Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

thuộc tính Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH

Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2008/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Huỳnh Thị Nhân
Ngày ban hành:23/09/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc - Ngày 23/9/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung… Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau… Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tuỳ theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên… Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng khi chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng trước khi chết… Cán bộ xã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đã có quyết định nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng trợ cấp hàng tháng, thì được hưởng trợ cấp hàng tháng khi đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ. Trong thời gian nghỉ chờ để hưởng trợ cấp hàng tháng mà bị chết, thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung… Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì được tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư19/2008/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 19/2008/TT-BLĐTBXH

NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2008 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 03/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2007 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI

VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

 

 

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số khoản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH) như sau:

1. Sửa đổi khoản 2 mục I chế độ ốm đau phần B như sau:

“2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:

 

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

 

Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:

+ Bằng 75% đối với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;

+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

b) Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng dương lịch.

Trường hợp có ngày lẻ thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

 

 

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

 

=

Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

 

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

 

x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

26 ngày

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

c) Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

2. Bổ sung các khoản 4, 5 và khoản 6 vào mục I chế độ ốm đau phần B như sau:

“4. Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

Ví dụ 1: Bà A là công nhân của Xí nghiệp dệt may, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 2008, con thứ hai bị ốm từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày thứ sáu. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008 là 7 ngày (trừ 1 ngày nghỉ hàng tuần là thứ sáu). Trường hợp này hồ sơ thanh toán cần có giấy khám bệnh của cả 2 con.

5. Trường hợp người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm sổ bảo hiểm xã hội; giấy xác nhận của cơ sở y tế trong nước về trường hợp bệnh tật và quá trình điều trị; giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc (bao gồm cả ngày đi và về) để khám, chữa bệnh tại nước ngoài.

6. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi người lao động trở lại làm việc mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

3. Bổ sung các khoản 7, 8, 9 và khoản 10 vào mục II chế độ thai sản phần B như sau:

“7. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần khi nhận con nuôi quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

8. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng người lao động sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

9. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng hưởng chế độ.

10. Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

4. Bổ sung các khoản 5, 6, 7, 8 và khoản 9 vào mục III chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phần B như sau:

“5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a1) Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

 

Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại

Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10%

Từ 10% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 11% đến 20%

4 tháng lương tối thiểu chung

Từ 21% đến 30%

8 tháng lương tối thiểu chung

Từ 11% đến 20%

Từ 20% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 21% đến 30%

4 tháng lương tối thiểu chung

Từ 21% đến 30%

Từ 30% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

 

a2) Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 10/2008, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 tháng lương tối thiểu chung. Giả định mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 540.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 540.000 = 324.000 (đồng/tháng).

b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì tuỳ thuộc vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

Nhóm 1: Từ 31% đến 40%

0,4 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 2: Từ 41% đến 50%

0,6 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 3: Từ 51% đến 60%

0,8 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 4: Từ 61% đến 70%

1,0 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 5: Từ 71% đến 80%

1,2 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 6: Từ 81% đến 90%

1,4 tháng lương tối thiểu chung

Nhóm 7: Từ 91% đến 100%

1,6 tháng lương tối thiểu chung

 

c) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP:

c1) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó.

Ví dụ 3: Ông C bị tai nạn lao động tháng 02/2007 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 02/2009, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Giả định mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 540.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:

{5 x Lmin + (30 – 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 – 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) – (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

= 5 x 540.000 = 2.700.000 (đồng)

c2) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo hướng dẫn tại khoản 3 mục III phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.

Ví dụ 4: Ông C nêu ở ví dụ 3, bị tai nạn lao động tháng 02/2007 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông C có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị là 1.200.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 02/2009, ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả định mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 540.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:

 

Mức trợ cấp hàng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

 

=

{0,3 x Lmin + (m – 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L}

 

Trong đó:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x Lmin + (32 – 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin = 0,32 x 540.000 = 172.800 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là:

0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L = 0,032 x 1.200.000 = 38.400 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hàng tháng của ông C là:

172.800 đồng/tháng + 38.400 đồng/tháng = 211.200 (đồng/tháng)

d) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hàng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 3 mục III phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.

Ví dụ 5: Ông D bị tai nạn lao động tháng 3/2007 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội hiện hưởng là 53.200 đồng/tháng. Do thương tật tái phát, tháng 3/2009, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 540.000 đồng/tháng. Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:

 

Mức trợ cấp hàng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

 

Trong đó:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x 540.000 + (45 – 31) x 0,02 x 540.000 = 313.200 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng bằng 53.200 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

313.200 đồng/tháng + 53.200 đồng/tháng = 366.400 (đồng/tháng)

đ) Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản này được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa.

6. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tuỳ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại mục III phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong đó:

a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện của lần điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng, hoặc tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa nếu không phải điều trị nội trú.

b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội sau khi giám định tổng hợp được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng.

Ví dụ 6: Ông G bị tai nạn lao động tháng 02/2007 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2008 ông G lại bị tai nạn lao động, được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2008 ông G ra viện và tháng 12/2008 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến tháng 9/2008, ông G có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 9/2008 là 1.680.000 đồng. Trợ cấp hàng tháng của ông G được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 540.000 + (45 – 31) x 0,02 x 540.000 = 313.200 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội:

0,005 x 1.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 1.680.000 = 68.880 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:

313.200 đồng/tháng + 68.880 đồng/tháng = 382.080 (đồng/tháng)

7. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng, hoặc tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa nếu không phải điều trị nội trú.

8. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tuỳ theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

a) Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp.

a1) Đối với người bị cụt chân, cụt tay, bị liệt:

- Người bị cụt chân được cấp tiền để mua chân giả, niên hạn là 3 năm (nếu cư trú ở miền núi, vùng cao thì niên hạn là 2 năm); mỗi năm được cấp thêm 170.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị mất cả bàn chân hoặc nửa bàn chân không có khả năng lắp chân giả, hoặc bị ngắn chân, bàn chân bị lệch vẹo được cấp tiền để mua một đôi giầy chỉnh hình, hoặc một đôi dép chỉnh hình; niên hạn là 2 năm.

- Người bị cụt tay được cấp tiền để mua tay giả, niên hạn là 5 năm; mỗi năm được cấp thêm 60.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

- Người bị liệt toàn thân, hoặc liệt nửa người, hoặc liệt 2 chân hoặc cụt cả 2 chân không còn khả năng tự di chuyển thì được cấp tiền một lần để mua một chiếc xe lăn hoặc xe lắc; mỗi năm được cấp thêm 300.000 đồng để bảo trì phương tiện.

Mức tiền được cấp để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình thực hiện theo Bảng giá phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình trong phụ lục kèm theo Thông tư này.

a2) Đối với người bị hỏng mắt, gãy răng, bị điếc:

- Người bị hỏng mắt được cấp tiền một lần để lắp mắt giả theo chứng từ thực tế của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng nơi điều trị.

- Người bị gãy răng được cấp tiền để làm răng giả với mức giá 1.000.000 đồng/1 răng; niên hạn là 5 năm.

- Người bị điếc cả 2 tai được cấp 500.000 đồng để mua máy trợ thính, niên hạn là 3 năm.

b) Chế độ thanh toán tiền tàu, xe:

Người lao động quy định tại điểm a nêu trên được thanh toán một lần tiền tàu, xe đi và về theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện giao thông như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất.

9. Trong khoảng thời gian 60 ngày, tính từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa mà sức khoẻ còn yếu thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

5. Sửa đổi khoản 6 Mục IV chế độ hưu trí phần B như sau:

“6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

 

 

Mbqtl =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

 

Trong đó:

a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 mục này.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Ví dụ 7: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 22 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:

- Từ tháng 01/1986 đến tháng 12/1996 (11 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2000 (3 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2008 (8 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2008.

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính theo điểm b nêu trên như sau:

- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 11 năm + 8 năm = 19 năm (228 tháng).

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính theo quy định tại điểm a khoản 4 mục IV phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH là:

 


Mbqtl  =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng 10/2003 đến tháng 9/2008)

60 tháng

 

- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính là: 228 tháng x Mbqtl

Ví dụ 8: Ông T nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông T như sau:

- Từ tháng 01/1979 đến tháng 12/1998 (20 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

- Từ tháng 01/1999 đến tháng 12/2004 (6 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2008 (4 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Ông T hưởng lương hưu từ tháng 01/2009.

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính theo điểm b nêu trên như sau:

- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 20 năm + 4 năm = 24 năm (288 tháng).

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính theo quy định tại điểm a khoản 4 mục IV phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH là:

 

 


Mbqtl  =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (12 tháng tính từ    tháng 01/1998 đến tháng 12/1998 cộng 48 tháng tính từ tháng 01/2005       đến tháng 12/2008)

60 tháng

 

- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính là: 288 tháng x Mbqtl ”

6. Bổ sung các khoản 8, 9, 10 và khoản 11 vào Mục IV chế độ hưu trí Phần B như sau:

“8. Người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì mức hưởng bằng 0,75 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng; bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ trên 6 tháng đến đủ 1 năm.

9. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện theo quy định khi nghỉ việc được tính từ tháng liền kề sau tháng cơ quan, đơn vị, người lao động nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

10. Người lao động có thời gian gián đoạn không lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng mà không uỷ quyền cho người khác lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, thì để được tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người lao động có đơn đề nghị nêu rõ lý do gián đoạn và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc không bị phạt tù giam hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích trong thời gian không lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người có đủ điều kiện trên, được hoàn trả theo mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.

11. Thời điểm tiếp tục thực hiện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người được tiếp tục thực hiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”

7. Bổ sung khoản 6 và khoản 7 vào Mục V chế độ tử tuất Phần B như sau:

“6. Người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

7. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng khi chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng trước khi chết.”

8. Bổ sung các khoản 10, 11 và khoản 12 vào Phần D như sau:

“10. Cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đã có quyết định nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng trợ cấp hàng tháng, thì được hưởng trợ cấp hàng tháng khi đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ. Mức trợ cấp hàng tháng được tính theo quy định của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, trên mức bình quân sinh hoạt phí của 5 năm cuối trước khi nghỉ việc, sau đó được điều chỉnh theo các quy định về trợ cấp hàng tháng của từng thời kỳ.

Trong thời gian nghỉ chờ để hưởng trợ cấp hàng tháng mà bị chết, thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

11. Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì được tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người bao gồm:

a) Tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội.

b) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương.

c) Danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31 tháng 12 năm 1994;

d) Quyết định nghỉ chờ việc. Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.

Trường hợp đơn vị đã giải thể, thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

12. Người có thời gian làm chuyên gia ở nước ngoài về nước đúng hạn, đủ điều kiện nâng thêm bậc lương để làm cơ sở tính lương hưu theo quy định tại Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 2 năm 1998 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì việc giải quyết nâng lương để tính lương hưu được thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp khi giải quyết nâng lương mà trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ còn hệ số bậc lương thì thực hiện nâng lên hệ số bậc lương cao hơn liền kề trong ngạch hoặc trong chức danh đó.

b) Trường hợp khi giải quyết nâng lương mà trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ không còn hệ số bậc lương thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Thời gian tính hưởng thâm niên vượt khung là thời gian để tính nâng lương theo Thông tư số 02/LĐTBXH-TT, theo đó 3 năm đầu được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm phụ cấp thâm niên vượt khung 1%, trường hợp còn lẻ thời gian từ đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm để tính thêm 1%.

c) Trường hợp khi giải quyết nâng lương mà hệ số lương đã bao gồm phụ cấp thâm niên vượt khung thì được hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung. Thời gian tính hưởng thêm thâm niên vượt khung là thời gian để tính nâng lương theo Thông tư số 02/LĐTBXH-TT, cứ mỗi năm được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1%, trường hợp còn lẻ thời gian từ đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm để tính thêm 1%.

Ví dụ 9: Ông H, nguyên là giảng viên chính của Trường Đại học C, nghỉ hưu tháng 6/2008, trước khi nghỉ hưu hưởng lương bậc 8/8, ngạch Giảng viên chính, hệ số lương 6,78. Thời gian để tính nâng lương theo Thông tư số 02/LĐTBXH-TT của ông H là 4 năm 7 tháng. Như vậy, ông H được tính 5% phụ cấp thâm niên vượt khung cho 3 năm đầu và 2% phụ cấp thâm niên vượt khung cho 1 năm 7 tháng còn lại. Hệ số lương sau khi điều chỉnh của ông H là 6,78 cộng với 7% phụ cấp thâm niên vượt khung.

Ông H được lấy hệ số lương 6,78 cộng với 7% phụ cấp thâm niên vượt khung để tính mức bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội trong 3 năm cuối cùng, và lấy hệ số lương 6,78 cộng với 5% phụ cấp thâm niên vượt khung để tính mức bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội trong 2 năm còn lại làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Ví dụ 10: Bà K, nguyên là bác sĩ Bệnh viện T, nghỉ hưu tháng 01/2008, trước khi nghỉ hưu hưởng lương bậc 9/9, ngạch bác sĩ, hệ số lương 4,98 cộng với 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. Thời gian để tính nâng lương theo Thông tư số 02/LĐTBXH-TT của bà K là 3 năm 2 tháng. Như vậy, bà K được tính thêm 3% phụ cấp thâm niên vượt khung cho 3 năm 2 tháng. Hệ số lương sau khi điều chỉnh của bà K là 4,98 cộng với 8% phụ cấp thâm niên vượt khung.

Bà K được lấy hệ số lương 4,98 cộng với 8% phụ cấp thâm niên vượt khung để tính mức bình quân tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trong 3 năm cuối cùng, và lấy hệ số lương 4,98 cộng với 5% phụ cấp thâm niên vượt khung để tính mức bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội trong 2 năm còn lại làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

9. Điều khoản thi hành

a) Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

b) Các quy định tại Thông tư này về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất và chế độ đối với cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã nghỉ việc được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

c) Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để trong phạm vi, quyền hạn có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

 KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Thị Nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG GIÁ

PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP VÀ DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH

(Quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Y tế)

 

Số TT

Loại dụng cụ

Số tiền (đ)/1 niên hạn được cấp

1

Chân tháo khớp hông

3.186.000

2

Chân trên

1.488.000

3

Chân tháo khớp gối

1.864.000

4

Chân tháo khớp bàn

1.165.000

5

Chân dưới dây đeo số 8

1.088.000

6

Chân dưới có bao da đùi

1.115.000

7

Nẹp hông

1.047.000

8

Nẹp đùi

603.000

9

Nẹp cẳng chân

476.000

10

Giày chỉnh hình

862.000

11

Dép chỉnh hình

504.000

12

Tay tháo khớp vai

1.884.000

13

Tay trên

1.733.000

14

Tay dưới

1.314.000

15

Xe lắc

2.738.000

16

Xe lăn tay gấp

1.945.000

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-----

No.: 19/2008/TT-BLDTBXH

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------------

Hanoi, September 23, 2008

 

CIRCULAR

ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO THE CIRCULAR NO.03/2007/TT-BLDTBXH ON JANUARY 30, 2007 GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE DECREE NO.152/2006/ND-CP ON DECEMBER 22, 2006 OF THE GOVERNMENT GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON SOCIAL INSURANCE REGARDING COMPULSORY SOCIAL INSURANCE

Pursuant to the Decree No.152/2006/ND-CP of December 22, 2006 of the Government guiding a number of Articles of the Law on Social Insurance regarding compulsory social insurance (hereinafter referred to as the Decree No.152/2006/ND-CP), the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides amendments and supplements of a number of Clauses of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH dated January 30, 2007 guiding the implementation of some Articles of the Decree No.152/2006/ND-CP (hereinafter referred to as the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH) as follows:

1. To amend Clause 2 of Section I Part B of sicknesses  regime as follows:

"2. The rate enjoying sickness benefit for sick employees requiring long-term treatment is calculated as follows:

The rate enjoying sickness benefit for sick employees requiring long-term treatment

=

Salaries and wages paid social insurance of the month preceding the job leave

x

Proportion of enjoying sickness regime (%)

x

number of months off to enjoy the sicknessregime

In which:

a) The rate of enjoying sickness regime:

+ By 75% for a maximum period of 180 days in a year;

+ By 65% in case of expiry of 180 days in a year that workers continue to be treated if they paid social insurance for full 30 years or more;

+ By 55% in case of expiry of 180 days in a year that workers continue to be treated if they paid social insurance for full 15 years to under 30 years;

+ By 45% in case of expiry of 180 days in a year that workers continue to be treated if they paid social insurance for less than 15 years.

b) Number of months off for sickness regime entitlement is calculated according to the calendar months.

In case of having odd days, the method of calculating the sickness regime entitlement for these days is as follows:

The rate enjoying sickness benefit for sick employees requiring long-term treatment

 

=

Salaries and wages paid social insurance of the month preceding the job leave

 

x

Proportion of enjoying sickness regime (%)

 

x

number of days off to enjoy the sickness regime

26days

In which:

- The proportion of sickness regime entitlement is as prescribed at Point a of this Clause.

- The number of days off for sickness regime entitlement including public holidays, Tet holiday, weekly day-off.

c) The employees got illness requiring long-term treatment, after 180 days of treatment continuity, but when calculating for enjoying sickness regime in a month, it is less than the common minimum wage, then it shall be calculated equal to the common minimum wage.

2. To supplement the Clauses 4, 5 and 6 in Section I Part B of sicknesses regime as follows:

"4. In case, at the same time employees have 2 or more children under 7 years old got ill, the duration for enjoying sickness regime when their children are sick is calculated by the real duration that employees left their jobs to care for their sick children; a maximum duration that employees may leave in a year to care for their sick children shall comply with the provisions of Clause 1, Article 10 of the Decree No.152/2006/ND-CP.

Example 1:Ms. A is a textile factory worker, had two children under 7 years got sick with a period of time as follows: the first child is sick from October 14 to October 20, 2008, the second son got sick from October 17 to October 21, 2008, she must stop working to take care for her two sick children. Ms. A’s weekly day-off is Friday. The duration for enjoying sickness regime when Ms. A’s children are sick is calculated from 14thto 21stday of October 2008 to be 7 days (except for one weekly day off is Friday). In this case, payment records should have written examination of two children.

5. Where employees travel abroad for healthcare, records for enjoying sickness regime include a social insurance book; a written certification of domestic health facility for the case of illness and treatment; a written examination and treatment issued by the foreign medical facilities and a written certification of the employer for time off work (including days to go and back) for examination and treatment abroad.

6. Employees entitled to sickness regime for full 30 days or more in year in accordance with provisions of Article 9 of the Decree No.152/2006/ND-CP, within a period of 30 days from when workers return to work that their health is still weak, they are permitted off for convalescence, rehabilitation as provided for in Article 12 of the Decree No.152/2006/ND-CP. "

3. To supplement the Clauses 7, 8, 9 and 10 in Section II Part B of maternity regime as follows:

"7. Where employees adopting children under 4 months of age are eligible under the provisions of Clause 1, Article 14 of the Decree No.152/2006/ND-CP, but they are not off, they are only enjoyed lump-sum allowance when receiving adopted children according to the provisions of Article 34 of the Law on Social Insurance.

8. Lump-sum allowance upon childbirth or adoption in accordance with provisions of Article 34 of the Law on Social Insurance is calculated by the common minimum wage at the month that employees gave birth or the month that employees adopted their children.

9. Monthly salary paying for social insurance as the basis for calculation of entitlement to maternity regime as prescribed in Article 16 of the Decree No.152/2006/ND-CP for laborers subject to the salary regime defined by the State, is calculated by the common minimum wage at the month enjoyed maternity regime.

10. In the period of 30 days from the time the female employees return to work after the expiration of enjoying regime as miscarriage, abortion or stillbirth as defined in Article 30 of the Law on Social Insurance or within a period of 60 days from the time the female employees return to work after the expiration of enjoying regime as giving birth provided for in Article 31 of the Law on Social Insurance that their health is still weak, they are permitted off for convalescence, rehabilitation as provided for in Article 17 of the Decree No.152/2006/ND-CP."

4. To supplement the Clauses 5, 6, 7, 8 and 9 in Section III, Part B of regime of labor accidents, occupational diseases as follows:

"5. Allowance rate for labor accidents and occupational diseases for workers to be re-evaluated decrease of working capacity after their injury, disease recurrence as prescribed at Point b, Clause 1, Article 20 of the Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:

a) For employees enjoyed lump-sum allowance for labor accidents and occupational diseases under provisions of social insurance law before January 01, 2007:

a1) If after re-evaluation is made, their working capacity decrease is less than 31%, they shall be entitled to lump-sum allowance as follows:

Rate of working capacity decrease before re-assessment

Rate of working capacity decrease after re-assessment

Lump-sum allowance rate

From 5% to 10%

10% or less

No enjoying new allowance

From 11% to 20%

4 months of common minimum wage

From 21% to 30%

8 months of common minimum wage

From 11% to 20%

20% or less

No enjoying new allowance

From 21% to 30%

4 months of common minimum wage

From 21% to 30%

30% or less

No enjoying new allowance

a2) If after re-evaluation is made, their working capacity decrease is 31% or more, they shall be entitled to receive allowances for labor accidents, occupational diseases every month. The rate is as specified at Point b of this Clause.

Example 2:Mr. B got labor accident in 10/2006 with the decrease rate of working capacity is 21%, received a lump-sum allowance to be VND 5.4 million. In 10/2008, due to his injury recurrence, Mr. B is re-assessed, his new decrease rate of working capacity is 45%. Mr. B has the decrease rate of working capacity of group 2, is entitled to a monthly allowance equal to 0.6 month of common minimum wage. Assume the common minimum wage in the month having re-assessment conclusion of the medical examination council is 540,000 VND/month. Mr.B’s monthly allowance rate is: 0.6 x 540,000 = 324,000 (VND/month).

b) For employees enjoyed monthly allowance for labor accidents and occupational diseases according to provisions of social insurance law before January 01, 2007, after re-assessment, depending on the results of re- assessment of the decrease of working capacity, shall be entitled to receive a monthly allowance as follows:

Decrease rate of working capacity

Monthly allowance rate

Group 1: from 31% to 40%

0.4 month of common minimum wage

Group 2: from 41% to 50%

0.6 month of common minimum wage

Group 3: from 51% to 60%

0,8 month of common minimum wage

Group 4: from 61% to 70%

1.0 month of common minimum wage

Group 5: From 71% to 80%

1.2 month of common minimum wage

Group 6: From 81% to 90%

1.4 month of common minimum wage

Group 7: From 91% to 100%

1.6 month of common minimum wage

c) For employees enjoyed lump-sum allowance for labor accidents and occupational diseases under the provisions of Article 21 of the Decree No.152/2006/ND-CP:

c1) After re-evaluation, the decrease rate of working capacity increases compared to the previous period and less than 31%, shall be enjoyed lump-sum allowance. Lump-sum allowance rate is calculated by the difference between the allowance rate calculated at the new labor capacity decrease rate and the allowance rate calculated at the previous working capacity decrease rate.

Example 3:Mr.C a got occupational accident in 02/2007 with the decrease rate of working capacity is 20%. In 02/2009, due to his injury recurrence, Mr.C was re-assessed; his new decrease rate of working capacity is 30%. Assume the common minimum wage in the month having re-assessment conclusion of the medical examination council is 540,000 VND/month. Mr. C is entitled to receive a lump-sum allowance as follows:

5 x Lmin+ (30 – 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin+ (20 – 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin+ 12.5 x Lmin) – (5 x Lmin+ 7.5 x Lmin) = 5 x Lmin=

= 5 x 540,000 = 2,700,000 (VND)

c2) After assessment, the decrease rate of working capacity is 31% or more, shall be enjoyed monthly allowance under the guidance in Clause 3, Section III, Part B of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH, in which allowance rate calculated by the decrease rate of working capacity is calculated based on the new decrease rate of working capacity; allowance rate based on the number of years of paying social insurance is calculated with the number of years of paying social insurance and monthly salaries, wages paying for social insurance calculated for previous enjoying lump-sum allowance.

Example 4:Mr. C mentioned in example 3, got labor accidents in 02/2007 with the decrease rate of working capacity is 20%. Mr. C has 10 years paid for social insurance and monthly salaries, wages paying for social insurance of the month preceding the job leave for treatment is 1.2 million VND. Due to his injury recurrence, 02/2009, Mr. C was re-assessed, his new decrease rate of working capacity is 32%. Assume the common minimum wage in the month having re-assessment conclusion of the medical examination council is 540,000 VND/month. Mr. C is entitled to receive a monthly allowance by the following formula:

Monthly allowance rate

=

allowance rate calculated by new decrease rate of working capacity

+

allowance rate calculated by number of years paid for social insurance

 

=

{0.3 x Lmin+ (m – 31) x 0.02 x Lmin} + {0.005 x L + (t – 1) x 0.003 x L}

In which:

- The allowance rate calculated by new decrease rate of working capacity is:

0.3 x Lmin+ (32 – 31) x 0.02 x Lmin= 0.3 x Lmin+ 0.02 x Lmin= 0.32 x Lmin= 0.32 x 540,000 = 172,800 (VND / month)

- The allowance rate calculated by number of years paid for social insurance is:

0.005 x L + (10 - 1) x 0.003 x L = 0.005 x L + 0.027 x L = 0.032 x L = 0.032 x 1,200,000 = 38,400 (VND / month)

- Monthly allowance rate of Mr. C is:

172,800 VND/month + 38,400 VND/month = 211,200 (VND/month)

d) For employees enjoyed monthly allowance for labor accidents and occupational diseases according to the provisions of Article 22 of the Decree No.152/2006/ND-CP, when re-evaluation is made, the working capacity decrease changes, the new monthly allowance is calculated in accordance with provisions in Clause 3 of Section III of Part B the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH, in which the allowance rate calculated at the working capacity decrease rate is calculated based on the new working capacity decrease rate; allowance rate based on the number of years of paying social insurance is the rate currently enjoyed.

Example 5: Mr. D got labor accident in 3/2007 with the decrease of working capacity is 40%, is enjoyed monthly labor accident allowance, in which the allowance rate based on the number of years of paying social insurance being entitled is 53,200 VND/month. Due to his injury recurrence, 3/2009, Mr D was re-assessed, the new decrease rate of working capacity is 45%. Assume the common minimum wage in the month having re-assessment conclusion of the medical examination council is 540,000 VND/month. Mr. D is entitled to receive a monthly allowance rate by the following formula:

Monthly allowance rate

=

allowance rate by the new decrease rate of working capacity

+

allowance rate by the number of years of paying social insurance

In which:

- The allowance rate calculated by the new decrease rate of working capacity is:

0.3 x 540,000 + (45 - 31) x 0.02 x 540,000 = 313,200 (VND/month)

- The allowance rate based on the number of years of paying social insurance is the rate being entitled by 53,200 VND/month.

- The new monthly allowance of Mr.D is:

313,200 VND/month + 53,200 VND/month = 366,400 (VND/month)

đ) The allowance rate for labor accidents and occupational diseases for employees re-assessed the decrease of working capacity as prescribed in this clause shall be calculated according to the common minimum wage in the month having re-assessment conclusion of the Medical Examination Council.

6. For employees who enjoyed the lump-sum or monthly allowance for labor accidents, occupational diseases from January 01, 2007 onwards got new labor accidents, occupational diseases, depending on the decrease of working capacity due to labor accidents, occupational diseases after general assessment to solve allowance for labor accidents, occupational diseases as specified in Section III, Part B of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH in which:

a) The allowance rate calculated at the new decrease of working capacity is calculated by the common minimum wage in the month of hospital discharge of the latest treatment of labor accidents, occupational diseases, or in the month of the general assessment conclusion of the Medical Examination Council if they are not intern patients.

b) The allowance rate calculated based on the number of years of paying social insurance after the general assessment is calculated with the number of years of paying social insurance and monthly salary, wage paying for social insurance of the month preceding the job leave for the treatment of final labor accidents, occupational diseases.

Example 6:Mr. G got labor accident in 02/2007 with the decrease of working capacity is 40%. In 10/2008 Mr G got labor accident, and treated at hospital. After stable treatment, 11/2008, Mr. G discharged from the hospital and 12/2008 he was assessed generally at the Medical Assessment Council with the decrease of working capacity after the general assessment is 45%. As of 9/2008, Mr G has 13 years of paying social insurance, wage for paying social insurance in 9/2008 is 1,680,000 VND. Mr. G s monthly allowance is calculated as follows:

- The allowance rate calculated at the decrease of working capacity after being generally assessed:

0.3 x 540,000 + (45 - 31) x 0.02 x 540,000 = 313,200 (VND/month)

- The allowance rate based on the number of years of paying social insurance:

0.005 x 1,680,000 + (13 - 1) x 0.003 x 1,680,000 = 68,880 (VND/month)

- Mr. G’s new monthly allowance is:

313,200 VND/month + 68,880 VND/month = 382,080 (VND/month)

7. Time to enjoy allowance for labor accidents and occupational diseases after the general assessment for the decrease of working capacity is calculated from the month the employees’ treatment is complete and to be discharged of the latest treatment of accidents and diseases, or in the month having general assessment conclusion of the Council of Medical Examination if they are not intern patients.

8. Employees who got labor accidents, occupational diseases that damage the function of the body, depending on the state of injury, disease, shall be granted money to buy the living aids and prosthetic devices as indicated in the facility of orthopedic and rehabilitation of the branch of Labor, Invalids and Social Affairs or of provincial-level hospital or higher (referred to as the facility of orthopedic and rehabilitation).

a) Regime of granting money to buy living aids, orthopedic devices and granting life.
a1) For the amputated, paralyzed people:

- People who ampulated leg are granted money to buy cork leg, its life is 3 years (if residing in the mountainous highlands, its life is 2 years); each year they shall be granted 170,000 VND more to buy additional items.

- People who lost the entire foot, or half of foot can not afford to fix cork leg, or those who have short leg, varus, deviated foot are granted money to buy a pair of orthopedic shoes, or an orthopedic sandals; its life is 2 years.

- People who ampulated hands are granted money to buy cork hand, its life is 5 years; each year they shall be granted 60,000 VND more to buy additional items.

- People who are paralyzed the entire body, or half body, or paralyzed 2 legs or amputated two legs, no longer able to self-move shall be granted a lump-sum allowance to buy a wheelchair or shaking vehicle; each year they shall be granted 300,000 VND more to maintain vehicle.

The amount of money granted to buy living aids, orthopedic devices shall comply with the Price List of living aids and orthopedic devices in the Appendix attached to this Circular.

a2) For the eye-damaged, teeth-fractured, deaf people:

- The eye-damaged people are given one-time grant for fitting artificial eyes according to the actual documents of orthopedic and rehabilitation facility and the treatment site.

- The teeth-fractured people are granted money for fitting artificial teeth at a price of VND 1,000,000/1 tooth; its life is 5 years.

- Deaf people with two ears are granted 500,000 VND to buy hearing aids, its life is 3 years.

b) The payment regime for fares:

Employees specified in point a as mentioned above are made one-time payment for fares for going and coming back in accordance with the price provided by the State by vehicles such as passenger cars, trains, ships from their residence to the nearest facility of orthopedic and rehabilitation.

9. In the period of 60 days from the date of conclusion of the Medical Assessment Council that their health remains weak, the workers are permitted to be off for convalescence, rehabilitation as provided for in Article 24 of the Decree No.152/2006/ND-CP."

5. To amend Clause 6, Section IV, part B of the pension regime as follows:

"6. The average of monthly salaries, wages paying for social insurance for employees both having a period paid social insurance subject to the regime of wage prescribed by the State, having also a period paid insurance social by the regime of wage determined by the employer according to Point c, Clause 1, point c Clause 2 and point c, Clause 3, Article 31 of the Decree No.152/2006/ND-CP is guided as follows:

Mbqtl=

Total monthly salaries, wages paid for social insurance subject to the regime of wage prescribed by the State

+

Total monthly salaries, wages paid for social insurance by the regime of wage determined by the employer

Total months paid for social insurance

In which:

a) Total monthly salaries, wages paid for social insurance subject to the regime of wage prescribed by the State shall be calculated equal to the product between the total number of months of paying social insurance under the salary regime set by the State with the average of monthly salaries paying social insurance.

The average of monthly salaries, wages paying for social insurance is calculated in accordance with provisions of Clause 4 of this Section.

b) Where the employees have 2 or more stages subject to the regime of wages prescribed by the State, the total number of monthly salaries paying for social insurance according to the regime of wages prescribed by the State shall be calculated as Point a of this Clause. In particular, the total number of months of paying social insurance under the salary regime set by the State shall be the total number of months of paying social insurance under the salary regime set by the State of the stages.

Example 7:Mr.Q retired to enjoy pension when he is full 60 years old, with 22 years and 9 months of paying social insurance. Time progress of Mr.Q’s social insurance payment is as follows:

- From 01/1986 to 12/1996 (11 years) paid for social insurance under the salary regime set by the State.

- From 01/1997 to 9/2000 (3 years 9 months) paid for social insurance under the salary regime decided by the employer.

- From 10/2000 to 9/2008 (8 years) paid for social insurance under the salary regime set by the State.

He Q is enjoyed pension from 10/2008.

Total monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr. Q is calculated according to point b mentioned above as follows:

- Total months paying for social insurance under the salary regime set by the State is: 11 years + 8 years = 19 years (228 months).

- The average of monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr.Q is calculated according to provisions in point a clause 4 of Section IV of Part B of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH is:

Mbqtl  =

Total number of monthly salaries paid for social insurance of last 5 years (60 months) under the salary regime set by the State (from 10/2003 to 9/2008)

60 months

- So, the total number of monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr.Q is calculated as: 228 months xMbqtl

Example 8:Mr.T retired to enjoy pension when he is full 60 years old, with 30 years of paying for social insurance. Time progress of Mr.T’s social insurance payment is as follows:

- From 01/1979 to 12/1998 (20 years) paid for social insurance under the salary regime set by the State.

- From 01/1999 to 12/2004 (6 years) paid for social insurance under the salary regime decided by the employer.

- From 01/2005 to 12/2008 (4 years) paid for social insurance under the salary regime set by the State.

 Mr. T is enjoyed pension from 01/2009.

Total monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr. T is calculated according to provisions in point b mentioned above as follows:

- Total number of months paid for social insurance under the salary regime set by the State is: 20 years + 4 years = 24 years (288 months).

- The average of monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr. T calculated according to provisions in clause 4 of Section IV of Part B of the Circular No.03/2007/TT-BLDTBXH is:

Mbqtl  =

Total number of monthly salaries paid for social insurance of last 5 years (60 months) under the salary regime set by the State (12 months from 01/1998 to 12/1998 plus 48 months from 01/2005 to 12/2008)

60 months

- So, total number of monthly salaries paid for social insurance under the salary regime set by the State of Mr. T is calculated as: 288 months xMbqtl"

6. To supplement Clauses 8, 9, 10 and 11 into Section IV, Part B of pension regime, as follows:

"8. Employees who are eligible for enjoying lump-sum social insurance as prescribed in Clause 1, Article 30 of the Decree No.152/2006/ND-CP, the entitlement rate is equal to 0.75 month of the average of monthly salaries and wages paid for security social if they paid social insurance for full 3 months to full 6 months; equivalent to 1.5 months of monthly salaries and wages paid for security social if they paid social insurance for more than 6 months to full 1 year.

9. Time for enjoying pension for employees who are eligible in accordance with provisions as leaving jobs is calculated from the month following the month that agencies, units or employees file complete and valid dossiers to the social insurance agencies.

10. Employees having interruption time without receiving pensions, monthly social insurance allowance without authorization to other to receive them as substitutes; to be continued to receive monthly pension, monthly social insurance allowance, the employees shall send written request stating clearly the reasons for interruption and certified by the local authority where they reside that they are not imprisoned or do not exit illegally or are not declared missing by the courts during the interruption time of pension, monthly social insurance allowances.

Pension, monthly social insurance allowances for persons who meet the above conditions are reimbursed at the rate of pension, monthly social insurance allowances of the months having not received yet, excluding interest.

11. Time to continue to implement pension, monthly social insurance allowances for those to be continued entitlement to receive pension, monthly social insurance allowances prescribed in Clause 2, Article 33 of the Decree No.152/2006/ND-CP is calculated from the month following the month that the imprisoned person has served completely their sentence or the month that person declared missing by the court returns (according to the date specified in the decision) or the month that exiting person returns for lawful permanent residence (date of entry)."

7. To supplement Clauses 6 and 7 in Section V Part B of death regime, as follows:

"6. When those who are entitled to receive monthly allowance according to the Decision No.91/2000/QD-TTg dated 04/8/2000 of the Prime Minister; rubber workers being entitled to receive monthly allowance; those who are entitled to receive monthly allowance for working capacity loss; those who are entitled to receive monthly allowance under the Decree No.09/1998/ND-CP are dead, those who are in charge of the funerals shall receive funeral benefits by 10 months of common minimum wage.

7. When those who are being entitled to receive monthly allowance for labor capacity loss are dead without relatives eligible for monthly death grant, their relatives are subject to lump-sum allowances equal to three months of the benefit they are receiving before they die."

8. To supplement the Clauses 10, 11 and 12 in Part D as follows:

"10. Commune officials subject to governing of the Decree No.09/1998/ND-CP dated 23/01/1998 of the Government paid social insurance for full 15 years or more, and has decided on leaving and waiting for full ages to enjoy monthly allowance, shall be entitled to receive monthly allowance when they are full 55 years for men and full 50 years for women. The monthly allowance rate is calculated under the provisions of the Decree No.09/1998/ND-CP, on the average of living expenses of the last five years before retirement, then shall be adjusted according to the provisions on monthly allowance of each period.

Pending the monthly allowance, if they die, those who are in charge of the funerals shall receive funeral benefits by 10 months of common minimum wage.

11. Employees working in the public sector, pending the jobs from November 01, 1987 and till before January 01, 1995 because the enterprises, agencies and organizations cannot organize, arrange jobs, have not received allowance for leaving or allowance for lump-sum social insurance allowance, as of December 31, 1994 they are still in the labor list of the units and have decided on pending for jobs (not including those who are disciplined as termination or arbitrarily quit their jobs, imprisoned before January 01, 1995, go abroad or stay abroad illegally) if they are not issued social insurance books, they shall be issued social insurance books by the social insurance organizations.

Records requesting for each person s social insurance books include:

a) A declaration for social insurance book.

b) Original CV and additional CV (if any) of employee, the decision to receive, labor contract and other relevant documents such as: wage increase decision, moving decision or transferring decision, decision on demobilization, decision on demobilization and giving post as civil servant, paper of stopping paying salary.

c) A list of the unit with name of employee till December 31, 1994 or other papers to determine the employee named in the list of unit till December 31, 1994;

d) A decision on pending the job. Where there is no decision on pending the job, it must have a written certification of the head of the unit at the time of making record requesting for social insurance book, which guarantee worker named in the list of unit at the time having decision on pending the job and not yet entitled to receive the lump-sum allowance.

Where the unit has been dissolved, the superior management agency shall certify directly.

12. Those who have worked as experts overseas returned timely, qualified for wage scale increase for used as a basis for calculating pension in accordance with provisions of the Circular No.02/LDTBXH-TT dated February 11, 1998 of the Ministry of Labor Invalids and Social Affairs, the settlement of wage increase for pension calculation is done as follows:

a) In case when handling salary increase that in the salary grade or in the title currently keeping, it is still wage-grade coefficient, then raise wage-grade coefficient higher than contiguous wage-grade coefficient in the scale or title.

b) In the case when handling salary increase that in the scale or in the title currently keeping, it is no longer wage-grade coefficient, it is entitled to receive the allowance for seniority in excess of frame. Duration to calculate for entitlement of seniority in excess of frame is the duration to raise salary by the Circular No.02/LDTBXH-TT, in which the first three years are entitled to receive seniority allowance in excess of frame equal to 5% of salary of final salary grade in the scale or title; from the fourth year onwards, every year (full 12 months) is calculated more seniority allowance in excess of frame 1%, where the odd time from full 6 months or more shall be rounded up to a year to calculate 1% more.

c) In the case when handling salary increase that the salary coefficient included seniority allowance in excess of frame, it shall be entitled to receive more seniority allowance in excess of frame. Duration to calculate for entitlement of seniority in excess of frame is the duration to raise salary by the Circular No.02/LDTBXH-TT, every year is entitled to receive seniority allowance in excess of frame 1%, where the odd time from full 6 months or more shall be rounded up to a year to calculate 1% more.

Example 9:Mr. H, a former lecturer of the University of C, retired in 6/2008, before the retirement, he received salary of 8/8 grade, scale of major Lecturer, wage coefficient of 6.78. Duration to calculate the increase of wages under the Circular No.02/LDTBXH-TT of Mr. H is 4 years and 7 months. As such, Mr.H is calculated 5% of allowance for seniority in excess of frame for the first 3 years and 2% of allowance for seniority in excess of frame for the remaining 1 year and 7 months. The salary coefficient of Mr. H after the adjustment is 6.78 plus 7% of the allowance for seniority in excess of frame.

Mr. H is taken wage coefficient 6.78 plus 7% of the allowance for seniority in excess of frame to calculate the average of wages paid for social insurance in the last 3 years, and get the wage coefficient 6.78 plus 5% of allowance for seniority in excess of frame to calculate the average of wages paid for social insurance in the remaining two years as the basis for calculation of pension and lump-sum allowance as retirement.

Example 10:Ms K, a former doctor of T hospital, retired 01/2008, before the retirement, he received salary of 9/9 grade, scale of doctor, wage coefficient of 4.98 plus 5% the allowance for seniority in excess of frame. Duration to calculate the increase of wages under the Circular No.02/LDTBXH-TT of Mrs. K is 3 years and 2 months. As such, Ms. K is calculated 3% more of allowance for seniority in excess of frame for 3 years and 2 months. The salary coefficient of Mrs. K after the adjustment is 4.98 plus 8% of allowance for seniority in excess of frame.

Mrs. K is taken wage coefficient 4.98 plus 8% of allowance for seniority in excess of frame to calculate the average of monthly wage paid for social insurance in the last 3 years, and get wage coefficient 4.98 plus 5% of allowance for seniority in excess of frame to calculate the average of monthly wage paid for social insurance in the remaining two years as basis for calculating pension and lump-sum allowance as retirement. "

9. Implementation provisions

a) This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

b) The provisions of this Circular on regime of labor accidents and occupational diseases; pension regime; death regime and regime for commune officials subject to governing of the Decree No.09/1998/ND-CP left their jobs shall be applied from January 01, 2007.

c) In the process of implementation, if any problems arise, the concerned units should report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for timely supplement, guidance within its power scope./.

 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Huynh Thi Nhan

 

PRICE LIST

LIVING AIDS AND ORTHOTIC DEVICES
(Provided for in the Join Circular No.17/2006/TTLT-BLDTBXH-BTC-BYT dated November 21, 2006 of the join-Ministries of Labor, War Invalids and Social Affairs, Finance and Health)

No.

Type of tools

Amount (VND)/1 granted life

1

Hip-foot orthoses

3,186,000

2

Upper limb orthoses

1,488,000

3

Knee-ankle foof orthoses

1,864,000

4

Foot orthoses

1,165,000

5

Lower limb orthoses strap No.8

1,088,000

6

Lower limb orthoses with thigh skin cover 

1,115,000

7

Hipsplints

1,047,000

8

Thighsplints

603,000

9

Shin splints

476,000

10

Orthopedic shoes

862,000

11

Orthopedic sandals

504,000

12

Shoulder orthoses

1,884,000

13

Upper-arm orthoses

1,733,000

14

Lower-arm orthoses

1,314,000

15

Shaking vehicle

2,738,000

16

Folding manual wheelchair

1,945,000

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 19/2008/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất