Quyết định 648/QĐ-TTg nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030

thuộc tính Quyết định 648/QĐ-TTg

Quyết định 648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:648/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:18/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030
Ngày 18/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 648/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, phạm vi về đối tượng Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là các cơ sở y tế (bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, y tế công cộng, dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, kiểm định, giám định y tế, sản xuất dược, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế…) mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.

Bên cạnh đó, Quy hoạch nhằm mục tiêu bảo đảm mọi người dân được theo dõi sức khỏe; được chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe; được tiếp cận với các dịch vụ y tế phòng bệnh, khám chữa bệnh thuận lợi, chất lượng. Đồng thời, Quy hoạch cũng nhằm bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp; Củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế dự phòng, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời hạn lập Quy hoạch không quá 12 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định648/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

Số: 648/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung chính như sau:

1. Tên, phạm vi, thời kỳ quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi ranh giới là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

- Phạm vi về đối tượng quy hoạch là các cơ sở y tế (bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, y tế công cộng, dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, kiểm định, giám định y tế, sản xuất dược, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế...) mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch

a) Quan điểm lập quy hoạch:

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế đảm bảo mọi người dân được theo dõi sức khỏe, tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe.

- Quy hoạch đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế toàn diện, lồng ghép và liên tục.

- Quy hoạch bảo đảm tính cân đối, đồng bộ, kết nối, hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia với mạng lưới cơ sở y tế địa phương; với các cơ sở y tế khu vực và quốc tế.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế theo hướng kết hợp hài hòa giữa y tế cơ sở và y tế chuyên sâu; giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; giữa y tế lực lượng vũ trang và dân y gắn với xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, an ninh; giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập.

b) Mục tiêu lập quy hoạch:

- Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân, của từng người dân thể hiện tính ưu việt của chế độ; điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Bảo đảm mọi người dân được theo dõi sức khỏe; được chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe; được tiếp cận với các dịch vụ y tế phòng bệnh, khám chữa bệnh thuận lợi, chất lượng.

+ Bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp. Củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế dự phòng, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

+ Phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu nhân dân, phù hợp với mô hình bệnh tật và xu hướng già hóa dân số. Phát triển một số bệnh viện vùng, trung tâm y tế chuyên sâu, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao để giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối ở các thành phố lớn. Củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện.

+ Tiếp tục củng cố, đổi mới tổ chức, mạng lưới các cơ sở làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới.

+ Xây dựng và củng cố các cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm, kiểm chuẩn, cơ sở giám định theo hướng thu gọn đầu mối, phát triển các trung tâm kiểm nghiệm vùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về chất lượng dịch vụ y tế, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế, vắc xin và sinh phẩm y tế; củng cố, sắp xếp lại các cơ sở giám định y khoa, giám định pháp y và pháp y tâm thần.

c) Nguyên tắc lập quy hoạch

- Tuân thủ Luật Quy hoạch, các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm bảo tính liên tục, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; với các quy hoạch kết cấu hạ tầng xã hội khác có liên quan; bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

- Bảo đảm tính mở, có sự cập nhật, cụ thể hóa phù hợp trong từng thời kỳ.

- Bảo đảm tính kế thừa, sử dụng hiệu quả mạng lưới cơ sở y tế hiện có.

3. Phương pháp lập quy hoạch

a) Phương pháp tiếp cận: Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, ứng dụng công nghệ hiện đại và có độ tin cậy cao.

b) Các phương pháp sử dụng để lập quy hoạch

- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, thống kê, xử lý thông tin.

- Phương pháp điều tra cơ bản tổng hợp.

- Phương pháp lập bản đồ.

- Phương pháp kế thừa.

- Phương pháp phân tích hệ thống.

- Phương pháp dự báo.

- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp phân tích nguyên nhân và kết quả.

- Phương pháp hội thảo.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp.

4. Các yêu cầu nội dung quy hoạch

a) Phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới cơ sở y tế.

b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển, trong đó có sự phát triển và quy mô về dân số và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở y tế.

c) Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới cơ sở y tế; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành, những cơ hội và thách thức.

d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

đ) Phương án phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở y tế và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến việc phát triển mạng lưới cơ sở y tế.

g) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện:

- Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở y tế trong thời kỳ quy hoạch.

- Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.

h) Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

5. Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch, bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quang ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về quy hoạch;

đ) Hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch quy định tại mục IV Phụ lục I Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

6. Chi phí lập quy hoạch

- Chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định cụ thể về chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

7. Thời hạn lập quy hoạch: Không quá 12 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai theo Nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong quá trình lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Kiểm toán Nhà nước;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các vụ: CN, KTTH, PL, QHĐP, TKBT;

- Lưu: VT, KGVX (2).LT

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Vũ Đức Đam

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
__________

No. 648/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________________

Hanoi, May 18, 2020

 

DECISION

On approving the task of formulating health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045

__________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Eleven Laws Related to the Planning Law dated June 15, 2018;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Thirty Seven Laws Related to the Planning Law dated November 20, 2018;

Pursuant to the Ordinance No. 01/2018/QH14 dated December 22, 2018 of the National Assembly Standing Committee on Amending and Supplementing a Number of Planning-Related Articles of 4 Ordinances;

Pursuant to the Resolution No. 751/2019/UBTVQH14 dated August 16, 2019 of the National Assembly Standing Committee on explaining a number of articles of the Planning Law;

Pursuant to the Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019 of the Government detailing a number of articles of the Planning Law;

Pursuant to the Resolution No. 11/NQ-CP dated February 5, 2018 of the Government on implementing the 2017 Planning Law;

Pursuant to the Resolution No. 110/NQ-CP dated December 2, 2019 of the Government promulgating the List of master plans integrated into national master plans, regional master plans, and provincial master plans under Point c, Clause 1, Article 59 of the Planning Law;

At the proposal of the Minister of Health,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the task of formulating health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045 with the following main contents:

1. Name, scope, period of the master plan

a) Name of the master plan: Health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045.

b) Period of the master plan: The master plan is formulated for the period of 2021-2030, with a vision to 2045.

c) Scope of the master plan:

- The boundary scope is the entire territory and territorial sea of Vietnam.

- The scope of planning objects is inter-sectoral, inter-regional, inter-provincial health establishments (including establishments for medical examination and treatment, rehabilitation, preventive health, public health, population, family planning, testing, standardization, inspection, medical assessment, production of pharmaceuticals, vaccines, biological products, medical equipment, etc.).

2. Perspectives, objectives, and principles of formulation of the master plan

a) Perspectives of formulation of the master plan:

- The health establishment network master plan ensures that all people have their health monitored and have convenient access to health care, protection and improvement services.

- The master plan ensures comprehensive, integrated and continuous supply of health services.

- The master plan ensures balance, synchronization, connection, and efficiency between the national health establishment network and the local health establishment network; and regional and international health establishments.

- The health establishment network master plan follows the direction of harmonious combination of grassroots and specialized health care; between traditional medicine and western medicine; between military medicine and civilian medicine associated with building national defense and security medical potential; between public health care and non-public health care.

b) Objectives of formulation of the master plan

- Overall objectives:

Build and develop a network of national health establishments in accordance with the requirements of caring for, protecting and improving the health of the entire population and of each person, demonstrating the superiority of the regime; the country's socio-economic development conditions; improve the quality of health services on a par with advanced countries in the region, meeting the people's increasing and diverse needs for health care and protection, towards the goals of fairness, quality, efficiency and international integration.

- Specific objectives:

+ Ensure that all people have their health monitored; receive health care, protection, and improvement; have access to convenient, quality disease prevention, medical examination and treatment services.

+ Ensure health security, prompt response to climate change and emergency situations. Consolidate, complete and develop the preventive health network, ensuring sufficient capacity to forecast, monitor, early detect, and promptly and effectively control epidemics; prevent and control non-communicable diseases, control risk factors affecting public health.

+ Develop network of medical examination, treatment, and rehabilitation to meet people's needs, in accordance with disease patterns and population aging trend. Develop a number of regional hospitals and specialized medical centers, provide high-tech services to reduce overload of central hospitals in big cities. Consolidate and develop the out-of-hospital emergency system.

+ Continue to strengthen and innovate the organization and network of population and family planning establishments, effectively implement the goals and solutions in the Resolution No. 21-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee on population work in the new situation.

+ Build and strengthen inspection, testing, calibration and inspection establishments in the direction of reducing focal points, developing regional testing centers under international and regional standards to meet the needs of testing, inspection, and standardization of the quality of medical services, drugs, cosmetics, food, medical equipment, vaccines and medical bio-products; consolidate and reorganize medical assessment, forensic and mental forensic examination establishments.

c) Principles of formulation of the master plan

- Comply with the Planning Law and relevant legal regulations, ensure continuity, stability and hierarchy in the national master plan system.

- Ensure consistency and synchronization between the master plan and socio-economic development strategies and plans; and other related social infrastructure plans; ensure the combination of industry management with territorial management; ensure national defense and security; environmental protection.

- Ensure the participation of agencies, organizations, communities and individuals; ensure harmony of the interests of the nation, regions, localities and the interests of the people, in which national interests are the highest; ensure the principle of gender equality.

- Ensure scientificity, application of modern technology, interconnection, forecasting, feasibility, savings and effective use of the country's resources; ensure objectivity, openness, transparency, and conservation.

- Ensure feasibility and compatibility with the technical foundation and resources to implement the master plan.

- Ensure appropriate openness, updates and concretizations in each period.

- Ensure inheritance and effective use of the existing health establishment network.

3. Method of formulation of the master plan

a) Approach method: The master plan is formulated based on a systematic, integrated, multi-dimensional approach, ensuring the requirements of science, practicality, application of modern technology and high reliability.

b) Methods used for master plan formulation

- Method of survey, information collection, statistics, and information processing.

- Method of general basic investigation.

- Mapping method.

- Inheritance method.

- System analysis method.

- Forecasting method.

- Professional method.

- Cause and effect analysis method.

- Workshop method.

- Comparison and synthesis method.

4. Requirements on content of the master plan

a) Analysis and evaluation of the current situation, factors, natural conditions, resources, context and current situation of distribution and use of space of the health establishment network.

b) Forecast of development trends and development scenarios, including population growth and scale and climate change that directly affect the health establishment network.

c) Assessment of industry and regional linkages in developing the health establishment network; identification of socio-economic development requirements for the industry, opportunities and challenges.

d) Determination of perspectives and objectives for developing the health establishment network.

dd) Plan for developing health establishment network.

e) Orientation of land use arrangement for developing health establishment network and environmental protection activities, responding to climate change and preserving ecology, landscape, and nationally ranked monuments related to the development of health establishment network.

g) List of important national projects, priority investment projects of the industry and order of implementation priority:

- Develop criteria to determine priority projects for investment in developing health establishment network during the period of the master plan.

- Justification for building a list of important national projects, priority investment projects of the industry during the period of the master plan, expected total investment, proposed implementation priority order and investment phasing plan.

h) Development of solutions and resources to implement the master plan.

5. Requirements for master plan products

a) Report to the Prime Minister;

b) General report and summary report on the health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045.

c) Draft Decision of the Prime Minister approving the health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045.

d) General report on comments from agencies, organizations, communities and individuals on the master plan, copies of comments from relevant ministries, ministerial-level agencies and localities; report on explanation and assimilation of opinions on the master plan;

dd) System of maps, diagrams and databases on health establishment network master plan. List and scales of master plan maps specified in section IV, Appendix I of the Decree 37/2019/ND-CP.

6. Costs of formulation of the master plan

- Costs for formulation of health establishment network master plan are from public investment capital from the Ministry of Health approved by competent authorities according to regulations.

- The Minister of Health shall specifically decide on the costs for formulation of health establishment network master plan in accordance with the guidance of the Ministry of Planning and Investment on norms for planning activities, law on public investment and other relevant laws.

7. Time limit for formulation of master plan: No more than 12 months after the master plan formulation task is approved.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Health is the agency in charge of organizing the formulation of the health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045, shall assume the prime responsibilities for and coordinate with relevant ministries, sectors, agencies and organizations in implementation according to approved master plan formulation task, ensuring quality, progress and efficiency.

2. Ministries, sectors and People's Committees of centrally-run cities and provinces are responsible for coordinating with the Ministry of Health in the process of formulation of the health establishment network master plan for the period of 2021-2030, with a vision to 2045 in accordance with the laws and assignments of the Government and the Prime Minister.

Article 3. This Decision takes effect from the signing date.

Article 4. Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, heads of the relevant agencies shall take responsibilities for implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER


 

 

Vu Duc Dam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 648/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 648/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất