Thông tư 18-BYT-TT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế (Ban hành theo Nghị định 23-HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng)

thuộc tính Thông tư 18-BYT-TT

Thông tư 18-BYT-TT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế (Ban hành theo Nghị định 23-HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng)
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:18-BYT-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Song
Ngày ban hành:02/07/1991
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 18-BYT-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 18-BYT-TT NGÀY 2 - 7 - 1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ

(Ban hành theo nghị định số 23-HĐBT ngày 24-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng)

 

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Điều lệ Thanh tra Nhà nước về Y té, từng bước hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước về y tế, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trên cơ sở Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh Thanh tra, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, Nghị định số 224-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế, Bộ Y tế hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

 

I. TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ

 

- Thanh tra Nhà nước về y tế cấp trung ương là thanh tra Bộ Y tế.

- Thanh tra Nhà nước về y tế ở địa phương là thanh tra Sở Y tế.

1. Thanh tra Bộ Y tế được tổ chức như sau:

1.1. Chánh thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm.

1.2. Các Phó chánh thanh tra Bộ Y tế là người giúp việc trực tiếp Chánh thanh tra Bộ Y tế được phân công phụ trách theo từng lĩnh vực; vệ sinh, khám chữa bệnh, dược, thanh tra chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Phó chánh thanh tra Bộ Y tế do Vụ trưởng, các Vụ có liên quan đề nghị Chánh thanh tra Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm.

Phó chánh thanh tra Bộ Y tế phải là Phó vụ trưởng kiêm chức hoặc chức vụ tương đương.

1.3. Thanh tra viên Bộ Y tế được lựa chọn từ các Vụ, Ban trong cơ quan Bộ hoặc cơ quan chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Bộ.

Số lượng và danh sách, thanh tra viên Bộ Y tế do vụ trưởng các Vụ có liên quan đề nghị Chánh thanh tra Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm.

Thanh tra viên Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của Chánh thanh tra Bộ Y tế hoặc Phó chánh thanh tra Bộ Y tế.

1.4. Cộng tác viên thanh tra Bộ Y tế: Thanh tra Bộ Y tế được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra theo điều 25 Pháp lệnh thanh tra và điều 11 Nghị định 244-HĐBT ngày 30-6-1990 và điều 2 Nghị của Hội đồng Bộ trưởng số 191-HĐBT ngày 18-6-1991.

Cộng tác viên thanh tra Bộ y tế là những cán bộ chuyên sâu, có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu cụ thể theo từng nội dung thanh tra.

Cộng tác viên thanh tra Bộ Y tế do Chánh hoặc Phó chánh thanh tra Bộ Y tế đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định điều động.

1.5 Bộ máy tổ chức của Thanh tra Bộ y tế do Chánh thanh tra Bộ Y tế đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định, được tổ chức như sau:

- Bộ phận tổng hợp

- Bộ phận thanh tra vệ sinh

- Bộ phận thanh tra khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả y học dân tộc)

-Bộ phận thanh tra dược (bao gồm cả y học dân tộc).

- Bộ phận thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Bộ phận thường trực ở phía Nam

1.6 Phó Chánh thanh tra Bộ y tế và thanh tra viên Bộ Y tế phải làm chuyên trách không kiêm nhiệm.

2. Tổ chức thanh tra Sở Y tế được tổ chức như sau:

2.1 Chánh thanh tra Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế đề nghị Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm.

2.2 Phó Chánh thanh tra Sở Y tế do Chánh thanh tra Sở Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y kế quyết định bổ nhiệm. Phó chánh thanh tra Sở Y tế có thể chọn trong số cán bộ lãnh đạo các chuyên khoa như: Vệ sinh phòng dịch, bệnh viện tỉnh, quản lý dược, y học dân tộc ... ở những tỉnh, thành phố lớn, đông dân cư, kinh tế xã hội phát triển có tính chất công tác phức tạp và nhu cầu thanh tra lớn cần bố trí 3 hoặc 4 Phó Chánh thanh tra để giúp Chánh thanh tra phụ trách từng mặt chuyên môn của công tác thanh tra.

những tỉnh thành phố mà nhu cầu thanh tra không lớn lắm thì có thể bố trí 1 hoặc 2 Phó chánh thanh tra.

2.3 Bộ máy tổ chức và biên chế của thanh tra Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế đề nghị Chánh Thanh tra tỉnh thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định.

2.4 Thanh tra viên Sở Y tế là những cán bộ được lựa chọn từ Sở Y tế, các cơ quan trực thuộc Sở Y tế, các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã.

Thanh tra viên Sở Y tế do Chánh thanh tra Sở Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm.

Thanh tra viên Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ do sự phân công của Chánh thanh tra Sở Y tế hoặc Phó Chánh thanh tra Sở Y tế.

2.5 Cộng tác viên thanh tra Sở Y tế: Thanh tra Sở Y tế được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra theo pháp luật về thanh tra.

Cộng tác viên thanh tra Sở Y tế là những cán bộ chuyên sâu, có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu cụ thể theo từng nội dung thanh tra.

Cộng tác viên thanh tra Sở Y tế do Chánh hoặc Phó Chánh thanh tra Sở Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế ra quyết định điều động.

2.6 Phó Chánh thanh tra Sở Y tế và thanh tra viên Sở Y tế phải làm chuyên trách không kiêm nhiệm.

3. Thanh tra Bộ Y tế và thanh tra Sở Y tế được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nghị định 244-HĐBT ngày 30-6-1990.

4. Mối quan hệ công tác giữa thanh tra Bộ Y tế và thanh tra Sở Y tế.

4.1 Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ đồng thời hướng dẫn, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ thanh tra chung và thanh tra chuyên ngành cho thanh tra Sở Y tế.

4.2 Thanh tra Sở Y tế có trách nhiệm định kỳ báo cáo công tác thanh tra về thanh tra Bộ Y tế để tổng hợp tình hình chung và đề ra kế hoạch hoạt động cho công tác thanh tra y tế trong cả nước.

4.3 Thanh tra Sở Y tế có quyền kiến nghị với Giám đốc Sở Y tế giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra. Trong trường hợp những kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh thanh tra Nhà nước tỉnh xem xét và quyết định những kiến nghị này. Đối với những vấn đề thuộc thanh tra chuyên ngành (vệ sinh, khám chữa bệnh, dược) ngoài việc báo cáo Chánh thanh tra tỉnh, đồng thời phải báo cáo lên Chánh thanh tra Bộ Y tế, trong thời gian chờ ý kiến của Chánh thanh tra Bộ Y tế thì vẫn phải thi hành quyết định của Giám đốc Sở Y tế.

5. Những cơ quan, đơn vị y tế không có chức năng quản lý Nhà nước về y tế thì thủ trưởng cơ quan đơn vị đó có trách nhiệm tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra theo quy định tại điều 10 của Nghị định 244-HĐBT ngày 30/6/1990.

 

II. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC
VỀ Y TẾ CỦA THANH TRA VIÊN Y TẾ - TIÊU CHUẨN
CỦA THANH TRA VIÊN Y TẾ

 

1. Tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại điều 8, 9 Pháp lệnh thanh tra, điều 9, 10 điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế.

2. Thanh tra viên y tế có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 3, điều 24 Pháp lệnh thanh tra, điều 9, 10 điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế.

3. Ngoài các quyền hạn được quy định tại phần II.2, thanh tra viên y tế chuyên ngành còn có quyền phạt tiền và một số biện pháp hành chính khác được quy định tại điều 11, 12 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ để áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp hành chính khác là Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế.

4. Tiêu chuẩn của thanh tra viên y tế:

Việc bổ nhiệm thanh tra viên y tế phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điều 24 Pháp lệnh thanh tra, điều 11 điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế.

 

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THANH TRA

 

1. Thanh tra Bộ Y tế (vệ sinh, khám chữa bệnh, dược) thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi cả nước.

Thanh tra Sở Y tế (vệ sinh, khám chữa bệnh, dược) thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (kể cả các cơ quan của trung ương đóng tại địa phương).

Thanh tra Bộ Y tế và thanh tra Sở Y tế (xét khiếu tố về kinh tế - xã hội; thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao) được quyền thanh tra trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh thanh tra.

2. Đối tượng thanh tra:

2.1. Đối tượng của thanh tra vệ sinh: Các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân (kể cả các tổ chức kinh tế được tổ chức theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) và mọi công dân.

2.2. Đối tượng của thanh tra khám bệnh, chữa bệnh: Các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, tập thể, tư nhân. Các thầy thuốc, nhân viên y tế hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và các lĩnh vực khác có liên quan đến khám chữa bệnh.

2.3. Đối tượng của thanh tra khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc: Các tổ chức và cá nhân hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc trong hệ thống y tế Nhà nước, tập thể, tư nhân.

2.4. Đối tượng của thanh tra dược: Các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân kể cả người nước ngoài có liên quan đến sản xuất, lưu thông phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn trữ và các hoạt động khác có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu lực của thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

2.5. Thanh tra xét khiếu tố, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao: Đối tượng của loại hình thanh tra này được quy định tại Pháp lệnh xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và pháp lệnh thanh tra.

 

IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TRÌNH TỰ THANH TRA

 

1. Nội dung thanh tra: Có thể tiến hành thanh tra một hay nhiều vấn đề cần thanh tra (có thể thanh tra toàn diện, chuyên đề hay vụ việc) tuỳ theo tính chất và đặc điểm của đối tượng thanh tra.

2. Hình thức thanh tra:

- Thanh tra định kỳ

- Thanh tra đột xuất

- Phúc tra để xác minh lại hoặc phúc tra việc chấp hành các kiến nghị, quyết định được ghi trong biên bản sau khi thanh tra.

3. Phương pháp thanh tra:

Thanh tra viên có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp sau đây:

- Đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản.

- Hỏi đáp giữa thanh tra viên và đối tượng thanh tra

- Yêu cầu diễn lại hoặc mô tả công việc đã làm để xem xét, kiểm nghiệm hoặc xử lý thông tin để làm sáng tỏ vụ, việc.

- Trực tiếp xem xét các cơ sở nơi tiến hành thanh tra

- Ghi âm, chụp ảnh, quay phim (nếu cần).

4. Trình tự thanh tra:

4.1. Thanh tra viên y tế khi thi hành nhiệm vụ phải mang theo thẻ thanh tra hoặc quyết định trưng cầu của Chánh thanh tra y tế cung cấp. Trong trường hợp cần thiết, thanh tra viên y tế phải mặc sắc phục theo quy định.

4.2. Thanh tra viên y tế khi thi hành nhiệm vụ phải triệt để tuân theo những quy định về trình tự thanh tra tại Chương IV Pháp lệnh thanh tra.

4.3. Sau khi tiến hành thanh tra xong, Thanh tra viên hoặc Đoàn thanh tra phải lập biên bản kết luận. Đọc biên bản kết luận cho đối tượng thanh tra, có mặt nhân chứng có chữ ký của các bên tham gia công tác thanh tra.

Biên bản được lập thành 4 bản

- Một bản đối tượng thanh tra giữ

- Một bản thanh tra viên lưu.

- Một bản gửi thủ trưởng cơ quan trực tiếp hoặc cơ quan quản lý trực tiếp cấp giấy phép hành nghề của đối tượng thanh tra.

 

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Căn cứ vào thông tư này, Chánh thanh tra Bộ Y tế, Vụ trưởng các Vụ liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế triển khai việc xây dựng kiện toàn tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế bảo đảm các điều kiện cần thiết để các tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế bảo đảm các điều kiện cần thiết để các tổ chức thanh tra này hoàn thành nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước của ngành y tế.

2. Chánh thanh tra Bộ Y tế chỉ đạo các Phó chánh thanh tra phụ trách theo từng lĩnh vực được giao nghiên cứu chương trình, tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra.

3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc xin báo cáo về Bộ Y tế bổ sung và sửa đổi kịp thời.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất