a burden upon the present population, having regard to the labour available and its capacity to undertake the work.

Article 10

1. Forced or compulsory labour exacted as a tax and forced or compulsory labour to which recourse is had for the execution of public works by chiefs who exercise administrative functions shall be progressively abolished.

2. Meanwhile, where forced or compulsory labour is exacted as a tax, and where recourse is had to forced or compulsory labour for the execution of public works by chiefs who exercise administrative functions, the authority concerned shall first satisfy itself--

(a) that the work to be done or the service to be rendered is of important direct interest for the community called upon to do the work or render the service;

(b) that the work or the service is of present or imminent necessity;

(c) that the work or service will not lay too heavy a burden upon the present population, having regard to the labour available and its capacity to undertake the work;

(d) that the work or service will not entail the removal of the workers from their place of habitual residence;

(e) that the execution of the work or the rendering of the service will be directed in accordance with the exigencies of religion, social life and agriculture.

Article 11

1. Only adult able-bodied males who are of an apparent age of not less than 18 and not more than 45 years may be called upon for forced or compulsory labour. Except in respect of the kinds of labour provided for in Article 10 of this Convention, the following limitations and conditions shall apply:

(a) whenever possible prior determination by a medical officer appointed by the administration that the persons concerned are not suffering from any infectious or contagious disease and that they are physically fit for the work required and for the conditions under which it is to be carried out;

(b) exemption of school teachers and pupils and officials of the administration in general;

(c) the maintenance in each community of the number of adult able-bodied men indispensable for family and social life;

(d) respect for conjugal and family ties.

2. For the purposes of subparagraph (c) of the preceding paragraph, the regulations provided for in Article 23 of this Convention shall fix the proportion of the resident adult able-bodied males who may be taken at any one time for forced or compulsory labour, provided always that this proportion shall in no case exceed 25 per cent. In fixing this proportion the competent authority shall take account of the density of the population, of its social and physical development, of the seasons, and of the work which must be done by the persons concerned on their own behalf in their locality, and, generally, shall have regard to the economic and social necessities of the normal life of the community concerned.

Article 12

1. The maximum period for which any person may be taken for forced or compulsory labour of all kinds in any one period of twelve months shall not exceed sixty days, including the time spent in going to and from the place of work.

2. Every person from whom forced or compulsory labour is exacted shall be furnished with a certificate indicating the periods of such labour which he has completed.

Article 13

1. The normal working hours of any person from whom forced or compulsory labour is exacted shall be the same as those prevailing in the case of voluntary labour, and the hours worked in excess of the normal working hours shall be remunerated at the rates prevailing in the case of overtime for voluntary labour.

2. A weekly day of rest shall be granted to all persons from whom forced or compulsory labour of any kind is exacted and this day shall coincide as far as possible with the day fixed by tradition or custom in the territories or regions concerned.

Article 14

1. With the exception of the forced or compulsory labour provided for in Article 10 of this Convention, forced or compulsory labour of all kinds shall be remunerated in cash at rates not less than those prevailing for similar kinds of work either in the district in which the labour is employed or in the district from which the labour is recruited, whichever may be the higher.

2. In the case of labour to which recourse is had by chiefs in the exercise of their administrative functions, payment of wages in accordance with the provisions of the preceding paragraph shall be introduced as soon as possible.

3. The wages shall be paid to each worker individually and not to his tribal chief or to any other authority.

4. For the purpose of payment of wages the days spent in travelling to and from the place of work shall be counted as working days.

5. Nothing in this Article shall prevent ordinary rations being given as a part of wages, such rations to be at least equivalent in value to the money payment they are taken to represent, but deductions from wages shall not be made either for the payment of taxes or for special food, clothing or accommodation supplied to a worker for the purpose of maintaining him in a fit condition to carry on his work under the special conditions of any employment, or for the supply of tools.

Article 15

1. Any laws or regulations relating to workmen's compensation for accidents or sickness arising out of the employment of the worker and any laws or regulations providing compensation for the dependants of deceased or incapacitated workers which are or shall be in force in the territory concerned shall be equally applicable to persons from whom forced or compulsory labour is exacted and to voluntary workers.

2. In any case it shall be an obligation on any authority employing any worker on forced or compulsory labour to ensure the subsistence of any such worker who, by accident or sickness arising out of his employment, is rendered wholly or partially incapable of providing for himself, and to take measures to ensure the maintenance of any persons actually dependent upon such a worker in the event of his incapacity or decease arising out of his employment.

Article 16

1. Except in cases of special necessity, persons from whom forced or compulsory labour is exacted shall not be transferred to districts where the food and climate differ so considerably from those to which they have been accustomed as to endanger their health.

2. In no case shall the transfer of such workers be permitted unless all measures relating to hygiene and accommodation which are necessary to adapt such workers to the conditions and to safeguard their health can be strictly applied.

3. When such transfer cannot be avoided, measures of gradual habituation to the new conditions of diet and of climate shall be adopted on competent medical advice.

4. In cases where such workers are required to perform regular work to which they are not accustomed, measures shall be taken to ensure their habituation to it, especially as regards progressive training, the hours of work and the provision of rest intervals, and any increase or amelioration of diet which may be necessary.

Article 17

Before permitting recourse to forced or compulsory labour for works of construction or maintenance which entail the workers remaining at the workplaces for considerable periods, the competent authority shall satisfy itself--

(1) that all necessary measures are taken to safeguard the health of the workers and to guarantee the necessary medical care, and, in particular, (a) that the workers are medically examined before commencing the work and at fixed intervals during the period of service, (b) that there is an adequate medical staff, provided with the dispensaries, infirmaries, hospitals and equipment necessary to meet all requirements, and (c) that the sanitary conditions of the workplaces, the supply of drinking water, food, fuel, and cooking utensils, and, where necessary, of housing and clothing, are satisfactory;

(2) that definite arrangements are made to ensure the subsistence of the families of the workers, in particular by facilitating the remittance, by a safe method, of part of the wages to the family, at the request or with the consent of the workers;

(3) that the journeys of the workers to and from the workplaces are made at the expense and under the responsibility of the administration, which shall facilitate such journeys by making the fullest use of all available means of transport;

(4) that, in case of illness or accident causing incapacity to work of a certain duration, the worker is repatriated at the expense of the administration;

(5) that any worker who may wish to remain as a voluntary worker at the end of his period of forced or compulsory labour is permitted to do so without, for a period of two years, losing his right to repatriation free of expense to himself.

Article 18

1. Forced or compulsory labour for the transport of persons or goods, such as the labour of porters or boatmen, shall be abolished within the shortest possible period. Meanwhile the competent authority shall promulgate regulations determining, inter alia, (a) that such labour shall only be employed for the purpose of facilitating the movement of officials of the administration, when on duty, or for the transport of Government stores, or, in cases of very urgent necessity, the transport of persons other than officials, (b) that the workers so employed shall be medically certified to be physically fit, where medical examination is possible, and that where such medical examination is not practicable the person employing such workers shall be held responsible for ensuring that they are physically fit and not suffering from any infectious or contagious disease, (c) the maximum load which these workers may carry, (d) the maximum distance from their homes to which they may be taken, (e) the maximum number of days per month or other period for which they may be taken, including the days spent in returning to their homes, and (f) the persons entitled to demand this form of forced or compulsory labour and the extent to which they are entitled to demand it.

2. In fixing the maxima referred to under (c), (d) and (e) in the foregoing paragraph, the competent authority shall have regard to all relevant factors, including the physical development of the population from which the workers are recruited, the nature of the country through which they must travel and the climatic conditions.

3. The competent authority shall further provide that the normal daily journey of such workers shall not exceed a distance corresponding to an average working day of eight hours, it being understood that account shall be taken not only of the weight to be carried and the distance to be covered, but also of the nature of the road, the season and all other relevant factors, and that, where hours of journey in excess of the normal daily journey are exacted, they shall be remunerated at rates higher than the normal rates.

Article 19

1. The competent authority shall only authorise recourse to compulsory cultivation as a method of precaution against famine or a deficiency of food supplies and always under the condition that the food or produce shall remain the property of the individuals or the community producing it.

2. Nothing in this Article shall be construed as abrogating the obligation on members of a community, where production is organised on a communal basis by virtue of law or custom and where the produce or any profit accruing from the sale thereof remain the property of the community, to perform the work demanded by the community by virtue of law or custom.

Article 20

Collective punishment laws under which a community may be punished for crimes committed by any of its members shall not contain provisions for forced or compulsory labour by the community as one of the methods of punishment.

Article 21

Forced or compulsory labour shall not be used for work underground in mines.

Article 22

The annual reports that Members which ratify this Convention agree to make to the International Labour Office, pursuant to the provisions of Article 22 of the Constitution of the International Labour Organisation, on the measures they have taken to give effect to the provisions of this Convention, shall contain as full information as possible, in respect of each territory concerned, regarding the extent to which recourse has been had to forced or compulsory labour in that territory, the purposes for which it has been employed, the sickness and death rates, hours of work, methods of payment of wages and rates of wages, and any other relevant information.

Article 23

1. To give effect to the provisions of this Convention the competent authority shall issue complete and precise regulations governing the use of forced or compulsory labour.

2. These regulations shall contain, inter alia, rules permitting any person from whom forced or compulsory labour is exacted to forward all complaints relative to the conditions of labour to the authorities and ensuring that such complaints will be examined and taken into consideration.

Article 24

Adequate measures shall in all cases be taken to ensure that the regulations governing the employment of forced or compulsory labour are strictly applied, either by extending the duties of any existing labour inspectorate which has been established for the inspection of voluntary labour to cover the inspection of forced or compulsory labour or in some other appropriate manner. Measures shall also be taken to ensure that the regulations are brought to the knowledge of persons from whom such labour is exacted.

Article 25

The illegal exaction of forced or compulsory labour shall be punishable as a penal offence, and it shall be an obligation on any Member ratifying this Convention to ensure that the penalties imposed by law are really adequate and are strictly enforced.

Article 26

1. Each Member of the International Labour Organisation which ratifies this Convention undertakes to apply it to the territories placed under its sovereignty, jurisdiction, protection, suzerainty, tutelage or authority, so far as it has the right to accept obligations affecting matters of internal jurisdiction; provided that, if such Member may desire to take advantage of the provisions of article 35 of the Constitution of the International Labour Organisation, it shall append to its ratification a declaration stating--

(1) the territories to which it intends to apply the provisions of this Convention without modification;

(2) the territories to which it intends to apply the provisions of this Convention with modifications, together with details of the said modifications;

(3) the territories in respect of which it reserves its decision.

2. The aforesaid declaration shall be deemed to be an integral part of the ratification and shall have the force of ratification. It shall be open to any Member, by a subsequent declaration, to cancel in whole or in part the reservations made, in pursuance of the provisions of subparagraphs (2) and (3) of this Article, in the original declaration.

Article 27

The formal ratifications of this Convention under the conditions set forth in the Constitution of the International Labour Organisation shall be communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration.

Article 28

1. This Convention shall be binding only upon those Members whose ratifications have been registered with the International Labour Office.

2. It shall come into force twelve months after the date on which the ratifications of two Members of the International Labour Organisation have been registered with the Director-General.

3. Thereafter, this Convention shall come into force for any Member twelve months after the date on which the ratification has been registered.

Article 29

As soon as the ratifications of two Members of the International Labour Organisation have been registered with the International Labour Office, the Director-General of the International Labour Office shall so notify all the Members of the International Labour Organisation. He shall likewise notify them of the registration of ratifications which may be communicated subsequently by other Members of the Organisation.

Article 30

1. A Member which has ratified this Convention may denounce it after the expiration of ten years from the date on which the Convention first comes into force, by an act communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration. Such denunciation shall not take effect until one year after the date on which it is registered with the International Labour Office.

2. Each Member which has ratified this Convention and which does not, within the year following the expiration of the period of ten years mentioned in the preceding paragraph, exercise the right of denunciation provided for in this Article, will be bound for another period of five years and, thereafter, may denounce this Convention at the expiration of each period of five years under the terms provided for in this Article.

Article 31

At such times as it may consider necessary the Governing Body of the International Labour Office shall present to the General Conference a report on the working of this Convention and shall examine the desirability of placing on the agenda of the Conference the question of its revision in whole or in part.

Article 32

1. Should the Conference adopt a new Convention revising this Convention in whole or in part, the ratification by a Member of the new revising Convention shall ipso jure involve denunciation of this Convention without any requirement of delay, notwithstanding the provisions of Article 30 above, if and when the new revising Convention shall have come into force.

2. As from the date of the coming into force of the new revising Convention, the present Convention shall cease to be open to ratification by the Members.

3. Nevertheless, this Convention shall remain in force in its actual form and content for those Members which have ratified it but have not ratified the revising convention.

Article 33

The French and English texts of this Convention shall both be authentic.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Convention Khongso DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất