Quyết định 5053/QĐ-BYT Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người dương tính SARS-CoV-2

thuộc tính Quyết định 5053/QĐ-BYT

Quyết định 5053/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5053/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:03/12/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Truy vết người tiếp xúc F0 trong vòng 3 ngày trước khi phát bệnh

Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 5053/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 03/12/2020 ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”.

Mục đích truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan. Các “mốc dịch tễ” và người tiếp xúc gần F1 cần được truy vết trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế

Tất cả các đội truy vết từ các nơi gửi nhanh danh sách F1 về bộ phận điều phối, tốt nhất là gửi theo tiến độ với nguyên tắc “truy vết được đến đâu gửi ngay danh sách đến đó” và tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành truy vết (chụp ảnh danh sách F1 bằng điện thoại thông minh rồi gửi qua Zalo, Viber… về bộ phận điều phối) và thông báo ngay danh sách F1 truy vết được cho chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp để tổ chức cách ly, xử lý theo quy định.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch và chính quyền địa phương tổ chức và bố trí phương tiện đưa người F1 đi cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế. Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm lần 1 cho F1 tại cơ sở cách ly y tế càng sớm càng tốt và vận chuyển mẫu bệnh phẩm tới cơ sở xét nghiệm có đủ năng lực theo quy định. Không nên lấy mẫu bệnh phẩm F1 tại cộng đồng để tránh lộn xộn và mất thời gian trong quá trình đưa người F1 đi cách ly. Sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1, tiến hành truy vết F2.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định5053/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

--------

Số: 5053/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc
với người có xét nghiệm 
SARS-CoV-2 dương tính”

--------

BỘ TRƯỞNG BỘ TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục tế dự phòng, Bộ tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”.

Điều 2. “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ tế; Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng, Viện tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);

- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Đồng chí Thứ trưởng;

UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ;

- Cổng TTĐT Bộ tế;

- Lưu: VT, DP.

 

KT BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Đỗ Xuân Tuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 DƯƠNG TÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5053/QĐ-BYT
ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, 2020

 

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do vi rút SARS-CoV-2 gây ra; Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày. Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi. Có một tỷ lệ cao người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%) và có thể là nguồn lây trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc giám sát và phòng chống dịch.

Người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính (sau đây gọi tắt là ca bệnh) đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 03 tháng 12 năm 2019. Ngày 11 tháng năm 2020, WHO nhận định dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 27 tháng 10 năm 2020, có 217 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca mắc, hiện số ca mắc vẫn có xu hướng gia tăng dù các nước/vùng lãnh thổ đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống. Việt Nam đã ghi nhận các ca bệnh xâm nhập và các ca bệnh trong cộng đồng.

Đến nay, COVID-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Hiện việc giám sát, phát hiện sớm, truy vết và khoanh vùng cách ly nguồn lây sớm vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh lây lan tại các ổ dịch.

Nhằm hướng dẫn cán bộ tế truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch lây lan ra cộng đồng và trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc ứng phó với các vụ dịch tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng và các địa phương khác trong thời gian qua, Bộ tế xây dựng Sổ tay này để phổ biến tới các cơ quan, địa phương thực hiện.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT

NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2

DƯƠNG TÍNH

I.  Mục đích:

Truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan.

II.  Yêu cầu:

1 - Thần tốc và triệt để, không được để sót người tiếp xúc.

2 - Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo cho công tác truy vết nhanh, hiệu quả.

III. Nguyên tắc:

1 - Tiến hành truy vết càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin ca bệnh.

2 - Xác định các “mốc dịch tễ” trước, sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc.

3 - Sử dụng đồng thời nhiều lực lượng truy vết để tiến hành truy vết thật nhanh theo các “mốc dịch tễ” phát hiện được.

4 - Áp dụng nhiều biện pháp truy vết; Các biện pháp có thể thu thập được các thông tin trùng lặp nhau nhưng bổ sung cho nhau, giúp truy vết người tiếp xúc một cách đầy đủ và có hệ thống.

5 - Đầu tư nguồn lực và thời gian để hoàn thành truy vết F1 trước trong thời gian sớm nhất; Việc truy vết F2 thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1.

6 - Các “mốc dịch tễ” và người tiếp xúc gần F1 cần được truy vết trong khoảng thời gian từ ngày trước khi ca bệnh khởi phát cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.

7 - Người tham gia truy vết khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

IV.  Một số thuật ngữ sử dụng trong truy vết người tiếp xúc

1 - F1: Là người có tiếp xúc gần trong vòng mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

F2Là người tiếp xúc gần trong vòng mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

3 - Mốc dịch tễ: là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đi đến hoặc đã tham gia trong khoảng thời gian từ ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế.

Lưu ý: Việc điều tra tìm nguồn lây của ca bệnh với mốc thời gian trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh sẽ thuộc phạm vi điều tra dịch tễ cơ bản và không thuộc phạm vi của hướng dẫn này.

V.  Cách thức truy vết F1

Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ”

Người điều tra: cán bộ điều tra của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tuyến tỉnh hoặc Trung tâm tế (TTYT) cấp huyện cùng với chính quyền địa phương và tế cơ sở.

Yêu cầu sản phẩm: Danh sách các “mốc dịch tễ” theo Biểu mẫu 1.

Phương pháp truy vết:

Hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc qua điện thoại

Hỏi qua người thân/bạn bè/ hàng xóm/ tổ dân phố

+ Tham khảo bệnh án/hồ sơ

Nội dung cần truy “mốc dịch tễ”

Hỏi các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian từ ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế theo bảng kiểm (Bảng kiểm 1). Ghi rõ tên/địa điểm/thời gian của các “mốc dịch tễ” theo Biểu mẫu 1.

Bảng kiểm 1: Các “mốc dịch tễ” thường gặp cần hỏi

MỐC DỊCH TỄ (CA BỆNH ĐÃ ĐI ĐẾN HOẶC THAM GIA)

1

Đám cưới, đám tang, đám giỗ, sinh nhật, tân gia

2

Liên hoan ăn uống đông người

3

Nơi thường đến chơi, thăm hỏi (gia đình người thân, bạn bè ....)

4

Siêu thị, trung tâm thương mại ...

5

Chợ, chợ đầu mối, chợ tạm...

6

Cửa hàng bán lẻ/tạp hóa

7

Vũ trường/quán Bar

8

Quán ăn, quán cà phê

9

Nơi công cộng tập trung đông người

10

Khu vui chơi giải trí, công viên...

11

Rạp hát, rạp chiếu phim, sân khấu

12

Chùa, đền, nhà thờ...

13

Hội họp (hưu trí, họp lớp, câu lạc bộ, đội nhóm...)

14

Khách sạn, nhà nghỉ...

15

Trường học, trung tâm dạy học...

16

Cơ quan, công ty, nơi làm việc ...

17

Bệnh viện, phòng khám tư, cơ sở y tế...

18

Taxi, xe buýt, xe khách, tàu hoả, máy bay, thuyền du lịch...

19

Nơi cung cấp dịch vụ: sửa xe, cắt tóc, làm đẹp ...

20

Chuyến du lịch/chuyến thăm quan/chuyến công tác

21

Khác (ghi rõ)................................................................

 

 

Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ” cho bộ phận điều phối truy vết (bộ phận điều phối)

Bộ phận điều phối nên đặt tại Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm của CDC cấp tỉnh hoặc TTYT cấp huyện.

- Sau khi xác định được các “mốc dịch tễ” cán bộ điều tra truy vết thông báo ngay cho bộ phận điều phối bằng mọi phương tiện nhanh nhất (điện thoại, tin nhắn điện thoại hoặc chụp ảnh Biểu mẫu 1 gửi qua tin Zalo,Viber...).

- Bộ phận điều phối thông báo ngay cho chính quyền địa phương, hệ thống giám sát và y tế cơ sở nơi có các “mốc dịch tễ”, đồng thời điều động nhiều đội truy vết đồng loạt tới các “mốc dịch tễ” để cùng với với các lực lượng tại địa phương truy vết F1. Trong trường hợp một số “mốc dịch tễ” nằm ngoài địa bàn quản lý thì bộ phận điều phối sẽ liên hệ và thông báo “mốc dịch tễ” cho các đơn vị liên quan để phối hợp điều tra truy vết.

Bước 3: Triển khai truy vết F1

Tiến hành đồng thời truy vết F1 bằng nhiều biện pháp: qua hỏi người bệnh; truy vết tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống; truy vết tại các “mốc dịch tễ”; truy vết thông qua phương tiện thông tin đại chúng; truy vết thông qua ứng dụng Bluezone, Viet Nam Health Declaration.

3.1. Truy vết F1 qua hỏi người bệnh

Người điều tra: cán bộ điều tra của CDC tuyến tỉnh hoặc TTYT cấp huyện ở Bước 1 sau khi xác định và báo cáo các mốc dịch tễ thì tiếp tục cùng với với chính quyền địa phương và tế cơ sở truy vết chi tiết F1 qua hỏi người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân hoặc những người có liên quan.

Sản phẩm yêu cầu: Danh sách F1 theo Biểu mẫu 2

Phương pháp truy vết:

Hỏi người bệnh theo từng ngày về các hoạt động, sinh hoạt để từ đó truy vết F1 tương ứng theo từng ngày (hỏi từ ngày gần nhất đến ngày xa nhất theo trí nhớ của bệnh nhân).

Lập danh sách F1 khai thác được theo Biểu mẫu 2.

Hỏi người bệnh bao quát lại một lần nữa về các nhóm người tiếp xúc gần thường gặp theo bảng kiểm để tránh bỏ sót F1 (Bảng kiểm 2), tiếp tục bổ sung F1 vào Biểu mẫu 2.

Bảng kiểm 2: nhóm F1 thường gặp cần hỏi bao quát để tránh bỏ sót:

NHÓM NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN( F1) THƯỜNG GẶP

1

Người sống cùng nhà/cùng phòng/cùng hộ gia đình

2

Bạn tình/người yêu

3

Anh em họ hàng, người thân

4

Hàng xóm

5

Bạn bè thân thiết thường gặp

6

Người có tiếp xúc qua công việc/sinh hoạt hàng ngày

7

Người cùng làm việc/nơi làm việc

8

Người cùng đi công tác/cuộc họp

9

Người cùng trong lớp học/trường học

10

Người cùng nhóm du lịch, nhóm thăm quan, nhóm đi chơi

11

Người cùng sinh hoạt trong các câu lạc bộ (thơ, thể thao ...)

12

Người cùng đi vui chơi/liên hoan/uống rượu/đánh bài

13

Người cùng sinh hoạt tôn giáo

14

Người đi cùng phương tiện giao thông

15

Người cùng khoa/phòng điều trị

16

Nhân viên phục vụ và người chăm sóc bệnh nhân tại cơ sở y tế

17

Nhân viên y tế

18

Khác (ghi rõ).........................................................................................

 

 

Tiếp tục khai thác, bổ sung các “mốc dịch tễ” vào Biểu mẫu nếu khai thác được thêm

Tiếp tục phát Biểu mẫu 2, bút, số điện thoại để cho bệnh nhân tự nhớ và tự bổ sung thêm người tiếp xúc gần ở những ngày tiếp theo. Hướng dẫn bệnh nhân gửi tin nhắn qua Zalo, Viber... hoặc điện thoại cho người điều tra khi có bổ sung thêm F1.

+ Hỏi điều tra bổ sung ở các ngày tiếp theo nếu thấy cần thiết.

3.2. Truy vết F1 tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống

-   Người điều tra: Đội truy vết của cấp tỉnh/huyện/xã hoặc lực lượng truy vết tăng cường (sinh viên trường y; các lực lượng khác) cùng với chính quyền địa phương, lực lượng công an, tổ dân phố/thôn/xóm, tổ Covid cộng đồng, cán bộ đoàn thể tại địa phương và các lực lượng có liên quan khác.

-  Sản phẩm yêu cầu: Danh sách F1 theo Biểu mẫu 3

-  Phương pháp truy vết:

+ Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hỏi từng người theo cách thức truy nhà bệnh nhân trước sau đó mở rộng truy các nhà xung quanh (nhà liền nhà) trong khu vực dân cư nơi bệnh nhân sinh sống để lập danh sách người tiếp xúc gần F1 vào Biểu mẫu 3.

+ Thông báo trên loa truyền thanh của khu dân cư thông tin về ca bệnh cũng như định nghĩa người tiếp xúc gần F1 và yêu cầu người dân chủ động khai báo với chính quyền địa phương, y tế xã nếu thuộc là đối tượng F1.

3.3. Truy vết F1 tại các “mốc dịch tễ”

Người điều tra: Đội truy vết của cấp tỉnh/huyện/xã hoặc lực lượng truy vết tăng cường (sinh viên trường y; các lực lượng khác) cùng với chính quyền địa phương, lực lượng công an, tổ dân phố/thôn/xóm, tổ Covid cộng đồng, cán bộ đoàn thể tại địa phương và các lực lượng có liên quan khác.

Sản phẩm yêu cầu: Danh sách người tiếp xúc gần F1 theo Biểu mẫu 3.

Phương pháp truy vết:

Liên hệ với người có trách nhiệm tại địa điểm “mốc dịch tễ”.

Chọn một nơi thuận tiện để làm việc (hội trường, phòng họp, nơi rộng thoáng).

Yêu cầu người có trách nhiệm thông báo rộng rãi thông tin về ca bệnh kèm theo mục đích, yêu cầu của việc truy vết tại “mốc dịch tễ” và thông báo nơi đội điều tra làm việc để những người liên quan chủ động đến khai báo. Đảm bảo không tập trung đông người và giữ khoảng cách khi tiếp xúc tại nơi điều tra.

Hỏi trực tiếp những người có liên quan để khai thác về tiếp xúc.

+ Truy xuất các thiết bị ghi hình tại các mốc dịch tễ (nếu có)

+ Xem lịch công tác/nhật ký làm việc tại các mốc dịch tễ (nếu có)

+ Xem danh sách người có liên quan tại các mốc dịch tễ: danh sách mời cưới, danh sách mời tiệc, danh sách mời tân gia...(nếu có).

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về ca bệnh, các “mốc dịch tễ” và yêu cầu người dân chủ động khai báo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế nếu có liên quan.

- Cung cấp địa chỉ chỉ email, số điện thoại tiếp nhận thông tin để những người có liên quan biết và chủ động khai báo trong trường hợp chưa khai báo hết.

Lập danh sách chi tiết người tiếp xúc gần F1 theo Biểu mẫu ở từng “mốc dịch tễ” được phân công truy vết.

Lưu ý: Có thể người tiếp xúc với ca bệnh ở nhiều mốc dịch tễ và sẽ được ghi nhận ở nhiều danh sách. Tất cả những sự tiếp xúc này đều cần được đưa vào danh sách và sẽ lọc sự trùng lặp sau.

3.4. Truy vết F1 thông qua phương tiện thông tin đại chúng

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về ca bệnh cũng như các “mốc dịch tễ”, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm của mốc dịch tễ.

Hướng dẫn cho người dân cách thức tự khai báo, bổ sung F1 cho chính quyền địa phương và cơ quan y tế.

Chính quyền địa phương, CDC cấp tỉnh hoặc TTYT cấp huyện cung cấp số điện thoại hoặc số điện thoại đường dây nóng của CDC, tiếp nhận thông tin qua người dân tự khai báo sau khi đã có thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các đội truy vết tiếp tục xác minh bổ sung thông tin F1 có thể bị bỏ sót trước đó.

Tổng hợp bổ sung danh sách F1 theo Biểu mẫu 3.

3.5.  Truy vết F1 thông qua ứng dụng Bluezone, Viet Nam Health Declaration.

Ứng dụng Bluezone được cài đặt trên điện thoại thông minh giúp phát hiện người dùng Bluezone có tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19 (nếu bệnh nhân cũng sử dụng Bluezone). Các đơn vị thực hiện truy vết cần đăng ký sử dụng với Bộ tế để được hướng dẫn, quản lý, truy vết tại địa chỉ: https://cdc.bluezone.gov.vn/. Ngoài ra, có thể sử dụng Ứng dụng khai báo y tế (Viet Nam Health Declaration) để xác định tiền sử đi lại, cách ly, lưu trú của người nhập cảnh, người di chuyển nội địa.

4  - Bước 4: Rà soát và hoàn thi ện danh sách F1

-  Tất cả các đội truy vết từ các nơi gửi nhanh danh sách F1 về bộ phận điều phối, tốt nhất là gửi theo tiến độ với nguyên tắc “truy vết được đến đâu gửi ngay danh sách đến đó” và tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành truy vết (chụp ảnh danh sách F1 bằng điện thoại thông minh rồi gửi qua Zalo, Viber... về bộ phận điều phối).

- Bộ phận điều phối tổng hợp ngay danh sách F1 từ các đội điều tra nhập vào máy tính bằng ứng dụng Microsoft Excel hoặc các ứng dụng khác. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel hoặc các ứng dụng khác để sàng lọc, lọc trùng lặp và lập danh sách toàn bộ F1 truy vết được.

-  Thông báo ngay danh sách F1 truy vết được cho chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp để tổ chức cách ly, xử lý theo quy định.

5 - Bước 5: Tổ chức cách ly và lấy m ẫu bệnh phẩm

-  Ban chỉ đạo phòng chống dịch và chính quyền địa phương tổ chức và bố trí phương tiện đưa người F1 đi cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế. Trong quá trình tổ chức đưa người F1 đi cách ly, cơ quan y tế địa phương cùng với chính quyền và các lực lượng khác tại địa phương tiếp tục rà soát, sàng lọc để đảm bảo F1 được đưa đi cách ly chính xác, đúng đối tượng theo quy định chuyên môn.

-  Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm lần 1 cho F1 tại cơ sở cách ly y tế càng sớm càng tốt và vận chuyển mẫu bệnh phẩm tới cơ sở xét nghiệm có đủ năng lực theo quy định của Bộ tế. Không nên lấy mẫu bệnh phẩm F1 tại cộng đồng để tránh lộn xộn và mất thời gian trong quá trình đưa người F1 đi cách ly.

VI. Cách thức truy vết F2

Sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1, tiến hành truy vết F2 theo các cách sau đây:

1 - Phát Biểu mẫu tự cung cấp thông tin về F2 cho người F1 tự khai báo (Biểu mẫu 4).

2 - Cơ sở cách ly tập trung, chính quyền địa phương và tế cơ sở tiếp tục điều tra truy vết F2 tại cộng đồng cũng như hỏi khai thác F2 từ người F1 tại cơ sở cách ly tập trung.

3 - Chuyển danh sách F2 truy vết được cho địa phương để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định.

 

BIỂU MẪU 1: DANH SÁCH CÁC MỐC DỊCH TỄ


             Họ tên bệnh nhân:………………………..Giới………………………………Năm sinh

Mã số bệnh nhân…………………………..Nơi làm việc…………………....Số điện thoại

Địa chỉ nơi ở :.............................. Xã/phường...................... Quận/huyện.................... Tỉnh/TP....................

Khởi phát:       □ Có □ Không                        Nếu có, ngày khởi phát:........ /......... /.........

Ngày lấy mẫu có kết quả dương tính: ......... /........... /............. -   Ngày cách ly y tế: .......... /.......... /...........

Khoảng thời gian cần truy vết: từ ngày......... /.......... /.......... đến ngày ................................ /.......... /...........

Danh sách các mốc dịch tễ mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế (theo Bảng kiểm 1):

TT

MỐC DỊCH TỄ

ĐỊA CHỈ

THỜI GIAN

(giờ, ngày, tháng, năm)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

 

 

8

 

 

 

9

 

 

 

10

 

 

 

11

 

 

 

12

 

 

 

13

 

 

 

14

 

 

 

 

 

BIỂU MẪU 2: DANH SÁCH F1 THEO TỪNG NGÀY HOẠT ĐỘNG/SINH HOẠT CỦA BỆNH NHÂN

Đơn vị điều tra:............................................ Đội điều tra:................................................ Tên người điều tra: .....................................................................

Tên bệnh nhân COVID-19:............................................................. Mã số bệnh nhân........................ Số điện thoại bệnh nhân...............................................................................

Ngày khởi phát của bệnh nhân: .......... /.......... /............. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm (+) với SARS-CoV-2: ............................................................. /.......... /.............

Khoảng thời gian cần truy vết: Từ ngày................ tháng............... năm..................................................... Đến.......................................................................... ngày............. tháng.............................................. năm...

Ngày/tháng/năm

Họ và tên F1

Giới

Tuổi

Số điện thoại

Địa chỉ nơi ở hiện tại

Mối quan hệ và hoàn cảnh tiếp xúc với người bệnh*

Sức khoẻ hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ví dụ: Mối quan hệ: Vợ/chồng/cha/mẹ/bạn/đồng nghiệp... Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/ăn cùng/làm việc cùng...

BIỂU MẪU 3: DANH SÁCH F1 TẠI CÁC MỐC DỊCH TỄ

 

Đơn vị điều tra:............................................ Đội điều tra:...................................... Tên người điều tra: ......................................

Tên bệnh nhân COVID-19:............................................................. Mã số bệnh nhân........................ Số điện thoại bệnh nhân...............................................................

Ngày khởi phát của bệnh nhân: .......... /........... /............. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm (+) với SARS-CoV-2: ............................................................. /........... /.............

Tên địa điểm mốc dịch tễ: ......................................................................................................

Khoảng thời gian cần truy vết: Từ ngày................ tháng............... năm................................................ Đến.......................................................................... ngày............. tháng......................................... năm  

TT

Họ và tên F1

Giới

Tuổi

Số điện thoại

Địa chỉ nơi ở hiện tại

Mối quan hệ và hoàn cảnh tiếp xúc với người bệnh*

Ngày tiếp xúc lần cuối

Sức khoẻ hiện tại

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ví dụ: Mối quan hệ: Vợ/chồng/cha/mẹ/bạn/đồng nghiệp... Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/cùng ăn/cùng làm việc...

Lưu ý: -     Có thể 1 người tiếp xúc với ca bệnh ở nhiều sự kiện/địa điểm/mốc dịch tễ. Tất cả những sự tiếp xúc này đều cần phải được ghi nhận.

Nhà và nơi sinh sống của bệnh nhân được coi là một mốc dịch tễ

BIỂU MẪU 4: DANH SÁCH F2 DO F1 TỰ KHAI BÁO

(Biểu mẫu này dành cho người F1 tự khai báo)

 

Tên người F1:................................................. Số điện thoại người F1..................................................................

Tên bệnh nhân COVID-19 mà F1 đã tiếp xúc:............................................... Mã số bệnh nhân: .....................................

Khoảng thời gian truy vết từ ngày người F1 tiếp xúc lần đầu với ca bệnh (từ ngày trước khi khởi phát) cho đến khi người F1 được đưa đi cách ly y tế từ ngày...................... tháng............. năm............ đến ngày.......... tháng................ năm.................

TT

Họ và tên F2

Giới

Tuổi

Số điện thoại

Địa chỉ nơi ở hiện tại

Mối quan hệ và hoàn cảnh tiếp xúc với người F1*

Ngày tiếp xúc lần cuối

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ví dụ: Mối quan hệ: Vợ/chồng/cha/mẹ/bạn/đồng nghiệp...        Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/cùng ăn/cùng nơi làm việc...

 

BẢNG KIỂM 1: BẢNG KIỂM CÁC MỐC DỊCH TỄ THƯỜNG GẶP

TT

Mục kiểm

Kiểm thực hiện

1

Đám cưới, đám tang, đám giỗ, sinh nhật, tân gia

2

Liên hoan ăn uống đông người

3

Nơi thường đến chơi, thăm hỏi (gia đình người thân, bạn bè ....)

4

Siêu thị, trung tâm thương mại ...

5

Chợ, chợ đầu mối, chợ tạm...

6

Cửa hàng bán lẻ/tạp hóa

7

Vũ trường/quán Bar

8

Quán ăn, quán cà phê

9

Nơi công cộng tập trung đông người

10

Khu vui chơi giải trí, công viên,...

11

Rạp hát, rạp chiếu phim, sân khấu

12

Chùa, đền, nhà thờ...

13

Hội họp (hưu trí, họp lớp, câu lạc bộ, đội nhóm...)

14

Khách sạn, nhà nghỉ...

15

Trường học, trung tâm dạy học...

16

Cơ quan, công ty, nơi làm việc ...

17

Bệnh viện, phòng khám tư, cơ sở y tế...

18

Taxi, xe buýt, xe khách, tàu hoả, máy bay, thuyền du lịch...

19

Nơi cung cấp dịch vụ: sửa xe, cắt tóc, làm đẹp ...

20

Chuyến du lịch/chuyến thăm quan/chuyến công tác

21

Khác (ghi rõ)......................................................................

 

 

BẢNG KIỂM 2: BẢNG KIỂM NHÓM NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN (F1) THƯỜNG GẶP

TT

Mục kiểm

Kiểm thực hiện

1

Người sống cùng nhà/cùng phòng/cùng hộ gia đình

2

Bạn tình/người yêu

3

Anh em họ hàng, người thân

4

Hàng xóm

5

Bạn bè thân thiết thường gặp

6

Người có tiếp xúc qua công việc/sinh hoạt hàng ngày

7

Người cùng làm việc/nơi làm việc

8

Người cùng đi công tác/cuộc họp

9

Người cùng trong lớp học/trường học

10

Người cùng nhóm du lịch, nhóm thăm quan, nhóm đi chơi

11

Người cùng sinh hoạt trong các câu lạc bộ (thơ, thể thao ....)

12

Người cùng đi vui chơi/liên hoan/uống rượu/đánh bài

13

Người cùng sinh hoạt tôn giáo

14

Người đi cùng phương tiện giao thông

15

Người cùng khoa/phòng điều trị

16

Nhân viên phục vụ và người chăm sóc bệnh nhân tại cơ sở y tế

17

Nhân viên y tế

18

Khác (ghi rõ).........................................................................................

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

___________

No. 5053/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_____________

Hanoi, December 03, 2020

 

 

DECISION

Promulgating the “Handbook for tracing people in contact with SARS-CoV-2 positive cases”

___________

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the proposal of the Director of the General Department of Preventive Medicine under the Ministry of Health,

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate together with this Decision the “Handbook for tracing people in contact with SARS-CoV-2 positive cases”.

Article 2. The “Handbook on tracing people in contact with SARS-CoV-2 positive cases” shall be applied nationwide.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Mr./Ms.: The Chief of Ministry Office; the Chief of Ministry Inspectorate; Directors and Directors General of Departments and Directorates of the Ministry of Health; Directors of hospitals of the Ministry of Health; Directors of Institute of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute, National Institute of Malariology Parasitology and Entomology, and Institute of Public Health; Directors of Health Departments of provinces and cities; heads of medical units of ministries and branches and heads of relevant units shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

 

Do Xuan Tuyen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF HEALTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HANDBOOK FOR TRACING PEOPLE IN CONTACT WITH SARS-COV-2 POSITIVE CASES

(Attached to the Decree No. 5053/QD-BYT dated December 03, 2020, of the Ministry of Health)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hanoi, 2020

 

INTRODUCTION

 

COVID-19 is a group-A contagious disease caused by severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2). This disease can be transmitted from person to person, with an incubation period of about 14 days. Infected persons may have variable clinical symptoms such as fever, cough, sore throat, body aches, fatigue, decrease or loss of smell and taste, shortness of breath, possible severe pneumonia, acute respiratory distress, and death, especially in people with underlying and chronic medical conditions, and the elderly. There is a high percentage of people infected with the SARS-CoV-2 virus, who show no clinical symptoms (about 40%) and the source of transmission may have appeared in the community, making it difficult for monitoring and preventing the pandemic.

The first person who has a positive SARS-CoV-2 test result (hereinafter referred to as the confirmed case) was recorded in Wuhan city, Hubei province, China on December 03, 2019. The World Health Organization (WHO) on March 11, 2020, has declared the COVID-19 outbreak a global pandemic. As of October 27, 2020, many cases have been recorded in 217 countries/territories, and the number of cases still tends to increase despite the efforts of many countries/territories to implement many prevention measures. Vietnam has recorded cases of invasive diseases and diseases in the community.

Until now, there is no specific treatment for COVID-19, and the vaccine is widely used in the community. Currently, surveillance, early detection, tracing, zoning and isolating source of transmission are still the main measures in preventing the pandemic from spreading in outbreaks.

In order to guide health staff to track people in contact with the confirmed case to organize quarantine, timely provide treatment and prevent the pandemic from spreading to the community, and on the basis of experiences gained from dealing with the outbreaks in Vinh Phuc, Hanoi, Hai Duong, Da Nang, and other localities, in recent times, the Ministry of Health develops this Handbook to disseminate to agencies and localities for implementation.

 

 

 

 

CONTENTS OF THE HANDBOOK FOR TRACING
PEOPLE IN CONTACT WITH SARS-COV-2 POSITIVE CASES

 

I.  Objectives:

To trace persons in contact with infected cases for organizing quarantine, providing timely treatment, and preventing the pandemic from spreading.

II. Requirements:

1 - Quickly and thoroughly tracing contact cases without exception.

2 - The provincial-, district-, and commune- level Steering Committees for Pandemic Prevention and Control and relevant agencies and units must mobilize all resources to ensure fast and effective tracing.

III. Principles:

1 - Tracing as soon as possible, immediately after receiving information about the confirmed case.

2 - First, identify “epidemiological milestones”, then carry out contact tracing.

3 - Using multiple tracing forces at the same time for quick tracing according to identified “epidemiological milestones”.

4 - Taking many tracing measures; Measures can collect duplicate information but complement each other, help to trace contacts fully and systematically.

5 - Spending resources and time to complete tracing F1 cases as soon as possible; F2 cases shall only be traced after the F1 tracing is basically completed.

6 - The “epidemiological milestones” and information about close contacts of confirmed case (F1 cases) within a period of 03 days before the time of onset until the time when the confirmed case is quarantined must be traced.

7 - People conducting tracing tasks must take measures to prevent infection.

IV. A number of terms used in contact tracing

1 - F1 case: Is a person who has been in close contact within 02 meters with a confirmed case within a period of 03 days prior to the onset until the confirmed case is quarantined. The onset of a case is the day when the patient has the first unusual health symptoms, which can be one of the following:  fever, fatigue; body aches, chills; decrease or loss of taste or smell; fever; cough; sore throat, etc. If he/she is a healthy carrier (who does not have any symptoms), the date of onset is the date when the specimen is collected and tested positive for SARS-CoV-2.

2 - F2 case: is a person who has been in close contact within 02 meters with the F1 case from the first day the F1 case in contact with the confirmed case (within 03 days before the onset) until the F1 case is quarantined.

3 - Epidemiological milestone: is the place, event that the confirmed case went to or attended in about 03 days before the onset until the patient is quarantined.

Note: The investigation to find the transmission source within 14 days before the onset shall fall within the scope of the basic epidemiological investigation and is not covered by this guidance.

V.  Methods of tracing F1 cases

1 - Step 1: Identifying “epidemiological milestones”

- Investigators: Investigation officers of the Centers for Disease Control (CDC) at the provincial level or medical centers at the district level and local authorities and grassroots health facilities.

- Requirements: List of “epidemiological milestones” according to Form 1.

- Methods of tracing:

+ Asking the patients directly or through the phone

+ Asking through relatives/friends/neighbors/neighborhood groups

+ Referring to medical records/records

- Contents need to retrieve "epidemiological milestones”

Asking for the "epidemiological milestones" that the patient has participated or traveled to within 03 days before the onset until the patient is quarantined according to the checklist (Checklist 1). Clearly stating the name/location/time of “epidemiological milestones” according to Form 1.

Checklist 1: Common “Epidemiological milestones” to be investigated

 

EPIDEMIOLOGICAL MILESTONES (CONFIRMED CASES HAVE BEEN VISITED OR PARTICIPATED)

1

Weddings, funerals, death anniversaries, birthdays, housewarming

2

Crowded food festivals

3

Frequent places (family relatives, friends, etc.)

4

Supermarkets, shopping malls, etc.

5

Markets, wholesale markets, temporary markets, etc.

6

Retail/grocery stores

7

Discotheques/bars

8

Restaurants, cafes

9

Public places of mass gatherings

10

Amusement parks, parks, etc.

11

Theaters, cinemas, stages

12

Pagodas, temples, churches, etc.

13

Meetings (retirement, class reunions, clubs, teams. etc.)

14

Hotels, motels, etc.

15

Schools, educational centers, etc.

16

Offices, companies, workplaces, etc.

17

Hospitals, private clinics, medical establishments, etc.

18

Taxis, buses, cars, trains, airplanes, cruise ships, etc.

19

Places that provide car repair services, haircuts, beauty, etc.

20

Travel/visit/business trips

21

Other (specify)................................................................

 

 

2 - Step 2: Notifying “epidemiological milestones” for tracing coordination department (coordination department)

The coordination department should be located at the Department of Infectious Disease Control of the provincial-level Center for Disease Control at the provincial level or the district-level medical establishment.

- After identifying the "epidemiological milestones", the investigator should immediately notify the coordination department by the fastest means (such as phone, text message or take a picture of Form 1 and send it via Zalo, Viber, etc.).

- The coordination department shall immediately notify local administrations, surveillance systems, and grassroots health facilities where there are "epidemiological milestones", and at the same time, mobilize many tracing teams to such "epidemiological milestones" and conduct F1 tracing with local forces. In case where a number of "epidemiological milestones" are located outside the management area, the coordination department shall contact and notify the "epidemiological milestones" to relevant units to coordinate in the investigation.

3 - Step 3: Tracing F1 cases

Simultaneously conducting F1 tracing by several methods:  asking the patient; tracing in the community where the patient lives; tracing at “epidemiological milestones”; tracing through media mass; tracing through Bluezone and Vietnam Health Declaration applications.

3.1. F1 tracing by asking patients

- Investigators: Investigation officers of the Centers for Disease Control (CDC) at the provincial level or medical centers at the district level mentioned in Step 1, after identifying and reporting epidemiological milestones, shall continue to cooperate with local administrations and grassroots health facilities in tracing F1 cases by asking patients or their families or concerned persons,

- Requirements: Lists of F1 cases made according to Form 2

- Methods of tracing:

+ Asking the patient about his/her daily activities for F1 tracing (asking from the nearest day to the farthest according to his/her memory).

+ Making a list of F1 cases according to Form 2.

+ Asking the patient to cover again the groups of close contacts according to the checklist to avoid omission (Checklist 2), continuing to add F1 cases to Form 2.

Checklist 2: Group of F1 cases that need to be asked (investigated) to avoid omitting:

CLOSE CONTACTS (F1 CASES)

1

Those who live in the same house/room/household with the confirmed case

2

Partners/Lovemates

3

Relatives

4

Neighbors

5

Close friends (those regularly meet the confirmed case)

6

People in contact with the confirmed case through work/daily activities

7

Co-workers/colleagues

8

People traveling for business together or attending the same meeting with the confirmed case

 9

Classmates/schoolmates

10

People in the same tour group, visiting group, or outing group

11

People in the same club (poetry, sports, etc.)

12

People who go out to have fun/party/drink/play cards with the confirmed case

13

People with the same religious activities

14

Persons traveling on the same vehicle with the confirmed case

15

People in the same department/treatment room with the confirmed case

16

Service staff and caregivers of patients in a medical establishment

17

Health staff

18

Other (specify)................................................................

 

         
 

 

+ Continuing to investigate and fill “epidemiological milestones” in Form 1 (if any)

+ Continuing to give Form 2, pen, and phone number to the patient to add more close contacts in the following days. Instructing the patient to send messages via Zalo, Viber, etc., or phone to investigators when adding more F1 cases.

+ Investigating in the following days in case of necessity.

3.2. Tracing F1 cases in the community where the patient is living

- Investigators: Provincial-/district-/commune- level tracing teams or enhanced tracing force (medical school students; other forces) and local administrations, police forces, residential groups/villages/neighborhoods, COVID community team, local officers, organizations, and other relevant forces.

- Requirements: Lists of F1 cases made according to Form 3

- Tracing methods:

+ Going to every alley, knocking on every door, tracking every subject according to the method of tracking the patient's house first, then expanding to trace the surrounding houses in the residential area where the patient lives to make a list of close contacts according to Form 3.

+ Announcing on loudspeakers of residential areas information about the confirmed case as well as definitions of close contacts (F1 cases) and those who are F1 cases are required to proactively report to local administrations and commune health facilities.

3.3. Tracing F1 cases at “epidemiological milestones”

- Investigators: Provincial-/district-/commune- level tracing teams or enhanced tracing force (medical school students; other forces) and local administrations, police forces, residential groups/villages/neighborhoods, COVID community team, local officers, organizations, and other relevant forces.

- Requirements: List of close contacts (F1 cases) made according to Form 3.

- Methods of tracing:

+ Contacting the persons in charge at the “epidemiological milestones”.

+ Choosing a convenient place to work (hall, meeting room, open space).

+ Requiring the responsible person to widely announce information about the confirmed case and the purpose and requirements of the tracing at the “epidemiological milestones” and notifying where the investigation team works so that those involved can take the initiative to come declare. Making sure not to gather in crowds and keeping a safe distance when in contact at the place of investigation.

+ Directly asking concerned people.

+ Retrieving recording devices at epidemiological milestones (if any)

+ Checking work schedule/work diary at epidemiological milestones (if any)

+ Checking the lists of concerned people at epidemiological milestones such as wedding invitation list, party invitation list, housewarming invitation list, etc. (if any).

- Notifying on mass media about the confirmed case, the "epidemiological milestones" and asking the concerned people to proactively report to the local administrations and health agencies.

- Providing e-mail address, the phone number to receive information.

- Making the list of F1 cases according to Form 3 detailing each "epidemiological milestone" assigned to conduct tracing.

Note: One person may be in contact with a confirmed case at the different epidemiological milestones, and he/she shall be named in different lists. All these contacts need to be put on the list and shall be filtered for duplicates later.

3.4. Tracing F1 cases through mass media

- Announcing on mass media about the confirmed case such as “epidemiological milestones” with time and location.

Guiding the people to self-declare and provide F1 cases for local administrations and health agencies.

- Local administrations, provincial-level Centers for Disease Control, or district-level medical centers shall provide the phone number or hotline of the Centers for Disease Control, receive declared information after announcing on mass media.

- Tracing teams shall continue to identify and supplement missing information about F1 cases.

- Additionally synthesizing the list of F1 cases according to Form 3.

3.5. Tracing F1 cases through Bluezone and Vietnam Health Declaration applications.

Bluezone application installed on the smartphone helps detect the Bluezone users who have been in close contact with the COVID-19 patient (if the patient also uses Bluezone). Tracing units are required to register for use with the Ministry of Health for instructions, management, and tracing at the website: https://cdc.bluezone.gov.vn/. In addition, the Vietnam Health Declaration application can be used to determine the travel, quarantine, and stay history of people entering Vietnam and moving inside the country.

4 - Step 4: Reviewing and completing the List of F1 cases

-  All tracing teams shall send the F1 lists quickly to the coordination department. Such lists should be sent to the coordination department according to the schedule with the principle of “information is sent immediately upon investigation” and continue to be updated until the tracking is completed (the tracing teams shall take a photo of the F1 lists with a smartphone and then send them via Zalo, Viber, etc. to the coordination department).

- The coordination department shall immediately aggregate the F1 list from the investigation teams and enter it into the computer using Microsoft Excel or other applications. Using Microsoft Excel software or other applications to screen, filter duplicates, and make a list of all traceable F1 cases.

- Immediately notifying the traceable F1 cases to local administrations and the Steering Committees for pandemic prevention and control at all levels for quarantine and handling as prescribed.

5 - Step 5: Organizing the quarantine and taking specimens

- The Steering Committees for pandemic prevention and control and local administrations shall organize and arrange vehicles to transport F1 cases to the quarantine establishments in accordance with the Ministry of Health's regulations. When organizing to transfer F1 cases to quarantine establishments, local health agencies, local administrations and other forces at localities shall continue to review and screen to ensure quarantine measure is applied to the right person as prescribed.

- F1 cases’ specimens shall be collected for the first time at medical establishments as soon as possible, and transferred to the qualified testing establishments as prescribed by the Ministry of Health. F1 cases’ specimens should not be collected in the community to avoid confusion and loss of time.

VI. Methods of tracing F2 cases

After basically completing F1 tracing, F2 cases shall be traced according to the following methods:

1 - Providing Form for F1 case so that he/she can declare information about F2 cases (Form 4).

2 - Concentrated quarantine establishments, local administrations, and grassroots health facilities shall continue to investigate and track F2 cases in the community as well as collecting information from F1 cases at concentrated quarantine establishments.

3 - Sending the list of F2 cases to the local authorities for quarantine at home as prescribed.

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 5053/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 5053/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất