Thông tư liên tịch 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về giải quyết một số thủ tục xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

thuộc tính Thông tư liên tịch 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ

Thông tư liên tịch 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về giải quyết một số thủ tục xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại; Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/1998/TTLT-BTM-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Mai Văn Dâu; Nguyễn Văn Cầm
Ngày ban hành:31/12/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xuất nhập khẩu, Hải quan, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC HẢI QUAN
SỐ 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1998
VỀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Thi hành Nghị định 12/CP ngày18/02/1997 và Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ quy định một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam, để tạo thuận lợi vể thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thống nhất giải quyết một số thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể như sau:

 

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số vấn đề quy định tại Nghị định 12/CP ngày 18/01/1997 và Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ thuộc chức năng quản lý nhà nước của hai ngành Thương mại và Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng, hợp tác kinh doanh, sau đây gọi tắt là doanh nghiệp.

Bộ Thương mại và các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu (gồm các Ban quản lý các Khu công nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành đã được Bộ thương mại uỷ quyền) được gọi tắt là các cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

 

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1- Về việc xuất nhập khẩu vượt quá trị giá kế hoạch đã duyệt:

a) Đối với hàng hoá thuộc kế hoạch nhập khẩu xây dựng cơ bản miễn thuế nhập khẩu:

i. Một số hàng nhập khẩu để xây dựng cơ bản thuộc vốn đầu tư khó xác định về số lượng, không thể kể chi tiết cụ thể (thường tính theo hệ thống, bộ, lô...), cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu trừ lùi theo trị giá đã duyệt.

ii. Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt kế hoạch được duyệt hoặc trị giá thực nhập vượt quá trị giá đã ghi ở kế hoạch được duyệt với mức không quá 10% (nhưng trị giá tuyệt đối không quá 100.000 USD) và nếu doanh nghiẹp chấp thuận nộp thuế nhập khẩu phần chênh lệch so với kế hoạch thì cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu không cần có xác nhận của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu;

Nếu doanh nghiệp đề nghị được miễn thuế nhập khẩu, hoặc trị giá nhập khẩu thực tế vượt 10% so với kế hoạch đã duyệt hoặc trị giá tuyệt đối cao hơn 10.000 USD: phải có văn bản cho phép và xác nhận miễn thuế nhập khẩu của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu cơ quan hải quan mới làm thủ tục nhập khẩu.

b) Đối với hàng hoá thuộc kế hoạch nhập khẩu cho sản xuất kinh doanh:

Trị giá thực nhập vượt trị giá ghi ở kế hoạch được duyệt với mức không quá 10% (nhưng trị giá tuyệt đối không quá 200.000 USD) thì cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu và thực hiện thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành, không cần có xác nhận lại của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

c) Việc xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra theo quy định của GPĐT:

Nếu trị giá thực xuất vượt quá trị giá mặt hàng đó ghi ở kế hoạch được duyệt (không hạn chế về trị giá tuyệt đối) thì cơ quan hải quan là thủ tục xuất khẩu, không cần có xác nhận lại của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

2- Về việc nhập khẩu dụng cụ, phụ tùng chưa có trong kế hoạch được duyệt để sửa chữa, thay thế phần hư hỏng của máy móc thiết bị:

Cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu và thực hiện thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành các mặt hàng này với trị giá không quá 100.000 USD/lần, không cần có xác nhận lại của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

(Lưu ý: dụng cụ phụ tùng nhập khẩu phải là sản phẩm mới)

3- Về việc tạm xuất, tái nhập thiết bị máy móc để sửa chữa

Cơ quan hải quan làm thủ tục đối với việc tạm đưa thiết bị, máy móc (hoặc bộ phận thiết bị máy móc) bị hỏng ra nước ngoài để sửa chữa và tái nhập trở lại chính các thiết bị máy móc (hoặc bộ phận thiết bị máy móc) này sau khi đã sửa chữa xong không cần có văn bản cho phép của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

4- Các điều chỉnh nhỏ cơ quan hải quan được làm thủ tục để doanh nghiệp nhập khẩu, không cần có văn bản cho phép của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu:

i. Đối với nguyên liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật tư nhập khẩu có tên hàng, đơn vị tính, chủng loại nhập khẩu thực tế chưa sát với kế hoạch do doanh nghiệp dịch thuật chưa đúng, hoặc do in ấn sai; cơ quan hải quan căn cứ vào bản gốc danh mục nhập khẩu bằng tiếng nước ngoài kèm theo văn bản kế hoạch đã được cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu duyệt để làm thủ tục cho doanh nghiệp nhập khẩu.

ii. Việc thay đổi kích kỡ, mẫu mã các vật tư trang bị (như giường, tủ, bàn ghế, thảm, rèm vv... trừ máy móc thiết bị) cho các dự án dịch vụ (như khách sạn, văn phòng, khu thể thao...) với trị giá không đổi).

5- Về việc tạm nhập, tái xuất, hoặc tạm xuất, tái nhập bao bì:

Việc tạm nhập tái xuất, hoặc tạm xuất tái nhập bao bì cho nguyên liệu nhập khẩu hoặc dùng cho thành phẩm xuất khẩu có tính chất luân chuyển (như lõi sợi, bô bin, hộp đựng chuyên dụng v.v...) do các bên mua bán thoả thuận quy định trong hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, hợp đồng xuất khẩu sản phẩm. Cơ quan hải quan làm thủ tục tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất không cần có xác nhận của cơ quan duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu.

6- Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu:

Việc xuất khẩu trả lại nước ngoài những hàng hoá không đúng với quy định ở hợp đồng và nhận lại hàng thay thế; việc nhận lại hành đã xuất khẩu nhưng khách hàng từ chối do không đúng quy đinh của hợp đồng và xuất khẩu hàng thay thế do cơ quan hải quan làm thủ tục, không cần có văn bản xác nhận của cơ quan duyệt kế hoạch.

7- Về việc xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài nhưng hàng không xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp được giao trực tiếp cho cơ sở khác trong nước theo chỉ định của người mua nước ngoài:

a. Hàng xuất khẩu:

Hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu cho Công ty nước ngoài phải là sản phẩm được quy định trong GPĐT do chính doanh nghiệp sản xuất ra thuộc kế hoạch xuất khẩu đã duyệt hàng năm (theo Quyết định 0321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 và quyết định số 0625/1998/QĐ-BTM ngày 01/6/1998 của Bộ Thương mại).

b- Doanh nghiệp trong nước nhận hàng cho mục đích sản xuất, kinh doanh:

i. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Sản phẩm này phải là nguyên liệu cho tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp và thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt.

ii. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp Việt Nam:

Sản phẩm này có thể là nguyên liệu sản xuất hoặc là hàng hoá phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phù hợp với chính sách quản lý xuất nhấp khẩu và chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu.

iii. Thủ tục:

- Các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đều phải ký hợp động nhập khẩu sản phẩm với thương nhân nước ngoài.

- Cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

c- Doanh nghiệp trong nước nhận sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài:

Việc thực hiện gia công, và thủ tục nhập khẩu theo quy định của nghị định 57/NĐ-CP/1998 ngày 30/7/1998 của Chính phủ và Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 23/1998/TTLT-BTM- TCHQ
Hanoi, December 31, 1998
 
JOINT CIRCULAR
ON THE SETTLEMENT OF A NUMBER OF IMPORT- EXPORT PROCEDURES FOR FOREIGN INVESTED ENTERPRISES
In furtherance of the Government’s Decree No.12-CP of February18, 1997 and Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 prescribing a number of measures to encourage and guarantee direct foreign investment activities in Vietnam; and to create favorable import-export procedures for foreign-invested enterprises, the Ministry of Trade and the General Department of Customs hereby agree to settle a number of import-export procedures, concretely as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
This Circular provides additional guidance on a number of matters stipulated in Decree No.12-CP of February 18, 1997 and Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government, which fall under the two branches’ function of State management over the import-export activities of foreign-invested enterprises and parties to business cooperation contracts, hereafter referred to as enterprises.
The Ministry of Trade and the agencies authorized by the Ministry of Trade to ratify import-export plans (including the Management Boards of industrial parks and the provincial/municipal People’s Committees) shall, hereafter, be called as agencies ratifying import-export plans for short.
II.SPECIFIC PROVISIONS
1. On the import or export exceeding the value of the ratified plan:
a/ For goods included in the import plan for capital construction, which are exempt from import tax:
i. For a number of goods imported for capital construction under investment projects, which are difficult to be determined in term of their quantities and cannot be listed in detail (often calculated on the basis of systems; sets or lots...), the customs authorities shall, when clearing the import procedures, make back deduction, based on the ratified value for those goods.
ii. If the import goods amount exceeds that stated in the ratified plan or the actual import value exceeds that stated in the ratified plan by not more than 10 per cent (but the absolute value does not exceed US$100,000) and if the concerned enterprise accepts to pay import tax on the difference of the actual goods’ value and that already ratified, the customs authority shall clear import procedures for such enterprise without having to obtain certification from the agency ratifying the import-export plan;
If the enterprise asks for import tax exemption or the actual import value exceeds the ratified value by 10 per cent, or the absolute value is over US$ 100,000, the customs authority shall clear import procedures for such enterprise only after obtaining a written approval and certification of import tax exemption from the agency ratifying the import-export plan.
b/ For goods planned to be imported for production and business:
If the actual import value exceeds the ratified value by not more than 10 per cent (but the absolute value does not exceed US$ 200,000), the customs authority shall clear import procedures and effect import tax in accordance with the current regulations, without having to obtain a re-confirmation from the agency ratifying the import-export plan.
c/ For the export of products made by the enterprise itself according to its investment license:
If the actual export value exceeds the goods’ value stated in the ratified plan (the absolute value is not restricted), the customs authority shall clear the export procedures without having to obtain a re-confirmation from the agency ratifying the import-export plan.
2. On the import of tools and/or spare parts not yet included in the ratified plan for the repair or replacement of the broken part of equipment and/ or machinery:
The customs authority shall clear import procedures and effect import tax according to the current regulations on those goods items, provided that the goods’ value does not exceed US$10,000 each importation, and shall not have to obtain a re-confirmation from the agency ratifying the import-export plan.
(Note: The import tools and/or spare parts must be brand- new).
3. On the temporary export and re-import of equipment and/or machinery for repair:
The customs authority shall clear procedures for the temporary export of the broken equipment and/or machinery (or their parts) abroad for repair and then re-import of such equipment and/or machinery (or their parts) which have been completely repaired, without having to obtain a written consent from the agency ratifying the import-export plan.
4. For minor adjustments, the customs authority may clear the import procedures for the enterprise, without having to get a written consent item the agency ratifying the import-export plan shall include:
i. For actually imported raw materials, tools, spare parts and supplies, whose names, calculation units and categories differ from those in the plan due to the enterprise’s mistranslation or printing errors, the customs authority shall base itself on the original version of the import list in foreign language which is attached to the import-export plan already ratified by the competent agency in order to clear import procedures for the enterprise.
ii. Changes in sizes, models and patterns of supplies and/or equipment (such as beds, wardrobes, tables, chairs, carpets, curtains, etc., except for equipment and machinery) for services projects (such as hotels, offices, sport centers, etc.), provided that their values remain unchanged.
5. On the temporary import for re-export or temporary export for re-import of packages:
The temporary import for re-export or temporary export for re-import of packages for import raw materials or for the to be-exported finished products, which are of rotatory character (such as spools, bobbins, special-use boxes, etc.) shall be agreed upon by the purchaser and the buyer in the raw material import contract or product export contract. The customs authority shall clear procedures for the temporary export for re-import or temporary import for re-export without having to obtain certification from the agency ratifying the import/export plan.
6. For import-export goods that fail to comply with the import-export contracts:
For the re-export to foreign countries of goods that fail to comply with the provisions of the contracts and the reception of their replacements; the taking back of the already- exported goods which are refused by the clients due to their failure to comply with the provisions of the contracts and the export of their replacement, the customs authorities shall clear the import-export procedures without having to obtain a written certification from the plan ratifying agencies.
7. For the export to foreign customers of goods which are, however, not exported from Vietnam, the exporting enterprise is entitled to deliver such goods directly to another domestic establishment as nominated by the foreign purchaser:
a/ For export goods:
Goods exported by a foreign-invested enterprise to a foreign company must be the products stipulated in the enterprise’s investment license and made by that enterprise itself, which are included in the ratified annual export plan (according to Decision No.321/1998/QD-BTM of March 14, 1998 and Decision No.625/1995/QD-BTM of June 1st, 1998 of the Ministry of Trade).
b/ In case the domestic enterprise receives goods for production and business purposes.
i. If the goods-receiving domestic enterprise is a foreign-invested one:
The goods must be the raw materials used for the Enterprise’s production and included in the ratified annual import plan.
ii. If the domestic goods-receiving enterprise is a Vietnamese one:
The goods may be production raw materials or goods in service of the enterprise’s business, which must conform with the business lines stated in its business registration certificate, the import-export management policy as well as the tax policy applicable to import goods.
iii. Procedures:
- Both the exporting and importing enterprises shall have to sign import contracts with the concerned foreigner trader.
- The customs authority shall clear import-export procedures and effect import-export taxes in accordance with the current regulations.
c/ In case the domestic enterprise receives products for the performance of a sub-contract with the foreign trader:
The performance of the sub-contract and the clearance of import procedures shall comply with the provisions of Decree No.57/ND-CP/1998 of July 30, 1998 of the Government and Circular No.18/1998/TT-BTM of August 28, 1998 of the Ministry of Trade.
This Joint Circular takes effect 15 days after its signing.
 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Mai Van Dau
FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Manh Cam
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe