Thông tư 49/2016/TT-BYT cấp cứu tai nạn trên đường bộ cao tốc

thuộc tính Thông tư 49/2016/TT-BYT

Thông tư 49/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2016/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

BV không được thu phí trước khi cấp cứu người bị tai nạn giao thông

Theo Thông tư số 49/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế; sau khi sơ cấp, cấp cứu mới được thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc giá niêm yết.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng cho phép trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua (gồm trạm y tế xã/phường; trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám, chữa bệnh; trung tâm cấp cứu 115; bệnh viện Nhà nước và bệnh viện tư nhân); theo đó, tối thiểu cứ 50km đường bộ cao tốc phải có 01 trạm cấp cứu.
Cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông. Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017.

Xem chi tiết Thông tư49/2016/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 49/2016/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐNG CẤP CỨU TAI NẠN GIAO THÔNG

TRÊN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật khám bệnh, cha bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bo trì công trình đường bộ cao tốc;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phquy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định s 1203/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Thtướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tchức cp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, cha bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc bao gồm: hoạt động sơ cấp cứu, cấp cứu, chăm sóc, vận chuyển đối tượng là người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.
2. Việc tổ chức mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại các địa phương nơi có đường bộ cao tốc đi qua.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Điều 3. Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
1. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
2. Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Điều 4. Nội dung hoạt động cấp cứu
1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3. Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Điều 5. Nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trạm cấp cứu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc báo cáo đột xuất về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông.
2. Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Điều 7. Chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Đối với người bị tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Đối với người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
1. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này.
2. Tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
3. Đăng tải công khai các dữ liệu về mạng lưới trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Khảo sát và lập danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
b) Thống nhất và quy định việc chuyển tuyến đối với một số trạm cấp cứu ở địa bàn giáp ranh trong tỉnh và giữa các tỉnh bảo đảm phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật, khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thuận lợi cho người bị tai nạn giao thông.
2. Chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định hiện hành và quy định việc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố đối với người bị tai nạn giao thông.
3. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế chủ trì phối hợp với phối hợp với Sở Y tế các tỉnh lân cận, cơ quan có liên quan trong việc tham mưu UBND tỉnh nơi có tuyến đường cao tốc đi qua để bảo đảm tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc có một trạm cấp cứu.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức thực hiện Thông tư này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tổ chức trạm cấp cứu theo yêu cầu của Sở Y tế tỉnh, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn của hoạt động cấp cứu chuyển tuyến.
3. Tổng hợp, báo cáo công tác cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định tại Thông tư này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Điều 12. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét giải quyết./. 

 Nơi nhận:
- Văn phòng Ch
ính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính ph);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Th
trưởng Bộ Y tế (để chỉ đạo t/h);
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Các
đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ
, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc BYT;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ
Y tế;
- Lưu: V
T, PC (G2b), KCB (05b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH 

Circular No. 49/2016/TT-BYT dated December 30, 2016 of the Ministry of Health on organization and emergency response to traffic accidents on expressways

Pursuant to the Law on road traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Medical examination and treatment dated November23, 2009;

Pursuant to the Decree No.32/2014/ND-CPdated April 22, 2014 of the Government on the management, operation and maintenance of expressway facilities;

Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP datedAugust 31, 2012of the Governmentdefining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Health;

Pursuant to the Decision No.1203/QD-TTgdated July 19, 2013 of the Prime Minister on approving the scheme on the organization of emergency response to traffic accidents on expressways until 2020;

At the request of the Director of Medical examination and treatment management,

The Minister of Health promulgates the Circular on theorganization and emergency response to traffic accidents onexpressways.

Article 1. Scopeof adjustment

This Circular deals with:

1.The emergency response to traffic accidents on expressways includes: administration of first aid, emergency treatment, care, and transport of victims of traffic accidents on expressways.

2.The organization of the network of health facilities serving the emergency response to traffic accidents on expressways at the administrative divisions which the expressway passes through.

Article 2. Rules for emergency response to traffic accidents

1.Ensure that emergency response to traffic accidents is performed in a quick, timely and effective manner in order to give victims emergency aid and timely transport them to the nearest health facilities.

2.Follow the medical procedures for giving traffic accident victims emergency aid.

3.Ensure close coordination among, organizations, units and individuals that are responsible for giving emergency aid to traffic accident victims.

Article 3. The network of health facilities capable of emergency response to traffic accidents on expressways.

The network of health facilities capable of emergency response to traffic accidents includes emergency medical stations along expressways, which are organized as follows:

1. The emergency medical stations are part of health facilities available along the expressways, including communal health centers of districts and communes, 115 emergency centers, state-owned hospitals and private hospitals.

2.Locations: There must be at least one emergency station every 50 kilometers of expressway.

Article 4. Emergency response activities

1.The Health Department of each province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “province”) which the expressway passes through shall make a list of health facilities capable of giving traffic accident emergency aid and then send it to the local traffic management centers, and health facilities in order to coordinate and give traffic accident emergency aid.

2.When a traffic accident occurs, the local traffic management center shall inform the victim’s name, age, and address (if any), describe his/her situation to a health facility on the list. 

3.The local traffic management center shall immediately transfer the victim of traffic accident at the scene.

4.The health facilities shall give traffic accident victims emergency aid in accordance with the Regulation on emergency treatment, intensive care and poison controlenclosed withthe Decision No.01/2008/QD-BYT dated January 21, 2008 of the Minister of Health.

5.If the case is beyond the capacity of the health facility, the victim must be referred to a capable health facility after he/she receives first aid or emergency treatment.

Article 5. Duties of emergency medical stations along expressways

1. The health facilities shall give traffic accident victims emergency aid in accordance with the regulation on emergency treatment, intensive care and poison control enclosed with the Decision No. 01/2008/QD-BYT dated January 21, 2008 of the Minister of Health.

2.Every health facility that has an emergency medical station shall send biannual reports or unscheduled reports on the emergency response to traffic accidents along expressways to the Health Departments of provinces.

Article 6.Responsibilities of thehealth facilitiesreceiving traffic accident victims

1.Themedical examination and treatmentfacility within its operating scope, which is approved by a competent authority, is responsible for providing the timely first aid, emergency treatment, medical examination and treatment for traffic accident victims.

2. If the case is beyond the capacity of the health facility, the victim must be referred to a capable health facility after he/she receives first aid or emergency treatment.In this case, thehealth facility shall still give the victim first aid, emergency treatment, care, treatment until he/she is transported to another facility.

Article 7.Payment foremergency response to traffic accidents

1.If the traffic accident victim has a health insurance card, the payment for transportation, administration of first aid, or emergency treatment shall be made in accordance with regulations of the Circular No.40/2015/TT-BYT dated November 16, 2015 of the Minister of Health on registration of medical examination and treatment covered by health insurance.

2.Ifthe traffic accident victim does not have a health insurance card, thehealthfacilityshall stillgivehim/her the victim first aid, emergencytreatment, and treatment.After the first aid or emergency treatment, the health facility can collect the charges for transportation, first aid and emergency treatment at the prices imposed by the State (if the health facility is state-owned) or at the prices imposed by the health facility itself (if it is a private hospital).

Article 8. Responsibilities of the Department of Medical examination and treatment - The Ministry of Health

1. Act as a focal point to coordinate with relevant units to organize implementation, provide guidance, carry out inspections and evaluate the implementation of this Circular.

2.Collect information and submit reports in accordance with regulations of this Circular.

3.Make the data on the network of emergency medical stations along expresswayspublicly availableon the portal of the Ministry of Health or the website of the Department of Medical examination and treatment.

Article 9. Responsibilities of the Health Department of provinces

1.Take charge and cooperate with the Department of Transport of provinces in:

a) carrying out a survey and making a list of health facilities capable of giving traffic accident emergency aid as specified inClause1 Article 4 of this Circular.

b) promulgating regulations on the referrals for a number of emergency medical stations near the borders between provinces to ensure the victims are referred to appropriate, capable and convenient health facilities.

2.Provide instructions and technical assistance for health facilities in accordance with the existing regulations and promulgate regulations on referrals between health facilities in provinces and cities.

3.Based on the actual conditions of the province and ability of the health facilities therein, the Department of Health takes charge and coordinate with the Departments of Health of neighboring provinces and relevant agencies in consulting the People s Committee of the provinces which the expressway passes through in order to ensure that there must be at least one emergency station every 50 kilometers of expressway.

Article 10. Responsibilities of health facilities

1.Implement thisCircularwithin their premises.

2.Set up an emergency medical station consistent with requirements of the Provincial Department of Health, improve facilities, equipment, and human resources to receive traffic accident victims referred by other facilities.

3.Submitreports on emergency response to traffic accidents as specified inthis Circular.

Article11. Effect

This Circulartakes effect onMarch 01, 2017;

Article12. Terms of reference

In case the documents referred to in this Circular are replaced or amended,the replacing document or the amended documentshall prevail.

Article13. Implementation

The Director of the Department of Medical examination and treatment,Chief of the Ministry Office, Chief of theMinistry Inspectorate,Directors,Director GeneralofDepartments and General Departments of the Ministry of Health,Directorsof Departmentof Health, Heads of other health authorities, relevant heads of organizations and units are liable to execute this Decision.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health(Department of medical examination and treatment)./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Viet Tien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 49/2016/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất