Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015

thuộc tính Quyết định 295/QĐ-TTg

Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:295/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:26/02/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phụ nữ được hỗ trợ học nghề 02 triệu đồng/người - Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ; phụ nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đó là một trong những quan điểm của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010. Đối tượng của Đề án này là lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp. Các đối tượng được ưu tiên nói trên (trừ hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200 ngàn đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học. Lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú) sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định295/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 295/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015”

--------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
a) Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ: phụ nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội;
b) Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa;
c) Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu chung: tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 70% trở lên lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm;
- Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%.
- Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp Hội phụ nữ thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 100.000 phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ được đào tạo nghề.
II. ĐỐI TƯỢNG
Lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.
III. CHÍNH SÁCH
1. Chính sách đối với người học:
- Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành và tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú) sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề;
- Lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
- Lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm;
- Lao động nữ sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạt động hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiện hành;
- Mỗi lao động nữ chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
- Mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung.
2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên:
Áp dụng chính sách với giáo viên, giảng viên theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp có kế hoạch truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ trong chương trình tuyên truyền, vận động của Hội; tăng cường công tác tuyên truyền đối với phụ nữ, cộng đồng và các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm về học nghề, ý thức về học nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ và cho xã hội;
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm để lao động nữ biết và chủ động tham gia học nghề;
- Sử dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương về các đơn vị, cá nhân có thành tích dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học nghề đạt kết quả cao nhằm khuyến khích sự tham gia của xã hội trong dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ và khuyến khích phụ nữ tích cực học nghề, làm nghề tốt.
2. Tăng cường sự tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ:
- Tổ chức rà soát hệ thống văn bản pháp luật, chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ;
- Tiến hành nghiên cứu các vấn đề về nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ; tác động của các chính sách đối với việc học nghề, việc làm của phụ nữ; thu hút phụ nữ tham gia học nghề; cơ chế giám sát, chế độ báo cáo thống kê về chỉ tiêu quốc gia; tỷ lệ nữ tham gia học nghề/tổng số lao động đã qua đào tạo nghề, chỉ tiêu tỷ lệ phụ nữ có việc làm mới/tổng số lao động có việc làm mới và các chỉ tiêu khác liên quan đến việc thực hiện các chỉ tiêu trên;
- Tăng cường công tác giám sát, phản biện, đánh giá các chính sách hiện hành về học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.
3. Xây dựng một số chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho lao động nữ:
- Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo cho lao động nữ; chú trọng việc cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các nghề truyền thống, nghề có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động nữ;
- Nghiên cứu, xây dựng giáo án, giáo trình những nghề mới phù hợp với thị trường lao động và phù hợp với lao động nữ. Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các trường đại học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nữ;
- Thí điểm xây dựng chương trình dạy nghề điện tử (E-learning) áp dụng dạy nghề cho phụ nữ.
4. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm:
- Tăng quy mô và phát triển dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trường thu hút nhiều lao động nữ.
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao động nữ học nghề ở trình độ cao; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác; liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề, thực hành nghề;
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở;
- Chủ động và phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…, đặc biệt là mạng lưới các Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ doanh nhân nữ tạo việc làm mới cho phụ nữ và tổ chức cung ứng lao động nữ; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng để tạo việc làm mới, phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ phụ nữ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ.
5. Phát triển và nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:
- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 01 trường cao đẳng nghề, nâng cao năng lực Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng, nâng cấp 03 trường trung cấp nghề từ 03 trung tâm khu vực (Yên Bái, Hải Dương, Đắk Nông), xây dựng mới 05 trung tâm dạy nghề khu vực; củng cố, nâng cấp 36 trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc các tỉnh, thành Hội; thành lập Trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm, trường nghề thuộc hệ thống Hội; đào tạo cán bộ Hội tham gia công tác dạy nghề, nâng cao năng lực giám sát, đánh giá chính sách dạy nghề cho phụ nữ;
- Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các trường đại học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… tham gia dạy nghề cho lao động nữ;
- Xây dựng hạ tầng thông tin học nghề, lao động việc làm thuộc hệ thống Hội;
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác để dạy nghề cho phụ nữ.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án:
- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án;
- Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án hàng năm, giữa giai đoạn và kết thúc giai đoạn;
- Báo cáo đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án cho các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN  
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp hiện hành.
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện để triển khai các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; hỗ trợ một phần cho các tỉnh miền núi khó khăn, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc địa phương thực hiện.
3. Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Đề án hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được lồng ghép trong các Đề án dạy nghề của Chính phủ đang xây dựng và thực hiện.
4. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức Quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai; kiến nghị về những thay đổi, điều chỉnh cần thiết, phù hợp với thực tế của từng thời kỳ;
- Chỉ đạo các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án ở địa phương;
- Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án.
2. Trách nhiệm của các Bộ:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn quy hoạch mạng lưới các trường và trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghiên cứu, bổ sung các hoạt động của Đề án, lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo và các dự án, đề án khác có liên quan;
- Hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở dạy nghề thực hiện Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án.
b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đề án; phối hợp giám sát thực hiện Đề án.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Rà soát, bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015; phối hợp giám sát thực hiện Đề án.
d) Bộ Nội vụ:
- Phối hợp thực hiện các hoạt động có liên quan trong Đề án, đặc biệt là về mô hình tổ chức hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Rà soát, bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào Chương trình đào tạo lại cán bộ.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào các Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dạy nghề cho lao động nông thôn.
e) Bộ Công thương: phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt động có liên quan của Đề án vào Chương trình xúc tiến thương mại, chương trình khuyến công.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác
Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể nêu trong Đề án theo thẩm quyền được phân công.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ của địa phương mình trên cơ sở Đề án này và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 hoặc lồng ghép với các Đề án khác đang triển khai trên địa bàn; tạo điều kiện về đất đai và các điều kiện khác để thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

No.: 295/QD-TTg

Hanoi, February 26, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON SUPPORT FOR WOMEN IN VOCATIONAL TRAINING AND EMPLOYMENT IN THE 2010-2015 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 20Q6 Law on Vocational Training;  

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Gender Equality;       

At the proposal of the President of the Vietnam Women's Union,

 

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on support for women in vocational training and jS creation in the 2010-2015 period, with the following contents:

I. VIEWPOINTS AND OBJECWES

1. Viewpoints:

a/ To learn jobs and make career are both interest and obligation of female workers; women shall proactively attend vocational training to meet the labor market demand, contributing to increasing the competitiveness of human resources, economic growth and societal development;

b/ To increase opportunities for women to learn jobs and be employed, especially rural women, middle-aged women, ethnic minority women and women in extremely disadvantaged areas and areas subject to relocation and ground clearance;

c/ The State shall increase investment in the development of vocational training and job creation for women; adopt policies to mobilize all resources in society to pay attention to vocational training and employment for women; and attach importance to developing vocational training establishments attracting large numbers of women, especially those under the Vietnam Women's Union.

2. Objectives of the Scheme:

a/ Overall objective: Increased vocational training for women will contribute to ensuring women's right to vocational training and employment in the Law on Gender Equality; to raise the rate of women provided with vocational training and increase the quality and competitiveness of female workers; to create opportunities for women to be employed with stable incomes, helping eradicate hunger, reduce poverty and enhance their status; to meet the requirements of the cause of national industrialization and modernization and international economic integration.

b/ Specific objectives:

- 70% or higher of female workers will be aware of the Party's guidelines and the State's laws and policies on vocational training and employment;

- The rate of female workers in total recruited vocational trainees will reach 40%, in which the rate of female workers receiving intermediate and collegial vocational training will quickly increase; and the rate of female workers employed after attending vocational training will be at least 70%;

- Vocational training and employment establishments of the Vietnam Women's Union and women's unions at all levels will provide counseling on vocational training and introduce and create jobs for about 100,000 women annually, including some 50,000 female workers provided with vocational training.

II. TARGET BENEFICIARIES

Female workers of working age, with priority given to those eligible for preferential treatment policy, those with meritorious services to the revolution, those of poor households or households with maximum incomes not exceeding 150% of incomes of poor households and of ethnic minorities, disabled women, women whose cultivation land areas are subject to recovery, and women laid off by enterprises.

III. POLICIES

1. Policies towards trainees

- Female workers eligible for preferential treatment policy, those with meritorious services to the revolution, those of poor households or ethnic minorities, disabled female workers, female workers whose cultivation land areas are recovered, and female workers laid off by enterprises are entitled to support for short-term vocational training expenses (under-3-month training in basic job skills) not exceeding VND 3 million/person/training course (specific support levels will depend on trained job and actual training duration); support for meal expenses at the level of VND 15,000/training day/person; support for travel expenses based on mass transit fares not exceeding VND 200,000/person/ training course for those who have to travel 15 km or longer to training establishments;

-  Female workers of households with maximum incomes equal to 150% of incomes of poor households (in both rural and urban areas) are entitled to support for short-term vocational | training expenses (under-3-month training in I basic job skills) not exceeding VND 2.5 million/ j person/training course (specific support levels will depend on trained job and actual training duration);

- Other female workers are entitled to support for short-term vocational training expenses (under-3-month training in basic job skills) not exceeding VND 2 million/person/training course (specific support levels will depend on trained job and actual training duration);

- Female workers may obtain loans for attending vocational training under current regulations on credit for pupils and students. After receiving vocational training, female        workers who have stable jobs in their places of residence are entitled to budget support for 100%       of interests on their loans taken out for vocational training;

- Ethnic minority female workers eligible for preferential treatment, female workers with I meritorious services to the revolution, those of poor households or households with maximum incomes equal to 150% of incomes of poor ] households attending intermediate or collegial j vocational training courses are eligible for j vocational training policies applicable to boarding ethnic minority pupils;

- After receiving vocational training, female workers may get access to loans from the national employment fund under the national target employment program for self employment;

- After receiving vocational training, female workers engaged in production and business activities or self-employed are prioritized to receive supports for trade promotion and introduction of products from employment support activities under this Scheme and current trade promotion programs;

- Each female worker is entitled to only a single support provided under this Scheme. Those who have received supports under other state policies are not entitled to vocational training supports under this Scheme. Particularly, those who have lost their jobs for objective reasons after receiving vocational training supports shall be considered and allowed by provincial-level People's Committees to further receive vocational training supports for seeking other jobs under this Scheme for not more than 3 times.

- Vocational training supports shall be adjusted upon change in general policies.

2. Policies towards teachers and trainers:

Teachers and trainers will enjoy policies under the Prime Minister's Decision No. 1956/QD-TTg of November 27, 2009, approving the Scheme on vocational training for rural workers through 2020.

 

IV MAJOR SOLUTIONS

1. To step up communication work to raise awareness about vocational training and employment and the Party's guidelines and the State's policies and laws on vocational training and employment for women:

- Women's unions at all levels shall work out plans for communication on the role, position and importance of vocational training and employment for women within their communication and mobilization programs; to promote propaganda targeted at women, communities and vocational training establishments with a view to raising awareness and changing thinking about vocational training and the Sense of vocational training and job creation and increasing incomes for women and society;

- To intensively and extensively promote propaganda the mass media on the Party's guideline**and the State's policies and laws on vocational, training and employment for female workers to* know and actively attend vocational training; >

- To use forms of propaganda suited to each group of beneficiaries, each geographical area and practical conditions of agencies, units and localities on units and individuals making achievements in vocational training and job creation for women; female workers excelling in jobs aid achieve high vocational training results in order to encourage the involvement of society in vocational training and job creation for women and encourage women to actively participate* in vocational training and properly perform their jobs.

2. To further involve ministries, branches, agencies and women's unions at all levels in elaborating and proposing laws and policies and overseeing the implementation of laws and policies on vocational training and employment for women:

- To review the systems of laws and regulations and policies on vocational training related to women;

- To study vocational training and employment needs of women; policy impacts on vocational training and employment of women; to attract women to attend vocational training; oversight mechanisms and the system of reporting and statistics on national targets: rate of women trained in jobs skills/total trained workers, percentage of women placed in new jobs/total workers placed in new jobs, and other targets related to the attainment of these above targets;

- To increase oversight, counterargument and assessment of current policies on vocational training and employment for women.

3. To develop vocational training programs and materials exclusively used for female workers:

- To develop vocational training programs and materials suited to different female worker training levels; to attach importance to updating new techniques and technologies for female worker-intensive high-income traditional trades and jobs;

- To study and develop syllabuses and training materials for new jobs suited to the labor market and female workers. To mobilize craftsmen, technicians, engineers and highly skilled workers from universities, enterprises and production and business establishments to participate in developing vocational training programs and materials for female workers;

- To develop on a pilot basis electronic vocational training programs (e-learning) for women.

4. To step up activities to support women in vocational training and employment:

- To increase and develop training in new occupations and jobs in response to the labor market. To expand training in jobs newly emerging in the market that are female worker-intensive.

- To diversify forms of vocational training: formal and regular vocational training; to expand associated vocational training and implement transferable vocational training at different levels, incrementally increase the rate of female workers attending advanced vocational training; to expand training in jobs suited to female workers' characteristics and middle-aged women; to associate and collaborate in providing vocational training for female workers in enterprises, cooperatives and cooperative groups; to associate with enterprises in organizing vocational training and practice;

- To intensify job counseling, placement and creation before, during and after vocational training. To diversify forms of vocational training and employment counseling suited to each group of beneficiaries at the grassroots level;

- To proactively collaborate with enterprises and production and business establishments, especially the networks of female entrepreneurs' associations and clubs, in creating new jobs for women and supplying female workers; to assist women in accessing credit loans for creating new jobs, developing production and business and employing female workers; to assist women in promoting products from craft villages and production and business establishments run by women.

5. To develop and build capacity for vocational training establishments under the Vietnam Women's Union:

- To develop the network of vocational training under the Vietnam Women's Union: To

support investment in building a new vocational college, enhance capacity for Le Thi Rieng vocational intermediate school, upgrade three vocational intermediate schools in three regional centers (Yen Bai, Hai Duong and Dak Nong) and build five others; to consolidate and upgrade 36 vocational training and job placement centers under provincial or municipal women's unions; to form a labor training and export center under the Vietnam Women's Union;     

- To increase capacity-building training for managers and teachers of vocational- training centers and schools within the system of the union, to train women cadres engaged in vocational training and increase the capacity of women in overseeing and assessing "Vocational training policies;

- To mobilize craftsmen, technicians, engineers and skilled workers from universities, enterprises and production and business establishments to participate in vocational training for female workers;   

- To build physical facilities for information on vocational training, labor and employment within the system of the union;     

- To expand domestic and international cooperation with a view to proactive tapping all investment and cooperation resources for vocational training for women.

6. To supervise, monitor and evaluate the implementation of the Scheme:

To develop criteria for the monitoring and evaluation of the Scheme;

To conduct annual, mid-term and final monitoring and evaluation of the implementation of the Scheme;

- To report on the evaluation of the achievement of the Scheme's objectives and activities, and on the management and use of the Scheme's budgets by concerned ministries, branches and agencies.

V. IMPLEMENTATION FUNDS

Funding sources for the implementation of the Scheme will come from annual state budgets under current decentralization regulations.

1. The central budget shall ensure funds for activities carried out by the Vietnam Women's Union and ministries, branches and central agencies to implement policies, solutions and activities of the Scheme; and provide partial funds for difficulty-stricken mountainous provinces that have to receive annual grants from the central budget to balance their budgets.

2. Local budgets shall ensure funds for activities carried out by local agencies.

3. Detailed budget estimates for the implementation of the Scheme shall be elaborated annually under the State Budget Law on the basis of the Scheme approved by the Prime Minister and integrated into the Government's vocational training programs that are currently formulated, and implemented.

4. To mobilize additional resources from international organizations, vocational training establishments, enterprises, individuals and communities for the implementation of the Scheme (enterprises are allowed to deduct vocational training expenses and contributions when calculating their taxable incomes under law).

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Central Vietnam Women's Union shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and localities in, implementing the Scheme; report to the Prime Minister on matters arising in the course of implementation; and make proposals regarding necessary changes and conditions to meet practical requirements in each period;

- Direct women's unions at all levels to collaborate with related departments and branches in implementing the Scheme in localities;

- Collaborate with ministries, branches and functional agencies in inspecting and monitoring the implementation of the Scheme; to periodically report to the Prime Minister on implementation results; and evaluate and review the implementation of the Scheme.

2. Ministries

a/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam Women's Union in, guiding the planning of the network of vocational training and job introduction schools and centers within the Vietnam Women's Union;

- Coordinate with the Vietnam Women's Union in studying and supplementing activities of the Scheme, integrate them into the national target programs on employment and education and training and other related projects and schemes;

- Guide units and vocational training establishments in implementing the Scheme;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam Women's Union in, monitoring and evaluating the implementation of the Scheme.

b/ The Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment shall:

- Ensure annual state budget allocations for the implementation of the Scheme in accordance with the State Budget Law;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, guiding the financial management mechanism applicable to the Scheme; and coordinate in monitoring the implementation of the Scheme.

c/ The Ministry of Education and Training shall:

- Review and add relevant activities of the Scheme to the national target program on education and training;

- Direct its attached units to collaborate in the implementation of the Scheme; and coordinate in monitoring the implementation of the Scheme.

d/ The Ministry of Home Affairs shall:

Coordinate in implementing relevant activities of the Scheme, especially the organization and operation model of vocational training establishments of women's unions at all levels;

Review and add relevant activities of the Scheme to the program on cadre retraining.

e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate in the implementation and add relevant activities of the Scheme into programs on agricultural, forestry, fishery and vocational training for rural labor.

f/ The Ministry of Industry and Trade shall coordinate in the implementation and add relevant activities of the Scheme into trade promotion and industrial extension programs.

Responsibilities of other ministries and branches shall, depending on their respective functions and tasks, coordinate with the Vietnam Women's Union in carrying out specific activities in the Scheme.

People's Committees of provinces and centrally run cities shall approve and implement local schemes on support for women in vocational training and job creation on the basis of this Scheme and provincial socio-economic development strategies through 2020 or integrate into other schemes currently implemented in their localities; and create land and other conditions for the implementation of the Scheme.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government attached agencies, presidents of People's Councils and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER

 

 

NGUYEN TAN DUNG

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 295/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 04/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2006 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2007, Quyết định số 70/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

văn bản mới nhất