Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh không?

Hiện nay, bán trà đá đang là một trong những mặt hàng kinh doanh phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. Vậy theo quy định của pháp luật, muốn bán trà đá có cần phải đăng ký kinh doanh không?


Bán trà đá có phải đăng ký kinh doanh không?

Hộ kinh doanh cá thể hiện chưa được bất kỳ văn bản nào định nghĩa cụ thể, rõ ràng nhưng khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có đề cập và có thể hiểu hộ kinh doanh cá thế gồm các đặc điểm sau đây:

- Do một hoặc nhiều cá nhân đăng ký thành lập. Nếu là nhiều cá nhân thì đây là các thành viên trong hộ gia đình.

- Người thành lập hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của mình.

- Chủ hộ được xác định là người đăng ký hộ kinh doanh hoặc là người được các thành viên khác trong hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện.

Về quyền và nghĩa vụ thành lập hộ kinh doanh, khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh

Tuy nhiên, cũng tại quy định này, không phải mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp dưới đây sẽ không phải đăng ký kinh doanh:

- Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính hoặc đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

- Các trường hợp khác.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không được quy định cụ thể.

Đồng thời, với các ngành nghề kinh doanh tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01 các ngành, nghề sau đây không phải đăng ký kinh doanh:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh danh lưu động, thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Trong đó, mức thu nhập thấp sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và áp dụng trên toàn tỉnh.

Tuy nhiên, các trường hợp trên nếu kinh doanh các ngành, nghề đầu tư có điều kiện thì vẫn phải đăng ký kinh doanh.

Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Chính phủ quy định chi tiết 06 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh là những cá nhân hoạt động thương mại, không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại gồm:

- Buôn bán hàng rong, buôn bán dạo: Là hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định gồm cả việc nhận sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩn của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này để bán rong;

- Buôn bán vặt: Là việc mua bán những vật dụng nhỏ, lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

- Bán quà vặt: Là hoạt động bán quà, bánh, đồ ăn, nước uống, hàng nước có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến: Là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định…

Như vậy, có thể thấy, bán trà đá là loại hình kinh doanh thuộc trường hợp bán quà vặt và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

ban tra da co phai dang ky kinh doanh


Bán trà đá vỉa hè sẽ bị phạt?

Mặc dù bán trà đá là loại hình kinh doanh không phải đăng ký với cơ quan Nhà nước nhưng không phải muốn bán ở chỗ nào cũng được. Theo đó, nếu kinh doanh trà đá trên vỉa hè, thậm chí dưới lòng đường lại là hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nói rõ các hành vi bị cấm:

Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép

Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Điều 36 Luật Giao thông đường bộ). Do đó, rõ ràng việc bán trà đá ở vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt tiền khi bán trà đá trên lòng đường, vỉa hè trên các tuyến phố có quy định cấm bán hàng:

STT

Hành vi

Mức phạt (đồng)

Căn cứ

Cá nhân

Tổ chức

1

Bán trà đá trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố cấm bán hàng

100.000 - 200.000

200.000 - 400.000

điểm a khoản 1

2

Bày, bán hàng hoá tại dải phân cách giữa của đường đôi

300.000 - 400.000 đồng

600.000 - 800.000 đồng

điểm c khoản 2

3

Bày bán trà đá tại lòng dường đô thị, hè phố

02 - 03 triệu đồng

04 - 06 triệu đồng

điểm b khoản 5

Trên đây là quy định về việc bán trà đá có phải thực hiện đăng ký kinh doanh hay không? Mặc dù không phải đăng ký kinh doanh nhưng khi muốn bán trà đá, cần lưu ý không bán trên vỉa hè, lòng đường ở những nơi cấm bán hàng.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể là một phương án được nhiều chủ sở hữu lựa chọn để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp khi mà kết quả kinh doanh không hiệu quả. Vậy để giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên thì cần tiến hành những công việc gì?

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Kinh doanh bất động sản (BĐS) là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người trong những năm gần đây. Trong đó, số lượng các công ty môi giới bất động sản được lập nên đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên không phải công ty môi giới bất động sản nào cũng được thành lập theo đúng quy định pháp luật.

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Chu kỳ sống của doanh nghiệp có 04 giai đoạn tiêu biểu là khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Ở giai đoạn suy thoái, phá sản có thể là bước cuối cùng dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật, phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?