Quyết định 51/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 51/2004/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 51/2004/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/03/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe, Khoa học-Công nghệ, Doanh nghiệp, Chính sách, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định51/2004/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 51/2004/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 51/2004/QĐTTG
NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2004 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 51/2004/QĐ-TTg
ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ)
Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-TW ngày 03 tháng 02 năm 2004 về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Chính phủ xây dựng Chương trình hành động cho hai năm 2004 - 2005 để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 Khóa IX với những nội dung cụ thể như sau:
I. ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN
HÓA CÁC TỔNG CÔNG TY,
DOANH NGHIỆP LỚN
1. Trong quý II/2004, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản pháp quy để bảo đảm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện mở rộng diện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, bao gồm cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành: điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm.
2. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ Danh mục doanh nghiệp nhà nước lớn cần cổ phần hóa (quý II/2004).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước theo hướng mở rộng diện và quy mô các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa (quý II/2004).
4. Bộ Tài chính trình Chính phủ:
a) Sửa đổi Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo hướng: việc mua bán cổ phiếu doanh nghiệp phải được thực hiện công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ, hạn chế số lượng mua cổ phần, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài (quý II/2004).
b) Đề án Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa (gồm cả giá trị sử dụng đất) theo giá thị trường (quý III/2004).
c) Cơ chế, chính sách để các tổng công ty, doanh nghiệp lớn (Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông,...) bán trái phiếu ra thị trường (quý II/2004).
d) Đề án Chuyển các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; đồng thời, ngay trong quý III/2004, thí điểm việc bán, cho thuê từ một đến hai tổng công ty lớn.
5. Trong quý II/2004, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lựa chọn và chỉ đạo thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với một hoặc hai tổng công ty lớn.
6. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng và thẩm quyền phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác cổ phần hóa, kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc để có biện pháp xử lý thích hợp. Kiên quyết thay đổi nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước đối với những doanh nghiệp không chịu cổ phần hóa và công ty hóa; những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên hai năm.
II. CHUYỂN MẠNH SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, ĐẨY NHANH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG
A. HOÀN
THIỆN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Bộ Tài chính chủ trì:
a) Xây dựng đề án Đẩy nhanh việc hoàn thiện và mở rộng hoạt động của thị trường chứng khoán, trình Chính phủ trong tháng 4 năm 2004.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa để niêm yết trên thị trường chứng khoán (quý II/2004).
c) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (quý III/2004).
d) Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và phát triển thị trường giao dịch trái phiếu, trước mắt là trái phiếu Chính phủ.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt Nam, đặc biệt là chính sách lãi suất nhằm vận hành và phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ và thị trường vốn; sửa đổi chính sách quản lý ngoại hối đối với mua bán chứng khoán.
3. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành đề án Thành lập Công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Trước hết, thí điểm thành lập Công ty tài chính ở một số địa phương có nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa (quý II/2004).
4. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam (quý III/2004).
B. PHÁT
TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG
BẤT ĐỘNG SẢN
1. Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đề án Phát triển và quản lý hiệu quả thị trường bất động sản và trong tháng 4 năm 2004 trình Chính phủ.
2. Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (năm 2003).
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án Xóa bao cấp về đất đai; xác định khung giá đất; các cơ chế, chính sách cụ thể về đất đai đối với các dự án thực hiện xã hội hóa.
C. PHÁT TRIỂN MẠNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì:
1. Hoàn thiện đề án Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, báo cáo Chính phủ trong quý IV/2004.
2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách về sử dụng lao động theo hướng mở rộng quyền cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài; bảo đảm lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
3. Xây dựng đề án về Đào tạo nghề. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chấn chỉnh công tác xuất khẩu lao động.
4. Tăng cường năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm, trước hết là xây dựng thí điểm ba Trung tâm giới thiệu việc làm ở ba miền (Bắc, Trung, Nam) để cung ứng lao động cho các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.
5. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích người có chuyên môn giỏi làm việc lâu dài trong các cơ quan nhà nước.
D. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh đề án Hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trình Chính phủ trong quý II/2004.
b) Hoàn thiện đề án Đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ (quý II/2004).
c) Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
d) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi và khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chính sách phát triển công nghệ cao.
đ) Xây dựng đề án Chuyển các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ sang tổ chức hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp (quý IV/2004).
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chính sách để sản phẩm khoa học có thể trở thành hàng hóa.
3. Các Bộ, ngành xây dựng đề án Đổi mới công nghệ trong các ngành kinh tế - xã hội nhằm nâng cao trình độ công nghệ của các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu, tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ.
4. Bộ Thương mại tiếp tục hoàn thiện Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, Luật Chống bán phá giá để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
5. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, ban hành các văn bản theo hướng xóa bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước dưới các hình thức cho vay theo chỉ định, bảo lãnh vay, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, bù lỗ.
6. Chính phủ sớm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định sửa đổi Nghị định số 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
7. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn chỉnh đề án Phát triển dịch vụ công, trình Chính phủ trong quý II/2004.
8. Các Bộ, ngành, địa phương, theo chức năng của mình khẩn trương rà soát, điều chỉnh một số chính sách cần thiết, ban hành một số chính sách mới để hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển mạnh, không hạn chế về quy mô, kể cả doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, đặc biệt là tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiếp cận và mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực,...
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết đất đai làm mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân.
10. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhanh chóng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan, tín dụng.
III. ĐẨY MẠNH THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ; NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ,
HẠN CHẾ THẤT THOÁT VÀ LàNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rà soát và tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2020. Xây dựng quy hoạch kêu gọi vốn ODA thời kỳ 2006 - 2010.
2. Chính phủ sớm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định về công tác quy hoạch.
3. Các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố; quy hoạch phát triển một số ngành quan trọng, một số sản phẩm chủ yếu, đặc biệt là các sản phẩm đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thị trường tiêu thụ để hỗ trợ phát triển. Khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa quy hoạch chung của cả nước, quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh và quy hoạch ngành.
4. Công bố rộng rãi các chiến lược và quy hoạch để các doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn hình thức đầu tư kinh doanh thích hợp.
5. Các Bộ, ngành, địa phương phải coi trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển, coi đó là giải pháp cơ bản để đẩy mạnh đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm rà soát việc huy động vốn đầu tư cho năm 2004, năm 2005 và chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư cho 5 năm tới.
7. Tiếp tục huy động vốn cho cho đầu tư phát triển thông qua việc đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính xây dựng đề án Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển ngành y tế; bảo tồn và chống xuống cấp các di tích văn hóa.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.
10. Mở rộng danh mục được đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại, tín dụng, bảo hiểm, viễn thông, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực,... phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
11. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm hình thành khung pháp lý chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử về chi phí đầu tư và kinh doanh. Chuẩn bị xây dựng Luật Đầu tư chung (bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài).
12. Xây dựng đề án Tăng cường giải ngân vốn ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.
13. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 77/CP ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước.
14. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước.
15. Rà soát lại chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư đối với những dự án lớn đang có nhiều ý kiến khác nhau, kịp thời xác định hướng xử lý và ngăn chặn tiếp diễn các chủ trương đầu tư sai.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư; hoàn thiện Quy chế giám sát của cộng đồng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
17. Tách một số tổ chức giám sát và thi công trực thuộc cùng một cơ quan quản lý nắm giữ lượng vốn lớn của Nhà nước (giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng) để hình thành những tổ chức giám sát độc lập.
18. Thanh tra Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch kiểm tra thất thoát đầu tư theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ; xác định các biện pháp giảm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Trong các báo cáo do các cơ quan thanh tra các cấp thực hiện, cần chỉ rõ tổ chức, cá nhân gây lãng phí và thất thoát vốn.
IV. ĐẨY MẠNH Xà HỘI
HÓA TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC, Y TẾ
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các đề án về xã hội hóa giáo dục.
a) Xây dựng đề án về chuyển một số trường đại học thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập (quý IV/2004).
b) Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
c) Hoàn thiện thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
d) Khẩn trương xây dựng đề án Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (quý III/2004).
đ) Xây dựng đề án Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, cơ cấu lại hệ thống đào tạo; bổ sung, hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, hoàn thiện hệ thống đào tạo thực hành định hướng nghề nghiệp (quý II/2004).
e) Tổng kết, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học và ý kiến của nhân dân.
2. Bộ Y tế, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương xây dựng các đề án về xã hội hóa các hoạt động y tế (quý II/2004).
a) Sửa đổi chế độ viện phí, xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và người trả tiền dịch vụ.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án Huy động vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực; xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, kể cả việc xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế ở các vùng thiên tai, bão, ngập lụt, vùng sâu, vùng xa.
c) Hoàn thiện cơ chế, chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, các đối tượng chính sách; xây dựng chính sách đối với những người bị tác động bởi hậu quả của chất độc màu da cam.
d) Khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp dược, đề án Quản lý thuốc và các giải pháp chống độc quyền trong kinh doanh thuốc chữa bệnh.
V. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT, LỘ TRÌNH HỘI NHẬP, CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN TRONG NƯỚC ĐỂ SỚM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1. Trong năm 2004, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo công tác đàm phán để đạt được mục tiêu gia nhập WTO vào năm 2005.
2. Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan.
a) Tập trung xây dựng Chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế ở các cấp độ: toàn cầu, khu vực và song phương, đặc biệt là chuẩn bị đề án đàm phám gia nhập WTO để báo cáo Chính phủ.
b) Xây dựng các cam kết cuối cùng gia nhập WTO (quý I/2004); xây dựng đề án Thông tin tuyên truyền về WTO, những lợi ích và thách thức của một nước thành viên nhằm tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận trong xã hội về việc nước ta gia nhập WTO.
c) Xây dựng phương án mở cửa thị trường; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định đối với hàng hóa nhập khẩu.
d) Hoàn thành dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách phát triển thương mại - dịch vụ và tổ chức việc triển khai thực hiện sau khi ban hành.
đ) Tiếp tục hoàn thiện hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Sớm công bố lượng hạn ngạch thuế quan và phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2004 chịu sự điều chỉnh của hạn ngạch thuế quan.
e) Sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động kinh doanh các mặt hàng: phân bón, xi măng, sắt thép, hóa chất, vật liệu nổ, xăng dầu, gas, muối, đường, thuốc lá, rượu, thực phẩm tươi sống,...
3. Các Bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, xây dựng các văn bản pháp quy (bao gồm cả các tiêu chuẩn) phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO và yêu cầu hợp lý của các nước thành viên WTO tham gia đàm phán (bao gồm 94 văn bản trong đó có 52 văn bản sửa đổi, bổ sung và 42 văn bản ban hành mới).
VI. XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Trong hai năm tới, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ Chương trình Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tập trung chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo ở các bãi ngang, vùng ven biển, miền núi, vùng dân tộc, vùng nông dân mất đất, thiếu việc làm do lấy đất phát triển giao thông, đô thị, xây dựng khu công nghiệp,...
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh. Xác định các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống của nhân dân ở vùng này.
2. Bộ Thương mại nghiên cứu đề án Phát triển mạng lưới thương nghiệp ở miền núi.
3. Giao Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 135.
4. Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; trình Chính phủ hỗ trợ xây dựng các dự án (trường học, trạm xá, nước sạch, đường vào trung tâm cụm xã, điện) ở những vùng còn thiếu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát lại Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm trong cả nước, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn đói nghèo mới ở mức cao hơn, trình Chính phủ trong quý IV/2004.
6. Xây dựng đề án Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự bình đẳng về cơ hội được bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh tế (quý III/2004).
VII. TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU LỰC
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, ĐÂY LÀ CÔNG VIỆC
TRỌNG TÂM CỦA NĂM 2004
1. Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính; có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về công tác cải cách hành chính tại các phiên họp hàng tháng của Chính phủ, thực hiện ngay từ tháng 3 năm 2004.
2. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các chức năng đã được phân công; tiếp tục soát xét, cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết.
3. Bộ Nội vụ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh về Cán bộ, công chức theo hướng gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả công việc. Xây dựng và thực hiện chương trình và các giải pháp cụ thể phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm siết chặt kỷ cương và kỷ luật hành chính; nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước (quý III/2004).
4. Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng cơ chế để kiểm soát thu nhập, thực hiện triệt để việc kê khai tài sản và thu nhập cá nhân, trước hết là đối với cán bộ có chức, có quyền.
VIII. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện những nội dung chủ yếu đã được nêu ra trong Chương trình hành động của Chính phủ (phụ lục kèm theo), theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình; xây dựng, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án theo sự phân công của Chính phủ. Đặc biệt, cụ thể hóa những việc cần triển khai không cần các đề án, chỉ thị và tổ chức thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2004.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động, kịp thời đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp và tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, ngành được phân công chuẩn bị các chương trình, đề án, chính sách,... chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng và báo cáo kết quả đúng theo tiến độ, thời gian đã quy định tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ IX
(Nội dung những công việc chủ yếu, bao gồm cả nhiệm vụ ghi trong Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ)
STT |
Nội dung công việc |
Hình thức |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Bộ Nội vụ chủ trì |
|
|
|
- Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về Cán bộ, công chức |
|
T 12/2004 |
|
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện cơ chế "một cửa" ở cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn bị thực hiện cơ chế "một cửa" tại cấp xã. |
Kế hoạch triển khai |
Quý I-IV/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp: trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện |
Nghị định |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng đề án tách quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. |
Đề án |
T 12/2004 |
|
- Xây dựng đề án về tiêu chuẩn tuyển chọn giám đốc doanh nghiệp. |
Đề án |
Quý III/2004 |
2 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng khung pháp lý chung (Luật Đầu tư chung) cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Dự thảo Luật |
Quý III/2004 |
|
- Cải thiện môi trường đầu tư (bao gồm triển khai Sáng kiến chung Việt - Nhật). |
Đề án |
|
|
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp và Tổng công ty nhà nước. |
Nghị định, Quyết định |
Quý II/2004 |
|
- Tổng kết thí điểm việc chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Đề án tổng kết |
Quý IV/2004 |
|
- Rà soát, xác định các chính sách cần điều chỉnh, ban hành mới hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng và ban hành Quy chế giám sát, đánh giá đầu tư, bao gồm cả phần giám sát của cộng đồng. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng đề án thanh tra kế hoạch và đầu tư, triển khai thực hiện đề án khi được thông qua. |
Thông tư |
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp sản phẩm công ích và dịch vụ công. |
Nghị định |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng quy hoạch vốn ODA thời kỳ 2006 - 2010 và Đề án nâng cao khả năng giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn ODA; tăng cường giám sát đầu tư nguồn vốn ODA. |
Quy hoạch, Thông tư |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế để tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư từ các nước có thị trường vốn đầu tư lớn, những tập đoàn xuyên quốc gia; hướng mạnh vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. |
Nghị định, Quyết định |
Quý II/2004 |
|
- Hướng dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa để niêm yết trên thị trường chứng khoán. |
|
Quý II/2004 |
|
- Điều chỉnh, bổ sung danh mục gọi vốn FDI trong lĩnh vực thương mại, tín dụng, viễn thông, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, sản xuất xi măng; đa dạng hóa các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. |
Danh mục |
Quý III/2004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/CP về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; rà soát quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. |
Nghị định, Báo cáo tổng kết |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng chính sách điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trong từng ngành, từng vùng. |
Nghị định hoặc Quyết định |
Quý IV/2004 |
|
- Sửa đổi bổ sung Nghị định số 77/CP về ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước. |
Nghị định |
Quý IV/2004 |
|
- Rà soát việc huy động vốn đầu tư cho năm 2004 và 2005, chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư cho 5 năm tới |
Đề án |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng đề án huy động các nguồn đầu tư bảo tồn và chống xuống cấp các di tích văn hóa và phát triển ngành y tế. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh |
Đề án |
Quý III/2004 |
3 |
Bộ Tài chính chủ trì |
|
|
|
- Thực hiện chuyển các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo chế độ công ty dưới hình thức Công ty trách nhiễm hữu hạn một thành viên. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng đề án xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo giá thị trường gồm cả giá trị sử dụng đất). |
Đề án |
Quý III/2004
|
|
- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, mở rộng và thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán. |
Đề án |
Quý II/004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần để gắn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với niêm yết trên thị trường chứng khoán. |
Thông tư |
Quý II/2004 |
|
- Hoàn thành đề án thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước, thực hiện thí điểm ở một số địa phương có nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về ưu đãi thuế đối với các hoạt động chứng khoán. |
Nghị định, Thông tư |
Quý III/2004 |
|
- Bổ sung, sửa đổi Quyết định số 146/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. |
Quyết định |
Quý III/2004 |
|
- Sửa đổi quy định về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước; chọn ít nhất một đến hai Tổng công ty lớn thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. |
|
Quý II/2004 |
|
- Thực hiện thí điểm việc bán, cho thuê từ một đến hai Tổng công ty lớn |
|
|
|
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản để xóa bỏ bảo hộ bất hợp lý bằng hình thức cho vay theo chỉ định, bảo lãnh vay, khoanh nợ, xóa nợ, dãn nợ, bù lỗ chuyển vốn vay thành vốn ngân sách... |
Quyết định |
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng đề án Luật sử dụng vốn nhà nước vào kinh doanh. |
Đề án Luật |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước và quy chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. |
Nghị định |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế tài chính phục vụ sắp xếp và phát triển nông lâm trường quốc doanh. |
Quyết định |
Quý I/2004 |
|
- Sửa đổi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu |
Nghị định |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng đề án xóa bao cấp về đất đai; xác định khung giá đất, các cơ chế, chính sách về đất đai |
Đề án |
Năm 2004 |
|
- Xây dựng Quy chế bảo lãnh của Chính phủ. |
Nghị định |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng đề án về bảo hiểm tương hỗ |
Đề án |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Nghị định |
Quý II/2004 |
|
- Sửa đổi Nghị định số 90/CP về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. |
Nghị định |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng danh mục hàng hóa cắt giảm thuế của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và đối với hàng nông sản nhạy cảm cao trong AFTA |
Nghị định |
Quý IV/2004 |
|
- Sửa đổi Nghị định số 73/CP về chính sách xã hội hóa |
Nghị định |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng cơ chế quản lý giá thuốc phòng và chữa bệnh cho người |
Nghị định |
Quý III/2004 |
4 |
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng Nghị định quản lý phát hành và giao dịch chứng khoán chưa niêm yết. |
Nghị đinh |
Quý III/2004 |
|
- Đưa Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội - thị trường giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng đề án thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán, cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký và thành toán chứng khoán cho chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
5 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì |
|
|
|
- Hướng dẫn các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu. |
Quyết định |
Quý III/2004 |
|
- Thực hiện giai đoạn hai dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ. |
|
|
- Bổ sung, sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ. |
|
|
- Xây dựng đề án về lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ. |
|
|
- Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt Nam |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
6 |
Bộ Công nghiệp chủ trì |
|
|
|
- Thực hiện Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao: dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, tin học, vật liệu xây dựng… |
Chỉ thị, Thông tư |
Quý II/2004 |
|
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành công nghiệp chủ chốt đến năm 2010, trong đó chú trọng phát triển ngành cơ khí chế tạo và một số ngành công nghiệp mũi nhọn tạo bước đột phá. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Thực hiện đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản theo Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg. |
Đề án |
Quý II/2004 |
7 |
Bộ Xây dựng chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án về giải pháp chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong xây dựng, tăng cường quản lý chất lượng xây dựng. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng đề án phát triển và quản lý hiệu quả thị trường bất động sản (thị trường nhà ở, thị trường đất đai). |
Đề án |
4/2004 |
|
- Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản. |
Dự thảo Luật |
Năm 2005 |
|
- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. |
Quy định |
Năm 2004 |
|
- Chỉ đạo quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn. |
Chỉ thị |
Năm 2004 |
|
- Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng. |
Nghị định |
2004-2005 |
8 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm . |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng đề án đổi mới quản lý ngành lâm nghiệp. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
9 |
Bộ Thuỷ sản chủ trì |
|
|
|
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản; ban hành quy định về vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn. |
Báo cáo tổng kết, nghị định |
Quý III/2004 |
|
- Triển khai thực hiện việc thu hồi nợ và nâng cao hiệu quả Chương trình đánh cá xa bờ theo Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg. |
Đề án |
Quý III/2004 |
10 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng chính sách tạo điều kiện về mặt bằng cho khu vực kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. |
Nghị định |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (năm 2003). |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xóa bỏ bao cấp về đất, chống đầu cơ trục lợi, kích cầu ảo, chiếm dụng trái phép, lãng phí đất đai. |
Quyết định, Thông tư |
Quý II/2004 |
|
- Rà soát công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất ven đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp. |
Báo cáo tổng kết |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng quy chế giá đất theo nguyên tắc thị trường. |
Quy chế |
|
|
- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về đất đai đối với dự án thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. |
Quyết định |
|
11 |
Bộ Thương mại chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ và xuất khẩu; phương án hỗ trợ cần thiết đối với những hàng hóa cần đẩy mạnh xuất khẩu. |
Đề án Quyết định |
Quý II/2004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động kinh doanh các mặt hàng: phân bón, xi măng, sắt thép, hóa chất, vật liệu nổ, xăng dầu, gas, muối, đường, thuốc lá, rượu, thực phẩm tươi sống,... |
Quyết định, Thông tư |
|
|
- Thực hiện các Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Rà soát lại quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, các tỉnh và thành phố trọng điểm. |
Báo cáo tổng kết |
Quý III/2004 |
|
- Đẩy mạnh việc phát triển thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng các Trung tâm thương mại miền núi. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác điều tiết, điều hành vĩ mô về cung - cầu thị trường, giá cả các mặt hàng trọng yếu. |
Nghị định, Thông tư |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng các cam kết cuối cùng gia nhập WTO |
|
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng lộ trình đàm phán ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, đa phương và song phương |
Chiến lược |
Quý I/2004 |
|
- Hoàn thiện Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền kinh doanh và Luật Chống bán phá giá trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội |
|
T 4/2004 |
|
- Hoàn thiện hạn ngạch thuế quan và phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2004. |
Quyết định |
Quý II/2004 |
|
- Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình hội nhập. |
Nghị định, Quyết định |
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng hệ thống các biện pháp bảo hộ phi thuế phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế |
Nghị định, Quyết định |
Quý III/2004 |
12 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Hoàn thiện đề án đổi mới cơ bản chương trình giáo dục phổ thông và phương thức thi cử. |
Đề án |
Quý I/2005 |
|
- Xây dựng các văn bản chỉ đạo việc thực hiện giảm hợp lý nội dung, chương trình học cho phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. |
Đề án |
Quý I/2005 |
|
- Xây dựng đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thời kỳ 2004 - 2010 |
Quyết định |
Quý II/2004 |
|
- Tổng kết, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo, phân tích nghiêm túc ý kiến của các nhà khoa học và ý kiến nhân dân . |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Hoàn thiện đề án xã hội hóa giáo dục, chú ý các giải pháp về khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục, đào tạo. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Đề án chuyển một số cơ sở giáo dục đại học thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
|
- Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, cơ cấu lại hệ thống đào tạo và bổ sung, hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, hoàn thiện hệ thống đào tạo thực hành định hướng nghề nghiệp. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng tiêu chuẩn điều kiện đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo đại học làm cơ sở cấp phép; soát xét lại danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài. |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Quý I/2004 |
13 |
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì |
|
|
|
- Đề án hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Đề án về đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Đề án chuyển các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
|
- Đề án huy động vốn đầu tư cho các khu công nghệ cao và phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. |
Nghị định |
Quý III/2004 |
|
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. |
Nghị định |
Quý IV/2004 |
14 |
Bộ Y tế chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án và đề xuất cơ chế đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhằm hoàn chỉnh mạng lưới y tế cơ sở, huy động các nguồn lực và vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và bệnh viện khu vực. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp dược. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Đề án sản xuất và quản lý thuốc, các giải pháp chống độc quyền kinh doanh thuốc. |
Đề án |
Quý I/2004 |
|
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách. |
Nghị định |
Năm 2004 |
|
- Xây dựng và hoàn thiện đề án xã hội hóa về công tác y tế. |
Đề án |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng đề án viện phí. |
Sửa đổi Nghị định 95 |
|
15 |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án phát triển thị trường lao động, tăng cường năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng chuẩn nghèo mới làm căn cứ xây dựng Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. |
Quyết định |
Quý IV/2004 |
|
- Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và việc làm, đặc biệt chú trọng tới vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển. |
Kế hoạch triển khai |
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng đề án cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp. |
Đề án |
Quý III/2004 |
|
- Bổ sung, sửa đổi Nghị định số 105/2003/NĐ-CP về sử dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. |
Nghị định, Thông tư |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy nghề. |
Đề án |
Năm 2004 |
|
- Xây dựng đề án phát triển đào tạo nghề cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
16 |
Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì |
|
|
|
- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo trong các lĩnh vực văn hóa. |
Nghị định, Quyết định |
|
|
- Hoàn chỉnh quy hoạch đầu tư xây dựng bảo tồn các di tích văn hóa và di tích lịch sử; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư và phân cấp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động thuộc lĩnh vực này. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Hoàn chỉnh Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược thông tin đến năm 2010 |
Chiến lược |
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng đề án tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. |
Đề án |
Quý III/2004 |
17 |
ủy ban Dân tộc chủ trì |
|
|
|
- Chuẩn bị nội dung sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình 135. |
|
Quý I/2004 |
|
- Xây dựng dự án Luật Dân tộc. |
|
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng đề án đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc. |
Đề án |
Quý III/2004 |
18 |
Tổng cục Du lịch chủ trì |
|
|
|
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2001 - 2010. |
Quy hoạch |
Quý II/2004 |
19 |
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam |
|
|
|
- Hoàn chỉnh đề án quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận. |
|
|
20 |
Bộ Công an chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới vào Việt Nam. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách và giải pháp đẩy mạnh phòng chống tệ nạn xã hội. |
Quyết định |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng thực hiện phương án công tác công an phục vụ quá trình thực hiện Hiệp định thương mại ViệtNam - Hoa Kỳ. |
Kế hoạch |
Quý II/2004 |
21 |
Bộ Quốc phòng chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng, bổ sung các phương án, kế hoạch phòng ngừa, chủ động ngăn chặn mọi âm mưu thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong mọi tình huống. |
Chỉ thị, phương án |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng đề án giúp Lào, Căm-pu-chia tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. |
Đề án |
Quý III/2004 |
22 |
Bộ Ngoại giao chủ trì |
|
|
|
- Tổ chức thực hiện thành công Hội nghị ASEM 5 |
Các Bộ, ngành liên quan |
|
23 |
Bộ Giao thông vận tải chủ trì |
|
|
|
- Triển khai mạnh mẽ các giải pháp chống ách tắc giao thông đô thị, giảm tai nạn giao thông. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
|
- Xây dựng giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh và lộ trình thực hiện đối với ngành hàng hải, hàng không. |
Chỉ thị, Thông tư |
Quý III/2004 |
24 |
Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì |
|
|
|
- Xây dựng giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh và lộ trình thực hiện ngành Bưu chính, Viễn thông. |
Chỉ thị, Thông tư |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010. |
Quyết định |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. |
Quyết định |
Quý IV/2004 |
|
- Xây dựng Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử. |
Nghị định |
Quý IV/2004 |
25 |
Tổng cục Thống kê chủ trì |
|
|
|
- Đề án cải thiện dịch vụ cung cấp thông tin thống kê. |
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
26 |
Thanh tra Nhà nước chủ trì |
|
|
|
- Tiếp tục tiến hành kiểm tra, thanh tra việc quản lý xây dựng và sử dụng đất tại một số địa phương.
|
Theo Nghị quyết 01/2004/NQ-CP của Chính phủ |
|
27 |
Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp |
|
|
|
- Danh mục doanh nghiệp nhà nước lớn cần cổ phần hóa. |
Danh mục |
Quý II/2004 |
|
- Xây dựng kế hoạch mở rộng diện doanh nghiệp cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết TW 9 |
Kế hoạch |
Quý III/2004 |
|
- Xây dựng đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, phân định rõ mối quan hệ sản xuất, kinh doanh, tài chính, tín dụng giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. |
Đề án |
Quý IV/2004 |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 51/2004/QD-TTg | Hanoi, March 31, 2004 |
DECISION
PROMULGATING THE GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION OF THE 9TH PLENUM OF THE PARTY CENTRAL COMMITTEE, THE IXTH CONGRESS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Resolution of the 9th plenum of the Party Central Committee, the XIth Congress, on a number of major undertakings, policies and solutions to successfully implement the Resolution of the IXth National Party Congress;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Government's Action Program for implementation of the Resolution of the 9th plenum of the Party Central Committee, the XIth Congress, on a number of major undertakings, policies and solutions to successfully implement the Resolution of the IXth National Party Congress.
Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER] |
GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM
FOR IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION OF THE 9TH PLENUM OF THE PARTY CENTRAL COMMITTEE, THE IXTH CONGRESS
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 51/2004/QD-TTg of March 31, 2004)
The 9th Plenum of the Party Central Committee (the IXth Congress) promulgated Resolution No. 34/NQ/TW of February 3, 2004 on a number of major undertakings, policies and solutions to successfully implement the Resolution of the IXth National Party Congress. The Government drew up the 2004-2005 two-year action program for implementation of the Resolution of the 9th plenum of the Party Central Committee (the IXth Congress), with the following specific contents:
I. STEPPING UP EQUITIZATION OF BIG CORPORATIONS, ENTERPRISES
1. In the second quarter of 2004, the Ministry of Finance and other concerned ministries and branches shall expeditiously study, amend and supplement regulatory documents to ensure legal bases for equitizing big State enterprises, including a number of big corporations and enterprises in the electricity, metallurgy, mechanics, chemical, fertilizer, cement, construction, land transport, river transport, air transport, maritime transport, telecommunications, banking and insurance industries.
2. The Steering Committee for Enterprise Renewal and Development shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies in submitting to the Prime Minister a list of big State enterprises to be equitized (in the 2nd quarter of 2004).
3. The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister amendments and supplements to Decision No. 58/2002/QD-TTg, which promulgates classification criteria and list of classified State enterprises and corporations, along the direction of expanding the categories and numbers of State enterprises to be equitized (in the 2nd quarter of 2004).
4. The Ministry of Finance shall submit to the Government:
a/ Amendments to Decree No. 64/2002/ND-CP on transformation of State enterprises into joint-stock companies along the direction that enterprise stocks must be publicly traded on the market, putting an end to the situation of closed equitization within enterprises and restrictions on the quantity of purchased shares, even those purchased by foreign investors (in the 2nd quarter of 2004).
b/ A scheme on valuation of assets of equitized State enterprises (including the value of land use rights) according to the market prices (in the 3rd quarter of 2004).
c/ Mechanisms and policies for big corporations and enterprises (electricity corporation, cement corporation, post and telecommunications corporation...) to sell shares on the market (in the 2nd quarter of 2004).
d/ A scheme on the shift of enterprises where the State holds 100% of capital to operate as one-member limited liability companies; concurrently, immediately in the 3rd quarter of 2004, one or two big corporations shall be experimentally sold or leased.
5. In the 2nd quarter of 2004, the Ministry of Finance shall coordinate with the concerned ministries and branches in selecting one or two big corporations and directing them to issue enterprise bonds.
6. Ministries, branches and localities shall, according to their respective functions and jurisdictions, have to intensify their direction, examination and evaluation of the work of equitization to promptly detect problems and obstacles so as to come up with appropriate solutions thereto. To determinedly change key personnel of those State enterprises which refuse to be equitized and companized or which operate at a loss for more than 2 years.
II. VIGOROUS SHIFT TO THE MARKET MECHANISM, ACCELERATING SYNCHRONOUS DEVELOPMENT OF MARKETS OF ALL TYPES
A. IMPROVEMENT AND EXPANSION OF THE OPERATION OF THE SECURITIES MARKET
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for:
a/ Formulating a scheme on accelerating the improvement and expansion of the operation of the securities market, then submitting it to the Government in April 2004.
b/ Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in guiding the equitization of foreign-invested enterprises for listing on the securities market (in the 2nd quarter of 2004).
c/ Coordinating with Vietnam State Bank in guiding joint-stock commercial banks to list their shares on the securities market (in the 3rd quarter of 2004).
d/ Coordinating with the concerned branches in establishing and developing a market for trading in bonds, particularly Government bonds for the immediate future.
2. Vietnam State Bank shall implement flexible monetary policies to stabilize the internal and external purchasing powers of the Vietnamese currency, especially the interest rate policy, in order to operate and synchronously develop the monetary market and capital market; revise the foreign exchange management policy regarding securities purchase and sale.
3. The Ministry of Finance shall expeditiously complete a scheme on establishment of State-run financial investment companies. First of all, to experimentally set up financial companies in some localities where exist many equitized enterprises (in the 2nd quarter of 2004).
4. The Ministry of Finance shall study and submit to the Prime Minister amendments to Decision No. 146/2003/QD-TTg on the percentage of foreign parties' participation in Vietnam's securities market (in the 3rd quarter of 2004).
B. DEVELOPMENT AND EFFECTIVE MANAGEMENT OF THE REAL ESTATE MARKET
1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for elaborating a scheme on development and effective management of the real estate market for submission to the Government in April 2004.
2. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for formulating, together with the Ministry of Natural Resources and Environment, a law on real estate business.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall submit soon to the Government for promulgation decrees guiding the (2003) Land Law.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, formulating a scheme on abolition of land-related subsidies; determining the land price bracket; specific land mechanisms and policies towards socialized projects.
C. STRONG DEVELOPMENT OF THE LABOR MARKET
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for:
1. Finalizing a scheme on boosting the development of the labor market and reporting it to the Government in the 4th quarter of 2004.
2. Studying amendments and supplements to the policies on labor employment along the direction of expanding the enterprises' rights to recruit laborers, especially foreign laborers; ensuring the interests of laborers and employers.
3. Elaborating a scheme on vocational training. Expanding the labor export market and reorganizing labor export activities.
4. Enhancing the capacity of job placement centers, first of all experimentally build three job placement centers in three regions (northern, central and southern) to supply labor for key national economic regions.
5. Formulating mechanisms and policies to encourage talented professionals to work for a long term in State agencies.
D. DEVELOPMENT OF THE SCIENCE AND TECHNOLOGY MARKET
1. The Ministry of Science and Technology shall:
a/ Study, supplement and finalize a scheme on formation and development of the science and technology market in order to raise the competitiveness of enterprises, then submit it to the Government in the 2nd quarter of 2004.
b/ Finalize a scheme on renewing the science and technology management mechanism (in the 2nd quarter of 2004).
c/ Formulate and implement documents on protection of industrial property rights.
d/ Formulate mechanisms and policies on special preferences and incentives for all domestic economic sectors and foreign organizations, enterprises and individuals that invest in scientific and technological research, application and transfer in production and business, especially policies on high-tech development.
e/ Elaborate a scheme on shifting scientific and technological research and development institutions to operate under the mechanism applicable to enterprises (in the 4th quarter of 2004).
2. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Science and Technology in formulating policies to turn scientific products into commodities.
3. Ministries and branches shall formulate schemes on technological renewal in the socio-economic branches in order to raise the technological level of key manufacturing industries and services, enhancing scientific and technological potentials.
4. The Ministry of Trade shall continue finalizing the Law on Competition and Business Monopoly Control and the Anti-Dumping Law before presenting them to the Government for consideration and submission to the National Assembly.
5. The Ministry of Finance and Vietnam State Bank shall study, amend and promulgate documents aiming to end all subsidies for State enterprises in the forms of mandated lending, loan guaranty, debt freezing, debt rescheduling, debt writing-off and loss offsetting.
6. The Government shall soon promulgate, and organize the implementation of, a decree amending Decree No. 43/1999/ND-CP on the State's development investment credit.
7. The Ministry of Finance shall expeditiously complete a scheme on development of public services and submit it to the Government in the 2nd quarter of 2004.
8. Ministries, branches and localities shall, according to their respective functions, expeditiously review and adjust a number of necessary policies, and issue new policies to support the vigorous development of the private economy without restricting the size of private enterprises, and especially create opportunities for enterprises to have access to credit capital sources, transfer of new technologies, to approach and expand their markets, and train human resources...
9. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate policies to create favorable conditions for clearance of land to be used as production grounds for enterprises, especially those in the collective and private economic sectors.
10. The Ministry of Finance and Vietnam State Bank shall rapidly simplify administrative procedures, especially in the tax, customs and credit domains.
III. STEPPING UP ATTRACTION OF DIFFERENT INVESTMENT CAPITAL SOURCES FOR ECONOMIC GROWTH; RAISING INVESTMENT EFFICIENCY, LIMITING LOSSES AND WASTES IN INVESTMENT
1. The Ministry of Planning and Investment shall organize the review and synthesis of the national socio-economic development plannings and plannings on key economic regions till 2020. To draw up a planning on calling for ODA capital in the 2006-2010 period.
2. The Government shall soon promulgate and implement a decree on planning work.
3. Ministries, branches and localities shall amend and supplement overall socio-economic plannings, plannings on economic regions, key economic regions, overall socio-economic development plannings of provinces and centrally-run cities; development plannings of a number of crucial branches and a number of key products, particularly products with a high growth rate and outlets for development assistance. To end inconsistencies between the national plannings and regional, provincial and branch plannings.
4. To publicize widely strategies and plannings so that enterprises may decide on their own appropriate forms of investment and business.
5. Ministries, branches and localities must attach importance to attracting development investment capital sources, considering it a basic solution to step up investment, contributing to boosting economic growth.
6. The Ministry of Planning and Investment shall soon review the mobilization of investment capital for 2004 and 2005 and prepare for the elaboration of plans on mobilization of investment capital for the next five years.
7. To continue mobilizing capital for development investment through increasing the issuance of enterprise bonds, Government bonds and urban bonds.
8. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for formulating, jointly with the Ministry of Finance, a scheme on mobilization of various investment capital sources for development of the health service; conservation and counter-degradation of cultural relics.
9. The Ministry of Planning and Investment shall study amendments and supplements to mechanisms and policies to generate a fundamental progress in attracting direct foreign investment capital, specially from transnational conglomerates.
10. To expand the list of domains where foreign investment is permitted, such as commerce, credit, insurance, telecommunications, advertisement, training of human resources... to suit the international economic integration roadmap.
11. To coordinate with the concerned ministries and branches in soon creating a common legal framework for domestic and foreign enterprises, first of all eliminating all forms of discrimination in terms of investment and business costs. To prepare for formulating a common investment law (covering both domestic and foreign investment).
12. To formulate a scheme on stepping up ODA capital disbursement and raising the efficiency of the use of ODA capital.
13. To study amendments to the Government's Decree No. 77/CP of June 18, 1997, which promulgates the Regulation on Investment under Build-Operate-Transfer (BOT) Contracts, for application to domestic investment.
14. Ministries, branches and localities shall strictly implement the Prime Minister's Directive No. 29/2003/CT-TTg of December 23, 2003 on reorganizing the management of investment and construction with the State capital sources.
15. To review the undertakings and efficiency of investment in big projects on which opinions remain divergent, promptly determine the handling orientations and prevent further wrong investment undertakings.
16. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding, examining, supervising and evaluating investment activities; finalize the Regulation on Community Supervision of projects invested with the State capital, then submit it to the Prime Minister for promulgation.
17. To separate a number of supervisory and construction organizations under the same management agencies which hold enormous State capital amounts (communications, irrigation, civil construction) in order to form independent supervisory organizations.
18. The State Inspectorate shall coordinate with the ministries, branches and localities in evaluating the implementation of the plans on examination of investment losses according to the directives of the Political Bureau and the Prime Minister, determining measures to reduce losses and wastes in investment and construction. Reports made by the inspection agencies at all levels should clearly point to organizations and individuals that have caused capital losses and/or wastes.
IV. INTENSIFYING SOCIALIZATION IN THE EDUCATION AND HEALTH DOMAINS
1. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance shall coordinate with the concerned agencies in formulating schemes on education socialization.
a/ To formulate a scheme on transforming a number of public universities into non-public ones (in the 4th quarter of 2004).
b/ To adopt policies to encourage all other economic sectors to invest in the education and training domain.
c/ To finalize a circular guiding the implementation of Decree No. 06/2000/ND-CP of March 6, 2000 on international cooperation in the domains of medical examination and treatment, education and training, and scientific research.
d/ To expeditiously formulate a scheme on renewing, and enhancing the capacity of, State management in the education and training domain (in the 3rd quarter of 2004).
e/ To formulate a scheme on better structuring the national education system, restructuring the training system; supplementing and improving the network of universities, colleges, and improving the system of vocational practice and orientation training (in the 2nd quarter of 2004).
f/ To review and evaluate the quality of education and training; organize wide consultation of educators, scientists and the public.
2. The Ministry of Health and the Ministry of Finance shall coordinate with the concerned agencies and all localities in formulating schemes on socialization of medical activities (in the 2nd quarter of 2004).
a/ To amend the regulations on hospital charges, eliminate discrimination in medical examination and treatment according to the medical insurance regime and payers of service charges.
b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in formulating a scheme on mobilizing capital for upgrading provincial general hospitals and regional hospital; build, renovate and upgrade the grassroots healthcare networks, including the building of medical examination and treatment establishments and provision of medical equipment in areas prone to natural disasters, typhoons or floods, remote and deep-lying areas.
c/ To finalize mechanisms and policies on medical examination and treatment for the poor, social policy beneficiaries; formulate policies toward people affected by Agent Orange.
d/ To expeditiously formulate a planning on development of the pharmaceutical industry, a scheme on management of medicines, and solutions to combat monopoly in the medicine business.
V. INTEGRATING IN THE INTERNATIONAL ECONOMY AND MATERIALIZING COMMITMENTS, INTEGRATION ROADMAP, PREPARING DOMESTIC CONDITIONS FOR EARLY ACCESSION TO THE WORLD TRADE ORGANIZATION (WTO)
1. In 2004, the Government shall focus on directing negotiations so as to achieve the objective of accession to WTO by 2005.
2. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and collaborate with the concerned ministries and branches in:
a/ Concentrating efforts on formulating a general strategy for international economic integration at the global, regional and bilateral levels, particularly on preparing a scheme on negotiations for Vietnam's accession to WTO and reporting it to the Government.
b/ Elaborating final commitments to Vietnam's accession to WTO (in the 1st quarter of 2004); formulating a scheme on popularizing information on WTO, benefits and challenges of a member country in order to raise the society's understanding and consensus on the country's accession to WTO.
c/ Drawing up a plan on opening the market; elaborating technical standards and regulations for imports.
d/ Finalizing a draft governmental decree on commerce and service development policies and organizing the implementation of the decree after it is promulgated.
e/ Continuing to improve the customs tariffs on imports. Announcing soon customs quotas and modes of execution of customs quotas for imports which are regulated by customs quotas in 2004.
f/ Amending and supplementing regulations on activities of dealing in such goods items as fertilizer, cement, iron and steel, chemicals, explosive materials, petrol and oil, gas, salt, sugar, cigarette, alcohol, fresh food...
3. Ministries and branches shall expeditiously review, amend and promulgate regulatory documents (including standards) according to the requirements of international economic integration, especially WTO regulations and reasonable requirements of WTO member countries participating in negotiations (94 documents, of which 52 to be revised and 42 to be promulgated).
VI. HUNGER ERADICATION, POVERTY ALLEVIATION, EMPLOYMENT
In the coming two years, to continue vigorously implementing the hunger eradication and poverty alleviation program, especially focusing on directing the hunger eradication and poverty alleviation in alluvials, coastal areas, mountainous areas, ethnic minority areas, rural areas where farmers are underemployed or have their land recovered for traffic or urban development or construction of industrial parks.
1. The Ministry of Planning and Investment shall formulate a scheme on socio-economic development in the region to the west of Ho Chi Minh Road. To determine policies on supports for farmers to develop production, exchange goods and market products, thereby improving the living standards of people in this area.
2. The Ministry of Trade shall study a scheme on development of a trade development network in mountainous areas.
3. To assign the Nationality Committee to coordinate with the concerned ministries, branches and localities in reviewing five years' implementation of Program 135.
4. Ministries, branches and localities shall assess the actual conditions of essential infrastructures in difficulty-hit areas, deep-lying areas and remote areas; propose the Government to support the building of public-utility facilities (schools, health stations, clean water, roads leading to the centers of commune clusters, electricity) in areas where such facilities do not exist.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall review the hunger eradication, poverty alleviation and employment program nationwide, serving as a basis for formulating new poverty standards at a higher level, then submit them to the Government in the 4th quarter of 2004.
6. To formulate a scheme on reforming the social insurance system, especially unemployment insurance, thereby creating equality in social insurance opportunities for laborers in all economic sectors (in the 3rd quarter of 2004).
VII. FOCUSING ON THE SETTLEMENT OF A NUMBER OF URGENT ISSUES IN ADMINISTRATIVE REFORM, RAISING THE EFFECTIVENESS OF CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT, WHICH ARE ALL CENTRAL TASKS OF 2004
1. The Ministry of Home Affairs and the Government's Steering Committee for Administrative Reform shall urge ministries, branches and localities to implement the overall administrative reform program; have responsibility to sum up and report to the Government on the administrative reform work at the Government's monthly meetings immediately from March 2004.
2. Ministries, branches and localities shall have to well organize the performance of their assigned functions; continue reviewing and abolishing unnecessary administrative procedures.
3. The Ministry of Home Affairs shall study amendments and supplements to the Ordinance on Public Employees along the direction of linking personal responsibility to work results. To formulate and implement the programs and specific measures to prevent and combat corruption and red tape, practice thrift and combat wastefulness; create a mechanism of examination and supervision to tighten administrative rules and discipline; raise the quality and qualifications of the contingent of public employees (in the 3rd quarter of 2004).
4. The Ministry of Home Affairs shall, together with the Ministry of Finance, study and create a mechanism to control incomes and thoroughly effect the declaration of personal property and incomes, first of all among officials.
VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. On the basis of further concretizing and implementing the principal contents of the Government's program of action (see the enclosed appendix), according to their assigned functions and tasks, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall personally direct the formulation of their programs of action; formulate, review, supplement and complete plannings, policies, programs and projects according to the Government''s assignment. Particularly, to determine activities which can be carried out without schemes, direct and organize the implementation thereof immediately in the first months of 2004.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall focus on directing, intensifying the examination of, and urging the implementation of the program of action, propose in time appropriate solutions and policies and sum up the situation for reporting to the Prime Minister.
3. Ministries and branches, which have been assigned to prepare programs, schemes, policies..., shall take initiative in coordinating with the concerned agencies in studying and formulating such programs, schemes and policies and reporting on the results thereof according to the prescribed schedules at the Government's regular meetings.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây