Thông tư 60/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán

thuộc tính Thông tư 60/2006/TT-BTC

Thông tư 60/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60/2006/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:28/06/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thành lập doanh nghiệp kiểm toán - Ngày 28/6/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 60/2006/TT-BTC hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán. Theo đó, Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)... Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ, không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác... Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty thì phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác. Tổ chức là thành viên phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư60/2006/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 60/2006/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 60/2006/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập;

- Căn cứ Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập;

Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán, như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Doanh nghiệp kiểm toán hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Công ty TNHH kiểm toán là công ty TNHH có hai thành viên trở lên cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
Công ty hợp danh kiểm toán là công ty hợp danh cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán là doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
2. Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005, Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và các hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động tại Thông tư này.
3. Cá nhân không được là thành viên của công ty TNHH kiểm toán, thành viên hợp danh của công ty hợp danh kiểm toán, chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán, gồm:
a) Cá nhân theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh;
b) Cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kiểm toán.
4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán: Ngoài các hồ sơ theo quy định của pháp luật, phải có bản sao công chứng Chứng chỉ kiểm toán viên đã được cấp 3 năm trước ngày đăng ký kinh doanh của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và bản sao công chứng ít nhất hai Chứng chỉ kiểm toán viên của hai người khác.
II. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
1. Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty TNHH kiểm toán:
a) Công ty TNHH kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1 của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP;
b) Thành viên của công ty TNHH kiểm toán có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên không dưới hai và không vượt quá năm mươi;
c) Thành viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần II Thông tư này;
d) Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện. Người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 3 Phần II Thông tư này. Tổ chức là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kiểm toán và tổ chức theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh thì không được là thành viên của công ty TNHH kiểm toán;
đ) Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc).
2. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
c) Thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty TNHH kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
d) Có tham gia góp vốn vào công ty;
đ) Thành viên là cá nhân thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có giấy uỷ quyền của thành viên là tổ chức trong việc thay mặt thành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty thì phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác. Tổ chức là thành viên phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ;
4. Thành viên công ty TNHH kiểm toán không được chuyển nhượng, tặng, cho phần vốn góp của mình hoặc dùng vốn góp để trả nợ cho người không phải là thành viên mà không thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên quy định tại điểm 2, điểm 3 Phần II Thông tư này, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác không trái với quy định tại Thông tư này.
5. Trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó có thể trở thành thành viên của công ty nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2, điểm 3 Phần II Thông tư này, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác không trái với quy định tại Thông tư này. Trường hợp người thừa kế không thỏa mãn tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên công ty TNHH kiểm toán theo quy định thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả số vốn góp theo quy định của pháp luật.
III. CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN
1. Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh kiểm toán:
a) Công ty hợp danh kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1 của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP;
b) Công ty hợp danh kiểm toán có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Số lượng thành viên hợp danh ít nhất là hai người. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
c) Thành viên hợp danh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần III Thông tư này.
d) Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có một thành viên hợp danh là Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và ít nhất một thành viên hợp danh khác.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
c) Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
d) Có tham gia góp vốn vào công ty;
đ) Thành viên hợp danh, người thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
3. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần III Thông tư này và được Hội đồng thành viên chấp nhận.
4. Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty nếu có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần III Thông tư này và được Hội đồng thành viên chấp thuận. Nếu không có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định cho thành viên hợp danh thì có thể trở thành thành viên góp vốn hoặc yêu cầu công ty hoàn trả số vốn góp theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp thành viên góp vốn là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên góp vốn của công ty.
6. Một thành viên hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty, sau khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên còn lại; hoặc nếu thành viên đó vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và bị Bộ Tài chính thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên.
7. Khi thành viên hợp danh do già yếu hoặc do những nguyên nhân khác không thể tiếp tục hành nghề có thể cho phép người khác tiếp nhận quyền, nghĩa vụ và trở thành thành viên hợp danh nếu người này có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần III Thông tư này và được Hội đồng thành viên chấp thuận.
8. Thành viên hợp danh có thể chuyển thành thành viên góp vốn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong thời gian là thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn là cá nhân có thể chuyển thành thành viên hợp danh nếu tự nguyện, đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm 2 Phần III Thông tư này và được Hội đồng thành viên chấp thuận.
9. Điều lệ công ty phải quy định cụ thể nguyên tắc cử thành viên hợp danh được đại diện cho công ty ký báo cáo kiểm toán (như thành viên hợp danh được bổ nhiệm làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người được uỷ quyền) và kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán.
IV. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIỂM TOÁN
1. Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
a) Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định tại Điều 20, Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Điều 1 của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP;
b) Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc). Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
V. CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY KIỂM TOÁN
1. Khi thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán thuộc sở hữu vốn của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một thành viên) thành doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại Thông tư này phải lập phương án chuyển đổi và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc sau:
a) Việc kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
b) Việc chuyển đổi phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động quy định tại Thông tư này;
c) Việc chuyển nhượng phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán có vốn sở hữu Nhà nước được vận dụng hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật về sắp xếp, chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Việc chuyển đổi công ty cổ phần kiểm toán thành lập trước ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực thành công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này và quyết định của Đại hội đồng cổ đông; hoặc theo nguyên tắc giải thể công ty cũ và đồng thời thành lập công ty mới.
4. Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần kiểm toán thành công ty TNHH, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán và việc cơ cấu lại tổ chức của công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán theo quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 Phần V Thông tư này phải hoàn thành trước ngày 21/4/2007 theo quy định tại điểm 3 Điều 20 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
3. Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán đã thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu xét thấy chưa đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định phải cơ cấu lại tổ chức, đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này và đăng ký kinh doanh bổ sung theo quy định hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp kiểm toán, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG

  THỨ TRƯỞNG

   Trần Xuân Hà

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 60/2006/TT-BTC

Hanoi, June 28, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE CRITERIA AND CONDITIONS FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION OF AUDIT ENTERPRISES

Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;

Pursuant to the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004, on independent audit;

Pursuant to the Government's Decree No. 133/2005/ND-CP of October 31, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004, on independent audit;

The Finance Ministry hereby guides the criteria and conditions for establishment and operation of audit enterprises as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Audit enterprises guided in this Circular include enterprises established and operating under the provisions of law in the forms of limited liability company, partnership or private enterprise.

Audit limited liability company means a limited liability company with two or more members providing audit services and other related services.

Audit partnership means a partnership providing audit services and other related services.

Audit private enterprise means a private enterprise providing audit services and other related services.

2. Audit limited liability companies, audit partnerships and audit private enterprises shall be established and operate according to the provisions of enterprise law, Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004, Decree No. 133/2005/ND-CP of October 31, 2005, the Finance Ministry's Circular No. 64/2004/TT-BTC of June 29, 2004, guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 105/2004/ND-CP, and the guidance on establishment and operation criteria and conditions in this Circular.

3. Individuals who are not allowed to become members of audit limited liability companies, partners of audit partnerships or owners of audit private enterprises include:

a/ Individuals who are not allowed by law to participate in business activities;

b/ Individuals who are working for other enterprises which provide audit services.

4. Business registration dossiers of audit limited liability companies, audit partnerships and audit private enterprises: Apart from dossiers specified by law, there must be notarized copies of auditor's certificates of directors (or general directors) granted three years before the date of business registration and notarized copies of at least two auditor's certificates of two other persons.

II. AUDIT LIMITED LIABILITY COMPANIES

1. Criteria and conditions for establishment and operation of audit limited liability companies:

a/ The establishment and operation of audit limited liability companies shall comply with the provisions of Articles 20 and 23 of Decree No. 105/2004/ND-CP and Article 1 of Decree No. 133/2005/ND-CP;

b/ Members of audit limited liability companies may be either individuals or organizations. The number of members of an audit limited liability company must be between two and fifty;

c/ Members being individuals must satisfy the criteria and conditions specified by law and at Point 2, Part II of this Circular;

d/ A member being an organization must nominate a person as its representative. The representative at law of an organization member must satisfy the criteria and conditions specified by law and at Point 3, Part II of this Circular. Organizations being enterprises currently operating in Vietnam and providing audit services and organizations which are not allowed by law to participate in business activities shall not be allowed to become members of audit limited liability companies;

e/ At the time of establishment and in the course of operation, an audit limited liability company must have at least 3 persons possessing auditor's certificates, including its director (or general director).

2. Criteria and conditions for members being individuals:

a/ Having professional accountancy and audit ethics as required by the profession; being honest and upright, and having a good sense of observance of law;

b/ Members appointed as company directors (or general directors) must possess auditor's certificates and have actually practiced audit for at least 3 years as from the date their auditor's certificates are granted; must contribute at least 10% of the charter capital; and must neither concurrently participate in the management and administration of nor sign labor contracts with other organizations or agencies.

c/ Directorate members who are directly in charge of audit services must possess auditor's certificates. In case an audit limited liability company has registered for the provision of other services which require, under law, practice certificates (such as accounting service, asset valuation service, etc.), directorate members directly in charge of such services must possess appropriate practice certificates as prescribed by law;

d/ Having contributed capital to their company;

e/ Members being individuals who are required to possess practice certificates must personally work at the company.

3. Criteria and conditions for representatives at law of members being organizations:

a/ Having professional accountancy and audit ethics as required by the profession; being honest and upright, and having a good sense of observance of law;

b/ Having the power of attorney given by their organizations to represent them in exercising rights and obligations as prescribed by law.

c/ A representative who is appointed as the company director (or general director) must possess an auditor's certificate and have actually practiced audit for at least 3 years as from the date his/her auditor's certificate is granted, must neither concurrently participate in the management and administration of nor sign labor contracts with other organizations or agencies. An organization-member must contribute at least 10% of the charter capital;

4. Members of an audit limited liability company must not transfer or donate their capital contributions to, or use their capital contributions to pay debts for, non-members who fail to satisfy the membership criteria and conditions specified by law and at Points 2 and 3, Part II of this Circular, unless otherwise provided for by the company's charter not in contravention of the provisions of this Circular.

5. Where an audit limited liability company's members being individuals die or are declared dead by the court, their heirs by will or by law may become the company's members if they satisfy the membership criteria and conditions specified by law and at Points 2 and 3, Part II of this Circular, unless otherwise provided for by the company's charter not in contravention of the provisions of this Circular. Where the heirs fail to satisfy the specified membership criteria and conditions of audit limited liability companies, they may request the company to refund capital contributions according to the provisions of law.

III. AUDIT PARTNERSHIPS

1. Criteria and conditions for establishment and operation of audit partnerships

a/ The establishment and operation of audit partnerships shall comply with the provisions of Articles 20 and 23 of Decree No. 105/2004/ND-CP and Article 1 of Decree No. 133/2005/ND-CP;

b/ Audit partnerships have general partners and limited partners. The number of general partners of a partnership must be at least two. General partners must be individuals. Limited partners may be either organizations or individuals.

c/ General partners must satisfy all the criteria and conditions specified by law and at Point 2, Section III of this Circular.

d/ At the time of establishment and in the course of operation, an audit partnership must have at least three persons possessing auditor's certificates, at least two of whom are general partners, including the director (or general director).

2. Criteria and conditions for general partners:

a/ Having professional accountancy and audit ethics as required by the profession; being honest and upright, and having a good sense of observance of law;

b/ General partners appointed as partnership directors (or general directors) must possess auditor's certificates and have actually practiced audit for at least 3 years as from the date their auditor's certificates are granted; must contribute at least 10% of the charter capital; and must neither concurrently participate in the management and administration of nor sign labor contracts with other organizations or agencies.

c/ General partners who are directly in charge of audit services must possess auditor's certificates. In case an audit partnership has registered for the provision of other services which require, under law, practice certificates (such as accounting service, asset valuation service, etc.), general partners directly in charge of such services must possess appropriate practice certificates as prescribed by law;

d/ Having contributed capital to the partnership;

e/ General partners who are required to possess practice certificates must personally work at the partnership.

3. General partners who are newly admitted into a partnership must satisfy the criteria and conditions for general partners specified by law and at Point 2, Part III of this Circular and be accepted by the members' council.

4. Where general partners die or are declared dead by the court, their heirs by will or by law may become the partnership's general partners if they satisfy the criteria and conditions for general partners specified by law and at Point 2, Part III of this Circular and are accepted by the members' council. Where the heirs fail to satisfy the specified criteria and conditions, they may become limited partners or request the partnership to refund capital contributions according to the provisions of law.

5. Where a partnership's limited partners being individuals die or are declared dead by the court, their heirs by will or by law shall become such partnership's limited partners.

6. A general partner shall be expelled from a partnership after his/her expulsion is consented to by all other partners, or in case he/she violates the law or the professional accountancy or audit ethics and has his/her auditor's certificate is withdrawn by the Finance Ministry.

7. When general partners, due to their old age and poor health or otherwise, are unable to continue practicing audit, they may allow other persons to take over their rights and obligations and therefore become general partners if such persons satisfy the criteria and conditions for general partners specified by law and at Point 2, Part III of this Circular and are accepted by the members' council.

8. General partners may become limited partners but shall still have to bear responsibility prescribed by law for their work during the period they were general partners. Limited partners being individuals may become general partners if they so wish, satisfy all the criteria and conditions for general partners specified by law and at Point 2, Part III of this Circular, and are accepted by the members' council.

9. The charter of a partnership must lay down the specific principle for nominating general partners to represent the partnership in signing audit reports (like the general partner appointed as the director (or general director) or audit practitioners) and audit practitioners to conduct an audit.

IV. AUDIT PRIVATE ENTERPRISES

1. Criteria and conditions for establishment and operation of audit private enterprises:

a/ The establishment and operation of audit private enterprises shall comply with the provisions of Articles 20 and 23 of Decree No. 105/2004/ND-CP and Article 1 of Decree No. 133/2005/ND-CP;

b/ At the time of establishment and in the course of operation, an audit private enterprise must have at least 3 persons possessing auditor's certificates, including its director (or general director);

c/ The owner of an audit private enterprise must act as its director (or general director). The owner of an audit private enterprise must possess an auditor's certificate and have actually practiced audit for at least 3 years as from the date his/her auditor's certificate is granted. A private enterprise's owner must neither concurrently participate in the management and administration of nor sign labor contracts with other organizations or agencies.

2. Criteria and conditions for members of the directorate of an audit private enterprise:

a/ Having the professional ethics of accountancy and audit as required by the profession; being honest and upright, and having a good sense of observance of law;

b/ Where an audit private enterprise has registered for the provision of other services which require, under law, practice certificates (such as accounting service, asset valuation service, etc.), directorate members directly in charge of such services must possess appropriate practice certificates as prescribed by law.

V. TRANSFORMATION OF AUDIT COMPANIES

1. Audit enterprises owned by the State (state-owned enterprises, joint-stock companies transformed from state enterprises through equitization, one-member limited liability companies), when being transformed into audit enterprises defined in this Circular, shall work out transformation plans which must be approved by competent agencies on a case-by-case basis and the following principles:

a/ The inventory and determination of the value of enterprises shall comply with the provisions of law on transformation of state companies into joint-stock companies;

b/ The transformation must ensure the establishment and operation criteria and conditions specified in this Circular.

c/ The transfer of the state capital amounts at audit enterprises having such state capital amount may be conducted through public auctions according to the provisions of law on reorganization and transformation of state companies into joint-stock companies.

2. The transformation of audit joint-stock companies established before the effective date of Decree No. 105/2004/ND-CP into audit limited liability companies, audit partnerships or audit private enterprises must ensure the criteria and conditions specified in this Circular and comply with decisions of the shareholders' general assembly; or abide by the principle that the dissolution of old companies is effected concurrently with the establishment of new ones.

3. If audit limited liability companies or audit partnerships established before the effective date of this Circular are not considered having satisfied the specified criteria and conditions, they must restructure their organization, satisfy the criteria and conditions specified in this Circular, and make additional business registration according to current regulations.

4. The transformation of state-owned audit enterprises, audit limited liability companies or audit joint-stock companies into audit limited liability companies, audit partnerships or audit private enterprises, and the organizational restructuring of audit limited liability companies or audit partnerships in accordance with the provisions of Points 1, 2 and 3, Part V of this Circular must be completed before April 21, 2007, according to the provisions of Point 3, Article 20 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004, on independent audit.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial/municipal People's Committees, audit enterprises and concerned organizations and individuals shall have to implement this Circular.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for study and settlement.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 60/2006/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất