Thông tư 27/2017/TT-BYT tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương

thuộc tính Thông tư 27/2017/TT-BYT

Thông tư 27/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2017/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quốc Cường
Ngày ban hành:28/06/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định mới về sử dụng xe ô tô cứu thương

Ngày 28/06/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BYT​ quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương; thay thế Thông tư số 16/1998/TT-BYT ngày 15/12/1998.
Thông tư nêu rõ, xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích: Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu; Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài các mục đích nêu trên.
Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/09/2017. Các xe ô tô cứu thương đã sử dụng trước ngày 15/09/2017 được tiếp tục sử dụng nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và quy định của Thông tư này trước ngày 01/07/2018.

Xem chi tiết Thông tư27/2017/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------


Số: 27/2017/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VÀ SỬ DỤNG XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn xe ô tô cứu thương;
b) Sử dụng xe ô tô cứu thương.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
a) Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh;
b) Bệnh viện có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài Bệnh viện.
Điều 2. Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương
Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:
a) Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:
- Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).
- Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
- Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:
a) Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;
b) Ghế cho nhân viên y tế;
c) Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;
d) Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);
đ) Móc treo dịch truyền;
e) Ổ cắm điện 12V;
g) Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.
h) Búa thoát hiểm;
i) Trường hợp một kíp cấp cứu ngoại viện thì trên xe ô tô cứu thương phải bảo đảm cơ số thuốc và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;
k) Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu về mặt chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể trang bị thêm trang thiết bị y tế cần thiết khác để phục vụ chuyên môn, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc và dụng cụ phục vụ người bệnh.
Điều 3. Sử dụng xe ô tô cứu thương
1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Làm đầu mối theo dõi xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành) trên địa bàn;
c) Chia sẻ số liệu theo dõi hằng năm về xe ô tô cứu thương với lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;
b) Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;
c) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Thông tư số 16/1998/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu, quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Các xe ô tô cứu thương đã sử dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và quy định của Thông tư này trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.
3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp chỉ đạo);
- Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Cổng TTĐT của Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, TB-CT (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

PHỤ LỤC

BỐ CỤC BẢNG THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Mẫu bố cục bảng thông tin:

LOGO

TÊN ĐƠN VỊ

Đia chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Số Giấy phép hoạt động KBCB:

2. Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ:

Nội dung

Kiểu chữ

Chiều cao chữ

Chiều dài cả dòng chữ

Logo đơn vị

Hình logo

18 cm X 18 cm

Tên đơn vị

Times New Roman (in hoa) kéo dãn

4,5 cm

40 cm

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Số Giấy phép hoạt động KBCB:

Times New Roman

2,5 cm

45 cm

Ghi chú: Chiều cao và chiều dài là kích thước tối thiểu.

3. Kích thước bảng thông tin: Chiều cao: 45 cm, chiều rộng: 50 cm

4. Chất liệu và cách dán bảng thông tin:

Thông tin đơn vị có thể được sơn trực tiếp trên hai cánh cửa xe hoặc được dán trực tiếp và cố định vào hai cánh cửa xe.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

the Ministry of Health 

Circular No. 27/2017/TT-BYT dated June 28, 2017 of the Ministry of Health on guiding the standards and uses of ambulances

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director General of the Medical Equipment and Construction Department;

The Minister of Health promulgates Guidelines on standards and uses of ambulance.

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1. This Circular provides guidelines on standards and uses of ambulances. To be specific:

a) Standards for ambulances;

b) Uses of ambulances.

2. This Circular applies with the licensed medical examination and treatment establishments (hereinafter referred to as “health facilities”), including:

a) Facilities providing paramedic treatment and transportation services for patients;

b) Hospitals with internal and external means of transportation.

Article 2. Ambulance’sstandards

Ambulances are vehicles meeting the requirements specified in Section 3.1.2 of the National Standards TCVN 7271:2003 on Road vehicles – Motor vehicles – Classification in purpose of use, and may only be used if the following standards are met:

1. Standards for the equipment that have to be permanently installed on the outside of the ambulance:

a) Warning devices of emergency vehicles consisting of red rotating or flashing lights on the roof, and sirens. The license to use warning devices on emergency vehicles shall be issued in compliance with regulations and law on road traffic;

b) Panels displaying information about the vehicle’s owner on both of the front doors shall have a minimum dimension of 45 x 50 cm (HxW). The panels must contain at least the following information:

- Logo of the unit using the vehicle (if any): Minimum dimension of 18 x 18 cm (HxW).

- Name, address and phone number of the health facility that is specified in Clause 2 Article 1 of this Circular.

- The number of the Operation License issued by the competent authority.

The layout of the panels is specified in the Appendix issued together with this Circular.

2. Standards for the equipments inside the ambulance:

a) Main gurney: The sliding type, with seatbelt, and wheels;

b) Seats for medical staff;

c) Plastic flooring sheet: Non-slippery, easy to clean, sanitize, and sterilize;

d) Interior lightings (for emergency treatment);

D) IV hooks;

e) 12V power sockets;

g) Cabinets, shelves, drawers to install the medical devices that come together with oxygen mask, other medical devices, to contain medicines, emergency medical equipments to ensure execution, operation, cleaning, sanitizing, sterilization with ease.

h) Emergency hammer;

If paramedics are needed outside of the hospital, the ambulance must be prepared with an adequate amount of medicine and medical devices as specified in Decision No. 3385/QD-BYT dated September 18, 2012 of the Minister of Health on the List of medication, emergency equipment and equipment needed to perform paramedic procedure on the ambulance;

k) In addition, depending on practical situation and special requirements, health facilities can provide other necessary medical devices to aid the patients.

Article 3. Uses of ambulance

1. An ambulance may only be used for the following purposes:

a) Transportation of or picking up patients in need of emergency treatment;

b) Transportation of physicians, medical staff, medication, medical devices to aid in disaster emergency management, provision of emergency treatment for road accident victims and serve other urgent needs of the implementation of medical examination, prevention and epidemic prevention.

2. Do not use the ambulance for any other purposes other than those specified in Clause 1 of this Article.

3. Warning devices of an ambulance may only be used under an unexpired license to use warning devices is issued by a competent authority and the ambulance is on a mission in compliance with regulations and law on road traffic.

4. Upon transporting patients in/out of the health facilities, the ambulance must comply with rules and instruction of the health facilities.

Article 4. Implementationresponsibilities

1. The Medical Equipment and Construction Department – the Ministry of Health is responsible for: Taking charge and cooperating with the related agencies to direct, provide guidelines, inspect, and examine the management and use of the ambulance in nationwide health facilities.

2. The Provincial Departments of Health are responsible for:

Directing, providing guidelines, inspecting, examining the management and use of ambulance within their authority;

b) Monitoring the ambulances of health facilities (including those belong to Ministry of Health and other medical ministries) on their administrative divisions.

c) Sharing annual monitor statistics on ambulances to the local division of the Traffic police.

3. Health facilities are responsible for:

a) Managing the activities of their ambulances;

b) Dispatching ambulances for the right purposes and ensuring punctuality upon requested;

c) Instructing, facilitating and not prohibiting or hindering the ambulances from other health facilities which are on the mission of transporting patients at your facility, even when the patients or their families hire ambulances of other facilities but not yours.

Article 5. Implementationprovisions

1. This Circular takes effect on September 15, 2017.

The Circular No. 16/1998/TT-BYT dated December 15, 1998 of the Minister of Health on import, management and use of ambulances will be expired from the effective date of this Circular.

2. The ambulances in using before the effective date of this Circular may still be used if the standards and provisions prescribed at this Circular before July 01, 2018.

3. If documents referred to in this document are replaced, amended the new documents shall take effect.

Any difficulties arising in the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Truong Quoc Cuong

 

 

APPENDIX

the information panel about the units using the ambulance
(Issued together with Circular No. 27/2017/TT-BYT dated June 28, 2017 of the Minister of Health)

1. Sample:

LOGO

UNIT’S NAME

Address:

Phone:

Medical examination and treatment License number:

2. Font and size:

Content

Font

Height of the letters

Length of the line

Unit’s logo

Logo image

18 cm x 18 cm

Unit’s name

Times New Roman (all caps) stretched

4.5 cm

40 cm

Address:

Phone:

Medical examination and treatment License number:

Times New Roman

2,5 cm

45 cm

Note: Height and length are minimum measurements.

3. Panel dimension: Height: 45 cm, width: 50 cm

4. Material of and installation of the panel:

Information about the unit can be painted directly or fixed on the 2 doors of the ambulance.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 27/2017/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất