BỘ Y TẾ -------
Số: 46/2013/TT-BYT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng.
1. Khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Phục hồi chức năng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám Phục hồi chức năng.
3. Bệnh viện Phục hồi chức năng.
2. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là quá trình PHCN được thực hiện tại cộng đồng với sự tham gia, phối hợp chung của người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, chính quyền địa phương, y tế cơ sở và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. An dưỡng là hình thức phục hồi, nâng cao sức khỏe thông qua nghỉ ngơi, dinh dưỡng, luyện tập và biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ .
1. Bác sỹ chuyên khoa PHCN là bác sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và PHCN cho người bệnh.
2. Y sỹ chuyên khoa PHCN là y sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Y sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán bệnh, chỉ định PHCN, thực hiện chế độ hồ sơ bệnh án; xây dựng kế hoạch và PHCN cho người bệnh. Đối với địa phương thiếu bác sỹ chuyên khoa PHCN, giám đốc sở Y tế có thể quy định y sỹ chuyên khoa PHCN đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN từ 24 tháng trở lên được chẩn đoán bệnh và chỉ định PHCN. Việc quy định này phải thể hiện bằng văn bản (quyết định) của giám đốc sở Y tế.
3. Cử nhân kỹ thuật y học là người được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân kỹ thuật y học có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện PHCN cho người bệnh.
4. Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo về chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện ngôn ngữ trị liệu cho người bệnh.
5. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cho người bệnh.
6. Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành hoạt động trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, giúp người bệnh tái hòa nhập với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng.
7. Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh có rối loạn chức năng ngôn ngữ và nhận thức giao tiếp.
8. Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình là người được đào tạo chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình có trình độ trung cấp và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, sửa chữa dụng cụ trợ giúp, dụng cụ thay thế và hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng tự làm một số dụng cụ trợ giúp phù hợp.
9. Ngoài các chức danh chuyên môn quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này, việc chỉ định, tham gia thực hiện PHCN còn có các chức danh chuyên môn về chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác có kiến thức, kỹ năng về PHCN.
10. Người bệnh và gia đình người bệnh có nhiệm vụ phối hợp với nhóm PHCN trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh. Người bệnh và gia đình của người bệnh là thành viên không thể thiếu của nhóm PHCN.
11. Ngoài các nhiệm vụ chính của các chức danh chuyên môn quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này, các chức danh chuyên môn PHCN thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MỤC 1. KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 6. Chức năng của khoa Phục hồi chức năng
Khoa PHCN là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh.
Điều 7. Nhiệm vụ của khoa Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại khoa PHCN và các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của khoa Phục hồi chức năng
1. Khoa PHCN thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu phải có các bộ phận sau:
a) Hành chính;
b) Vật lý trị liệu;
c) Điều trị nội trú.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy mô giường bệnh và yêu cầu về hoạt động PHCN của cơ sở để tổ chức khoa PHCN có thêm một hoặc một số bộ phận sau đây:
a) Hoạt động trị liệu;
b) Tâm lý trị liệu;
c) Ngôn ngữ trị liệu.
MỤC 2. TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 9. Chức năng của trung tâm Phục hồi chức năng
1. Trung tâm PHCN là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh.
2. Trung tâm PHCN có thể có con dấu riêng, tài khoản riêng.
Điều 10. Nhiệm vụ của trung tâm Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại trung tâm và tại các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
4. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
5. Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của trung tâm Phục hồi chức năng
1. Trung tâm PHCN thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu phải có các khoa, phòng sau:
a) Các khoa, phòng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
b) Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp (PHCN).
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy mô giường bệnh và yêu cầu về hoạt động PHCN của cơ sở để tổ chức Trung tâm PHCN có thêm một hoặc một số bộ phận quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Điều 12. Nhân lực của khoa Phục hồi chức năng và trung tâm Phục hồi chức năng
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
2. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc và cơ cấu nhân lực của khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở tuyển dụng nhân lực phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
MỤC 3. PHÒNG KHÁM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 13. Chức năng, vị trí pháp lý của phòng khám Phục hồi chức năng
1. Phòng khám PHCN có chức năng khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN cho người bệnh và người dân có nhu cầu.
2. Phòng khám PHCN là phòng khám chuyên khoa độc lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Điều 14. Nhiệm vụ của phòng khám Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
3. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 15. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của phòng khám Phục hồi chức năng
1. Phòng khám PHCN tối thiểu phải có 01 bác sỹ chuyên khoa PHCN và 01 Điều dưỡng hoặc 01 kỹ thuật viên PHCN.
2. Ngoài quyết định tại Khoản 1 Điều này, phòng khám PHCN có thể có các chức danh chuyên môn khác quyết định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
3. Cơ cấu tổ chức của phòng khám PHCN tối thiểu phải có bộ phận chức năng sau đây:
a) Khám bệnh;
b) Vật lý trị liệu.
4. Tùy theo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng khám PHCN có thể có thêm các bộ phận chuyên môn phù hợp khác.
MỤC 4. BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 16. Chức năng, vị trí pháp lý của Bệnh viện Phục hồi chức năng
1. Bệnh viện PHCN là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, PHCN và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu.
2. Bệnh viện PHCN là bệnh viện chuyên khoa, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Điều 17. Nhiệm vụ của bệnh viện Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
a) Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
c) Hồi sức, cấp cứu;
d) An dưỡng;
đ) Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
e) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
2. Đào tạo nhân lực:
a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
b) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
3. Nghiên cứu khoa học:
a) Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;
b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
4. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:
a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động PHCN.
5. Phòng bệnh:
a) Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
b) Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.
6. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;
b) Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.
7. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
8. Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành.
9. Quản lý kinh tế:
a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
b) Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động của bệnh viện theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.
10. Hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng;
b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
11. Thủ tục sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 18. Cơ cấu tổ chức bệnh viện Phục hồi chức năng
1. Lãnh đạo bệnh viện và người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện:
a) Giám đốc và các Phó giám đốc;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện: Được người đứng đầu bệnh viện phân công bằng văn bản.
2. Các phòng chức năng:
a) Tổ chức cán bộ;
b) Kế hoạch tổng hợp;
c) Tài chính kế toán;
d) Hành chính - Quản trị;
đ) Vật tư - Thiết bị y tế;
e) Đào tạo và chỉ đạo tuyến (bao gồm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế);
g) Điều dưỡng;
3. Các khoa, phòng chuyên môn.
a) Khám chuyên khoa PHCN;
b) Khám bệnh đa khoa;
c) Cấp cứu, hồi sức;
d) Vật lý trị liệu;
đ) Hoạt động trị liệu;
e) Ngôn ngữ trị liệu;
g) Tâm lý trị liệu;
h) Nội;
i) Ngoại - Chỉnh hình;
k) Nhi;
l) Mắt - TMH - RHM;
m) Y học cổ truyền;
n) Dinh dưỡng;
o) Kiểm soát nhiễm khuẩn;
p) An dưỡng;
q) Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng;
r) Xét nghiệm;
s) Dược;
t) Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp;
u) Các khoa khác.
4. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, , nhân lực và phạm vi chuyên môn của bệnh viện, người đứng đầu bệnh viện phê duyệt cơ cấu tổ chức của bệnh viện phù hợp với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến
1. Công tác chỉ đạo tuyến chuyên ngành PHCN được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công chỉ đạo tuyến về PHCN như sau:
a) Nếu có bệnh viện PHCN trên địa bàn thì bệnh viện PHCN làm đầu mối thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương;
b) Nếu chưa thành lập bệnh viện PHCN thì khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN của bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đầu mối thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sự quản lý của Bộ, ngành thì việc chỉ đạo tuyến về PHCN theo sự phân công của cơ quan quản lý nhà nước về y tế của Bộ, ngành.
4. Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở PHCN thực hiện theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
Điều 20. Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ sở Phục hồi chức năng
Cơ sở PHCN được tiếp nhận người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 21. Phối hợp công tác chuyên môn giữa khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN và các khoa, phòng trong bệnh viện
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN có trách nhiệm:
a) Cử bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khoa lâm sàng để khám bệnh, đánh giá nhu cầu PHCN của người bệnh khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng;
b) Phối hợp với khoa lâm sàng để lập kế hoạch, hướng dẫn và hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng;
c) Tiếp nhận và PHCN cho người bệnh từ khoa khác chuyển đến.
2. Các khoa lâm sàng có trách nhiệm:
a) Thông báo cho khoa PHCN biết người bệnh tại khoa có nhu cầu PHCN;
b) Phối hợp và tạo điều kiện cho bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khám bệnh, hướng dẫn, hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh.
c) Thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng với sự trợ giúp của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN.
d) Tùy theo yêu cầu chuyên môn, bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chuyên khoa PHCN phải tổ chức hội chẩn theo quy định.
Điều 22. Bảo đảm nhân lực Phục hồi chức năng
1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên ngành PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược và các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo các loại hình, các cấp đào tạo chuyên ngành PHCN.
2. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng chế độ, chính sách bảo đảm tuyển dụng, sử dụng, duy trì nguồn nhân lực về PHCN cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 23. Phối hợp với Hội Phục hồi chức năng Việt Nam
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Hội PHCN Việt Nam trong việc tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn và kế hoạch phát triển chuyên ngành PHCN.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với Hội PHCN Việt Nam và Hội PHCN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
Điều 24. Trách nhiệm thực hiện
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2014.
2. Quyết định số 963/1999/QĐ-BYT ngày 02 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản “Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; Quy chế công tác một số khoa của Quy chế bệnh viện được ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện và Thông tư số 41/2011/TT-BYT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ: Vụ KGVX, Công báo và Cổng Thông tin điện tử CP;
- Bộ Tư pháp (cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ Nội vụ (Vụ Pháp chế);
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng BYT;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra BYT;
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT;
- Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Hội PHCN VN;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB (02b), PC (01b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
|