Nghị định 111/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

thuộc tính Nghị định 111/2009/NĐ-CP

Nghị định 111/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:111/2009/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:11/12/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vận chuyển chất thải phóng xạ không phép: phạt tiền đến 35 triệu đồng - Mức phạt này được quy định tại Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn đến 6 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Nghị định quy định phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ không có giấy phép. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng mà không có giấy phép. Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 07 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã hết thời hạn sử dụng nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày giấy phép hết hạn. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 ngàn đồng và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 02 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30 triệu đồng và tước quyền sử dụng có thời hạn đến 6 tháng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực năng lượng nguyên tử thuộc thẩm quyền. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2010 và thay thế Nghị định số 51/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

Xem chi tiết Nghị định111/2009/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 111/2009/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2009

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhiễm bẩn phóng xạ là sự tồn tại các chất phóng xạ bên trong hoặc trên bề mặt của vật thể hay ở những nơi khác ngoài ý muốn có thể gây hại.
2. Tẩy xạ là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm sự nhiễm bẩn phóng xạ ở đối tượng xuống mức cho phép bằng các quy trình vật lý, hóa học hoặc sinh học.
3. Thiết bị đo lường bức xạ là phương tiện, dụng cụ để đo liều bức xạ, hoạt động phóng xạ, xác định đồng vị phóng xạ.
4. Hiệu chuẩn là hiệu chỉnh sai lệch thiết bị bức xạ, thiết bị đo lường bức xạ với thiết bị đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để bảo đảm độ chính xác của thiết bị.
5. Vùng kiểm soát là khu vực xác định mà ở đó cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ bức xạ, các quy định về an toàn nhằm kiểm soát mức độ chiếu xạ hoặc ngăn ngừa lan truyền nhiễm bẩn phóng xạ trong điều kiện làm việc bình thường, đồng thời ngăn chặn hoặc giới hạn sự gia tăng nguy cơ chiếu xạ.
6. Vùng giám sát là khu vực xác định, tuy không được coi là vùng kiểm soát, không cần áp dụng các biện pháp bảo vệ bức xạ và các quy định an toàn đặc thù nhưng cần được theo dõi về các điều kiện chiếu xạ nghề nghiệp.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là 100.000.000 đồng.
2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn đến 6 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
b) Buộc kiểm xạ khu vực làm việc, môi trường xung quanh khu vực làm việc của nhân viên bức xạ, buộc thực hiện quy định về quan trắc phóng xạ môi trường;
c) Buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
d) Buộc di dời cơ sở bức xạ, địa điểm đặt thiết bị bức xạ đến vị trí khác; buộc cải tạo lại, thiết kế, xây dựng lại phòng đặt thiết bị bức xạ theo quy định;
đ) Buộc thu hồi, tiêu hủy, chôn cất vật phẩm, hàng hóa chứa chất phóng xạ theo quy định của pháp luật;
e) Buộc cải tạo lại kết cấu xây dựng, che chắn theo tiêu chuẩn quy định để bảo đảm an toàn đối với môi trường xung quanh;
g) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đã nhập khẩu;
h) Buộc thu hồi tang vật bị tẩu tán, rơi vãi, truy tìm nguồn bức xạ để khôi phục lại tình trạng ban đầu;
i) Buộc thực hiện biện pháp an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
k) Tạm thời đình chỉ việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến khi thực hiện xong việc khai báo, cấp phép, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; thực hiện xong việc sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, bố trí phòng đạt tiêu chuẩn quy định để tiến hành công việc bức xạ, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ theo quy định.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Chi phí cho việc khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gây ra được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó.
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra hoặc bỏ trốn thì cơ quan quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ; nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ theo quy định tại Điều 72 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử;
d) Không khai báo bổ sung những thông tin đã thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, nhân viên phụ trách an toàn, địa chỉ cơ sở, tình trạng thiết bị bức xạ trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm có sự thay đổi;
đ) Không khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng với cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong thời hạn một tháng kể từ ngày không sử dụng nguồn phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 72 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của cơ sở hạt nhân sinh ra;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân cho đến khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được cấp phép hoạt động đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ các thiết bị quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở bức xạ;
c) Lưu giữ nguồn phóng xạ;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khẩu chất phóng xạ;
đ) Các hoạt động tạo ra chất thải phóng xạ, trừ các hoạt động quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
b) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
c) Xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
đ) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Sử dụng máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp, thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị dao mổ gamma, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, hệ thiết bị gamma field, gamma cell;
b) Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
b) Vận hành thử, vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
d) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận hành tàu biển, phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến khi được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm tại các điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 7. Hành vi sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ quá thời hạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã hết thời hạn sử dụng nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày giấy phép hết hạn.
2. Hành vi sử dụng giấy phép hết hạn từ trên 30 ngày thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến khi được gia hạn giấy phép, được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một trong các điều kiện quy định trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ vào công việc khác với công việc được quy định trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung công việc quy định trong giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở hạt nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, AN TOÀN HẠT NHÂN
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên gửi hàng:
a) Không đóng gói vật liệu phóng xạ trong các kiện hàng phóng xạ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận;
b) Không thông báo những yêu cầu về an toàn, an ninh, không cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển cho bên vận chuyển theo quy định;
c) Không lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói an toàn khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng dụng;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử;
d) Không diễn tập ứng phó sự cố trong vận chuyển khi tiến hành vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trên trung bình, vật liệu hạt nhân theo quy định;
đ) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
e) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
g) Vận chuyển kiện hàng, chuyến hàng chất phóng xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
h) Vận chuyển chất phóng xạ trong điều kiện liều bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ;
i) Không báo cáo cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong vòng 24 giờ khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bên nhận hàng không thông báo cho bên gửi hàng, không báo cáo cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong vòng 24 giờ khi phát hiện kiện hàng phóng xạ nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng; khi hiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ;
b) Bên lưu giữ kiện hàng tại kho trung chuyển không báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong vòng 24 giờ khi phát hiện kiện hàng có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ, kiện hàng không có người nhận.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gửi chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện;
b) Để rơi vãi vật liệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tẩy xạ, tìm kiếm, thu hồi vật liệu phóng xạ bị thất lạc, rơi vãi, rò rỉ; đền bù các thiệt hại gây ra đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc có chứa chất phóng xạ được cho phép nhưng không ghi rõ thông tin này trên nhãn hàng hóa theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ mà không có trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu; đã chiếu xạ quá mức quy định; chứa chất phóng xạ quá mức quy định;
b) Sản xuất, buôn bán hàng hóa tiêu dùng có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
c) Nhập khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép;
d) Nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ không thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa có nhãn vi phạm, khắc phục vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi tiếp tục đưa hàng hóa ra lưu thông đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc đình chỉ lưu thông hàng hóa trong thời gian nhất định đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
c) Buộc tái xuất đối với hành vi vi phạm điểm a, điểm c, điểm d khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm về lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ an toàn bức xạ, hạt nhân
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không lưu giữ một trong các hồ sơ sau đây:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
c) Nhật ký vận hành, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ;
đ) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
e) Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định tại Điều 76 Luật Năng lượng nguyên tử;
g) Hồ sơ xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ;
h) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Năng lượng nguyên tử;
i) Báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 35 Luật Năng lượng nguyên tử;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trước khi chấm dứt hoạt động;
b) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này cho cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức đó;
c) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng mới;
d) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cho cá nhân, tổ chức tiếp nhận nhân viên bức xạ, khi nhân viên bức xạ chuyển đi làm việc cho cơ sở bức xạ đó;
đ) Không trình, trình không đầy đủ, không đúng thời hạn các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển giao hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Buộc chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này cho cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng mới đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc chuyển giao hồ sơ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cho cá nhân, tổ chức tiếp nhận nhân viên bức xạ đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm một trong những công việc sau đây:
a) Phụ trách an toàn;
b) Phụ trách tẩy xạ;
c) Vận hành máy gia tốc;
d) Vận hành thiết bị chiếu xạ;
đ) Sản xuất đồng vị phóng xạ;
e) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm một trong những công việc sau đây:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
d) Quản lý nhiên liệu hạt nhân;
đ) Vận hành lò phản ứng hạt nhân.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ vượt quá liều giới hạn; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quy định, hướng dẫn về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
b) Không bảo đảm liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị theo mức chỉ dẫn đối với chiếu xạ y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bảo đảm liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn đối với chiếu xạ y tế đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 14. Các hành vi khác vi phạm quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ:
a) Không có chỉ dẫn an toàn, an ninh, cảnh báo bức xạ gắn tại nơi quy định;
b) Không có nội quy an toàn bức xạ đối với cơ sở bức xạ, nội quy an toàn bức xạ không được gắn tại nơi quy định; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các nội dung của nội quy an toàn bức xạ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của cơ sở hạt nhân:
a) Không có chỉ dẫn an toàn, an ninh, cảnh báo bức xạ gắn tại nơi quy định;
b) Không có nội quy về an toàn bức xạ, hạt nhân, nội quy an toàn bức xạ, hạt nhân không được gắn tại nơi quy định; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các nội dung của nội quy an toàn bức xạ, hạt nhân.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí người phụ trách an toàn theo quy định; không quy định trách nhiệm, quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản;
b) Không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định;
c) Không xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử;
d) Không có quy trình vận hành, sử dụng, lưu giữ, bảo quản, sửa chữa thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ; quy trình không được gắn tại nơi quy định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ theo quy định;
b) Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ;
c) Không tổ chức đánh giá liều cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 3 tháng;
d) Không trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho nhân viên bức xạ;
đ) Không trang bị các trang thiết bị, dụng cụ thích hợp cho nhân viên bức xạ khi làm việc với chất phóng xạ;
e) Không trang bị thiết bị, dụng cụ che chắn thích hợp cho từng loại công việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân;
g) Không có máy cảnh cáo bức xạ đối với cơ sở có lò phản ứng, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ khử trùng, thiết bị chiếu xạ xử lý vật liệu, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp; cơ sở xạ trị từ xa, cơ sở khai thác và chế biến quặng phóng xạ;
h) Sử dụng phòng có kích thước không đạt tiêu chuẩn quy định để tiến hành công việc bức xạ;
i) Không thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát, hạn chế người qua lại theo quy định.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân;
b) Không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ, môi trường xung quanh cơ sở bức xạ theo quy định;
c) Không định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân theo quy định;
d) Không hiệu chuẩn định kỳ nguồn xạ trị trong y tế theo quy định;
đ) Sử dụng thiết bị bức xạ không được hiệu chuẩn, chưa được cho phép sử dụng trở lại của cơ quan có thẩm quyền sau khi đã tiến hành sửa chữa;
e) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không đạt tiêu chuẩn để chẩn đoán và điều trị trong khám, chữa bệnh.
6. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân của cơ sở hạt nhân.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập kế hoạch phòng chống và khắc phục sự cố bức xạ đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc bố trí quy trình vận hành, sử dụng, lưu giữ, bảo quản, sửa chữa thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ tại nơi quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 3 Điều này;
c) Buộc trang bị liều kế cá nhân, đánh giá liều cá nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này;
d) Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến khi bố trí được phòng đạt tiêu chuẩn quy định để tiến hành công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm tại điểm h khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực hạn chế người qua lại theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm i khoản 4 Điều này;
e) Buộc báo cáo về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 5, khoản 6 Điều này;
g) Buộc kiểm xạ định kỳ khu vực làm việc của nhân viên bức xạ, kiểm xạ môi trường xung quanh cơ sở bức xạ đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 5 Điều này;
h) Tạm thời đình chỉ hoạt động của thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân cho đến khi thiết bị được kiểm định, hiệu chuẩn đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 5 Điều này;
i) Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn xạ trị cho đến khi nguồn được hiệu chuẩn đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 5 Điều này;
k) Tạm thời đình chỉ hoạt động của thiết bị bức xạ cho đến khi thiết bị được hiệu chuẩn đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 5 Điều này;
l) Tạm thời đình chỉ hoạt động của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cho đến khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ được sửa chữa, được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm tại điểm e khoản 5 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khi phát hiện sự cố bức xạ không báo cáo cho cơ quan cấp trên, Ủy ban nhân dân, các cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong vòng 24 giờ về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan khác;
b) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không tạo điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố bức xạ;
c) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp của Bộ, ngành chủ quản, của tổ chức cấp trên trực tiếp về nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố bức xạ;
d) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan chức năng tiến hành khắc phục sự cố bức xạ;
đ) Không tiến hành điều tra sự cố bức xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố bức xạ;
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khi phát hiện sự cố hạt nhân không báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân, cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân trong vòng 24 giờ về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan khác;
b) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không tạo điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hạt nhân;
c) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp của tổ chức cấp trên trực tiếp, của Bộ, ngành chủ quản về nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố hạt nhân;
d) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan chức năng tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân;
đ) Không tiến hành điều tra sự cố hạt nhân theo quy định.
4. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố hạt nhân.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 4 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án phân loại, xử lý chất thải phóng xạ;
b) Không thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
c) Không tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý;
d) Không phân loại, xử lý chất thải phóng xạ theo phương án đã xây dựng.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận;
b) Chôn cất chất thải phóng xạ không làm báo cáo tình trạng chôn cất, không lập bản đồ chôn cất gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà không có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh;
b) Xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận.
5. Đối với hành vi chôn lấp chất thải phóng xạ vào môi trường không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định gây hậu quả xấu đối với môi trường bị xử phạt theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập phương án phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh, tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý đối với hành vi vi phạm tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc phân loại, xử lý chất thải phóng xạ theo phương án đã xây dựng đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc báo cáo tình trạng chôn cất, lập bản đồ chôn cất chất thải phóng xạ gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này.
e) Buộc tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng sử dụng kho lưu giữ chất thải phóng xạ, tạm ngừng chôn cất chất thải phóng xạ cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kho lưu giữ chất thải phóng xạ, phê duyệt địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4 Điều này;
g) Buộc bố trí lại địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định;
b) Thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tập trung vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ để lưu giữ, xử lý đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khi chấm dứt hoạt động
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ:
a) Chấm dứt hoạt động mà chưa có quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không trình cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ cơ sở bức xạ, tẩy xạ, xử lý nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ, tẩy xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hạt nhân:
a) Chấm dứt hoạt động mà chưa có quyết định công nhận cơ sở hạt nhân đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không trình cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trình cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ; buộc thực hiện kế hoạch tháo dỡ đối với hành vi vi phạm tại điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức tiến hành công việc bức xạ mà không mua bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ, không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, trừ khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ, không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, thiết bị xử lý vật liệu, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp;
b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
d) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
đ) Vận chuyển vật liệu hạt nhân ngoài phạm vi cơ sở hạt nhân.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ, không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
b) Làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
c) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường khi tiến hành công việc bức xạ có tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về đánh giá an toàn và phục hồi môi trường đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến thành phần môi trường, không báo cáo kết quả việc lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động, không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ:
a) Không lập báo cáo đánh giá an toàn trình cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân; báo cáo đánh giá an toàn không đầy đủ theo quy định tại Điều 58 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến thành phần môi trường theo quy định;
c) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến thành phần môi trường, kết quả việc lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động, kết quả thực hiện phục hồi môi trường cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập báo cáo đánh giá an toàn trình cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động xấu đến thành phần môi trường đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập, không lưu giữ hồ sơ nâng cấp cơ sở hạt nhân.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân không tuân theo thiết kế đã được phê duyệt;
b) Không chấp hành ngừng thi công xây dựng cơ sở hạt nhân theo quyết định của cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân khi bị phát hiện những điểm không phù hợp với thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và lưu giữ hồ sơ nâng câp cơ sở hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng thiết kế đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc ngừng thi công theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về chế độ quan trắc và báo cáo kết quả quan trắc của cá nhân, tổ chức có lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có lò phản ứng hạt nhân có một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân kết quả quan trắc định kỳ theo quy định;
b) Không báo cáo ngay cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân khi phát hiện kết quả quan trắc bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường nơi có lò phản ứng hạt nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ với cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện quan trắc phóng xạ môi trường đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ,
VẬT LIỆU HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ theo quy định;
b) Chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở mà không có biên bản bàn giao; không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp tương ứng với mức độ nguy hiểm của nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân đối với con người, môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp kiểm soát việc tiếp cận trái phép vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định;
b) Chuyển giao vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở mà không có biên bản bàn giao; không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền;
c) Không kiểm đếm định kỳ vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm soát chặt chẽ việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc lập biên bản bàn giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân có xác nhận của lãnh đạo đơn vị đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc kiểm đếm định kỳ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện bảo vệ nhiều lớp đối với nguồn bức xạ, vật liệu hạt nhân theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này.
Điều 24. Hành vi liên quan đến nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị rơi vãi, bị chuyển giao, bị sử dụng bất hợp pháp.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, không báo cáo cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân, Ủy ban nhân dân địa phương trong vòng 24 giờ khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân do mình quản lý bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị chuyển giao, bị sử dụng bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc, làm rơi vãi nguồn phóng xạ trong quản lý, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc, làm rơi vãi vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong quản lý, sử dụng.
6. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này ảnh hưởng đến môi trường bị xử phạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm khoản 4, khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc truy tìm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị rơi vãi, tẩy xạ để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm tại các khoản 3, 4, 5 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm đối với cơ sở sử dụng sắt thép phế liệu để luyện thép trong việc phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức sử dụng sắt thép phế liệu để luyện thép mà không áp dụng các biện pháp, trang bị thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc áp dụng các biện pháp, trang bị thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 26. Hành vi vi phạm đối với cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ bị tổn thương do chất phóng xạ gây ra
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo ngay cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân khi cơ sở y tế phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bị tổn thương do chất phóng xạ gây ra.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị đối với hành vi vi phạm tại Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân hoặc thiết lập không đủ bảo đảm an toàn;
b) Không thực hiện việc bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân;
c) Không thực hiện việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về vận hành lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định về việc vận hành thử ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế đối với lò phản ứng hạt nhân;
b) Không lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành thử lò phản ứng hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ
ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử mà không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử nhưng vi phạm quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân;
c) Ban hành dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử nhưng vượt quá giới hạn, phạm vi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ; không báo cáo ngay cho cơ quan an toàn bức xạ, hạt nhân khi phát hiện có nguy cơ phát sinh sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động theo quy định; không có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
Mục 5
HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
VÀ HÀNH VI XÂM PHẠM LỢI ÍCH QUỐC GIA
Điều 30. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công cụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trừ quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra an toàn đối với việc lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu lò phản ứng hạt nhân;
b) Không tạo điều kiện để cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thanh tra, kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở;
c) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra an toàn đối với việc xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân;
d) Trốn tránh, trì hoãn, gây khó khăn, cản trở, không tạo điều kiện để cơ quan chức năng kiểm tra tại chỗ về việc tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt đối với chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi công xây dựng lò phản ứng hạt nhân.
Điều 31. Hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, gây tổn hại cho sức khỏe con người, môi trường.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường;
b) Đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
c) Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh năng lượng nguyên tử.
3. Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm khoản 2 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đến 6 tháng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực năng lượng nguyên tử thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 (trừ điểm g, h) Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đến 6 tháng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực năng lượng nguyên tử thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 (trừ điểm g) Điều 4 của Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đến 6 tháng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực năng lượng nguyên tử thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, i, k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đến 6 tháng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực năng lượng nguyên tử thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Các cơ quan Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 51/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
Điều 36. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định này; ban hành các biểu mẫu để thống nhất sử dụng khi xử phạt hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất