Thông tư 06/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 06/2006/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2006/TT-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Văn Liên |
Ngày ban hành: | 10/11/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư06/2006/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 06/2006/TT-BXD
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 06/2006/TT-BXD NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Bộ Xây dựng hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh.
Thông tư này hướng dẫn công tác khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư; trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác khảo sát.
2. Giải thích từ ngữ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a. Khảo sát địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là khảo sát) là một phần của công tác khảo sát xây dựng thực hiện nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúng đối với công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa kỹ thuật.
b. Điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học; các tính chất cơ - lý của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi.
c. Điểm thăm dò là vị trí mà tại đó khi khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm...), đo địa vật lý...
3. Nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nhiệm vụ khảo sát được lập riêng cho lựa chọn địa điểm hoặc cho thiết kế xây dựng công trình.
Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định về khảo sát xây dựng hoặc về thiết kế xây dựng công trình thì được tự lập nhiệm vụ khảo sát.
4. Nội dung nhiệm vụ khảo sát thực hiện theo Điều 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và quy định tại các Điểm 2.2.1, 2.3.1 Mục 2, Phần II của Thông tư này. Nhiệm vụ khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt và là cơ sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát.
5. Chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện khảo sát.
6. Phương án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát lập và là một trong những cơ sở để xem xét lựa chọn nhà thầu khảo sát. Nhà thầu khảo sát được lựa chọn có trách nhiệm hoàn thiện phương án kỹ thuật khảo sát trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.
Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, mức độ nghiên cứu, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát.
7. Nội dung chủ yếu của phương án kỹ thuật khảo sát:
- Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát như đặc điểm công trình xây dựng, nhiệm vụ khảo sát, đặc điểm địa chất công trình, mức độ nghiên cứu hiện có về điều kiện địa chất công trình tại khu vực xây dựng;
- Thành phần, khối lượng công tác khảo sát;
- Phương pháp, thiết bị sử dụng;
- Tiêu chuẩn áp dụng;
- Tổ chức thực hiện;
- Tiến độ thực hiện;
- Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có liên quan;
- Các biện pháp bảo vệ môi trường: nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...;
- Dự toán chi phí cho công tác khảo sát.
Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt phải được thể hiện trong hợp đồng khảo sát.
Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện các yếu tố bất thường, nhà thầu khảo sát được quyền đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ thuật khảo sát mà không làm thay đổi nhiệm vụ khảo sát được duyệt. Đề xuất của nhà thầu khảo sát phải được chủ đầu tư chấp thuận.
8. Khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, nhà thầu khảo sát phải cử chủ nhiệm khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 57 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; phải thông báo với chủ đầu tư về phòng thí nghiệm hợp chuẩn nơi tiến hành các thí nghiệm trong phòng để chủ đầu tư thực hiện giám sát.
9. Công tác khảo sát phải được giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành và phải do người có chuyên môn phù hợp thực hiện.
10. Kết quả khảo sát phải được lập thành báo cáo. Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục; hình thức và quy cách báo cáo theo các tiêu chuẩn được áp dụng.
Nội dung thuyết minh báo cáo theo Khoản 1, Điều 8 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
Phụ lục báo cáo có thể bao gồm các tài liệu: Bản đồ địa chất chung; bản đồ thực tế đo vẽ địa chất công trình, địa chất thuỷ văn; bản đồ địa hình và vị trí khu vực khảo sát; sơ đồ bố trí các điểm thăm dò; các trụ hố khoan; mặt cắt địa chất công trình; biểu đồ và kết quả các thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm thấm, xuyên, cắt quay, cắt trượt, nén ngang, nén tải trọng tĩnh...; biểu đồ và biểu tổng hợp kết quả thí nghiệm tính chất cơ - lý - hoá mẫu đất đá và mẫu nước trong phòng thí nghiệm; các tài liệu thăm dò địa chất thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn; biểu đồ và mặt cắt địa vật lý; bảng tổng hợp cao độ, toạ độ các điểm thăm dò; album ảnh và các tài liệu khác có liên quan (nếu có)...
Số lượng, nội dung các tài liệu trong Phụ lục báo cáo phải phù hợp với nội dung khảo sát đã thực hiện.
11. Báo cáo kết quả khảo sát phải được chủ đầu tư nghiệm thu và lập thành biên bản theo Điều 12 và Phụ lục số 2 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu khảo sát khác nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trước khi nghiệm thu.
Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát kèm theo Phụ lục số 2 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ phải bao gồm Biên bản nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường và Biên bản nghiệm thu hoàn thành khảo sát ngoài hiện trường hướng dẫn tại Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 của Thông tư này.
12. Công tác khảo sát bổ sung chỉ thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ khảo sát bổ sung, phương án kỹ thuật khảo sát bổ sung và ký hợp đồng khảo sát bổ sung với nhà thầu khảo sát để thực hiện.
13. Công tác khảo sát phải có nội dung phù hợp với bước thiết kế theo Mục 2, Phần II của Thông tư này. Trường hợp điều kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát và công trình có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, công tác khảo sát có thể thực hiện một lần để phục vụ cho nhiều bước thiết kế nhưng nội dung khảo sát phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt.
14. Nghiêm cấm mọi hành vi gian dối, thông đồng, làm sai lệch kết quả khảo sát. Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, nhà thầu hoặc cá nhân giám sát khảo sát phải chịu trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
II. KHẢO SÁT PHỤC VỤ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm.
1.1. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Tuỳ theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình và đặc điểm công trình xây dựng, có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ thành phần công việc khảo sát nêu tại Điểm 1.3 Mục 1 Phần II của Thông tư này.
1.2. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được thực hiện ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực hoặc tuyến dự kiến xây dựng công trình, trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:5000 hoặc 1:10000 hoặc 1:25000 hoặc nhỏ hơn tuỳ thuộc vào diện tích khu vực khảo sát.
1.3. Thành phần công tác khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm:
a. Thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng;
b. Thị sát địa chất công trình (khảo sát khái quát);
c. Đo vẽ địa chất công trình;
d. Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;
đ. Thăm dò địa vật lý (nếu cần).
1.4. Công tác đo vẽ địa chất công trình phục vụ lựa chọn địa điểm chỉ thực hiện khi cần thiết tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát và đặc điểm công trình xây dựng. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ bản đồ đo vẽ.
1.5. Công tác thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn phục vụ lựa chọn địa điểm chỉ thực hiện với khối lượng hạn chế trong trường hợp không có hoặc thiếu các tài liệu thăm dò hoặc tại những khu vực có điều kiện địa chất công trình bất lợi.
1.6. Báo cáo kết quả khảo sát cần phân tích, đánh giá số liệu ở tất cả các phương án xem xét để đảm bảo lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng công trình, xác định hợp lý vị trí các công trình đầu mối trên tuyến và đề xuất các công việc, phương pháp khảo sát cho bước thiết kế tiếp theo.
2. Khảo sát phục vụ các bước thiết kế xây dựng công trình.
2.1. Yêu cầu chung.
2.1.1. Thành phần công tác và khối lượng khảo sát được xác định tuỳ thuộc vào bước thiết kế, đặc điểm của công trình xây dựng, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình, tài liệu khảo sát hiện có... nhưng phải đảm bảo khảo sát hết tầng đất đá trong phạm vi ảnh hưởng của tải trọng công trình. Tọa độ, cao độ các điểm thăm dò có thể giả định nhưng phải đảm bảo đo nối được với hệ thống tọa độ, cao độ của công trình hoặc của quốc gia khi cần thiết.
2.1.2. Thành phần công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế:
a. Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án;
b. Đo vẽ địa chất công trình;
c. Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;
d. Thăm dò địa vật lý (nếu cần);
đ. Khảo sát khí tượng - thuỷ văn (nếu cần);
e. Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo (nếu cần);
g. Thí nghiệm mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm;
h. Quan trắc địa kỹ thuật;
i. Chỉnh lý và lập báo cáo kết quả khảo sát.
Trường hợp cần thiết, có thể xây dựng phương án kỹ thuật khảo sát riêng cho từng thành phần công tác khảo sát.
2.2. Khảo sát phục vụ bước thiết kế cơ sở.
2.2.1. Nội dung nhiệm vụ khảo sát cần nêu rõ đặc điểm, quy mô công trình xây dựng, địa điểm và phạm vi khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng, thời gian thực hiện.
2.2.2. Yêu cầu khảo sát trong bước thiết kế cơ sở:
a. Khái quát hoá điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, đặc biệt chú ý phát hiện quy luật phân bố theo diện và chiều sâu của các phân vị địa tầng yếu, quy luật hoạt động của các quá trình địa chất tự nhiên bất lợi như cactơ, lún, trượt, trồi, xói lở, nước ngầm...
b. Đánh giá được điều kiện địa chất công trình tại diện tích bố trí các công trình chính, các công trình có tải trọng lớn.
2.2.3. Vị trí các điểm thăm dò được bố trí theo nguyên tắc:
a. Đối với các công trình xây dựng tập trung:
- Vị trí các điểm thăm dò được bố trí theo tuyến hoặc theo lưới có hướng vuông góc và song song với các phương của cấu trúc địa chất hoặc với các trục của công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:1000 hoặc 1:500 hoặc lớn hơn tuỳ theo diện tích khu đất xây dựng.
- Đối với các công trình chính, các công trình có tải trọng lớn, vị trí các điểm thăm dò được bố trí hợp lý trong phạm vi mặt bằng công trình.
b. Đối với các công trình xây dựng theo tuyến:
Các điểm thăm dò bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang điển hình về điều kiện địa hình và địa chất công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:10000 hoặc 1:5000 hoặc 1:2000 hoặc lớn hơn tuỳ theo phạm vi tuyến. Cần bố trí thêm các điểm thăm dò chi tiết tại những vị trí công trình có nguy cơ mất ổn định như vùng đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn... với nền bản đồ tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:1000 hoặc lớn hơn.
2.2.4. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác định theo các tiêu chuẩn áp dụng, tuỳ thuộc quy mô công trình và mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát.
2.2.5. Trong bước thiết kế cơ sở có thể sử dụng tất cả các công việc khảo sát để đáp ứng yêu cầu tại Điểm 2.2.2 Mục 2, Phần II của Thông tư này.
2.2.6. Kết quả khảo sát trong bước thiết kế cơ sở phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để xác định phương án: tổng mặt bằng, san nền, các công trình hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực chính của công trình; kiến nghị phương pháp thăm dò và xác định các khu vực có điều kiện địa chất bất lợi cần khảo sát trong bước thiết kế tiếp theo.
Đối với các công trình xây dựng theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết kế cơ sở còn phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để đề xuất các công trình chủ yếu trên tuyến, các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang điển hình trên tuyến, kiến nghị phương án xử lý các chướng ngại vật chủ yếu trên tuyến và hành lang ổn định của công trình.
2.3. Khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước hoặc thiết kế một bước).
2.3.1. Nội dung nhiệm vụ khảo sát: Ngoài nội dung quy định tại Điểm 2.2.1 Mục 2, Phần II của Thông tư này, nhiệm vụ khảo sát còn phải dự kiến phương án thiết kế móng, dự kiến tải trọng và kích thước của các hạng mục công trình.
2.3.2. Công tác khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật phải chính xác hoá điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng và của các hạng mục công trình; xác định được các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế tiếp theo.
2.3.3. Nguyên tắc bố trí các điểm thăm dò:
a. Đối với các công trình xây dựng tập trung: Các điểm thăm dò được bố trí trong phạm vi mặt bằng của từng công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:1000 đến 1:100 tuỳ theo kích thước công trình.
b. Đối với các công trình xây dựng theo tuyến: Các điểm thăm dò được bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang với mật độ dày hơn trong bước khảo sát trước nhằm chính xác hoá điều kiện địa chất công trình của toàn tuyến. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:2000 đến 1:500 hoặc lớn hơn tuỳ theo chiều dài tuyến và mức độ phức tạp địa chất khu vực khảo sát. Cần bố trí thêm các điểm thăm dò chi tiết tại những vị trí công trình có nguy cơ mất ổn định như vùng đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn... với nền bản đồ tỷ lệ 1:1000 hoặc 1:500 hoặc lớn hơn.
2.3.4. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác định theo các tiêu chuẩn áp dụng phù hợp với bước thiết kế kỹ thuật, phù hợp với dạng công trình.
2.3.5. Thành phần công tác khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật bao gồm khoan, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong phòng, được lựa chọn phù hợp với yêu cầu xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.
2.3.6. Kết quả khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để tính toán xử lý nền móng, kết cấu chịu lực của công trình với đầy đủ kích thước cần thiết; đề xuất các giải pháp thi công xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình một cách hợp lý, đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
Đối với công trình xây dựng theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật còn phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để xác định các công trình trên tuyến, các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đặc trưng cho các loại địa tầng trên tuyến; quyết định giải pháp xử lý các chướng ngại vật trên tuyến và chính xác hoá hành lang ổn định của công trình.
2.4. Khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế ba bước).
2.4.1. Khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế ba bước) chỉ thực hiện trong trường hợp:
- Điều kiện địa chất công trình phức tạp hoặc có những biến động bất thường cần phải được chính xác hoá khi thiết kế chi tiết xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.
- Thay đổi vị trí, kích thước công trình; thay đổi giải pháp thiết kế xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.
- Tại vị trí dự kiến nắn tuyến hoặc dịch tuyến công trình.
2.4.2. Các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công giống như các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật nhưng ưu tiên thực hiện các thí nghiệm hiện trường và quan trắc địa kỹ thuật phù hợp với yêu cầu xử lý. Khi cần thiết, có thể đề xuất bổ sung thí nghiệm chỉ tiêu cơ - lý đất đá, chỉ tiêu hoá học của nước, chỉ định số lượng, chiều sâu, thành phần các công việc khảo sát.
2.4.3. Các điểm thăm dò bố trí theo nguyên tắc tại Điểm 2.3.3 Mục 2, Phần II của Thông tư này và tại những vị trí cần khảo sát bổ sung. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu thi công đề xuất và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
2.4.4. Kết quả khảo sát phải chính xác hoá được vị trí có điều kiện địa chất công trình phức tạp hoặc có những biến động địa chất bất thường; đảm bảo cung cấp đủ số liệu để thiết kế chi tiết xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình; quyết định giải pháp thi công hợp lý; bảo đảm an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ
TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT
1. Đối với chủ đầu tư xây dựng công trình:
1.1. Thực hiện quản lý chất lượng khảo sát bao gồm: Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát, tổ chức giám sát khảo sát và nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát theo các quy định tại Chương III Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ. Trường hợp chủ đầu tư không có chuyên môn để thực hiện các công việc trên thì thuê tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn phù hợp để thực hiện.
1.2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 58 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ để thực hiện khảo sát; tổ chức, bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp để kiểm tra năng lực của nhà thầu và của chủ nhiệm khảo sát.
1.3. Ký kết hợp đồng với nhà thầu khảo sát, giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu khảo sát và tạo điều kiện để nhà thầu khảo sát thực hiện công việc; thanh toán đầy đủ kinh phí cho nhà thầu khảo sát trên cơ sở khối lượng khảo sát thực hiện đã được nghiệm thu.
1.4. Chịu trách nhiệm về chất lượng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát cung cấp cho nhà thầu khảo sát và nhà thầu thiết kế.
1.5. Tổ chức lưu trữ hồ sơ khảo sát.
1.6. Khi nhận được kiến nghị khảo sát bổ sung, nếu chấp thuận, chủ đầu tư phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát và ký hợp đồng khảo sát bổ sung với nhà thầu khảo sát. Chủ đầu tư có thể tham khảo ý kiến của nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát khác trước khi chấp thuận.
2. Đối với nhà thầu khảo sát:
2.1. Lập nhiệm vụ khảo sát khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án kỹ thuật khảo sát; lập báo cáo kết quả khảo sát phù hợp với yêu cầu của bước thiết kế.
2.2. Chỉ được thực hiện công tác khảo sát trong phạm vi đăng ký kinh doanh và điều kiện năng lực quy định tại Điều 58 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, trên cơ sở phương án kỹ thuật khảo sát đã được chủ đầu tư phê duyệt và hợp đồng đã ký kết.
2.3. Cử người có đủ điều kiện năng lực phù hợp làm chủ nhiệm khảo sát theo quy định tại Điều 57 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát.
2.4. Kiểm tra nội bộ phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát trước khi trình chủ đầu tư; chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về kết quả khảo sát do mình thực hiện.
2.5. Theo dõi, tổ chức giám sát nội bộ việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật được duyệt; ghi chép đầy đủ kết quả theo dõi, giám sát trong nhật ký khảo sát.
2.6. Khi thực hiện khảo sát, nếu có phát sinh khối lượng so với phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt, phải đề xuất bổ sung nhiệm vụ khảo sát với chủ đầu tư và chỉ được tiếp tục khảo sát khi chủ đầu tư chấp thuận.
2.7. Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát; bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
2.8. Các máy móc, thiết bị sử dụng cho công tác khảo sát phải hợp chuẩn và an toàn theo tính năng thiết kế. Không sử dụng các thiết bị và dụng cụ đo lường chưa được kiểm định, sai tính năng, vượt quá công suất thiết kế của thiết bị hoặc đã quá niên hạn sử dụng theo quy định.
2.9. Tổ chức lưu trữ hồ sơ khảo sát.
2.10. Thực hiện bảo mật theo quy định những tài liệu có yêu cầu bảo mật liên quan đến công tác khảo sát (nếu có).
2.11. Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, không đúng phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt hoặc sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn không phù hợp dẫn đến làm sai lệch kết quả khảo sát, phát sinh khối lượng khảo sát và các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.
3. Đối với nhà thầu thiết kế:
3.1. Lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của bước thiết kế.
3.2. Đề xuất khảo sát bổ sung và lập nhiệm vụ khảo sát bổ sung khi phát hiện không đủ số liệu khảo sát để thiết kế.
3.3. Chỉ thực hiện thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo kết quả khảo sát đã được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.
3.4. Bồi thường thiệt hại khi xác định sai nhiệm vụ khảo sát dẫn đến kết quả khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế phải khảo sát lại, khảo sát bổ sung hoặc các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.
4. Đối với tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát:
4.1. Thực hiện giám sát khảo sát theo yêu cầu của chủ đầu tư được thể hiện trong hợp đồng kinh tế.
4.2. Cử người có chuyên môn phù hợp để thực hiện giám sát khảo sát.
4.3. Kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát và chủ nhiệm khảo sát, về thiết bị khảo sát mà nhà thầu khảo sát đã cam kết với chủ đầu tư trong hồ sơ dự thầu hoặc trong hợp đồng đã ký kết.
4.4. Giám sát quy trình thực hiện khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm theo phương án kỹ thuật được duyệt.
4.5. Nghiệm thu khối lượng khảo sát để làm cơ sở cho chủ đầu tư quyết toán công tác khảo sát.
4.6. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về khối lượng khảo sát đã nghiệm thu. Bồi thường thiệt hại nếu không phát hiện được nhà thầu khảo sát thực hiện không đúng phương án kỹ thuật khảo sát được duyệt dẫn đến kết quả khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế phải khảo sát lại, khảo sát bổ sung hoặc các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác khảo sát theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các tiêu chuẩn khảo sát phù hợp với tính chất, đặc điểm của các công trình xây dựng chuyên ngành.
3. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thực hiện công tác khảo sát theo hướng dẫn tại Thông tư này; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện trên địa bàn.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm công tác khảo sát theo hướng dẫn tại Thông tư này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của Pháp luật; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh những vướng mắc về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết./.
K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Liên
PHỤ LỤC SỐ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----------------- ĐỊA ĐIỂM, NGÀY.......... THÁNG......... NĂM..........
BIÊN BẢN SỐ ......................NGHIỆM THU THÀNH PHẦN CÔNG TÁC KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNGCÔNG TRÌNH ......... (TÊN CÔNG TRÌNH KHẢO SÁT) |
|
1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc khảo sát, công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn khảo sát được nghiệm thu).
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ đầu tư .
b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên người người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát xây dựng.
c) Nhà thầu khảo sát xây dựng: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người phụ trách khảo sát trực tiếp.
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... ..........
4. Khối lượng và chất lượng thành phần công tác khảo sát hoàn thành:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
b) Khối lượng khảo sát:
c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm vụ và phương án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu kỹ thuật khảo sát):
d) Các ý kiến khác, nếu có:
5. Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thành phần công tác khảo sát:
- Các ý kiến khác, nếu có:
NGƯỜI PHỤ TRÁCH KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU KHẢO SÁT (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT (nếu có) (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:
Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu có:
PHỤ LỤC SỐ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----------------- ĐỊA ĐIỂM, NGÀY.......... THÁNG......... NĂM..........
BIÊN BẢN SỐ ......................NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNGCÔNG TRÌNH ......... (TÊN CÔNG TRÌNH KHẢO SÁT) |
|
1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn khảo sát được nghiệm thu).
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ đầu tư .
b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát.
c) Nhà thầu khảo sát: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách khảo sát trực tiếp.
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... ..........
4. Khối lượng và chất lượng công tác khảo sát hoàn thành:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
b) Khối lượng khảo sát:
c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm vụ và phương án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu kỹ thuật khảo sát):
d) Các ý kiến khác, nếu có:
5. Kết luận:
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công tác khảo sát để đưa vào lập báo cáo kết quả khảo sát:
- Các ý kiến khác, nếu có:
NHÀ THẦU KHẢO SÁT (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu) |
CHỦ ĐẦU TƯ (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
|
NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT (nếu có) (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
|
Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:
- Biên bản nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường:
- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu có:
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 06/2006/TT-BXD | Hanoi, November 10, 2006 |
CIRCULAR
GUIDING GEO-TECHNICAL SURVEYS IN SERVICE OF SELECTION OF CONSTRUCTION LOCATIONS AND DESIGNING OF WORKS
Pursuant to the Government's Decree No. 36/2003/ND-CP of April 4, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of investment projects on construction of works;
Pursuant to the Government's Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of investment projects on construction of works;
Pursuant to the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, on quality management of construction works;
The Ministry of Construction guides geo-technical surveys in service of selection of construction locations and designing of works as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope of regulation.
This Circular provides guidance on geo-technical surveys in service of selection of construction locations and designing of works irrespective of their investment capital sources, and defines responsibilities of organizations and individuals involved in those surveys.
2. Interpretation of terms.
In this Circular, the terms below are construed as follows:
a/ Geo-technical survey (hereinafter referred to as survey) means part of construction survey conducted to assess the geo-technical conditions, anticipate their changes and impacts on construction works in the process of their construction and use.
Geo-technical survey includes geo-technical survey and geo-technical observation.
b/ Geo-technical conditions include topographical and geo-morphological characteristics; geological structure; tectonic characteristics; hydro-geological characteristics; hydro-meteorological characteristics; petrological composition; physical-mechanical features of soil and rock; and unfavorable natural and geo-technical processes.
c/ Survey site means the place where, during a survey, drilling, excavation and field test (penetration, cut, static compression, transversal compression, permeation experiment, etc.), geo-physical measurement' are carried out.
3. Survey tasks shall be drawn up by design contractors or construction survey contractors at the request of investors. Separate survey tasks shall be drawn up for the selection of construction locations or the designing of works.
Investors who fully meet relevant capability conditions under regulations on construction survey or construction designing of works may themselves draw up survey tasks.
4. Contents of survey tasks shall comply with Article 6 of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, and Points 2.2.1 and 2.3.1., Section 2, Part II of this Circular. Survey tasks are subject to approval by investors and serve as a basis for making plans on survey techniques.
5. Investors shall organize the selection of qualified survey contractors according to regulations to conduct surveys.
6. Plans on survey techniques shall be made by survey contractors and used as a basis for selection of survey contractors. Selected survey contractors shall finalize their plans on survey techniques and submit them to investors for approval before implementing them.
Plans on survey techniques must be compatible with the approved survey tasks and conformable with applied standards and must take into account the volume and nature of survey jobs, the extent of research and complexity of the natural conditions of the survey area or site.
7. Major contents of a plan on survey techniques:
- Grounds on which the plan is made, such as characteristics of the to be-constructed work, survey tasks, geo-technical characteristics, and the extent of existing research on the geo-technical conditions of the construction site;
- Composition and volume of survey work;
- Methods and equipment to be used;
- Applied standards;
- Organization of implementation;
- Implementation schedule;
- Methods of protecting technical infrastructure facilities and related construction works;
- Measures of protecting the environment: water sources, noise, exhaust gas, etc.;
- Cost estimate of survey work.
The contents of the approved plan on survey techniques must be reflected in the survey contract.
During the survey process, if detecting abnormal factors, the survey contractor may propose adjustments or supplements to the contents of the plan on survey techniques without changing the approved survey tasks. Proposals of the survey contractor are subject to approval by the investor.
8. When performing the survey tasks, the survey contractor shall appoint a survey manager who fully meets the capability conditions specified in Article 57 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, and shall notify the investor of the standard conformity laboratory where experiments will be conducted under the latter's supervision.
9. Survey work must be regularly and systematically supervised from commencement to completion by persons with relevant expertise.
10. Survey results must be expressed in a report, which covers an explanation part and annexes. The format and details of such a report shall comply with applied standards.
The contents of the explanation part of a report are stipulated in Clause 1, Article 8 of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004.
A report's annexes may include: a general geological map; a field map on geo-technical and hydro-geological measurements; a map on the topography and location of the survey site; a plan on exploration sites; drill masts; geo-technical cross-sections; charts and results of field experiments such as permeation, penetration, cutting, transversal compression and static load compression experiments, etc.; charts and general tables of the results of mechanical, physical and chemical experiments of soil, rock and water samples in laboratories; documents on hydro-geological and hydro-meteorological explorations; geo-physical charts and cross-sections; a general table of altitudes and coordinates of exploration sites; photo albums and other related materials (if any).
The quantity and contents of documents in the annexes to a report must be compatible with the contents of the conducted survey.
11. The report on survey results must be checked before its take-over by the investor, which is recorded in writing as stipulated in Article 12 of and Appendix 2 to the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004. In case of necessity, the investor may hire another construction designing or survey contractor to comment and evaluate the survey results before accepting the report.
The dossier of take-over of survey results indicated in Appendix 2 to the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, must include a written record on take-over of field survey jobs and a written record on take-over of completed field survey jobs as guided in Appendices 1 and 2 to this Circular (not printed herein).
12. Additional survey work may be conducted only in the cases specified in Article 9 of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004. The investor shall approve additional survey tasks and an additional plan on survey techniques and shall sign an additional survey contract with the survey contractor for performance.
13. Survey work must have contents relevant to the designing steps stated in Section 2, Part II of this Circular. When the geo-technical conditions of the survey site and the technical requirements of the work are not complicated, survey work may be carried out once to serve many designing steps but the survey contents must be reflected in the plan on survey techniques which is subject to approval by the investor.
14. All acts of deception and connivance to distort survey results are forbidden. Investors, survey contractors, design contractors, supervision contractors or individual supervisors shall take responsibility or joint responsibility before law for their performance results; if causing damage, they shall pay compensation for damage caused due to their fault.
II. SURVEYS IN SERVICE OF SELECTION OF CONSTRUCTION LOCATIONS AND DESIGNING OF WORKS
1. Survey for selection of construction locations.
1.1. Survey for selection of a construction location shall be conducted when the geo-technical conditions constitute a major factor decisive to the selection of the construction location of a work. Depending on the complexity of geo-technical conditions and the characteristics of the work to be constructed, part or the whole of survey work stated at Point 1.3, Section 1, Part II of this Circular may be conducted.
1.2. Survey in service of selection of a construction location shall be conducted for all plans under consideration in the area or line where a work is expected to be constructed on the basis of a topographical map of 1:2000, 1:5000, 1:10000 or 1:25000 or smaller scale, depending on the area of the survey site.
1.3. Composition of survey work for selection of location:
a/ Collecting, analyzing and systemizing existing survey documents of the construction area or site;
b/ Inspecting the geo-technical conditions (general survey);
c/ Making geo-technical measurements and drawings;
d/ Conducting geo-technical and hydro-geological explorations;
e/ Conducting geo-physical explorations (when necessary).
1.4. Geo-technical measurement and drawing work in service of selection of a construction location shall be conducted only when necessary, depending on the area and geo-technical conditions of the survey site and the characteristics of the to be-constructed work. The volume and contents of measurement and drawing work must be selected according to the scale of the map to be drawn.
1.5. Geo-technical and hydro-geological exploration work in service of selection of a construction location shall be conducted only with a restricted volume when there are no or insufficient exploration documents or in areas with unfavorable geo-technical conditions.
1.6. The report on survey results should contain an analysis and evaluation of data in all plans under consideration so as to ensure an appropriate location for the construction of the work, a reasonable identification of the positions of key works along the construction line, and proposals on survey jobs and methods for the subsequent designing step.
2. Survey in service of construction designing steps
2.1. General requirements:
2.1.1. The composition and volume of survey work shall be determined based on the designing steps, characteristics of the to be-constructed work, natural conditions of the survey area, the complexity of geo-technical conditions, existing survey documents, etc., while ensuring that all soil and rock layers within the scope of influence of the work's loading capacity will be surveyed. Coordinates and altitudes of survey sites may be assumed but must be measured and linked with the system of coordinates and altitudes of the work or of the national system when necessary.
2.1.2. Composition of survey work in service of designing steps:
a/ Collecting, analyzing and assessing existing survey documents of the construction area; assessing the actual conditions of adjacent construction works which affect the project's works;
b/ Conducting geo-technical measurement and drawing;
c/ Conducting geo-technical and hydro-geological explorations;
d/ Conducting geo-physical explorations (when necessary);
e/ Conducting hydro-geological survey (when necessary);
f/ Studying tectonic characteristics (when necessary);
g/ Testing soil, rock and water samples at laboratory;
h/ Conducting geo-technical observation;
i/ Adjusting and making a report on survey results.
In case of necessity, separate plans on survey techniques may be made for each individual survey job.
2.2. Survey in service of the basic designing step.
2.2.1. The survey tasks must clearly state the characteristics and size of the to be-constructed work, the site and scope of the survey; applied standards and survey timing.
2.2.2. Requirements on survey work in the basic designing step:
a/ Generalization of the geo-technical conditions of the construction area, with special attention paid to discovering the law of distribution in width and depth of weak stratigraphic units, the law of operation of unfavorable natural geological processes such as karst, depression, sliding, upraising, erosion, groundwater, etc.
b/ Assessment of geo-technical conditions of the area where major and heavy works are located.
2.2.3. Positions of survey sites shall be arranged on the following principles:
a/ For concentrated construction works:
- The positions of survey sites shall be arranged in lines or grids perpendicular to and parallel with the directions of the geological structure or axial lines of works. A topographic map normally has a scale of 1:2000, 1:1000 or 1:500 or larger, depending on the area of the land plot on which the work is to be constructed.
- For major works and works with a big loading capacity, the positions of survey sites shall be rationally arranged within the limits of the grounds on which works are to be constructed.
b/ For works constructed in lines:
Survey sites shall be arranged along the center of the line and the typical cross-section in terms of topographic and geo-technical conditions. A topographic map normally has a scale of 1:10000, 1:5000 or 1:2000 or larger, depending on the scope of lines. Additional survey sites should be arranged in the places where the stability of a work is at risk such as weak land, high mountainous or steep places, on a topographic map of 1:2000 or 1:1000 or larger scale.
2.2.4. The number and depths of and distances between survey sites shall be determined according to applied standards and depending on the size of works and the complexity of geo-technical conditions of the area to be surveyed.
2.2.5. In the basic designing step, all survey jobs may be performed to meet the requirements specified at Point 2.2.2, Section 2, Part II of this Circular.
2.2.6. The survey results obtained in the basic designing step must supply all necessary data for determining a plan on: total ground area, ground fill-up, major technical infrastructure facilities, treatment of the base and foundation, major bearing structures of the work; proposed survey methods and areas with unfavorable geological conditions which need to be surveyed in the subsequent designing step.
For works to be constructed in lines, the survey results obtained in the basic designing step must also supply all necessary data for proposing major works along the lines and on typical horizontal and vertical sections along the lines; and must propose a plan for removing major obstacles along the lines and the corridors to ensure the stability of the works.
2.3. Survey in service of the technical designing step (in case of three-step designing) or the designing of the construction drawing (in case of two-step or one-step designing).
2.3.1. Contents of survey tasks: Apart from the contents specified at Point 2.2.1, Section 2, Part II of this Circular, the survey tasks must also include proposing a foundation design plan and anticipating the loading capacity and dimensions of work items.
2.3.2. Survey work in the technical designing step must provide accurate data on the geo-technical conditions of the construction area and work items and identify survey jobs in service of subsequent designing steps.
2.3.3. Principles on the arrangement of exploration sites:
a/ For concentrated construction works:
- Exploration sites shall be arranged within the limits of the construction ground of each work. A topographic map normally has a scale of from 1:1000 to 1:100, depending on the size of works.
b/ For works to be constructed in lines: Exploration sites shall be arranged along the center of the line and the typical cross-section with a higher density than in the preceding designing step in order to obtain more accurate data on the geo-technical conditions of the entire line. A topographic map normally has a scale of from 1:2000 to 1:500 or bigger, depending on the length of the line and the geological complexity of the area to be surveyed. Additional exploration sites should be arranged in the places where the stability of a work is at risk such as weak land, high mountainous or steep places, on a topographic map of 1:1000 or 1:500 or bigger scale.
2.3.4. The number and depths of and distances between exploration sites shall be determined according to applied standards, the technical designing step and the type of works.
2.3.5. Survey work in service of the technical designing step includes drilling, field experiments and laboratory experiments, which are selected to meet the requirements on the treatment of the base, foundation and bearing structures of works.
2.3.6. The survey results obtained in the basic designing step must supply all necessary data for making calculations regarding the treatment of the base, foundation and bearing structures of works with all necessary dimensions; propose construction rational solutions to treating the base, foundation and bearing structures of works, ensuring safety for works and adjacent works.
For works to be constructed in lines, the survey results obtained in the technical designing step must also supply all necessary data for determining works to be constructed along the lines, typical horizontal and vertical cross-sections of all ground layers along the lines, and must decide on a plan for handling major obstacles along the lines and precisely locate the corridors to ensure the stability of works.
2.4. Survey in service of the construction drawing designing step (in case of three-step designing):
2.4.1. Survey in service of the construction drawing designing step (in case of three-step designing) may only be conducted in the following cases:
- The geo-technical conditions are complex or there are abnormal changes which need to be determined precisely in specifically designing the treatment of the base, foundation and bearing structure of the work.
- The position and size of a work are changed; the measures of designing the treatment of the base, foundation and bearing structure of a work are changed.
- The line of works is adjusted or moved.
2.4.2. Survey work in service of the construction drawing designing step includes survey jobs like those required in the technical designing step but gives priority to field experiments and geo-technical observations to meet treatment requirements. When necessary, additional experiments on mechanical and physical indicators of soil and rock and chemical indicators of water may be proposed so as to determine the volume, depth and composition of survey jobs.
2.4.3. Exploration sites shall be arranged on the principles stated at Point 2.3.3, Section 2, Part II of this Circular and in places where additional survey is required. The number and depths of and distances between exploration sites shall be proposed by the designing or construction contractor and are subject to approval by the investor.
2.4.4. The survey results must help identify precisely locations with complex geo-technical conditions or experiencing abnormal geological changes and supply all necessary data for the detailed designing of the treatment of the base, foundation and bearing structures of works and for making decision on rational construction solutions to ensure safety for works and their adjacent works.
III. RESPONSIBILITIES OF ENTITIES IN SURVEY WORKS
1. Responsibilities of investors:
1.1. To manage the quality of survey work through approving survey tasks, plans on survey techniques, organizing survey supervision and taking over reports on survey results according to the provisions in Chapter III of the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004. An investor who has no expertise for performing those tasks may hire organizations or individuals with relevant expertise to perform them.
1.2. To select survey contractors that meet all capability conditions specified in Article 58 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, to conduct survey; to arrange and appoint staffs with relevant expertise to check the capabilities of contractors and survey managers.
1.3. To sign contracts with survey contractors; to assign survey tasks to survey contractors, hand over ground areas to survey contractors and create conditions for them to conduct survey; to make full payments to survey contractors on the basis of the survey volume already performed and checked before take-over.
1.4. To take responsibility for the quality of information and documents relevant to survey work supplied to survey contractors and designing contractors.
1.5. To organize the preservation of survey dossiers.
1.6. When receiving additional survey proposals, if accepting them, to add survey tasks and sign additional survey contracts with survey contractors. When finding it necessary, to consult designing contractors or other survey contractors before accepting those proposals.
2. Responsibilities of survey contractors:
2.1. To draw up survey tasks as requested by investors; to make plans on survey techniques, and make reports on survey results according to the requirements of the designing steps.
2.2. To conduct survey only within their registered business registration scope and when meeting the capability conditions specified in Article 58 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on the basis of the plans on survey techniques already approved by investors and the signed contracts.
2.3. To appoint staffs who meet all relevant capability conditions as survey managers according to Article 57 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005. To arrange sufficient staffs who have relevant professional experience and capability to conduct survey.
2.4. To internally monitor and check plans on survey techniques and reports on survey results before submitting them to investors; to take responsibility to investors and before law for the results of surveys they have conducted.
2.5. To organize internal supervision of the implementation of survey processes according to the approved plans on survey techniques; to fully record the supervision results in the survey diaries.
2.6. When conducting survey, if arises additional survey volume as compared with the approved technical plan, to propose additional survey tasks to investors and to proceed with the survey only after obtaining the approval thereof from investors.
2.7. To ensure safety for people, equipment, technical infrastructure facilities and other construction works in the survey area and site; to protect the environment and preserve the landscape in the survey area; to restore the sites after completion of survey.
2.8. To ensure that machinery and equipment used in survey work conform with standards and be safe when in use according to their designed functions. Not to use gauzing equipment and tools which are not yet tested, with improper uses or not to use them in excess of their designed capacity or not to use those with an expired useful life.
2.9. To organize the preservation of survey dossiers.
2.10. To keep confidential according to regulations documents relevant to survey work which need to be kept confidential.
2.11. To pay compensation for damage caused by their improper performance of approved survey tasks and plans on survey techniques or their improper use of information and documents or improper application of regulations and standards, resulting in wrong survey results and unnecessary survey volume, and for other damage caused due to their faults.
3. Responsibilities of designing contractors:
3.1. To draw up survey tasks in service of designing work to meet the requirements of designing steps.
3.2. To propose additional survey and draw up additional survey tasks when finding that survey data are insufficient for designing work.
3.3. To perform construction designing only on the basis of the reports on survey results already checked and taken over by investors according to regulations.
3.4. To pay compensation for damage caused by their wrong determination of survey tasks, resulting in the need to conduct a new or an additional survey because the results of the conducted survey fail to meet designing requirements or for other damage caused due to their faults.
4. Responsibilities of survey-supervising organizations and individuals:
4.1. To supervise survey work in accordance with investors' requirements expressed in economic contracts.
4.2. To appoint persons with relevant expertise to supervise survey work.
4.3. To check the capability conditions of survey contractors and survey managers and the appropriateness of survey equipment as committed by survey contractors with investors in the bid dossiers or the signed contracts.
4.4. To supervise the survey processes implemented on the field and in laboratories against the approved technical plans.
4.5. To check and take over the completed survey volume as a basis for investors to finalize all payments for survey work.
4.6. To take responsibility to investors and before law for the taken-over survey volume. To pay compensation for damage if failing to find out that survey contractors have improperly carried out the approved plans on survey techniques, resulting in the need to conduct a new or an additional survey because the results of the conducted survey fail to meet designing requirements or for other damage caused due to their faults.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall, within the scope of their responsibilities and powers, direct investors, designing contractors, construction survey contractors, construction survey supervision contractors and related organizations and individuals to perform survey work under the guidance of this Circular.
2. Ministries that manage specialized construction works shall organize the review, revision and promulgation of survey standards suitable to the nature and characteristics of specialized construction works.
3. The Construction Services of provinces and centrally run cities shall act as key bodies assisting provincial-level People's Committee presidents in guiding, overseeing and inspecting investors, designing contractors, construction survey contractors, construction survey supervision contractors and related organizations and individuals in their localities to perform survey work under the guidance in this Circular; and report on a biannual and annual basis report to their provincial-level People's Committees and the Ministry of Construction on the implementation in their localities.
4. Organizations and individuals that commit violations in survey work guided in this Circular shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with law; if causing damage, they shall pay compensation for damage caused due to their faults.
5. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
In the course of implementation, any arising problems should be reported by ministries, branches, localities and related organizations and individuals to the Ministry of Construction for study and settlement
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây