Thông tư liên tịch 35/TT-LB của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên

thuộc tính Thông tư liên tịch 35/TT-LB

Thông tư liên tịch 35/TT-LB của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/TT-LB
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng; Trần Chí Đáo
Ngày ban hành:25/04/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 35/TT-LB

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ
LIÊN BỘ TÀI CHÍNH-GD&ĐT SỐ 35 TT/LB NGÀY 25/4/1995
HƯỚNG DẪN VỀ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

Trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn học sinh theo Quyết định số 115/HĐBT ngày 29/9/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ và đạt được kết quả tốt. Thông qua việc trả tiền bảo hiểm đã bù đắp kịp thời hậu quả tài chính do tai nạn bất ngờ xảy ra đối với học sinh, sinh viên, nhờ đó giúp cho học sinh, sinh viên và gia đình có điều kiện nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sớm trở lại học tập bình thường. Tuy nhiên, phạm vi bảo hiểm mới chỉ giới hạn ở những rủi ro tai nạn bất ngờ gây nên, chưa đáp ứng được nhu cầu góp phần chăm lo sức khoẻ toàn diện cho học sinh, sinh viên cũng như trợ gíúp cho gia đình trong trường hợp con em họ bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc giải phẫu tại bệnh viện.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, tạo điều kiện tăng cường công tác chăm lo sức khoẻ cho học sinh, sinh viên và để thực hiện Quyết định số 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí, trong đó cho phép tất cả các trường đều được thu tiền bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh, Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung làm cơ sở mở rộng phạm vi bảo hiểm, và thực hiện chế độ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên như sau:

 

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

 

1. Về nguyên tắc việc tham gia bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Nhưng vì lợi ích của học sinh, sinh viên, gia đình, nhà trường và Xã hội nên Nhà nước khuyến khích tất cả các học sinh, sinh viên đang theo học các loại hình trường lớp ở tất cả các cấp và bậc học từ mẫu giáo, phổ thông, dạy nghề, trung hoặc chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tham gía bảo hiểm.

2. Mọi công ty bảo hiểm của Việt nam đều được quyền triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện cho học sinh theo qui tắc chung thống nhất của Nhà nước. Các công ty bảo hiểm trên cùng địa bàn có thể thoả thuận với nhau về phạm vi hoạt động để không vì khai thác nghiệp vụ này mà cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm các qui định của Nhà nước về quản lý thị trường bảo hiểm.

3. Chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên do các công ty bảo hiểm xây dựng trên cơ sở các Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 256/TC/BH ngày 27/7/1991, Qui tắc bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật ban hành kèm theo Quyết định số 466/TC/BH ngày 2/7/1993 và Qui tắc bảo hiểm sinh mạng cá nhân ban hành kèm theo Quyết định số 349/TC/BH ngày 10/8/1992 của Bộ Tài chính.

4. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thực hiện theo qui định chung và áp dụng thống nhất một mức đối với một trường.

5. Khoản thu bảo hiểm không phải là khoản thu của ngành Giáo dục và Đào tạo, mà là khoản thu hộ cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

 

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VÀ CÁC TRƯỜNG

 

1. Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm:

a. Triển khai tới các trường và các cơ quan khác có liên quan những quy định của Nhà nước về nội dung, phạm vi bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên, quyền lợi của người mua bảo hiểm, thủ tục bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.

b. Cung cấp cho các trường các văn bản pháp lý và các quy tắc bảo hiểm có liên quan đến chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.

c. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên rộng rãi, thuận tiện cho việc thu và chuyển phí bảo hiểm.

d. Thanh toán tiền hoa hồng cho các trường hoặc cộng tác viên theo mức quy định của Bộ Tài chính ngay khi nhận được phí bảo hiểm.

e. Trả tiền bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn cho học sinh, sinh viên khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

2. Các trường có trách nhiệm:

a. Phối hợp với các công ty bảo hiểm phổ biến chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên cho học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh của trường, vận động học sinh, sinh viên và gia đình tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.

b. Giới thiệu cán bộ làm cộng tác viên cho công ty bảo hiểm. Cộng tác viên có trách nhiệm lập danh sách học sinh, sinh viên và thu phí bảo hiểm của học sinh, sinh viên theo những thoả thuận với công ty bảo hiểm.

c. Chỉ đạo các bộ phận chức năng cà cộng tác viên hướng dẫn cho học sinh, sinh viên kê khai trung thực và đầy đủ các khoản mục quy định trong giấy yêu cầu bảo hiểm, ký hợp đồng bảo hiểm và chuyển phí bảo hiểm thu được cho công ty bảo hiểm theo đúng quy định.

d. Khi học sinh, sinh viên của trường bị tai nạn, ốm đau, điều trị nằm viện, phẫu thuật, chết..... thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, đôn đốc các bộ phận chức năng và cộng tác viên nhanh chóng làm thủ tục cần thiết theo mẫu hướng dẫn của công ty bảo hiểm để gíúp học sinh, sinh víên hoặc gia đình học sinh, sinh viên sớm nhận được tiền bảo hiểm.

 

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Các trường và các công ty bảo hiểm cần tăng cường phối hợp để quán triệt trong học sinh, sinh viên và gia đình về lợi ích, ý nghĩa nhân đạo của hoạt động bảo hiểm, tiến tới xây dựng nề nếp, tập quán tham gia bảo hiểm của mọi công dân. Cần công bố công khai các quy trình, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc chăm lo sức khoẻ và thực hiện chế độ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.

2. Các công ty bảo hiểm cần phối hợp với ngành giáo dục và các ngành chức năng thực hiện tốt các biện pháp đề phòng và hạn chế tai nạn học sinh, sinh viên. Hàng năm phối hợp với ngành giáo dục khen thưởng kịp thời các trường, lớp có thành tích suất sắc trong công tác bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên cũng như làm tốt công tác đề phòng và hạn chế tai nạn trong học sinh, sinh viên.

3. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

4. Trong qúa trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các trường và các công ty bảo hiểm cần phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu giải quyết.

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING - THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------
No: 35-TT/LB
Hanoi, April 25, 1995
 
INTER-MINISTERIAL CIRCULAR
TO GUIDE ALL-ROUND INSURANCE FOR PUPILS AND STUDENTS
In implementing the regime of insurance against accidents for pupils and students provided for in Decision No.115-HDBT of the 29th of September 1986 of the Council of Ministers, the units under the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance have so far displayed fairly close coordination and achieved good results. The payment made out under this insurance has proved to be a good financial cover to relieve the effect of accidents happening to pupils and students, helping their families to overcome quickly the consequences and return the pupils and students to their classes. However, the insurance has so far provided cover only against the accidents while not yet catering to the need to ensure comprehensively the health of pupils and students, nor providing help to the families who are forced to take care of their hospitalized or operated-on children.
In order to overcome the above-described shortcomings and to create better health care conditions for pupils and students, in implementing Decision No.241-TTg on the 24th of May 1993 of the Prime Minister on collecting and use of tuition fees, which allows all schools to collect anti-accident insurance from pupils and students, the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training jointly issue the following guidance on a number of contents to extend the insurance coverage and effect a comprehensive insurance regime for pupils and students:
I. GENERAL PROVISIONS
1. In principle, the comprehensive insurance for pupils and students is applied on a voluntary basis. However, in the interest of all pupils and students, their families, their schools and the society as a whole, the State encourages all pupils and students who are enrolling in schools of all types and levels, from crche to general education, vocational training, secondary vocational training, college and university, to participate in it.
2. All insurance companies in Vietnam are entitled to provide this service under the uniform principle of the State. The insurance companies which are operating in the same geographic area may arrange among themselves the area of operation for each of them so as to ensure the provision of the service without engaging in unhealthy competition in violation of State regulations on the management of the insurance market.
3. The policy for comprehensive insurance for pupils and students shall be designed by the insurance companies on the basis of the Regulation on anti-accident insurance for pupils and students which was issued in conjunction with Decision No.256-TC/BH on the 27th of July 1991, the Regulation on insurance for hospitalization and operation which was issued in conjunction with Decision No.466-TC/BH on the 2nd of July 1993, and the Regulation on individual life insurance which was issued in conjunction with Decision No.349-TC/BH on the 10th of August 1992, all of the Ministry of Finance.
4. The insurance fee and premium shall be set uniformly and at a single level for all schools.
5. The money generated by selling insurance is not a revenue for the education and training service, but only one that it collects on behalf of the insurance businesses.
II. RESPONSIBILITIES OF INSURANCE COMPANIES AND SCHOOLS
1. The insurance companies are responsible for:
a) Disseminating to schools and other institutions the State's provisions on the content and scope of comprehensive insurance for pupils and students as well as the interest of the insured, and the procedures for insurance purchases and claims.
b) Providing schools with documents on legal provisions and regulations on different types of insurance which are related to the comprehensive insurance for pupils and students.
c) Organizing a broad network of agents to make it convenient for the selling and remittance of the insurance.
d) Paying a commission to schools or agents at the level set by the Ministry of Finance immediately upon receiving the insurance purchases.
e) Paying in full and in time the insurance to pupils and students when occurrences within the insurance coverage take place.
2. The schools are responsible for:
a) Coordinating with the insurance companies to popularize the regime of comprehensive insurance for pupils and students to all pupils and students and their families, and encourage them to purchase the comprehensive insurance.
b) Recommending personnel to work as agents for the insurance company. The agent is responsible for drawing up a list of pupils and students of the school and collecting the insurance fee as agreed upon with the insurance company.
c) Directing the concerned sections and agents to guide the pupils and students to honestly and fully fill in the insurance-application forms, signing the insurance contract and transferring the collected insurance fee to the insurance company according to set rules.
d) When a pupil or student is struck by an accident or falls sick, is hospitalized or has to go through surgery or is dead, and the accident falls into the insured area, prompting the concerned sections and agents quickly to complete the formalities required by the insurance company to ensure that the pupil or student and his/her family soon receive the insurance payment.
III. IMPLEMENTATION
1. The schools and insurance companies should increase their cooperation to ensure that all pupils and students and their families are well aware of the use and humanitarian significance of this insurance, and eventually to make insurance purchase a popular habit among the citizenry. It is necessary to publicize publicly and widely the procedures and formalities of insurance, the responsibilities of the insurance company and the responsibilities and interests of the insured; to clearly define the responsibilities of each of the parties in the provision of health care and comprehensive insurance for pupils and students.
2. The insurance companies need to coordinate with the educational and other specialized services to provide good preventive measures to reduce accidents among pupils and students. Annually to coordinate with the educational service to present timely rewards to schools and classes which have had remarkable merits in the provision of comprehensive insurance for pupils and students as well as in the prevention of accidents among them.
3. This Circular becomes effective from the date of signing.
4. In the course of the implementation of this Circular, if problems emerge, the concerned schools and insurance companies shall promptly report them to the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training for consideration and solution.-
 

FOR THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
VICE MINISTER




Tran Chi Dao
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Sinh Hung
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 35/TT-LB DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất