Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

thuộc tính Nghị định 122/2021/NĐ-CP

Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:122/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Lê Minh Khái
Ngày ban hành:28/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 2022, phạt tiền VPHC trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư tối đa 500 triệu đồng

Ngày 28/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Theo quy định mức mới, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư vẫn gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên mức phạt tiền tối đa có sự thay đổi lên tới 500 triệu đồng trong lĩnh vực quy hoạch, 300 triệu đồng trong lĩnh vực đầu tư, đấu thấu; lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100 triệu đồng.
Mức phạt tiền quy định nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Với cá nhân vi phạm cùng một hành vi thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt so với tổ chức. Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 1 năm; lĩnh vực quy hoạch là 2 năm.
Đáng lưu ý là mức phạt vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tăng tăng lên gấp đôi so với mức hiện hành. Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng thay vì mức từ 10 triệu đến 15 triệu đồng như quy định cũ.
Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt mới liên quan đến vi phạm về kê khai vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó hành vi khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, khai khống từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng. Mức phạt tối đa của hành vi này lên tới 100 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng. Trước đây, mức phạt tối đa liên quan tới quy định này là 10 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

 

Xem chi tiết Nghị định122/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_____

Số: 122/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP));
b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
b) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
a) Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác;
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp và theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là doanh nghiệp đó; mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền và không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với cá nhân về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện;
c) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
d) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
đ) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.
Điều 4. Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 5. Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình, dự án trùng lặp với chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư;
b) Không tuân thủ trình tự lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh chương trình, dự án.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiên khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gửi báo cáo hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 8. Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thiết kế chương trình, dự án không theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng;
b) Thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Lập báo cáo theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án không trung thực, không khách quan.
2. Không tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
3. Không tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc theo quy định; không đánh giá tác động và đánh giá đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 10. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng về khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 13. Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai chương trình, dự án không đúng các nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án, quyết định chủ trương thực hiện, quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án;
b) Thực hiện chương trình, dự án chậm tiến độ không vì lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
Điều 14. Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gửi cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác về chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doahh theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm về ưu đãi đầu tư
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.
Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện ký quỹ hoặc không có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
b) Thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định;
c) Tăng vốn đầu tư của dự án mà không nộp bổ sung số tiền ký quỹ hoặc bổ sung bảo lãnh ký quỹ của tổ chức tín dụng khi có yêu cầu bổ sung bằng văn bản từ cơ quan quản lý đầu tư;
d) Kê khai, lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được giảm chi phí bảo đảm thực hiện dự án.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện theo đúng nội dung tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Ngừng hoạt động của dự án đầu tư với tổng thời gian quá 12 tháng.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện dự án trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
b) Không ngừng hoạt động sau khi cấp có thẩm quyền quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp bổ sung mức bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc kê khai lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 20. Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung, không có tài liệu kèm theo theo quy định;
b) Không cập nhật hoặc cập nhật thông tin không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn quy định lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
c) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cập nhật thông tin hoặc cập nhật bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 21. Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư các nội dung thay đổi khi đã quá thời hạn 01 tháng kể từ thời điểm dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung thay đổi không thuộc diện phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó;
c) Nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của mình tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
d) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh;
đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt;
e) Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cập nhật các nội dung thay đổi của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
e) Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 22. Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Không thực hiện đúng quy định về chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ việc đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Mục 4 HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP), HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 23. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án PPP không đầy đủ, không chính xác;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
c) Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP định kỳ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác liên quan đến dự án PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 24. Vi phạm đăng tải thông tin về dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chậm đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền so với thời hạn theo quy định pháp luật về PPP;
b) Đăng tải thông tin về dự án PPP không đầy đủ nội dung hoặc không đúng nội dung được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng tải các thông tin về dự án PPP.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng tải thông tin về dự án PPP đầy đủ, đúng nội dung được duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng tải các thông tin về dự án PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm đối với dự án PPP có cấu phần xây dựng
Các hành vi vi phạm liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán tiểu dự án có cấu phần xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 26. Vi phạm về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Không tuân thủ trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, dự án PPP;
c) Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi không thuộc một trong các trường hợp được điều chỉnh theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
b) Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 27. Vi phạm về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư;
c) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về PPP;
d) Không nêu hoặc nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu;
đ) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện thông báo theo quy định;
e) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư không đúng quy định;
g) Không phát hành hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thư mời thầu;
h) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, thư mời thầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
b) Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra cạnh tranh không bình đẳng;
c) Không đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm khác về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
b) Không thực hiện đúng quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không đúng thời hạn quy định;
b) Thành lập Tổ chuyên gia không đủ thành phần theo tính chất, mức độ phức tạp của dự án và không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
c) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 29. Vi phạm về hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập hợp đồng dự án PPP có nội dung không đầy đủ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất là để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
Điều 30. Vi phạm về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực PPP
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.
Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 31. Vi phạm về thực hiện dự án PPP
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư để áp dụng thống nhất theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chuyển giao công trình dự án không đáp ứng điều kiện và thủ tục theo quy định;
b) Chậm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai thi công khi chưa ký hợp đồng;
b) Cho phép thu phí khi chưa xác nhận hoàn thành công trình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư để áp dụng thống nhất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp chưa quyết toán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc thu phí khi chưa xác nhận hoàn thành công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ THẦU, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 32. Vi phạm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán khi đã đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán đó.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng không phù hợp với quy mô, tính chất gói thầu.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa được phê duyệt trừ trường hợp chỉ định thầu đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Phân chia dự án, dự toán thành các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu hoặc để tránh áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Điều 33. Vi phạm về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định;
b) Không tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu trước khi phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
b) Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra cạnh tranh không bình đẳng;
c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thầu;
d) Yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương giấy phép bán hàng đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt;
b) Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Điều 34. Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nêu, nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu, thư mời thầu;
b) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không gửi thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hoặc thông báo không nêu rõ hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng quy định pháp luạt về đấu thầu;
đ) Không phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;
e) Hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu khi việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đáp ứng thời gian quy định;
b) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu;
c) Không gửi biên bản mở thầu cho nhà thầu tham gia dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
b) Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt;
c) Không tiến hành làm rõ, yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng không làm thay đổi kết quả đánh giá đối với nhà thầu;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quy định pháp luật về đấu thầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Không tiến hành làm rõ, yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dẫn đến làm thay đổi kết quả đánh giá đối với nhà thầu;
c) Cho phép nhà thầu làm rõ, bổ sung nội dung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng quy định làm thay đổi bản chất của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất dẫn đến làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 35. Vi phạm về thương thảo hợp đồng, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành thương thảo hợp đồng hoặc thương thảo hợp đồng không bảo đảm nguyên tắc hoặc nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Không gửi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu;
c) Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu không đầy đủ hoặc không đúng nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định hoặc có bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng không đúng quy định;
b) Không thực hiện tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi nhà thầu thuộc trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Triển khai thực hiện gói thầu trước khi ký hợp đồng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm về đăng tải thông tin trong đấu thầu
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về thời hạn trong việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng tải hoặc đăng tải không đầy đủ nội dung thuộc hồ sơ mời thầu;
b) Đăng tải hồ sơ mời thầu không thống nhất với nội dung đã được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, đăng tải các thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 37. Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Điều 38. Vi phạm khác về đấu thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
b) Không tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu;
c) Không báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu định kỳ theo quy định pháp luật về đấu thầu;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn thông tin, hồ sơ, tài liệu về công tác đấu thầu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia Tổ chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu nhưng không có bản cam kết theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức đào tạo đấu thầu cơ bản không đảm bảo nội dung chương trình và thời lượng đào tạo theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Khai thác, sử dụng các thông tin về đấu thầu và các tài liệu kèm theo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào khi chưa được sự cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ trường hợp thông tin thuộc danh mục cơ sở dữ liệu mở theo quy định.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 39. Vi phạm về lập, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất không đáp ứng điều kiện dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 40. Vi phạm về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa đủ các điều kiện theo quy định;
b) Không lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thầm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ;
đ) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra cạnh tranh không bình đẳng.
Điều 41. Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nêu hoặc nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời thầu, thư mời thầu;
b) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện thông báo theo quy định;
c) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng quy định;
d) Không phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời thầu;
đ) Không đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư theo quy định;
e) Không thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu;
b) Không gửi biên bản mở thầu cho nhà đầu tư tham gia dự thầu;
c) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Cho phép nhà đầu tư làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm nhưng không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu;
c) Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi phê duyệt;
d) Không tổ chức thẩm định danh sách ngắn, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lựa chọn nhà đầu tư khi chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Cho phép nhà đầu tư làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm dẫn đến làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của của nhà đầu tư tham dự thầu.
Điều 42. Vi phạm về hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư;
b) Ký hợp đồng có nội dung không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Triển khai thi công trước khi ký hợp đồng.
Chương IV
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 43. Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 45. Vi phạm về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
b) Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 48. Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Báo cáo không đầy đủ nội dung, không chính xác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác vào báo cáo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;
b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty;
c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điêm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiêp tục kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thông báo về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 51. Vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam;
b) Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện hoặc ủy quyền bằng văn bản đã hết hạn nhưng không gia hạn khi người đại diện theo pháp luật duy nhât của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam;
c) Người đại diện theo ủy quyền không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
d) Ủy quyền vượt quá số lượng người được ủy quyền tối đa theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm người đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thay đổi người đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 53. Vi phạm về Ban kiểm soát
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thành lập Ban kiểm soát đối với trường hợp phải thành lập Ban kiểm soát;
b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức lại Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc miễn nhiệm Trưởng ban Kiểm soát, Kiểm soát viên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 55. Vi phạm về công ty hợp danh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;
b) Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
c) Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn không nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ thành viên hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 56. Vi phạm về doanh nghiệp tư nhân
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
b) Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán;
c) Không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký;
d) Thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
đ) Mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 57. Vi phạm về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Nghị quyết, Quyết định chia công ty đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
b) Không đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có) đối với doanh nghiệp bị tách hoặc không đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp được tách;
c) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Nghị quyết, Quyết định tách công ty đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
d) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Hợp đồng hợp nhất đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
đ) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Hợp đồng sáp nhập đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
e) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bị sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải gửi Nghị quyết, Quyết định chia công ty cho tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Nghị quyết, Quyết định, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc doanh nghiệp bị tách đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có) hoặc đăng ký doanh nghiệp được tách đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc gửi Nghị quyết, Quyết định tách công ty cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Nghị quyết, Quyết định, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc gửi Hợp đồng hợp nhất cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Hợp đồng hợp nhất, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Buộc gửi Hợp đồng sáp nhập cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Hợp đồng sáp nhập, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
e) Buộc gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bị sáp nhập đặt trụ sở chính trong trường hợp không gửi thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 58. Vi phạm về giải thể doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 59. Vi phạm đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
2. Cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Cùng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập doanh nghiệp mới (đối với các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước).
Điều 60. Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
b) Sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động;
c) Không gửi cam kết, thông báo hoặc gửi cam kết, thông báo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có sự thay đổi nội dung, chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
d) Không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc gửi cam kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong trường hợp không gửi cam kết, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 61. Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin theo quy định;
b) Có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
c) Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định;
b) Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định;
c) Không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cổng thông tin doanh nghiệp các thông tin công bô định kỳ và bât thường theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công bố thông tin trong trường hợp không công bố hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung thông tin đã công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc báo cáo, thông báo thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
c) Buộc lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cổng thông tin doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hon một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 64. Vi phạm về đăng ký, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Đăng ký không đúng thời hạn theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 65. Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc sổ đăng ký thành viên không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phôi thu nhập và những nội dung khác theo quy định;
d) Không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
d) Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập sổ đăng ký thành viên theo quy định hoặc bổ sung nội dung còn thiếu vào sổ đăng ký thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin hoặc bổ sung thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc lưu trữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 66. Vi phạm về thông tin báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động theo quy định;
b) Không gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 67. Vi phạm về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của Điều lệ hoặc thời hạn góp đủ vốn vượt quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định;
c) Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên;
d) Sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
đ) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp có tổng mức đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
e) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi đặt trụ sở chính sau khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi chưa được Đại hội thành viên quyết định, thông qua;
b) Cho phép một thành viên góp vốn lớn hơn 20% tổng số vốn góp của hợp tác xã hoặc một hợp tác xã thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của liên hiệp hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian lận trong việc định giá tài sản vốn góp.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký trong trường hợp không huy động đủ số vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc điều chỉnh tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Buộc thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
e) Buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 68. Vi phạm về chia, tách, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới;
b) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất;
c) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định sáp nhập.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 69. Vi phạm về hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kỉnh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh không phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh không mang tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc điều chỉnh tên chi nhánh, văn phòng đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chương V
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 70. Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin quy hoạch
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp thông tin quy hoạch không đúng hình thức theo quy định;
b) Đăng tải thông tin về quy hoạch không đúng quy định;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt nhưng không cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không trung thực, không chính xác tình hình thực hiện quy hoạch;
b) Không cung cấp thông tin quy hoạch theo quy định;
c) Không lưu trữ hồ sơ quy hoạch hoặc lưu trữ hồ sơ quy hoạch không đầy đủ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch;
b) Hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đên quy hoạch;
c) Cản trở việc tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng trong trường hợp không cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc lưu trữ hoặc bổ sung đầy đủ hồ sơ lưu trữ quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc đính chính thông tin về quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 71. Vi phạm về lập, điều chỉnh quy hoạch
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian lập quy hoạch so với quy định.
3 Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không đúng thẩm quyền theo quy định.
Điều 72. Vi phạm về thực hiện quy hoạch
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi lập kế hoạch thực hiện quy hoạch không đúng nội dung quy hoạch.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập lại kế hoạch thực hiện đúng nội dung quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương VI
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư, quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 350.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 74. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 77. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 73 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của cơ quan Thuế có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 16; Điều 18; khoản 2 Điều 22; Điều 30; Điều 43; khoản 4 Điều 46; điểm a khoản 2 Điều 48; điểm a khoản 1 Điều 50; điểm a khoản 1 Điều 54; Điều 56; Điều 62; Điều 64; điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 65; Điều 66; khoản 3 Điều 67 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 3 Điều 19; Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 46; Điều 48; Điều 49; Điều 50; điểm c khoản 2 Điều 52; Điều 54; điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 56; điểm d khoản 1 Điều 60; Điều 62; Điều 63; Điều 64; điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 65; Điều 66 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Điều 78. Xác định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền tổ chức.
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này.
2. Công chức thuộc ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.
3. Công chức thuộc cơ quan thanh tra Kế hoạch và Đầu tư được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành độc lập hoặc theo đoàn thanh tra.
4. Công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về: đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)), đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, quy hoạch.
5. Trong một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập ngay biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi đã được xác định là vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.
Trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì chuyển bản gốc biên bản vi phạm hành chính cùng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 80. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 81. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã được ban hành hoặc được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư để xử lý.
Điều 82. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- Các Hiệp hội: Nhà thầu xây dựng VN; Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

Lê Minh Khái

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_____

 

No. 122/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

______________

Hanoi, December 28, 2021

 

DECREE

On penalties for administrative violations against regulations on planning and investment   

__________________                                                                            

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Cooperatives dated November 20, 2012;

Pursuant to the Bidding Law dated November 26, 2013;

Pursuant to the Construction Law dated June 18, 2014; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Construction Law dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Investment in the Form of Public-Private Partnership dated June 18, 2020;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment;

The Government promulgates the Decree on penalties for administrative violations against regulations on planning and investment.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides for acts of administrative violations, penalties, fine levels, remedial measures, competence to make administrative violation records and competence to impose penalties for violations against regulations on planning and investment.

2. Administrative violations against regulations on planning and investment are the illegal acts which are committed by organizations and individuals but do not constitute a criminal offence in accordance with the Criminal Code and are prescribed this Decree. Such administrative violations include:

a) Violations against regulations on investment (including public investment, business investment in Vietnam, offshore business investment from Vietnam, investment in the form of public-private partnership (PPP));

b) Violations against regulations on bidding;

c) Violations against regulations on enterprise registration;

d) Violations against regulations on planning.

3. The administrative violations against regulations on planning and investment that are not specified in this Decree shall apply regulations on penalties for administrative violations in the relevant state management domain.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree applies to:

a) Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as organizations and individuals) that commit the acts of administrative violations against regulations on planning and investment;

b) Persons competent to make administrative violation records and impose penalties for administrative violations as prescribed in this Decree;

c) Other agencies, organizations and individuals involved in the sanctioning of administrative violations as specified in this Decree.

2. The organizations specified at Point a, Clause 1 of this Article include:

a) Joint-stock companies, limited liability companies, partnerships, and private enterprises established and operating under the Law on Enterprises, the Law on Investment, the Law on Investment in the form of public-private partnership and other legal documents;

b) If a branch, representative office, and business location of an enterprise specified at Point a, Clause 2 of this Article commits an act of administrative violations when performing its business within the operating scope and time limit authorized by the enterprise and when complying with the enterprise’s guidance, direction, assignment or consent, such enterprise shall be imposed penalties for administrative violations; the fines to be imposed shall be the fines applicable to organizations.

If a branch, representative office, and business location of an enterprise commits an administrative violation when performing its business within the operating scope and time limit not authorized by the enterprise and without complying with the enterprise’s guidance, direction, assignment or consent, the head of such branch, representative office, or business location shall assume responsibility and be imposed penalties for the administrative violation according to the fine levels applicable to individuals for the activities carried out by the enterprise’s branch, representative office or business location;

c) Foreign organizations and enterprises, executive offices of foreign investors in BCC contracts, executive offices of foreign contractors in Vietnam;

d) Organizations established and operating under the Law on Cooperatives;

dd) Other organizations that commit administrative violations against regulations on planning and investment.

Article 3. Penalties and remedial measures

1. Penalties for administrative violations include:

a) Warning;

b) Fine.

2. Depending on the nature and severity of violations, organizations and individuals committing the violations may be subject to one or more remedial measures as specified in Articles from Chapter II to Chapter V of this Decree.

Article 4. Fines

1. The maximum fines for administrative violations in this Decree are prescribed as follows:

a) The maximum fine for an act of administrative violation against regulations on investment shall be VND 300,000,000;

b) The maximum fine for an act of administrative violation against regulations on bidding shall be VND 300,000,000;

c) The maximum fine for an act of administrative violation against regulations on enterprise registration shall be VND 100,000,000;

d) The maximum fine for an act of administrative violation against regulations on planning shall be VND 500,000,000.

2. The fines for administrative violations specified in this Decree are the fines applicable to organizations (except for the fines applicable to individuals as specified at Point c, Clause 2, Article 28; Points a and b, Clause 2, Article 38; Articles 62 and 63 of the Decree). With regard to the same violation, the fine imposed on an individual shall be 1/2 (half) that imposed on an organization.

Article 5. Statute of limitations and time of determining statute of limitations for imposing penalties for administrative violations

1. The statute of limitations for imposing penalties for administrative violations against regulations on investment, bidding and enterprise registration shall be 01 year; on planning shall be 02 years.

2. The administrative violations specified in Article 7; Article 9; Article 10; Article 13; Article 14; Clause 2 Article 15; Clause 3 Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 30; Article 36; Article 37; Article 43; Article 44; Article 45; Article 46; Article 47; Article 48; Article 49; Article 50; Article 51; Article 52; Article 53; Article 54; Article 55; Article 56; Article 57; Article 58; Article 59; Article 60; Article 61; Article 62; Article 63; Article 64; Article 65; Article 66; Article 67; Article 68, Article 69; Article 70; Articles 71 and 72 of this Decree are in-progress administrative violations.

With regard to an in-progress violation, the statute of limitations begins from the date on which that violation is detected. In cases where the violation has been completed, the statute of limitations begins from the date on which that violation terminates.

3. The administrative violations specified in this Decree (except for the administrative violations specified in Clause 2 of this Article, Article 12 and Article 25) are completed administrative violations.

With regard to a completed violation, the statute of limitations begins from the date on which that violation terminates.

 

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON INVESTMENT, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Section 1

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PUBLIC INVESTMENT, PENALTIES, FINES AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 6. Violations against regulations on the investment policy proposal report, pre-feasibility study report, and feasibility study report

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Requesting a competent authority to consider and decide the investment policies when such program or project overlaps the program or project that has already obtained the investment policy decision or investment decision;

b) Failure to follow the order for making a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report or feasibility study report;

c) Failure to follow the order, procedures and conditions for adjusting a program or project.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Making a budget estimate, payment, or statement of expenditures on the making of a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report that is not in accordance with the prescribed unit prices and norms;

b) Making a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report that is not conformable with national standards or national technical regulations;

c) Making a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report that is inconsistent with the socio-economic development strategy and plan, and relevant planning in accordance with regulations of law on planning;

d) Making a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report in which funding sources and capital balancing capability are not determined.

3. Remedial measures:

a) Forcible return of the excess funds after making payment, statement of expenditures on the making of a report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report that is not in accordance with the prescribed unit prices and norms, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Forcible adjustment of the report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report in accordance with national standards and national technical regulations, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

c) Forcible adjustment of the report on investment policy proposal, pre-feasibility study report, or feasibility study report in conformity with the socio-economic development strategy and plan and relevant planning, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 7. Violations against regulations on reporting and providing information in public investment activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to report or reporting insufficiently or inaccurately the execution of the program or project;

b) Failure to provide or provide insufficient or inaccurate information and documents related to the program or project.

2. Remedial measures:

a) Forcible submission of reports or sufficiently and accurately supplementing the execution of the program or project, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible provision of information and documents or sufficiently and accurately supplementing information and documents related to the program or project, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 8. Violations against regulations on design of public investment programs and projects

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to design a program or project in accordance with regulations, standards, norms and technical solutions, resulting in failure to meet quality requirements;

b) Producing a design beyond the prescribed regulations, standards and norms.

2. Remedial measures:

a) Forcible adjustment of designs in accordance with regulations, standards, norms and technical solutions to meet quality requirements, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of design costs in excess of that prescribed by regulations and standards, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on supervision, assessment and inspection of public investment plans, programs and projects

A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

1. Making a report on supervision, assessment and inspection of plans, programs and projects in an untruthful and partial manner.

2. Failure to carry out the supervision, assessment and inspection of plans, programs and projects.

3. Failure to carry out the initial assessment, mid-term or terminal assessment, and final assessment as prescribed; failure to carry out impact assessment and ad-hoc assessment upon request.

Article 10. Violations against regulations on reporting investment supervision and assessment

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to making reports on investment supervision and assessment on time or with sufficient contents as prescribed;

b) Failure to update reports on investment supervision and assessment on the national portal on investment supervision and assessment.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on reporting investment supervision and assessment on a periodic basis as prescribed;

b) Making untruthful and inaccurate investment supervision and assessment reports.

3. Remedial measures:

a) Forcible supplementation of insufficient information in cases where investment supervision and assessment reports fail to contain sufficient contents, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible updating of investment supervision and assessment reports on the national portal on investment supervision and assessment, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forced compliance with regulations on reporting investment supervision and assessment on a periodic basis as prescribed, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 11. Violations against regulations on use of public investment capital

1. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of using public investment capital in excess of prescribed standards and norms.

2. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of using public investment capital for improper purposes or subjects.

3. Remedial measures: Forcible return of the capital used in excess of the standards and norms or used for improper purposes or subjects, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 12. Violations against regulations on investment using public investment capital that involves construction constituents

With regard to the administrative violations against regulations on investment using public investment capital that involves construction constituents such as survey, design, construction supervision, construction execution, quality management, commissioning and acceptance, payment and financial statement of an investment project, the person entitled to impose penalties specified in this Decree may impose a penalty in accordance with the Government’s regulations on penalties for administrative violations against regulations on construction.

Article 13. Violations against regulations on management and execution of programs or projects funded by Official Development Assistance (ODA) or concessional loans granted by foreign sponsors

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the failure to organize the supervision and assessment of the execution of a program or project funded by ODA and concessional loans granted by foreign sponsors as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to execute a program or project in accordance with the decision on investment policy, decision on investment in the program or project, decision on implementation guidelines, decision on approval for the project document of a technical assistance project or non-project;

b) Executing a program or project behind schedule not because of an objective reason or a force majeure event.

Article 14. Violations against regulations on reporting and providing information about programs or projects funded by ODA or concessional loans granted by foreign sponsors

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the failure to comply with regulations on reporting the execution of a program or project funded by ODA or concessional loans granted by foreign sponsors to a competent authority.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the failure to provide or inaccurately providing information or documents about a program or project funded by ODA or concessional loans granted by foreign sponsors.

3. Remedial measures:

a) Forcible formulation and submission of reports to the competent authority as prescribed by law provisions, for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible provision of accurate information and documents about the program or project, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

 

Section 2

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BUSINESS INVESTMENT IN VIETNAM, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 15. Violations against regulations on reporting and providing information about investment activities in Vietnam

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Making a report on investment supervision or assessment behind schedule or in an insufficient manner as prescribed;

b) Failure to comply with regulations on reporting investment supervision or assessment on a periodic basis as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on reporting investment activities or reporting investment activities behind prescribed schedule;

b) Making an untruthful or inaccurate report on investment activities;

c) Failure to send notification documents to the investment registration authority of the area where the executive office is located within 07 working days from the date on which the decision to shut down the executive office of the foreign investor to BCC is issued;

d) Failure to send a notification to the investment registration authority within 05 working days from the date on which the decision on investment project termination is issued;

dd) Failure to send a notification of or decision on investment project termination to the investment registration authority within 15 working days from the date of investment project termination in the cases specified in Clause 1, Article 48 of the Law on Investment.

3. Remedial measures:

a) Forcible supplementation of insufficient information in cases where the investment supervision and assessment report does not contain sufficient contents, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible implementation of regulations on reporting investment supervision and assessment on a periodic basis as prescribed, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible implementation of regulations on reporting investment activities in cases of failure to comply with reporting regulations, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

d) Forcible sending of a notification of or decision on investment project termination to the investment registration authority, for the violations specified at Points c, d and dd, Clause 2 of this Article.

Article 16. Violations against regulations on conditions for business investment in Vietnam

1. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of contributing capital to, purchasing stakes or purchasing shares of a business organization that fails to satisfy the conditions as prescribed.

2. A fine of VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Investors transfer part or whole of their investment project that does not satisfy the conditions as prescribed;

b) Foreign investors or business organizations specified in Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of the 2020 Law on Investment receive part or whole of an investment project that does not satisfy the conditions as prescribed.

3. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of conducting business investment activities in banned sectors or trades as prescribed by law provisions.

4. Remedial measures: Forcible termination of business investment activities and return of illegal profits obtained from investment in banned sectors or trades, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 17. Violations against regulations on issuance and adjustment of investment registration certificates, certificates of executive office registration of foreign investors in business cooperation contracts (BCC), investment policy approval, approval for both investment policies and investor, investor approval

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of establishing an executive office of foreign investors in BCC without registering with the investment registration authority of the area where the executive office is located.

2. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Submission of an unlawful, untruthful, inaccurate investment project dossier to obtain the investment registration certificate, investment policy approval, approval for both investment policy adjustment and investor, or investor approval;

b) Failure to follow the procedures for adjusting the investment registration certificate in cases where the adjustment of the investment project changes any content of the investment registration certificate;

c) Failure to apply for approval for adjustment of investment policies, approval for both investment policy adjustment and investor, or approval for investor change where the adjustment is compulsory as prescribed by law provisions.

3. Remedial measures:

a) Forcible registration of establishment of the executive office of a foreign investor in the BCC, for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible implementation of procedures for adjustment of the investment registration certificate, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

c) Forcible implementation of procedures for approval of adjustment of investment policies, approval for both investment policy adjustment and investor change or approval for investor change, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 18. Violations against regulations on investment incentives

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of providing inaccurate and untruthful information to enjoy investment incentives.

In case of committing a violation to enjoy investment incentives to taxes and other amounts payable to the state budget, it shall be handled in accordance with regulations on penalties for administrative violations in the tax field and relevant laws.

2. Remedial measures: Forcible return of illegal profits obtained from enjoyment of investment incentives against regulations, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 19. Violations against regulations on execution of investment projects in Vietnam

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to pay a deposit or obtain a bank guarantee for deposit payment obligation for execution of an investment project that requests the State to allocate or lease out land or grant permission for land repurposing unless otherwise prescribed by law provisions;

b) Failure to follow the procedures for guaranteeing the execution of an investment project on schedule as prescribed;

c) Increasing the investment capital of a project without paying an additional amount of deposit or credit institution’s deposit payment guarantee when requested in writing by the investment authority;

d) Making an unlawful, untruthful or inaccurate declaration and preparation of dossiers in order to reduce the costs of guarantee for project execution.

2. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with the written approval for investment policies, written approval for both investment policy adjustment and investor change, written approval for investor or investment registration certificate;

b) Failure to follow the procedures for liquidating the investment project and discharging financial obligations to the State as prescribed by law provisions;

c) Suspending an investment project for a total period of more than 12 months.

3. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Executing the project before being granted the investment registration certificate or approval for investment policies, approval for both investment policy adjustment and investor change or investor approval;

b) Failure to suspend the investment project after the competent authority decides to suspend or partially suspend the operation of such investment project.

4. Remedial measures:

a) Forcible payment of an additional amount for guaranteeing the project execution in accordance with law, for the violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

b) Forcible return of illegal profits obtained from making the unlawful, untruthful, inaccurate declaration and preparation of dossiers, for the violations specified at Point d, Clause 1 of this Article;

c) Forcible implementation of procedures for liquidating the investment project and discharging financial obligations, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

d) Forcible execution of the investment project according to the schedule on the investment registration certificate, written approval for investment policies and written approval for both investment policy adjustment and investor change or forcible termination of the investment project, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article;

dd) Forcible execution of procedures for issuance of the investment registration certificate, approval for both investment policy adjustment and investor change or investor approval, for the violations specified at Point a, Clause 3 of this Article.

 

Section 3

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON OFFSHORE BUSINESS INVESTMENT, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 20. Violations against regulations on reporting offshore investment activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on reporting offshore investment activities or submitting an inadequate report or a report without enclosing prescribed documents;

b) Failure to update information or update information insufficiently, inaccurately or behind prescribed schedule on the National Investment Information System;

c) Making a report on investment supervision or assessment behind schedule or in an insufficient manner as prescribed;

d) Failure to comply with regulations on reporting investment supervision or assessment on a periodic basis as prescribed.

2. Remedial measures:

a) Forcible compliance with regulations on reporting or forcible supplementation of contents or documents to the report on offshore investment activities, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible updating of information or additional updating of sufficient and accurate information or documents on the National Investment Information System, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible supplementation of insufficient contents in cases where the investment supervision or assessment report does not contain sufficient contents, for the violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

d) Forcible compliance with regulations on reporting investment supervision or assessment as prescribed, for the violations specified at Point d, Clause 1 of this Article.

Article 21. Violations against regulations on offshore investment procedures

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for failure to update changes on the National Investment Information System within a period of 01 month from the date on which a content of the offshore investment project is changed but such changes are not subject to the adjustment of the offshore investment registration certificate.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Making an unlawful, untruthful, inaccurate dossier to obtain the offshore investment registration certificate;

b) Using the profits from an offshore investment project to execute another offshore investment project without following the procedures for issuance of the offshore investment registration certificate for such project;

c) Vietnamese investors use their shares, capital contribution or investment projects in Vietnam as payment or swap for the purchase of shares, capital contribution or investment projects of foreign business organizations but fail to follow the procedures for issuance of the offshore investment registration certificate as prescribed;

d) Failure to follow the procedures for adjusting the offshore investment registration certificate in cases where such adjustment is required by law provisions;

dd) Failure to follow the procedures for invalidating the offshore investment registration certificate in cases where such invalidation is required by law provisions;

e) Vietnamese investors follow the procedures for issuance of offshore investment registration certificates after the foreign investors follow the procedures for making investment in Vietnam where the Vietnamese investors use their shares, capital contribution or investment projects of the foreign investors in Vietnam for payment or swap for the purchase of shares, capital contribution or investment projects of foreign business organizations.

3. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for failure to make offshore investment before the offshore investment registration certificate is issued as prescribed.

4. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of making offshore investment in sectors or trades banned from offshore investment.

5. Remedial measures:

a) Forcible updating of changes in the offshore investment registration certificate on the National Investment Information System, for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible execution of procedures for issuance of the offshore investment registration certificate, for the violations specified at Points b and c, Clause 2 of this Article;

c) Forcible execution of procedures for adjustment of the offshore investment registration certificate, for the violations specified at Point d, Clause 2 of this Article;

d) Forcible execution of procedures for invalidation of the offshore investment registration certificate, for the violations specified at Point dd, Clause 2 of this Article;

dd) Forcible execution of procedures for issuance of the offshore investment registration certificate, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

e) Forcible termination of offshore investment activities and return of illegal profits obtained from the offshore investment in sectors or trades banned from investment, for the violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 22. Violations against regulations on offshore investment activities

1. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for failure to comply with the contents of offshore investment activities stated in the offshore investment registration certificate.

2. A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on repatriation of profits and incomes from offshore investment in accordance with regulations.

In cases where there is a violation of tax laws, it shall be handled in accordance with regulations on penalties for administrative violations in the tax field;

b) Failure to comply with regulations on repatriation of lawful capital and assets, and all revenues from the liquidation of investment projects after terminating offshore investment activities.

In cases where there is a violation of tax laws, it shall be handled in accordance with regulations on penalties for administrative violations in the tax field.

3. Remedial measures:

a) Forcible repatriation of profits and other incomes from offshore investment, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Forcible repatriation of lawful capital and assets, and all revenues from the liquidation of investment projects, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

 

Section 4

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PPP INVESTMENT, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 23. Violations against regulations on reporting and providing information about PPP investment activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Providing insufficient or inaccurate information and documents related to the PPP project;

b) Failure to report or reporting incompletely or incorrectly the implementation of PPP investment activities;

c) Making reports on investment supervision or assessment of PPP projects behind schedule or in an insufficient manner as prescribed;

d) Failure to comply with regulations on reporting investment supervision or assessment of PPP projects on a periodic basis as prescribed.

2. Remedial measures:

a) Forcible provision of sufficient and accurate information and documents related to the PPP project, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible compliance with regulations on reporting or supplementation of sufficient and accurate information on the situation of PPP investment activities, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible supplementation of insufficient contents in cases where the investment supervision or assessment report does not contain sufficient contents, for the violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

d) Forcible reporting of investment supervision or assessment as prescribed, for the violations specified at Point d, Clause 1 of this Article.

Article 24. Violations against regulations on posting information about PPP projects

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to post information on the National Bidding Network System or website (if any) of the competent authority within the time limit prescribed by law provisions on PPP;

b) Posting insufficient or unapproved information about a PPP project.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for failure to post information about a PPP project.

3. Remedial measures:

a) Forcible posting of sufficient or approved information about the PPP project, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Forcible posting of information about the PPP project, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 25. Violations against regulations on PPP projects with construction elements

With regard to the violations related to survey, design, construction supervision, construction execution, quality management, commissioning, payment and financial statement of a sub-project with construction elements, the person entitled to impose penalties for administrative violations specified in this Decree may impose a penalty in accordance with the Government’s regulations on penalties for administrative violations against regulations on construction.

Article 26. Violations against regulations on pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with the order and procedures for making a pre-feasibility study report, investment policy decision, feasibility study report or decision on approval for a PPP project;

b) Failure to comply with the order and procedures for adjusting PPP project investment policies or PPP project;

c) Adjusting the feasibility study report in cases other than the cases where the adjustment is permitted as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Making an estimate, payment or statement of costs of making a pre-feasibility study report or feasibility study report in accordance with incorrect unit prices or norms;

b) Failure to make a pre-feasibility study report or feasibility study report in conformity with the socio-economic development strategy or plan and relevant planning in accordance with regulations of law on planning.

3. Remedial measures:

a) Forcible return of the excess funds after making payment or statement of the costs of making the pre-feasibility study report or feasibility study report in accordance with incorrect unit prices or norms, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Forcible adjustment of the pre-feasibility study report or feasibility study report in conformity with the socio-economic development strategy or plan and relevant planning in accordance with law provisions on planning, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 27. Violations against regulations on selection of PPP project investors

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with the investor selection process as prescribed;

b) Preparing, appraising and approving prequalification documents, negotiation documents, bidding documents or request for proposals in investor selection against regulations on investor’s qualification and incentives for investor selection;

c) Preparing contents of prequalification documents, negotiation documents, bidding documents or request for proposals against law provisions on PPP;

d) Failure to specify or sufficiently or correctly specify the address from which the prequalification documents, negotiation documents, bidding documents or request for proposals is issued in the invitation for prequalification applications or invitation to bid;

dd) Modifying or clarifying the bidding documents, negotiation documents or request for proposals without giving a notification as prescribed;

e) Failure to receive or unlawfully receiving or managing prequalification applications, negotiation documents or bids of investors;

g) Failure to issue the negotiation documents, bidding documents or requests for proposals to investors according to the time and location written on the bid invitation letter.

h) Failure to adhere to the time for bid opening and bid closing specified in the bidding documents, invitation to bid or bid invitation letter.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Appraising and approving prequalification documents, negotiation documents, bidding documents or request for proposals that are not within competence;

b) Imposing conditions to restrict participation of investors or give advantage to one or more investors, thereby causing unfair competition;

c) Failure to evaluate the prequalification applications, negotiation applications or bids of the investor in accordance with requirements of the pre-qualification documents, negotiation documents or bidding documents;

d) Submitting, appraising, approving and publishing a shortlist or investor selection result that contains inadequate, inaccurate information or ultra vires;

dd) Failure to provide or unlawfully providing PPP project contract performance security.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of evaluating the investor’s bid against the approved evaluation standard in the bidding documents without changing the investor selection result.

4. A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of evaluating a bid or proposal against the approved evaluation standards in the bidding documents or request for proposals changing the investor selection result.

5. Remedial measures: Forcible implementation of contract performance security measures as prescribed, for the violations specified at Point dd, Clause 2 of this Article.

Article 28. Violations against other regulations on selection of PPP project investors

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to retain or adequately retain records and documents during the investor selection process;

b) Failure to comply with regulations on time during the investor selection process.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to return or release the deposit paid as bid security to the investor on schedule;

b) Establishing an expert group which consists of insufficient members according to the nature and complexity of the project and unqualified members;

c) Any individual participating in the bidding without a certificate of bidding training and bidding practicing certificate in accordance with law provisions on bidding.

Article 29. Violations against regulations on PPP project contracts and enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of making a PPP project contract with incomplete contents as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to establish a PPP project enterprise in a form of a limited liability company or a joint stock company that is not a public company with the sole purpose of signing and implementing PPP project contracts;

b) Issuing corporate bonds against law provisions.

Article 30. Violations against regulations on investment incentives in PPP

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of providing untruthful and inaccurate information to enjoy investment incentives.

In case of committing a violation to enjoy investment incentives to taxes and other amounts payable to the state budget, it shall be handled in accordance with regulations on penalties for administrative violations in the tax field and relevant laws.

2. Remedial measures: Forcible return of illegal profits obtained from enjoying investment incentives in contravention of regulations, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 31. Violations against regulations on execution of PPP projects

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for failure to promulgate regulations on investor selection for uniform application as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Transferring project works without complying with the prescribed conditions and procedures;

b) Delaying settlement of investment capital for construction of a work.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Carrying out construction before signing a contract;

b) Permitting fee collection before confirming the completion of the work.

4. Remedial measures:

a) Forcible promulgation of regulations on investor selection for uniform application, for the violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible settlement of work construction investment capital in cases where the settlement has not yet been made, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

c) Forcible return of illegal profits obtained from collecting fees before confirming the completion of the work, for the violations specified at Point b, Clause 3 of this Article.

 

Chapter III

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BIDDING, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Section 1

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BIDDING FOR BIDDER SELECTION, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 32. Violations against regulations on bidder selection plans

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to follow or incorrectly following the procedures for making, appraising and approving the bidder selection plan or adjusted bidder selection plan in accordance with regulations of law on bidding;

b) Making, appraising and approving a bidder selection plan with insufficient contents or insufficient grounds in accordance with regulations of law on bidding;

c) Failure to make, appraise and approve a bidder selection plan for the entire project or cost estimate in case of eligibility for making a bidder selection plan for such entire project or cost estimate.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of applying a bidder selection method or form and type of contract which is inconsistent with the size or nature of the contract package.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Organizing bidder selection before the bidder selection plan is approved unless the direct contracting applies to packages which need to be performed to immediately overcome or promptly handle consequences caused by force majeure event; packages which need to be performed immediately to avoid causing direct damage to life, health and property of a residential community on a geographical area or avoid seriously affecting adjacent works; procurements of drugs, chemicals, supplies and medical equipment for purposes of disease prevention and control in emergency cases;

b) Dividing a project or cost estimate into different contract packages that fail to satisfy the requirements concerning technical characteristics, procedures and uniformity of the project reducing the competitiveness of bidding or in order to avoid applying e-selection of preferred bidders.

Article 33. Violations against regulations on preparing, appraising and approving requests for expression of interest, prequalification documents, bidding documents and requests for proposals

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Issuing requests for expression of interest, prequalification documents, bidding documents or request for proposals without preparation, appraisal and approval as prescribed;

b) Failure to carry out appraisal of requests for expression of interest, prequalification documents, bidding documents or request for proposals in accordance with law provisions on bidding prior to granting approval.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Appraising and approving requests for expression of interest, prequalification documents, bidding documents or request for proposals ultra vires;

b) Imposing conditions to restrict participation of bidders or give advantage to one or more bidders, thereby causing unfair competition;

c) Imposing standards for evaluating requests for expression of interest, prequalification documents, bidding documents or request for proposals that are not appropriate for the size or technical characteristics of the contract package.

d) Requesting a bidder to submit a sale permit issued by the producer or a certificate of joint venture relationship or any other documents equivalent to the sale permit with respect to common and available-on-market goods which are standardized and under warranty as recommended by the producer.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) The contents of the bidding documents or request for proposals are inappropriate to the approved bidder selection plan;

b) Issuing the bidding documents or request for proposals without satisfying all conditions.

Article 34. Violations against regulations on contractor selection, assessment of expressions of interest, applications for prequalification, bids, proposals

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to specify or insufficiently/incorrectly specifying in the call for expression of interest, invitation for prequalification, notice to offerors, notice to bidders, or invitation to bid the address from which the request for expressions of interest, prequalification documents, bidding documents, or the request for proposals is sent;

b) Changing or clarifying the bidding documents or request for proposals without sending the decision thereon attached with the revised documents to the contractors who have purchased or received the bidding documents and request for proposals in accordance with the law provisions on bidding;

c) Failing to send notifications on assessment results of technical proposals or failing to clearly state or incompletely stating in the notifications the contents as prescribed by the law provisions on bidding;

d) Failing to receive or receiving/managing in contravention of the law provisions on bidding the expressions of interest, applications for prequalification, bids, and proposals from the contractors;

dd) Failing to issue the request for expressions of interest, prequalification documents, bidding documents, or the request for proposals to the contractors at the time and place stated in the call for expression of interest, invitation for prequalification, or notice to offerors;

e) Refunding or releasing bid bonds to the contractors not on time as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to extend the time for bid closing when the request for expressions of interest, prequalification documents, bidding documents, or the request for proposals cannot be modified within the prescribed time limit;

b) Failing to adhere to the time for bid opening and bid closing specified in the bidding documents or notice to bidders;

c) Failing to send bid opening records to bidders;

d) Submitting, appraising, approving and publicizing contractor selection results incompletely, inaccurately or ultra vires.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to verify the list of bidders/investors satisfying technical requirements in case of single-stage two-envelope procedures or two-stage two-envelope procedures;

b) Failing to appraise contractor selection results before approving them;

c) Failing to verify or request additional documents to prove the contractor's eligibility, capacity and experience, whereby the contractor assessment results do not change;

d) Evaluating bidders’ bids and proposals against the assessment standards approved in the bidding documents, request for proposals, and legal regulations on bidding, whereby the assessment results do not change.

4. A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Evaluating bids and proposals of contractors against the assessment standards approved in the bidding documents, request for proposals, and legal regulations on bidding, thus causing changes in the contractor selection results;

b) Failing to clarify or request additional documents to prove the contractor's eligibility, capacity and experience, thus causing changes in the assessment result regarding the contractor;

c) Allowing bidders to clarify and supplement their bids or proposals in contravention of regulations, thus changing the nature thereof and causing changes in the contractor selection results.

Article 35. Violations against regulations on contract negotiation, notification of contractor selection results and contracts

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to negotiate contracts or negotiating contracts without meeting the principles or contents as prescribed by the law provisions on bidding;

b) Failing to send notifications of contractor selection results to all bidders;

c) Sending notifications of contractor selection results that are incorrect or incomplete against the law provisions on bidding.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to require the winning contractor to submit the contract performance security as prescribed, or having the contract performance security in contravention of regulations;

b) Failing to confiscate the contract performance security if the contractor is not entitled to return of the bid bond or contract performance security.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Signing the contract before approving the contractor selection results;

b) Implementing the bidding package before signing the contract.

4. Remedial measures: Forcible submission of  the contract performance security by the winning contractor the in accordance with regulations, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 36. Violations against regulations on posting bidding information

1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to comply with regulations on deadlines to provide and post bidding information in accordance with the law provisions on bidding.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to post or posting incompletely the bidding documents;

b) Posting bidding documents inconsistent with the approved ones.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide or post bidding information in accordance with the law provisions on bidding.

Article 37. Violation of prohibitions in bidding

A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for one of the following acts which is not a crime as prescribed in Article 222 of the Penal Code:

1. Illegally interfere in bidding activities.

2. Committing collusion in bidding.

3. Committing fraud in bidding.

4. Making obstacles for bidding activities.

5. Violating law regulations on ensuring fairness and transparency in bidding activities.

6. Organizing contractor selection when the source of capital for the bidding package has not been determined, leading to arrears of the contractor's capital.

7. Transferring contracts illegally.

Article 38. Violations against regulations on other regulations on bidding

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to retain or adequately retaining documents during the contractor selection process in contravention of the law provisions on bidding;

b) Failing to comply with the time prescribed in the law provisions on bidding during contractor selection process;

c) Failing to periodically report on the bidding in accordance with the law provisions on bidding;

d) Failing to provide or incompletely/improperly providing bidding information, requests and documents in service of inspection, examination, monitoring and supervision of bidding activities.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed upon:

a) Individuals participating in bidding activities without possessing certificates of training in bidding, certificates of practice in bidding activities as prescribed by the law provisions on bidding;

b) Individuals participating in expert groups or organizations appraising bidding contents without making written commitments as prescribed by the law provisions on bidding;

c) Failure to organize online bidding for bidding packages entitled thereto on the prescribed schedule.

3. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Organizing basic bidding training courses without ensuring the training programs and duration as prescribed by the law provisions on bidding;

b) Exploiting and using bidding information and documents attached on the national bidding network system in any form and by any means without the permission of the Ministry of Planning and Investment and the organization operating the system, except for information on the list of open databases as prescribed.

 

 

Section 2

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BIDDING REGULATIONS REGARDING SELECTION OF INVESTORS FOR LAND-USING INVESTMENT PROJECTS, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES THEREOF

 

Article 39. Violations against regulations on making and approving the list of land-using investment projects

A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of making and approving a list of ineligible land-using investment projects as prescribed by the law provisions on bidding.

Article 40. Violations against regulations on bidding documents and request for proposals

1. A fine of between VND 20,000,000 and VN 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Issuing bidding documents, request for proposals without meeting the prescribed conditions;

b) Failing to prepare, appraise, or approve bidding documents and request for proposals before selecting investors;

c) Appraising and approving bidding documents and request for proposals ultra vires;

d) Making, appraising, or approving the bidding documents, or request for proposals against regulations on bidders’ eligibility, bidding incentives, and assessment standards;

dd) Approving bidding documents or request for proposals against the approved investor selection plan.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for imposing conditions to restrict participation of bidders or give advantage to bidder(s) and thus causing unfair competition.

Article 41. Violations against regulations on organization of investor selection and assessment of bids and proposals

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to specify or incompletely/incorrectly specifying in the notice to bidders or invitation to bid the address from which the bidding documents, request for proposals are sent;

b) Modifying and clarifying the bidding documents, request for proposals without sending notifications thereof in accordance with regulations;

c) Failing to receive or receiving/managing bids and proposals from investors in contravention of regulations;

d) Failing to issue bidding documents and request for proposals for investors at the time and place stated in the notice to bidders;

dd) Failing to assess bids and proposals of investors as prescribed;

e) Failing to notify investor selection results.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to adhere to the time for bid opening and bid closing specified in the bidding documents or notice to bidders;

b) Failing to send bid opening records to bidders;

c) Submitting, appraising, approving, publicizing a shortlist or investor selection results incompletely, inaccurately or ultra vires;

d) Submitting, appraising and approving investor selection results against the approved investor selection plan.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Evaluating investors’ bids and proposals against the assessment standards approved in the bidding documents or request for proposals, whereby the investor selection results do not change

b) Allowing investors to clarify their eligibility, capacity and experience without changing the nature thereof;

c) Failing to appraise investor selection results before approving them;

d) Failing to appraise a shortlist or list of investors satisfying the technical requirements.

4. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Selecting investors when the prescribed conditions are not satisfied;

b) Designating an investor to implement a land-using investment project when the prescribed conditions are not satisfied.

5. A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Evaluating bids and proposals of investors against the assessment standards approved in the bidding documents and request for proposals, thus causing changes in investor selection results;

b) Allowing investors to clarify their eligibility, capacity and experience, thus causing changes in the nature thereof.

Article 42. Violations against regulations on investor selection contracts

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to conduct preliminary contract negotiations during investor selection process;

b) Signing a contract against the investor selection plan.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Signing a contract before approving the investor selection results;

b) Deploying the construction before signing the contract.

 

Chapter IV

VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ENTERPRISE REGISTRATION, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES THEREOF

 

Article 43. Violations against regulations on preparing the application for enterprise registration

A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for providing inaccurate or untruthful information in the application for enterprise registration or the application for registration of changes in business registration information with the attempt to be granted the Enterprise Registration Certificate or the Certification of changes in business registration information.

Article 44. Violations against regulations on deadline for registering adjustments to certificates of enterprise registration

1. A warning shall be imposed for the act of registering adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration 01 day to 10 days behind schedule.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of registering adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration 11 – 30 days behind schedule.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of registering adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration 31 - 90 days behind schedule.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of registering adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration 90 days or more behind schedule.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to register adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration 11 – 30 days behind schedule.

6. Remedial measures:

a) Forcible registration of adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration, for violations specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article in case the adjustments have not been registered as prescribed;

b) Forcible registration of adjustments to certificates of enterprise registration, certificates of branch/representative office/business location registration, for violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 45. Violations against regulations on disclosure of enterprise registration information

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to publicize enterprise registration information on the national enterprise registration portal;

b) Publicizing enterprise registration information on the national enterprise registration portal behind schedule.

2. Remedial measures: Forcible publicization of enterprise registration information on the national business registration portal, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 46. Violations against regulations on enterprise establishment

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to ensure the number of members and shareholders as prescribed.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Contributing capital to establish an enterprise or registering capital contribution, purchase of shares/capital contributions of a business organization in contravention of the forms prescribed by the law provisions;

b) Contributing capital or purchasing shares/capital contributions without the right thereto.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to carry out the prescribed procedures for adjusting capital or changing founding members/shareholders at the business registration authority after the deadlines, for capital contribution and for adjustment of capital in case members/founding shareholders do not adequately contribute capital, have expired but no members/founding shareholders fulfill their commitments to contributing capital;

b) Incorrectly assess the value assets contributed as capital in a deliberate manner.

4. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Doing business as an enterprise without registering an enterprise establishment;

b) Carrying on the business after the certificate of enterprise registration is revoked or a competent State agency suspends the business/operations or terminates the business.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail.

5. Remedial measures:

a) Forcible change of capital contributors, purchasers of shares/capital contributions, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

b) Forcible implementation of procedures for capital adjustment or change of founding members/shareholders, for violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;

c) Forcible registration of enterprise establishment, for violations specified at Point a, Clause 4 of this Article.

Article 47. Violations against regulations on declaration of charter capital

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of making false declarations of charter capital with a value of less than VND 10 billion.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of making false declarations of charter capital with a value of between VND 10 billion and under VND 20 billion.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of making false declarations of charter capital with a value of between VND 20 billion and under VND 50 billion.

4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for the act of making false declarations of charter capital with a value of between VND 50 billion and under VND 100 billion.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of making false declarations of charter capital with a value of VND 100 billion or more.

6. Remedial measures: Forcible registration of the change in charter capital to make it equal to the actual contributed capital, for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 48. Violations against regulations on reporting and complying with requests of business registration authorities

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to submit a report or submitting a report behind schedule at the request of a business registration authority;

b) Submitting an incomplete or inaccurate report at the request of a business registration authority.

2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Carrying on a conditional business line after a suspension has been requested by a business registration authority;

b) Failing to register the change of the enterprise’s name at the quest of a business registration authority when such name infringes upon industrial property right.

3. Remedial measures:

a) Forcible submission of reports to the business registration authorities in case no report has been submitted, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible addition of complete and accurate information to the reports submitted to the business registration authorities, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible change of the enterprise’s name or forcible removal of the infringing element in the enterprise’s name, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 49. Violations against regulations on notifying changes in enterprise registration information

1. A warning shall be imposed for the act of notifying changes in the enterprise registration information 01 day to 10 days behind schedule.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of notifying changes in the enterprise registration information 11 - 30 days behind schedule.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of notifying changes in the enterprise registration information 31 – 90 days behind schedule.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of notifying changes in the enterprise registration information 91 days or more behind schedule.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to notify changes in business registration information as prescribed.

6. Remedial measures:

a) Forcible sending of notifications to the business registration authorities, for the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article in case the changes have not been notified as prescribed;

b) Forcible sending of notifications to the business registration authorities, for violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 50. Violations against regulations on other notification obligations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to notify or notifying behind schedule to the business registration authority or tax authority of the lease of a private enterprise.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail;

b) Failing to notify or notifying behind schedule to the business registration authority in the locality, where the enterprise's head office is located, of the changes, if there are such, in information about an organization/company being the authorized representative of the owners/members of a limited company;

c) Failing to notify or notifying behind schedule to the business registration authority of the time and duration of business suspension or time of resumption.

2. Remedial measures:

a) Forcible notification to the business registration authority or tax authority of the lease of a private enterprise, if the notification thereof has not been sent, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible notification to the business registration authority of the changes, if there are such, in information about an organization/company being the authorized representative of the owners/members of a limited company, if the notification thereof has not been sent, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible notification to the business registration authority of the time and duration of business suspension or time of resumption, if the notification thereof has not been sent, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article.

Article 51. Violations against regulations on legal representatives and authorized representatives of enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to have a legal representative residing in Vietnam;

b) Failing to authorize a person in writing to act as a representative, or failing to extend such written authorization, when the only legal representative of the enterprise leaves Vietnam;

c) Authorizing an unqualified person to act as an authorized representative;

d) Authorizing more representatives than the number prescribed by the law provisions.

2. Remedial measures:

a) Forcible appointment of a person residing in Vietnam as the enterprise’s representative, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible authorization of another person to act as a representative, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible replacement of the unqualified representative with a qualified one as prescribed, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article.

Article 52. Violations against other regulations on organization and management of enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Appointing a person who does not have the right to enterprise management to hold a managerial position;

b) Appointing an unqualified person as the Director (General Director).

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to issue the certificate of capital contribution to a company’s member;

b) Failing to make a register of members/shareholders;

c) Failing to put up the enterprise’s name at its head office, failing to put up the name of the enterprise’s branch, representative office or business location at its location;

d) Failing to retain documents at the head office or another location specified in the company’s charter.

3. Remedial measures:

a) Forcible removal of the person who does not have the right to enterprise management from the holding managerial position, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible dismissal of the unqualified Director (General Director), for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible issuance of certificates of capital contribution to the enterprise’s members as prescribed, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

d) Forcible making of a register of members/shareholders as prescribed, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

dd) Forcible putting up the enterprise’s name at its head office, writing or putting on the name of the enterprise’s branch, representative office or business location, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 53. Violations against regulations on the Control Board

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act improperly organizing the Control Board or having one with unsatisfactory composition.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to establish a Control Board in case the establishment thereof is compulsory;

b) Appointing an unqualified person as Head of the Control Board or Controller.

3. Remedial measures:

a) Forcible reorganization of the Control Board in accordance with the law provisions, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible establishment of a Control Board in accordance with the law provisions, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

c) Forcible dismissal of the Head of the Control Board or the Controller who is unqualified, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 54. Violations against regulations on establishment, shutdown of branches, representative offices and business locations of enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Doing business at a location without notifying the business registration authority in the locality where the enterprise (in case the business location is affiliated to an enterprise) or the branch (in case the business location is affiliated to a branch) conducts business activities.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail;

b) Shutting down a branch, representative office, or business location without notifying the business registration authority;

c) Relocating a branch/representative office to another province or municipality other than where such branch/representative office has been registered without notifying the business registration authority in the destination thereof.

2. Remedial measures: Forcible sending of notifications to the business registration authority, for violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 55. Violations against regulations on partnerships

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to have at least 02 members who are co-owners of the company;

b) Having a general partner who is concurrently an owner of a private enterprise or a general partner of another partnership (unless otherwise agreed upon by the remaining general partners);

c) Failing to have the company’s capital adequately contributed by general partners or capital contributors as committed within 15 days from the date of approval unless the Members' Council decides otherwise.

2. Remedial measures: Forcible addition of general partners to meet the required number thereof, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 56. Violations against regulations on private enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Contributing capital or purchasing capital contributions/shares of a partnership, limited liability company, or joint-stock company;

b) Failing to adequately record the increases or decreases of capital; the entire capital and assets including loan capital and leased assets serving the enterprise’s operation in the accounting books;

c) Failing to register with the business registration authority before lowering the capital against the registered amount;

d) Establishing many private enterprises or concurrently being the owner of a business household or a general partner of a partnership;

dd) Purchasing a private enterprise without registering the change of its owner.

2. Remedial measures: Forcible registration of the change of the private enterprise’s owner, for violations specified at Point dd, Clause 1 of this Article.

57. Violations against regulations on division, separation, consolidation or merger of enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to send or sending behind schedule the Resolution/Decision on division of the company to all creditors and the notification thereof to employees;

b) Failing to register the change in charter capital, the number of members/shareholders making capital contributions/holding shares, and the decrease in the number of members and shareholders (if any) after the enterprise is separated, or failing to register the separate enterprises;

c) Failing to send or sending behind schedule the Resolution/Decision on separation of the company to all creditors and the notification thereof to employees;

d) Failing to send or sending behind schedule the Consolidation Contract to all creditors and the notification thereof to employees

dd) Failing to send or sending behind schedule the Merger Contract to all creditors and the notification thereof to employees

e) Failing to send or sending behind schedule a written notice to the business registration authority in the locality where the merged enterprise’s head officer is located in order to terminate the existence of the merging enterprises from the date of merger.

2. Remedial measures:

a) Forcible sending of the Resolution/Decision on division of the company to all creditors and the notification thereof to employees, in case they have not been sent, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

b) Forcible registration of the change in charter capital, the number of members/shareholders making capital contributions/holding shares, and the decrease in the number of members and shareholders (if any) or forcible registration of the separate enterprises by the enterprise being separated, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible sending of the Resolution/Decision on separation of the company to all creditors and the notification thereof to employees, in case they have not been sent, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

d) Forcible sending of the Consolidation Contract to all creditors and the notification thereof to employees, in case it has not been sent, for violations specified at Point d Clause 1 of this Article;

dd) Forcible sending of the Merger Contract to all creditors and the notification thereof to employees, in case it has not been sent, notice of violations specified at Point dd, Clause 1 of this Article;

e) Forcible sending of the written notice to the business registration authority in the locality where the merged enterprise’s head officer is located, in case it has not been sent, for violations specified at Point e, Clause 1 of this Article.

Article 58. Violations against regulations on enterprise dissolution

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to initiate procedures for enterprise dissolution at the end of the operation term stated in the company's charter, unless otherwise an extension decision is made;

b) Failing to initiate procedures for enterprise dissolution when the minimum number of members as prescribed is not ensured in 06 consecutive months, unless procedures for enterprise conversion have been initiated;

c) Failing to initiate procedures for terminating the operation of the company’s branches, representative offices and business locations before the enterprise dissolution application is sent.

2. Remedial measures:

a) Forcible implementation of enterprise dissolution procedures, for violations specified at Points a and b, Clause 1 of this Article;

b) Forcible implementation of procedures for terminating the operation of branches, representative offices or business locations, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article.

Article 59. Violations against regulations on parent company-subsidiary company relationships

A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed upon:

1. Any subsidiary that contributes capital to or purchase shares of its parent company;

2. Subsidiaries of the same parent company contribute capital or purchase shares to obtain cross-ownership;

3. Subsidiaries of the same parent company (of which the State owns at least 65% capital) contribute capital to establish an enterprise.

Article 60. Violations against regulations on social enterprises

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to use at least 51% of annual profit for reinvestment in achievements of social or environmental objectives as registered;

b) Failing to use sponsorships for proper purposes;

c) Failing to send or sending behind schedule the commitment/notification to the business registration authority in the locality where the enterprise’s head office is located when there are changes in the commitment to achieve social or environmental objectives or such commitment is terminated;

d) Failing to maintain operational objectives and conditions as prescribed during its operation.

2. Remedial measures:

a) Forcible provision of sufficient capital to reinvest in achievements of registered objectives, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of sponsorships used for improper purposes, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible sending of the commitment/notification to the business registration authority as prescribed, in case it has not been sent, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

d) Forcible performance of operational objectives and conditions as prescribed during its operation, for violations specified at Point d, Clause 1 of this Article.

Article 61. Violations against regulations on publishing information about state-owned enterprises

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply, or complying with regulations on information disclosure but publicizing information inadequately or behind schedule;

b) Having more than 01 legal representative without notifying the state ownership representative agency or publicizing on the enterprise's e-portal/website;

c) Authorizing another person to disclose information without sending a notification of such authorization to the state ownership representative agency and the Ministry of Planning and Investment;

d) Suspending information disclosure without reporting the reasons for the suspension or sending a notice requesting the suspension of information disclosure to the state ownership representative agency.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to create the enterprise's website as prescribed;

b) Failing to develop the enterprise’s regulations on information disclosure as prescribed;

c) Failing to periodically and irregularly publicize information on the enterprise's website, the ownership representative’s e-portal/website, and the enterprise portal as prescribed.

3. Remedial measures:

a) Forcible disclosure of information in case the information has not been publicized, or supplementation/modification of the publicized information, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible reporting and notification of information as prescribed, for violations specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article;

c) Forcible establishment of the enterprise's website according to regulations, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;

d) Forcible development of regulations on information disclosure as prescribed, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

dd) Forcible publicization of information on the enterprise's website, the ownership representative’s e-portal/website, and the enterprise portal, for the violations specified at Point c, Clause 3 of this Article.

Article 62. Violations against regulations on registration of business households

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed upon:

a) An individual and members of a household register more than one business household;

b) Establishment of a business household without the right thereto;

c) Failure to register the establishment of a business household in case the registration thereof is required as prescribed;

d) Failure to register adjustments to the Certificate of business household registration with the district-level business registration authority within 10 days after such adjustments are made.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Providing inaccurate or untruthful information in the application for business household registration or the application for registration of changes in business household registration information.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail;

b) Carrying on a conditional business line after a suspension has been requested by the district-level business registration authority.

3. Remedial measures:

a) Forcible registration of establishment of business households as prescribed, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

b) Forcible registration of adjustments to certificates of business household registration, in case such adjustments have not been registered, for violations specified at Point d, Clause 1 of this Article.

Article 63. Violations against regulations on reporting information of business households

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to report the business situation at the request of the district-level business registration authority;

b) Change the head of a business household without sending notifications of changes in business household registration to the business registration authority in the district where it is registered;

c) Suspending or resuming the business before the notified time without sending a written notice to the business registration authority in the district where it is registered;

d) Changing the business location without notifying the district-level business registration authority;

dd) Shutting down the business household without notifying the district-level business registration authority or returning the original certificate of business household registration to the authority;

e) Changing business lines without notifying the business registration authority of the district where the business household is headquartered;

g) Doing business at multiple locations without notifying the business registration authority of the district where the business household is headquartered, the tax office, or the market surveillance authority.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail.

2. Remedial measures:

a) Forcible reporting of the business situation upon request, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible sending of notifications to the district-level business registration authority, for violations specified at Points b, c, d, dd, e and g, Clause 1 of this Article.

64. Violations against regulations on registration of cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to register in accordance with regulations the changes, if any, in the name, head office address, production and business lines, charter capital, legal representative of cooperative/cooperative association; the name, address, representative of the branch, representative office thereof with the competent State agency that has granted it the certificate of registration;

b) Registering behind schedule the changes, if any, in the name, head office address, production and business lines, charter capital, legal representative of cooperative or cooperative association; the name, address, representative of the branch, representative office thereof with the competent State agency that has granted it the certificate of registration.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of providing inaccurate and untruthful information in the application for cooperative/cooperative association registration certificate or the certification of changes in cooperative/cooperative association registration information.

3. Remedial measures: Forcible registration of adjustments to cooperative/cooperative association registration certificates, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 65. Violations against regulations on activities of cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to hold annual general meetings of the cooperative/cooperative association’s members within 03 months from the end of the fiscal year;

b) Failing to make a member register after being granted a cooperative/cooperative association registration certificate or making an incomplete member register as prescribed;

c) Failing to provide information or providing incomplete, untimely, inaccurate information on production, business, finance, income distribution and other contents as prescribed;

d) Failing to retain documents of cooperatives and cooperative associations as prescribed.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Doing business as a cooperative or cooperative association without applying for a cooperative/cooperative association registration certificate;

b) Doing business in lines not stated in the cooperative/cooperative association registration certificate;

c) Carrying on the business operation during the suspension period announced by the cooperative/cooperative association.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail;

d) Doing business in conditional lines when the business conditions as prescribed by the law provisions are not satisfied;

dd) Carrying on the business after the cooperative/cooperative association registration certificate is revoked.

3. Remedial measures:

a) Forcible making of a register of members as prescribed or forcible addition of missing information to the register, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Forcible provision of information or forcible addition of complete and accurate information on production, business, finance, income distribution and other contents as prescribed, for violations specified in Clause 1 of this Article. Point c, Clause 1 of this Article;

c) Forcible retention of documents of cooperatives and cooperative associations as prescribed, for violations specified at Point d, Clause 1 of this Article;

d) Forcible registration of cooperative/cooperative association establishment, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 66. Violations against regulations on provision of information about cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with the regime of reporting on the operational situation as prescribed;

b) Failing to send a notification to the competent State agency that has granted the cooperative/cooperative association registration certificate within 15 working days after the cooperative/cooperative association changes its charter, number of members/associate cooperatives, members of the board of directors or control board, controllers, and business locations.

2. Remedial measures:

a) Forcible reporting on operation of cooperatives and cooperative associations, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible sending of notifications to the competent State agency, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 67. Violations against regulations on capital contribution to cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to adequately raise capital as registered in the Charter or raising adequate capital in more than 06 months after the cooperative or cooperative association is granted the registration certificate;

b) Failing to maintain the legal capital for cooperatives engaged in business lines and trades requiring legal capital;

c) Failing to issue a certificate of capital contribution to a member of the cooperative or an associate cooperative;

d) Using sources of capital that are undistributable assets of the cooperative/cooperative association to contribute capital, purchase shares, or establish an enterprise;

dd) Contributing capital, purchasing shares, establishing an enterprise using more than 50% of the charter capital of the cooperative/cooperative association according to the latest financial statement before the time of capital contribution, share purchase, or enterprise establishment;

e) Failure to notify or notifying behind schedule the issuer of the cooperative/cooperative association registration certificate in the locality where it is headquartered of the capital contribution, share purchase, or enterprise establishment.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a Contributing capital, purchasing shares, establishing an enterprise by a cooperative or cooperative association without approval by the general meeting of members;

b) Allowing a member to contribute more than 20% capital of the cooperative, or an associate cooperative to contribute more than 30% capital of the cooperative association.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for cheating in the valuation of assets contributed as capital.

In case there are violations against tax law regulations, penalties for administrative violations against regulations on taxation shall prevail.

4. Remedial measures:

a) Forcible supplementation of the registered capital, in case of failing to adequately raise capital, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Enforce the issuance of a capital contribution certificate to a member of the cooperative or an associate cooperative, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

c) Forcible return of capital sources that are undistributable assets of the cooperative or cooperative association, for violations specified at Point d, Clause 1 of this Article;

d) Forcible adjustment of the total investment in the form of capital contribution, share purchase, or enterprise establishment, for violations specified at Point dd, Clause 1 of this Article;

dd) Forcible notification to the issuer of the cooperative/cooperative association registration certificate, in case the such notification has not been sent, for violations specified at Point e, Clause 1 of this Article;

e) Forcible adjustment of the capital contribution ratio in accordance with regulations, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 68. Violations against regulations on division, separation and merger of cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to notify in writing the creditors, organizations and individuals having economic relations with the cooperative/cooperative association of the decision on division or separation thereof, and failing to settle related issues before initiating procedures for establishing a new cooperative/cooperative association;

b) Failing to notify in writing the creditors, organizations and individuals having economic relations with the cooperative/cooperative association of the consolidation decision and plan;

c) Failing to notify in writing the creditors, organizations and individuals having economic relations with the cooperative/cooperative association of the merger decision.

2. Remedial measures: Forcible notification in writing to the creditors, organizations and individuals having economic relations with the cooperative/cooperative association, for violations specified in Clause 1 of this Article. Clause 1 of this Article.

Article 69. Violations against regulations on activities of branches, representative offices and business locations of cooperatives and cooperative associations

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed upon:

a) Business lines of a branch unconformable with that of the cooperative/cooperative association;

b) Branches, representative offices and business locations not named after the cooperative/cooperative association.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of dishonestly or inaccurately registering changes in registered information about branches, representative offices or business locations.

3. Remedial measures: Forcible adjustment of the name of the branch or representative office, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.

 

Chapter V

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PLANNING, PENALTIES, FINE LEVELS AND REMEDIAL MEASURES THEREOF

 

Article 70. Violations against regulations on reporting and provision of planning information

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Providing planning information in the form unconformable with the regulations;

b) Posting planning information in contravention of regulations;

c) Failing to update the information and data of the approved documents into the national planning information system and online planning database within 10 days after the date of approval,

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to comply with the reporting regime or reporting untruthfully or inaccurately on the planning process;

b) Failing to provide planning information as prescribed;

c) Failing to detain planning documents or incompletely detaining planning documents as prescribed.

3. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Intentionally providing false planning information;

b) Destroying, forging or falsifying dossiers, papers and documents related to the planning;

c) Obstructing agencies, organizations and individuals from giving opinions on planning activities.

4. Remedial measures:

a) Forcibly update of the information and data of the approved documents into the national planning information system and online planning database, in case such information and data have not been updated, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

b) Forcible provision of information, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

c) Forcible detention of planning documents or supplementation of planning archives, for violations specified at Point c, Clause 2 of this Article;

d) Forcible correction of planning information, for violations specified at Point a, Clause 3 of this Article.

Article 71. Violations against regulations on plan formulation and adjustment

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of adjusting the plans against the prescribed order and procedures.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of prolonging the planning period as prescribed.

3 A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of adjusting the plans ultra vires.

Article 72. Violations against regulations on plan implementation

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of formulating detailed implementation plans against the master plan.

2. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement or improperly implementing the approved or decided plans.

3. Remedial measures: Forcible re-formulation of detailed implementation plans to ensure the correct planning contents, for violations specified in Clause 1 of this Article.

 

Chapter VI

POWERS TO IMPOSE PENALTIES UPON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 73. The power to impose penalties of inspectors of planning and investment authorities

1. Inspectors and persons appointed as specialized inspectors, in the performance of their duties, are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 1,000,000.

2. Chief Inspectors of the provincial-level Departments of Planning and Investment, chiefs of specialized inspectorates of provincial-level departments are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on bidding, investment and planning;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

3. Heads of specialized inspection teams of the Ministry of Planning and Investment are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 70,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 200,000,000 for violations against regulations on bidding and investment; impose a maximum fine of VND 350,000,000 for violations against regulations on planning;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

4. The Chief Inspector of the Ministry of Planning and Investment is entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 300,000,000 for violations against regulations on bidding and investment; impose a maximum fine of VND 500,000,000 for violations against regulations on planning;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

Article 74. The power to impose penalties of the People’s Committees at all levels

1. Chairpersons of commune-level People's Committees are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 10,000,000.

2. Chairpersons of district-level People's Committees are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 150,000,000 for violations against regulations on bidding and investment; impose a maximum fine of VND 200,000,000 for violations against regulations on planning;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People's Committees are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 300,000,000 for violations against regulations on bidding and investment; impose a maximum fine of VND 500,000,000 for violations against regulations on planning;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

Article 75. The power to impose penalties of tax offices

1. Tax officers in the performance of their duties are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 1,000,000.

2. Tax team leaders are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 5,000,000.

3. Directors of Tax Branches are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 for violations against regulations on business registration and investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

4. Directors of Tax Departments are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 140,000,000 for violations against regulations on investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

5. The Director of the General Department of Taxation is entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 300,000,000 for violations against regulations on investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

Article 76. The power to impose penalties of market surveillance authorities

1. Market surveillance officials in the performance of their duties are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 1,000,000.

2. Market surveillance team leaders, heads of the professional divisions under the Market Management Operations Department are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 50,000,000 for violations against regulations on business registration and investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

3. Directors of Market Surveillance Agencies affiliated to provincial-level Departments of Industry and Trade, Director of the Market Management Operations Department under the General Department of Market Surveillance are entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration and investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

4. The General Director of the General Department of Market Surveillance is entitled to:

a) Issue warnings;

b) Impose a maximum fine of VND 100,000,000 for violations against regulations on business registration; impose a maximum fine of VND 300,000,000 for violations against regulations on investment;

c) Enforce remedial measures specified in this Decree.

Article 77. Division of power to impose penalties

1. Competent persons of planning and investment inspectorates have the power to administrative penalties for administrative violations specified in this Decree in accordance with Article 73 of this Decree and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.

2. Chairpersons of People's Committees at all levels have the power to impose administrative penalties for administrative violations specified in this Decree in accordance with Article 74 of this Decree and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.

3. Competent persons of tax offices have the power to impose administrative penalties for administrative violations specified in Clause 2, Article 16; Article 18; Clause 2 Article 22; Article 30; Article 43; Clause 4, Article 46; Point a, Clause 2, Article 48; Point a, Clause 1, Article 50; Point a, Clause 1, Article 54; Article 56; Article 62; Article 64; Point c, Clause 1, and Clause 2, Article 65; Article 66; Clause 3, Article 67 and Article 69 of this Decree in accordance with Article 75 of this Decree and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.

4. Competent persons of the market management authorities have the power to impose administrative penalties for administrative violations specified in Clause 3, Article 16; Clause 1 Article 17; Clause 3 Article 19; Article 43; Article 44; Clause 4, Article 46; Article 48; Article 49; Article 50; Point c, Clause 2, Article 52; Article 54; Points d and dd Clause 1 Article 56; Point d Clause 1 Article 60; Article 62; Article 63; Article 64; Points c and d, Clause 1, and Clause 2, Article 65; Articles 66 and 69 of this Decree in accordance with Article 76 of this Decree and within the scope of their functions, tasks, and entitlements.

5. In case many people have the power to impose penalties for an administrative violation, the one who first handles the case shall impose the penalties.

Article 78. Determination of the power to impose penalties

The maximum fines imposed by the persons specified in Article 73, Article 74, Article 75 and Article 76 of this Decree are imposed upon an administrative violation committed by an organization; the maximum fine such a person may imposed upon an individual is haft the maximum fine imposed upon an organization.

Article 79. The power to issue administrative violation records

1. The persons entitled to impose penalties specified in specified in Articles 73, Article 74, Article 75 and Article 76 of this Decree.

2. Officials of the People’s Committees at all levels appointed to inspect and then detect administrative violations as specified in this Decree.

3. Officials of planning and investment authorities appointed as independent inspectors or members of inspection teams.

4. Officials of State management authorities appointed to inspect the State management of investment (including public investment, business investment in Vietnam, offshore investment from Vietnam, public-private partnership (PPP) investment), bidding, business registration, and planning.

5. In a case with many violations, a competent person in the performance of his/her duties must immediately make a record of acts detected as administrative violations within the scope of his/her management.

In case the record maker does not have the power to impose penalties in such case, the original administrative violation records together with exhibits and means used to commit the administrative violations (if any) shall be transferred to the person entitled to impose penalties as prescribed in Clause 5, Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations.

For acts showing signs of administrative violations that do not fall within the scope of their management, the on-duty official shall make a record of the incident and immediately transfer it to the competent person.

 

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 80. Effect

This Decree takes effect from January 1, 2022 and replaces Decree No. 50/2016/ND-CP dated June 1, 2016 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on planning and investment.

Article 81. Transitional provisions

1. For violations that occurred before the effective date of this Decree and are detected or considered for imposing penalties when this Decree takes effect, the provisions of this Decree shall prevail, given that this Decree does not provide for the legal liability thereof or provides for lesser liability.

2. For decisions on imposing penalties for administrative violations against regulations on planning and investment that have been issued or have been completely implemented before the effective date of this Decree, if the individuals or organizations that have been imposed such penalties appeal, the provisions of Decree No. 50/2016/ND-CP dated June 1, 2016 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on planning and investment shall prevail.

Article 82. Responsibilities for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the chairpersons of the People's Committees of the provinces and municipalities shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER

 

Le Minh Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 122/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 122/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Từ 2022, vi phạm về đăng ký kinh doanh phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Nghị định 122/2021 đã bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa với các hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này như sau:

- Trong lĩnh vực đầu tư là 300 triệu đồng;

- Trong lĩnh vực đấu thầu là 300 triệu đồng;

- Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100 triệu đồng (mức phạt tiền tối đa tăng từ 30 triệu đồng lên 100 triệu đồng so với trước đây);

- Trong lĩnh vực quy hoạch là 500 triệu đồng.

Kê khai không đúng nội dung hồ sơ ĐKDN phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 122/2021, từ năm 2022, hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bị phạt từ 20 triệu đồng - 30 triệu đồng.

Vi phạm về kê khai vốn điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền từ 2022?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 122/2021, các mức phạt tiền với hành vi vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

- Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng...

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường