Nghị định 73-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc phân hạng đất tính Thuế Sử dụng Đất nông nghiệp

thuộc tính Nghị định 73-CP

Nghị định 73-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc phân hạng đất tính Thuế Sử dụng Đất nông nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:73-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:25/10/1993
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở, Thuế-Phí-Lệ phí, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 73-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73-CP NGÀY 25-10-1993 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC PHÂN HẠNG ĐẤT TÍNH THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.

CHÍNH PHỦ

nhayXem thêm quy định về điều chỉnh hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Công văn 4129/TC/TCT ngày 29/04/2002 của Bộ Tài chínhnhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 10 tháng 7 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Tiêu chuẩn của từng yếu tố được xác định như sau :
1. Yếu tố chất đất là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng; đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng của nước.
2. Yếu tố vị trí của đất là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể.
3. Yếu tố địa hình của đất là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
4. Yếu tố điều kiện khí hậu, thời tiết là nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số tháng khô hạn trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng; độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
5. Yếu tố điều kiện tưới tiêu đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ tưới tiêu chủ động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước.
Tiêu chuẩn cụ thể của từng yếu tố để phân hạng đất tính thuế đối với các loại cây trồng chính được ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 2.- Việc phân hạng đất tính thuế đối với các cây trồng chính được qui định như sau:
1. Đối với đất trồng cây hàng năm thì phân hạng đất tính thuế theo đất trồng lúa; dựa vào tiêu chuẩn của 5 yếu tố qui định tại Điều 1 của Nghị định này có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990).
Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nằm trong vùng đất trồng cây hàng năm, thì thực hiện phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm.
Đối với đất có mặt nước mặn, lợ chuyên dùng vào nuôi trồng thuỷ sản phải căn cứ vào chất đất, khí hậu thời tiết, vị trí, địa hình và điều kiện cấp thoát nước, có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm (1986-1990) hoặc của các năm gần nhất.
2. Đối với đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi thì phân hạng đất theo đất trồng cây hàng năm.
3. Đối với đất trồng cây lâu năm (trừ đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như gỗ, tre, nứa, song, mây...) thì dựa vào tiêu chuẩn của các yếu tố để phân hạng đất tính thuế.
Riêng đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì không phân hạng đất, khi có thu hoạch sẽ thực hiện việc thu thuế 4% giá trị sản lượng khai thác.
Điều 3.- Căn cứ tiêu chuẩn hạng đất tính thuế, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục Quản lý ruộng đất, xác định tiêu chuẩn hạng đất đến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm cơ sở cho việc phân hạng đất tính thuế của từng địa phương.
Điều 4.- Căn cứ vào tiêu chuẩn hạng đất, thực tế đất đai và kết quả sản xuất ở địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn việc phân hạng đất tính thuế ở địa phương.
Điều 5.- Theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến hành phân hạng đất tính thuế.

Hội đồng tư vấn thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã phân hạng đất ở xã.
Trước khi báo cáo lên Uỷ ban nhân dân cấp trên về kết quả phân hạng đất tính thuế, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải niêm yết công khai kết quả phân hạng đất tính thuế của xã trong thời hạn 20 ngày để nhân dân tham gia ý kiến, kịp thời có điều chỉnh cần thiết và hộ nộp thuế xác nhận hạng đất tính thuế của mình.
Điều 6.- Chi cục thuế giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn phân hạng đất tính thuế, kiểm tra xem xét và tổng hợp kết quả phân hạng đất của địa phương mình, báo cáo Cục thuế để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7.- Cục thuế giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra và xét duyệt tổng hợp kết quả phân hạng đất tính thuế của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Hạng đất tính thuế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn là căn cứ tính thuế, lập sổ thuế.
Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm.
Trong thời hạn ổn định hạng đất tính thuế, đối với vùng Nhà nước có đầu tư lớn về giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất và các biện pháp khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mức bình quân của thời kỳ 5 năm (1986-1990), thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh hạng đất tính thuế trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 8.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 1993.
Những quy định về phân hạng đất tính thuế trước đây đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định này.
Điều 9.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
TIÊU CHUẨN TỪNG YẾU TỐ ĐỂ PHÂN HẠNG ĐẤT TÍNH THUẾ
CỦA CÁC CÂY TRỒNG CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 73-CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ).
nhayĐiều chỉnh lại bảng điểm quy định theo tiêu chuẩn từng yếu tố để phân hạng đất tính thuế của các cây trồng chính ban hành kèm theo Nghị định số 73-CP ngày 25-10-1993 của Chính phủ, quy định tại Điều 1 Quyết định 619-TTg năm 1993nhay

1. Đối với đất trồng lúa

Số TT

Tiêu chuẩn các yếu tố

Điểm

 

I. Chất đất

 

1

Đất có độ phì cao

10

2

Đất có độ phì trung bình

7

3

Đất có độ phì thấp

5

4

Đất có độ phì quá thấp, phải cải tạo nhiều mới sản xuất được

2

 

II. Vị trí

 

1

Cách nơi cư trú của hộ sử dụng đất dưới 3km

7

2

Cách nơi cư trú của hộ sử dụng đất từ 3km đến dưới 5km

5

3

Cách nơi cư trú của hộ sử dụng đất từ 5km đến 8km

3

4

Cách nơi cư trú của hộ sử dụng đất trên 8km

1

 

III. Địa hình

 

1

Địa hình bằng phẳng, vàn

8

2

Địa hình bằng phẳng, vàn cao

6

3

Địa hình vàn thấp

4

4

Địa hình cao, trũng

2

IV.

Điều kiện khí hậu, thời tiết

 

1

Thuận lợi với việc trồng lúa, không có hạn chế gì

0

2

Tương đối thuận lợi với việc trồng lúa, có một điều kiện hạn chế 7

 

3

Tương đối thuận lợi với việc trồng lúa có,hai đến ba điều kiện hạn chế

5

4

Không thuận lợi cho việc trồng lúa, có ít nhất 4 điều kiện hạn chế: bão, lũ, sương muối, gió Lào

2

 

V. Điều kiện tưới tiêu

 

1

Tưới tiêu chủ động trên 70% thời gian cần tưới tiêu

10

2

Tưới tiêu chủ động từ 50% đến 70% thời gian cần tưới tiêu

7

3

Tưới tiêu chủ động dưới 50% thời gian cần tưới tiêu

5

4

Dựa vào nước trời, bị úng ngập, khô hạn

2

Tổng hợp điểm của các yếu tố để xác định hạng đất tính thuế của đất trồng lúa chia làm 6 hạng như sau:

Hạng đất

Tổng số điểm của 5 yếu tố

I

Từ 39 điểm trở lên và trong 4 yếu tố: chất đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu, địa hình không có yếu tố nào xấu

II

Từ 33 đến 38 điểm

III

Từ 27 đến 32 điểm

IV

Từ 21 đến 26 điểm

V

Từ 15 đến 20 điểm

VI

Dưới 15 điểm

Năng suất lúa dùng để tham khảo khi phân hạng đất

Hạng đất

Tổng số điểm của yếu tố

Số vụ sản xuất chính trong năm

Năng suất bình quân một vụ (kg thóc/ha)

 

 

 

Ruộng2 vụ trở lên

Ruộng 1 vụ

I

II

III

IV

V

VI

Từ 39 điểm trở lên

Từ 33 đến 38 điểm

Từ 27 đến 32 điểm

Từ 21 đến 26 điểm

Từ 15 đến 20 điểm

Dưới 15 điểm

1 đến 2 vụ

1 đến 2 vụ

1 đến 2 vụ

1 đến 2 vụ

1 vụ

1 vụ

Trên 3000kg

Từ 2500 - 3000kg

Từ 2000 - 2500kg

Dưới 2000kg

-

-

Trên 5500kg

Từ 4500 - 5500kg

Từ 3500 - 4500kg

Từ 2700 - 3500kg

Từ 2000 - 2700kg

Dưới 2000kg

2. Đối với đất có mặt nước mặn, lợ nuôi trồng thuỷ sản

Số thứ tự

Tiêu chuẩn các yếu tố điểm

Thang

 

I. Chất đất

 

1

Đất có độ phì cao

10

2

Đất có độ phì trung bình

7

3

Đất có độ phì thấp

5

4

Đất có độ phì quá thấp, phải cải tạo lâu dài mới trồng được

2

 

II. Vị trí

 

1

Cách đô thị dưới 20km

7

2

Cách đô thị từ 20km đến dưới 50km

5

3

Cách đô thị từ 50km đến 80km

3

4

Cách đô thị trên 80km

1

 

III. Địa hình

 

1

Bằng phẳng, độ ngập nước cao, công trình được bảo vệ an toàn

8

2

Bằng phẳng, độ ngập nước tương đối cao, công trình được bảo vệ an toàn ³

6

3

Tương đối bằng phẳng, độ ngập nước trung bình, độ an toàn của công trình bị hạn chế ³

4

4

Bãi cao, độ ngập nước thấp, độ an toàn công trình kém

2

 

IV. Điều kiện khí hậu, thời tiết

 

1

Thuận lợi nhất cho việc nuôi trồng thuỷ sản

10

2

Thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản

7

3

Tương đối thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản

5

4

Không thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản

2

 

V. Điều kiện tưới tiêu

 

1

Độ muối quanh năm ổn định, giàu nguồn dinh dưỡng và nguồn thức ăn cho các đối tượng nuôi trồng (độ phì cao)

10

2

Độ muối biến động, tương đối giàu nguồn dinh dưỡng và thức cho các đối tượng nuôi trồng (độ phì khá)

7

3

Độ muối biến động theo mùa nhưng biên độ không lớn (độ phì trung bình)

5

4

Độ muối không ổn định, biến động rất lớn theo mùa (độ phì quá thấp)

2

(*) Số điểm của từng hạng đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cũng tương tự như số điểm quy định cho từng hạng đất trồng lúa.

3. Đối với đất trồng cây công nghiệp lâu năm

Số TT

Tiêu chuẩn các yếu tố

Thang điểm

 

I. Chất đất

 

1

Đất có độ phì cao

10

2

Đất có độ phì trung bình

8

3

Đất có độ phì quá thấp, phải cải tạo mới sản xuất được

6

 

II. Vị trí

 

1

Cách đô thị dưới 30 km

6

2

Cách đô thị từ 30 đến 80 km

4

3

Cách đô thị trên 80 km

2

 

III. Địa hình

 

1

Độ dốc từ 0-8 độ

8

2

Độ dốc từ 8-15 độ

6

3

Độ dốc trên 15-25 độ

4

 

IV. Điều kiện khí hậu, thời tiết

 

1

Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp

10

2

Tương đối phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp

8

3

Ít thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp

6

 

V. Điều kiện tưới tiêu (chế độ nước)

 

1

Khả năng tưới, tiêu nước tốt

10

2

Khả năng tưới, tiêu nước trung bình

8

3

Khả năng tưới, tiêu nước kém

6

4. Đất trồng cây ăn quả lâu năm

Số TT

Tiêu chuẩn các yếu tố

Thang điểm

 

I. Chất đất

 

1

Đất có độ phì cao

10

2

Đất có độ phì trung bình

8

3

Đất có độ phì thấp, phải cải tạo mới sản xuất được

6

 

II. Vị trí

 

1

Cách đô thị dưới 30 km

6

2

Cách đô thị từ 30 đến 80 km

4

3

Cách đô thị trên 80 km

2

 

III. Địa hình

 

1

Độ dốc từ 0-8 độ

8

2

Độ dốc từ 8-15 độ

6

3

Độ dốc từ 15-20 độ và trên 20 độ

4

 

IV. Điều kiện khí hậu, thời tiết

 

1

Thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả

10

2

Tương đối thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả

8

3

Ít thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả

6

 

V. Điều kiện tưới tiêu (chế độ nước)

 

1

Khả năng tiêu nước tốt; nguy cơ ngập úng không có; gần nguồn nước tưới

10

2

Khả năng tưới tiêu nước trung bình; nguy cơ ngập úng không có; tương đối gần nguồn nước tưới

8

3

Khả năng tiêu nước kém; có nguy cơ ngập úng; xa nguồn nước tưới

6

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất