Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 139/2007/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 139/2007/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/09/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định139/2007/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 139/2007/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 139/2007/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức Đảng và của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
2. Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không đăng ký lại theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2006/NĐ-CP);
3. Hộ kinh doanh cá thể;
4. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.
Điều 3. Áp dụng Luật Doanh nghiệp, Điều ước quốc tế và pháp luật liên quan
1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh, thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong trường hợp này, nếu các cam kết song phương có nội dung khác với cam kết đa phương thì áp dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của luật đó.
a) Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Luật Dầu khí;
c) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Luật Xuất bản;
đ) Luật Báo chí;
e) Luật Giáo dục ;
g) Luật Chứng khoán;
h) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
i) Luật Luật sư;
k) Luật Công chứng;
l) Luật sửa đổi, bổ sung các luật quy định tại khoản này và các luật đặc thù khác được Quốc hội thông qua sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Ngành, nghề cấm kinh doanh
1 Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo;
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;
k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.
2. Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan.
Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành).
2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều này đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2008.
Điều 6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 7. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
1. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của số vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, trừ trường hợp vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất lớn hơn hoặc bằng nước vốn pháp định theo quy định.
4. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
Điều 8. Quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến của bất kỳ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành, nghề kinh doanh đó:
a) Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định.
Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.
Điều 9. Quyền thành lập doanh nghiệp
1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
3. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư);
b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2006/NĐ-CP). Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
Điều 10. Quyền góp vốn, mua cổ phần
1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp dưới đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật nói tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
d) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp; và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần mới phát hành, nhận chuyển nhượng cổ phần theo quy định về mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần và thực hiện đăng ký cổ đông, hoặc đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp nhận vốn góp cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 3 Điều 84 hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp, thì còn phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
Điều 11. Cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước để góp vốn, mua cổ phần và thành lập doanh nghiệp để thu lợi riêng
1. Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
2. Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định tại Điều này bao gồm:
a) Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;
c) Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
d) Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên.
3. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Điều 12. Hướng dẫn bổ sung về một số quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giữ, tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thì thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.
3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp thì thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp.
4. Thành viên chưa góp hoặc đã góp vốn nhưng chưa góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết thì phải trả lãi cao nhất của các ngân hàng thương mại cho đến khi nộp đủ số vốn đã cam kết góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.
Điều 13. Hướng dẫn bổ sung về Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị
1. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này, thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;
c) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ, thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người dại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó.
2. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có hơn 50% sở hữu nhà nước thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
3. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông; hoặc cổ đông sở hữu ít hơn 5% tổng số cổ phần, người không phải là cổ đông thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.
4. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty đó có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc (trừ Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần) của công ty khác.
5. Trường hợp cá nhân người nước ngoài được giao làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục thì phải:
a) Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để người đó thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.
Điều 14. Số người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ được quyền cử không quá ba người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có quyền uỷ quyền tối đa ba người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông.
2. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức do chủ sở hữu công ty quyết định.
Điều 15. Cổ đông sáng lập
1. Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
2. Công ty cổ phần mới thành lập phải có cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Trong trường hợp không có cổ đông sáng lập thì Điều lệ công ty cổ phần trong Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty đó.
3. Sau ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu số cổ phần được quyền chào bán quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành.
Điều 16. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hoặc đã đăng ký chuyển đổi theo quy định của pháp luật, có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính. Việc thành lập chi nhánh không nhất thiết phải kèm theo hoặc đồng thời với thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được thực hiện tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
2. Trường hợp đăng ký hoạt động chi nhánh đồng thời với đăng ký dự án đầu tư thì hồ sơ bao gồm hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trong trường hợp này, chi nhánh được thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh khi dự án đầu tư được đăng ký hoặc được thẩm tra chấp thuận đầu tư và hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh hợp lệ. Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp này gồm nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh và nội dung đăng ký dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Bầu dồn phiếu
1. Phương thức dồn phiếu bầu quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các công ty cổ phần, gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
2. Trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử.
3. Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
a) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;
b) Cổ đông nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;
c) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;
d) Cổ đông nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;
đ) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;
e) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;
g) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;
h) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.
Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử.
4. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 18. Hướng dẫn bổ sung về họp Hội đồng quản trị
1. Cuộc họp của Hội đồng quản trị theo giấy triệu tập lần thứ nhất được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.
2. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản 1 Điều này không đủ số thành viên dự họp theo quy định, thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
Điều 19. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty thách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Công ty được chuyển đổi bằng cách:
a) Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc
b) Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.
2. Trường hợp chuyển đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi như quy định tại Điều 22 của Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách thành viên gồm nội dung quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 23 của Luật Doanh nghiệp và phần vốn góp tương ứng của mỗi thành viên;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc cho, tặng một phần quyền sở hữu của công ty.
3. Trường hợp chuyển đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thì hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi như quy định tại Điều 22 của Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 23 của Luật Doanh nghiệp;
d) Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp hoặc vốn cam kết góp từ một hoặc một số người khác, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty được chuyển đổi.
5. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
6. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.
Điều 20. Chuyển đổi công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng cách:
a) Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
b) Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
c) Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.
2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp, hoặc thỏa thuận về việc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần hoặc phần vốn góp.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày một cổ đông hoặc một thành viên nhận chuyển nhượng quy định tại điểm a, hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm b, hoặc một người khác nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đổi với công ty được chuyển đổi.
4. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.
Điều 21. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có ít hơn ba thành viên, việc huy động thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.
2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
c) Điều lệ công ty cổ phần;
d) Danh sách cổ đông sáng lập (nếu có) hoặc cổ đông phổ thông với nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Doanh nghiệp;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thoả thuận góp vốn đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên ra quyết định chuyển đổi, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đối với công ty được chuyển đổi.
4. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.
Điều 22. Nội dung chủ yếu của giấy đề nghị chuyển đổi
Giấy đề nghị chuyển đổi quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Nghị định này ít nhất phải có các nội dung sau:
1. Tên công ty được chuyển đổi;
2. Tên công ty chuyển đổi (nếu công ty dự định thay đổi tên khi chuyển đổi);
3. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có);
4. Ngành, nghề kinh doanh;
5. Vốn điều lệ hiện hành và vốn điều lệ sau khi huy động thêm vốn góp, hoặc cổ phần;
6. Hình thức chuyển đổi ;
7. Họ và tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân, hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty;
8. Các nội dung khác theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 21 của Luật Doanh nghiệp.
Điều 23. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với trường hợp chuyển đổi
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các công ty chuyển đổi theo quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Nghị định này có nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công ty được chuyển đổi, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; vốn điều lệ;
2. Tên công ty chuyển đổi; số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
3. Địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; số điện thoại, số fax và địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có) của công ty chuyển đổi;
4. Vốn điều lệ của công ty chuyển đổi đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; số cổ phần và giá trị cổ phần đã bán; số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần;
5. Ngành, nghề kinh doanh;
6. Họ và tên, địa chỉ thường trú hoặc đăng ký tạm trú (đối với người nước ngoài), quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của công ty;
7. Các nội dung khác theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Doanh nghiệp.
Điều 24. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân), hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Điều lệ công ty;
b) Giấy đề nghị chuyển đổi và đăng ký kinh doanh;
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý và các tài liệu tương ứng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;
đ) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 23 của Luật Doanh nghiệp dối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan, đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn những yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung.
4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên doanh nghiệp tư nhân đã chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.
Điều 25. Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không đăng ký hoặc chưa đăng ký lại theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ
1. Chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong giấy phép đầu tư; không được mở rộng phạm vi kinh doanh sang ngành, nghề khác.
2. Được quyền thực hiện các dự án đầu tư mới và mở chi nhánh hoạt động ở nơi khác ngoài trụ sở chính, trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh đã được ghi trong giấy phép đầu tư.
3. Việc tổ chức quản lý nội bộ và hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ; trường hợp Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật khác liên quan trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đã ghi trong Giấy phép đầu tư.
Điều 26. Hướng dẫn bổ sung về tập đoàn kinh tế
1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
2. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
3. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
4. Cụm từ "tập đoàn" có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
Bộ Công thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
Điều 27. Giám sát của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trình tự, thủ tục tiến hành họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền giám sát trình tự, thủ tục triệu tập, tiến hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông do họ triệu tập theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Luật Doanh nghiệp.
2. Đề nghị phải bằng văn bản và ít nhất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Danh sách cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, gồm họ và tên (đối với cá nhân), tên và địa chỉ trụ sở chính (đối với pháp nhân), số cổ phần phổ thông và tỷ lệ sở hữu, ngày và số đăng ký cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông;
d) Lý do triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, thời gian và địa điểm họp;
đ) Chữ ký của tất cả cổ đông, nhóm cổ đông triệu tập họp.
3. Đề nghị quy định tại khoản 2 Điều này phải kèm theo:
a) Giấy yêu cầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ dông theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 97 của Luật Doanh nghiệp;
b) Giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông;
c) Chương trình họp và các tài liệu phục vụ họp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cử đại diện giám sát họp Đại hội đồng cổ đông nếu nhận hồ sơ đủ về số lượng và nội dung tại khoản 2 và 3 Điều này ít nhất 3 ngày trước khi họp, và cổ đông, nhóm cổ đông triệu tập họp có đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty và có đủ tỷ lệ sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp.
5. Đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát trình tự, thủ tục tiến hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề thuộc chương trình họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo yêu cầu của chủ tọa, đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền có thể trình bày hướng dẫn thể thức và thủ tục tiến hành Đại hội và biểu quyết, nếu xét thấy cần thiết.
6. Một ngày sau khi bế mạc họp Đại hội đồng cổ đông, đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả giám sát cuộc họp. Báo cáo phải có nhận định về tính hợp pháp của trình tự, thủ tục tiến hành họp.
Điều 28. Giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 157 của Luật Doanh nghiệp, bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư hoặc bị Toà án tuyên bố giải thể.
2. Trình tự, thủ tục giải thể, thanh lý tài sản doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 đến khoản 4 Điều 158 của Luật Doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý đầu tư có thẩm quyền. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại khoản 5 Điều 158 của Luật Doanh nghiệp bao gồm:
a) Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Toà án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
e) Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng;
g) Báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
5. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
6. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này thông báo với cơ quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh hoặc sổ đăng ký đầu tư, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an có liên quan không có yêu cầu khác.
7. Việc giải thể các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của các luật quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyên ngành đó.
Điều 29. Giải thể chi nhánh
1. Chi nhánh của doanh nghiệp được giải thể theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về giải thể chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
đ) Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp;
e) Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng;
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể chi nhánh.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký kinh đoanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền thông báo với cơ quan thuế và cơ quan công an về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 139/2007/ND-CP | Hanoi, September 05, 2007 |
DECREE
PROVIDING DETAILED GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Law on Enterprises No. 60-2005-QH11 dated 29 November 2005;
Having considered the proposal of the Minister of Planning and Investment;
DECREES:
Article 1 Governing scope
This Decree provides detailed guidelines on implementation of a number of articles of the Law on Enterprises relating to the establishment, managerial organization and operation, restructuring and dissolution of enterprises.
Article 2 Applicable entities
This Decree shall apply to:
1. Limited liability companies, shareholding companies, partnerships and private enterprises including limited liability companies [and] shareholding companies after conversion from 100% State owned enterprises, enterprises of Party organizations and of socio-political organizations, and to joint venture enterprises and enterprises with 100% foreign owned capital (hereinafter all referred to as enterprises).
2. Joint venture enterprises and enterprises with 100% foreign owned capital which have not re-registered pursuant to Decree 101-2006-ND-CP of the Government dated 21 September 2006 on re-registration, conversion and re-registration for replacement with investment certificates by enterprises with foreign owned capital pursuant to the Law on Enterprises and the Law on Investment (hereinafter abbreviated to Decree 101).
3. Individual family households.
4. Other organizations and individuals involved in the establishment, managerial organization and operation, restructuring and dissolution of enterprises.
Article 3 Applicability of the Law on Enterprises, international treaties and [other] relevant laws
1. The Law on Enterprises shall apply to the establishment, managerial organization and operation of enterprises, except for the cases stipulated in clauses 2 and 3 of this article.
2. In a case where an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains other provisions on application files, order and procedures, and conditions for establishment, business registration, ownership structure and the right to autonomy in business, then the provisions of such international treaty shall apply.
In this case, if bilateral commitments contain different items from multilateral commitments, then the undertakings which contain the more favourable benefits to enterprises and investors shall apply.
3. If there are differences between the provisions in the Law on Enterprises and the following laws on application files, order and procedures and conditions for establishment and business registration; on the structure of managerial organization, on the authority of internal management bodies within an enterprise, on the right to autonomy in business, and on restructuring and dissolution of enterprises, then the provisions of these following laws shall apply:
(a) Law on Credit Institutions;
(b) Law on Petroleum;
(c) Law on Civil Aviation of Vietnam;
(d) Law on Publishing;
(dd) Law on Press;
(e) Law on Education;
(g) Law on Securities;
(h) Law on Insurance Business;
(i) Law on Lawyers;
(k) Law on Notarization;
(l) Any law amending one of the laws stipulated in this clause and any other special law1 which the National Assembly passes after this Decree takes effect.
Article 4 Prohibited lines of business
1. The list of prohibited lines of business shall comprise:
(a) Business in weapons, military equipment and technical facilities, ammunition and specialized facilities for the army and police; military paraphernalia (including badges, medals and insignia of the army and police); military supplies for the armed forces; and spare parts, accessories, and materials and technology used to manufacture the former items;
(b) Business in all types of drugs of addiction;
(c) Business in List I chemicals (stipulated in international treaties);
(d) Business in products of reactionary culture and pornographic products; products serving superstitious purposes or products which are harmful to aesthetic education and personal development;
(dd) Business in all types of firecrackers;
(e) Business in all types of games and toys which are dangerous or harmful to the personal development and health of children or to the security, order and safety of society;
(g) Business in all types of rare wild animals and plants, including both living animals and processed matter taken from animals, on the lists in international treaties of which Vietnam is a member, and all types of rare wild animals and plants on the lists prohibiting the use and exploitation of such animals and plants;
(h) Brothel businesses, organizing prostitution, trafficking in women and children;
(i) Business services being organized gambling or keeping a gambling house in any form;
(k) Business services being investigation [private detective] services into infringement of State rights or the rights and legitimate interests of organizations and citizens;
(l) Business services being marriage broking involving a foreign element;
(m) Business services for foster parents or adoption involving a foreign element;
(n) Business in all types of imported scrap causing environmental pollution;
(o) Business in all types of products, goods and equipment which are prohibited from circulation or use, or not yet permitted to be circulated or used in Vietnam;
(p) Other lines of business which are prohibited by specialized branch laws, ordinances and decrees.
2. Business in the lines stipulated in clause 1 above in a number of specific cases shall be applicable pursuant to the relevant specialized branch law, ordinance or decree.
Article 5 Lines of business which are subject to conditions, and business conditions
1. The provisions of specialized branch laws, ordinances and decrees or relevant decisions of the Prime Minister of the Government (hereinafter all referred to as specialized branch laws) shall apply to lines of business which are subject to conditions and to the business conditions which are applicable.
2. Business conditions shall be expressed in the following forms:
(a) Business licences;
(b) Certificates of satisfaction of business conditions;
(c) Practising certificates;
(d) Certificates of professional indemnity insurance;
(dd) Certification of legal capital;
(e) Other approvals from competent State authorities;
(g) Other requirements which an enterprise must implement or satisfy before it shall have the right to conduct business in such line of business without the need for any certification or approval in any form from a competent State authority.
3. All provisions regarding the types of lines of business subject to conditions and such business conditions in other legal instruments other than those mentioned in clause 1 of this article shall no longer be effective as from 1 September 2008.
Article 6 Lines of business which require a practising certificate
1. A practising certificate as referred to in article 7.2 of the Law on Enterprises means a document which is issued by a competent State authority of Vietnam or by an occupational-professional association to which the State delegates authority to issue practising certificates to individuals with the professional qualifications and experience required for a certain industry or profession.
A practising certificate issued overseas shall not be effective in Vietnam, unless a specialized branch law or an international treaty of which Vietnam is a member contains a different provision.
2. Whether any one line of business requires a practising certificate and the conditions for issuing such practising certificate shall be decided by application of the relevant specialized branch law.
3. In the case of an enterprise conducting business in a line for which the law requires a practising certificate, then business registration or registration of such additional line of business shall be conducted in accordance with the following provisions:
(a) The director of the enterprise or the head of the business establishment must have a practising certificate if the enterprise conducts business in a line for which the law requires that the director or head of the business establishment have such practising certificate;
(b) The director of the enterprise and at least one other specialized senior staff member as stipulated by the relevant specialized branch law must have practising certificates if the enterprise conducts business in a line for which the law requires the director and another person to have practising certificates;
(c) At least one specialized senior staff member as stipulated by the relevant specialized branch law must have a practising certificate if the enterprise conducts business in a line for which the law does not require the director or the head of the business establishment to have a practising certificate.
Article 7 Lines of business which require legal capital
1. The provisions of specialized branch laws shall apply to lines of business requiring legal capital, to the specific levels of such legal capital, to the State body with authority regarding legal capital, to the body or organization authorized to certify legal capital, and to the application file, conditions and method of certifying legal capital.
2. The chairman of the members’ council or the chairman of the company and the director (general director) in the case of a limited liability company; the chairman of the board of management and the director (general director) in the case of a shareholding company; all partners in the case of a partnership; and the owner in the case of a private enterprise shall be liable for the truthfulness and accuracy of the amount certified as legal capital when establishing the enterprise. The enterprise shall be responsible to ensure that the actual level of charter capital is no lower than the certified legal capital during the entire process of the business operation of the enterprise.
3. When an enterprise conducts business registration for a line of business requiring legal capital or conducts registration of an additional line of business requiring legal capital, then there must also be certification from the authorized body or organization about the legal capital, unless the amount of equity recorded in the list of overall assets of the enterprise on the most recent occasion is more than or equal to the stipulated level of legal capital.
4. The person who directly certifies legal capital shall be jointly liable for the accuracy and truthfulness of the amount of such capital as at the time of making the certification.
Article 8 Right to business registration and right to carry out business activities
1. Enterprises shall the right to take the initiative in conducting business registration and in conducting business activities without applying for permission or approval, and without seeking the opinion of any State body, if such line of business:
(a) Is not on the list of prohibited lines of business;
(b) Is not on the list of lines of business which are subject to conditions pursuant to a provision of a specialized branch law.
2. In the case of a line of business which is subject to conditions, an enterprise shall have the right to conduct business in such line as from the time it satisfies all the stipulated conditions.
If an enterprise conducts business when it fails to satisfy all the stipulated conditions, then the following persons shall be jointly liable for such business: the chairman of the members’ council or the chairman of the company and the director (general director) in the case of a limited liability company; the chairman of the board of management and the director (general director) in the case of a shareholding company; all partners in the case of a partnership; and the owner in the case of a private enterprise.
Article 9 Right to establish enterprises
1. All organizations being legal entities including enterprises with foreign owned capital in Vietnam irrespective of the place of registration of their head office and all individuals irrespective of their place of residence and nationality, so long as they are not in the categories stipulated in article 13.2 of the Law on Enterprises, shall have the right to establish and to participate in the establishment of an enterprise in Vietnam in accordance with the provisions of the Law on Enterprises.
2. Any one individual shall only have the right to register the establishment of one private enterprise or one individual family household business, or to be a partner of one partnership unless the other partners have some other agreement. An individual owner of a private enterprise or an individual household business shall have the right to establish [and] to participate in the establishment of a one member limited liability company, a limited liability company with two or more members, [and/or] a shareholding company.
3. Any foreign organization or individual investing for the first time in the establishment of an enterprise in Vietnam must comply with the following provisions:
(a) If more than 49% of the charter capital of the enterprise proposed to be established will be owned by a foreign investor, then there must be an investment project and registration of the investment shall be conducted together with establishment of an economic institution in accordance with the law on investment. In this case the enterprise shall be issued with an investment certificate which shall concurrently be the business registration certificate (hereinafter referred to as the investment certificate).
(b) If the foreign investor will not own more than 49% of the charter capital in the enterprise proposed to be established, then establishment of the enterprise shall be implemented in accordance with the provisions of the Law on Enterprises and Decree 88-2006-ND-CP of the Government dated 29 August 2006 on business registration (hereinafter referred to as
Decree 88). In this case the same regulations which apply to domestic investment projects shall apply to registration of the investment.
Article 10 Right to contribute capital and to purchase shareholding
1. All organizations being legal entities including enterprises with foreign owned capital irrespective of the place of registration of their head office, and all individuals irrespective of their place of residence and nationality, so long as they do not belong to the entities in the categories stipulated in article 13.4 of the Law on Enterprises, shall have the right to contribute capital and to purchase shareholding at an unrestricted amount in an enterprise pursuant to the corresponding provision of the Law on Enterprises, except for the following cases:
(a) The ownership ratio of foreign investors in listed companies shall be implemented in accordance with the Law on Securities;
(b) The ownership ratio of foreign investors in special cases shall be implemented in accordance with the laws specified in article 3.3 of this Decree and other relevant specialized branch laws;
(c) The ownership ratio of foreigners in 100% State owned enterprises undergoing equitization or otherwise converting their form shall be implemented in accordance with the law on equitization and conversion of 100% State owned enterprises;
(d) The ownership ratio of foreigners in business services enterprises shall be implemented in accordance with the list of specific commitments on commercial services (in the appendix to the Decree on Vietnam's WTO accession).
2. Any foreign investor contributing capital to a limited liability company or receiving an assignment of the capital contribution portion of a member or owner of the company shall implement the regulations on capital contribution or assignment of capital contribution portion; and shall register change of membership in accordance with the corresponding provisions of the Law on Enterprises and Decree 88.
Registration of change of membership of a company which has been issued with an investment certificate shall be conducted at the competent State body for administration of investment.
Registration of change of membership in other cases shall be conducted at the competent business registration office.
3. A foreign investor purchasing newly issued shares or receiving an assignment of shares shall do so in accordance with the regulations on purchase of shareholding and assignment of shareholding, and shall register as a shareholder or shall register a change of share ownership in the register of shareholders in accordance with the corresponding provision of the Law on Enterprises.
In a case of receipt of the shareholding contribution of a founding shareholder as stipulated in article 84.3 of the Law on Enterprises or an assignment of shares of a founding shareholder as stipulated in article 84.5 of the Law on Enterprises, then there must also be registration of change of a founding shareholder in accordance with Decree 88 at the competent business registration office or State body for administration of investment.
Article 11 Prohibition on State bodies and units of the people’s armed forces using State capital and assets to contribute capital, purchase shareholding and establish enterprises in order to earn private profit
1. It shall be strictly prohibited for any State body or unit of the people’s armed forces to use State assets or public funds to establish an enterprise, or to contribute capital or to purchase shareholding in an enterprise in order to earn private profit for such body or unit.
2. State assets and public funds as stipulated in this article shall comprise:
(a) Assets procured with State budget funds or with capital sourced from the State budget;
(b) Funding issued by the State budget;
(c) Land allocated for use in order to exercise functions and discharge duties stipulated by law;
(d) Other assets and revenue created from the use of the above-mentioned assets and funding.
3. Private profit for a body or unit means using revenue in any form which was earned from business activities, from a capital contribution or from the purchase of shareholding, for at least one of the following purposes:
(a) Distribution in any form to one or a number of senior officials or staff of such body or unit;
(b) Supplementing the operational budget of such body or unit contrary to the law on the State budget;
(c) Establishing or supplementing a fund which services the private interests of such body or unit.
Article 12 Supplementary guidelines on a number of rights and obligations of members of a limited liability company
1. In a case where an individual member of a limited liability company is subject to temporary detention or imprisonment, sentenced by a court to a term of imprisonment or has his or her right to practise withdrawn by a court for a crime of smuggling, making counterfeit goods, illegally conducting business, evading tax, cheating customers or any other crime as stipulated by law, then such member shall have the right to appoint another person to participate in the members' council managing the company.
2. In the case of a limited liability company with two members, if one of the members is an individual who is the legal representative of the company and is subject to temporary detention or imprisonment, hides from his or her place of residence, loses capacity for civil acts or has his or her capacity for civil acts restricted, or has his or her right to practise withdrawn by a court for a crime of smuggling, making counterfeit goods, illegally conducting business, evading tax, cheating customers or any other crime as stipulated by law, then the other member shall automatically become legal representative of the company until there is a new decision made by the members' council.
3. In a case where a company fails to redeem a capital contribution portion, fails to pay for such redeemed portion or fails to agree on a price for the redemption as stipulated in article 43 of the Law on Enterprises, then the member which demanded that the company redeem [its capital contribution portion] shall have the right to assign such portion to another person. In this case, it shall not be mandatory for the assignment to be implemented in accordance with article 44 of the Law on Enterprises.
4. Any capital contributing member who fails to fully pay up and on time the amount of capital as undertaken must pay interest on the outstanding capital amount to the company at the highest loan interest rate of commercial banks until such time as the member fully pays up the capital amount undertaken, unless the company charter stipulates otherwise or the members have some other agreement.
Article 13 Supplementary guidelines on director (general director) and members of the board of management
1. The director (general director) of a shareholding company or limited liability company with two or more members must satisfy the following criteria and conditions:
(a) Have full capacity for civil acts and not be prohibited from establishing and managing an enterprise as stipulated in article 13.2 of the Law on Enterprises;
(b) A shareholder being an individual must own at least five (5) per cent of the ordinary shares (in the case of a shareholding company), or a member being an individual must own at least ten (10) per cent of the charter capital (in the case of a limited liability company), or in the case of any other person must have expert qualifications or actual experience in business management or in the principal line of business of the company.
If the company charter stipulates different criteria and conditions from the above, then the provisions of the company charter shall apply.
(c) In the case of a subsidiary company of a company which contributes capital or has shareholding owned by the State of more than 50% of the charter capital, then in addition to the criteria and conditions stipulated in sub-clauses (a) and (b) above, the director (general director) of such subsidiary company may not be the spouse, parent or foster parent, child, adopted child or sibling of a manager of the parent company or of the authorized representative of the State owned capital portion in the parent company.
2. The director (general director) of a one member limited liability company where such member is an organization must satisfy the following criteria and conditions:
(a) Have full capacity for civil acts and not be prohibited from establishing and managing an enterprise as stipulated in article 13.2 of the Law on Enterprises;
(b) Have expert qualifications in or actual experience in business management or in the principal line of business of the company, unless the company charter stipulates otherwise;
(c) If the owner of the company is a State body or enterprise with more than 50% State ownership, then in addition to the criteria and conditions stipulated in sub-clauses (a) and (b) above, the director (general director) may not be the spouse, parent or foster parent, child, adopted child or sibling of the head or deputy head of the State body or of the authorized representative of the State owned capital portion in such company.
3. The members of the board of management of a shareholding company must satisfy the following criteria and conditions:
(a) Have full capacity for civil acts and not be prohibited from establishing and managing an enterprise as stipulated in article 13.2 of the Law on Enterprises;
(b) A shareholder being an individual must own at least five (5) per cent of the total ordinary shares; or a shareholder must own at least five (5) per cent of the total shares [i.e. ordinary shares plus other classes of shares], or in the case of a person not a shareholder then he or she must have expert qualifications or actual experience in business management or in the principal line of business of the company.
If the company charter stipulates different criteria and conditions from those in this clause, then the provisions of the company charter shall apply.
4. Unless otherwise stipulated by the company charter, the chairman of the members’ council, the chairman of the company, the chairman of the board of management and the director/general director of such company may concurrently be the chairman of the members’ council, the company chairman, the chairman of the board of management or the director/general director (except the director/general director of a shareholding company) of another company.
5. Where a foreign individual is assigned to be legal representative of an enterprise, he or she must reside in Vietnam for the entire term of office and must register temporary residence in accordance with law. Where he or she exits Vietnam for over thirty (30) consecutive days, he or she must:
(a) Authorize another person in writing in accordance with the company charter to perform the rights and obligations of the legal representative of the company;
(b) Send, at least two days' prior to exiting Vietnam, a copy of such power of attorney to the Department of Planning and Investment or to the management committee of the industrial zone or economic zone where the enterprise has registered its head office.
Article 14 Number of authorized representatives who may participate in the members’ council or attend the general meeting of shareholders
1. Unless otherwise stipulated by the company charter:
(a) An organization being a member of a limited liability company owning at least thirty-five (35) per cent of the charter capital shall have the right to appoint up to three authorized representatives to participate in the members' council.
(b) An organization being a shareholder of a shareholding company owning at least ten (10) percent of the total number of ordinary shares shall have the right to authorize up to three people to attend the general meeting of shareholders.
2. The company owner shall have the power to decide the number of members of the members' council of a one member limited liability company when such one member is an organization.
Article 15 Founding shareholders
1. Founding shareholder means a person contributing shareholding capital [and] who is involved in formulating, approving and signing the first charter of the shareholding company.
2. A newly established shareholding company must have a founding shareholder/s; a shareholding company which was converted from a 100% State owned enterprise or limited liability company which was divided or demerged from, or consolidated or merged into another shareholding company need not necessarily have a founding shareholder/s.
If there is no founding shareholder/s then the charter of the shareholding company in the application file for business registration must be signed by the legal representative of such company.
3. If after three years from the date of issuance of the business registration certificate the number of shares carrying the right to offer for sale as stipulated in article 84.4 of the Law on Enterprises is not fully sold, then the company must register an amendment being a reduction of the amount of capital the company is entitled to issue carrying the right to issue so that it is equal to the number of shares actually issued.
Article 16 Establishment of branches and representative offices of an enterprise with foreign owned capital
1. An enterprise with foreign owned capital established pursuant to the Law on Investment and the Law on Enterprises or which has registered conversion in accordance with law, shall have the right to establish a branch/es [and/or] representative office/s outside its head office. The establishment of a branch need not necessarily be associated with or be conducted simultaneously with conducting investment procedures in accordance with the law on investment. The application file, order and procedures for registering the operation of a branch or representative office shall be implemented in accordance with the corresponding provisions in Decree 88, and the registration of the operation of the branch or representative office shall be conducted at the competent state body administering investment.
2. If registration of the operation of a branch is conducted simultaneously with registration of the investment project, then the application file shall include both the application file for registration of the operation of a branch stipulated in Decree 88 and an application file for registration of the investment in accordance with the law on investment.
In this case, the branch shall be established and issued with an investment certificate which will concurrently be the certificate of registration of the operation of the branch when the investment project is registered or evaluated for approval and the application file for registration of the operation of the branch is valid. In this case the contents of the investment certificate shall comprise items on registration of the operation of the branch and items on registration of the investment project in accordance with law.
Article 17 Method of cumulative voting
1. The method of cumulative voting stipulated in article 104.3(c) of the Law on Enterprises shall apply to all shareholding companies including listed companies, unless the law on securities otherwise provides.
2. Before and during the general meeting of shareholders, shareholders shall have the joint right to form a group in order to nominate a candidate/s and to cast cumulative votes for their candidate/s.
3. The number of candidates which each group shall have the right to nominate shall depend on the number of candidates decided by the general meeting and the share ownership ratio of each group.
Unless the company charter stipulates otherwise and unless the general meeting of shareholders decides otherwise, the number of candidates which a group shall have the right to nominate shall be regulated as follows:
(a) A shareholder or a group of shareholders holding from ten (10) to below twenty (20) per cent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of one candidate;
(b) A shareholder or a group of shareholders holding from twenty (20) to below thirty (30) percent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of two candidates;
(c) A shareholder or a group of shareholders holding from thirty (30) to below forty (40) per cent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of three candidates;
(d) A shareholder or a group of shareholders holding from forty (40) to below fifty (50) per cent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of four candidates;
(dd) A shareholder or a group of shareholders holding from fifty (50) to below sixty (60) per cent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of five candidates;
(e) A shareholder or a group of shareholders holding from sixty (60) to below seventy (70) percent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of six candidates;
(g) A shareholder or a group of shareholders holding from seventy (70) to below eighty (80) percent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of seven candidates;
(h) A shareholder or a group of shareholders holding from eighty (80) to below ninety (90) percent of the total voting shares shall have the right to nominate a maximum of eight candidates.
Where the number of candidates nominated by a shareholder or group of shareholders is lower than the number of candidates they are entitled to nominate, then the remaining candidates shall be nominated by the board of management or by the inspection committee or by other shareholders.
4. Persons elected to be members of the board of management or of the inspection committee shall be verified on the basis of a count from the highest number down to the lowest number of votes, starting with the candidate with the highest number of votes and then moving to the candidate with the next highest number until all the number of members as required by the company charter have been elected.
Article 18 Supplementary guidelines on meetings of the board of management
1. The meeting of the board of management convened by the first notice convening a meeting shall be conducted when three-quarters or more of the total number of members are present.
2. Where the stipulated number of members are not present at the meeting convened as stipulated in clause 1 of this article, the meeting shall be convened for a second time within fifteen (15) days of the date of the intended first meeting. In this case, a meeting shall be conducted when there are more than one-half of the total number of members of the board of management present.
Article 19 Conversion of a one member limited liability company into a limited liability company with two or more members
1. A one member limited liability company shall be permitted to convert into a limited liability company with two or more members when the owner of the company has contribute the full amount of capital as undertaken. The company may convert by the following forms:
(a) The owner of the company assigns or donates a part of its ownership portion in the company to one or more other people; or
(b) The company raises additional capital contributions from one or more other people.
2. In a case of conversion as stipulated in clause 1(a) of this article, the application file for conversion shall comprise:
(a) Request for conversion;
(b) Charter of the converted company with the contents stipulated in article 22 of the Law on Enterprises;
(c) List of members containing the items stipulated in clauses 1 and 3 of article 23 of the Law on Enterprises and the equivalent capital contribution portion of each member;
(d) Contract on assignment, or document certifying the donation of a part of the ownership of the company.
3. In a case of conversion as stipulated in clause 1(b) of this article, the application file for conversion shall comprise:
(a) Request for conversion;
(b) Charter of the converted company with the contents stipulated in article 22 of the Law on Enterprises;
(c) List of members as stipulated in article 23 of the Law on Enterprises;
(d) Decision of the owner of the company on raising additional capital contributions.
4. Within a time-limit of fifteen (15) business days from the date the owner of the company assigns or donates a part of its ownership portion in the company to one or more other people, or from the date the company raises additional capital contributions, or from the date one or more other people undertake to make capital contribution portions, the company shall lodge or send the application file for conversion to the business registration office or to the competent State body administering investment which issued the investment certificate.
Within a time-limit of five business days from the date of receipt of an application file for conversion, the business registration office or the State body administering investment shall re-issue the equivalent business registration certificate or investment certificate; and at the same time it shall recover the previous business registration certificate or investment certificate of the company prior to its conversion.
5. Any converted company shall inherit all the rights and legal interests and shall be responsible for all debts including tax debts and labour contracts and other obligations of the company prior to conversion.
6. Within a time-limit of seven (7) business days from the date of issuance of the business registration certificate or investment certificate referred to in clause 4 above, the business registration office or the State body administering investment shall notify the relevant State bodies stipulated in article 27.1 of the Law on Enterprises, and at the same time shall delete the name of the company prior to conversion from the business register.
Article 20 Conversion of a shareholding company or a limited liability company with two or more members into a one member limited liability company
1. A shareholding company or a limited liability company with two or more members may convert into a one member limited liability company by the following methods:
(a) One shareholder or one member receives an assignment of the entire shares or entire capital contribution portions of all the other shareholders or members;
(b) One shareholder or member being a legal entity receives an investment capital contribution made by the entire shares or entire capital contribution portions of all of the other shareholders or members; or
(c) A person other than a member or a shareholder receives an assignment or receives an investment capital contribution by the entire shares or entire capital contribution portions of all of the shareholders or members of the company.
2. An application filed for conversion shall comprise:
(a) Request for conversion;
(b) Charter of the converted company;
(c) Contract of assignment of the shares or capital contribution portions, or agreement on receipt of investment capital contribution by shares or by capital contribution portions.
3. Within a time-limit of fifteen (15) business days from the date on which a shareholder or member receives an assignment as stipulated in clause 1(a), or receives an investment capital contribution as stipulated in clause 1(b), or on which another person receives an assignment or an investment capital contribution as stipulated in clause 1(c) of this article, the company shall send or lodge its application file for conversion with the business registration office at the place where the enterprise has such registration or with the State administrative body for investment which issued the investment certificate.
Within a time-limit of five business days from the date of receipt of the application file, the business registration office or the State administrative body for investment shall re-issue the business registration certificate or investment certificate; and at the same time shall also recover the business registration certificate or investment certificate which was issued to the company prior to conversion.
4. A converted company shall inherit all the rights and legal interests and shall be responsible for all debts including tax debts and labour contracts and other obligations of the company prior to conversion.
5. Within a time-limit of seven (7) business days from the date of issuance of the business registration certificate or investment certificate referred to in clause 3 above, the business registration office or the State body administering investment shall notify the relevant State bodies stipulated in article 27.1 of the Law on Enterprises, and at the same time shall delete the name of the company prior to conversion from the business register.
Article 21 Conversion of a limited liability company into a shareholding company
1. A limited liability company may convert into a shareholding company. If the limited liability company has less than three members, then attracting new members may take place at the same time as conversion of the company. A new member may be a person receiving an assignment of a capital contribution portion of a current member, or may be a person contributing additional capital to the company.
2. An application filed for conversion shall comprise:
(a) Request for conversion;
(b) Decision of the owner of the company or of the members' council approving conversion of the company;
(c) Charter of the shareholding company;
(d) List of founding shareholders (if any) or list of ordinary shareholders with the items required by article 19.3 of the Law on Enterprises;
(e) Contract/s on assignment of capital contribution portions, or agreement on investment capital contribution.
3. Within a time-limit of fifteen (15) business days from the date of the decision of the owner of the company or of the members' council approving conversion, the company shall lodge or send the application file for conversion to the competent business registration office or State body administering investment which issued the investment certificate.
Within a time-limit of five business days from the date of receipt of an application file for conversion, the business registration office or the State body administering investment shall re-issue the equivalent business registration certificate or investment certificate; and at the same time it shall recover the previous business registration certificate or investment certificate of the company prior to its conversion.
4. A converted company shall inherit all the rights and legal interests and shall be responsible for all debts including tax debts and labour contracts and other obligations of the company prior to conversion.
5. Within a time-limit of seven (7) business days from the date of issuance of the business registration certificate or investment certificate referred to in clause 3 above, the business registration office or the State body administering investment shall notify the relevant State bodies stipulated in article 27.1 of the Law on Enterprises, and at the same time shall delete the name of the company prior to conversion from the business register.
Article 22 Basic contents of a request for conversion
The request for conversion stipulated in articles 19, 20 and 21 of this Decree must contain at least the following particulars:
1. Name of the company to be converted;
2. Name of the converted company (if it is proposed that the company will change its name on being converted);
3. Head office address, telephone and fax numbers, and e-mail address (if any);
4. Line/s of business;
5. Current charter capital and proposed charter capital after raising additional capital contributions or shareholding;
6. Form of conversion;
7. Full name, permanent residential address, number of people's identity card or passport of the legal representative of the company;
8. Other items as stipulated in clauses 5 and 6 of article 21 of the Law on Enterprises.
Article 23 Contents of a business registration certificate or of the business registration items in an investment certificate applicable to a case of conversion
The business registration certificate in the case of a company converted pursuant to articles 19, 20 and 21 of this Decree shall contain the following basic particulars:
1. Name of the company prior to conversion, number and date of issuance of its business registration certificate or investment certificate, and charter capital.
2. Name of the converted company, number and date of its business registration certificate or investment certificate.
3. Head office address, address of any branch or representative office; telephone and fax numbers and e-mail trading address (if any) of the converted company.
4. Charter capital of the converted company in the case of a limited liability company; number of shares and value of shares already sold; and number of shares carrying the right to offer for sale in the case of a shareholding company.
5. Line/s of business.
6. Full name and permanent residential address or registered temporary address (in the case of a foreigner), nationality and number of people's identity card or passport (in the case of a foreigner) or other legal personal identification of the legal representative of the company.
7. Other items as stipulated in clause 3 of article 25 of the Law on Enterprises.
Article 24 Conversion of a private enterprise into a limited liability company
1. A private enterprise may convert into a limited liability company pursuant to the decision of the owner of the private enterprise if it satisfies all the following conditions:
(a) It satisfies the conditions stipulated in article 24 of the Law on Enterprises;
(b) The owner of the private enterprise must be the owner of the company (in the case of conversion to a limited liability company with one member who is an individual), or must become a member (in the case of conversion to a limited liability company with two or more members);
(c) The owner of the company must provide a written undertaking to be personally liable to the extent of all assets owned by him or her to pay all unpaid debts of the private enterprise, and must undertake to pay all debts when they mature;
(d) The owner of the private enterprise must have written agreements with parties to unliquidated contracts that the converted limited liability company will accept and perform such contracts;
(dd) The owner of the private enterprise must have written undertakings or written agreements with other capital contributing members to take over and employ the current employees of the private enterprise..
2. An application file for conversion shall comprise:
(a) Company charter;
(b) Request for conversion and for business registration;
(c) List of creditors and amount of unpaid debts (including tax debts) and the period for payment; list of current employees; list of contracts not yet liquidated and the corresponding data as stipulated in sub-clauses (c), (d) and (dd) of clause 1 of this article;
(d) Business registration certificate of the private enterprise;
(dd) List of members stipulated in article 23 of the Law on Enterprises in the case of conversion into a limited liability company with two or more members.
4. Within a time-limit of ten (10) business days from the date of receipt of a file, the business registration office shall consider and issue a business registration certificate to the new limited liability company if all the conditions stipulated in clause 1 of this article are satisfied. In a case of refusal, the business registration office must provide a written response specifying its reasons, and including guidelines for amendments or additions to the application file.
5. Within a time-limit of seven (7) business days from the date of issuance of the business registration certificate referred to in clause 4 above, the business registration office or the State body administering investment shall notify the relevant State bodies stipulated in article 27.1 of the Law on Enterprises, and at the same time shall delete the name of the private enterprise prior to conversion from the business register.
Article 25 Joint venture enterprises or enterprises with 100% foreign owned capital which do not register or which have not yet re-registered pursuant to Decree 101:
1. They shall only have the right to conduct business in the line/s and for the duration stipulated in their investment licences; and shall not be permitted to expand the scope of business to other lines.
2. They shall have the right to implement new investment projects and open branches to operate in places other than their head office, but [only] within the scope of the line/s of business stipulated in their investment licences.
3. Internal managerial organization and the operation of the enterprise shall be implemented in accordance with the provisions in the charter; in a case where the charter does not contain provisions, the corresponding provisions of the Law on Enterprises and its implementing guidelines shall apply.
4. They shall have corresponding rights and obligations as stipulated in the Law on Enterprises, the Law on Investment and other relevant laws during the conduct of their business operation within the scope of the line/s of business stipulated in their investment licences.
Article 26 Supplementary guidelines on economic groups
1. An economic group means a group of companies which have independent legal entity status, formed on the basis of a conglomeration or association by means of investment, capital contribution, merger, acquisition, restructuring or other forms of association; such companies associating with each other on a long-term basis for their economic, technological and market interests and other economic services to form a business group with two or more levels of enterprise in the form of a parent - subsidiary company.
2. An economic group shall not have legal entity status and shall not be required to conduct business registration in accordance with the Law on Enterprises. The companies forming the economic group shall make their own decision on the operational organization of the economic group.
3. The parent company shall be organized in the form of a shareholding company or limited liability company which satisfies the conditions stipulated in article 4.15 of the Law on Enterprises. The subsidiary companies shall be organized in the form of shareholding companies or limited liability companies in accordance with the provisions in the Law on Enterprises or other relevant laws.
The parent company, subsidiary companies and other companies forming the economic group shall have rights and obligations, and the organizational structure of management and operation consistent with the form of organization of an enterprise as stipulated in the Law on Enterprises, [other] relevant laws and the company charter/s.
4. The expression "economic group" may be used as a subsidiary element of the discrete name of the parent company, in compliance with articles 31 to 34 inclusive of the Law on Enterprises on naming enterprises.
5. The Ministry of Finance shall provide guidelines on consolidated financial reporting by, and on supervision of the financial operation of economic groups, and of groups of parent - subsidiary companies within an economic group.
The Ministry of Industry and Trade shall provide guidelines on implementation by economic groups and groups of parent - subsidiary companies within an economic group of the provisions regarding restraint of competition, dominant market position and monopoly position.
Article 27 Supervision by the business registration office of the order and procedures for conducting the general meeting of shareholders and of decisions of the general meeting of shareholders
1. A shareholder or a group of shareholders stipulated in article 79.2 of the Law on Enterprises shall have the right to request the competent business registration office or State administrative body for investment to supervise the order and procedures for convening and conducting the general meeting of shareholders and the decisions of the general meeting of shareholders when the latter is convened pursuant to article 97.6 of the Law on Enterprises.
2. The request must be made in writing and contain at least the following main particulars:
(a) Name and head office address of the company;
(b) Number and date of issuance of business registration certificate;
(c) List of the shareholder or group of shareholders requesting the convening of the general meeting of shareholders, including full names of individuals and names and head office addresses of legal entities, number of ordinary shares and ownership ratio, and date and number of registration of shareholding in the register of shareholders;
(d) Reason for convening the general meeting of shareholders, and time and location of the meeting;
(dd) Signatures of all the shareholders or group of shareholders convening the meeting.
3. The request stipulated in clause 2 of this article must enclose the following documents:
(a) Request made to the board of management and to the inspection committee to convene the general meeting of shareholders as referred to in article 97.3(c) of the Law on Enterprises;
(b) Invitation to attend the general meeting of shareholders;
(c) Agenda and other data servicing the meeting.
4. The competent business registration office or State administrative body for investment shall appoint a representative to supervise the general meeting of shareholders if such office or body receives an application file complete in terms of the number and contents stipulated in clauses 2 and 3 of this article at least three days prior to the meeting, and if the shareholder or group of shareholders convening the meeting are registered in the register of shareholders of the company as owning the required ownership ratio stipulated in article 79.2 of the Law on Enterprises.
5. The representative of the business registration office or State administrative body for investment shall be responsible to supervise the order and procedures for conducting the meeting and for making a decision on issues relating to the agenda for the meeting in accordance with the provisions in the Law on Enterprises and its implementing guidelines.
If the chairman of the meeting so requests and if considered necessary, the representative of the business registration office or State administrative body for investment may explain guidelines on methods and procedures for conducting the meeting and for voting.
6. One day after the closure of the general meeting of shareholders, the representative of the business registration office or State administrative body for investment shall provide a written report on results of supervision of the meeting, including observations on the legality of the order and procedures for conducting the meeting.
Article 28 Dissolution of enterprises
1. An enterprise shall be dissolved in the cases stipulated in article 157.1 of the Law on Enterprises, and shall have its investment certificate revoked in the circumstances stipulated in article 68 of Decree 108 on implementation of the Law on Investment or if a court announces that the enterprise is dissolved.
2. The order and procedures for dissolution and for liquidation of assets of the enterprise shall be implemented in accordance with clauses 1 to 4 of article 158 of the Law on Enterprises.
3. Within a time-limit of seven (7) business days from completion of dissolution of the enterprise and full payment of all debts of the enterprise, the legal representative of the enterprise shall submit documents relating to the dissolution to the competent business registration office or State administrative body for investment. The file on dissolution stipulated in article 158.5 of the Law on Enterprises shall comprise:
(a) Decision on dissolution, or decision revoking the business registration certificate or decision revoking the investment certificate, or decision of the court pronouncing dissolution of the enterprise;
(b) List of creditors and amount of debts paid, including full payment of tax debts and payment of social insurance contributions;
(c) List of current employees and interests of such employees which have been resolved;
(d) Business registration certificate or investment certificate;
(dd) Seal, certificate of registration of the specimen seal, and certificate of registration of the tax code of the enterprise;
(e) Unused value added tax invoices;
(g) Summarized report on conduct of the dissolution procedures, including an undertaking that all debts have been fully paid including tax debts, and that the lawful interests of employees have been resolved.
4. Members of the board of management, members of a limited liability company, the owner of a company, the owner of a private enterprise, the director (general director), and partners of a partnership shall be liable for the truthfulness and accuracy of the file on dissolution of the enterprise.
5. If the file on dissolution is inaccurate or contains false material, then the persons referred to in clause 4 of this article shall be jointly liable to pay all unpaid debts, to pay unpaid tax debts, and for interests of employees which remain unresolved; and they shall be personally liable for any consequences arising during a period of three years as from the date of lodging the file on dissolution of the enterprise to the competent business registration office or to the State administrative body for investment.
6. Within a time-limit of seven (7) business days, the body receiving the file on dissolution of the enterprise stipulated in clause 3 of this article shall notify the tax office and the police office about the dissolution and shall delete the name of the enterprise from the business register or from the investment register unless the tax office and the police office have some other requirements.
7. The dissolution of any enterprise or economic institution established and operating under a law referred to in article 3.3 of this Decree shall be implemented in accordance with the law on such specialized branch.
Article 29 Dissolution of branches
1. The branch of an enterprise shall be dissolved pursuant to the decision of such enterprise or pursuant to a decision revoking the operational certificate of the branch made by the competent State administrative body.
2. An application file for dissolution of a branch shall comprise:
(a) Decision of the enterprise to dissolve its branch or decision of the competent State administrative body revoking the operational certificate of the branch;
(b) List of creditors and amount of debts to be paid including tax debts of the branch and outstanding social insurance contributions;
(c) List of employees and current corresponding interests of the employees;
(d) Certificate of registration of the operation of the branch;
(dd) Seal, certificate of registration of specimen seal, and certificate of registration of the tax code of the branch of the enterprise;
(e) Unused value added tax invoices.
3. The legal representative of the enterprise and the director of the branch which is being dissolved shall be jointly liable for the truthfulness and accuracy of the application file for dissolution of the branch.
4. An enterprise whose branch is dissolved shall be responsible to perform all contracts, to pay all debts including tax debts of the branch, and to continue to employ the employees of the branch or to fully resolve the legal interests of such employees in accordance with law.
5. Within a time-limit of seven (7) business days from the date of receipt of a complete file as stipulated in clause 2 of this article, the competent business registration office or State administrative body for investment shall notify the tax office and the police office about the dissolution of the branch of the enterprise, and shall delete the name of the branch from the business register of operational branches unless the tax office and the police office have some other requirements.
Article 30 Effectiveness
This Decree shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette.
Article 31
The Ministry of Planning and Investment shall be responsible to provide guidelines for implementation of this Decree.
| FOR THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây