Quyết định 33/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 - 2005

thuộc tính Quyết định 33/2004/QĐ-TTg

Quyết định 33/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 - 2005
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2004/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:09/03/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chương trình về thanh niên - Ngày 09/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2004/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 – 2005, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, trọng tâm của Chương trình này là tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, tệ nạn xã hội, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, trình độ khoa học công nghệ và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội... Bên cạnh đó sẽ phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 1 - 1,1 triệu thanh niên, trong đó tỷ lệ nữ thanh niên được giải quyết việc làm từ 40 - 45%. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm của lao động là thanh niên ở nông thôn đạt 80% vào năm 2005, giảm mỗi năm 0,2% trong tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp ở khu vực đô thị... Về lĩnh vực giáo dục đào tạo phấn đấu hết năm 2005 đạt 50% thanh niên, học sinh khu vực đô thị, 30% thanh niên, học sinh khu vực nông thôn sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông được phổ cập tin học phổ thông và sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ ở mức giao tiếp thông thường. 60 - 70% thanh niên, học sinh Trung học phổ thông được giáo dục hướng nghiệp...

Xem chi tiết Quyết định33/2004/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 33/2004/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

của Thủ tướng Chính phủ Số 33/2004/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2004 Phê duyệt Chương trình
phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004-2005

 

Thủ tướng Chính phủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 - 2005.

 

Điều 2. Giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 - 2005 như sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2005; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức điều tra cơ bản về tình hình thanh niên vào năm 2004; nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích thanh niên tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức sơ kết Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2005 và xây dựng chương trình thực hiện giai đoạn 2 (2006 - 2010) của Chiến lược phát triển thanh niên.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005.

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách phát triển hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, các làng nghề truyền thống, tăng cường quản lý nhà nước đối với việc đưa lao động trẻ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan phát triển các hình thức nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh niên.

- Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xem xét các chính sách hiện hành đối với lực lượng trí thức trẻ và y, bác sĩ trẻ tham gia phát triển nông thôn, miền núi, xây dựng chính sách huy động trí thức trẻ và y, bác sĩ trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn khó khăn.

- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh niên. Phối hợp với một số địa phương thí điểm tổ chức cai nghiện tập trung gắn với dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển thanh niên trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lồng ghép với việc thực hiện giai đoạn đến năm 2005 của Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo.

- Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và các đoàn thể, tổ chức xã hội đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong học tập, thi tuyển; đẩy lùi và thanh toán tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội trong trường học.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ phê duyệt chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội trong trường học.

- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, phối hợp với các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội phát triển các hình thức giáo dục để xây dựng xã hội học tập.

4. Bộ Bưu chính, Viễn thông:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan triển khai các dự án về nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc đào tạo lập trình viên, chuyên gia trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thí điểm đưa tin học vào các điểm Bưu điện - Văn hoá xã.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích các loại hình đào tạo tin học và ứng dụng công nghệ thông tin ngoài nhà trường; chính sách, cơ chế để phổ cập tin học cho thanh, thiếu niên.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương củng cố hệ thống các Trung tâm khuyến nông, tăng cường dạy nghề, phổ biến, chuyển giao công nghệ cho thanh niên nông thôn, hướng dẫn thanh niên nông thôn ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, đời sống.

6. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với ủy ban Thể dục Thể thao, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trong thanh niên; quy hoạch xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí, luyện tập thể dục thể thao cho thanh niên, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá, phòng, chống tệ nạn xã hội.

7. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam cụ thể hoá các chỉ tiêu, giải pháp phòng, chống HIV/AIDS trong thanh niên; tăng cường công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức và hành vi của thanh niên về phòng, chống HIV/AIDS.

8. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cụ thể hoá các chỉ tiêu phòng, chống tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên; xây dựng và thực hiện chương trình liên ngành phòng, chống tội phạm trong thanh thiếu niên; đấu tranh bảo vệ thanh thiếu niên trước mọi âm mưu, hành vi phá hoại, chia rẽ, lôi kéo gây rối của các phần tử xấu.

9. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách cho cán bộ thanh niên, lực lượng thanh niên xung phong, các đội thanh niên tình nguyện, khuyến khích tài năng trẻ và các chính sách có liên quan để phát huy vai trò của thanh niên tham gia, đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và tham gia các công trình trọng điểm quốc gia.

10. Bộ Tài chính chủ trì, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương, và trong dự toán kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án lớn của Nhà nước có liên quan để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2004 - 2005.

11. Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

- Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.

- Đẩy mạnh phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" với những nội dung và giải pháp cơ bản là: thi đua học tập, tiến quân vào khoa học, công nghệ; thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển các đội thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên đến tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn; xây dựng và thực hiện các dự án mới để triển khai Chiến lược phát triển thanh niên.

- Phát triển mô hình đội thanh niên xung kích an ninh, động viên, tổ chức thanh niên phát huy vai trò xung kích trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Duy trì và phát triển các hình thức động viên thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị, chương trình giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh cho đoàn viên, thanh niên; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá cho thanh niên.

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, nhất là ở cơ sở; củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đối với thanh niên.

12. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí các mục tiêu về phát triển thanh niên trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và đến năm 2005 của địa phương; xây dựng chương trình triển khai Chiến lược phát triển thanh niên ở địa phương; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với tổ chức Đoàn cùng cấp;

13. Các Bộ, ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên theo định kỳ hàng năm và đến năm 2005 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

14. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2004 - 2005 trong phạm vi hoạt động của mình.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Chương trình phát triển thanh niên việt nam
giai đoạn 2004-2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam 2004 - 2005 là giai đoạn 1 của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 với trọng tâm là tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, tệ nạn xã hội; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, trình độ khoa học công nghệ và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự đổi mới mạnh công tác thanh niên của Nhà nước và xã hội. Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004 - 2005 được triển khai bằng 5 chương trình cụ thể sau:

- Chương trình Giải quyết việc làm cho thanh niên

- Chương trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên.

- Chương trình Phát triển nguồn nhân lực trẻ về khoa học - công nghệ.

- Chương trình Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên.

- Chương trình Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên.

 

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH

 

1. Chương trình 1: Giải quyết việc làm cho thanh niên.

Mục tiêu: Giảm dần số thanh niên thất nghiệp ở khu vực đô thị, nâng tỷ lệ thời gian có việc làm trong năm cho lao động thanh niên nông thôn; phát huy vai trò của lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ thanh niên xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong thanh niên, tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chỉ tiêu:

- Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 1 - 1,1 triệu thanh niên, trong đó tỷ lệ nữ thanh niên được giải quyết việc làm từ 40 - 45%.

- Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm của lao động là thanh niên ở nông thôn đạt 80% vào năm 2005; giảm mỗi năm 0,2% trong tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp ở khu vực đô thị.

- Đến năm 2005 có 30 - 40% thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định.

- Phấn đấu đến hết năm 2005, thu hút thêm 1 - 1,1 triệu lao động trẻ vào khu vực công nghiệp, xây dựng; 0,4 - 0,5 triệu lao động trẻ vào khu vực dịch vụ; đưa ít nhất 12 vạn lao động trẻ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

2. Chương trình 2: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên.

Mục tiêu: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, hình thành nề nếp học tập thường xuyên cho thanh niên; phát triển đội ngũ trí thức trẻ và lao động trẻ lành nghề.

Chỉ tiêu:

ư- Năm 2005, thanh niên trong độ tuổi Trung học phổ thông đi học đạt 45%, giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ nam, nữ học sinh Trung học phổ thông; thanh niên trong độ tuổi 18 - 23 học cao đẳng, đại học đạt 13 - 15%; số lượng sinh viên đạt 140 trên 10.000 dân.

- Phấn đấu hết năm 2005 đạt 50% thanh niên, học sinh khu vực đô thị, 30% thanh niên, học sinh khu vực nông thôn sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông được phổ cập tin học phổ thông và sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ ở mức giao tiếp thông thường. 60 - 70% thanh niên, học sinh Trung học phổ thông được giáo dục hướng nghiệp.

- Đến hết năm 2005 đạt tỷ lệ 25% lao động thanh niên qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề 18 - 20%.

- Phấn đấu quy mô đào tạo thạc sĩ đạt 25.000 người, nghiên cứu sinh đạt 10.000 người vào năm 2005.

3. Chương trình 3: Phát triển nguồn nhân lực trẻ về khoa học - công nghệ.

Mục tiêu: Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ cho thanh niên, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; từng bước phổ cập tin học trong thanh niên, phát triển nhân lực khoa học - công nghệ trẻ cho nông nghiệp và nông thôn, xây dựng đội ngũ lập trình viên trẻ cấp quốc gia và quốc tế về công nghệ thông tin.

Chỉ tiêu:

- Phấn đấu đến hết năm 2005, 50% thanh niên nông thôn khu vực đồng bằng, 30% thanh niên nông thôn vùng sâu, vùng xa được tuyên truyền, phổ biến ứng dụng khoa học - kỹ thuật (tập trung vào công nghệ sinh học) trong sản xuất, đời sống.

- Mỗi năm 30 - 40% số cán bộ trẻ đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin.

- Từ 2004 đến hết 2005, phấn đấu đào tạo 20.000 lập trình viên trẻ.

4. Chương trình 4: Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên.

Mục tiêu: Từng bước đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, giảm số lượng tuyệt đối và tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội.

Chỉ tiêu:

- 100% thanh niên học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Giảm thiểu tỷ lệ thanh niên trong tổng số tội phạm, tệ nạn xã hội.

- 100% thanh niên có hiểu biết cần thiết về HIV/AIDS; 80% thanh niên khu vực đô thị, 70% thanh niên khu vực nông thôn có thái độ và hành vi tích cực đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Đến năm 2005 phấn đấu 80% xã, phường vùng đồng bằng, 40% xã, phường vùng sâu, vùng xa có các loại hình câu lạc bộ thanh niên, thanh niên tình nguyện thường xuyên hoạt động phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

- Đến 2005, tổ chức cai nghiện cho ít nhất 80% số thanh niên nghiện ma tuý hiện có hồ sơ kiểm soát. Giảm tỷ lệ tái nghiện, giảm thiểu số mắc nghiện mới. Cơ bản xoá bỏ tệ nạn ma túy trong trường học.

5. Chương trình 5: Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên.

Mục tiêu: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ý chí tự lực, tự cường; ý thức trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ý thức chấp hành pháp luật; nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống lành mạnh.

Chỉ tiêu.

- Đến hết năm 2005, tổ chức cho 100% đoàn viên học tập 6 bài lý luận chính trị cơ bản và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Thu hút 100% đoàn viên, hội viên và ít nhất 50% thanh niên tham gia các hoạt động xây dựng cuộc sống văn hóa tại cộng đồng.

- Phấn đấu đến hết năm 2005 đạt 80% phường, xã vùng đồng bằng, 40% phường, xã vùng xa, vùng sâu có điểm hoạt động thanh thiếu niên.

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá trong thanh niên; phấn đấu tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể đạt 35 - 40%.

 

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Lồng ghép các chỉ tiêu phát triển thanh niên trong việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ kế hoạch năm của các Bộ, ngành, địa phương.

- Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005; cụ thể hoá chỉ tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên trong chương trình của các Bộ, ngành, địa phương.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu giáo dục - đào tạo giai đoạn đến năm 2005.

- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005, đặc biệt chú ý vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trẻ về công nghệ thông tin và phổ cập tin học phổ thông cho thanh niên.

- Triển khai mạnh mẽ các chương trình quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2001 - 2005, Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005, Chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 2001 - 2005. Xây dựng và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đối với đối tượng thanh niên của các chương trình này. Thí điểm ở một số địa phương dự án về mô hình cai nghiện ma túy tập trung dài hạn kết hợp dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Các địa phương xây dựng chương trình triển khai Chiến lược phát triển thanh niên ở địa phương mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở mỗi địa phương.

2. Xây dựng và ban hành các chính sách đối với thanh niên.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách đối với thanh niên xung phong, đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong trường học, đối với tài năng trẻ, đối với lực lượng thanh niên tình nguyện.

- Xây dựng chính sách chuẩn hoá phụ cấp cho cán bộ Đoàn chuyên trách, bán chuyên trách từ cấp xã, huyện, tỉnh và đoàn khối các cơ quan Trung ương, đoàn ở các trường học.

- Bổ sung các chính sách thu hút thanh niên vào các ngành nghề mũi nhọn, các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phát triển kinh tế - xã hội; động viên thanh niên đi đầu tiến quân vào khoa học - công nghệ.

- Xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp giữa ngành văn hoá thông tin với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để phát huy hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị văn hoá đầu tư cho các cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

- Xây dựng trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật Thanh niên.

3. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho thanh niên.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên trong và ngoài nhà trường về nhận thức chính trị, tình hình nhiệm vụ của đất nước, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc, nâng cao tinh thần xung kích và tính tích cực xã hội của thanh niên.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật ở cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên.

- Phát triển phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ ở cơ sở thu hút đông đảo thanh niên tham gia, quan tâm đến các đối tượng thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư củng cố các thiết chế văn hoá ở cơ sở; xây dựng cơ chế phát huy, sử dụng các thiết chế văn hoá ở địa phương, cơ sở cho hoạt động thanh thiếu niên. Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt lành mạnh, sân bãi thể dục thể thao cho thanh niên.

- Củng cố và mở rộng các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, phát triển mạng lưới thư viện xã. Thí điểm đầu tư trang bị máy tính, đưa công nghệ thông tin vào các điểm Bưu điện - Văn hoá xã.

- Ngăn chặn những hủ tục lạc hậu, mê tín; thu hồi, truy quét các ấn phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, kích động bạo lực ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thanh niên.

- Ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền lừa bịp, kích động, lôi kéo thanh niên làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị, an ninh xã hội.

4. Đẩy mạnh phong trào thanh niên "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", phát huy tính xung kích, tinh thần tình nguyện của thanh niên đi đầu xây dựng xã hội học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh động viên, tổ chức thanh niên tham gia có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư cho công tác thanh niên, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập trong tất cả các đối tượng thanh niên để thanh, thiếu niên đi đầu trong xã hội học tập.

- Phát triển phong trào thanh niên tình nguyện, nhân rộng các mô hình, đội hình thanh niên tình nguyện.

- Nhân rộng mô hình trung tâm tư vấn thanh niên để tăng cường công tác thông tin, tư vấn, tuyên truyền, giáo dục xây dựng nhận thức đúng đắn cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; hỗ trợ thanh niên chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; tư vấn cho thanh niên về luật pháp và các vấn đề trong cuộc sống.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lực lượng thanh niên tiếp tục thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội: Dự án tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh, xây dựng tuyến đường từ đường Hồ Chí Minh về quê Bác; dự án xây dựng điểm tái định cư tại thuỷ điện Sơn La; dự án trí thức trẻ, y, bác sĩ trẻ tình nguyện; dự án xây dựng đảo thanh niên Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, các làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh, các chương trình, dự án ở các địa phương.

- Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí đầu tư cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng, thực hiện các dự án để triển khai Chiến lược phát triển thanh niên:

+ Dự án nâng cấp hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên.

+ Dự án mở rộng dạy nghề tại chỗ gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

+ Dự án phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin cho thanh, thiếu niên - hình thức ngoài nhà trường.

+ Dự án vườn ươm doanh nghiệp trẻ.

+ Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh niên cấp cơ sở.

+ Dự án nhân rộng mô hình khu kinh tế thanh niên, làng Thanh niên.

5. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá công tác thanh niên.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên; tăng cường trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên.

- Tăng cường công tác đối ngoại nhà nước trong lĩnh vực thanh niên, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế, tranh thủ các nguồn lực và sự hỗ trợ quốc tế cho công tác thanh niên.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đối với thanh niên để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Tăng cường công tác nghiên cứu, thông tin về tình hình thanh niên và công tác thanh niên.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội và gia đình trong việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo, vai trò xung kích của thanh niên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 33/2004/QD-TTg

Hanoi, March 9, 2004

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON VIETNAMESE YOUTH DEVELOPMENT IN THE 2004-2005 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

At the proposal of Vietnam National Committee for Youth,

DECIDES:

Article 1.- To approve the program on Vietnamese youth development in the 2004-2005 period.

Article 2.- To assign the task of organizing the implementation of the program on Vietnamese youth development in the 2004-2005 period as follows:

1. The Ministry of Planning and Investment and Vietnam National Committee for Youth shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union and the ministries, branches and localities in, organizing the implementation of the program on Vietnamese youth development till 2005; monitoring, urging, inspecting, summing up and evaluating the implementation thereof by the ministries, branches and localities, then reporting it to the Prime Minister; organizing basic surveys on the youth situation in 2004; studying and proposing to the Government mechanisms and policies to support and encourage the youth to participate in the socio-economic development programs; organizing the preliminary review of the program on Vietnamese youth development till 2005 and working out the program for the second-stage implementation (2006-2010) of the Youth Development Strategy.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the concerned ministries and branches and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in, organizing the implementation of the national target program on hunger eradication, poverty alleviation and employment in the 2001-2005 period.

- Study the addition and perfection of policies to develop the system of job-training and employment service schools and centers, traditional craft villages, and enhance the State management over the sending of young laborers to foreign countries for termed work.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth and the concerned ministries and branches in, developing forms of raising professional skills and qualifications for youth.

- Coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the Ministry of Home Affairs and the concerned agencies in reviewing the current policies toward young intellectuals, including young medical assistant doctors and doctors who participate in the development of rural and mountainous areas, and formulating policies to mobilize young intellectuals, young medical assistant doctors and doctors to participate in the socio-economic development of the geographical areas meeting with difficulties.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for AIDS, drug and prostitution prevention and combat, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth and the concerned agencies in, stepping up the prevention and fight of prostitution and drug abuse among the youth. Coordinate with a number of localities in experimentally organizing the concentrated detoxification in combination with job-training and employment for the youth.

3. The Ministry of Education and Training shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the ministries, branches, localities, the mass and social organizations in, organizing the realization of the youth development targets in the education and training domain, and integrating them into the implementation of the Education and Training Development Strategy in the period from now till 2005.

- Coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the concerned ministries and branches as well as the mass and social organizations in raising the quality of comprehensive education in schools; fighting negative phenomena in study and examinations; repelling and eradicating drug abuse and other social evils in schools.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, studying and proposing to the Government for approval regimes and policies toward youth union and association cadres in schools.

- Research into support policies, and coordinate with mass organizations, economic and social organizations in developing educational forms to build a learning society.

4. The Ministry of Post and Telematics shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the concerned ministries and branches in, executing the projects on information technology human resource, stepping up the training of young programmers and specialists in information technology, and experimentally computerizing the commune postal and cultural spots.

- Study, formulate and promulgate policies to encourage various forms of informatics training and information technology application outside schools; policies and mechanisms to universalize information technology among the youth and adolescents.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the concerned ministries and branches and the localities in, consolidating the system of agricultural promotion centers, intensifying the job training, popularizing and transferring technologies to rural youth and guiding them to apply biological technology to production and daily-life activities.

6. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Physical Training and Sport Committee, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth and the mass media in, intensifying the information, propagation and education work, organizing cultural, physical training and sport activities for the youth; planning the building of entertainment, recreation, physical training and sport centers for the youth, and stepping up the campaign for building a cultured lifestyle, preventing and combating social evils.

7. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, the National Committee for AIDS, Drug and Prostitution Prevention and Combat, and Vietnam National Committee for Youth in, concretizing the targets of and solutions to HIV/AIDS prevention and combat among the youth; intensifying the propagation work so as to change the awareness and behaviors of the youth about HIV/AIDS prevention and combat.

8. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for AIDS, Drug and Prostitution Prevention and Combat, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth, the concerned ministries and branches and the localities in, concretizing the targets of drug prevention and combat among the youth and adolescents; formulating and implementing the inter-branch program on crime prevention and combat among juveniles; struggling to protect the youth against all sabotaging, dividing, dragging or disorder-causing plots and acts of bad elements.

9. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam National Committee for Youth and the concerned ministries and branches in, studying, formulating and promulgating policies toward youth cadres, youth volunteer force, voluntary youth teams, young talents, and relevant policies to promote the youth's role in participating in or undertaking programs and projects on socio-economic development in areas meeting with exceptional difficulties, projects on construction of rural infrastructure, and participating in key national works.

10. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the incorporation of funding in the annual budget estimates of the ministries, the central agencies and the localities, and in the funding estimates for implementation of the national target programs and relevant major programs and projects of the State for the achievement and fulfillment of the objectives and tasks of the program on development of the youth in the 2004-2005 period.

11. Vietnam National Committee for Youth and the ministries, branches and localities shall coordinate with the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union in:

- Elaborating, and organizing the implemen-tation of the action program of the Ho Chi Minh Youth Union for materialization of the youth development strategy.

- Stepping up the movement "Emulation and voluntarism for construction and defense of the Fatherland" with the following basic contents and solutions: emulation in study, march into science and technology; emulation in making careers and in creative labor; voluntarism for the community's life; taking the lead in the defense of the Fatherland, and the firm maintenance of political security, social order and safety.

- Continuing to build up and develop youth teams for participation in the socio-economic development; enhancing the education and elevation of shock-force and voluntary spirit of the youth to participate in construction and socio-economic development in deep-lying and remote areas and areas meeting with exceptional difficulties; formulating and executing new projects for the implementation of the youth development strategy.

- Developing the model of security shock teams, encouraging and organizing the youth to promote their leading role in the maintenance of political security as well as social order and safety. Sustaining and developing various forms of mobilizing the youth to well discharge their military service obligations and take part in building up the entire-people defense.

- Realizing the program on political theory education and the program on education of Ho Chi Minh Thoughts among the youth union members and the youth; enhancing the political, ideological and ethical education among, and building a cultured lifestyle of the youth.

- Raising the quality of the organizations of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Youth League and Vietnam Students' Association, especially at the grassroots levels, consolidating and broadening the front for uniting and rallying the youth.

- Participating in studying and elaborating legal documents on the youth.

12. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall incorporate the youth development objectives in their respective localities' annual and till-2005 socio-economic development plans and programs; work out programs on implementation of the youth development strategy in their respective localities; and formulate mechanism for coordination between administrations of all levels and the youth union organizations of the same level;

13. The ministries, branches and localities shall inspect and evaluate the implementation of the youth development program every year and in the period from now to 2005, then report it to the Prime Minister.

14. To request the Fatherland Front's Committees of all levels, its member organizations and social organizations to participate in organizing the implementation of the program on youth development in the 2004-2005 period within their operation scopes.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 4.- The chairman of Vietnam National Committee for Youth, the first secretary of the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

PROGRAM

ON VIETNAMESE YOUTH DEVELOPMENT IN THE 2004-2005 PERIOD

(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 33/2004/QD-TTg of March 9, 2004)

The program on Vietnamese youth development in the 2004-2005 period constitutes the first phase of the Strategy for Vietnamese Youth Development till 2010, which focuses on solving the youth's burning social issues regarding occupations, employment and social evils; raising the political stance, educational level, scientific and technological level, and promoting the leading role of the youth in socio-economic development; creating substantial changes in the youth work of the State and the society. The program on Vietnamese youth development in the 2004-2005 period shall be deployed through the following five specific programs:

- The program on employment for the youth.

- The program on raising of the youth's educational level, professional qualifications and skills.

- The program on development of young human resource for science and technology.

- The program on prevention of and fight against crimes and social evils among the youth.

- The program on fostering of political stance, revolutionary virtues and a new lifestyle in the youth.

I. OBJECTIVES AND BASIC TARGETS OF THE PROGRAMS

1. Program 1: Employment for the youth

Objectives: To gradually reduce the number of unemployed young people in urban areas and increase the yearly employment time rate for rural youth; to promote the role of the youth force participating in the socio-economic development, support the youth in hunger eradication, poverty alleviation and lawful enrichment. To boost the restructuring of young laborers, create a young human resource for the national industrialization and modernization.

Targets:

- To strive to annually create new jobs for 1 - 1.1 million of youth, of which the young females shall account for 40-45%.

- To increase the yearly employment time rate for rural young laborers to 80% by 2005; to annually reduce by 0.2% the rate of unemployed young laborers in urban areas.

- By 2005, 30-40% of the youth who have discharged their military service obligations shall be provided with job training and stable jobs.

- By the end of 2005, to strive to attract of 1 - 1.1 million of young laborers into the industrial and construction sectors; 0.4 - 0.5 million of young laborers into the service sector; and sending of at least 120,000 young laborers to foreign countries for termed labor.

2. Program 2: Raising of the youth's educa-tional level, professional qualifications and skills.

Objectives: To raise the youth's educational level, professional qualifications and skills, and form the constant learning habit; to develop the contingent of young intellectuals and skilled workers.

Targets:

- By 2005, 45% of the young people in the senior secondary education age group can go to school, to minimize the difference between the rates of male and female senior secondary pupils; to attain a ratio of 13-15% of young people aged between 18 and 23 years studying at universities or colleges and a ratio of 140 students/10,000 people.

- To strive for the objective that by the end of 2005, 50% of urban youth and pupils and 30% of rural youth and pupils shall, after graduating from senior secondary schools, be knowledgeable about basic informatics and able to use at least one foreign language for everyday conversations; and 60-70% of youths and senior secondary pupils shall be provided with vocational education.

- By the end of 2005, 25% of young laborers shall be trained, of whom 18-20% shall be provided with job training.

- To strive to train 25,000 masters and 10,000 postgraduates by 2005.

3. Program 3: Development of young human resource for science and technology

Objectives: To raise the scientific and technological level of the youth, especially information technology and biological technology; to step by step universalize informatics among the youth, develop young scientific and technological human resource for agricultural and rural development, and build up the contingent of young programmers of national or international level in information technology.

Targets:

- To strive for the objective that by the end of 2005, 50% of rural youth in delta regions and 30% of rural youth in deep-lying and remote areas shall be propagated and disseminated with scientific and technological application (focusing on biological technology) to life and production.

- Every year, 30-40% of young cadres working in the Party's and the State's agencies or socio-political organizations shall have their information technology knowledge fostered and raised.

- From 2004 to the end of 2005, to train 20,000 young programmers.

4. Program 4: Prevention of, and fight against, crimes and social evils among the youth

Objectives: To step by step repel crimes and social evils among the youth, reduce the absolute number and rate of juvenile delinquents and evil-doers.

Targets:

- 100% of young pupils and students shall be propagated and disseminated with basic contents of the legislation on crime and social evil prevention and fight. To minimize the rate of youth committing crimes or social evils.

- 100% of the youth shall acquire necessary knowledge about HIV/AIDS; 80% of urban youth and 70% of rural youth shall take positive attitude and actions toward HIV/AIDS prevention and fight.

- By 2005, 80% of communes and wards in delta areas and 40% of communes and wards in deep-lying and remote areas shall have their youth as well as voluntary youth clubs with regular activities of preventing and fighting crimes and social evils.

- By 2005, detoxification shall be organized for at least 80% of young drug addicts currently recorded in control files. To reduce the rate of detoxified addicts relapsing into addiction and minimize the number of new addicts. To basically eradicate drug abuse in schools.

5. Program 5: Fostering of political stance, revolutionary virtues and building of a new lifestyle for the youth

Objectives: To foster patriotism, socialist ideal, self-reliant will; citizen's sense of responsibility for national construction and defense and sense of law observance; raise the quality, revolutionary virtues and build a healthy lifestyle for the youth.

Targets:

- By the end of 2005, 100% of youth union members shall be given lectures on six basic political theoretical lessons and Ho Chi Minh Thoughts.

- 100% of youth union and league members and at least 50% of the youth shall be attracted into activities of building a cultured lifestyle in the community.

- By the end of 2005, 80% of delta communes and wards and 40% of deep-lying and remote communes and wards shall have their locations for juvenile activities.

- To step up the campaign for building a cultured lifestyle for the youth; to strive for the target that 35-40% of the youth regularly take part in physical training and sport activities.

II. MAJOR SOLUTIONS

1. To incorporate the youth development targets into the strategies, national target programs and annual plan tasks to be performed by the ministries, branches and localities.

- To well implement the national target program on hunger eradication and poverty alleviation and employment in the 2001-2005 period; to concretize the targets of employment for the youth in the programs of the ministries, branches and localities.

- To bring into full play the combined strength of the entire political system and the entire society for organizing the implementation of the strategy for education development till 2010 and the successful achievement of the educational and training targets set for the period from now till 2005.

- To accelerate the implementation of the action program for materialization of the Political Bureau's Directive No. 58-CT/TW of October 17, 2000 on stepping up the application and development of information technology in service of national industrialization and modernization and the master plan on application and development of information technology in Vietnam till 2005, with special attention paid to the training of young human resource for information technology and the universalization of general informatics to the youth.

- To vigorously deploy the following national programs: the national target program on HIV/AIDS prevention and fight in the 2001-2005 period, the action program on prostitution prevention and fight in the 2001-2005 period, and the action program on drug prevention and fight in the 2001-2005 period. To set and strive for attainment of targets regarding the targeted youth subjects of these programs. To experimentally execute in some localities the project on application of the model of long-term concentrated drug addict detoxification combined with job training and employment for the youth.

- The localities shall work out their own programs on implementation of the youth development strategy suitable with their conditions and situations and associated with their socio-economic development plans and the implementation of the national target programs.

2. To formulate and promulgate policies toward the youth

- To amend and supplement the existing policies and promulgate new ones toward youth volunteers, Youth Union, Youth League and Pioneer Brigade cadres in schools, young talents and the voluntary youth force.

- To formulate policies on standardization of allowances for full-time and part-time Youth Union cadres at commune, district and provincial levels and in the Youth Union organizations in central agencies and schools.

- To add policies to attract the youth into key occupations and trades, industrial, construction and service sectors and to the areas with difficult and exceptionally difficult socio-economic conditions.

- To study, supplement and perfect the mechanism for promoting the role of Ho Chi Minh Communist Youth Union in socio-economic development; to mobilize the youth to take the lead in the march into science and technology.

- To formulate the policy and mechanism for coordination between the culture and information service and Ho Chi Minh Communist Youth Union in bringing into full play the efficiency of cultural equipment and facilities invested in establishments in deep-lying, remote areas and areas meeting with exceptional difficulties under projects within the national target program on culture.

- To elaborate and submit to the National Assembly for promulgation the Law on the Youth.

3. To enhance the political and ideological education, ethical training, building of a cultured lifestyle and improvement of the cultural and spiritual life for the youth

- To intensify the propagation and education among the youth of political perception, the national situation and tasks, and the revolutionary and national traditions in order to raise the shock-force spirit and social activity of the youth.

- To continue building and developing law bookcases at grassroots levels; to step up the popularization and dissemination of law among the youth.

- To develop the physical training and sport, culture and art movements at grassroots levels to attract the youth in large numbers, and pay attention to the youth subjects in deep-lying, remote, border areas, islands and areas meeting with exceptional difficulties.

- To invest in consolidating cultural institutions at the grassroots levels; to formulate the mechanism for bringing into full play and using local and grassroots cultural institutions for juvenile activities. To invest in building entertainment and recreation spots and physical training and sport grounds for the youth.

- To consolidate and expand commune postal and cultural spots, and develop the commune library networks. To experimentally invest in equipping computers for, and introducing information technology to, commune postal and cultural spots.

- To preclude backward customs and superstition; to seize and brush off reactionary, debauching and violence-provoking cultural products which adversely affect the youth's development.

- To prevent and promptly handle acts of deceptively propagating, instigating and dragging the youth into acting against law, causing political instability and social security disturbance.

4. To step up the youth movement "Emulation and voluntarism for construction and defense of the Fatherland," and promote the shock-force nature and voluntary spirit of the youth in taking the lead in building a learning society, marching into science and technology, voluntarily acting for the community's life, defending the Fatherland, building a cultured lifestyle, preventing and fighting crimes and social evils

- To bring into full play the role of Ho Chi Minh Communist Youth Union in mobilizing and organizing the youth to efficiently participate in socio-economic development programs; to intensify investment in youth work, and broaden the front uniting and rallying the youth.

- To step up the movement of study emulation among all youth subjects so that the youth and adolescents really take the lead in a learning society.

- To develop the movement of voluntary youth, and multiply models of voluntary youth teams.

- To multiply the model of youth consultancy centers to enhance the work of information, consultancy, propagation and education among the youth, to formulate a correct perception of occupations and employment; to support the youth in transferring and applying sciences and technologies to production; to provide consultations on law and other daily-life issues for the youth.

- Ho Chi Minh Communist Youth Union shall organize youth forces to continue executing the following socio-economic development projects: The project on participation in the construction of Ho Chi Minh road, and construction of a road linking Ho Chi Minh road to uncle Ho's native place; the project on construction of resettlement quarters at Son La Hydroelectric Power Project; the project on voluntary young intellectuals, medical assistant doctors and doctors; the project on construction of the youth's islands of Con Co and Bach Long Vi and career-making youth villages along Ho Chi Minh road, as well as programs and projects in localities.

- In the national target programs, investments shall be made for Ho Chi Minh Communist Youth Union to construct and execute the following projects, with a view to realizing the youth development strategy:

+ The project on upgrading the system of employment service centers for the youth.

+ The project on expansion of on-spot job training associated with employment for rural youth.

+ The project on dissemination of information technology knowledge among the youth and adolescents, in the form of extracurricular activities.

+ The project on young entrepreneurs' nursery.

+ The project on training and fostering of youth cadres at grassroots levels.

+ The project on multiplication of models of youth economic zones and youth villages.

5. To continue reforming the State manage-ment and promote the socialization of youth work

- To reform the State management over youth work; to heighten responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities for performing the tasks of the youth work.

- To enhance the State's external relations in youth affairs, cooperate with other countries in the region and the world as well as the international organizations, and make the fullest use of international resources and supports for youth work.

- To well inspect the enforcement of legal documents on and policies toward, the youth in order to guarantee the legitimate rights and interests of the youth. To intensify the research into, and information on, the situation of the youth and youth work.

- The State agencies, Ho Chi Minh Communist Youth Union, mass organizations, economic organizations, society and families shall closely coordinate with one another in educating and fostering the youth, promoting their creative potentials and leading role in national construction and defense.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 33/2004/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất