Cần đáp ứng những điều kiện nào để nhập quốc tịch Việt Nam?

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì? Khi đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ mất thời gian bao lâu để được nhập quốc tịch Việt Nam? Những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.

 

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì?

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam được quy định chi tiết tại Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Cụ thể, điều kiện chung để người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

(1) Có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. Người có yêu cầu phải điền đầy đủ toàn bộ thông tin trong đơn theo hướng dẫn và biểu mẫu TP/QT-2020-ĐXNQT.1 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP.

(2) Theo pháp luật Việt Nam, người yêu cầu nhập quốc tịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam.

(3) Người yêu cầu nhập quốc tịch Việt Nam phải tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

(4) Người yêu cầu nhập quốc tịch Việt Nam phải biết tiếng Việt để đủ hoà nhập vào cộng đồng của người dân Việt Nam.

(5) Người yêu cầu nhập quốc tịch phải có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam. Việc bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được thể hiện thông qua việc có tài sản hoặc thu nhập hợp pháp tại Việt Nam.

(6) Điều kiện khác: Có tên gọi Việt Nam; Thôi quốc tịch nước ngoài.

Đây là những điều kiện áp dụng cho các trường hợp muốn nhập quốc tịch Việt Nam thông thường. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có đưa ra một số đối tượng được miễn một số điều kiện 3, 4, 5. Cụ thể:

- Là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

- Có công lao đặc biệt trong việc đóng góp phát triển, xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhiều đối tượng được nới điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Nhiều đối tượng được nới điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?

Khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nhập quốc tịch phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Cụ thể:

Đối tượng

Hồ sơ

Thông thường

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu có sẵn.

- Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế: Giấy tờ có dán ảnh, có đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, dán ảnh, đóng dấu hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

- Bản khai lý lịch.

- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi cư trú cấp (nếu cư trú ở Việt Nam) hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (nếu người yêu cầu đang cư trú ở nước ngoài). Giấy này phải có thời gian cấp không quá 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch.

- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt. Để chứng minh người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch thành thạo tiếng Việt thì người đó cần phải cung cấp một trong các giấy tờ chứng minh sau đây:

  • Đã học các cấp bằng tiếng Việt tại Việt Nam như trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp…
  • Có giấy chứng nhận đã trải qua việc kiểm tra, phỏng vấn khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.

- Giấy tờ chứng minh chỗ ở, thời gian thường trú tại Việt Nam (thẻ thường trú, tạm trú - bản sao).

- Giấy tờ chứng minh người yêu cầu có thể đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (sổ tiết kiệm, đăng ký xe ô tô, xe máy hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở...); giấy tờ chứng minh thu nhập như xác nhận lương hoặc giấy tờ bảo lãnh của công dân Việt Nam.

Đối tượng được miễn một số điều kiện

Là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao).

- Giấy khai sinh hoặc giấy ờ hợp lệ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (bản sao).

- Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam một cách đặc biệt hoặc có lợi cho Việt Nam.

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp này

Thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

- Giấy tờ chứng minh người này có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam; việc giữ quốc tịch nước ngoài có lợi cho Việt Nam; thôi quốc tịch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó.

- Ban cam kết về việc không dùng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Nở rộ chiêu lừa "làm giả bill chuyển khoản": Tìm hiểu ngay để không mắc bẫy

Nở rộ chiêu lừa

Nở rộ chiêu lừa "làm giả bill chuyển khoản": Tìm hiểu ngay để không mắc bẫy

Lợi dụng thanh toán trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, các đối tượng xấu đã làm giả hóa đơn chuyển tiền sau đó chiếm đoạt tài sản. Cụ thể chiêu lừa làm giả bill chuyển khoản thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của LuatVietnam.