Nghị quyết 58/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2021

thuộc tính Nghị quyết 58/NQ-CP

Nghị quyết 58/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2021
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:08/06/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phụ cấp đến 150.000 đồng/ngày cho cán bộ y tế trực tiếp tiêm vắc xin phòng Covid-19

Ngày 08/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2021

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tháng 5, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng và 5 tháng đầu năm 2021, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025, Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 – 2025 là một số nội dung trọng tâm trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua.

Cụ thể, Chính phủ chủ trương thực hiện phương châm “vắc xin + 5K”, đẩy mạnh việc tiêm vắc xin. Đồng ý áp dụng mức phụ cấp đặc thù 7.500 đồng/liều tiêm (tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày) đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Chương trình tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở y tế công lập.

Bồi dưỡng chống dịch 200.000 hoặc 300.000 đồng/người/ngày theo từng nhiệm vụ và 120.000 đồng/người/ngày đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19.

Về tình hình kinh tế, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng đạt 4.67%, thu ngân sách nhà nước đạt gần 50% dự toán năm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 5 tháng ước tăng 9,9%.

Trong kỳ họp, Chính phủ cũng đồng ý nội dung Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, giao Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện đề án trình Bộ Chính trị xin chủ trương trước khi trình Quốc hội.

Xem chi tiết Nghị quyết58/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

 _______

Số: 58/NQ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021

_________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021, tổ chức vào ngày 03 tháng 6 năm 2021,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tháng 5 năm 2021
nhayMột số chế độ phụ cấp đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1Điều 2 Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 của Chính phủ.nhay
Trong tháng 5, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, xử lý, tổ chức thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, cần thiết, phù hợp để tăng cường phòng, chống, khoanh vùng, cách ly, dập dịch và tích cực điều trị. Các Phó Thủ tướng được phân công chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tại các điểm nóng xảy ra dịch, không để ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, về tổng thể chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình và đã bước đầu khống chế, đẩy lùi dịch bệnh tại các địa bàn trọng điểm, nhất là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ biểu dương và đánh giá cao các lực lượng tuyến đầu: y tế, quân đội, công an và các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có dịch bùng phát đã quyết liệt, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ổn định đời sống nhân dân; Chính phủ cũng hoan nghênh và cảm ơn đồng bào ta ở trong và ngoài nước đã chung tay, chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước chống dịch Covid-19.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các địa phương nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, tấn công là chủ động, là đột phá; phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, thường xuyên, lâu dài, quyết định; tổng tiến công toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa ở những nơi có ổ dịch với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, lấy mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của người dân là chủ thể, là trung tâm và sự ổn định phát triển của doanh nghiệp lúc này là quan trọng. Thực hiện nghiêm phương châm “vắc-xin + 5K” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ toàn diện, rộng rãi, trong đó vắc-xin là yếu tố quyết định, do đó cần khẩn trương triển khai nhanh, hiệu quả chiến lược vắc-xin.
Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi và dập dịch triệt để; thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
Chính phủ thống nhất:
- Đồng ý áp dụng phụ cấp đặc thù với mức 7.500 đồng/liều tiêm (tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày) đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm vắc- xin phòng Covid-19 trong Chương trình tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở y tế công lập.
- Đồng ý áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách, như sau:
+ Về chế độ bồi dưỡng chống dịch: Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021; được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP.
+ Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện: Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP).
+ Về số ngày hưởng: tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
+ Về thời điểm áp dụng: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
+ Về nguồn kinh phí: từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
- Căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, Bộ Y tế rà soát, quyết định bổ sung các đối tượng khác được ưu tiên tiêm vắc-xin theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.
- Những người phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại cơ sở cách ly y tế tập trung theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 và Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung thì phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo yêu cầu phòng, chống dịch.
- Giá dịch vụ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tự nguyện cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 và Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng.
Chính phủ kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tích cực tham gia đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19; cùng chung sức, đồng lòng huy động tổng hợp mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi chiến lược vắc-xin, góp phần sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
2. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
a) Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại một số địa phương nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá, lãi suất ổn định; tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 50% dự toán năm, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 5 tháng ước tăng 9,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6%. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, phát triển ổn định, tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt trên 262 tỷ USD, tăng 33,5%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 5 tháng đạt 55,8 nghìn doanh nghiệp, cao nhất trong 5 năm qua. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân được triển khai nhanh, đạt những kết quả và ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh.
Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường gắn kết ý Đảng, lòng dân.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các ngành dịch vụ, du lịch, các chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, chưa đạt yêu cầu. Tình trạng nhập siêu xuất hiện trở lại do nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước tăng mạnh trong khi đầu ra cho sản phẩm đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Một số mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch ùn ứ cục bộ, tiêu thụ khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát. Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhất là vật liệu xây dựng, tác động đến đầu vào của các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi chậm, góp vốn mua cổ phần giảm trên 50%, cho thấy tín hiệu về sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu giảm. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở mức cao. Các thị trường chứng khoán, bất động sản tiềm ẩn rủi ro. Số lao động bị mất việc, ngừng việc, nghỉ giãn việc gia tăng. Đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, nhất là người lao động tại các khu công nghiệp, hộ kinh doanh, buôn bán cá thể tại các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19...
b) Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thống nhất nhận thức về tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, thách thức; nhưng không bi quan, dao động, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh mà phải xem khó khăn, thách thức thành động lực để nỗ lực phấn đấu, vươn lên, khẳng định, trưởng thành, phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giải pháp đúng hướng, phù hợp, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả.
- Khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ban hành kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ; đồng thời, ban hành và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, ngành, địa phương. Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm và trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, rà soát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với từng dự án, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng; kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có hiệu quả, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng; kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư công; chấm dứt tình trạng xin cho, chạy dự án trong đầu tư công làm cho đầu tư công chậm trễ, dài trải, kém hiệu quả, kéo dài...; chủ động hỗ trợ hiệu quả, thiết thực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo thẩm quyền.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Chú trọng bảo đảm các cân đối vĩ mô; đề xuất thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn dốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tham mưu tổ chức hội nghị toàn quốc về đầu tư công trong tháng 6 năm 2021 nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm tiến độ, chất lượng và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Đồng thời, có giải pháp mạnh mẽ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình trình hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp, hài hòa, hợp lý, bảo đảm thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất khác.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng, ngân hàng. Đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; sớm có phương án xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém; khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
- Bộ Tài chính và Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát, chuẩn bị phương án phù hợp về thuế nhập khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định đối với một số mặt hàng, nguyên vật liệu tăng giá mạnh; xác định rõ nguyên nhân và dự báo xu hướng giá trong thời gian tới, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng giá, nhất là các mặt hàng biến động giá mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương có giải pháp phù hợp để bảo đảm, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, nhất là tại các khu công nghiệp, địa phương đang bùng phát dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu; bảo đảm cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện ngay việc hỗ trợ giảm giá điện, giãn tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện theo tinh thần Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Đề án về thúc đẩy xuất khẩu và cân đối hài hòa cán cân thương mại.
- Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương chỉ đạo thực hiện rà soát, cắt giảm tối đa chi phí vận chuyển, lưu kho và chi phí logistics khác; tăng cường kiểm tra việc tăng giá cước, bảo đảm chấp hành đúng quy định về niêm yết, công khai giá cước vận tải, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
- Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân, trong đó có các quy định liên quan tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động chỉ đạo thời vụ sản xuất và ứng phó kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, hạn chế tối đa thiệt hại. Có giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch, nhất là tại những địa phương vùng dịch; tăng cường năng lực bảo quản, chế biến hàng nông sản; đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội theo quy định.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan, địa phương sớm hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải, nhất là vận chuyển công nhân giữa nơi ở và cơ sở sản xuất, khu công nghiệp; xem xét, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển nông sản đến các cửa khẩu và giữa các vùng miền trong thị trường nội địa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2021.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các dịch vụ du lịch, lữ hành, lưu trú, văn hóa, thể thao, giải trí..., đề xuất các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2021; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về ký quỹ kinh doanh lữ hành tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2013 và xây dựng Dự án Luật đất đai (sửa đổi) bảo đảm tiến độ, chất lượng; lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025, báo cáo Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021. Thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai để phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số địa phương để chủ động, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, báo cáo đề xuất giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hướng dẫn, chuẩn bị tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 bảo đảm an toàn, phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19; hướng dẫn các địa phương có biện pháp phù hợp tổ chức các hoạt động hè, phòng chống tai nạn, đuối nước cho các em học sinh. Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao, nhất là nguồn lực kỹ sư, kỹ sư thực hành... trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghệ sinh học... để tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tăng cường ứng dụng chuyển giao, đổi mới công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp.
- Thanh tra Chính phủ khẩn trương xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp ngay tại địa phương, cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng”; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người, phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu, nhất là tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch Covid-19; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, tập trung phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo, tài chính, tội phạm qua mạng; phối hợp chặt chẽ, bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chủ động, tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại; thúc đẩy thực hiện kết quả của Hội nghị tương lai châu Á và Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G); đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao nước ta với Lãnh đạo các nước; củng cố, tăng cường quan hệ với các nước; đẩy mạnh vận động các nước và đối tác hỗ trợ tiếp cận nguồn vắc-xin, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Làm tốt hơn nữa công tác bảo hộ công dân, bảo vệ tài sản và lợi ích kinh tế tại nước ngoài.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bảo đảm không gian mạng an toàn, lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, để dân biết, dân bàn, dân hiểu, dân làm, truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho người dân.
- Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và chế độ công vụ, công chức, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; khẩn trương tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia; xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và họp, làm việc trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ, liên thông, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nhất là việc rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bên trong các bộ, ngành gắn với tinh giản giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Đẩy mạnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác toàn bộ các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh vào cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh. Phương án cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm thực chất, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện và đạt mục tiêu Chính phủ đề ra.
c) Về một số kiến nghị, đề xuất:
- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 103/TTr-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2021 về:
+ Cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ các hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng chống dịch của các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, kinh phí hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết; Bộ Tài chính có báo cáo cụ thể Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 6 năm 2021.
+ Báo cáo Quốc hội cho phép thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đã giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện (chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu) và các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ chiến lược vắc-xin.
+ Đối với kinh phí chi thường xuyên các chương trình mục tiêu đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 (trong tổng số 12,5 nghìn tỷ đồng bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát để lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, số còn lại sẽ cắt giảm chi tương ứng.
- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bảp 3332/TTr-BKHĐT ngày 02 tháng 6 năm 2021 về việc chưa báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi về ngân sách trung ương số vốn còn lại thuộc kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết do đặc thù của kế hoạch năm 2021 triển khai trong bối cảnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chưa được Quốc hội quyết định. Yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện phân bổ chi tiết số vốn kế hoạch năm 2021 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.
- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc rút nhiệm vụ xây dựng Chương trình đầu tư công về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm về vấn đề này, đồng thời vẫn phải bảo đảm mục tiêu của phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025.
3. Về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025
Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo, trong đó khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát cắt giảm tổng số lượng dự án xuống dưới 5.000 dự án để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, manh mún, kéo dài, chia cắt; xin ý kiến các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, tiếp thu, giải trình và báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.
4. Về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm
Đồng ý với nội dung Báo cáo như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Phiên họp, tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu, đánh giá tình hình, nhận định bối cảnh tháng 6 năm 2021 và các tháng cuối năm và xác định các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện để hoàn thiện Báo cáo; trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.
5. Về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm
Đồng ý với nội dung Báo cáo như đề nghị của Bộ Tài chính. Giao Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Phiên họp, tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu, đánh giá tình hình, nhận định bối cảnh tháng 6 năm 2021 và các tháng cuối năm và xác định các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện để hoàn thiện Báo cáo; trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.
6. Về Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030
Chính phủ đồng ý nội dung Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đây là đột phá chiến lược quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Tập trung có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, các dự án vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Phấn đấu giảm thời gian triển khai dự án để sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả. Giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án để trình Bộ Chính trị xin chủ trương trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
7. Tổ chức thực hiện - Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; kịp thời báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền. - Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./.
 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐTCP;

- Lưu: Văn thư, TH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______

No. 58/NQ-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, June 08, 2021

 

RESOLUTION

On the Government’s regular meeting in April 2021

____________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016, promulgating the working regulation of the Government;

Based on the discussion of the delegates and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular meeting in May 2021held on June 3, 2021,

 

DECIDES:

 

1. COVID-19 prevention and control in May 2021

In May, the Government, the Government Standing Committee, the Prime Minister, and the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control focused on directing, directly inspecting, handling, and organizing the implementation of many drastic, necessary, and appropriate measures to strengthen disease prevention and control. The Deputy Prime Ministers were assigned to hold direct responsibility for overseeing COVID-19 prevention and control in epidemic hotspots, so that the implementation of socio-economic development tasks in localities would not be affected. With the drastic commitment of the whole political system, the active engagement of the business community and the people, in general, Vietnam has managed to bring the situation under control and begin to push back the pandemic in key areas, especially in Bac Giang, Bac Ninh, Hanoi and Ho Chi Minh City. The Government commended and highly appreciated the frontline forces including health, army, and police forces, all levels, and branches, especially localities experiencing COVID-19 outbreaks, who hold a high sense of responsibility, resolutely and actively made high efforts, focusing on disease prevention and control and stabilizing people's lives. The Government also welcomed and recognized compatriots at home and abroad who joined hands, united, and supported the Party and the State in the fight against the COVID-19 pandemic.

The Government and the Prime Minister requested all levels and branches, especially the frontline forces, and localities to uphold the spirit of "fighting the pandemic like fighting an enemy"; harmoniously, reasonably, and effectively orchestrate disease prevention and combat; combining initiative and breakthrough attacks with fundamental, strategic, permanent, long-term, and decisive defense strategy; taking comprehensive, all-out, fast, strong and effective attacks in outbreak areas with greater determination, superior efforts, and drastic action, to protect people's health and lives; taking people as the subject and the center of all actions, and ensuring the stability and development of enterprises as the most important task at this time. Strictly implement the motto "5K+vaccine" and promote the comprehensive application of technology. Vaccine is viewed as the decisive factor, as such the vaccine strategy must be deployed quickly and effectively.

Ministries, branches and localities were requested to continue strictly implementing the directions of the Political Bureau, the Secretariat, the Party General Secretary, the President, the Party Central Committee’s Secretariat, the Government, the Prime Minister, and the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control to quickly prevent, repel and thoroughly stamp out the pandemic; effectively implementing the "dual goal" of pandemic containment and socio-economic recovery and development, and ensuring social security and people's lives.

The Government:

- Agreed to apply a specific allowance at the rate of 7,500 VND/dose (maximum 150,000 VND/person/day) for medical staff who directly inject COVID-19 vaccine in the Free Immunization Program in public health facilities.

- Agreed to apply cost norms for students at medical universities, colleges, intermediate training schools, and people with medical expertise volunteering in COVID-19 prevention and control and not entitled to a budget salary, as follows:

+ Per diem for pandemic prevention: 300,000 VND/person/day for people performing the tasks specified in Clause 1, Article 2 of Resolution No. 16/NQ-CP dated February 8, 2021; 200,000 VND/person/day for people performing the tasks specified in Clause 2, Article 2 of Resolution No. 16/NQ-CP.

+ Support for meals and living expenses during volunteer period: 120,000 VND/person/day, including 80,000 VND for meals (according to the cost norms specified in Clause 5, Article 2 of Resolution No. 16/NQ-CP) and 40,000 VND for living expenses (according to the cost norms specified at Point b, Clause 5, Article 1 of Resolution No. 16/NQ-CP).

+ Number of days eligible for financial support will be calculated based on the actual number of days he or she participates in pandemic prevention as assigned by competent authorities, including holidays, public holidays, and Tet.

+ Application period: From January 1, 2021

+ Funding sources: from the central budget reserve.

- Based on the requirements of pandemic prevention and control, the Ministry of Health shall review and decide to add subjects prioritized for vaccination according to the provisions of Point i, Clause 1, Article 2 of Resolution No. 21/NQ-CP dated 26 February 2021 of the Government on the purchase and use of vaccines against Covid-19.

- People, who had to pay the cost of SARS-CoV-2 screening tests at concentrated medical quarantine facilities as prescribed in Resolution No. 16/NQ-CP dated February 8, 2021, and Resolution No. 48/NQ-CP dated May 6, 2021, of the Government, shall continue to monitor their health at home. After the mandatory quarantine period had ended, they have to pay cost of SARS-CoV-2 screening tested according to related regulations of epidemic prevention and control.

- Prices for voluntary COVID-19 vaccination services must comply with the Government's Resolution No. 21/NQ-CP dated February 26, 2021, on the purchase and use of vaccines against COVID-19 and Decree No. 104/2016/ND-CP dated July 1, 2016, of the Government on vaccination activities.

The Government called on organizations, agencies, units, business community and the whole people to actively contribute to the COVID-19 Vaccine Fund; together join hand and mobilize all resources to successfully implement the vaccine strategy, contributing to defeat the COVID-19 pandemic.

2. Socio-economic situation in May and the first 5 months of 2021; the implementation of the Government's Resolution No. 01/NQ-CP; key tasks and solutions in the coming time

a) The Government unanimously assessed that: In the context of COVID-19 resurgence with complicated situation in some localities, thanks to the outstanding efforts of all levels, branches, the business community, and people nationwide, the socio-economic situation in May and the first 5 months of 2021 continued to record positive results. Macroeconomic conditions were relatively stable. Inflation was under control. The average consumer price index (CPI) in 5 months increased by 1.29% over the same period last year. Major balances of the economy were secured. The monetary market, credit, exchange, and interest rates were stable; credit growth reached 4.67%. State budget revenue reached nearly 50% of the year estimate, up 15.2% over the same period. Index of industrial production (IIP) in 5 months was estimated to grow by 9.9%, of which that of the processing and manufacturing sector rose by 12.6%. Agricultural production witnessed stable and robust development. Total import and export turnover in 5 months was estimated at over US$262 billion, up 33.5%. Foreign investment capital inflows reached US$14 billion. The total number of newly registered enterprises in 5 months reached a record of 55.8 thousand of the past 5 years. Vietnam was the only country in the world that were simultaneously upgraded with positive outlook by the world’s three prestigious credit rating agencies.

The fields of culture, society and environment continued to receive due attention. Social security was guaranteed. National defense, security, social order, and safety were maintained. The development of the national database on population and production and the issuance of citizen identity cards were implemented quickly. Foreign affairs and international integration continued to be promoted.

In particular, the election of deputies to the 15th National Assembly and People's Councils at all levels for the 2021-2026 term was a complete success. National security, safety and requirements for COVID-19 prevention and control were meticulously safeguarded. The great national unity bloc was consolidated, contributing to strengthening the cohesion of the Party's and the people's will.

However, the COVID-19 pandemic continued to seriously affect people's lives, production, and business, especially services industries, tourism, supply chains, and small and medium enterprises. Disbursement of public investment capital remained slow and unsatisfactory. Trade deficit reappeared due to the sharp increase in import demand for domestic production. On the other hand, downstream operations were seriously affected by the COVID-19 pandemic. Some agricultural products were in harvesting season and were stuck locally. Their consumption was relatively difficult, especially in areas with outbreaks. The price of raw materials, fuel and input materials increased sharply, especially construction materials, affecting input costs of other manufacturing industries and the implementation progress of public investment projects. Foreign direct investment attraction recovered slowly. Capital contribution for share purchase decreased by over 50%, which indicated signs of diminishing attractiveness among foreign investors. Production and business of enterprises in many fields faced difficulties. The number of enterprises withdrawing from the market stood at a high record. Various risks resided in the stock and real estate markets. The number of employees who lost their jobs, stopped working, and took leave increased. The life of a part of the people continued to be difficult, especially workers in industrial parks, business households, and individual traders in localities that were directly affected by the Covid-19 pandemic.

b) The Government requested ministers, heads of ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, Chairpersons of provincial and municipal People's Committees to focus on directing the continued synchronous, decisive, and effective implementation of tasks and solutions stated in resolutions and conclusions of the Party, the National Assembly, the Government, and direction of the Prime Minister. Attention must be paid to the following main issues:

- Fully aware that the country's socio-economic situation shall continue with many difficulties and challenges; yet try to avoid being pessimistic, hesitating, panic, losing courage. Instead, it was requested to view difficulties and challenges as a motivation for continued efforts, affirmation, growth, and development. Leadership and administration shall require firm follow-up with the situation, strong attachment to reality, and capability of formulating righteous, appropriate, timely, drastic, and effective tasks and solutions.

- Expeditiously organize the effective implementation of the Action Program to implement the Resolution of the 13th Party Congress issued together with the Government's Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021. At the same time, promulgate and implement programs and action plans of each ministry, branch, and locality. Heads of ministries, branches and localities must hold responsibility, directly take charge of and direct institutional and regulatory development to remove difficulties and obstacles related to institutions, mechanisms and policies; directly hold responsibility for directing, inspecting and reviewing the disbursement progress of public investment capital for each project, promptly removing difficulties and obstacles, especially those related to administrative procedures and site clearance; resolutely transfer capital plans from inefficient and slow disbursed projects to projects with good and effective disbursement progress and in need of additional capital to speed up their completion and put them into use as soon as possible; resolutely fight against negativity, corruption and group interests in public investment; eliminate the “ask-give” mechanism in public investment, which were the cause of projects’ delay, inefficiency, and poor performance; proactively and effectively support businesses of all economic sectors, cooperatives and business households facing difficulties due to the COVID-19 pandemic according to their competence.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches, and localities in expeditiously developing a scheme to promote economic growth in the context of the pandemic, reviewing and updating growth scenarios, and report to the Government in June 2021. The Ministry of Planning and Investment was requested to focus on ensuring macro-economic balances; propose to establish an inter-ministerial working group to inspect, urge and remove difficulties and obstacles in public investment, focusing on projects using ODA and concessional loans from foreign donors; submit a plan on organization of a national conference on public investment in June 2021 to accelerate disbursement of public investment capital; and ensure progress, quality and fight against corruption, waste, negativity, and group interests. At the same time, the Ministry was requested to formulate strong solutions to promote and attract foreign investment; accelerate the implementation of the Program to support the digital transformation of Vietnamese enterprises for the 2021 - 2025 period. The Ministry of Planning and Investment shall lead and coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and other related agencies to review the implementation of Resolution No. 42/NQ-CP dated April 9, 2020, on measures to support people facing difficulties due to the COVID-19 pandemic, and report to the Prime Minister before June 20, 2021.

- The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam, according to their assigned functions and tasks, shall continue to closely coordinate and implement flexibly, prudently, appropriately, harmoniously and reasonably fiscal and monetary policies, ensure to consistently implement the goals of macro-economic stabilization, inflation control, production and business support, and promotion of economic growth; tighten financial and state-budgetary discipline and order, thoroughly save regular expenses, prioritize resources for epidemic prevention and control and other important, urgent and unexpected tasks.

- The State Bank of Vietnam shall direct credit institutions to minimize costs and continue to reduce lending interest rates to contribute to solving difficulties for businesses; and at the same time ensuring the safety of credit and banking activities. It was requested to promote restructuring associated with bad debt settlement at credit institutions; as soon as possible formulate a plan to handle weak commercial banks; urgently develop and submit to competent authorities a project to restructure the system of credit institutions and address bad debts in the 2021-2025 period.

- The Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade shall study, review and prepare appropriate plans on import tax and trade remedies for a number of goods and materials with sharp price increases; clearly identify causes and forecast price trends in the coming time to propose appropriate policies and solutions; strengthen inspection and examination, resolutely handle acts of speculation and price manipulation, especially for commodities with strong price fluctuations in domestic and international markets.

- The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches, and localities in formulating appropriate solutions to ensure and maintain production and business activities in pandemic context, especially in industrial parks and localities with COVID-19 outbreaks, so as not to create interruptions in domestic and global supply chains and ensure the supply and demand of essential goods and services. They were requested to focus on guiding and immediately implementing the support mechanism to reduce electricity prices and extend electricity bills for electricity users in the spirit of Resolution No. 55/NQ-CP dated June 2, 2021, of the Government. The Ministry Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries and agencies in expeditiously developing a scheme on promoting exports and harmonizing the trade balance.

- The Ministries of Finance, Transport, and Industry and Trade shall direct the review and maximum reduction of transportation, storage, and other logistics costs; strengthen inspection of rising freight rates, ensure their compliance with regulations on listing and publicizing freight rates, contributing to supporting production and business, import-export enterprises, and improving the competitiveness of Vietnamese goods.

- The Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment and other related ministries and branches shall study and propose amendments to regulations on investment and development of housing for workers, including relevant provisions in Decree No. 82 /2018/ND-CP, and report to the Prime Minister before June 30, 2021.

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries and branches in, urgently proposing the Government to promulgate policies to support workers and employers facing difficulties due to the COVID-19 pandemic.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall closely monitor weather and natural hazards to proactively direct production and respond promptly and effectively to disasters, avoid passiveness and unpreparedness, and minimize damages. The Ministry was requested to formulate synchronous and effective solutions to prevent and control diseases in livestock and plants; work closely with the Ministry of Industry and Trade and localities to support people in getting market access for agricultural products in harvesting season, especially in outbreak areas; strengthen the preservation and processing of agricultural products; negotiate to expand export markets and boost consumption in the domestic market. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant agencies in urgently completing the Project on ensuring water source security and safety of dams and reservoirs in the 2021-2030 period with a vision to 2045 and report it to the Government for submission to the National Assembly according to regulations.

- The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, agencies and localities to quickly guide pandemic prevention and control in transport activities, especially the transportation of workers between residences and production establishments production or industrial zones; consider and propose policies and solutions to support passenger transport businesses facing difficulties due to the Covid-19 pandemic, support enterprises to transport agricultural products to border gates and between regions in the domestic market and report to the Prime Minister before June 15, 2021.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities in, expeditiously reviewing and detecting difficulties and obstacles in production and business under its management, especially travel services, accommodation, culture, sports, entertainment, etc., propose timely and effective support solutions, report to the Prime Minister before June 15, 2021; urgently review, amend and supplement regulations on deposit for travel business in Decree No. 168/2017/ND-CP.

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities in reviewing the implementation of the 2013 Law on Land and developing a draft (revised) Law on Land, ensuring drafting progress and quality; formulate a national land use plan for the 2021 - 2030 period, with a vision to 2050 and a 5-year land use plan for the 2021 - 2025 period, and report to the Government before submitting it to the National Assembly at the end of 2021. The Ministry was requested to fulfill its tasks of weather and natural disaster warning and forecasting to effectively serve the prevention and control of natural disasters, storms, and floods. It was requested to establish an inter-ministerial inspection team on the management and use of land and minerals as construction materials in some localities to handle difficulties and problems proactively and promptly, especially in the compensation and site clearance of investment projects, or report and propose recommendations to solve problems beyond its competence.

- The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities in guiding and properly preparing for the 2021 national high school graduation exams, ensuring their safety and adaptation to the pandemic situation; guiding localities to take appropriate measures to organize summer activities, prevent accidents and drownings in children; researching and developing a project to develop high-quality human resources serving high-tech development, especially the resources of engineers and practicing engineers, etc. in the fields of science, information technology, digital transformation, biotechnology, etc. to participate in the production of high-tech products, provision of high-tech services, and engagement in high-tech research and development activities.

- The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, agencies, and localities in continuing to strengthen the application of technology transfer and innovation, contributing to increasing productivity, quality, efficiency, and competitiveness of the economy. The Ministry was assigned to develop a plan to perform its task in protecting intellectual property rights for people and businesses.

- The Government Inspectorate was requested to urgently develop a Regulation promulgating coordination mechanisms between assets and income control agencies in order to ensure the comprehensive enforcement of the Law on Anti-corruption; coordinate with ministries, branches and localities to strengthen citizen reception, promptly settle complaints, denunciations, recommendations, and reflections of people and businesses at the local and grassroots levels, and not to give rise to “hot spots”; and focus on definitively settling crowded, complicated and prolonged complaints and denunciations.

- The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, according to their assigned functions and tasks, strengthen the control of people’s and means’ entry and exit through border gates, especially at trails and crossings in border areas; closely coordinate with the health sector and localities to focus on implementing measures to prevent and stamp out the COVID-19 pandemic; proactively detect and strictly handle violations in accordance with regulation, focus on crime prevention, including cybercrime and frauds in finance; closely coordinate to ensure security and safety for the national high school graduation exams in 2021; and strengthen security, social order and safety.

- The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, proactively and actively implementing diplomatic activities; promote the implementation of the results of the Asia Future Conference and the Partnering for Green Growth and the Global Goals (P4G); urge the implementation of agreements between our country's senior leaders and leaders of other countries; consolidate and strengthen relations with other countries; promote mobilization of countries and partners to support access to vaccine sources and transfer of vaccine production technology to Vietnam. The Ministry of Foreign Affairs was asked to improve its performance in protecting citizens, protecting assets and economic interests abroad.

- The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, agencies, and localities in, expeditiously formulating and submitting to the Prime Minister to promulgate a Directive to promote the development of e-Government and digital transformation. Accordingly, the Ministry of Information and Communications was requested to submit to the Prime Minister to issue an e-Government Development Strategy towards the digital government by 2025, with a vision to 2030, while ensuring a safe and healthy cyberspace. It was requested to continue to promote information and communication on COVID-19 prevention and control and socio-economic development to foster people’s knowledge, discussion, understanding, and actions, as well as inspiring and giving positive energy to the people.

- Ministries, branches, and localities were requested to promote administrative reform, especially reforms of administrative procedures and regimes of civil services, to reduce costs for people and businesses; urgently integrate and provide online public services on the National Public Service Portal; digitally process documents and organize virtual meetings and work in the complicated development of the Covid-19 pandemic. It was requested to focus on reviewing and improving institutions, decentralization, and assignment of powers between the Government and ministries and/or branches, and between the Government, ministries, branches, and local authorities to ensure alignment, synchronization, and interconnection of state management activities, and to promote leadership responsibilities. Ministries, branches, and localities were demanded to continue to promote organizational restructuring and employee downsizing, especially the review of functions and tasks, organizational arrangement within ministries and branches in association with streamlining and reducing the number of focal points and intermediaries, downsizing, restructuring, and improving civil servants’ and public employees’ quality. It was requested to step up the arrangement of administrative units at district and commune levels, as well as public non-business units, while ensuring their simplified, effective, and efficient operation. All regulations and compliance costs related to business activities must be complied fully and accurately and updated into the business regulation database. The plan to reform regulations related to business activities submitted to the Prime Minister must ensure the pragmatism, efficiency, synchronization, comprehensiveness, and accomplishment of the objectives set by the Government.

c) Some recommendations and proposals:

- The Government agreed with the proposal of the Ministry of Finance in Document No. 103/TTr-BTC dated June 2, 2021 on:

+ Cut at least 50% of the remaining funding for conferences, domestic and foreign missions of ministries, central agencies and localities (except for important and urgent activities and serving pandemic prevention and control of Ministries of National Defense, Public Security, Health, other national diplomatic activities of the Ministry of Foreign Affairs) and save another 10% of recurrent expenditures in 2021 to supplement resources for COVID-19 prevention and control, increase investment in development and accomplishment of necessary security and defense tasks. The Ministry of Finance was requested to develop a specific report to the Prime Minister before June 20, 2021.

+ Report to the National Assembly to allow the recovery of regular funds assigned to ministries, central and local agencies, but as of June 30, 2021 had not been allocated or had been allocated but not yet been implemented (estimates had not been approved, and bidding procedures had not been organized) and the regular funds that are not really necessary to supplement the reserve sources of the central and local budgets for Covid-19 prevention and control and serving the national Covid-19 vaccination strategy.

+ Regarding recurrent expenditures for target programs that had been included in the state budget estimates in 2021 (out of VND 12.5 trillion allocated for national target programs and other target programs), the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment were assigned to review for integration into the National Target Programs. The remaining shall be cut down, respectively.

- The Government agreed with the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Document 3332/TTr-BKHDT dated June 2, 2021 to postpone reporting to the competent authorities to recover to the central budget the remaining investment capital plans for 2021 of ministries, central and local agencies that had not been allocated in detail due to the fact that 2021 plan was implemented while the medium-term public investment plan for the 2021-2025 period had not been finalized by the National Assembly. Ministries, central agencies, and localities were requested to make detailed allocation of the capital plan for 2021 as soon as the Prime Minister assigned the medium-term public investment plan for the 2021-2025 period as prescribed.

- The Government agreed with the proposal of the Ministry of Information and Communications to withdraw the task of building a public investment program on e-Government development towards the digital government in the 2021 - 2025 period. The Ministry of Information and Communications shall hold responsibility for the withdrawal, while at the same time ensuring the goal of e-Government development towards the digital government in the 2021-2025 period.

3. The medium-term public investment plan for 2021 - 2025

In principle, the Government agreed with the Assessment Report on implementation results of the medium-term public investment plan for the 2016-2020 period and the proposed medium-term public investment plan for the 2021-2025 period. The Ministry of Planning and Investment was assigned to collect comments of the Government members, finalize the Report, urgently coordinate with other ministries, agencies and localities to continue reviewing and reducing the total number of projects to less than 5,000 to ensure focus and efficiency of investment, resolutely overcome the situation of scattering, fragmented, prolonged and alienated investment; consult with relevant agencies of the Party and the National Assembly, collect comments, explain and report to the Party Committee of the Government and the Prime Minister for consideration and decision-making before reporting to the Political Bureau, the Party Central Committee. The Minister of Planning and Investment was authorized by the Prime Minister, to act on behalf of the Government to sign the report and submit it to the Standing Committee of the National Assembly and the National Assembly, ensuring reporting quality and progress according to regulations.

4. Assessment Report on the implementation of the socio-economic development plan in the first 6 months of 2021 and solutions in the last 6 months of the year

The Government agreed with contents of the Report as proposed by the Ministry of Planning and Investment. The Ministry was assigned to collect all opinions at the meeting, continue to review and update data, assess the situation and context in June 2021 and the last months of the year, and identify solutions and/or key measures to complete the Report. On that basis, the Minister of Planning and Investment was authorized by the Prime Minister to act on behalf of the Government to sign the Report, submit it to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, and ensuring reporting quality and progress according to regulations.

5. Assessment Report on the implementation of the State Budget in the first 6 months of 2021 and solutions in the last 6 months of the year

The Government agreed with contents of the Report as proposed by the Ministry of Finance. The Ministry was assigned to collect all opinions at the meeting, continue to review and update data, assess the situation and context in June 2021 and the last months of the year, and identify key solutions to complete the Report. On that basis, the Minister of Finance was authorized by the Prime Minister, to sign the report on behalf of the Government and submit it to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, ensuring reporting quality and progress according to regulations.

6. Scheme on expressway construction in the 2021 - 2025 period, and orientation to 2030

The Government agreed with contents of the Scheme on expressway construction in the 2021 - 2025 period, and orientation to 2030. The Government viewed this as an important strategic breakthrough to successfully implement the goals and tasks proposed in the Resolution of the 13th National Party Congress. It was requested to pay special attention to prioritizing allocating capital for projects in the Mekong Delta region, projects connecting the Central Highlands with the South-Central region, belt projects in Hanoi Capital and Ho Chi Minh City, as well as projects in Northern Midlands and Mountainous Provinces. Project implementation time must be cut down further to put the projects into operation as soon as possible and promote their efficiency. The Ministry of Transport was assigned to collect all opinions of the Government members, complete the Scheme to submit to the Political Bureau to obtain implementation policies before submitting it to the National Assembly at the first session of the 15th National Assembly.

7. Implementation organization

- The Government requested ministries, agencies, and localities to implement this Resolution urgently, seriously, and effectively according to their assigned functions and tasks and the actual situation; regularly inspect and evaluate the implementation progress and results; promptly report and propose to the Government and the Prime Minister on new problems arising beyond their competence.

- The Government Office shall monitor, urge, review and report to the Government and Prime Minister the implementation results of this Resolution./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 58/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất