Chỉ thị 02/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS

thuộc tính Chỉ thị 02/2003/CT-TTg

Chỉ thị 02/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2003/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:24/02/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 02/2003/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 02/2003/CT-TTG
NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Hơn 10 năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai trong cả nước và đã thu được một số kết quả khả quan : hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS được hình thành và sớm đi vào hoạt động; các biện pháp can thiệp trong lĩnh vực y tế được triển khai đồng bộ; nhận thức về HIV/AIDS và công tác phòng, chống HIV/AIDS của nhân dân đã có những chuyển biến tích cực.... Mặc dù vậy, dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục gia tăng và lan rộng trên khắp các tỉnh, thành phố, 80% số huyện và hơn 50% số xã trên toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay cả nước đã có trên 59.000 người nhiễm HIV, trong đó trên 8.700 người đã tiến triển thành bệnh AIDS và hơn 4.800 người bị chết do AIDS.

Số người bị nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh chủ yếu là do sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm, ma túy; sự phối hợp về phòng, chống HIV/AIDS giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ; sự nhìn nhận của cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS chưa đầy đủ; việc quản lý, chăm sóc, điều trị người bị nhiễm HIV/AIDS chưa vào nề nếp, công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS chưa được sâu rộng, các biện pháp phòng ngừa còn yếu, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sở chưa thật sự hiệu quả.

Để khắc phục các tồn tại nói trên, nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; hướng dẫn nhận thức của cộng đồng theo hướng cảm thông, chia sẻ, không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tránh tâm lý sợ hãi trong nhân dân; gia đình thương yêu, chăm sóc người thân bị nhiễm HIV/AIDS; giáo dục lối sống lành mạnh, thực hành và duy trì các hành vi tình dục và tiêm, chích an toàn trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý trẻ em, người mại dâm, người nghiện ma túy bị lây nhiễm HIV/AIDS đang ở trong các cơ sở giáo dưỡng, giáo dục, trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp dự phòng có hiệu quả nhằm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS từ các nhóm người có nguy cơ cao ra cộng đồng.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý, chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em, người mại dâm, người nghiện ma túy bị lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng; chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương, phối hợp với cơ quan y tế cùng cấp quản lý, tư vấn, chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng và trong các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Trung tâm Bảo trợ xã hội.

 

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định dự toán và cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí cho các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch ngân sách được Chính phủ phê duyệt hàng năm; ưu tiên đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và các biện pháp can thiệp ở cộng đồng. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành xây dựng chương trình với nội dung phù hợp về phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức giảng dạy trong tất cả các loại trường học.

6. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Củng cố, kiện toàn tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo thống nhất một đầu mối, nhằm đạt hiệu quả cao trong chỉ đạo và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

b) Tăng cường các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại, hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Đẩy mạnh công tác giám sát dịch tễ HIV/AIDS, an toàn truyền máu, điều trị, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con; phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tăng cường phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế.

c) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng dự án sản xuất thuốc điều trị HIV/AIDS trình Chính phủ phê duyệt.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và có kiến nghị bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Thực hiện đúng các cam kết quốc gia, quốc tế của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Y tế tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 02/2003/CT-TTg

Hanoi, February 24, 2003

 

DIRECTIVE

ON ENHANCING THE WORK OF HIV/AIDS PREVENTION AND COMBAT

Over the past 10 years, the work of HIV/AIDS prevention and combat has been deployed nationwide and gained some encouraging results: the system of HIV/AIDS-prevention and -combat organizations has been set up and put into operation soon; medical methods have been applied synchronously; peoples awareness of HIV/AIDS as well as the HIV/AIDS prevention and combat have positively changed However, HIV/AIDS-infected cases continue to rise and the epidemic has spread to all provinces and cities, 80% of rural districts and more than 50% of communes nationwide. According to the Health Ministrys reports, today, more than 59,000 people are infected with HIV/AIDS all over the country, of whom over 8,700 people have suffered from, and over 4,800 people have died of, AIDS.

The number of people infected with HIV/AIDS increases rapidly mostly due to the increase of social evils, especially prostitution and drug addiction; the coordination in HIV/AIDS prevention and combat between the ministries, branches and localities remains loose; the communitys perception about people infected with HIV/AIDS is still incomprehensive; the management, care and treatment of people infected with HIV/AIDS have not yet got into groove, the propagation on HIV/AIDS prevention and combat has not yet been implemented extensively and intensively; preventive methods remain weak and HIV/AIDS prevention and combat activities at the grassroots level have failed to yield practical results.

In order to overcome the above-said shortcomings and raise the effectiveness of HIV/AIDS prevention and combat activities, the Prime Minister instructs:

1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches, provincial/municipal Peoples Committees, socio-political organizations and mass associations in enhancing the work of information, education and communication in diversified and appropriate forms, with a view to raising the responsibilities of the Party Committees of various levels and local administrations for HIV/AIDS prevention and combat; guiding the communitys perception along the direction of sympathizing with, and not discriminating against, people infected with HIV/AIDS; clearing the psychology of fear among people; encouraging families to love and take care of their HIV/AIDS-infected members; and educating people, especially youngsters, in healthy lifestyle as well as the practices of safe sex and injection.

2. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Committee for Population, Families and Children in studying and formulating mechanisms for management of children, prostitutes and drug addicts infected with HIV/AIDS, who are in reformatories or education camps, jails, detention camps and houses; to formulate the plans and organize the efficient application of prophylactic methods with a view to reducing the spread of HIV/AIDS from groups of people highly prone to HIV/AIDS infection to others within the communities.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Finance and the Committee for Population, Families and Children in studying and formulating the mechanism for management, care and education of children, prostitutes and drug addicts infected with HIV/AIDS living in the communities; direct the local Labor, War Invalids and Social Affairs offices in coordinating with health agencies of the same level in managing, advising and taking care of people infected with HIV/AIDS living in communities, medical treatment establishments set up under the Ordinance on Handling of Administrative Violations and social relief centers.

4. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall have to appraise cost estimates and adequately and timely allocate funding for the implementation of the HIV/AIDS prevention and combat programs according to annual budgetary plans approved by the Government; to give investment priority to the work of HIV/AIDS prevention and combat, especially in the medical domain and the application of medical methods to communities. To mobilize and efficiently use domestic and foreign aid for the work of HIV/AIDS prevention and combat; to coordinate with the concerned ministries, branches and the provincial-level Peoples Committees in inspecting the management and use of investment capital sources for the work of HIV/AIDS prevention and combat.

5. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Health and other ministries and branches in elaborating HIV/AIDS prevention and combat programs with suitable contents and organize the teaching thereof in all schools.

6. The Ministry of Health shall have the responsibilities:

a) To strengthen and consolidate HIV/AIDS-prevention and -combat organizations from central to local levels, ensuring uniformity and high efficiency in the direction and implementation of HIV/AIDS prevention and combat activities.

b) To enhance interventional activities in order to minimize harms and restrict the spread of HIV/AIDS among communities. To boost the work of HIV/AIDS epidemic surveillance, safe blood transfusion, as well as treatment and prevention of HIV/AIDS spread from mothers to children; to prevent and fight sexually transmitted diseases; to enhance the prevention and combat of HIV/AIDS spread through medical services.

c) To assume the prime responsibility in formulating and organizing the implementation of plans for management and care of people infected with HIV/AIDS. To organize the study and formulation of projects on production of HIV/AIDS curative medicines for submission to the Prime Minister for approval.

d) To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries and branches in synthesizing and evaluating the implementation results of, and proposing amendments and supplements to, the Ordinance on prevention and combat of HIV/AIDS infection in human beings. To strictly comply with national and international commitments of the Vietnamese Government on HIV/AIDS prevention and combat.

7. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees shall have to coordinate with various committees, branches, socio-political organizations and social organizations in directing and organizing the implementation of this Directive and periodically report the implementation results to the Ministry of Health for the latter to synthesize and report such to the Prime Minister.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 02/2003/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 55/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư 82/2021/TT-BCA ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Thông tư 06/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân

An ninh trật tự, Hành chính

văn bản mới nhất