Quyết định 41/QĐ-TTg 2019 bảo đảm sức khỏe học đường phòng bệnh ung thư, tim mạch...

thuộc tính Quyết định 41/QĐ-TTg

Quyết định 41/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:41/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:08/01/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

100% học sinh, sinh viên phải được tuyên truyền về tác hại thuốc lá
Quyết định 41/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 08/01/2019.

Mục tiêu cụ thể về nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm là:

- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm;

- 100% học sinh, sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; ít nhất 80% học sinh phổ thông, 100% sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia;…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định41/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 41/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CHO TRẺ EM, HỌC SINH, SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE, DỰ PHÒNG BỆNH UNG THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”

---------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 - 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thlực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực, dự phòng các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (sau đây gọi tắt là bệnh không lây nhiễm).

2. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, lồng ghép với các đề án, dự án và các chương trình có liên quan.

3. Nhà nước quan tâm đầu tư và có cơ chế khuyến khích huy động các nguồn lực hợp pháp khác cho công tác bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thlực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh nhằm dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

- 100% học sinh, sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; ít nhất 80% học sinh phổ thông, 100% sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia.

- 100% cán bộ làm công tác y tế trưng học được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

- 100% nhân viên làm việc tại các bếp ăn tập thể trong cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Nâng cao tỷ lệ thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

- Ít nhất 90% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học cho trẻ em, học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định.

- 100% các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tổ chức theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh đầy đủ theo quy định.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có bếp ăn bán trú trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có căng tin trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên.

c) Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên đạt ít nhất 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện các cơ chế chính sách về dinh dưỡng học đường và hoạt động thể lực trong trường học

a) Bổ sung, hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, định mức dinh dưỡng hợp lý và chế độ hoạt động thể chất đối với học sinh, sinh viên ở từng cấp học, trình độ đào tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, hoạt động thể lực theo lứa tuổi và phòng bệnh không lây nhiễm.

b) Nghiên cứu đổi mới hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, xây dựng nội dung giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp đối với học sinh, sinh viên và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

c) Nghiên cứu xây dựng quy định về thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá hoạt động dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

d) Ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học

a) Nội dung truyền thông

* Dinh dưỡng hợp lý, các nhóm thực phẩm, thực phẩm lành mạnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng cấp học; các tiêu chuẩn, định mức về dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp.

- Vai trò của hoạt động thể chất, các bài tập thể lực, các môn thể thao cho từng cấp học.

- Kiến thức chủ yếu về các bệnh không lây nhiễm do tác động của chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực; các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì và một số bệnh mạn tính không lây đối với từng cấp học, bậc học, đặc biệt là nguy cơ do rượu bia, thuốc lá.

b) Đa dạng các hình thức truyền thông, nâng cao năng lực của các cấp quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, cán bộ y tế trường học về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú như: sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ, các cuộc thi, phong trào, diễn đàn...; tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục truyền thông về Đề án và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trên trang thông tin điện tử của nhà trường; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Truyền thông qua panô, áp phích và tờ rơi về chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phù hợp.

- Tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch và thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động Đề án.

- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cán bộ làm công tác y tế trường học.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh ở các cấp học: Thực phẩm lành mạnh bán ở căng tin trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh.

- Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các môn học của từng cấp học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức khám sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực định kỳ cho trẻ em, học sinh và kết hợp lồng ghép, truyền thông cho cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh, các phương tiện truyền thông của nhà trường.

- Tổ chức các cuộc thi về cách tổ chức bữa ăn cân đối, hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh; tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động Hội khỏe Phù đổng, các giải thi thể thao các cấp học.

3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ việc đảm bảo dinh dưỡng, giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học

a) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bữa ăn bán trú của các bếp ăn trường học, căng tin trường học: dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm, bàn ghế nơi tổ chức cho học sinh ăn, uống trong trường học, trang thiết bị của căng tin trường học.

b) Xây dựng, nâng cấp hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà tập luyện đa năng, bể bơi và các công trình thể thao phục vụ cho hoạt động thể lực trong trường học.

c) Phối hợp sử dụng một cách hiệu quả các công trình thể thao tại địa phương phục vụ hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

4. Tăng cường công tác quản lý về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục

a) Nghiên cứu, giám sát và đánh giá định kỳ về thực trạng triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học tại các địa phương. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với từng cấp học và điều kiện của địa phương.

Chú trọng thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình sữa học đường.

b) Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong trường học để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao định kỳ tổ chức đánh giá tình hình kết quả thực hiện việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất phù hợp đối với các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

5. Huy động nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên

a) Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và huy động các nguồn lực hợp pháp khác thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án, chương trình của Đề án.

b) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động của Đề án.

c) Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, Đề án đã được phê duyệt bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong quá trình triển khai Đề án.

d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong, ngoài nước để hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị phục vụ cho việc triển khai thực hiện Đề án.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Đề án được huy đng từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) hỗ trợ cho các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định và thông qua các chương trình, dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.

V. CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Dự án truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm đối với học sinh, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

2. Dự án xây dựng các mô hình điểm tại các vùng, miền về thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực phù hợp trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

3. Chương trình hướng dẫn tổ chức, kiểm tra việc triển khai thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực tại các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định hiện hành trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; nghiên cứu xây dựng nội dung giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp đối với học sinh, sinh viên và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

b) Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc thực hiện Chương trình sữa học đường, Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Chương trình sức khỏe Việt Nam và các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch có liên quan.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

d) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căng tin trường học.

đ) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học phù hợp với lứa tuổi và vùng, miền.

e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế chính sách, quản lý kinh phí, giám sát thực hiện Đề án.

g) Xây dựng các tài liệu giảng dạy và tài liệu truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và giáo dục thể chất cho từng cấp học trong các cơ sở giáo dục.

h) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến việc đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở đào tạo.

3. Bộ Y tế

a) Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh và sinh viên; tài liệu về các bệnh; tài liệu về các yếu tnguy cơ, nhất là rượu bia thuốc lá.

Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình sữa học đường, bảo đảm chất lượng sữa dùng trong Chương trình sữa học đường.

b) Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căng tin trường học và quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên trong trường học phù hợp với lứa tuổi.

c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn của chế độ thể lực phù hợp, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật một số môn thể thao dành cho trẻ em, học sinh; xây dựng tài liệu hưng dẫn các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thdục thể thao và tổ chức các cuộc thi, giải thể thao cho học sinh, sinh viên.

c) Phối hợp tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá việc tăng cường hoạt động thể lực của học sinh, sinh viên.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và các bộ, cơ quan liên quan bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

b) Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế, văn hóa - thể thao và du lịch và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn lực, xã hội hóa thực hiện Đề án.

8. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

a) Tuyên truyền, vận động hội viên và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ em.

b) Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế và chính quyền các địa phương tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, các bà mẹ về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực đối với học sinh, sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan của Đề án.

9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Đề án tại địa phương. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả Chương trình sữa học đường trên địa bàn.

b) Đến hết năm 2020, hoàn thành việc xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm về thực hiện dinh dưỡng hợp lý trên địa bàn mỗi quận/huyện, thành phố trực thuộc.

c) Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Đề án.

d) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án tại đa phương; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đ tng họp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trc thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
- Cơ quan đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, CN, NN, QHQT, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (2b). PC

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 41/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, January 08, 2019


 

DECISION

Approving the Scheme on ensuring reasonable nutrition and increasing physical activity for children, pupils and students to improve health and prevent cancers, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, asthma in the 2018-2025 period

---------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 376/QD-TTg dated March 20, 2015, approving the National Strategy on prevention and control of cancers, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, asthma and other non-communicable diseases in the 2015-2025 period;

At the proposal of the Minister of Education and Training,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Scheme on ensuring reasonable nutrition and increasing physical activity for children, pupils and students to improve health and prevent cancers, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, asthma in the 2018-2025 period (hereinafter referred to as the Scheme) with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Ensuring reasonable nutrition and increasing physical activity for children, pupils and students play an important role in improving health, developing height, physical strength, and preventing cancers, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease and asthma (hereinafter referred to as non-communicable diseases).

2. Ensuring reasonable nutrition and increasing physical activity for children, pupils and students in education and training institutions should be carried out regularly, continuously and for a long time, integrated with related schemes, projects and programs.

3. The State pays attention to investment and develops mechanism to encourage the mobilization of other lawful sources to ensure reasonable nutrition and increase physical activity for children, pupils and students.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To raise awareness on reasonable nutrition and physical activity for education managers, teachers, staff, children, pupils, students and their parents to prevent non-communicable diseases.

To implement reasonable nutrition and increase physical activity for children, pupils and students.

2. Specific objectives

a) To raise awareness and capacity of education managers, teachers, staff, children, pupils, students and their parents on reasonable nutrition and increasing physical activity to improve health and prevent non-communicable diseases.

- 100% of school health staff; at least 85% of pupils, students and teachers, education managers in education institutions and vocational education institutions; at least 50% of pupils’ parents will be propagandized about benefits of reasonable nutrition and physical activity in prevention and control of non-communicable diseases.

- 100% of pupils and students shall be propagandized about prevention and control of tobacco harms; at least 80% of high school pupils and 100% of students will be propagandized about prevention and control of tobacco harms.

- 100% of school health staff will be trained and fostered knowledge on reasonable nutrition, principles of diet formulation and increasing physical activity for prevention and control of non-communicable diseases.

- 100% of staff working at collective kitchens in education institutions and vocational education institutions will be trained and fostered knowledge on reasonable nutrition and food safety and hygiene.

b) To improve the rate of reasonable nutrition practice for children, pupils and students.

- At least 90% of education institutions and vocational education institutions will organize and provide meals for semi-boarding children, pupils and students, ensuring nutrition demand as prescribed.

- 100% of early childhood education and general education institutions will organize the supervision and assessment of the nutritional status of children and students according to regulations.

- 100% of education institutions and vocational education institutions will have kitchens for semi-boarding students, ensuring conditions on food safety and hygiene.

- 100% of education institutions and vocational educations will have canteens meeting conditions on food safety and hygiene; not sell food and beverages that are not nutritious, of unknown origin, and are not beneficial to the health of children, pupils and students.

c) To increase physical activity for children, pupils and students to improve their health and prevent non-communicable diseases.

- 100% of education institutions and vocational educations will fully implement regulations on physical activity for children, pupils and students through extracurricular and intra-curricular activities, striving that every pupil or student achieves at least 60 minutes of physical activity per day as recommended by the World Health Organization.

- 100% of education institutions and vocational educations will organize communication activities on advantages of the raising of physical activity for children, pupils and students.

III. KEY TASKS AND SOLUTIONS

1. Completing policy mechanisms on school nutrition and physical activity in schools

a) To supplement and complete provisions on reasonable nutritional standards and norms, and physical activity regimes for pupils and students at each grades and education levels, ensuring to meet the demand for nutrition and physical activity by age and to prevent non-communicable diseases.

b) To research and innovate school physical education and sports activities, develop compulsory educational content on reasonable nutrition and appropriate physical activity regime for pupils and students, mechanisms and policies to promote the implementation of reasonable nutrition and appropriate physical activity in education and training institutions.

c) To research to formulate regulations on implementation, inspection and supervision of the nutrition and physical education activities in education and training institutions.

d) To promulgate the set of criteria for assessment of school physical education and sports activities.

2. Promoting communication and propaganda on nutrition and physical activity in schools

a) Propaganda contents

* Reasonable nutrition, healthy food and groups of food, food safety and hygiene at each grade; standards and norms on reasonable nutrition and appropriate physical activity.

- The role of physical activity, physical exercises, and sports for each grade.

- Principal knowledge about non-communicable diseases due to impact of nutrition and physical activity regimes; risk factors leading to malnutrition, micronutrient deficiency, stunting, overweight, obesity and a number of chronic non-communicable diseases for each grade and level of education, especially the risk due to alcohol and cigarette.

b) To diversify communication and propaganda forms, improve the capacity of managers at all levels, teachers, staff, pupils, students, parents and school health staff on prevention and control of non-communicable diseases

- To organize a variety of extracurricular activities such as activities at the beginning of the week, clubs, competitions, movements, forums, etc.; training for teachers and education managers.

- To develop specialized pages and columns for communication on the Scheme and disseminate knowledge about school nutrition, physical education and prevention and control of non-communicable diseases on the school's website; communication in the mass media.

- To propagandize through billboards, posters and leaflets of reasonable nutrition and appropriate physical activity.

- To organize conferences to training and improving capacity on communication, planning skills and supervise and assess activities of the Scheme.

- To organize a visit, study, and share experiences in implementing school nutrition and physical education activities at each grade for education managers, teachers, staff, and school health staff.

- To build and replicate typical models on promoting healthy nutrition at all grades: Healthy food sold at school canteens and nutritional education for pupils.

- To integrate nutritional and physical education contents in subjects of each related grade and extracurricular activities.

- To organize periodic health check-ups and assessment of the nutritional and physical status for children, pupils and integrate, propagandize for their parents through parent-teacher conferences and the media of the school.

- To organize contests on organizing a balanced, reasonable meal, make healthy food choices; continue to improve the quality of activities of Phu Dong Health Association, sports competitions at all grades.

3. Strengthening material facilities, equipment in service of the assurance of nutrition, physical education and sports activities in schools

a) To ensure material facilities and equipment in service of the organization of meals for semi-boarding students of school canteens and kitchens: tools for processing and preserving food, tables and chairs for students to have meals in schools, equipment of the school canteens.

b) To build and upgrade the system of training ground, training equipment and tools, multi-purpose practice houses, swimming pools and sports facilities in service of physical activities in the school.

c) To coordinate in effectively using local sports facilities in service of physical activity of children, pupils and students.

4. Promoting the management on school nutrition and physical education in education institutions

a) To research, supervise and assess periodically the implementation of school nutrition and physical education activities at each grade in localities; and propose appropriate solutions for each grade according to local conditions.

To pay attention on implementing and improving efficiency of the school milk program.

b) To regularly provide training to raise capacity for education managers, teachers, staff in charge of school nutrition and physical education in schools to improve health and prevent non-communicable diseases.

c) The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and state management agencies in charge of education, vocational education in localities shall, based on their assigned functions and tasks, periodically organize the assessment of results of the implementation of ensuring reasonable nutrition and appropriate physical activity for education institutions and vocational training institutions under their management.

5. Mobilizing sources and improving socialization of the assurance of nutrition and physical activity for children, pupils and students

a) The State shall have mechanisms and policies to encourage the participation of enterprises, organizations and individuals, and mobilize other lawful sources to implement solutions, tasks, projects and programs of the Scheme.

b) To promote socialization and mobilization of the participation of relevant agencies and sectors in supervision and assessment of activities of the Scheme.

c) To reasonably integrate with the approved programs and Schemes for the synchronous and effective implementation of the Scheme.

d) To promoting international cooperation, enlist the support of domestic and foreign organizations in terms of experience, technology and equipment transfer for the implementation of the Scheme.

IV. FUNDING

1. Funding for the implementation of the Scheme shall be mobilized from the state budget and other lawful sources.

2. The state budget (including central and local budgets) shall be used for spending tasks under the law on public investment, state budget; other lawful sources shall be mobilized as prescribed through programs and projects approved according to law provisions.

V. PROJECTS

1. Communication projects on reasonable nutrition and appropriate physical activity for prevention and control of non-communicable diseases for pupils, students and learners in education institutions and vocational education institutions.

2. Projects on building typical models at regions on the implementation of reasonable nutrition and appropriate physical activity in education institutions and vocational education institutions.

3. Programs on guiding the organization and inspection of the implementation of reasonable nutrition and physical activity at education institutions and vocational education institutions.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Education and Training shall

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors, and People's Committees of provinces and centrally-run cities in, guiding the implementation of the Scheme in accordance with current regulations in early childhood education institutions, general education institutions and higher education institutions, colleges and intermediate schools in education; researching and developing compulsory education content on reasonable nutrition diet and appropriate physical regimes for pupils and students, and mechanisms and policies to promote the implementation of reasonable nutrition diet and appropriate physical regimes in education and training institutions.

b) Combine the guidance on the implementation of the Scheme with the implementation of the School Milk Program, the Overall Scheme on development of physical education and sports in schools in the 2016-2020 period, with a vision towards 2025, the Health - Population Target Program, Vietnam Health Program and related programs, schemes, projects and plans.         

c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee in, formulating and implementing a the program on mobilizing and supervising the implementation of appropriate nutrition regimes and physical activity at education institutions, vocational education institutions.

d) Coordinate with the Ministry of Health in formulating nutrition standards for school meals; nutrition standards for foods and beverages sold in the school canteens.

dd) Coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in formulating regulations on the time of physical activity in schools for pupils that are appropriate to their ages and regions.

e) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in formulating mechanisms and policies, managing funding, and supervising the implementation of the Scheme.

g) Develop teaching documents and communications documents on reasonable nutrition and physical education for each education level in education institutions.

h) Organize the inspection, supervision and assessment of the implementation of the Scheme; organize the preliminary summing-up and summing-up of implementation of the Scheme and report them to the Prime Minister.

2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall

a) Organize the implementation of the Scheme for pupils and students in vocational education institutions.

b) Coordinate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and sectors in formulating, amending, supplementing and promulgating necessary mechanisms and policies related to ensuring nutrition and increasing physical activity for pupils and students at vocational education institutions.

c) Coordinate with the Ministry of Education and Training and the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union in formulating and implementing a program to mobilize and supervise the implementation of reasonable nutrition and appropriate physical activity at education institutions.

3. The Ministry of Health shall

a) Formulate professional and technical guidance and documents on reasonable nutrition for children, pupils and students; documents of diseases; documents of risk factors, especially liquor and tobacco.

Continue to organize the implementation of the School Milk Program, ensure the quality of milk used in the School Milk Program.

b) Assume the prime responsibility for formulating nutrition standards for school meals; nutrition standards for foods and beverages sold in the school canteens and defining regulations on the time of physical activity in schools for pupils and students that are appropriate to their ages.

c) Coordinate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and sectors in implementing contents of the Scheme.

4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall

a) Assume the prime responsibility for formulating and promulgating norms and standards of appropriate physical activity regimes, professional and technical guidance for a number of sports for children and pupils; developing exercise manuals to improve health of children and pupils.

b) Coordinate with the Ministry of Education and Training in propagating the meaning and effects of physical training and sports and organizing sports tournaments and competitions for pupils and students.

c) Coordinate with the Ministry of Education and Training in examining and assessing the increase in physical activity of pupils and students.

5. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance shall

Within their assigned functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Health and relevant ministries and agencies in, allocating funding from the state budget to implement the Scheme according to law regulations.

6. The Ministry of Information and Communications shall

Coordinate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and agencies in organizing information and communications activities on nutrition and physical activity in education and training institutions.

7. The Ho Chi Minh Communist Youth Union shall

a) Coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in formulating and implementing a program to mobilize and supervise the implementation of reasonable nutrition and appropriate physical activity at education and training institutions.

b) Coordinate with the education, health, culture - sports and tourism sectors and relevant agencies in mobilizing resources and encouraging community participation the implementation of the Scheme.

8. The Central Committee of Vietnam Women’s Union shall

a) Propagating, and mobilizing members and the community to actively participate in, nutrition care activities, especially nutrition care for the first 1,000 days of life for children.

b) Coordinate with the education and health sectors, local authorities in propagating and disseminating knowledge to members and mothers about reasonable nutrition and increase in physical activity for pupils, students and carrying out related tasks and solutions of the Scheme.

9. People's Committees of provinces and centrally-run cities shall

a) Organize, direct and guide relevant agencies and organizations to implement the Scheme in the localities. Direct the authorities to effectively implement the School Milk Program in the localities.

b) Until the end of 2020, complete the establishment of at least 01 typical models on the implementation of reasonable nutrition in each district, provincial city.

c) Allocate funding, mobilize resources, enhance the community participation in conformity with conditions of the localities for the implementation of the Scheme.

d) Monitor, urge and organize the inspection and supervision of implementation of the Scheme in the localities; annually send the report on implementation of the Scheme to the Ministry of Education and Training for summarizing and reporting it to the Prime Minister.

Article 2. This Decision takes effect on the signing date.

Article 3. The Minister of Education and Training, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall take responsibilities for the implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 41/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 41/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất