Toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất

Để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong việc thực thi, Chính phủ đã ban hành 11 văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 tính đến ngày 23/9/2024.
Toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất
Toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam.vn về các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020.

STT

Văn bản

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Tình trạng hiệu lực

1

Nghị định 89/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp

16/07/2024

01/09/2024

Còn hiệu lực

2

Nghị định 69/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

14/09/2023

14/09/2023

Còn hiệu lực

3

Nghị định 16/2023/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

25/04/2023

25/04/2023

Còn hiệu lực

4

Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

05/03/2023

05/03/2023

Còn hiệu lực

5

Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

16/09/2022

16/09/2022

Đình chỉ một phần hiệu lực

6

Nghị định 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

01/06/2022

01/06/2022

Còn hiệu lực

7

Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

01/01/2022

01/01/2022

Còn hiệu lực

8

Nghị định 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

01/04/2021

01/04/2021

Hết hiệu lực một phần

9

Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

04/01/2021

04/01/2021

Còn hiệu lực

10

Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

01/01/2021

01/01/2021

Hết hiệu lực một phần

11

Nghị định 159/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

31/12/2020

31/12/2020

Đã được sửa đổi bởi Nghị định 69/2023/NĐ-CP

Giới thiệu tính năng Lược đồ của LuatVietnam: Lược đồ giúp người dùng nắm được mối quan hệ giữa Văn bản đang xem với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật, như: Văn bản hướng dẫn, Văn bản sửa đổi bổ sung, Văn bản thay thế…

Nội dung của Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích rõ Luật này bao quát tất cả các quy định liên quan đến việc thành lập, quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, nó đề cập đến các giai đoạn quan trọng trong quá trình từ khi mới thành lập cho đến khi doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động.

Luật này áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Loại hình doanh nghiệp trong đó chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty. Công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều thành viên (từ 1 đến 50 thành viên).

- Công ty cổ phần (CTCP): Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số cổ phần họ sở hữu.

- Công ty hợp danh: Loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa cá nhân và tổ chức. Trong công ty hợp danh, ít nhất phải có hai thành viên hợp danh và các thành viên này phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty.

- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng điều chỉnh hoạt động của các nhóm công ty, bao gồm việc quy định về việc tổ chức và quản lý các công ty có mối quan hệ kinh tế hoặc pháp lý với nhau, chẳng hạn như công ty mẹ và công ty con, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp.

Nói một cách đơn giản, Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các quy định nhằm hướng dẫn và quản lý tất cả các loại hình doanh nghiệp từ lúc bắt đầu kinh doanh, trong suốt quá trình hoạt động, và thậm chí khi chấm dứt hoạt động kinh doanh.

XEM TOÀN VĂN LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Tóm lại, bằng việc nắm rõ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2002; các văn bản hướng dẫn và thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro pháp lý, góp phần vào sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục