Thông tư 48/2015/TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế

thuộc tính Thông tư 48/2015/TT-BYT

Thông tư 48/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2015/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:01/12/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Thông tư số 48/2015/TT-BYT quy định về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã được Bộ nay ban hành ngày 01/12/2015; áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố…
Theo quy định của Thông tư này, hàng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm… để xây dựng kế hoạch kiểm tra. Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày; trừ khi đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh và người kinh doanh thức ăn đường phố.
Tuy nhiên, cơ quan kiểm tra còn có quyền kiểm tra đột xuất trong các trường hợp như: Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm…; khi có cảnh báo của tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến an toàn thực phẩm hoặc theo phản ánh của tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm. Tất nhiên, trong trường hợp kiểm tra đột xuất, cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2016.

Xem chi tiết Thông tư48/2015/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------


Số: 48/2015/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT,
KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

Căn cứ Khoản 5 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm không thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 Bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 Bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).
4. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định thành lập.
5. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
6. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định.
b) Kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.
Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra
1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.
2. Không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý chồng chéo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.
Điều 5. Căn cứ để kiểm tra
1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Điều 6. Nội dung kiểm tra
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
b) Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
c) Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
đ) Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
h) Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
c) Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Điều 7. Kiểm tra theo kế hoạch
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo trước kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.
3. Tần suất kiểm tra:
a) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Điều 8. Kiểm tra đột xuất
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Chương III
TRÌNH TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
Điều 9. Trình tự kiểm tra
1. Ban hành quyết định kiểm tra:
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành quyết định kiểm tra gồm các nội dung sau: Địa bàn và phạm vi kiểm tra, hình thức kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất), thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:
a) Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
đ) Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:
1. Trường hợp vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa hoặc hàng hóa có kết quả kiểm nghiệm mẫu không phù hợp với chỉ tiêu công bố trong bản thông tin chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm kèm theo hồ sơ công bố được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thì xử lý theo quy định của pháp luật về thu hồi và xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
2. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm phải xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính như sau:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Nghị định 178/2013/NĐ-CP).
b) Vi phạm quy định về công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm; hàng hóa có kết quả kiểm nghiệm mẫu không phù hợp với chỉ tiêu công bố trong bản thông tin chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm hoặc không phù hợp với chỉ tiêu công bố áp dụng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định an toàn thực phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 80/2013/NĐ-CP) hoặc Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.
c) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.
d) Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
đ) Vi phạm quy định trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán thực phẩm là hàng giả, hàng cấm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Báo cáo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra với Thủ trưởng của cơ quan ra quyết định kiểm tra theo nội dung quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016.
Điều 13. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph(Vụ KGVX, Công báo, Cng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ
, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph:
- Bộ
trưởng (để báo cáo);
- C
ác Th trưởng;
- Các Vụ, Cục
, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tng cục thuộc Bộ Y tế;
- Các đơn vị tr
c thuộc Bộ Y tế;
-
Y tế các Bộ, ngành;
-
Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuộc TƯ;
- S
ở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Chi Cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, ATTP, PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thanh Long

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /KH-…

…….., ngày …. tháng …. năm …..

KẾ HOẠCH

Kiểm tra an toàn thực phẩm năm…….

Căn cứ Luật An toàn thực phm năm 2010;

Căn cứ …….. (Luật và Nghị định liên quan);

Căn c Thông tư số ……/2015/TT-BYT ngày    tháng    năm 2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sn xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

(Cơ quan kiểm tra) xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phm năm ……….. như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

2. Yêu cu

II. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung kiểm tra

2. Đối tượng, phạm vi, địa bàn kiểm tra

3. Thời gian tiến hành

4. Đoàn kim tra

5. Kinh phí

III. Tchức thực hiện

(Phân công trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị, cá nhân liên quan).

Nơi nhận:
- …….;
- Lưu: VT…..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

nhayPhụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 01 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay

PHỤ LỤC SỐ 02

QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /QĐ-…..

…….., ngày …. tháng …. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Kiểm tra an toàn thực phẩm .…….

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)

Căn cứ Luật An toàn thực phngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ …….. (Luật và Nghị định liên quan);

Căn c Thông tư số ……/2015/TT-BYT ngày    tháng    năm 2015 của Bộ Y tế quy định hoạđộng kiểm tra an toàn thực phẩm trong sn xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ (2) …

Căn cứ kế hoạch … (yêu cầu quản lý hoặc chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên) (3);

Theo đề nghị của ………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kiểm tra an toàn thực phẩm ….

Hình thức kiểm tra: (Định kỳ hoặc đột xuất)

Thời hạn kiểm tra: (ghi số ngày kiểm tra kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra)

Thời kỳ kiểm tra: (ghi từ ngày … tháng … năm đến thời điểm kiểm tra)

Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành viên sau:

1. Họ tên và chức vụ: ……………………………………….. Trưởng đoàn

2. Họ tên và chức vụ: ……………………………………….. Thành viên

3. ………………………..

Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ:

(Ghi nhiệm vụ của đoàn kiểm tra)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ghi các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:
- Như Điều ….;
- Lưu: VT, ….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

______________

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;

(2) Văbản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định.

(3) Ghi kế hoạch kim tra được phê duyệt nếu là kiểm tra theo kế hoạch; nếu là kim tra đột xuất thì ghi lý do theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

nhayPhụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 02 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay

PHỤ LỤC SỐ 03

BIÊN BẢN
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /BB-…..

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BN

Kiểm tra an toàn thực phm tại cơ s sn xuất, kinh doanh thực phẩm

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-.... ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số.của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sn xuất, kinh doanh thực phm …… ………………………….

Địa ch: …………………………………………………………………………………………….

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

I. Thành phần tham gia buổi làm việc

1. Đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

2. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

3. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

II. Nội dung và kết quả kiểm tra

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- Giy chứng nhận đăng ký kindoanh số: …………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kin an toàn thực phm số: …………………………..

……………………………………………………………………………………………………

Số người lao động: ………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: …………

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: …………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sn xuất, kinh doanh thực phm …………………………………………………………………………………

- Giấy chứng nhn cơ sở đạt ISO, HACCP và tương đương ………………. (nếu có).

2. Công bố sản phẩm:

- Tổng s sn phẩm cơ sở đang sn xuất, kinh doanh: ……………………………………

- Số sn phẩm có hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phm/công bố hợp quy còn hiệu lực: ……………………………………………………………………………………………..

- Số sản phẩm có hồ sơ công b phù hp quy định an toàn thực phẩm/công bố hợp quy hết hiệu lực: …………………………………………………………………………………………………

- Số sản phẩm không có giấy xác nhn công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/giấy tiếp nhận bn công bố hợp quy: ……………………………………………………………………

- Các nội dung khác: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

3. Ghi nhãn sản phẩm:

- Số sản phẩm kiểm tra về ghi nhãn: …………………………………………………………

- Số sản phẩm có nhãn đúng quy định: ………………………………………………………

Số sn phẩm có nhãn không đúng quy định: ………………………………………………

Đánh giá việc chấp hành của cơ s: ………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

4. Điều kiện bảo đm an toàn thực phẩm:

Điều kiện cơ sởtrang thiết bị dụng cụ: ………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Người trực tiếsản xuất, kinh doanh thực phẩm: ………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Quy trình sản xuất, chế biến: ………………………………………………………………….

- Vận chuyn và bo quản thực phm: …………………………………………………………

- Nguồn gốc, xuấxứhạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm: …….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

5. Kiểm nghiệm định k sn phẩm:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

6. Qung cáo sn phẩm:

- Số sản phẩm đang quảng cáo: ……………………………………………………………….

- Số sn phm có Giấy xác nhận nội dung qung cáo: ………………………………………

- Số sản phẩm không có Giấy xác nhn nội dung qung cáo: ………………………………

- Đánh giá việc chấp hành của cơ sở: …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

7. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối vi thực phẩm nhập khẩu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

8. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

Đoàn kiểm tra lấy mẫu để kiểm nghiệm (có biên bn lấy mẫu kèm theo)

(Yêu cầu cơ sở cung cp đầy đ hồ sơ công bố sn phm (bn photocopy có đóng dấu của cơ sở) của những sn phm có lấy mẫu đ làm cơ sở đánh giá kết qu).

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt: ……………………………..

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

2. Kiếnghị

2.1. Kiến nghị của Đoàkiểm tra đối với cơ s sn xuất, kinh doanh

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở sn xuất đối với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

3. Xử lý, kiến nghị xử lý …………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

IV. Ý kiến của cơ s được kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Đồng ý vi những ý kiếcủa Đoàn kiểm tra đã nêu trên.

Biên bn kiểm tra được lập xong h…… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

nhayPhụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 03 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay

PHỤ LỤC SỐ 04

BIÊN BẢN
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /BB-…..

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BN

Kiểm tra an toàn thực phm tại cơ s kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-.... ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số.của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sn xuất, kinh doanh thực phm …… ………………………….

Địa ch…………………………………………………………………………………………….

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

I. Thành phần tham gia buổi làm việc

1. Thành phần đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

2. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

3. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

II. Nội dung và kết quả kiểm tra

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- Giy chứng nhận đăng ký kindoanh số: …………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kin an toàn thực phm số: ……………………………

…………………………………………………………………………………………………….

Số người lao động: ……………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ……

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sn xuất, kinh doanh thực phm …………………………………………………………………………………

2. Điều kiện an toàn thực phẩm:

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đt

Ghi chú

1. Điều kiện vệ sinh đvới cơ sở

 

 

 

1.1

Địa điểm, môi trường

 

 

 

1.2

Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm bảo đảm sạch, cách biệvới nguồn ô nhiễm

 

 

 

1.3

Thiết kếbố trí khu vực chế biến (bếp) theo nguyên tc một chiều

 

 

 

1.4

Tường xung quanh khu vực chế biến (bếp) đảm bo sạch, dễ vệ sinh

 

 

 

1.5

Sàn nhà sạch, đồ vệ sinh, không đọng nước

 

 

 

1.6

Khu vực ăn ung (phòng ăn) cho khách đm bo vệ sinh

 

 

 

1.7

Kho bảo qun thực phm đảm bo các điều kiện vệ sinh theo quđịnh

 

 

 

1.8

Hệ thống cung cp nước cho chế biếđảm bo vệ sinh

 

 

 

1.9

H thng xử lý chất thi đm bo vệ sinh

 

 

 

1.10

Phòng thay quáo bảo hộ lao động

 

 

 

1.11

Nhà vệ sinh cách biệt với khu chế biến, phòng ăn

 

 

 

1.12

Các nội dung khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều kin trang thiết bị, dụng cụ

 

 

 

2.1

Phương tiện ra tay và khử trùng tay

 

 

 

2.2

Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật

 

 

 

2.3

Qun áo bo hộ lao động, mũ chụp tóc, mạng

 

 

 

2.4

Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, bảo quản thực phẩm

 

 

 

2.5

Thiết bịdụng cụ phục vụ chế biến bảo đm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín

 

 

 

2.6

Thiết bị, dụng cụ bảo qun, chđậy thức ăn đã được chế biến

 

 

 

2.7

Thiết bịdụng cụ để kẹp, gp, xúc thức ăn

 

 

 

2.8

Có trang thiết bịdụng cụ, tủ lưu mẫu theo quy định

 

 

 

2.9

Dụng cụ chứa đựng chất thải đảm bo kín, có nắp đậy

 

 

 

2.10

Kho bo quản thực phm có các trang thiết bịdụng cụ bo đm việc bảo qun thực phẩm (có giákệ, trang thiết bị phòng chng côn trùng, động vật gây hại, điu hòa, m kế...)

 

 

 

2.11

Các nội dung khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Điu kiện về con người

 

 

 

3.1

Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm thay đồ bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm

 

 

 

3.2

Phụ trách bộ phận nắm được nguyên tắc một chiều và thực hiện đúng nguyên tắc

 

 

 

3.3

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được kỹ thuật kiểm thực ba bước và có tiến hành kiểm thực ba bước theo đúng kỹ thuật

 

 

 

3.4

Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được phương pháp lưu mẫu và thực hiện lưu mẫu đúng nguyên tắc

 

 

 

3.5

Các nội dung khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nguyên liệu, phụ gia thc phẩm, nguồn nước

 

 

 

4.1

Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn

 

 

 

4.2

Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế

 

 

 

4.3

Nước dùng trong chế biến thực phẩm

 

 

 

4.4

Thực phẩm sử dụng để chế biến được đã công bố, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ

 

 

 

3. Các nội dung khác:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2. Kiếnghị

2.1. Kiến nghị của Đoàkiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

3. Xử lý, kiến nghị xử lý ………………………………………………………………………

Biên bn kiểm tra được lập xong h…… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

nhayPhụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 04 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay

PHỤ LỤC SỐ 05

BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /BB-…..

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BN

Kiểm tra an toàn thực phm tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-.... ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………, hôm nay vào hi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số.của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố …… ………………………….

Địa ch: ………………………………………………………………………………………

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

I. Thành phần tham gia buổi làm việc

1. Thành phần đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

2. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

3. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

II. Nội dung và kết quả kiểm tra

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh: (Có/Không) …………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Số người lao động: ……………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ………

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: …………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sn xuất, chế biến thực phm …………………………………………………………………………………

Các nội dung khác: ……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

2. Điều kiện an toàn thực phẩm:

1. Tổng diện tích bày bán: ……………………………………………………………………..

2. Địa điểm, môi trường kinh doanh: …………………………………………………………

3. Thiết kế, bố trí kinh doanh:

a) Nơi để nguyên liệu: ………………………………………………………………………….

b) Nơi sơ chế, chế biến: ……………………………………………………………………….

c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: ………………………………………………………..

d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: ………………………………………………

đ) Khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay (đối với bán hàng rong): ……………….

…………………………………………………………………………………………………….

4. Nguồn nước sử dụng, nước đá uống: …………………………………………………….

5. Nguồn gốc thực phẩm: ………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

6. Trang thiết bị, dụng cụ:

a) Thiết bị bảo quản nguyên liệu: …………………………………………………………….

b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: …………………………………………………………..

c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: ……………………………………………………………

d) Dụng cụ ăn uống: ……………………………………………………………………………

đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: ………………………………………………………………

e) Thiết bị dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, ghế): ……………………………………………

g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: ………………………………………………………..

h) Thiết bị bảo quản thực phẩm: ………………………………………………………………

i) Bao bì chứa đựng thức ăn: ………………………………………………………………….

k) Thiết bị vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ: ……………………………………………………

l) Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: ………………………………………………

m) Găng tay ni lông dùng 1 lần: ………………………………………………………………

7. Điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố:

a) Trang phục, vệ sinh cá nhân: ………………………………………………………………

b) Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………

8. Các nội dung khác:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2. Kiếnghị

2.1. Kiến nghị của Đoàkiểm tra đối với cơ s

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

3. Xử lý, kiến nghị xử lý ………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Biên bn kiểm tra được lập xong h…… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

nhayPhụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 05 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay

PHỤ LỤC SỐ 06

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
(hoặc TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /BC-…..

…….., ngày …. tháng …. năm …..

BÁO CÁO

Kết quả kitra về an toàn thực phẩm

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Các nhóm đối tượng được kiểm tra;

2. Địa bàn kiểm tra và số cơ sở được kiểm tra;

3. Tình hình an toàn thực phẩm qua kiểm tra;

(Đánh giá tình hình an toàn thực phẩm theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư).

4. Tình hình vi phạm, xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm:

(Chi tiết tên cơ sở, hành vi, kiến nghị xử lý)

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG

IV. KIẾN NGHỊ

(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ……………………………)

Nơi nhận:
- ……;
- Cục ATTP;
- Lưu: VT,……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
Hoặc TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

nhayPhụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT được thay thế bởi Mẫu 06 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT theo quy định tại khoản 9 Điều 5nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 48/2015/TT-BYT dated December 01, 2015 of the Ministry of Health on food safety inspection in food production and trading under the administration of the Ministry of Health

Pursuant to the Clause 5, Article 68 of the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Decree No. 38/2012/ND-CP on detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Food Safety dated April 25, 2012 by the Government;

Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP regulating on functions, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

Upon the request of the Head of the Department of Food Safety;

The Minister of Health issues regulations on food safety inspection in food production and trading under the administration of the Ministry of Health.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular regulates the responsibilities for food safety inspection; the scope of inspection, modes of inspection, the inspection process and handling of inspection results in food production and trading under the administration of the Ministry of Health.

Article 2. Subject of application

1. 1. Entities producing and/or trading in sectors of the bottled water, mineral water, functional food, micronutrient-fortified food, food additives and substances; toolkits and packages under the administration of the Ministry of Health.

2. Food and beverage businesses and food street vendors.

3. Food manufacturers and businesses whose products are out of the control of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Trade and Industry; food manufacturers and businesses whose products are under the administration of at least 02 Ministries including the Ministry of Health as promulgated in the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT- BCT provides guidance on assignment and cooperation in food safety management dated April 09, 2014 by the Minister of Health, the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Trade and Industry (hereinafter referred to as the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT- BCT).

4.The competent authority of food safety inspection and the inspectorate established by this competent authority.

5.Other relevant entities.

6.This Circular shall not be applied to:

a) The State inspection of exported and imported food safety conducted by the appointed government inspectorates.

b) The inspection of conformity certification by the appointed certifying organization.

Article 3. Principles of inspection

1.In conformity with Clause 4, Article 68 of the Law on Food Safety;

2.No repetitions of inspected entities, location and time of inspection. Any repetitions of the inspection plan of the subordinate food safety authorities and that of the superior authorities shall be solved in accordance with Clause 3, Article 5 of the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Chapter II

RESPONSIBILITIES, SCOPES AND MODES OF FOOD SAFETY INSPECTION

Article 4.Food inspection agencies; responsibilities and powers of food inspection agencies and inspectorates.

1.Food inspection agencies:

a) The Department of Food Safety carries out the inspection of food safety nationwide.

b) The Departments of Health, Sub-Departments of Food Safety of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) conduct the inspection of food safety within their provinces.

c) People’s Committees of districts, the Public Health Office of the People’s Committee of the district and the Health Center of the district shall responsible for inspecting food safety within their districts.

d) People’s Committees of communes, the Public Health Stations of the wards shall responsible for inspecting food safety within their wards.

2.The competent authority of food safety inspection shall deliver its responsibilities and powers as regulated in Article 69 of the Law on Food Safety.

3.The inspectorate, appointed by the competent authority of food safety inspection, has its responsibility and power as regulated in Article 70 of the Law on Food Safety.

Article 5. Basis of Inspection

1.National technical regulations on food products; Vietnam’s regulations of laws on food safety in food industry.

2.Standards related to food safety applied by manufacturers to producing and trading food.

3.Regulations on food safety applicable to food manufacturers and food-trading businesses; food and beverage businesses and street food vendors.

4.Regulations on food advertising and food labeling.

5.Regulations on food testing.

6.Other regulations on food safety.

Article 6. Scope of inspection

1.For food manufacturers and food-trading businesses:

a) Administrative records and legal certificates: Business Registration Certificate, Certificate of Food Safety, Certificate of Training in Food Safety; a) Health Certificate of the owner or persons who directly involve in food production and trading; Certificate of ISO/ HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) and the equivalent;

b) Certificate of Submission of the Declaration of conformity/ and Certificate of the Declaration of conformity with food safety regulations, Certificate of Approval for Advertisement Contents;

c) Documents about the conformity with regulations on facilities and equipment of the owner or persons who directly engaging in food production and trading; the process of food production and processing; the origin and expiry date of food ingredients, substances and additives; other regulations related to food manufacturers and food-trading businesses and food products.

d) Contents of food labels:

đ) The periodic inspection of food products;

e) The implementation of regulations on food advertising (if any);

g) Relevant papers related to the State inspection of imported foods (for businesses importing food or trading in imported food).

h) Food samples shall be taken, if necessary. Food sampling shall comply with regulations in the Circular No. 14/2011/TT-BYT providing guidance on food sampling for inspection and examination of food safety, quality and hygiene dated April 01,2011 by the Ministry of Health .

2.Food and beverage businesses and street food vendors.

a) Administrative records and legal certificates of food manufacturers: Business Registration Certificate, Certificate of Food Safety and Certificate of Training in Food Safety . The Health Certificate of the manufacturer’s owner or persons who directly engage in food production and trading;

c) Records, documents and the conformity of the Owner; or workers who directly engaging in food production and trading, with the provisions of facility and equipment; the process of food production and processing; practices of food hygiene and safety; food transportation and preservation; sources of water used for food processing and production; the origin of food ingredients, substances and additives; sample storage and other relevant regulations.

c) Collect sample of food or ingredients for testing, if necessary.

Article 7. Planned inspection

1.Development of an inspection plan:

a) The competent inspection agency shall annually develop the inspection plan as promulgated in point a, Clause 2, Article 69 of the Law on food safety based on the requirements of food quality management and its movement, the assessment of the observance of the law on food safety; the last inspection results; its budget and the direction of its superior management authority.

b) The completion time of development of the inspection plan is as follows: before November 1 applicable to authorities of communes, November 15 for the authorities of districts, December 01 for the authorities of provinces and December 15 for the Department of Food Safety. The inspection plan shall be developed as the form indicated in the Annex 01 of this Circular.

2.Prior notice of the inspection: the inspection authority shall inform the inspected facility at least 01 day in advanced before the date of inspection, apart from food businesses or street food vendors that are not required to apply for business registration.

3.Frequency of inspection:

a) The frequency of inspection applicable to street food businesses is prescribed as the Article 9 of the Circular No. 30/2012/TT-BYT providing provisions on food safety of street food businesses dated December 05, 2012 by the Minister of Health.

b) The frequency of inspection applicable to food manufacturers and businesses under the administration of the Ministry of Health is regulated in the Article 14 of the Circular No. 16/2012/TT-BYT providing provisions on food safety of food manufacturers and food-trading businesses, equipment, packages under the administration of the Ministry of Health dated December 22, 2012 by the Minister of Health.

Article 8. The surprise inspection

1.The food inspection authority shall conduct a surprise inspection in the following cases:

a) Violations against regulations on food safety are suspected or there are food incidents; a surprise inspection is required during an intensive inspections period or requested by a superior authority;

b) Warnings are issued by domestic, foreign or international organizations related to food safety;

c) Food safety-related issues are reported by organizations or individuals.

2.The inspection authority is not required to notify the inspected food manufacturers, food and beverage businesses or food street vendors of the surprise inspection in advance.

Chapter III

THE PROCESS OF AN INSPECTION AND HANDLING OF INSPECTION RESULTS

Article 9. Process of an inspection

1.Issuance of an inspection decision:

The Head of food safety authority shall issue the decision of the inspection with the following items: the location and scope of inspection, modes of inspection (under schedule or surprise inspections), the term of inspection, time limit of the inspection, members of the inspectorate, and duty of the inspectorate. The inspection decision shall be made as regulated in the Annex 02 of this Circular.

2.The inspectorate shall conduct the inspection in accordance with the following order:

a) Notify the inspection decision to the inspected entity;

b) Carry out the inspection as regulated in Article 6 of this Circular;

c) Make a Record of Inspection: the Record of Inspection of food manufacturers and food-trading businesses shall be made using the form regulated in the Annex 03 of this Circular; the Record of Inspection of entities in food and beverage services shall be made as the form in the Annex 04 of this Circular; the Record of Inspection of street food vendors shall be made as the form in the Annex 05 of this Circular.

d) Report the inspection results according to the Article 11 of this Circular;

đ) Issue the decision on handling inspection results as prescribed in the Article 10 of this Circular;

Article 10. Handling of inspection results

The handling of violations of food safety during the inspection shall be conducted under the regulations in point c, Clause 1, Article 69 of the Law on Food Safety. Some particular cases of handling of food safety violations are specified as follows:

1.Violations of food labeling or inconsistencies between the sample testing results and the description of the product or the product ingredients in the specifications or the label enclosed in the Certificate of Submission of the Declaration of conformity/ and Certificate of the Declaration of conformity with food safety regulations or the Certificate of Conformity, issued by the competent agency, shall be solved in compliance with laws on revocation and handling of food safety in the jurisdiction of the Ministry of Health.

2.Any discovered administrative violations of food safety, depending on the nature and seriousness, shall be dealt with in accordance with corresponding regulations as follows:

a) Any violations of conditions of food safety and periodic testing shall be punished under the regulations of the Decree No. 178/2013/ND-CP on administrative penalties on violations of food safety (hereinafter referred to as the Decree 178/2013/ND-CP).

b) Any violations of the announcement of conformity or the announcement of regulation conformity of food safety; inconsistencies between the sample testing results and the indicators in the description of food products or the label or the public applicable criteria, failures to meet the national technical standards or food safety regulations shall be settled in accordance with regulations of the Decree No. 80/2013/ND-CP on administrative penalties in aspects of the product criteria, measurement and quality dated July 19, 2013 by the Government (hereinafter referred to as the Decree No. 80/2013/ND-CP) or the Decree No. 178/2013/ND-CP.

c) Any violations of product labeling shall be settled in accordance with the Decree No. 80/2013/ND-CP

d) Any violations of food advertising shall be dealt with in accordance with the regulations of the Decree No. 158/2013/ND-CP on administrative penalties on violations of culture, sport, tourism and advertising dated Novembers 12, 2013 by the Government.

a) Any violations of commerce, production and trading in counterfeit and banned commodities shall be punished under the regulations of the Decree No. 185/2013/ND-CP on administrative penalties on violations of commerce, production and trading in counterfeit or banned commodities and consumer protection dated November 11, 2013 by the Government.

3.These cases beyond the jurisdiction of an authority shall be transferred to its superior authority or to an investigation agency to verify and handle under Vietnam Laws.

Article 11. Report on inspection results

The Head of the Inspectorate shall submit a written report on the inspection result to the Head of the authority, which issues the decision on the inspection, within 15 working days from the end of inspection, according to the content in the Annex 06 of this Circular.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12. Effect

This Circular takes effect on January 15, 2016.

Article 13. Reference terms

In cases of any changes, supplementation or replacement of legal normative documents and regulations presented in this Circular, the new legal normative document shall prevail.

Article 14. Implementation responsibilities

The Head of the Departments of Food Safety; the Chief of the Ministry Office; the Chief Inspector of the Ministry; Heads of Divisions, Heads of Departments, the General Department under the Ministry of Health; Heads of units under Ministries: The Director of The Department of Health of the province; Heads of the Health authorities of Ministries, Departments, relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular.

Any difficulties arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Health (the Department of Food Safety)./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Thanh Long

*All Appendices are not translated.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 48/2015/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường