Quyết định 478/QĐ-QLD Hướng dẫn tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin COVID-19

thuộc tính Quyết định 478/QĐ-QLD

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
Cơ quan ban hành: Cục Quản lý Dược
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:478/QĐ-QLD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Việt Dũng
Ngày ban hành:10/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Ngày 10/8/2021, Cục Quản lý Dược đã ra Quyết định 478/QĐ-QLD ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Cụ thể, khi tiếp nhận vắc xin, dung môi, nhân viên phải chuẩn bị thiết bị lạnh đảm bảo đủ dung tích cần thiết để chứa vắc xin trước khi tiếp nhận vắc xin; kiểm tra và chuẩn bị đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin phù hợp đối với từng thiết bị lạnh; chuẩn bị sổ quản lý vắc xin để ghi chép thông tin tiếp nhận; rửa tay.

Bên cạnh đó, khi dùng thùng cách nhiệt chuyên dụng của hãng Pfizer để bảo quản vắc xin, cần bảo quản thùng cách nhiệt ở nhiệt độ phòng từ 15oC đến 25oC để duy trì khả năng giữ nhiệt độ âm sâu tốt nhất. Theo đó, không nên mở thùng cách nhiệt vận chuyển quá 2 lần một ngày; không nên mở thùng cách nhiệt quá 3 phút một lần; bổ sung đá khô trong thùng cách nhiệt vận chuyển 5 ngày một lần. Nếu phải mở nắp thùng cách nhiệt nhiều lần hơn trong ngày thì cần bổ sung đá khô thường xuyên hơn;...

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định478/QĐ-QLD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
_________

Số: 478/QĐ-QLD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

____________

CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 7868/QĐ-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 3043/QĐ-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc;

Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Kinh doanh dược và Trưởng phòng Quản lý chất lượng thuốc.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành các hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ theo nội dung các hướng dẫn này để xây dựng và ban hành các quy trình chuyên môn áp dụng cho hoạt động tại cơ quan, đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng: Quản lý kinh doanh dược, Quản lý chất lượng thuốc - Cục Quản lý Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (để b/c);

- Các Thứ trưởng (để b/c);

- Cục trưởng Vũ Tuấn Cường (để b/c);

- Website Cục QLD;

- Lưu: VT, CL.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Việt Dũng

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Các hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc

(Ban hành kèm theo Quyết định số 478/QĐ-QLD ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược về việc ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19)

_________________

 

STT

Tên hướng dẫn

1

Tiếp nhận vắc xin

2

Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh dương

3

Bảo quản dung môi

4

Bảo quản vắc xin trong tủ âm sâu

5

Bảo quản vắc xin âm sâu trong thùng cách nhiệt

6

Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin

7

Làm đông băng và rã đông băng bình tích lạnh

8

Đóng gói vắc xin vào hòm lạnh

9

Vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh

10

Vận chuyển vắc xin bằng hòm lạnh

11

Bảo dưỡng tủ lạnh

12

Xử lý tình huống khẩn cấp

13

Phân bổ và cấp phát vắc xin

14

Kiểm kê vắc xin, dung môi

15

Thu hồi, biệt trữ vắc xin

16

Xử lý sự cố khi vận chuyển

17

Vận chuyển vắc xin COVID-19 từ sân bay tới các kho bảo quản

18

Xuất trả thùng bảo quản vắc xin cho nhà sản xuất

 

 

 

HƯỚNG DẪN TIẾP NHẬN VẮC XIN, DUNG MÔI

 

1. Mục tiêu

Hướng dẫn này nhằm giúp các nhân viên tham gia vào hoạt động tiếp nhận thực hiện đầy đủ và thống nhất các bước tiếp nhận vắc xin, dung môi đảm bảo an toàn, giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường xung quanh (nhiệt độ, ánh sáng...) đến chất lượng vắc xin/dung môi và tránh nhầm lẫn.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

Các thiết bị dây chuyền lạnh và dụng cụ theo dõi nhiệt độ bao gồm: tủ lạnh dương, hòm lạnh, bình tích lạnh (hoặc đá lạnh), thiết bị theo dõi nhiệt độ.

Văn bản cấp phát vắc xin, sổ quản lý vắc xin, biên bản giao nhận/phiếu xuất kho...

3. Quy trình

3.1. Chuẩn bị

3.1.1. Chuẩn bị thiết bị lạnh đảm bảo đủ dung tích cần thiết để chứa vắc xin trước khi tiếp nhận vắc xin.

- Tủ lạnh dương: bảo quản vắc xin ở nhiệt độ +2°C đến +8°C.

- Trường hợp các tủ lạnh vẫn còn vắc xin đang bảo quản, cán bộ kho thực hiện sắp xếp lại các vắc xin đang bảo quản đảm bảo đủ diện tích và ngăn cách tránh nhầm lẫn cho việc sắp xếp các vắc xin mới.

3.1.2. Kiểm tra và Chuẩn bị đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin phù hợp đối với từng thiết bị lạnh: Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị theo dõi nhiệt độ của từng tủ lạnh, Thiết bị ghi nhiệt độ tự động,

3.1.3. Chuẩn bị sổ quản lý vắc xin để ghi chép thông tin khi tiếp nhận.

3.1.4. Rửa tay: Nhân viên phải rửa tay trước khi cầm vào hộp, lọ vắc xin.

3.2. Các bước thực hiện

TT

Nội dung công việc

Phân công

1

Bàn giao hồ sơ liên quan: phiếu xuất kho/biên bản giao nhận, giấy phép xuất xưởng lô vắc xin tiếp nhận.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tiếp nhận vắc xin

Cán bộ giao vắc xin.

2

Kiểm tra nhiệt độ bảo quản vắc xin khi tiếp nhận (nhiệt độ của xe lạnh, nhiệt độ của từng hòm lạnh vận chuyển vắc xin). Ghi lại nhiệt độ vào biên bản giao nhận.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tiếp nhận vắc xin

Cán bộ giao vắc xin.

3

Bàn giao vắc xin:

Kiểm tra, đối chiếu từng loại vắc xin, dung môi với phiếu xuất kho:

* Về cảm quan:

Kiểm tra tình trạng xe vận chuyển/thùng lạnh: tình trạng bên ngoài, vệ sinh, việc sắp xếp,

Kiểm tra tình trạng của từng thùng/hộp vắc xin: tính nguyên vẹn, tình trạng nhiễm bẩn,...

* Về chi tiết: Kiểm tra đối chiếu với các hồ sơ liên quan:

- Tên vắc xin/dung môi

- Số lô, hạn sử dụng,

- Số lượng vắc xin của từng lô

- Tình trạng thiết bị theo dõi nhiệt độ,

- Nhiệt độ của từng thùng lạnh vận chuyển vắc xin

- Thời gian tiếp nhận (giờ cụ thể, ngày...) mở kiểm tra của từng thùng lạnh bảo quản vắc xin

Nếu có vấn đề gì bất thường hoặc không đúng với phiếu xuất (ví dụ: bao bì nhiễm bẩn, rách, mờ chữ hoặc số lượng vắc xin, số lô, hạn sử dụng,...) báo cáo lãnh đạo và tuyến trên để kịp thời xử lý

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tiếp nhận vắc xin

Cán bộ giao vắc xin.

4

Sắp xếp vắc xin vào thiết bị lạnh theo đúng Hướng dẫn bảo quản vắc xin trong tủ lạnh.

Cán bộ quản lý kho

5

Sắp xếp dung môi vào giá/kệ trong kho.

Cán bộ quản lý kho

6

Ký vào biên bản giao nhận/ phiếu xuất kho và lưu vào hồ sơ nhận vắc xin/dung môi.

Cán bộ quản lý kho

7

Ghi chép các thông tin vắc xin, dung môi vào mục “Nhận” trong sổ quản lý vắc xin: tên đơn vị giao, loại vắc xin, dung môi, nơi sản xuất, số lượng, số lô, hạn sử dụng, nhiệt độ/tình trạng chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin VVM (nếu có), tình trạng cảm quan,...

Cán bộ quản lý kho

 

 

 

HƯỚNG DẪN BẢO QUN VẮC XIN TRONG TỦ LẠNH DƯƠNG

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn nhân viên quản lý kho, các nhân viên khác có tham gia vào các hoạt động bảo quản vắc xin/dung môi cách sắp xếp, bảo quản vắc xin/dung môi an toàn trong tủ lạnh dương theo đúng quy định, giảm thiểu các sai sót và tác động của nhiệt độ, ánh sáng... ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Tủ lạnh dương.

- Thiết bị theo dõi nhiệt độ: nhiệt kế, thiết bị ghi nhiệt độ tự động, chỉ thị đông băng điện tử (nếu có).

- Biểu đồ theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

3. Quy trình

3.1. Nguyên tắc chung

- KHÔNG để các loại thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong tủ lạnh bảo quản vắc xin.

- KHÔNG bảo quản vắc xin đã hết hạn, vắc xin có nhãn bị mốc trong tủ lạnh bảo quản vắc xin cùng với các vắc xin khác.

- KHÔNG mở cửa tủ lạnh thường xuyên và khi không cần thiết, cần có bảng danh mục các loại vắc xin đang bảo quản dán ở bên ngoài tủ lạnh.

3.2. Rửa tay: Nhân viên phải rửa tay trước khi cầm vào hộp, lọ vắc xin.

3.3. Các bước thực hiện

TT

Nội dung

Phân công

1.

Đặt hộp vắc xin trong giỏ của tủ lạnh.

KHÔNG BAO GIỜ được tháo bỏ giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa khoảng trống (2cm) giữa các hộp vắc xin để khí lạnh có thể lưu thông.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

2.

Sắp xếp riêng từng loại vắc xin, theo lô, theo hạn sử dụng để có thể dễ dàng cấp phát để sử dụng theo nguyên tắc hạn dùng hết trước, vắc xin nhận trước ưu tiên cấp phát sử dụng trước.

Giữa các vắc xin khác nhau nếu phải sắp xếp trong tủ lạnh thì phải có ngăn cách vật lý. Giữa các hộp của các lô vắc xin khác nhau phải có dấu hiệu ngăn cách.

Trường hợp vắc xin nhận sau nhưng có hạn dùng hết trước thì ưu tiên cấp phát trước theo hạn dùng.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

3.

Để thiết bị theo dõi nhiệt độ cùng vắc xin vào vị trí đã được hướng dẫn.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

4.

Kiểm tra, theo dõi nhiệt độ tủ lạnh bảo quản vắc xin hàng ngày và ghi lại nhiệt độ vào bảng theo dõi nhiệt độ theo Hướng dẫn theo dõi và ghi chép nhiệt độ bảo quản vắc xin.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN DUNG MÔI

 

1. Mục tiêu

Dung môi cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ phòng (≤25°C) hoặc từ +2°C đến +8°C. Tài liệu này hướng dẫn cán bộ quản lý kho, các cán bộ khác có tham gia vào các hoạt động bảo quản Dung môi cách sắp xếp, bảo quản dung môi an toàn theo đúng qui định, giảm thiểu các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng dung môi.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Tủ lạnh dương.

- Giá/kệ bảo quản dung môi.

- Biểu đồ theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

3. Quy trình

3.1. Nguyên tắc chung:

- Dung môi cần được bảo quản ở nơi khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt có nguy cơ ẩm, mốc

- Dung môi được sắp xếp trên giá kệ, tủ, KHÔNG để dung môi sát tường, sát đất.

- Dung môi có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng (≤25°C) và cần được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C trước khi pha hồi chỉnh vắc xin 24 giờ.

- KHÔNG được để đông băng dung môi.

3.2. Rửa tay: Nhân viên phải rửa tay trước khi cầm vào hộp, lọ vắc xin.

3.3. Bảo quản dung môi ở nhiệt độ phòng (25 OC):

TT

Nội dung

Phân công

1.

Đặt hộp dung môi trên giá kệ, chừa khoảng trống (2cm) giữa các hộp dung môi để không khí có thể lưu thông. KHÔNG đặt hộp dung môi sát tường, sát đất

Các lọ dung môi lẻ cần được đặt trong hộp, giỏ nhỏ, có nhãn để nhận biết thông tin về tên, số số, hạn dùng và không để các lọ dung môi lẻ của các lô khác nhau vào cùng hộp hoặc giỏ

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

2.

Sắp xếp riêng từng loại dung môi, theo từng lô, để tránh nhầm lẫn để thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong việc cấp phát cùng vắc xin.

Không để các thùng dung môi khác lô trên cùng giá kệ, trường hợp điều kiện không cho phép phải để trên cùng giá, kệ phải có ngăn cách vật lý và biển hiểu rõ ràng

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

3.

Trước khi pha hồi chỉnh, dung môi cần được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8 °C trong tối thiểu 24 giờ

Trong thời gian bảo quản dung môi trong tủ lạnh, dung môi không được xếp lẫn lộn cùng vắc xin, phải có biện pháp ngăn cách và phân biệt đảm bảo chống nhầm lẫn.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ tham gia sắp xếp, bảo quản vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẮC XIN TRONG TỦ ÂM SÂU

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn cán bộ phụ trách kho thực hiện bảo quản vắc xin trong tủ lạnh âm sâu đảm bảo an toàn cho vắc xin, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin và an toàn cho thủ kho.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Trang bị bảo hộ: Áo choàng + mũ, khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay cách nhiệt không thấm nước, ủng.

- Tủ lạnh âm sâu.

3. Thuật ngữ - Từ viết tắt

- FIFO: Nguyên tắc cấp phát “Nhập trước - Xuất trước”

- FEFO: Nguyên tắc cấp phát Hết hạn trước - Xuất trước”

- Khu vực an toàn: là các vị trí trong tủ lạnh có nhiệt độ đảm bảo trong khoảng từ - 80°C đến -60°C, được xác định sau khi đánh giá độ đồng đều nhiệt độ từng khoang lạnh.

4. Các bước tiến hành

4.1. Đảm bảo An toàn cho người:

+ Tối thiểu phải có 2 người khi thực hiện tiếp nhận, sắp xếp bảo quản vắc xin âm sâu có sử dụng đá khô hoặc tủ âm sâu

+ Trước khi mở thùng cách nhiệt vận chuyển vắc xin Pfizer có sử dụng đá khô (CO2) và sử dụng tủ lạnh âm sâu cần mặc áo ấm, đeo khẩu trang, găng tay dày không thấm nước, kính bảo hộ kín mắt, đi ủng.

+ Không tiếp xúc trực tiếp vào đá khô và các khay/ thành của tủ lạnh âm sâu.

+ Tránh hít khí lạnh từ đá khô và tủ lạnh âm sâu

Lưu ý an toàn: Sơ cứu khi có tai nạn với đá khô:

Hít phải khí CO2: Nếu cảm thấy khó thở hoặc đau đầu, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy đã hít phải quá nhiều khí CO2. Di chuyển ngay đến nơi có không khí trong lành. Chăm sóc/ tư vấn y tế cơ quan ngay lập tức (VD: thông thoáng đường thở, nằm nghỉ đầu cao, thở oxy...)

Nuốt phải: Hãy xúc miệng bằng nước sạch ngay nếu có thể. Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng người đang bất tỉnh. Không gây nôn trừ khi có chỉ dẫn của nhân viên y tế. Đưa cấp cứu nếu tổn thương thực thể.

Tiếp xúc với mắt: Rửa kỹ mắt bằng nhiều nước trong ít nhất 15 phút, nâng mí mắt dưới và trên để tránh bị dính. Đưa cấp cứu ngay...

Tiếp xúc với da: Cởi quần áo bị nhiễm bẩn (nếu được), xối rửa khu vực tiếp xúc với một lượng lớn nước để tan băng. Có thể sử dụng xà phòng để rửa, không chà xát khu vực bị ảnh hưởng. Đưa cấp cứu nếu nghi có tổn thương thực thể...

4.2. Bảo quản vắc xin an toàn: Thủ kho thực hiện

4.2.1. Nếu vắc xin chuyển đến trong điều kiện âm sâu (vắc xin chưa rã đông)

a. Ngay sau khi mở thùng cách nhiệt vận chuyển vắc xin để kiểm nhập tiếp nhận, mở cửa tủ lạnh âm sâu để xếp các khay vắc xin vào các khoang của tủ lạnh. Lưu ý mỗi lần chỉ xếp vắc xin nhận tối đa 3/4 tổng thể tích bảo quản của tủ lạnh.

b. Mỗi lần mở cánh cửa tủ lạnh không quá 3 phút hoặc nhiệt độ tủ tăng tới -60°C/ có phát âm thanh cảnh báo.

c. Sắp xếp hộp vắc xin theo lô, theo hạn sử dụng để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra, cấp phát (tuân thủ nguyên tắc FIFO, FEFO và theo hiển thị VVM). Để khoảng cách 5-10 cm theo chiều thẳng đứng để phân biệt giữa các lô/ các loại vắc xin và lưu thông không khí. Phải đảm bảo nhìn thấy được nhãn của các hộp.

d. Gắn thẻ phân loại sản phẩm vào giá/ thùng của mỗi lô vắc xin/dung môi (theo phụ lục kèm theo)

e. Các hộp lẻ/lọ lẻ phải để trong các khay/giỏ đựng.

f. Loại bỏ các lọ/hộp vắc xin không đảm bảo chất lượng (hết hạn dùng) ra khỏi tủ lạnh, lưu trong khu vực Biệt trữ chờ hủy.

4.2.2. Nếu vắc xin chuyển đến trong điều kiện lạnh +2°C tới +8°C (vắc xin đã tan băng): sắp xếp vắc xin vào tủ lạnh dương theo quy trình.

4.3. Theo dõi kiểm soát nhiệt độ bảo quản vắc xin: Thủ kho thực hiện

- Hàng ngày kiểm tra nhiệt độ hiển thị trên màn hình điều khiển của tủ lạnh, 2 lần ngày (sáng lúc đến và chiều lúc về đủ 7 ngày/tuần.

- Ghi lại nhiệt độ vào bảng theo dõi (phụ lục 1 Bảng theo dõi nhiệt độ tủ âm sâu).

- Cuối mỗi tuần ghi nhận xét và để vào file lưu trữ.

- Hàng tháng cắm USB vào ổ lưu tủ lạnh, sao lưu/in dữ liệu nhiệt độ bảo quản vắc xin từ thiết bị theo dõi nhiệt độ của mỗi tủ lạnh.

4.4. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ quản lý vắc xin: Thủ kho thực hiện

- Mỗi tủ lạnh phải có thẻ kho ghi rõ lô, hạn dùng, thời gian, nơi nhận/ cấp phát, số lượng nhập/xuất/tồn (mẫu thẻ kho) và sơ đồ vị trí vắc xin bảo quản trong tủ (Phụ lục 4) để thuận tiện cấp phát, tránh việc mở tủ tìm vắc xin.

- Ghi chép quản lý các thông tin vắc xin bảo quản, cấp phát vào sổ quản lý

- Kiểm kê vắc xin hàng tháng và ghi thành biên bản. Ghi kết quả kiểm tra cảm quan vật lý từng lô vắc xin và ghi vào biên bản.

 

 

Phụ lục 1: BẢNG THEO DÕI NHIỆT ĐỘ TỦ ÂM SÂU

Từ ngày ...../....../20... đến ngày ......./......./20...

 

Tủ âm số:

Ngày

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ (°C)

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

S

C

-30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-61

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-63

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-64

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-67

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-68

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-71

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-74

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-76

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-78

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-79

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-82

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-84

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-86

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:   S- Nhiệt độ ghi vào buổi sáng (từ 8.00-9.00)

C- Nhiệt độ ghi vào buổi chiều (từ 16.00-17.00)

NHẬN XÉT

Thời gian

Diễn biến nhiệt độ

Biện pháp khắc phục

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý:

+ Ghi lại diễn biến nhiệt độ bất thường, lý do và cách khắc phục

+ Không có diễn biến nhiệt độ bất thường: ghi Tủ hoạt động bình thường

 

 

 

Đơn vị:................................

THẺ KHO

 

Tên vắc xin: .....................................................................................................

Lô: ............................................ Hạn dùng: ...................................................

Từ ngày: ............................................... Đến ngày: ............................................

 

Thời gian

Diễn giải

Số lượng (liều)

Nhập

Xuất

Tồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám sát                                                                   Quản lý kho (ký)

 

 

 

SƠ ĐỒ VẮC XIN BẢO QUẢN TRONG TỦ ÂM SÂU ...

Từ ngày: ............................................... Đến ngày: ............................................

 

KHOANG TỦ

TÊN VẮC XIN

SỐ LƯỢNG (liều)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Quản lý kho (ký)

 

 

 

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẮC XIN Ở NHIỆT ĐỘ ÂM SÂU TRONG THÙNG CÁCH NHIỆT CỦA HÃNG PFIZER

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn các bước thực hiện bổ sung đá khô vào thùng cách nhiệt chuyên dụng bảo quản vắc xin ở điều kiện nhiệt độ âm sâu nhằm đảm bảo an toàn cho người và vắc xin.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Trang bị bảo hộ: Áo choàng + mũ, khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay cách nhiệt không thấm nước, ủng

- Đá khô kích thước 1*2cm: đặt mua trước 24h để đảm bảo có đủ đá khô cho nhu cầu bổ sung (khoảng 10-15kg/thùng)

- Dụng cụ xúc đá khô: xẻng/ muôi nhựa

- Có 2 loại thùng cách nhiệt chuyên dụng để bảo quản, vận chuyển vắc xin của hãng Pfizer BioNTech: SOFTBOX và AEROSAFE.

3. Quy trình bổ sung đá khô khi bảo quản vắc xin lâu dài ở nhiệt độ âm sâu bằng thùng cách nhiệt chuyên dụng của hãng Pfizer

LƯU Ý QUAN TRỌNG khi dùng thùng cách nhiệt chuyên dụng để bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm sâu :

- Cần bảo quản thùng cách nhiệt ở nhiệt độ phòng từ 15°C đến 25°C để duy trì khả năng giữ nhiệt độ ÂM SÂU tốt nhất.

- Để duy trì mức độ đá khô và nhiệt độ âm sâu của vắc xin cần thực hiện:

Ø 2x/ngày: Không nên mở thùng cách nhiệt vận chuyển quá 2 lần một ngày

Ø 3 phút: Không nên mở thùng cách nhiệt vận chuyển quá 3 phút mỗi lần

Ø 5 ngày: Bổ sung đá khô trong thùng cách nhiệt vận chuyển 5 ngày một lần

- Nếu phải mở nắp thùng cách nhiệt nhiều lần hơn trong ngày thì cần bổ sung đá khô thường xuyên hơn.

- Mọi vật tư đi kèm trong thùng cách nhiệt cần được giữ cẩn thận trong thùng cách nhiệt để trả lại nhà sản xuất tái sử dụng.

3.1. Chuẩn bị trước khi nhận/ khi bổ sung đá khô cho thùng cách nhiệt

- Có tối thiểu 2 nhân viên thực hiện nhiệm vụ

- Nhân viên tiếp xúc đá khô cần mặc đồ bảo hộ: quần áo ấm dài tay, ủng, kính, găng tay, khẩu trang để tránh bỏng lạnh

- Mở cửa thông thoáng/ bật quạt thông gió tại khu vực bảo quản thùng cách nhiệt, bổ sung đá khô để tránh bị ngạt khí CO2.

- Đặt biển cảnh báo tại vị trí bổ sung đá khô: CẢNH BÁO: ĐẢM BẢO AN TOÀN TIẾP XÚC ĐÁ KHÔ

3.2. Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhận được vắc xin: phải mở thùng, kiểm tra và bổ sung đá khô vào thùng cách nhiệt chứa vắc xin.

3.3. Quy trình bổ sung đá khô

3.3.1. Đặt thùng cách nhiệt cần bổ sung đá khô xuống kệ (panet)

Khi bổ sung đá khô cho thùng nào hãy đặt thùng đó xuống kệ (không tiếp xúc sàn kho).

3.3.2. Qui trình bổ sung đá khô với thùng cách nhiệt SOFTBOX

1. Ghi nhớ về các thành phần bên trong thùng cách nhiệt để thực hiện bổ sung đá khô được nhanh nhất (trong vòng 3 phút với mỗi thùng)

Nắp xốp cách nhiệt gắn vào nắp thùng carton và có gắn thiết bị theo dõi nhiệt độ, dây dẫn đầu dò nhiệt.

Hộp chứa các khay vắc xin khi dùng xong phải để lại trong thùng để trả lại nhà sản xuất

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

2. Mở thùng cách nhiệt (E) bằng cách cắt băng dính bên ngoài, dùng ba ngón tay đặt vào khe khuyết để nhấc nắp xốp gắn vào vở thùng lên (D). Tránh làm rách vỏ, đứt dây đầu dò

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

3. Sử dụng tay đeo găng nhấc túi gói đá khô (A) ra ngoài, đặt xuống kệ

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

4. Dùng dụng cụ để xúc đá khô đổ vào xung quanh khoang chứa hộp đựng vắc xin (C), sao cho đá khô chỉ đầy đến mép trên (bằng) của hộp vắc xin

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

5. Đặt lại gói chứa đá khô (A) lên trên hộp vắc xin, mở túi (A) ra nhẹ nhàng và đổ thêm đá khô, dàn đều (không đổ quá đầy).

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

6. Gói túi đá khô (A) lại vuông vắn như lúc đầu, sao cho gói đá phủ kín khoang chứa và phẳng ngang với mép trên của thùng xốp cách nhiệt

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

7. Đậy nắp xốp (D) và nắp carton của thùng cách nhiệt (E) rồi dùng băng keo dán kín. Bảo quản thùng vắc xin ở nơi thông thoáng dưới 25°C

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

 

 

3.3.3. Qui trình bổ sung đá khô của thùng cách nhiệt AEROSAFE

1. Ghi nhớ về các thành phần bên trong thùng cách nhiệt vận chuyển để thực hiện bổ sung đá khô được nhanh nhất trong vòng 3 phút với mỗi thùng vắc.

Nắp xốp gắn với thùng carton bằng dải nhôm mỏng và có gắn thiết bị theo dõi nhiệt độ, tránh làm rách.

Khay chứa đá phải để lại trong thùng khi trả lại nhà sản xuất

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

2. Mở thùng cách nhiệt (E) bằng cách cắt băng dính bên ngoài, mở nắp thùng carton ra. Dùng tay đeo găng luồn vào vết cắt khuyết để nhấc nắp xốp cách nhiệt (D) lên, tránh làm rách băng nhôm, đứt dây đầu dò

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

3. Dùng tay đeo găng cách nhiệt nắm vào dây đai nhấc khay chứa đá khô ra (A), đặt xuống bên cạnh thùng

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

4. Dùng dụng cụ xúc đá khô đổ vào khoang chứa xung quanh thùng, sao cho đá khô chỉ bằng mép trên (bằng) của khoang chứa vắc xin

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

5. Đặt lại khay chứa đá khô (A) lọt khít trên khoang chứa vắc xin, sau đó bổ sung thêm đá khô đầy khay (A), không đổ quá đầy.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

6. Đậy nắp xốp (D) và nắp carton của thùng cách nhiệt (E), dùng băng keo dán kín. Bảo quản thùng vắc xin ở nơi thông thoáng dưới 25°C.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

 

 

 

Bảng theo dõi bổ sung đá khô của thùng cách nhiệt số 0.n.

Từ ngày ..../...../20... tới ngày ...../...../20...

 

TT

Giờ/phút

Ngày/tháng/ năm

Người thực hiện (Ký/ghi tên)

Lượng đá khô bổ sung

(ước tính)

Người giám sát (ký)

1

 

 

 

..?.. kg

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

(Lưu trữ hồ sơ tại kho đơn vị)

 

 

 

HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ GHI CHÉP NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN VẮC XIN

 

1. Mục tiêu

Vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp do dễ bị hỏng nếu không được bảo quản theo đúng nhiệt độ quy định. Tài liệu này hướng dẫn những công việc và yêu cầu đối với việc theo dõi, ghi chép nhiệt độ hàng ngày trong quá trình bảo quản vắc xin để kịp thời xử trí khi nhiệt độ ngoài khoảng cho phép nhằm đảm bảo vắc xin được an toàn, chất lượng

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Biểu đồ theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

- Các dụng cụ theo dõi nhiệt độ: nhiệt kế, chỉ thị đông băng điện tử, thiết bị ghi nhiệt độ tự động.

3. Quy trình

TT

Nội dung công việc

Phân công

1. Chuẩn bị

1.1

Đặt 1 thiết bị ghi nhiệt độ tự động trong mỗi thiết bị lạnh bảo quản vắc xin.

Đặt 1 chỉ thị đông băng điện tử (nếu có) cùng với vắc xin dễ bị hỏng bởi nhiệt độ đông băng. Không được để ở khoang tủ có nhiệt độ âm. Thiết bị phải được mã hóa (đánh s) theo thiết bị lạnh (tủ lạnh)

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ thực hiện công tác theo dõi, bảo quản vắc xin

Vị trí đặt các thiết bị theo dõi nhiệt độ:

-  Đối với nhiệt kế và thiết bị ghi nhiệt độ tự động: đặt cùng với vắc xin, ở vị trí dễ theo dõi và có nguy cơ dễ bị thay đổi nhiệt độ do các thao tác đóng mở cửa tủ lạnh.

-  Đối với chỉ thị đông băng điện tử: đặt cùng các vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ đông băng. Không được để ở khoang tủ có nhiệt độ âm.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ thực hiện công tác theo dõi, bảo quản vắc xin

1.2

Ghi rõ số mã hóa của từng thiết bị lạnh vào biểu đồ theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

Cán bộ quản lý kho

2. Hàng ngày

2.1

Kiểm tra nhiệt độ của thiết bị ghi nhiệt độ tự động và ghi vào biểu đồ theo dõi 2 lần/ngày vào đầu buổi sáng (khi đến) và cuối buổi chiều (trước khi ra về), đủ 7 ngày/tuần kể cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ thực hiện công tác theo dõi, bảo quản vắc xin

2.2

Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin, chỉ thị đông băng (nếu có).

Khi phát hiện có trường hợp bất thường phải báo cáo lãnh đạo/người giám sát để thực hiện theo Quy trình xử trí sự cố trong bảo quản vắc xin.

Cán bộ quản lý kho

2.3

Kiểm tra diễn biến nhiệt độ trong ngày của thiết bị ghi nhiệt độ tự động sau mỗi 24 giờ và ghi lại nhiệt độ cao nhất, thấp nhất vào biểu đồ theo dõi nhiệt độ.

Nhiệt độ theo dõi hàng ngày phải nằm trong khoảng giới hạn cho phép đã quy định.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ thực hiện công tác theo dõi, bảo quản vắc xin

2.4

Khi nhiệt độ ngoài khoảng cho phép, báo cáo lãnh đạo/người giám sát và thực hiện theo Quy trình xử trí sự cố trong bảo quản vắc xin.

Cán bộ thực hiện công tác theo dõi, bảo quản vắc xin

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

3. Hàng tháng

3.1

Cuối mỗi tháng đánh giá và ghi nhận xét về tình trạng nhiệt độ trong quá trình bảo quản của mỗi thiết bị lạnh trong tháng, có chữ ký của người giám sát vào biểu đồ theo dõi.

Nhân viên quản lý kho vắc xin.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

3.2

Thay biểu đồ theo dõi nhiệt độ cho tháng mới và lưu lại biểu đồ theo dõi của tháng trước. Ghi đầy đủ thông tin vào biểu đồ theo dõi nhiệt độ (số thiết bị lạnh, ngày bắt đầu và kết thúc theo dõi...).

Nhân viên quản lý kho vắc xin

3.3

In/ sao lưu dữ liệu nhiệt độ từ các thiết bị ghi nhiệt độ tự động của từng thiết bị lạnh.

Nhân viên quản lý kho vắc xin

3.4

Báo cáo lãnh đạo nếu nhiệt độ bảo quản vắc xin trong tháng của thiết bị lạnh không ổn định.

Nhân viên quản lý kho vắc xin

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN LÀM ĐÔNG BĂNG VÀ RÃ ĐÔNG BÌNH TÍCH LẠNH

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn cách làm đông băng và làm rã đông bình tích lạnh đúng để bảo quản vắc xin an toàn, chất lượng. Nếu bình tích lạnh không được rã đông đúng có thể làm ảnh hưởng tới vắc xin do bị tiếp xúc với nhiệt độ đông băng.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Tủ làm đông băng bình tích lạnh hoặc tủ lạnh có ngăn làm đá.

- Bình tích lạnh (BTL).

- Khăn sạch.

3. Quy trình

TT

Nội dung

Phân công

1.

Tính nhu cầu bình tích lạnh:

- Căn cứ kế hoạch bảo quản, vận chuyển vắc xin sử dụng hòm lạnh, chuẩn bị đủ số BTL cần dùng. Lưu ý kích thước của các BTL phải phù hợp với loại hòm lạnh.

- Tính thời gian cần thiết để làm đông băng đủ số BTL cần (thời gian tối thiểu để làm đông băng BTL là 24 giờ).

Cán bộ quản lý kho

2.

Làm đông băng bình tích lạnh:

- Đổ nước sạch vào các BTL đến vạch quy định. Đậy nắp chặt. Cầm ngược BTL lắc để kiểm tra đảm bảo BTL không bị hở.

- Sắp xếp để BTL đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng hoàn toàn nước trong các bình tích lạnh.

- Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá và đóng cửa tủ lạnh lại.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ kho được phân công

3.

Rã đông bình tích lạnh:

- Để các BTL đã đông băng ở nhiệt độ môi trường từ 15-30 phút (tùy nhiệt độ môi trường) cho tới khi một phần đá lạnh bên trong bắt đầu tan chảy thành nước.

- Kiểm tra xem BTL đã đạt yêu cầu chưa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng “óc ách”.

- Dùng khăn sạch lau khô các bình tích lạnh đã rã đông trước khi xếp vào hòm lạnh/phích vắc xin.

Cán bộ quản lý kho

 

 

 

HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI VẮC XIN VÀO HÒM LẠNH

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn các bước đóng gói vắc xin vào hòm lạnh với bình tích lạnh đã được làm rã đông đúng cách để giảm nguy cơ ảnh hưởng của nhiệt độ tới chất lượng vắc xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

Hòm lạnh, bình tích lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ

3. Quy trình

3.1 Chuẩn bị:

3.1.1. Chuẩn bị bình tích lạnh (BTL): thực hiện theo quy trình làm đông băng và rã đông bình tích lạnh (Qui trình 06).

3.1.2. Chuẩn bị hòm lạnh: hòm lạnh cần vệ sinh sạch sẽ, khô ráo trước khi đóng vắc xin

3.1.3. Rửa tay: nhân viên phải rửa tay trước khi cầm hộp và lọ vắc xin.

3.2 Đóng gói vắc xin vào hòm lạnh, sử dụng BTL đã rã đông:

TT

Nội dung

Phân công

1.

Xếp BTL đã được rã đông vào 4 thành xung quanh hòm lạnh (số lượng BTL và cách đóng gói theo đúng sơ đồ hướng dẫn sử dụng của từng loại hòm lạnh).

Cán bộ quản lý kho và người vận chuyển vắc xin

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

2.

Lọ vắc xin lẻ và dung môi phải được đóng vào hộp có nắp đậy.

Nhân viên quản lý kho vắc xin và người vận chuyển vắc xin

3.

Xếp các hộp vắc xin và dung môi vào giữa hòm lạnh, để đầu nắp lọ vắc xin quay lên trên.

Lưu ý chèn chặt các hộp vắc xin, tránh va đập trong quá trình vận chuyển.

Cán bộ quản lý kho và người vận chuyển vắc xin

4.

Để thiết bị theo dõi nhiệt độ gần vắc xin.

Các thiết bị này cần xếp tránh tiếp xúc trực tiếp với BTL

Cán bộ quản lý kho và người vận chuyển vắc xin

5.

Xếp các BTL đã được rã đông lên trên cùng.

Cán bộ quản lý kho và người vận chuyển vắc xin

6.

Đóng nắp hòm lạnh, chốt khóa.

Cán bộ quản lý kho và người vận chuyển vắc xin

7.

Không để hòm lạnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong quá trình vận chuyển.

Người vận chuyển vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN VẮC XIN BẰNG XE TẢI LẠNH

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn việc vận chuyển vắc xin tiêm chủng bằng xe tải lạnh từ kho vắc xin tại các quân khu tới kho của các đơn vị khác nhằm giảm thiểu các sai sót và những yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin trong quá trình vận chuyển, đảm bảo các tuyến được cung cấp kịp thời, đầy đủ, và vắc xin an toàn, chất lượng.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Công văn/quyết định phân bổ vắc xin.

- Biên bản giao nhận, phiếu xuất kho, giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin. (phụ lục 1,2,3)

- Các thiết bị theo dõi nhiệt độ.

- Xe tải lạnh

- Thông tin đơn vị tiếp nhận: Địa chỉ, số điện thoại cán bộ phụ trách kho tiếp nhận hoặc lãnh đạo phụ trách kho tiếp nhận

3. Quy trình

Bước 1: Lập kế hoạch vận chuyển vắc xin

Lãnh đạo phụ trách quản lý kho, nhân viên quản lý kho vắc xin:

- Lập kế hoạch cấp phát, vận chuyển vắc xin với số lượng, loại, lô vắc xin,... và thời gian dự kiến vận chuyển cho các kho tiếp nhận. Thông báo kế hoạch vận chuyển (thời gian dự kiến vận chuyển vắc xin, số lượng và loại vắc xin) cho kho tiếp nhận

- Điều xe ô tô và phân công cụ thể lái xe theo kế hoạch đã định.

- Thông báo cho lái xe:

+ Dự kiến cung đường đi, thời gian, địa điểm giao nhận, họ tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách tại các kho tiếp nhận.

+ Trước ngày vận chuyển phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe như lốp, phanh, xăng dầu, máy móc, hệ thống làm lạnh.

+ Trước giờ xếp vắc xin lên xe khoảng 1 -2 giờ, chạy hệ thống làm lạnh để đưa nhiệt độ trong khoang chứa hàng về +2 °C đến +8°C.

+ Hướng dẫn xử trí sự cố trong quá trình vận chuyển luôn có sẵn trên xe lạnh. (Quy trình 15).

Bước 2: Đóng gói vắc xin, dung môi, chuẩn bị thiết bị theo dõi nhiệt độ

Nhân viên quản lý kho, nhân viên hỗ trợ kho vắc xin/phụ trách vận chuyển thực hiện:

- Chuẩn bị hồ sơ bàn giao vắc xin theo Quy trình 12: Phân bổ và cấp phát vắc xin

- Kiểm đếm, đối chiếu loại vắc xin, dung môi (số lượng, số lô, hạn dùng...) thực có so với phiếu xuất kho. Nếu số lượng vắc xin thực tế còn tại kho không khớp với số lượng theo lô/hạn dùng ghi trên phiếu xuất, thủ kho cần báo cáo lại lãnh đạo quản lý kho để điều chỉnh, viết lại phiếu xuất/biên bản mới.

- Trước khi đóng gói kiểm tra và ghi chép lại tình trạng nhiệt độ bảo quản, tình trạng vắc xin (cảm quan nhãn mác, ẩm mốc, màu sắc) vào biên bản giao nhận vắc xin (theo Phụ lục 1).

- Vắc xin sẽ được đóng gói lần lượt, sắp xếp các hộp vắc xin vào thùng carton, để riêng từng loại. Ngoài kiện/thùng có nhãn ghi rõ tên đơn vị nhận, loại vắc xin, số lượng, số lô, hạn dùng. Sau khi đóng gói xong phải kiểm đếm lại theo phiếu xuất và niêm phong từng kiện/thùng vắc xin (nhân viên quản lý kho chịu trách nhiệm về số lượng vắc xin đóng gói).

- Cài đặt các thiết bị theo dõi nhiệt độ kèm theo.

Bước 3: Sắp xếp vắc xin lên xe tải lạnh, vận chuyển

Nhân viên quản lý kho, nhân viên hỗ trợ kho vắc xin/phụ trách vận chuyển vắc xin phối hợp với lái xe thực hiện:

- Kiểm tra nhiệt độ khoang chứa hàng xe lạnh, chỉ xếp vắc xin lên xe khi nhiệt độ trong khoảng từ +2°C đến +8°C.

- Nhanh chóng xếp các kiện/thùng chứa vắc xin của từng điểm nhận vắc xin lên khoang xe tải lạnh, đảm bảo sắp xếp có khoảng cách giữa các thùng vắc xin cho khí lạnh lưu thông, không xếp vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ đông băng gần cửa gió dàn lạnh (đặt cách dàn lạnh tối thiểu 0,5m), xếp các hộp vắc xin không cao quá 2/3 thùng xe, sắp xếp các thùng ngay ngắn, chắc chắn để hạn chế va đập, rơi vỡ và thuận tiện cấp phát cho các đơn vị theo lộ trình đường đi (kho tiếp nhận đầu tiên xếp ở ngoài cùng),

- Đặt các thiết bị theo dõi nhiệt độ vào khoang chứa vắc xin của xe lạnh. Khóa cửa khoang chứa hàng cẩn thận và nhanh chóng vận chuyển vắc xin đến các kho tiếp nhận theo lịch trình.

- Ký vào sổ giao nhận vắc xin (theo phụ lục 2), nhân viên quản lý kho vắc xin bàn giao hồ sơ liên quan cho nhân viên phụ trách vận chuyển (phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, giấy phép xuất xưởng từng lô vắc xin) và các thiết bị theo dõi nhiệt độ.

Nhân viên phụ trách vận chuyển và lái xe thực hiện:

- Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ khoang lạnh (hệ thống theo dõi nhiệt độ trong buồng lái), đảm bảo nhiệt độ luôn trong khoảng +2°C đến +8°C. Nếu gặp sự cố nhiệt độ trong khoang hàng không đảm bảo trong khoảng +2°C đến +8°C, xử trí theo “Hướng dẫn xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh” (Quy trình 15).

- Khi nghỉ dọc đường phải đảm bảo hệ thống làm lạnh của xe luôn hoạt động (nổ máy hoặc cắm điện). Trường hợp nghỉ qua đêm, phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ khoang lạnh 2-3 giờ/lần.

- Trước khi đến điểm giao vắc xin 45-60 phút, liên hệ với cán bộ phụ trách kho tiếp nhận để chủ động phối hợp giao nhận vắc xin theo yêu cầu.

Bước 4: Bàn giao vắc xin

- Khi đến nơi nhân viên phụ trách vận chuyển cần tiến hành bàn giao ngay vắc xin và hồ sơ liên quan cho cán bộ phụ trách tiếp nhận của đơn vị (phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, giấy phép xuất xưởng).

- Cùng cán bộ phụ trách tại kho tiếp nhận kiểm tra, ghi nhận nhiệt độ khoang lạnh và nhiệt độ trên các thiết bị theo dõi nhiệt độ trước khi bàn giao vắc xin vào biên bản giao nhận.

- Giao đúng, đủ số thùng/kiện vắc xin cho kho tiếp nhận.

- Cùng cán bộ phụ trách của kho tiếp nhận kiểm tra số lượng, lô, hạn dùng của vắc xin, dung môi được cấp phát.

- Trường hợp cán bộ kho tiếp nhận kiểm đếm phát hiện sai khác về số lượng, lô, hạn dùng vắc xin/dung môi, cần liên hệ ngay với cán bộ phụ trách kho phân phối hoặc lãnh đạo phụ trách kho để thống nhất phương hướng giải quyết.

- Điền đủ thông tin về thời gian bàn giao, tình trạng vắc xin... vào biên bản bàn giao. Lấy chữ ký, dấu xác nhận của lãnh đạo phụ trách kho tiếp nhận.

- Trong quá trình giao nhận, nếu phát hiện vắc xin có dấu hiệu bất thường, kho tiếp nhận có thể không tiếp nhận vắc xin. Cán bộ phụ trách kho tiếp nhận cần lập biên bản và ghi rõ lý do không nhận, có xác nhận của lãnh đạo đơn vị và thông báo ngay tới lãnh đạo phụ trách kho phân phối để kịp thời xử lý.

Bước 5: Bàn giao thiết bị, hồ sơ và sao lưu dữ liệu nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển

- Sau khi trở về kho phân phối, nhân viên phụ trách vận chuyển có trách nhiệm bàn giao lại ngay cho cán bộ phụ trách kho nhiệt kế, biên bản giao nhận/phiếu xuất kho của đợt chuyển hàng.

- Cán bộ phụ trách kho phân phối, in và sao lưu dữ liệu nhiệt độ đã được cán bộ hỗ trợ vận chuyển ghi chép lại từ thiết bị theo dõi nhiệt độ trên xe và nhiệt kế đặt trong khoang lạnh của xe đồng thời kiểm tra dữ liệu nhiệt độ trong thời gian vận chuyển. Nếu phát hiện nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển không đảm bảo nhiệt độ yêu cầu (ngoài khoảng +2°C đến +8°C) thì nhân viên phụ trách vận chuyển, cán bộ phụ trách kho phải ghi nhận và báo cáo làm rõ nguyên nhân giải quyết.

- Kết thúc các đợt chuyển hàng, cán bộ phụ trách kho gửi báo cáo cho Lãnh đạo Quân khu.

 

 

Mẫu:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẮC XIN

 

Bên giao vắc xin:

- Họ tên người đại diện:...................................................... Chức. vụ:

- Họ tên người bàn giao: .......................................... Chức vụ:

Bên nhận vắc xin:...........................................................

- Họ tên người đại diện:............................................................. Chức vụ:

- Họ tên người nhận: ...................................................... Chức vụ:

Vào hồi     giờ     phút, ngày     /     /20...., hai bên tiến hành bàn giao vắc xin với các nội dung như sau:

Phần I: Hồ sơ, giấy tờ giao nhận vắc xin:

 

Số công văn cấp phát vx

Ngày ký công văn

Giấy phép Viện Kiểm định quốc gia

Phiếu xuất kho

Trước khi nhận

 

 

o Khôngo

 

Khi nhận hàng

 

 

o Khôngo

o Khôngo

 

 

Phần II: Chi tiết vắc xin, dung môi giao nhận:

Tên vắc xin

Đơn vị tính

Số lượng

Số lô

Hạn dùng

Hãng sản xuất

Nước SX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Dung môi

Đơn vị tính

Số lượng

Số lô

Hạn dùng

Hãng sản xuất

Nước SX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III. Tình trạng của thiết bị hỗ trợ theo dõi nhiệt độ khi vận chuyển

Tổng số kiện hàng kiểm tra:

Nhiệt độ vắc xin khi kiểm tra:                 °C

Thiết bị theo dõi nhiệt độ:

VVM □

(giai đoạn 1, 2, 3, 4)

Chỉ thị đông băng điện tử □ (điền X hoặc V)

Thiết bị ghi nhiệt độ tự động (LogTag) Có□ Không□

         
 

 

Phần IV: Nhận xét tình trạng chung lô hàng: (vệ sinh, bao gói, nhãn mác, ẩm mốc...):

 

......, ngày....tháng .... năm 20....

Đại diện bên giao

Người giao

Người nhận

Đại diện bên nhận

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

                                   

 

 

Mẫu:

 

SỔ BÀN GIAO VẮC XIN

 

 

Địa điểm vắc xin cần chuyển tới: .............................................................

 

1/Xe tải lạnh - Biển số:.........................................

2/Ngày giờ bàn giao: .......... giờ....... phút, ngày.......... tháng........ năm 20...........

3/Nhiệt độ lúc xuất kho: ........................................................................................

4/Tình trạng bao bì lúc xuất kho: ...........................................................................

5/ Bàn giao hồ sơ vắc xin liên quan:

- Giấy xuất xưởng kiểm định:

Không

- Biên bản bàn giao vắc xin:

Không

- Phiếu xuất kho:

Không

 

6/Chi tiết đóng gói vắc xin:

TT

Tên vắc xin

Số kiện/thùng

Số hộp lẻ (nếu có)

Số liều

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Ký nhận của lái xe/ người vận chuyển

Thủ kho vắc xin

 

 

 

 

Mẫu

 

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày     tháng     năm 20...

 

Họ tên người nhận hàng:

Lý do xuất kho:

Xuất tại kho:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

Tổng số tiền (bằng chữ):

 

 

Xuất ngày .... tháng .... năm 20...

Thủ trưởng đơn vị

Phụ trách kho phân phối

Người lập phiếu

Người nhận hàng

Thủ kho

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN VẮC XIN BẰNG HÒM LẠNH

 

1.  Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn thực hiện vận chuyển vắc xin bằng hòm lạnh đảm bảo vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Công văn/quyết định phân bổ vắc xin.

- Hòm lạnh, bình tích lạnh, nhiệt kế.

- Phương tiện vận chuyển: ô tô tải...

- Biên bản giao nhận, phiếu xuất kho, giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin.

- Thông tin đơn vị tiếp nhận: Địa chỉ, số điện thoại cán bộ phụ trách kho tiếp nhận hoặc lãnh đạo phụ trách kho tiếp nhận.

3. Quy trình

Bước 1: Lập kế hoạch vận chuyển vắcxin

Lãnh đạo phụ trách quản lý kho, nhân viên quản lý kho vắc xin tại các quân khu:

- Lập kế hoạch cấp phát, vận chuyển vắc xin với số lượng, loại, lô vắc xin,... và thời gian dự kiến vận chuyển cho các kho tiếp nhận. Thông báo kế hoạch vận chuyển (thời gian dự kiến vận chuyển vắc xin, số lượng và loại vắc xin) cho kho tiếp nhận.

- Điều xe ô tô và phân công cụ thể lái xe theo kế hoạch đã định.

- Thông báo cho lái xe:

+ Dự kiến cung đường đi, thời gian, địa điểm giao nhận, họ tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách tại các kho tiếp nhận.

+ Trước ngày vận chuyển phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe như lốp, phanh, xăng dầu, máy móc, hệ thống làm lạnh.

Bước 2: Đóng gói vắc xin, dung môi vào hòm lạnh

Nhân viên quản lý kho, nhân viên hỗ trợ kho vắc xin/phụ trách vận chuyển thực hiện:

- Chuẩn bị hồ sơ bàn giao vắc xin theo Quy trình 12: Phân bổ và cấp phát vắc xin

- Đóng gói vắc xin, dung môi vào hòm lạnh theo Quy trình 07: Đóng gói vắc xin vào hòm lạnh sử dụng bình tích lạnh.

Bước 3: Sắp xếp các hòm lạnh lên xe ô tô, vận chuyển

Nhân viên quản lý kho, nhân viên hỗ trợ kho vắc xin/phụ trách vận chuyển vắc xin phối hợp với lái xe thực hiện:

- Nhanh chóng xếp các hòm lạnh chứa vắc xin của từng điểm nhận vắc xin lên khoang xe ô tô, sắp xếp các hòm lạnh ngay ngắn, chắc chắn để hạn chế va đập, rơi vỡ và thuận tiện cấp phát cho các đơn vị theo lộ trình đường đi (kho tiếp nhận đầu tiên xếp ở ngoài cùng).

- Khóa cửa khoang chứa hàng cẩn thận và nhanh chóng vận chuyển vắc xin đến các kho tiếp nhận theo lịch trình.

- Ký vào sổ giao nhận vắc xin (theo phụ lục 2), nhân viên quản lý kho vắc xin bàn giao hồ sơ liên quan cho nhân viên phụ trách vận chuyển (phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, giấy phép xuất xưởng từng lô vắc xin) và các thiết bị theo dõi nhiệt độ.

Trong quá trình vận chuyển nhân viên phụ trách vận chuyển và lái xe thực hiện:

- Nếu gặp sự cố trong quá trình vận chuyển cần báo ngay cho lãnh đạo và cán bộ quản lý kho phân phối theo Quy trình xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển.

- Trong trường hợp hỏng xe và sửa xe mất ít thời gian thì tiến hành sửa chữa động cơ ô tô để tiếp tục vận chuyển vắc xin tới nơi nhận.

- Trong trường hợp sửa xe mất nhiều thời gian hoặc không sửa được thì cần liên hệ với kho tiếp nhận gần nhất hoặc đơn vị bộ đội gần nhất để được giúp đỡ như hỗ trợ thiết bị máy móc để sửa chữa hoặc điều xe khác thay thế để tiếp tục vận chuyển đến các kho tiếp nhận.

- Trước khi đến điểm giao vắc xin 45-60 phút, gọi điện liên hệ với cán bộ phụ trách kho tiếp nhận để chủ động phối hợp giao nhận vắc xin theo yêu cầu.

Bước 4: Bàn giao vắc xin

- Khi đến nơi nhân viên phụ trách vận chuyển cần tiến hành bàn giao ngay vắc xin và hồ sơ liên quan cho cán bộ phụ trách tiếp nhận của đơn vị (phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, giấy phép xuất xưởng).

- Cùng cán bộ phụ trách tại tiếp nhận kiểm tra, ghi nhận thời gian giao nhận, nhiệt độ trong hòm lạnh trước khi bàn giao vắc xin vào biên bản giao nhận.

- Giao đúng, đủ số vắc xin cho kho tiếp nhận.

- Cùng cán bộ phụ trách của kho tiếp nhận kiểm tra số lượng, lô, hạn dùng của vắc xin, dung môi được cấp phát.

- Trường hợp cán bộ kho tiếp nhận kiểm đếm phát hiện sai khác về số lượng, lô, hạn dùng vắc xin/dung môi, cần liên hệ ngay với cán bộ phụ trách kho quân khu hoặc lãnh đạo phụ trách để thống nhất phương hướng giải quyết.

- Điền đủ thông tin về thời gian bàn giao, tình trạng vắc xin... vào biên bản bàn giao. Lấy chữ ký, dấu xác nhận của lãnh đạo phụ trách đơn vị tiếp nhận.

- Trong quá trình giao nhận, nếu phát hiện vắc xin có dấu hiệu bất thường, kho tiếp nhận có thể không tiếp nhận vắc xin. Cán bộ phụ trách kho tiếp nhận cần lập biên bản và ghi rõ lý do không nhận, có xác nhận của lãnh đạo đơn vị kho tiếp nhận và thông báo ngay tới lãnh đạo phụ trách kho quân khu để kịp thời xử lý.

Trong thời gian chờ ý kiến xử lý, vắc xin phải được bảo quản riêng biệt và trong thùng lạnh hoặc tủ lạnh theo đúng yêu cầu bảo quản

- Thu hồi hòm lạnh và các thiết bị theo dõi nhiệt độ và vận chuyển trở về kho phân phối.

Bước 5: Bàn giao hòm lạnh, nhiệt kế, hồ sơ và sao lưu giữ liệu nhiệt độ bảo quản vắc xin quá trình vận chuyển

- Sau khi trở về kho phân phối, nhân viên phụ trách vận chuyển có trách nhiệm bàn giao lại ngay cho cán bộ phụ trách kho các hòm lạnh và nhiệt kế, biên bản giao nhận/phiếu xuất kho của đợt chuyển hàng.

Cán bộ phụ trách kho phân phối, sao lưu dữ liệu nhiệt độ bảo quản vắc xin tại các hòm lạnh trong quá trình giao nhận vắc xin. Nếu phát hiện nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình giao nhận vắc xin không đảm bảo nhiệt độ yêu cầu (ngoài khoảng +2°C đến +8°C) thì nhân viên phụ trách vận chuyển, cán bộ phụ trách kho phải ghi nhận và báo cáo làm rõ nguyên nhân giải quyết.

Kết thúc các đợt chuyển hàng, cán bộ phụ trách kho gửi báo cáo cho Lãnh đạo Quân khu.

 

 

Mẫu:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẮC XIN

 

Bên giao vắc xin:

- Họ tên người đại diện:................................................................ Chức  vụ:

- Họ tên người bàn giao:................................................................ Chức  vụ:

Bên nhận vắc xin:.....................................................................

- Họ tên người đại diện: ............................................ Chức vụ:

- Họ tên người nhận: ................................................. Chức vụ:

Vào hồi     giờ     phút, ngày     /    /20...., hai bên tiến hành bàn giao vắc xin với các nội dung như sau:

Phần I: Hồ sơ, giấy tờ giao nhận vắc xin:

 

 

Số công văn cấp phát vx

Ngày ký công văn

Giấy phép Viện Kiểm định quốc gia

Phiếu xuất kho

Trước khi nhận

 

 

o Khôngo

 

Khi nhận hàng

 

 

o Khôngo

o Khôngo

 

 

Phần II: Chi tiết vắc xin, dung môi giao nhận:

Tên vắc xin

Đơn vị tính

Số lượng

Số lô

Hạn dùng

Hãng sản xuất

Nước SX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dung môi

Đơn vị tính

Số lượng

Số lô

Hạn dùng

Hãng sản xuất

Nước SX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III. Tình trạng của thiết bị hỗ trợ theo dõi nhiệt độ khi vận chuyển

Tổng số kiện hàng kiểm tra:

Nhiệt độ vắc xin khi kiểm tra:                 °C

Thiết bị theo dõi nhiệt độ:

VVM □

(giai đoạn 1, 2, 3, 4)

Chỉ thị đông băng điện tử □ (điền X hoặc V)

Thiết bị ghi nhiệt độ tự động (LogTag) Có không

         
 

 

Phần IV: Nhận xét tình trạng chung lô hàng: (vệ sinh, bao gói, nhãn mác, ẩm mốc...):

 

......, ngày....tháng .... năm 20....

Đại diện bên giao

Người giao

Người nhận

Đại diện bên nhận

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu:

 

SỔ BÀN GIAO VẮC XIN

Địa điểm vắc xin cần chuyển tới: .........................................

 

1/Xe tải lạnh - Biển số:.........................................

2/Ngày giờ bàn giao: .......... giờ....... phút, ngày.......... tháng........ năm 20...........

3/Nhiệt độ lúc xuất kho: ........................................................................................

4/Tình trạng bao bì lúc xuất kho: ...........................................................................

5/ Bàn giao hồ sơ vắc xin liên quan:

- Giấy xuất xưởng kiểm định:

Không

- Biên bản bàn giao vắc xin:

Không

- Phiếu xuất kho:

Không

 

6/Chi tiết đóng gói vắc xin:

TT

Tên vắc xin

Số kiện/thùng

Số hộp lẻ (nếu có)

Số liều

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Ký nhận của lái xe

Thủ kho vắc xin

 

 

 

 

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày   tháng    năm 20...

 

Số:

 

Họ tên người nhận hàng:

Lý do xuất kho:

Xuất tại kho:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

Tổng số tiền (bằng chữ):

 

 

Xuất ngày .... tháng ..... năm 20...

Thủ trưởng đơn vị

Phụ trách kho phân phối

Người lập phiếu

Người nhận hàng

Thủ kho

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH TCW 4000AC

 

1. Mục tiêu:

Tài liệu này hướng dẫn công việc bảo dưỡng thường xuyên hàng ngày, hàng tháng đối với tủ lạnh TCW 4000AC bảo quản vắc xin nhằm giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Dụng cụ cần thiết: chổi mềm, khăn sạch, khay đựng.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng tủ lạnh TCW 4000AC

- Sổ nhật ký vận hành.

- Hòm lạnh có bình tích lạnh đã chuẩn bị sẵn

- Tủ lạnh đã vận hành đến nhiệt độ quy định để bảo quản vắc xin nếu phải chuyển tạm để thực hiện việc bảo dưỡng.

3.  Quy trình

3.1. Nhiệm vụ hàng ngày

- Kiểm tra hoạt động tủ lạnh: kiểm tra kết nối điện, thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động đi kèm.

- Lau sạch bụi bẩn ở vỏ ngoài tủ lạnh.

3.2. Nhiệm vụ hàng tuần

- Kiểm tra khay nước ngưng tụ, nếu quan sát thấy có nhiều nước ngưng tụ thì đổ nước đọng và kiểm tra khoang tủ lạnh xem có nước đọng không. Nếu ống thoát nước bị bít tắc thì thông tắc.

- Kiểm tra độ kín khít của gioăng cửa tủ lạnh và làm sạch các gioăng tủ.

- Kiểm tra băng tuyết, xả băng nếu băng tuyết bám ở dàn lạnh hoặc thành tủ >0,5cm. Tiến hành xả đá/băng tuyết theo các bước sau:

+ Bước 1: Chuyển vắc xin, dung môi trong tủ ra nơi an toàn: hòm lạnh có bình tích lạnh HOẶC vào tủ lạnh khác.

+ Bước 2: Tắt nguồn điện của tủ, rút phích cắm khỏi ổ.

+ Bước 3: Mở cửa tủ, đợi đến khi đá/ băng tan chảy hết. Không dùng dao hay các vật sắc nhọn khác để cậy.

+ Bước 5: Lau khô bên trong tủ bằng khăn sạch.

+ Bước 6: Kiểm tra các giá và thiết bị bên trong tủ.

+ Bước 7: Đóng cửa tủ.

+ Bước 8: Bật nguồn điện. Theo dõi nhiệt độ trong tủ cho đến khi đạt nhiệt độ cần thiết và ổn định (thường sau 24 giờ).

+ Bước 9: Chuyển vắc xin, dung môi trở lại trong tủ

3.3. Nhiệm vụ hàng tháng

a. Làm sạch nắp hay cửa tủ với nước xà phòng pha loãng.

b. Vệ sinh tủ lạnh TCW 4000 AC theo các bước:

LƯU Ý: Trước khi tiến hành vệ sinh tủ TCW4000AC, phải lấy tất cả vắc xin ra ngoài để trữ tạm trong hòm lạnh có bình tích lạnh HOẶC một tủ khác đang hoạt động tốt.

Tắt công tắc nguồn và rút phích cắm ra khỏi cắm điện.

Chuẩn bị các thiết bị lưu trữ tạm thời và di dời các loại vắc xin ra khỏi tủ lạnh sang thiết bị lưu trữ đảm bảo đúng nhiệt độ qui định.

Tháo tấm nhựa đậy thùng chứa, dùng tua vít tháo gỡ đầu dò nhiệt độ trên mặt bên trong khoang chứa và thùng lót bên trong.

Dùng nước ấm và chất tẩy rửa trung tính để vệ sinh tất cả các bộ phận bên trong và bên ngoài tủ, nắp tủ và gioăng đệm nắp tủ. Sau đó lau khô thật kỹ.

Sau khi vệ sinh tủ TCW4000AC tiến hành đặt thùng lót bên trong đúng vị trí và gắn cố định lại đầu dò nhiệt độ. Gắn lại tấm nắp nhựa đậy thùng chứa. Đóng nắp tủ.

Kiểm tra máy nén và bộ phận tản nhiệt xem có sạch không. Thiết bị sẽ không vận hành được chính xác nếu các bộ phận này bị bám bụi. Làm vệ sinh máy nén và lưới tản nhiệt như sau:

+ Bộc lộ mặt bên tủ nơi đặt giàn nóng và khoang máy nén.

+ Sử dụng tuốc-nơ-vít để mở các vít ở khoang máy nén, tháo nắp bảo vệ.

+ Quét hết bụi bẩn bám trên lưới tản nhiệt tủ và trong khoang máy nén bằng chổi mềm.

+ Đóng nắp bảo vệ, vặn lại vít cố định.

Cắm điện và bật công tắc cho tủ TCW4000AC.

Cho tủ chạy và theo dõi nhiệt độ của tủ hiển thị trên màn hình và thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động (Fridge-tag 2).

Chỉ chuyển vắc xin từ thiết bị lưu trữ tạm vào lại trong tủ TCW4000AC khi tủ đã đạt được phạm vi nhiệt độ từ +2 đến +8°C.

c.  Nhân viên quản lý kho giám sát việc thực hiện và nhân viên thực hiện việc bảo dưỡng Ghi ngày, nội dung bảo dưỡng vào sổ Nhật ký vận hành, nhận xét quá trình vận hành, tình trạng của tủ lạnh.

 

 

Mẫu sổ nhật ký vận hành

 

 

 

LÝ LỊCH MÁY

VÀ NHẬT KÝ VẬN HÀNH

 

 

 

TÊN THIẾT BỊ:............................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÝ LỊCH MÁY

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Hãng sản xuất/Xuất xử:................................................................................................

2. Kiểu, loại máy:..............................................................................................................

3. Số serial:

4. Ngày đưa vào sử dụng:................................................................................................

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

1. Điện áp sử dụng:..........................................................................................................

2. Công suất:  

3. Kích thước:

4. Trọng lượng:................................................................................................................

5. Các thông số khác:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

 

Phụ trách đơn vị:

 

 

 

III. THÔNG TIN VỀ NHÀ CUNG CẤP, BẢO HÀNH

1. Đơn vị cung cấp:

Tên đơn vị cung cấp:.........................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:....................................................................................................................

2. Đơn vị bảo hành:

Tên đơn vị bảo hành:.........................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số điện thoại:....................................................................................................................

IV.HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ/SỬA CHỮA,THAY THẾ/BẢO DƯỠNG:

THỜI GIAN

NGƯỜI THỰC HIỆN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VẮC XIN BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn các bước xử trí trong tình huống khẩn cấp (mất điện kéo dài, hỏa hoạn, thiên tai lũ lụt, tủ lạnh hỏng...) nhằm đảm bảo an toàn cho vắc xin đang bảo quản trong tủ lạnh và an toàn cho người.

2. Thiết bị, dụng cụ liên quan

- Máy phát điện dự phòng và nhiên liệu.

- Tiêu lệnh chữa cháy gắn tại kho và dụng cụ chữa cháy.

- Sổ nhật ký vận hành thiết bị.

- Danh sách tên cán bộ/ số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: thủ kho, phụ trách chuyên môn kho, lãnh đạo kho, lãnh đạo đơn vị.

3. Quy trình

Nguyên tắc: Trong tình huống khẩn cấp cần duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2°C - 8°C đối với tất cả các loại vắc xin.

3.1. Tình huống 1: MẤT ĐIỆN KÉO DÀI

Khi mất điện kéo dài hoặc không biết khi nào điện được cấp lại có thể ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, phải thực hiện ngay các bước sau:

TT

Nội dung

Phân công

1

Thông báo ngay cho người quản lý trực tiếp biết.

Người phát hiện

2

Chạy máy phát điện dự phòng (nếu có), đảm bảo dự trữ đủ nhiên liệu cho máy phát điện.

Trường hợp đơn vị không có máy phát điện dự phòng thực hiện xử trí vắc xin theo quy trình như trường hợp tủ lạnh hỏng.

Hạn chế mở cửa tủ lạnh trong suốt thời gian mất điện

Nhân viên kỹ thuật phụ trách

3

Sau khi được cấp nguồn điện dự phòng, ghi nhiệt độ của tủ lạnh bảo quản vắc xin tại thời điểm kho vận hành trở lại vào sổ Nhật ký vận hành thiết bị.

Phối hợp cùng nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ lạnh.

- Nếu tủ lạnh hoạt động bình thường: Tiếp tục bảo quản vắc xin theo thường qui.

- Nếu tủ lạnh hoạt động không ổn định: thông báo cho người phụ trách trực tiếp biết để xử lý, khắc phục.

Cán bộ quản lý kho/nhân viên kỹ thuật

4

Khi được cấp nguồn điện lưới trở lại. Nhân viên quản lý kho phải kiểm tra, theo dõi tình trạng hoạt động của tất cả các tủ lạnh, đảm bảo các tủ hoạt động ổn định. Ghi nhiệt độ bảo quản của tủ lạnh (sau khi điện lưới được cấp lại ổn định 30 phút và 30phút/lần trong vòng 2h đầu để đảm bảo tủ hoạt động ổn định) và tình trạng hoạt động của tủ lạnh vào sổ Nhật ký vận hành thiết bị.

Cán bộ quản lý kho/nhân viên kỹ thuật

 

 

3.2. Tình huống 2: KHO LẠNH BỊ HỎA HOẠN, CHÁY NỔ

Khi kho lạnh bị hỏa hoạn, phải thực hiện ngay các bước sau:

TT

Nội dung

Phân công

1

Thực hiện theo Tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy (báo động, ngắt nguồn điện, gọi 114, sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ,...)

Người phát hiện

2

Di chuyển các tủ lạnh ra khu vực an toàn (nếu có thể). Chú ý: Không mở cửa tủ lạnh.

Tất cả nhân viên

3

Sau khi việc chữa cháy kết thúc.

- Nếu tủ lạnh có thể hoạt động lại bình thường: Vận hành tủ lạnh trở lại. Thống kê kiểm tra vắc xin và nhiệt độ của các tủ lạnh.

- Nếu tủ lạnh không thể hoạt động trở lại:

+ Chuyển vắc xin trong tủ bị hỏng vào các thiết bị lạnh khác, sắp xếp riêng.

+ Thống kê vắc xin bị ảnh hưởng, báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.

Cán bộ quản lý kho/nhân viên kỹ thuật

 

 

3.3. Tình huống 3: NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN NGOÀI KHOẢNG AN TOÀN DO TỦ LẠNH HỎNG

Khi phát hiện nhiệt độ tủ lạnh nằm ngoài khoảng an toàn bảo quản vắc xin (cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ yêu cầu), thực hiện ngay các bước sau:

TT

Nội dung

Phân công

1

Ghi nhiệt độ bảo quản của tủ lạnh tại thời điểm phát hiện vào sổ Nhật ký vận hành thiết bị.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

2

Thông báo ngay cho người phụ trách trực tiếp và nhân viên trực kỹ thuật để khắc phục hư hỏng kịp thời.

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho Nhân viên kỹ thuật

3

Phối hợp xử trí:

- Nếu nhiệt độ tủ lạnh thấp hơn 2°C: mở nắp tủ lạnh cho tới khi nhiệt độ báo 7°C thì đóng lại, theo dõi sát. Nếu nghi ngờ vắc xin bị đông băng, thực hiện “nghiệm pháp lắc” đối với các vắc xin nhạy cảm đông băng.

- Nếu nhiệt độ tủ lạnh cao trên 8°C: Mua đá lạnh, cho đá vào túi nilon kín hoặc khay đựng và để vào tủ lạnh, theo dõi nhiệt độ 30 phút/lần để đảm bảo duy trì nhiệt độ trong khoảng qui định 2 °C - 8°C

- Chuyển vắc xin sang tủ lạnh khác hoặc hòm lạnh (nếu có) để bảo quản riêng theo quy trình bảo quản vắc xin trong tủ lạnh, hòm lạnh.

- Trường hợp chuyển vắc xin sang hòm lạnh, vắc xin phải được đóng gói theo đúng Quy trình đóng gói vắc xin vào hòm lạnh

- Trường hợp vắc xin được chuyển sang tủ lạnh, tủ lạnh phải được vận hành ổn định đến nhiệt độ yêu cầu trước khi chuyển vắc xin sang

Cán bộ quản lý kho

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

4

Báo cáo lãnh đạo đơn vị chờ xử lý tiếp.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

 

 

3.4. Tình huống 4: CÁC TÌNH HUỐNG BẤT THƯỜNG KHÁC (cây đổ, tốc mái, lũ lụt...)

- Bước 1: Báo động toàn đơn vị

- Bước 2: Kiểm tra, đánh giá xem hệ thống tủ lạnh có bị ảnh hưởng hay không để đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh tại chỗ phù hợp:

o Nếu kho lạnh bị ảnh hưởng có nguy cơ mất an toàn do chập điện, cháy nổ, ngập lụt: Ngắt nguồn điện cung cấp cho hệ thống kho lạnh

o Sử dụng các phương tiện tại chỗ để khắc phục sự cố, phối hợp vận chuyển vắc xin từ tủ lạnh bị hỏng tới nơi an toàn: VD chuyển vắc xin từ tầng 1 lên tầng 2 (trường hợp lũ lụt) hoặc phủ bạt che mái (tốc mái) hoặc xử trí nhiệt độ tủ lạnh không ổn định theo hướng dẫn của tình huống 3.

 

 

HƯỚNG DẪN PHÂN BỔ VÀ CẤP PHÁT VẮC XIN

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn việc phân bổ và cấp phát vắc xin tại đơn vị để đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời vắc xin cho hoạt động tiêm chủng, tránh thừa/thiếu vắc xin.

2. Thiết bị và tài liệu

- Kế hoạch phân bổ vắc xin sổ quản lý vắc xin, biên bản giao nhận/phiếu xuất kho.

- Hòm lạnh, bình tích lạnh (hoặc đá lạnh), thiết bị theo dõi nhiệt độ.

- Quy trình đóng gói vắc xin vào hòm lạnh.

3. Quy trình

3.1 Chuẩn bị hòm lạnh, bình tích lạnh (hoặc đá lạnh) đủ số lượng và dung tích để bảo quản vắc xin trong mỗi lần: Nhân viên quản lý kho hoặc nhân viên giao/nhận vắc xin thực hiện.

3.2 Rửa tay: nhân viên phải rửa tay trước khi cầm lọ/ hộp vắc xin.

3.3 Khu vực giao/nhận vắc xin phải đảm bảo tránh ảnh hưởng của thời tiết: râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, mưa, bụi,....

3.4 Cấp phát vắc xin/dung môi

TT

Nội dung

Phân công

1

Thông báo về thời gian, số lượng, loại vắc xin cho đơn vị được cấp phát để chuẩn bị kế hoạch nhận vắc xin.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

2

Chuyển công văn/quyết định phân bổ cho phòng kế toán và kho vắc xin để chuẩn bị viết phiếu xuất và cấp vắc xin.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

3

Kiểm tra công văn/quyết định phân bổ vắc xin, dung môi lần này: đơn vị tiếp nhận, loại vắc xin, số lượng, lô, hạn sử dụng.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

4

Lập biên bản giao nhận vắc xin.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

5

Tính toán số hòm lạnh, bình tích lạnh để chuẩn bị sẵn Chuẩn bị hòm lạnh, bình tích lạnh theo Quy trình đóng gói vắc xin vào hòm lạnh.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Các nhân viên hỗ trợ

6

Kiểm tra thiết bị theo dõi nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp phát. Ghi các dữ liệu về nhiệt độ vào phiếu xuất/ biên bản giao nhận.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Cán bộ giao vắc xin

7

Lấy các loại vắc xin cần cấp theo đúng loại, đúng số lượng, đúng lô ra khỏi tủ lạnh.

Đối chiếu, giao/nhận từng loại vắc xin theo phiếu xuất, đặc biệt lưu ý kiểm tra đối chiếu số lô, hạn dùng vắc xin Sắp xếp, đóng gói vắc xin vào hòm lạnh theo Quy trình đóng gói vắc xin vào hòm lạnh.

Vắc xin, dung môi của đơn vị nào đóng gói vào hòm lạnh của đơn vị đó.

Ghi rõ thời gian đóng gói.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Các nhân viên hỗ trợ

8

Ký vào sổ bàn giao, biên bản giao nhận/ phiếu xuất kho.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Cán bộ giao vắc xin

9

Ghi chép vào sổ quản lý vắc xin tại đơn vị: đơn vị được cấp, số lượng cấp phát, tình trạng nhiệt độ, thời gian cấp phát

Cán bộ quản lý kho vắc xin

10

Lưu quyết định/công văn phân bổ, phiếu xuất, biên bản giao nhận vắc xin tại kho.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ VẮC XIN, DUNG MÔI

 

1. Mục tiêu

Việc kiểm kê vắc xin, dung môi nhằm xác định chính xác số lượng, lô, hạn sử dụng và thực trạng từng loại vắc xin, dung môi bảo quản trong kho giúp cho việc quản lý và điều phối vắc xin hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo luôn có đủ vắc xin cung ứng kịp thời cho các đơn vị và hạn chế tình trạng để vắc xin hết hạn dùng. Quy trình này hướng dẫn các bước thực hiện khi kiểm kê kho bảo quản vắc xin, dung môi thường xuyên hàng quí hay sau mỗi đợt nhận/cấp vắc xin.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê (nếu thấy cần thiết/ trong các đợt thanh kiểm tra).

- Phiếu nhập/xuất kho các vắc xin, dung môi.

- Biên bản giao/nhận vắc xin, dung môi.

- Sổ kế toán quản lý vắc xin (nếu có).

- Sổ quản lý vắc xin, dung môi.

- Biên bản kiểm kê của lần trước.

3. Quy trình

3.1. Kiểm kê sau mỗi đợt nhận/cấp vắc xin

TT

Nội dung

Phân công

1

Chuẩn bị hồ sơ: sổ quản lý vắc xin, dung môi, phiếu nhập/xuất vắc xin, biên bản giao/nhận vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

2

Kiểm kê tại kho vắc xin

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Các cán bộ hỗ trợ kho vắc xin

2.1

Kiểm đếm từng loại vắc xin, dung môi:

+ Số lượng.

+ Số lô.

+ Hạn sử dụng.

+ Đánh giá tình trạng nhãn lọ vắc xin, màu sắc, độ đồng đều của vắc xin, dung môi .

+ Các dấu hiệu chỉ thị trên nhãn vắc xin (nếu có)

2.2

Đối chiếu số liệu giữa sổ quản lý vắc xin, dung môi với số tồn thực tế

4

Ghi chép số liệu sau kiểm kê vào sổ quản lý vắc xin, dung môi

Trường hợp không khớp số liệu sổ sách phải xác định nguyên nhân và biện pháp giải quyết phù hợp.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

 
 

 

3.2. Kiểm kê định kỳ hàng quý:

TT

Nội dung

Phân công

1

Thông báo kế hoạch kiểm kê, chuẩn bị biên bản kiểm kê.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

2

Chuẩn bị hồ sơ: sổ quản lý vắc xin, dung môi, phiếu nhập/xuất vắc xin, biên bản giao/nhận vắc xin, biên bản kiểm kê của lần trước.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

3

Kiểm kê tại kho vắc xin

Lãnh đạo đơn vị

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Các cán bộ có liên quan

Các cán bộ hỗ trợ kho vắc xin

3.1

Kiểm đếm từng loại vắc xin, dung môi:

+ Số lượng.

+ Số lô.

+ Hạn sử dụng.

+ Đánh giá tình trạng nhãn lọ vắc xin, màu sắc, độ đồng đều của vắc xin, dung môi .

3.2

Đối chiếu số liệu giữa sổ quản lý vắc xin, dung môi với số tồn thực tế

4

Hoàn chỉnh Biên bản kiểm kê.

Trường hợp không khớp số liệu sổ sách phải xác định nguyên nhân và biện pháp giải quyết phù hợp.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Gửi báo cáo kiểm kê cho lãnh đạo đơn vị và lưu trữ tại khoa phòng.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho vắc xin

Cán bộ quản lý kho vắc xin

 

 

 

HƯỚNG DẪN THU HỒI, BIỆT TRỮ VẮC XIN

 

1. Mục tiêu

Tài liệu này hướng dẫn các bước cần thực hiện trong quá trình thu hồi, biệt trữ lô vắc xin có nghi ngờ về chất lượng/ vắc xin chờ hủy để đảm bảo thu hồi đầy đủ, tránh việc cấp phát sử dụng những lô vắc xin này, đảm bảo sử dụng vắc xin hiệu quả và an toàn.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Các quyết định/ văn bản của các cơ quan quản lý (Bộ Y tế) thông báo, hướng dẫn tạm ngừng sử dụng hoặc thu hồi 1 loại, 1 lô vắc xin.

3. Quy trình thực hiện

- Bổ trí một khu vực/vị trí trong kho để vắc xin biệt trữ chờ hủy: có khóa hoặc biện pháp vật lý cách ly an toàn với vắc xin không đảm bảo chất lượng.

- Bố trí một tủ lạnh/ hoặc 1 vài khu vực trong tủ lạnh bảo quản vắc xin chờ ý kiến xử lý (chờ kiểm định/ chờ chỉ đạo từ cấp trên)

- Trường hợp bố trí khu vực trong cùng tủ lạnh với vắc xin khác, cần đóng gói niêm phong riêng, có biện pháp ngăn cách vật lý và phải có dấu hiệu rõ ràng tránh việc cấp phát nhầm

TT

Nội dung

Phân công

1.

Sau khi nhận được văn bản thông báo thu hồi/ tạm ngừng sử dụng vắc xin, đơn vị phải thống kê và gửi văn bản thông báo chi tiết về loại vắc xin thu hồi/tạm dừng (số lô, hạn sử dụng, phương pháp bảo quản/ vận chuyển (bảo quản lạnh hay nhiệt độ thường)) và thời hạn cần thu hồi tới các đơn vị liên quan.

Đơn vị chịu trách nhiệm thu hồi Các đơn vị liên quan

2.

Thống kê số lượng vắc xin/dung môi tạm ngừng sử dụng hoặc cần thu hồi của từng đơn vị để báo cáo lãnh đạo

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

Cán bộ quản lý kho vắc xin

3.

Chuẩn bị một khu vực riêng trong kho đơn vị hoặc tủ lạnh riêng với thể tích lạnh phù hợp để lưu trữ vắc xin tạm ngừng sử dụng/ vắc xin thu hồi biệt trữ chờ xử lý

Trong trường hợp không có tủ lạnh riêng, chuẩn bị một góc riêng trong tủ lạnh, có ngăn cách vật lý và dấu hiệu nhận biết rõ ràng, vắc xin phải đóng gói niêm phong vắc xin biệt trữ để tránh nhầm lẫn.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

4.

Thu hồi vắc xin: trường hợp phải thực hiện thu hồi vắc xin từ các đơn vị về bảo quản tại kho quân khu, cần thực hiện giao/nhận vắc xin theo đúng Qui trình 09 vận chuyển vắc xin bằng hòm lạnh và Qui trình 01 tiếp nhận vắc xin, dung môi.

Cán bộ quản lý kho vắc xin

Nhân viên giao/ nhận vắc xin.

Cán bộ phụ trách chuyên môn kho

5.

Biệt trữ vắc xin:

- Trường hợp vắc xin tạm ngừng sử dụng phải biệt trữ chờ xử lý:

+ Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh hoặc khu vực riêng trong tủ lạnh theo Quy trình 02 bảo quản vắc xin, dung môi trong tủ lạnh đến khi có phương án xử lý.

+ Gắn biển cảnh báo màu vàng, chữ đen “Vắc xin biệt trữ chờ xử lý” trên tủ lạnh hoặc khu vực chứa vắc xin này.

+ Vắc xin đã được cấp phát nhưng do vấn đề trong quá trình vận chuyển hoặc giao nhận phải quay về kho, sau khi được kiểm tra xác nhận và đưa ra khỏi hòm lạnh, xe lạnh cần bố trí khu vực riêng trong tủ lạnh, chú ý việc theo dõi chất lượng và cấp phát trước các vắc xin này

- Trường hợp vắc xin biệt trữ chờ hủy:

+ Đưa vắc xin chờ hủy ra ngoài dây chuyền lạnh, chuyển vào khu vực biệt trữ chờ hủy trong kho có gắn biển cảnh báo màu đỏ, chữ đen “Vắc xin biệt trữ chờ hủy”.

+ Đóng gói niêm phong các thùng vắc xin, ghi rõ thông tin chi tiết như tên vắc xin, số lượng, số lô, hạn sử dụng trên thùng.

+ Tiến hành các thủ tục để hủy vắc xin theo qui định đảm bảo an toàn cho người và môi trường.

Nhân viên quản lý kho vắc xin.

Phụ trách chuyên môn

6.

Tiến hành các thủ tục để hủy vắc xin theo qui định nhằm đảm bảo an toàn cho người và môi trường

Báo cáo tình hình thu hồi, biệt trữ/ hủy vắc xin cho lãnh đạo Quân khu và Ban chỉ đạo chiến dịch.

Phụ trách chuyên môn

Lãnh đạo đơn vị

 

 

 

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

 

1. Mục đích

Tài liệu này hướng dẫn xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh nhằm giảm thiểu những yếu tố bất lợi phát sinh trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin; đảm bảo các loại vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C trong suốt thời gian vận chuyển.

2. Các thiết bị và tài liệu liên quan

- Điện thoại di động

- Danh sách các đơn vị trong cung đường vận chuyển vắc xin

- Qui trình xử trí sự cố bảo quản vắc xin trong tủ lạnh.

- Kinh phí dự phòng mua xăng dầu, sửa chữa xe

3. Các bước tiến hành

TT

Công việc thực hiện

Phân công

4.1.

Khi sự cố xảy ra trên đường

 

1

Gọi điện thoại thông báo ngay tình hình sự cố cho lãnh đạo/ cán bộ phụ trách chuyên môn kho để thông báo tình hình xin ý kiến giải quyết.

Lái xe/ người vận chuyển vắc xin

2

a.Với xe tải lạnh: Thực hiện ngay các biện pháp cần thiết đối với các trường hợp sau:

* Trường hợp hỏng động cơ ô tô:

- Xe lạnh ở gần nguồn điện: Vận hành hệ thống lạnh bằng điện.

- Xe lạnh ở xa nguồn điện, không vận hành hệ thống lạnh bằng điện được: Nếu thấy nhiệt độ khoang lạnh lớn hơn 8°C thì mua đá dọc đường để duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin. Không dùng đá khô vì có thể làm nhiệt độ khoang lạnh thấp dưới 0°C và gây ngộ độc.

- Trong trường hợp sửa xe mất ít thời gian thì tiến hành sửa chữa động cơ ô tô để tiếp tục vận chuyển vắc xin tới nơi nhận.

- Trong trường hợp sửa xe mất nhiều thời gian hoặc không sửa được, lái xe liên hệ với các đơn vị gần nhất để được hỗ trợ.

* Trường hợp hỏng hệ thống lạnh

- Kiểm tra, nếu thấy nhiệt độ khoang lạnh hơn 10°C thì mua đá dọc đường để duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin.

- Nếu xe tải lạnh ở khu vực gần Kho, lái xe quay xe về Kho, đồng thời thông báo cho lãnh đạo kho vắc xin để có kế hoạch nhận lại vắc xin.

-  Trong trường hợp xe tải lạnh ở xa Kho

+ Liên hệ với đơn vị gần nhất để được giúp đỡ như gửi vắc xin vào kho của địa phương hoặc điều xe tải lạnh của địa phương đến chuyển vắc xin. Trường hợp phải gửi vắc xin vào kho của địa phương, lái xe phải bàn giao số lượng vắc xin với thủ kho và yêu cầu thủ kho bảo quản vắc xin theo đúng nhiệt độ yêu cầu.

+ Liên hệ với lãnh đạo phụ trách điều xe từ quân khu tới chuyển tiếp.

- Khi chuyển vắc xin sang xe lạnh khác, lái xe phải chuyển cùng các thiết bị theo dõi nhiệt độ đi kèm.

- Tiến hành sửa chữa hệ thống lạnh để tiếp tục vận chuyển vắc xin tới nơi nhận (nếu được).

Trong thời gian bị sự cố, người vận chuyển/ lái xe phải thường xuyên liên hệ với phụ trách chuyên môn của kho để có ý kiến chỉ đạo.

* Trường hợp hỏng các bộ phận khác: Nếu hệ thống khoang lạnh vẫn hoạt động bình thường, tiến hành sửa chữa để tiếp tục vận chuyển vắc xin tới nơi nhận.

Lái xe/ người vận chuyển vắc xin

Cán bộ Quản lý kho

Cán bộ Phụ trách chuyên môn kho

Lãnh đạo đơn vị

3.

b. Với xe tải thông thường: Thực hiện ngay các biện pháp cần thiết đối với các trường hợp hỏng động cơ ô tô như sau:

-   Trong trường hợp sửa xe mất ít thời gian thì tiến hành sửa chữa động cơ ô tô để tiếp tục vận chuyển vắc xin tới nơi nhận.

-   Trong trường hợp sửa xe mất nhiều thời gian hoặc không sửa được:

+ Liên hệ với đơn vị gần nhất trên địa bàn tỉnh để được giúp đỡ như điều xe của địa phương đến chuyển vắc xin hoặc liên hệ với lãnh đạo kho để điều xe từ quân khu tới hỗ trợ.

+ Kiểm tra, nếu thấy nhiệt độ trong hòm lạnh bảo quản vắc xin vượt trên +10°C thì mua đá dọc đường để duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin trong khoảng từ 2°C -8°C (cần cho đá lạnh vào trong các túi nilon để tránh nước gây bong tróc nhãn vắc xin)

Lái xe/ người vận chuyển vắc xin

Cán bộ Quản lý kho

Cán bộ Phụ trách chuyên môn kho

Lãnh đạo đơn vị

4.2. Khi lái xe trở về Kho

1

Lái xe/ người vận chuyển phải báo cáo cụ thể tình hình sự cố cho lãnh đạo đơn vị/ cán bộ Phụ trách chuyên môn, đồng thời chuyển hồ sơ giao nhận vắc xin và các thiết bị theo dõi nhiệt độ cho nhóm quản lý kho vắc xin.

Trường hợp vắc xin mang trả lại kho thì tiến hành các bước phân loại xử trí vắc xin theo Qui trình 11 xử trí sự cố bảo quản và Qui trình 14 thu hồi/ biệt trữ vắc xin.

Lái xe/ người vận chuyển vắc xin

Cán bộ Quản lý kho

Cán bộ Phụ trách chuyên môn

Lãnh đạo đơn vị

2

Nhóm quản lý kho vắc xin sẽ tiến hành đọc các thiết bị theo dõi nhiệt độ, xem xét hồ sơ và báo cáo Lãnh đạo đơn vị/ quân khu để báo cáo Ban chỉ đạo chiến dịch

Cán bộ Phụ trách chuyên môn kho

Lãnh đạo quân khu

 

 

Danh sách liên hệ trong trường hợp khẩn cấp (tên/ số điện thoại);

+ Thủ trưởng phụ trách kho.............................................. :

+ Cán bộ Phụ trách chuyên môn kho............................................. :

+ Cán bộ Quản lý kho...................................................... :

 

 

HƯỚNG DẪN VẬN CHUYỂN VẮC XIN COVID-19 TỪ SÂN BAY TỚI CÁC KHO BẢO QUẢN

 

1. Mục tiêu

Các vắc xin COVID-19 hiện đang được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có 3 khoảng nhiệt độ khuyến cáo bảo quản: từ 2°C đến 8°C, từ -25°C đến -15°C và ở nhiệt độ âm/âm sâu. Thời gian có thể bảo quản mỗi loại vắc xin với từng khoảng nhiệt độ là khác nhau. Các vắc xin có điều kiện bảo quản khuyển cáo ở nhiệt độ âm sau khi rã đông thường chỉ có thể sử dụng tối đa trong vòng 30-31 ngày. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm chủng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn tiêm chủng.

Để đáp ứng việc vận chuyển và bảo quản vắc xin đảm bảo hiệu quả, tối đa hóa được các kho về dung tích bảo quản đồng thời đảm bảo thời gian vận chuyển vắc xin nhanh nhất tới các điểm tiêm chủng, cần tuân thủ quy trình vận chuyển vắc xin COVID-19 với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.

2. Quy trình

2.1. Vắc xin bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C:

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ hoàn thiện thủ tục nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C từ nước ngoài, từ các nhà tài trợ hoặc tiếp nhận từ nhà phân phối tại Việt Nam. Sau đó, vắc xin sẽ được chuyển về kho bảo quản vắc xin tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.

- Sau khi có giấy phép xuất xưởng, có quyết định phân bổ vắc xin của Bộ Y tế về tới các quân khu và các tỉnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có văn bản thông báo cho Tổng cục Hậu cần, Cục Quân Y và các Quân khu thuộc Bộ Quốc phòng về việc tiếp nhận và vận chuyển vắc xin bao gồm: đầu mối liên hệ, thời gian, loại vắc xin, số liều, số kiện...

- Căn cứ thông tin nêu trên, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tiếp nhận và vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C từ kho bảo quản vắc xin tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về kho Quân khu.

- Sau khi tiếp nhận, cán bộ tại các kho Quân khu sẽ tiến hành tháo dỡ, phân lô, kiểm đếm và ghi vào báo cáo tiếp nhận: loại vắc xin, số lô, số lượng, hạn sử dụng, tình trạng khi tiếp nhận... gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (phụ lục 1).

- Vắc xin sẽ được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C trong tủ lạnh chuyên dụng tại các kho Quân khu.

2.2. Vắc xin bảo quản ở nhiệt độ âm/âm sâu và có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C:

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

- Sau khi có thông báo về việc tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19 bảo quản ở nhiệt độ âm/âm sâu từ nước ngoài, từ các nhà tài trợ hoặc tiếp nhận từ nhà phân phối tại Việt Nam, Bộ Y tế sẽ bàn hành quyết định phân bổ vắc xin.

- Sau khi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoàn thiện thủ tục nhận vắc xin, căn cứ quyết định phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, đơn vị cung ứng vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ âm/âm sâu và bàn giao cho các kho Quân khu.

- Cán bộ tại các kho Quân khu sẽ tiến hành tháo dỡ, phân lô, kiểm đếm và ghi vào báo cáo tiếp nhận: loại vắc xin, số lô, số lượng, hạn sử dụng, tình trạng khi tiếp nhận... gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngay sau khi tiếp nhận (phụ lục 1).

- Thực hiện các bước hoàn trả thùng vận chuyển cho nhà sản xuất (phụ lục 2).

- Vắc xin sẽ được bảo quản trong tủ âm sâu tại các kho Quân khu. Dán nhãn “Vắc xin chờ kiểm định, chưa được cấp phát”.

- Lấy mẫu kiểm định: Trong trường hợp nhiều lô vắc xin khác với lô vắc xin bảo quản lại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur:

+ Sau khi nhận được báo cáo tiếp nhận vắc xin từ các Quân khu, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo số liều vắc xin của mỗi lô cần được lấy mẫu kiểm định.

+ Các Quân khu có trách nhiệm chuyển mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh hoặc Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế trong vòng 02 ngày sau khi nhận được thông báo. vắc xin lấy mẫu kiểm định cần được bảo quản ở nhiệt độ 2°C đến 8°C trong quá trình vận chuyển.

- Sau khi có giấy phép xuất xưởng, các Quân khu mới được phép cấp phát vắc xin.

2.3. Đối với vắc xin bảo quản ở nhiệt độ từ -25°C đến -15°C:

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ hoàn thiện thủ tục nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 bảo quản ở nhiệt độ -25°C đến -15°C từ nước ngoài, từ các nhà tài trợ hoặc tiếp nhận từ nhà phân phối tại Việt Nam. Sau đó, vắc xin sẽ được chuyển về kho vắc xin tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh bảo quản ở nhiệt độ -25°C đến -15°C.

- Sau khi có giấy phép xuất xưởng, Bộ Y tế sẽ ban hành quyết định phân bổ vắc xin.

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có văn bản thông báo cho Tổng cục Hậu cần, Cục Quân Y và các Quân khu thuộc Bộ Quốc phòng về việc tiếp nhận và vận chuyển vắc xin bao gồm: đầu mối liên hệ, thời gian, loại vắc xin, số liều, số kiện...

- Căn cứ thông tin nêu trên, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tiếp nhận và vận chuyển vắc xin bằng xe tải lạnh ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C từ kho bảo quản vắc xin tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về kho Quân khu.

Sau khi tiếp nhận, cán bộ tại các kho Quân khu sẽ tiến hành tháo dỡ, phân lô, kiểm đếm và ghi vào báo cáo tiếp nhận: loại vắc xin, số lô, số lượng, hạn sử dụng, tình trạng khi tiếp nhận... gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (phụ lục 1).

Vắc xin sẽ được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C trong tủ lạnh chuyên dụng tại các kho Quân khu.

 

 
 
 

HƯỚNG DẪN XUẤT TRẢ THÙNG BẢO QUẢN VẮC XIN CHO NHÀ SẢN XUẤT

 

Bước 1: Nhận thùng bảo quản vắc xin từ đơn vị cung ứng

- Đơn vị DHL vận chuyển: Mở nắp bìa các tông của thùng bảo quản vắc xin, lấy quyển sổ hướng dẫn màu tím và nhãn hoàn trả in sẵn ở mặt trên của nắp thùng. Cho nhãn hoàn trả in sẵn vào túi nilon (đây là loại túi nilon trong suốt có sẵn keo để dán) do công ty DHL cung cấp (đảm bảo nhãn hoàn trả của thùng nào thì đi cùng thùng đấy) cùng với hóa đơn chiếu lệ in ra từ file có sẵn.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

- Tắt thiết bị theo dõi nhiệt độ Controlant logger bằng cách giữ nút Stop shipment trong vòng 5 giây, thiết bị sẽ nháy 4 lần sau đó tắt, thả tay ra khỏi nút bấm.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Đảm bảo thiết bị theo dõi nhiệt độ Controlant logger được đặt lại bên trong thùng ngay tại vị trí được gắn lúc giao hàng.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Bước 2: Loại bỏ hết đá khô trong thùng bảo quản sau khi lấy hết vắc xin ra khỏi thùng

Sử dụng nhãn trắng để che đi phần đánh dấu đá khô UN1845 & hình thoi số 9 vì thùng bây giờ không còn chứa đá khô.

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Lưu ý: Đảm bảo tất cả nhãn hàng hóa nguy hiểm (bao gồm tất cả nhãn hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển) được che đi.

KHÔNG ĐƯỢC CHE nhãn pin lithium UN3481 trong khung viền màu đỏ.

Bước 3: Dán tem để che đi phần đánh dấu đá khô

Tem dán để che đi phần đá khô được bóc từ mặt sau của quyển sổ hướng dẫn màu tím (phần giấy có sẵn keo màu trắng) đi kèm trong mỗi thùng.

 

 

 

Chú ý: KHÔNG ĐƯỢC CHE nhãn pin lithium UN3481 trong khung viền màu đỏ.

 

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Quyết định 478/QĐ-QLD của Cục Quản lý Dược ban hành Hướng dẫn về việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin phòng COVID-19

Bước 4: Dán túi nilon có đựng nhãn hoàn trả in sẵn và hóa đơn chiếu lệ lên phía góc trái phía trên của thùng (dán đè lên phần nhãn che phần đá khô)

Bước 5: Dán nắp thùng lại bằng băng dính trong. Thùng đã sẵn sàng hoàn trả lại cho nhà sản xuất.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

THE DRUG ADMINISTRATION

OF VIETNAM

_________

No. 478/QD-QLD

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

________________________

Hanoi, August 10, 2021

 

 

 

DECISION

On promulgation of instructions for receipt, transportation, storage and use of COVID-19 vaccines

____________

THE DIRECTOR

OF THE DRUG ADMINISTRATION OF VIETNAM

 

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of the Government, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to Decision No. 7868/QD-BYT dated December 28, 2018 of the Minister of Health, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Drug Administration of Vietnam under the Ministry of Health;

Pursuant to Decision No. 3043/QD-BYT dated June 24, 2021 of the Minister of Health on the establishment of the Steering Committee for the National COVID-19 vaccination campaign;

Pursuant to Circular No. 03/2018/TT-BYT dated February 9, 2018 of the Minister of Health on the distribution of drugs and medicinal ingredients;

Pursuant to Circular No. 36/2018/TT-BYT dated November 22, 2018 of the Minister of Health on the storage of drugs and medicinal ingredients;

At the proposal of the Head of the Department of Pharmaceutical Business Management and the Head of the Department of Drug Quality Management.

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate instructions for receipt, transportation, storage and use of COVID-19 vaccines in the National COVID-19 Vaccination Campaign in the Appendix to this Decision.

Article 2. Heads of relevant agencies shall promulgate professional processes applicable at their workplaces on the ground of these instructions.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Chief of the Office, Heads of the Divisions of Pharmaceutical Business Management and Drug Quality Management under the Drug Administration of Vietnam, Director of the Central Institute of Hygiene and Epidemiology and heads of relevant agencies shall implement this Decision./.

 

 

P.P. THE DIRECTOR

THE DEPUTY DIRECTOR

 

(signed)

 

Le Viet Dung

 

 

 

APPENDIX

Instructions for receipt, transportation, storage and use of COVID-19 vaccines in the National COVID-19 vaccination campaign

(Promulgated with Decision No. 478/QD-QLD dated August 10, 2021 of the Director of the Drug Administration of Vietnam on promulgation of instructions for receipt, transportation, storage and use of COVID-19 vaccines)

________________________

No.

Instructions

1

Receipt of vaccines

2

Storage of vaccines in refrigerators

3

Storage of solvents

4

Storage of vaccines in ultra-cold freezers

5

Storage of vaccines in insulated containers

6

Monitoring vaccine storage temperature

7

Freezing and defrosting ice packs

8

Packing vaccines into cold boxes

9

Transportation of vaccines by refrigerator trucks

10

Transportation of vaccines in cold boxes

11

Maintenance and repair of refrigerators and freezers

12

Handling of emergencies

13

Distribution of vaccines

14

Inventory of vaccines and solvents

15

Recall and separate storage of vaccines

16

Handling of transportation-related problems

17

Transportation of COVID-19 vaccines from airports to warehouses

18

Return of vaccine storage boxes to the manufacturers

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR RECEIPT OF VACCINES AND SOLVENTS

          1. Objectives

          Those instructions aim to help staff involved in receipt of vaccines fully and synchronously implement the steps to receive vaccines and solvents to ensure safety for them and minimize impacts of the surrounding environment (temperature, light, etc.) on their quality as well as avoid confusion of them.

2. Relevant equipment and materials

Cold chain equipment and temperature monitoring instruments, including: refrigerators, cold boxes, ice packs, temperature monitoring devices.

          Vaccine distribution documents, vaccine management books, receipts of vaccine delivery, etc.

          3. Procedures

          3.1. Preparation

          3.1.1. Prepare refrigeration equipment, ensuring sufficient capacity to store vaccines before their receipt.

          - Refrigerators: storing vaccines over a range of +2°C to +8°C.

          - In case the refrigerators are currently storing other vaccines, warehouse-keepers shall rearrange those vaccines to ensure enough room and separation to avoid confusion with the new vaccines.

          3.1.2. Check and prepare enough temperature monitoring devices for vaccine storage, which are suitable for each refrigeration equipment: Check the operation of temperature monitoring devices of each refrigerator, and automatic temperature recording devices.

          3.1.3. Prepare a vaccine management book to record information upon receipt.

          3.1.4. Hand washing: Staff must wash their hands before handling vaccine boxes and vials.

          3.2. Steps

No.

Work contents

Assigned staff

1

Hand over relevant documents: warehouse release note/receipt of vaccine delivery, and vaccine lots release certificate.

Warehouse managers

Vaccine receiving staff

Vaccine delivery staff

2

Check the vaccine storage temperature upon receipt (temperature of refrigerator trucks and cold boxes). Record the temperature on the receipt of vaccine delivery.

Warehouse managers

Vaccine receiving staff

Vaccine delivery staff

3

Hand over vaccines:

Check and compare each type of vaccine and solvent with the warehouse release note:

* In terms of senses:

Check the condition of transporting vehicles/refrigerators: external condition, cleanliness, arrangement.

Check the condition of each vaccine box: integrity, contamination, etc.

* In terms of details: Check with relevant records:

- Name of vaccine/solvent

- Consignment number, expiry date,

- Number of vaccines of each consignment

- Status of temperature monitoring devices

- Temperature of each refrigerator

- Time to receive (specific time, date, etc.) and time to open and inspect each vaccine storage refrigerator

If there is anything unusual or incorrect with the warehouse release note (such as contaminated, torn or blurry packaging, or the number of vaccines, consignment number and expiry date), report to leaders for timely handling.

Warehouse managers

Vaccine receiving staff

Vaccine delivery staff

4

Arrange vaccines in refrigeration equipment in accordance with the Vaccine Storage Guide.

Warehouse managers

5

Arrange solvents on shelves in the warehouse.

Warehouse managers

6

Sign the receipt of vaccine delivery/warehouse release note and keep them in the vaccine/solvent receipt file.

Warehouse managers

7

Record information about vaccines and solvents in the "Receipt" section of the vaccine management book: name of delivery unit, type of vaccine and solvent, place of manufacture, quantity, consignment number, expiry date, temperature/vaccine vial monitor (if any), organoleptic status, etc.

Warehouse managers

INSTRUCTIONS FOR STORAGE OF VACCINES

IN REFRIGERATORS

          1. Objectives

          This document instructs warehouse managers and other staff involved in vaccine/solvent preservation activities on how to arrange and store vaccines/solvents safely in a refrigerator in accordance with regulations so as to minimize mistakes and impacts of temperature and light, etc. on their quality.

          2. Relevant equipment and materials

          - Refrigerators.

          - Temperature monitoring devices: thermometer, automatic temperature recording device, electronic freeze indicator (if any).

          - Daily temperature monitoring chart.

          3. Procedures

          3.1. General principles

          - DO NOT keep medicines, chemicals, specimens, food and drinks in the refrigerator storing vaccines.

          - DO NOT store expired vaccines or those with moldy labels in the refrigerator with other vaccines.

          - DO NOT open the refrigerator door frequently and when not necessary, a list of stored vaccines should be posted on the outside of the refrigerator.

          3.2. Hand washing: Staff must wash their hands before handling vaccine boxes and vials.

          3.3. Steps

No

Work contents

Assigned staff

1

Place the vaccine boxes in baskets of the refrigerator.

NEVER remove the baskets for extra storage space. Leave a space (2cm) between the vaccine boxes for cold air to circulate.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

2

Arrange each vaccine separately, by consignment, by expiry date so that it can be easily dispensed for use according to the principles that the shortest expiration date comes first, and first received vaccines are prioritized for dispersion and use.

In case different vaccines must be stored in the same refrigerator, there must be a physical separation. There must be also separation signs between boxes of different consignments of vaccines.

In case later received vaccines expire sooner, they should be dispensed first according to their expiry date.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

3

Place the temperature monitoring device with the vaccines in the indicated location.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

4

Daily check and monitor the temperature of the refrigerator and record it on the temperature monitoring table according to the Instructions for monitoring and recording vaccine storage temperature.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR STORAGE OF SOLVENTS

1. Objectives

          Solvents should be stored at an appropriate temperature, room temperature (≤25°C) or between +2°C and +8°C. This document guides warehouse managers and other staff involved in Solvent preservation activities on how to arrange and store solvents safely in accordance with regulations so as to minimize mistakes affecting their quality.

2. Relevant equipment and materials

          - Refrigerator.

          - Solvent storage rack/shelf.

          - Daily temperature monitoring chart.

          3. Procedures

          3.1. General principles:

          - Solvents need to be stored in a dry place, not in direct contact with surfaces that are at risk of moisture or mold.

          - Solvents should be arranged on shelves or cabinets and DO NOT place them close to the wall or ground.

          - Solvents can be stored at room temperature (≤25°C) and should be stored at +2°C to +8°C for 24 hours prior to vaccine reconstitution.

          - DO NOT allow the solvents to freeze.

          3.2. Hand washing: Staff must wash their hands before handling vaccine boxes and vials.

          3.3. Store solvents at room temperature (≤25°C):

No

Work contents

Assigned staff

1

Place the solvent boxes on the shelf, leaving a space (2cm) between them for air to circulate. DO NOT place them close to the wall or ground.

Odd solvent vials should be placed in small boxes or baskets and labeled to identify information about their name, number, and expiry date, and do not put odd solvent vials of different consignments in the same box or basket.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

2

Arrange each solvent separately by consignments to avoid confusion and to facilitate their dispensing with vaccines.

Do not put solvent containers of different consignments on the same shelf. In case they need to be placed on the same shelf, the shelf must have a physical separation and a clear sign.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

3

Before vaccine reconstitution, the solvents should be stored at +2°C to +8°C for a minimum of 24 hours.

During the time of storing solvents in the refrigerator, they must not be placed with vaccines. There must be separate and differentiating measures to prevent confusion.

Warehouse managers

Staff involved in arranging and storing vaccines

 

 

INSTRUCTIONS FOR STORAGE OF VACCINES

IN ULTRA-COLD FREEZERS

          1. Objectives

          This document guides warehouse staff on how to store vaccines in ultra-cold freezers to ensure vaccines safety and minimize factors affecting their quality and ensure safety for warehouse keepers.

          2. Relevant equipment and materials

          - Protective equipment: isolation gown + medical cap, facemasks, anti-droplet goggles, waterproof insulated gloves, boots.

          - Ultra-cold freezer.

          3. Terminology - Acronyms

          - FIFO: Principle of allocation "First In - First Out"

          - FEFO: Principle of allocation "First Expiry - First Out"

          - Safe areas: are locations in refrigerators and freezers with a guaranteed temperature between -80°C and -60°C, determined after assessing the temperature uniformity of each cold compartment.

4. Steps

4.1. Ensuring safety for staff:

          + At least 2 people are required when receiving, arranging and storing vaccines with the use of dry ice or ultra-cold freezers.

          + Before opening insulated containers to transport Pfizer vaccines with the use of dry ice (CO2) and an ultra-cold freezer, staff shall wear warm clothes, a mask, thick waterproof gloves, protective goggles, and boots.

          + Do not directly contact the dry ice and the trays/walls of the ultra-cold freezer.

          + Avoid breathing cold air from dry ice and ultra-cold freezers.

Safety precaution: First aid in case of accidents with dry ice:

          • Inhaling CO2: If you feel short of breath or have a headache, these could be signs that you have inhaled too much CO2. Move immediately to a place with fresh air. Immediately call medical care/consultation (E.g. airway clearance, headrest, oxygenation, etc.)

          • Ingestion: Rinse the mouth with clean water immediately if possible. Do not put anything into the unconscious person's mouth. Do not induce vomiting unless directed by medical personnel. Get first aid if there is physical damage.

          • Eye contact: Rinse eyes thoroughly with plenty of water for at least 15 minutes and lift lower and upper eyelids to avoid contact. Get an ambulance immediately

          • Skin contact: Remove contaminated clothing (if possible), and flush exposed area with large amounts of water to thaw. Soap can be used to wash, do not rub the affected area. Get an ambulance if there is a suspicion of physical injury.

4.2. Storing vaccines safely (For warehouse-keeper)

          4.2.1. If vaccines arrive in ultra-cold condition (vaccines have not been thawed)

          a. Immediately after opening the insulated containers for vaccine check-in, open the ultra-cold freezer door to place vaccine trays in the compartments of the freezer. Note that each time only arrange the received vaccines up to 3/4 of the total storage volume of the freezer.

          b. Each time the ultra-cold freezer door opens for no more than 3 minutes or there should be an alarm when the freezer temperature rises to -60°C.

          c. Sort vaccine boxes by consignment, by expiry date to facilitate monitoring, testing and dispensing (compliance with FIFO, FEFO principles and VVM display). Leave a vertical distance of 5-10 cm to distinguish between consignments/vaccines and for air circulation. Make sure the labels of the boxes are visible.

          d. Attach a product classification tag to the shelf/box of each vaccine/solvent lot (according to the attached appendix).

          e. The odd boxes/vials must be placed in the trays/baskets.

          f. Remove vials/boxes of substandard vaccines (out of date) from the refrigerators and freezers and store them in the Containment area for destruction.

          4.2.2. If vaccines arrive in cold condition between +2°C and +8°C (thawed vaccines): place them in refrigerators according to procedure.

          4.3. Monitoring temperature control of vaccine storage (For warehouse-keeper)

          - Daily check the temperature displayed on the control screen of the refrigerators and freezers, twice a day (in the morning at arrival and the afternoon at the leaving and 7 days/week.

          - Record the temperature in the monitoring table (Appendix 1 Ultra-cold freezer temperature monitoring table).

          - At the end of each week, record comments and put them in the archive file.

          - Every month, plug the USB into the refrigerator storage drive to backup/print vaccine storage temperature data from the temperature monitoring device of each refrigerator and freezer.

4.4. Recording and keeping vaccine management documents (For warehouse-keeper)

          - Each refrigerator and freezer must have a warehouse card stating the consignment, expiry date, time, place of receipt/distribution, quantity of import/export/inventory (using warehouse card form) and an outline of vaccines stored in the refrigerators and freezers (Appendix 4) to facilitate vaccine dispensing and avoid opening them to find vaccines.

          - Record and manage information on stored and dispensed vaccines in the management book.

          - Make a monthly inventory of vaccines and record them in minutes. Record the results of physical sensory inspection of each vaccine consignment in the minutes.

 

 

APPENDIX 1: TABLE MONITORING TEMPERATURE

OF ULTRA-COLD FREEZER

From ...../....../20... to ......./......./20...

 

Ultra-cold freezer No.:

Day

 

 

 

 

 

 

 

Temperature (°C)

M

A

M

A

M

A

M

A

M

A

M

A

M

A

-30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-61

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-63

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-64

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-67

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-68

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-71

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-74

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-76

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-78

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-79

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-82

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-84

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-86

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Notes:  M – Temperature recorded in the morning (from 8.00-9.00)

A – Temperature recorded in the afternoon (from 16.00-17.00)

COMMENTS

Time

Temperature changes

Remedy

 

 

 

 

 

 

 

Notes:

            + Record abnormal temperature changes, reasons and remedies

            + No abnormal temperature changes recorded: Write "The freezer is operating normally"

 

 

Unit:..........................

WAREHOUSE CARD

 

Vaccine brand name: ....................................................................................

Consignment No.: ...................................................................................

Expiry date: ...................................................................................................

From (date): ....................................... To (date): ..........................................

 

Time

Comment

Quantity (Dose)

Import

Export

In stock

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Supervisor                  Warehouse manager (his/her signature)

 

 

 

OUTLINE OF VACCINES STORED IN ULTRA-COLD TEMPERATURE NO….

From (date): ............................................... To (date): ...........................................

 

COMPARTMENT NO.

VACCINE BRAND NAME

CONSIGNMENT NO.

QUANTITY (Dose)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Warehouse manager (his/her signature)

INSTRUCTIONS FOR STORAGE OF VACCINES AT ULTRA-COLD TEMPERATURES IN PFIZER’S INSULATED CONTAINERS

  1. . Objectives

This document guide the steps of replenishing dry ice to specialized insulated containers at ultra-cold temperature to preserve vaccines and ensure the safety of vaccines and people who are in charge.

2. Related equipment and materials

- Protective equipment: isolation gown + medical cap, facemask, safety goggles, waterproof insulated gloves, boots

- Dry ice sized 1*2cm: ordered 24 hours in advance to ensure sufficient dry ice for additional needs (about 10-15kg per container)

- Tool for shoveling dry ice: shovel/plastic ladle

- There are 2 types of specialized insulated containers for storing and transporting vaccines of Pfizer BioNTech: SOFTBOX and AEROSAFE.

3. Dry ice replenishment procedures when storing vaccines for a long time at ultra-cold temperatures with Pfizer specialized insulated container

IMPORTANT NOTES when using specialized insulated containers to store vaccines at ultra-cold temperatures:

- It is necessary to store the insulated container in a room with temperatures between 15°C and 25°C to maintain the best capability of keeping ULTRA-COLD temperatures.

- To maintain the amount of dry ice and ultra-cold temperatures of the vaccine, it is necessary to:

Ø 2x/day: Do not open the thermal shipping container more than two times per day

Ø 3 minutes: Do not open the thermal shipping container for more than 3 minutes at a time

Ø 5 days: Replenish dry ice in the thermal shipping container every 5 days

- If you have to open the lid of the insulated container multiple times a day, dry ice needs to be added more often.

- All supplies included in the insulated container should be carefully kept in the insulated container to be returned to the manufacturer for reuse.

3.1. Preparations when receiving/adding dry ice to the insulated container

- At least 2 people to perform the task.

- Those who contact with dry ice need to wear protective clothing, including long-sleeved clothes, boots, glasses, gloves and masks to avoid frostbite.

- Open the ventilation door/turn on the ventilation fan in the area for storage of the insulated container and replenishment of dry ice to avoid CO2 asphyxiation.

- Place a warning sign at the position of adding dry ice: WARNING: KEEP SAFE DURING EXPOSURE TO DRY ICE.

3.2. Within the first 24 hours after receiving the vaccine: open the container, check and add dry ice to the insulated container of the vaccine

3.3. Dry ice replenishment process

3.3.1. Place the insulated container that needs to be replenished on the panet

When adding dry ice to any container, put it on the panet (do not let the container touch the warehouse floor).

3.3.2. Dry ice replenishment process for SOFTBOX insulated container

 

1. Memorize the components inside the insulated container for the quickest dry ice replenishment (within 3 minutes for each container)

Insulated foam lid attached to the carton cover and fitted with a temperature monitoring device and heat probe wires.

Box that holds the vaccine vial trays must be put back into the container after usage in order to return to the manufacturer.

2. Open the insulated container (E) by cutting the tape, put three fingers in the gap to lift the foam lid attached to the container (D). Avoid tearing the cover and the probe wire.

3. Use gloves to lift the dry ice pack (A) out and put it on the shelf

4. Shovel dry ice around the vaccine container compartment (C) so that the dry ice is only up to the top edge of the vaccine container

5. Place dry ice pack (A) back on top of the vaccine container, open pack (A) gently, add dry ice and spread them evenly (do not overfill).

6. Repack the dry ice pack (A) again to the original square shape, make sure the ice pack covers the container and levels with the top edge of the insulated foam container

7. Close the foam lid (D) and carton cover of the insulated container (E) and seal it with tape. Store the vaccine container in a well-ventilated place below 25°C

 

3.3.3. Dry ice replenishment process for AEROSAFE insulated container

1. Memorize the components inside the insulated container for the quickest dry ice replenishment within 3 minutes for each container

The foam lid attached to the carton by a thin aluminum strip and fitted with a temperature monitoring device. Avoid tearing.

The ice tray must be put back into the container when returned to the manufacturer

2. Open the insulated container (E) by cutting the tape then opening the carton cover. Wear gloves when lifting the insulated foam lid (D), avoid tearing the aluminum tape and breaking the probe wire

3. Wear insulated gloves to grab the belt and lift the dry ice tray (A), put it beside the container

4. Shovel dry ice into the compartment around the container so that the dry ice is up to the top edge of the vaccine compartment

5. Replace the dry ice tray (A) to fit the vaccine compartment, then fill the tray with dry ice (A), do not overfill.

6. Close the foam lid (D), carton cover of the insulated container (E) and seal with tape. Store the vaccine container in a well-ventilated place below 25°C.

 

 

 

 

 

Table tracking dry ice replenishment for insulated container No....

From .... /.... /20... to .... /.... /20...

 

No

Hour/minute

Day/month/year

Staff (His/her signature and full name)

Quantity of dry ice added (Estimated)

Supervisor

(His/her signature)

1

 

 

 

..?.. kg

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

(Records kept at the unit’s warehouse)

INSTRUCTIONS FOR MONITORING AND RECORDING VACCINE STORAGE TEMPERATURE

1. Objectives:

As vaccines are sensitive to heat and freezing, they must be kept at the correct temperature. This document provides instructions on the work of and requirements for monitoring and recording the daily temperature during the storage of vaccines in order to promptly handle cases of out-of-range temperatures for the safety and quality of vaccines.

2. Relevant equipment and materials

- Daily temperature tracking chart.

- Temperature monitoring instruments: thermometer, electronic freeze indicator, temperature data logger.

3. Procedures

No

Work content

Assigned staff

1. Preparation

1.1

Place one automatic temperature recorder in each vaccine container.

Place one electronic freeze indicator (if available) with freeze-sensitive vaccines. Do not store them in freezer compartment. Equipment must be encoded (numbered) according to the refrigerating appliances (refrigerator).

Warehouse manager

Staff who is in charge of monitoring and storing vaccines

Positions of temperature monitoring devices:

- For thermometers and temperature date loggers: Placed with vaccines in a position that can be easily seen and likely to be affected by the temperature change when you close or open the refrigerator.

- For electronic freeze indicators: Placed with freeze-sensitive vaccines9. Do not store them in freezer compartment.

Warehouse manager

Staff who is in charge of monitoring and storing vaccines

1.2

Specify the code number of each refrigerator on the daily temperature monitoring chart.

Warehouse manager

2. Every day

2.1

Check the temperature of the temperature data loggers and record it on the monitoring chart twice a day in the early morning (on arrival) and late afternoon (before leaving) for 7 days a week, including Saturday, Sunday and holidays.

Warehouse manager

Staff who is in charge of monitoring and storing vaccines

2.2

Check the temperature indicator for vaccines and freeze indicator (if there are any).

In case of an abnormal situation, it must be reported to the leader/supervisor to handle following the incident handling procedure for vaccine storage.

Warehouse manager

2.3

Check the daily temperature of the automatic temperature logger every 24 hours and record the highest and lowest temperatures on the temperature monitoring chart.

The daily temperature monitored must remain within the acceptable temperature range.

Warehouse manager

Staff who is in charge of monitoring and storing vaccines

2.4

In case out-of-range temperatures occur, it must be reported to the leader/supervisor to handle following the incident handling procedure for vaccine storage.

Staff who is in charge of monitoring and storing vaccines

Warehouse manager

Professional warehouse staff

3. Every month

3.1

At the end of each month, the staff should evaluate and give comments on the monthly temperature condition of each refrigerator with the supervisor's signature on the monitoring chart.

Warehouse staff

Professional warehouse staff

3.2

The staff should replace the temperature tracking chart for every new month and store the previous month's tracking chart. Remember to fill in all information on the temperature monitoring chart (number of the refrigerator, the start date and the end date of monitoring...).

Warehouse staff

3.3

Print/backup temperature data from the automatic temperature loggers for each refrigerator.

Warehouse staff

3.4

In case the monthly refrigerator vaccine storage temperature is not stable, report the situation to the leader.

Warehouse staff

Professional warehouse staff

 

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR FREEZING AND DEFROSTING ICE PACKS

1. Objectives

This document provides instructions on how to freeze and defrost the ice pack properly for safe and effective vaccine storage. If the ice pack is not defrosted properly, the vaccine may be affected by exposure to freezing temperatures.

2. Relevant equipment and materials

- Ice-pack freezers or refrigerators with freezer compartment.

- Ice packs.

- Clean towel.

3. Procedures

No

Work contents

Assigned staff

1.

Calculate the demand for ice packs:

- The number of needed ice packs should be calculated according to the plan for storing and transporting vaccines using cold boxes. The size of the ice pack must match the type of the cold box.

- Calculate the time required to freeze the needed ice packs (Ice packs need at least 24 hours to freeze).

Warehouse manager

2.

Freeze the ice packs:

- Pour clean water into the ice pack up to the specified line. Close the lid tightly. Hold the ice pack upside down and shake it to make sure it does not leak.

- Put the ice packs upright or on their sides in the freezer for at least 24 hours to freeze solid the water inside the ice packs.

- Take the frozen ice packs out of the freezer compartment and close the door.

Warehouse manager Assigned warehouse staff

3.

Defrost the ice packs:

- Keep the ice packs at the ambient temperatures for about 15 to 30 minutes (depends on the temperatures outside) until part of the frozen ice inside melts into water.

- Check to see if an ice pack has been conditioned by shaking it and listening for water.

- Use clean towels to dry the defrosted ice packs before putting them into the cold box or vaccine carrier.

Warehouse manager

 

INSTRUCTIONS FOR PACKING VACCINES INTO COLD BOXES

1. Objectives:

This document provides instructions on how to pack the vaccines properly with defrosted ice packs to reduce the risk of temperature effects on vaccine quality during transport and storage.

2. Relevant equipment and materials

Cold boxes, ice packs and temperature monitoring devices.

3. Procedures

3.1 Preparation

3.1.1 Prepare the ice packs: following the process of freezing and defrosting ice packs (Process 6)

3.1.2. Prepare the cold boxes: The cold box needs to be clean and dry before packing the vaccine.

3.1.3. Wash hands: Staff must wash their hands before touching the vaccine containers and vials.

3.2 Pack the vaccines using cold boxes

No

Work contents

Assigned staff

1.

Put defrosted ice packs against each of the four sides of the cold box (the number of ice packs and the packing methods must follow the instructions for each type of cold box)

Warehouse manager and vaccine transporter

 Professional warehouse staff

2.

The vaccine vials and diluents must be packed in a container with a lid.

Warehouse manager and vaccine transporter

3.

Place the vaccine vials and diluents in the center of the cold box with the top of the vials facing up.

Remember to pack the vaccines tightly in order to avoid collisions during transportation.

Warehouse manager and vaccine transporter

4.

Keep the temperature monitoring device near the vaccines.

Avoid its direct contact with the ice packs

Warehouse manager and vaccine transporter

5.

Place the defrosted ice packs on the top of the cold box.

Warehouse manager and vaccine transporter

6.

Close the lid of the cold box and lock it.

Warehouse manager and vaccine transporter

7.

The cold box or vaccine carrier must always be protected against sunlight during transportation.

Vaccine transporter

 

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR TRANSPORTATION OF VACCINES

BY REFRIGERATOR TRUCKS

 

1. Objectives

This document guides the use of refrigerator trucks for transporting vaccines from vaccine warehouses in military regions to warehouses of other units in order to minimize errors and other factors that impact vaccine quality during its transportation, ensuring that the routes are provided with safe and quality vaccines in a timely and complete manner.

2. Relevant equipment and materials

- Official dispatch/decision on vaccine distribution.

- Receipt of vaccine delivery, warehouse release note and vaccine release certificate. (Appendixes 1, 2 and 3)

- Temperature monitoring devices.

- Refrigerator trucks.

- Information of receiving units: Address, phone number of leaders or staff in charge of receiving warehouses

3. Procedure

Step 1: Formulating a plan on vaccine transportation

Warehouse management leaders or warehouse managers shall:

- Formulate a plan on the distribution and transportation of vaccines that specifies quantity, type, consignment number and estimated time of transportation to receiving warehouses. Inform the plan on transportation (estimated time of transportation, quantity and type of vaccines) to the receiving warehouses.

- Arrange trucks and drivers according to the set plan.

- Notify the drivers:

+ Estimated route, time, location of receipt, full name, phone number of receiving warehouse managers.

+ Technical conditions of vehicles (such as tires, brakes, gasoline, machinery, and cooling system) must be checked before the date of transportation.

+ About 1-2 hours before loading vaccines into trucks, their cooling system must be operated in order to keep the refrigerated compartment at a temperature of between +2 °C and +8°C.

+ Instructions for the handling of transportation-related problems are always available in refrigerator vehicles. (Procedure 15)

Step 2: Packing vaccines and solvents and prepare temperature monitoring devices

Warehouse managers, vaccine warehouse supporting staff or vaccine transporting staff shall:

- Prepare vaccine handover dossiers according to Procedure12: Distribution of vaccines.

- Inventory and compare each type of actual vaccines and solvents (quantity, consignment number and expiry date, etc.) with the warehouse release note. In cases where the actual quantity of vaccines left warehouses does not match the quantity according to consignment number/expiry date indicated on warehouse release notes, the warehouse-keepers shall report it to the leaders involved in warehouse management to modify and rewrite release notes/records.

- Before packing vaccines and solvents, check and record the state of storage temperature and vaccines (labels, mold and color) into the receipt of vaccine delivery (according to Appendix 1).

- Pack vaccines in turn and arrange vaccine boxes into cartons, in which each type shall be kept separate from others. Name of receiving units, type of vaccines, quantity, consignment number and expiry date must be clearly indicated on the outside of labeled bales/cartons. After packing vaccines, they must be re-inventoried according to release notes and sealed for each bale/carton of vaccines (warehouse managers shall be accountable for the number of packed vaccines).

- Install attached temperature monitoring devices.

Step 3: Arranging vaccines into refrigerator trucks for transportation

Warehouse managers, vaccine warehouse supporting staff or vaccine transporting staff, in coordination with drivers, shall perform the following activities:

- Check the temperature of the refrigerated compartment and only load vaccines into refrigerator trucks when the refrigerated compartment is kept at a temperature of between +2°C and +8°C.

- Quickly arrange vaccine bales/cartons of each vaccine receiving point into the refrigerated compartment of refrigerator trucks, ensuring that vaccine boxes must be kept at a certain distance for cold air circulation; do not place vaccines sensitive to freezing temperature near the vent of indoor unit (located at least 0.5m from the indoor unit); arrange vaccine boxes no higher than 2/3 of the truck height; arrange the boxes neatly and firmly to limit collisions and breakage and conveniently distribute to units according to the routes (the first receiving warehouse is at the outermost).

- Place temperature monitoring devices in the vaccine compartment of refrigerator trucks. Lock the vaccine compartment doors carefully and quickly transport vaccines to receiving units as scheduled.

- Sign the vaccine handover record (according to Appendix 2), vaccine warehouse managers shall hand over relevant dossiers (including release notes, receipt of vaccine delivery and release permit for each vaccine lot) and temperature monitoring devices to vaccine transporting staff.

Vaccine transporting staff and drivers shall perform the following activities:

- Upon transportation, the temperature of the refrigerated compartment must be regularly monitored (the temperature monitoring system in the truck cockpit), ensuring that it is kept at a temperature of between +2°C and +8°C. In cases where the temperature in the refrigerated compartment fails to remain at a temperature of between +2°C and +8°C, the handling of incidents shall comply with "Instructions for handing of transportation-related problems" (Procedure 15).

- Upon resting along the road, make sure the cooling system of refrigerator trucks is always running (starting the engine or plugging in the power). In cases of overnight stay, they must regularly monitor the temperature of the refrigerated compartment every 2-3 hours.

- About 45-60 minutes before arriving at vaccine delivery points, contact receiving warehouse managers to actively coordinate the delivery of vaccines as required.

Step 4: Handing over vaccines

- Upon arrival, vaccine transporting staff shall immediately hand over the vaccines and related dossiers (release notes, receipt of vaccine delivery and release permit) to staff involved in the receipt of vaccine delivery.

- Coordinate with receiving warehouse managers in checking and recording the temperature of refrigerated compartment and the temperature on temperature monitoring devices before recording the handover of vaccines into the receipt of vaccine delivery.

- Deliver the correct and complete number of cartons/bales of vaccines to the receiving warehouses.

- Coordinate with receiving warehouse managers in checking the quantity, consignment number, expiry date of distributed vaccines and solvents.

- In cases where there is anything incorrect regarding quantity, consignment or expiry date of vaccines/solvents, receiving warehouse managers shall immediately contact staff or leaders involved in distribution warehouse management for timely handling.

- Fill in all information about handover time, vaccine state, etc. in the handover minutes. Get the signature and seal of the leader in charge of receiving warehouse.

- Upon the receipt, if vaccines show any abnormal signs, the receiving warehouse may not accept the vaccines. Receiving warehouse managers shall make a record that clearly states the reasons for not receiving the vaccines and is confirmed by receiving warehouse leaders, and immediately notify distribution warehouse leaders for timely handling.

Step 5: Handing over equipment, dossiers and backing up vaccine storage temperature data during the transportation

- After returning to the distribution warehouses, the vaccine transporting staff shall be responsible for immediately handing over the receipt of vaccine delivery/warehouse release note of the shipment to staff in charge of thermometer warehouses.

- The staff in charge of distribution warehouses shall print and back up the temperature data recorded by vaccine transporting staff from the temperature monitoring devices on trucks and thermometers placed in the refrigerated compartment, and check the temperature data during the transportation. In cases where the vaccine storage temperature during the transportation does not meet the required temperature (beyond the range of between +2°C and +8°C), the vaccine transporting staff and staff in charge of warehouses must record the problem and report it for handling.

- At the end of the shipment, the staff in charge of warehouses shall send reports to the leaders of military regions.

Form:

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

 

RECEIPT OF VACCINE DELIVERY

 

Vaccine deliverer:

- Full name of representative:................... Position:

- Full name of deliverer: ........................................................Position:

Vaccine consignee:

- Full name of representative:.................... Position:

- Full name of consignee: ......................................................Position:

Today, dd/mm/yyyy at......., the two parties conduct the vaccine delivery with the following contents:

Part I: Relevant dossiers and papers:

 

Number of official dispatch on vaccine delivery

Date of signing

License of National Accreditation Institute

Warehouse release note

Before the receipt

 

 

Yeso Noo

 

After the receipt

 

 

Yeso Noo

Yeso Noo

 

 

Part II: Details of received vaccines and solvents:

Name of vaccines

Calculation unit

Quantity

Consignment No.

Expiry date

Manufacturer

Manufacturing country

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Solvent

Calculation unit

Quantity

Consignment No.

Expiry date

Manufacturer

Manufacturing country

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Part III. Conditions of temperature monitoring devices during the transportation

Total number of checked packages:

Vaccine temperature upon checking:  °C

Temperature monitoring devices:

VVM □

(stages 1, 2, 3, 4)

Electronic freeze indicator

□ (write X or V)

Logtag temperature recorder

Yes □ No □

         
 

 

Part IV: General assessment on the state of consignments: (sanitation, packaging, labels, mold, etc.):

 

                               ….(Location), dd/mm/yyyy…..

Representative of deliverer

Deliverer

Consignee

Representative of consignee

(signature, full name and seal)

 

 

 

 

 

 

 

Form:

 

VACCINE HANDOVER RECORD

Vaccines delivered to: .............................................................

 

1/ Refrigerator truck – License plate:...

2/ Date of handover: dd/mm/yyyy at..........

3/Temperature upon warehouse release: ......................................

4/ Packaging state upon warehouse release: .................................

5/ Relevant handover dossiers:

- Warehouse release certificate of inspection:

Yes

No

- Receipt of vaccine handover:

Yes

No

- Warehouse release note:

Yes

No

 

6/Packaging details:

No.

Type

Number of bales/cartons

Number of odd boxes (if any)

Number of doses

Note

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

Total

 

 

 

 

 

Signature of driver/ transporting staff

Signature of vaccine warehouse-keeper

 
 

Form.

 

WAREHOUSE RELEASE NOTE

dd/mm/yyyy…

Name of consignee:

Reasons for release:

Release at the warehouse:

No.

Name, brand, quality specifications of materials

Calculation unit

Quantity

Unit price

Amount

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Total:

 

 

 

 

 

Total amount (in word):

dd/mm/yyyy..

Head of unit

Staff in charge of distribution warehouse

 

Staff formulating note

Consignee

Warehouse-keeper

 

 

 

 

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR TRANSPORTATION OF VACCINES IN COLD BOXES

 

1. Objectives

This document guides the transportation of vaccines in cold boxes, ensuring that the vaccines are stored at an appropriate temperature.

2. Relevant equipment and materials

- Official dispatch/decision on vaccine distribution.

- Cold boxes, ice packs, thermometers.

- Means of transport: trucks...

- Receipt of vaccine delivery, warehouse release note and vaccine release certificate.

- Information of receiving units: Address, phone number of leaders or staff in charge of receiving warehouses

3. Procedure

Step 1: Formulating a plan on vaccine transportation

Warehouse management leaders or warehouse managers in military regions shall:

- Formulate plan on the distribution and transportation of vaccines that specifies quantity, type, consignment number and estimated time of transportation to the receiving warehouses. Inform the plan on transportation (estimated time of transportation, quantity and type of vaccines) to the receiving warehouses.

- Arrange trucks and drivers according to the set plan.

- Notify the drivers:

+ Estimated route, time, location of receipt, full name, phone number of receiving warehouse managers.

+ Technical conditions of vehicles (such as tires, brakes, gasoline, machinery, and cooling system) must be checked before the date of transportation.

Step 2: Packing vaccines and solvents and prepare temperature monitoring devices

Warehouse managers, vaccine warehouse supporting staff or vaccine transporting staff shall perform the following activities:

- Prepare vaccine handover dossiers according to Procedure12: Distribution of vaccines.

- Pack vaccines and solvents into cold boxes according to Procedure 07: Packing vaccines into cold boxes using ice packs.

Step 3: Arranging cold boxes into trucks for transportation

Warehouse managers, vaccine warehouse supporting staff or vaccine transporting staff, in coordination with drivers, shall perform the following activities:

- Quickly arrange cold boxes containing vaccines of each vaccine receiving point into the refrigerated compartment, arrange the cold boxes neatly and firmly to limit collisions and breakage and conveniently distribute to units according to the routes (the first receiving warehouse is at the outermost).

- Lock the vaccine compartment doors carefully and quickly transport vaccines to receiving warehouses as scheduled.

- Sign the vaccine handover record (according to Appendix 2), vaccine warehouse managers shall hand over relevant dossiers (including release notes, receipt of vaccine delivery and release permit for each vaccine lot) and temperature monitoring devices vaccine transporting staff.

Upon the transportation, vaccine transporting staff and drivers shall perform the following activities:

- In cases where there is any problem arising upon the transportation, they must immediately report it to the leaders and managers of distribution warehouses according to the procedure for handling transportation-related problems.

- In cases where the truck breaks down and it takes a little time to repair the truck, they shall have the truck’s engine repaired to continue transporting the vaccines to the receiving points.

- In cases where it takes a long time to repair the truck or the trucks cannot be repaired, they shall contact the nearest receiving warehouse or the nearest military unit for help such as supporting equipment and machinery for repair or sending another vehicle to replace it to continue transporting the vaccines to the receiving points.

- About 45-60 minutes before arriving at vaccine delivery points, contact receiving warehouse managers to actively coordinate the delivery of vaccines as required.

Step 4: Handing over vaccines

- Upon arrival, vaccine transporting staff shall immediately hand over the vaccines and related dossiers (release notes, receipt of vaccine delivery and release permit) to staff involved in the receipt of vaccine delivery.

- Coordinate with receiving warehouse managers in checking and recording the time of delivery and the temperature in cold boxes before recording the handover of vaccines into the receipt of vaccine delivery.

- Deliver the correct and complete number of vaccines to the receiving warehouses.

- Coordinate with receiving warehouse managers in checking the quantity, consignment number, expiry date of distributed vaccines and solvents.

- In cases where there is anything incorrect regarding quantity, consignment or expiry date of vaccines/solvents, receiving warehouse managers shall immediately contact staff or leaders in charge of warehouses in military regions for timely handling.

- Fill in all information about handover time, vaccine state, etc. in the handover minutes. Get the signature and seal of the leader in charge of receiving warehouse.

- Upon receipt, if vaccines show any abnormal signs, the receiving warehouses may not accept the vaccines. Receiving warehouse managers shall make a record that clearly states the reasons for not receiving the vaccines and is confirmed by the leaders in charge of receiving warehouses, and immediately notify the leaders in charge of warehouses in military regions for timely handling.

­ - Pending handling, vaccines must be stored separately and in a refrigerated container or refrigerator in accordance with storage requirements.

- Recover cold boxes and temperature monitoring devices, and return them to distribution warehouses.

Step 5: Handing over cold boxes, thermometers, dossiers and backing up vaccine storage temperature data during the transportation

- After returning to the distribution warehouses, the vaccine transporting staff shall be responsible for immediately handing over cold boxes, thermometers and receipt of vaccine delivery/warehouse release note of the shipment to staff in charge of thermometer warehouses.

- The staff in charge of distribution warehouses shall back up the vaccine storage temperature data in cold boxes during the transportation. In cases where the vaccine storage temperature during the transportation does not meet the required temperature (beyond the range of between +2°C and +8°C), the vaccine transporting staff and staff in charge of warehouses must record the problem and report it for handling.

- At the end of the shipment, the staff in charge of warehouses shall send reports to the leaders of military regions.

 

Form:

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

RECEIPT OF VACCINE DELIVERY

 

Vaccine deliverer:

- Full name of representative:................... Position:

- Full name of deliverer: ........................................................Position:

Vaccine consignee:

- Full name of representative:.................... Position:

- Full name of consignee: ......................................................Position:

Today, dd/mm/yyyy at......., the two parties conduct the vaccine delivery with the following contents:

Part I: Relevant dossiers and papers:

 

Number of official dispatch on vaccine delivery

Date of signing

License of National Accreditation Institute

Warehouse release note

Before the receipt

 

 

Yeso Noo

 

After the receipt

 

 

Yeso Noo

Yeso Noo

 

 

Part II: Details of received vaccines and solvents:

Name of vaccines

Calculation unit

Quantity

Consignment No.

Expiry date

Manufacturer

Manufacturing country

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Solvent

Calculation unit

Quantity

Consignment No.

Expiry date

Manufacturer

Manufacturing country

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Part III. Conditions of temperature monitoring devices during the transportation

Total number of checked packages:

Vaccine temperature upon checking:  °C

Temperature monitoring devices:

VVM □

(stages 1, 2, 3, 4)

Electronic freeze indicator

□ (write X or V)

Logtag temperature recorder

Yes □ No □

         
 

 

Part IV: General assessment on the state of consignments: (sanitation, packaging, labels, mold, etc.):

                                 ….(Location), dd/mm/yyyy…..

Representative of deliverer

Deliverer

Consignee

Representative of the consignee (signature, full name and seal)

 

 

 

 

 

 

                            

 

 

 

Form:

VACCINE HANDOVER RECORD

Vaccines delivered to: .............................................................

 

1/ Refrigerator truck – License plate:...

2/ Date of handover: dd/mm/yyyy at..........

3/Temperature upon warehouse release: ......................................

4/ Packaging state upon warehouse release: .................................

5/ Relevant handover dossiers:

- Warehouse release certificate of inspection:

Yes

No

- Receipt of vaccine handover:

Yes

No

- Warehouse release note:

Yes

No

 

6/Packaging details:

No.

Type

Number of bales/cartons

Number of odd boxes (if any)

Number of doses

Note

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Total

 

 

 

 

 

Signature of driver

Signature of vaccine warehouse-keeper

 
 

Form.

 

WAREHOUSE RELEASE NOTE

dd/mm/yyyy…

No……

 

Name of consignee:

Reasons for release:

Release at the warehouse:

No.

Name, brand, quality specifications of materials

Calculation unit

Quantity

Unit price

Amount

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Total:

 

 

 

 

 

Total amount (in word):

 

dd/mm/yyyy….

Head of unit

Staff in charge of distribution warehouse

 

Staff formulating note

Consignee

Warehouse-keeper

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR MAINTENANCE OF TCW 4000AC REFRIGERATORS

 

1. Objectives:

This document guides the daily and monthly maintenance of TCW 4000AC refrigerators for vaccine storage in order to minimize the risks that may affect the vaccine quality.

2. Relevant equipment and materials

- Necessary tools: soft brush, clean towel and tray.

- User manual for TCW 4000AC refrigerators

- Operation log book.

- Cold boxes with prepared ice packs

- The refrigerators that have been operated to the specified temperature for vaccine storage if they have to be temporarily moved to perform maintenance.

3. Procedure

3.1. Daily tasks

- Check the operation of refrigerators: electrical connection and automatic temperature monitoring devices attached.

- Clean the dust on the outside of refrigerators.

3.2. Weekly tasks

- Check condensate trays, in cases where there is a lot of condensation, the standing water shall be poured out while refrigerator compartments shall be checked for standing water. Unclog drain hoses if they are blocked.

- Check the tightness of refrigerator door gaskets and clean the compartment gaskets.

- Check for ice and frost and defrost if ice clings to indoor unit or wall of compartments >0.5cm. Defrosting/deicing shall be conducted by the following steps:

+ Step 1: Move vaccines and solvents in the refrigerator to a safe place: a cold box with ice packs OR another refrigerator.

+ Step 2: Turn off the power and unplug it from the outlet.

+ Step 3: Open the refrigerator door until the ice and frost on the inside melt. Do not use knives or other sharp objects to pry.

+ Step 5: Dry the refrigerator inside with a clean towel.

+ Step 6: Check the shelves and equipment inside the refrigerator.

+ Step 7: Close the refrigerator door.

+ Step 8: Turn on the power. Monitor the temperature in the refrigerator until the desired and stable temperature is reached (this level is often reached after 24 hours).

+ Step 9: Transfer vaccines and solvents back to the refrigerator.

3.3. Monthly tasks

a. Clean the refrigerator lids or doors with diluted soapy water.

b. Clean the TCW 4000AC refrigerator by the following these steps:

NOTE: Before cleaning the TCW 4000AC refrigerator, all vaccines must be taken out for temporary storage in a cold box with ice packs OR another refrigerator in good working status.

• Turn off the power switch and unplug it from the outlet.

• Prepare temporary storage devices and move vaccines out of the refrigerator to storage devices that ensure an appropriate temperature as prescribed.

• Remove the plastic cover of the container, and use a screwdriver to remove the temperature probe on the inside surface of container and the inner liner.

• Use warm water and neutral detergent to clean all inside and outside parts, refrigerator lids and lid gaskets. Then dry thoroughly.

• After cleaning the TCW 4000AC refrigerator, place the inner liner in the correct position and fix the temperature probe. Reattach the plastic cover of container. Close refrigerator lids.

• Check the cleanliness of the compressor and heat sink. The equipment will fail to operate correctly in cases where these parts are covered with dust. The compressor and heat sink shall be cleaned as follows:

+ Expose the refrigerator side where the hot rig and compressor compartment are located.

+ Use a screwdriver to open the screws in the compressor compartment and remove the protective cover.

+ Sweep all the dust on the heat sink and in the compressor compartment with a soft brush.

+ Close the protective cover and re-tighten the fixing screws.

• Plug in the power and turn on the switch for the TCW 4000AC refrigerator.

• Run the refrigerator and monitor the refrigerator temperature displayed on the screen and automatic temperature monitoring devices (Fridge-tag 2).

• Take vaccines from temporary storage devices back into the TCW 4000AC refrigerator only when the refrigerator has reached a temperature of between +2°C and +8°C.

c. The warehouse managers shall supervise the performance and the staff involved in maintenance shall record the date and contents of maintenance in the operation logbook, assess the operation process and the refrigerator state.

 

Form of operation logbook

 

MACHINERY DETAILS

AND OPERATION LOG BOOK

 

NAME OF EQUIPMENT:............................................

 

 

 

 

 

 

 

 

MACHINERY DETAILS

 

I. GENERAL INFORMATION

1. Manufacturer/Origin:........................................................................

2. Model and type of machine:..............................................................

3. Serial number:..................................................................................

4. Put-into-use date:.............................................................................

II. SPECIFICATIONS:

1. Voltage:

2. Capacity: .........................................................................................

3. Size:      

4. Weight: 

5. Other specifications:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

 

Person in charge of unit:

 

 

 

III. INFORMATION ON SUPPLIER AND WARRANTY

1. Supplier:

Name of supplier:.................................................................................

Address:...............................................................................................

Phone number:......................................................................................

2. Warranty unit:

Name of warranty unit:.........................................................................

Address:...............................................................................................

Phone number:......................................................................................

IV.MANAGEMENT/REPAIR, REPLACEMENT/MAINTENANCE:

TIME

ASSIGNED STAFF

WORK CONTENTS

NOTE

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

INSTRUCTIONS FOR HANDLING OF EMERGENCIES REGARDING VACCINES STORED IN REFRIGERATORS

1. Objectives

This document guides the handling of emergencies (prolonged power outages, fires, natural disasters, floods and broken refrigerators, etc.) in order to ensure the safety of vaccines stored in refrigerators and the safety for people.

2. Relevant equipment and tools

- Backup generator and fuel.

- Standard fire-fighting orders mounted at warehouses and fire-fighting tools.

- Equipment operation logbook.

- List of names/phone numbers of staff for maintaining prompt communications in case of emergency: warehouse-keeper, warehouse specialist, leader of warehouse and leader of unit.

3. Procedure

Principle: In an emergency, the vaccine storage temperature should be maintained between 2°C and 8°C for all vaccines.

3.1. Scenario 1: PROLONGED POWER OUTAGES

When there is a prolonged power outage or a power failure without knowing when the power will be restored, which can affect the quality of vaccines, the following steps should be taken immediately:

 

No.

Contents

Assigned staff

1

Immediately notify the direct manager.

Detectors

2

Run a backup generator (if any) and make sure to reserve enough fuel for the generator.

In cases where the unit does not have a backup generator, the handling of vaccines should comply with the same procedure as cases of broken refrigerators.

Limit opening refrigerator doors during a power outage

Technical staff in charge

3

After the backup power is supplied, record the temperature of vaccine storage refrigerators at the time the warehouse resumes operation in the equipment operation logbook.

Coordinate with technical staff to check the operating status of refrigerators.

- In cases where the refrigerators are working properly, continue to store vaccines as usual.

- In cases where the refrigerators fail to operate in a stable manner, notify persons in charge directly to handle and remedy.

Warehouse managers/technical staff

4

When the grid power is restored. Warehouse managers must check and monitor the operating status of all refrigerators to ensure their stable operation. Record the storage temperature of refrigerators (after the grid power is restored stably about 30 minutes and every 30 minutes within the first 2 hours to ensure their stable operation) and the operation status of refrigerators in the equipment operation logbook.

Warehouse managers/technical staff

3.2. Scenario 2: FIRES AND EXPLOSIONS IN REFRIGERATED WAREHOUSES

When fires occur in refrigerated warehouses, the following steps must be taken immediately:

No.

Contents

Assigned staff

1

Perform the tasks according to standard fire-fighting orders (alarm urgently, disconnect power, call 114, use fire-fighting means on-site, etc.)

Detectors

2

Move refrigerators to a safe area (if possible). Note: Do not open refrigerator doors.

 

All staff

3

After the fire-fighting is completed.

- In cases where the refrigerators are able to work properly: operate the refrigerators again, inventory vaccines and check the temperature of refrigerators.

- In cases where the refrigerators are unable to operate:

+ Transfer vaccines in damaged refrigerators to other refrigerated equipment and arrange them separately.

+ Inventory affected vaccines and report to leaders of units.

Warehouse manager/technical staff

 

 

3.3. Scenario 3: STORAGE TEMPERATURE OUT OF THE SAFETY RANGE DUE TO BROKEN REFRIGERATORS

When detecting that the refrigerator temperature is out of the safety range for vaccine storage (higher or lower than the required temperature), the following steps must be taken immediately:

No.

Contents

Assigned staff

1

Record the storage temperature of refrigerators at the time of detection in the equipment operation logbook.

Warehouse managers

Warehouse specialists

2

Immediately notify persons in charge and technical staff on duty to remedy the damage in time.

Warehouse managers

Warehouse specialists

Technical staff

3

Coordinate in handling:

- In cases where the refrigerator temperature remains lower than 2°C: open the refrigerator lid until the temperature indicates 7°C, then close it and monitor closely. In cases where vaccines are likely to be frozen, perform a “shake test” of freeze-sensitive vaccines.

- In cases where the refrigerator temperature remains higher than 8°C: Put ice wrapped in a sealed plastic bag or a tray into the refrigerators and monitor the temperature every 30 minutes to ensure the temperature is maintained within the specified range of between 2 °C and 8°C

- Transfer vaccines to other refrigerators or cold boxes (if any) for separate preservation according to the procedure for vaccine storage in the refrigerators and cold boxes.

- In cases of transferring vaccines to cold boxes, the vaccines must be packed according to the procedure for packing vaccines into cold boxes

- In cases where vaccines are transferred to refrigerators, the refrigerators must operate stably and reach the required temperature before transferring the vaccines into such refrigerators.

Warehouse managers

Warehouse specialists

4

Report to the leader of the unit for handling

Warehouse specialists

 

3.4. Scenario 4: OTHER UNUSUAL SITUATIONS (uprooted trees, blown-off roofs, floods, etc.)

- Step 1: Alarm the whole unit

- Step 2: Check and evaluate the impacts on the refrigerator system in order to take appropriate on-site remedial solutions:

o In cases where the refrigerated warehouses are at risk of unsafety due to short circuits, fires or explosions, floods: Disconnect the power supply to the system of refrigerated warehouses.

o Use on-site vehicles to handle the incidents and coordinate in transporting vaccines from broken refrigerators to safe places: For example, move vaccines from the 1st floor to the 2nd floor (in cases of flooding) or cover the roof with tarpaulins (in cases of blown-off roofs) or handle cases of unstable refrigerator temperature according to instructions for scenario 3.

 

INSTRUCTIONS FOR DISTRIBUTION AND ALLOCATION OF VACCINES

 

1. Objectives

This document guides the allocation and distribution of vaccines at units to ensure adequate and timely supply of vaccines for vaccination activities and avoid redundancy/shortage of vaccines.

2. Relevant equipment and materials

- Vaccine distribution plan, vaccine management book, receipt of vaccine delivery/warehouse release note

- Cold boxes, ice packs, temperature monitoring devices.

- Procedures of packing vaccines into cold boxes.

3. Procedures

3.1 Prepare sufficient cold boxes, ice packs in quantity and capacity to store vaccines in each session: Warehouse manager or vaccine delivery/reception staff.

3.2 Handwashing: staff must wash their hands before handling vaccine vials/boxes.

3.3 The vaccine delivery/receipt area must be protected from the effects of weather: shady, avoid direct sunlight, rain, dust, etc..

3.4 Vaccines/solvents allocation

No

Work content

Assigned staff

1

Announce the time, quantity and type of vaccines to the receiving units in order to prepare a plan to receive vaccines.

Staff in charge of vaccine warehouse

2

Transfer the official dispatch/decision on the distribution of vaccines to the accounting department and the vaccine warehouse for the preparation of vaccine release and distribution notes.

Staff in charge of vaccine warehouse

3

Review the official dispatch/decision on distribution of vaccines and solvents: receiving unit and type, quantity, consignment and expiry date of vaccines.

Warehouse manager

4

Establish receipt of vaccine delivery.

Warehouse manager

5

Account for the number of cold boxes and ice packs for advanced preparation according to the Procedure for packing vaccines into cold boxes.

Warehouse manager

Assistant

6

Check the temperature monitoring devices of refrigerators and freezers at the time of distribution. Record the temperature data on the warehouse release note/receipt of vaccine delivery.

Warehouse manager

Vaccine delivery staff

7

Take out the required vaccines of the right type, quantity, and consignment from the refrigerator or freezers.

Compare deliver/receive each type of vaccine according to the export note and pay attention to checking and comparing the consignment number and expiry date of the vaccines. Arrange and pack vaccines into cold boxes according to the Procedures of packing vaccines into cold boxes.

Recording time of packing.

Warehouse manager

Assistant

8

Sign the vaccine handover record and receipt of vaccine delivery/warehouse release note.

Warehouse manager

Vaccine delivery staff

9

Record in the vaccine management book of the allocating unit: receiving unit, distributing quantity, temperature, time of allocation

Warehouse manager

10

Keep the allocation decision/dispatch, release note, and receipt of vaccine delivery

Warehouse manager

 
 

INSTRUCTIONS FOR INVENTORY OF VACCINES AND SOLVENTS

 

1. Objectives

The inventory of vaccines and solvents for accurate determination of quantity, consignment, expiry date and status of each vaccine and solvent stored in the warehouse helps to manage and coordinate vaccines more effectively, aiming to ensure adequate vaccines for timely distribution to the units and limit the situation for expired vaccines. Those procedures guide how to take inventory of the storage of vaccines and solvents quarterly or after each vaccine allocation.

2. Relevant equipment and materials

- Decision on the establishment of the Inventory Council (if necessary or during the inspection).

- Warehouse release/receipt note for vaccines and solvents.

- Receipt of vaccine and solvent delivery.

- Vaccine management accounting book (if any).

- Vaccine and solvent management book

- Previous inventory record.

3. Procedures

3.1. Making inventory of vaccines and solvents after their allocation

No

Work content

Assigned staff

1

Prepare documents: vaccine and solvent management book, vaccine release/receipt note, a record of vaccine delivery/receipt

Warehouse manager

2

Making inventory at the warehouse

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

Warehouse assistant

2.1

Review each type of vaccine and solvent:

+ Quantity.

+ Consignment number.

+ Expiry date.

+ Assess vaccine vial labels and the color and uniformity of vaccines and solvents

+ Indicators on the vaccine label (if any)

2.2

Compare data between vaccine and solvent management books with actual inventory

4

Record the data after inventory in the vaccine and solvent management book.

In case of data mismatching with the management book, detect causes and work out solutions.

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

 
 

 

3.2. Making inventory quarterly

No

Work content

Assigned staff

1

Announce the inventory plan, prepare inventory records.

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

2

Prepare documents: vaccine and solvent management book, vaccine release/receipt note, receipt of vaccine delivery, previous inventory record.

Warehouse manager

3

Making inventory at the warehouse

Leaders of relevant agencies

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

Relevant staff

Assistants

3.1

Review each type of vaccine and solvent:

+ Quantity.

+ Consignment number.

+ Expiry date.

+ Assess vaccine vial labels and the color and uniformity of vaccines and solvents

3.2

Compare data between vaccine and solvent management books with actual inventory

4

Completing the Inventory record.

In case of data mismatching with the management book, detect causes and work out a solution.

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

Report the inventory to the leaders of the agency and keep them in the department.

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

 
 

INSTRUCTION FOR RECALL AND SEPARATE STORAGE OF VACCINES

 

1. Objectives

This document shows how to fully recall and quarantine consignments of vaccines with doubt of quality/vaccine to be destroyed in order to avoid their distribution and ensure the effectiveness and safe uses of vaccines.

2. Relevant equipment and materials

- Decisions/documents of regulatory agencies (Ministry of Health) informing and guiding the suspension of use or withdrawal of a type or consignment of vaccines.

3. Procedures

- Arrange an area in the warehouse for the vaccines to be destroyed: lock or physically isolate it safely from unqualified vaccines.

- Arrange a refrigerator/or some positions in the refrigerator to store vaccines to be verified (waiting for inspection/ instructions from superiors)

- In case the position is in the same refrigerator as other vaccines, it is necessary to pack and seal separately and have physical separation measures and clear signs to avoid misdistribution.

No

Work content

Assigned staff

1.

After receiving the notice of recall/suspension of vaccine use, agencies in charge of recall must make statistics and send a notice detailing the recalled/suspended vaccines (lot number, expiry date, method of storage/transportation (in cold or normal temperature condition) and time to recall to relevant units.

Agencies in charge of recalling

Relevant agencies

2.

Make statistics on the number of vaccines/solvents that need recalling or are temporarily suspended to report to leaders of relevant agencies.

Staff in charge of vaccine warehouse

Warehouse manager

3.

Arrange a separate position in the warehouse or separate refrigerator with suitable cold volume for the storage of the vaccines to be suspended/recalled

In the absence of a separate refrigerator, arrange a separate position in the refrigerator, with physical separation and clear identification, the vaccines must be sealed in isolation to avoid confusion.

Warehouse manager

4.

Vaccine recall: in case it is necessary to recollect vaccines from receiving units for storage at military zone warehouses, it is necessary to deliver/receive vaccines in accordance with Procedure 09 on transporting vaccines by cold boxes and Procedure 01 on receiving vaccines and solvents.

Warehouse manager

Vaccine delivery staff

Staff in charge of vaccine warehouse

5.

Vaccine quarantine:

- In case vaccines are suspended for quarantine:

+ Store them in a refrigerator or a separate position in the refrigerator according to Procedure 02 on storing vaccines and solvents in the refrigerator until a treatment plan is available.

+ Put a yellow sign with black warning "vaccines to be quarantined" on the refrigerator or the area where they are stored.

+ The allocated vaccines recollected due to problems during transportation or delivery, need arranging in a separate position in the refrigerator after being verified and removed from the cold boxes or the refrigerator trucks. Pay attention to monitoring their quality and distribution.

- In case of quarantined vaccines to be destroyed:

+ Take the vaccines to be destroyed outside the cold chain, move them to the quarantine area for destruction in the warehouse with a red sign with a black warning "Quarantined vaccines to be destroyed".

+ Pack and seal vaccines boxes and detail their information such as their name, quantity, consignment number, and expiry date on the box.

+ Carry out procedures to destroy vaccines according to regulations to ensure safety for people and the environment.

 

Staff managing warehouse

Staff in charge of vaccine warehouse

6.

Carry out procedures to destroy vaccines according to regulations to ensure safety for people and the environment

Report the recall, quarantine and destruction of vaccines to the leaders of the Military Region and the Campaign Steering Committee.

Staff in charge of vaccine warehouse

Leaders of relevant agencies

 
 

INSTRUCTIONS FOR HANDLING OF

TRANSPORTATION-RELATED PROBLEMS

 

1. Objectives

This document shows how to solve problems during the transportation of vaccines by refrigerator trucks in order to minimize adverse factors affecting their quality and ensure they are stored between +2°C and +8°C during their delivery.

2. Relevant equipment and materials

- Mobile phones

- List of units in the vaccine transport route

- Procedures for handling problems related to storage of vaccines in the refrigerators and freezers

- Expenses for petrol and repairing

3. Procedures

No

Work content

Assigned staff

4.1.

In case of accidents on the road

 

1

Immediately inform the situation to leaders/Staff in charge of vaccine warehouse for solutions.

Driver/ Vaccine delivery staff

2

a. For refrigerator truck: Immediately take necessary measures in the following cases:

* In case of car engine failure:

- If the refrigerator truck is near the power source, operate the refrigeration system by electricity.

- If the refrigerator truck is too far from the power source for the electrical refrigeration system to operate and the temperature of the cold compartment is higher than 8°C, buy ice along the way to maintain the vaccine storage temperature. Do not use dry ice as it can lower the temperature of the freezer compartment below 0°C and cause poisoning.

- In case it takes little time to repair the truck, repair its engine to continue transporting the vaccine to the destination.

- In case the truck repair takes a long time or cannot be repaired, the driver should contact the nearest unit for assistance.

* In case of failure of the refrigeration system

- If the compartment temperature is colder than 10°C, buy ice along the way to maintain the vaccine storage temperature.

- If the refrigerator truck is near the warehouse, return to the warehouse, and notify its leader to plan to receive the vaccine.

- In case the refrigerator truck is far away from the warehouse

+ Contact the nearest unit for help such as sending the vaccines to the local warehouse or asking for local refrigerator trucks to deliver the vaccines. In case the vaccines must be sent to the local warehouse, the driver must hand over the vaccines to the warehouse keeper and ask him/her to store them at the required temperature.

+ Contact the leader to send vehicles from the military zone to the forwarding area.

- When transferring vaccines to another refrigerator truck, the accompanying temperature monitoring devices must be also transferred.

- Repair the refrigeration system in order to continue transporting the vaccines to their destination (if possible).

During the incident, the transporter/driver must continually contact Staff in charge of the vaccine warehouse for advice.

* In case of damage of other parts: If the cold compartment system is still working properly, repair the damage to continue transporting the vaccine to the destination.

Driver/ Vaccine delivery staff

Warehouse manager

Staff in charge of vaccine warehouse

Leaders of relevant agencies

3.

b. For common truck: Immediately take necessary measures in cases of automobile engine failure as follows:

- In case it takes little time to repair the truck, repair its engine to continue transporting the vaccines to the destination.

- In case the truck takes a long time to repair or cannot be repaired:

+ Contact the nearest unit in the province for help such as sending a local truck to deliver vaccines or contact the leader of the warehouse to send another one from the military region.

+ Check, if the temperature in the cold box is above +10°C, buy ice along the way to maintain the vaccine storage temperature between 2°C and 8°C (the ice needs to be put into plastic bags to avoid water causing the vaccine label to peel off)

Driver/ Vaccine delivery staff

Warehouse manager

Staff in charge of vaccine warehouse

 

 

4.2. On the way back

1

The driver must report the incident to the leader/staff in charge of the vaccine warehouse while transferring the records of vaccine delivery and temperature monitoring devices to the warehouse management team.

In case the vaccine is returned to the warehouse, classify and handle the vaccines according to Procedure 11 on handling storage problems and Procedure 14 on recalling/quarantining the vaccines.

Driver/Vaccine delivery staff

Warehouse manager

Staff in charge of professional affairs

Leaders of agencies

2

The vaccine warehouse management team shall record and review temperature monitoring devices and report to the leaders of the unit/military region and the Campaign Steering Committee.

Staff in charge of professional affairs

Leaders of the Military Region

 

 

List of contacts in case of emergency (name/phone number);

+ Warehouse leader:

+ Staff in charge of vaccine warehouse:

+ Warehouse manager:

 

INSTRUCTIONS FOR TRANSPORTING COVID-19 VACCINES FROM AIRPORTS TO STORAGE FACILITIES

 

1. Objectives

The COVID-19 vaccines currently licensed for use in Vietnam have 3 recommended storage temperature ranges from 2°C to 8°C, from -25°C to -15°C, and at ultra-cold temperature. The time for storing vaccines with recommended temperature ranges is different. Vaccines storing in ultra-cold temperature conditions, after being thawed, are usually used for a maximum of 30-31 days. Therefore, speeding up the delivery of vaccines to vaccination sites is very important to ensure the effectiveness and safety of vaccination.

In order to meet the requirements of effective transportation and storage of vaccines, maximize the storage capacity of the warehouses and ensure the fastest delivery time of vaccines to vaccination sites, it is necessary to comply with the procedures on transporting COVID-19 vaccine with close coordination between units under the Ministry of National Defense and Ministry of Health in the 2021-2022 COVID-19 vaccination campaign.

2. Procedures

2.1. Vaccines stored at between 2°C and 8°C:

- The National Institute of Hygiene and Epidemiology shall complete the procedure for importing COVID-19 vaccines stored at temperatures between 2°C and 8°C from abroad, donors or Vietnamese distributors. Then, the vaccine will be transferred to the vaccine storage warehouse at the National Institute of Hygiene and Epidemiology and Ho Chi Minh City Pasteur Institute.

- After obtaining the Ministry of Health's factory certificate and decision to distribute vaccines to the military zones and provinces, the National Institute of Hygiene and Epidemiology shall notify the General Department of Logistics and Department of Military Medicine and Military Regions under the Ministry of National Defense of vaccine receipt and transportation including: contact list, time, type of vaccine, number of doses and number of packages, etc.

- Based on the above information, the General Department of Logistics directs relevant agencies to work out a plan to receive and transport vaccines by refrigerator trucks at the temperature between 2°C and 8°C from the vaccine storage warehouses of the National Institute of Hygiene and Epidemiology and Ho Chi Minh City Pasteur Institute to those of Military Zone.

- After receiving the vaccines, officers at Military Zone warehouses shall unload, consignment, count them and record in the reception report: vaccine type, consignment number, quantity, expiry date, condition, etc., then sent it to the National Institute of Hygiene and Epidemiology (Appendix 1).

- Vaccines will be stored at temperatures from 2°C to 8°C in refrigerators and freezers at Military Zone warehouses.

2.2. Vaccines stored at ultra-cold temperatures and/or between 2°C and 8°C:

- After the announcement of the receipt of the COVID-19 vaccine stored at an ultra-cold temperature from abroad, donors or Vietnamese distributors, the Ministry of Health shall promulgate decisions to distribute vaccines.

- After the National Institute of Hygiene and Epidemiology completes the procedure to receive the vaccines, based on the decision on vaccine allocation of the Ministry of Health, the supplier will transport the vaccine at ultra-cold temperature and hand them over to the Military Region warehouses.

- Military Region warehouse officers will unload, consign, count and record in the receipt report: type of vaccine, consignment number, quantity, expiry date, status upon receipt, etc. then send it to the National Institute of Hygiene and Epidemiology right after receiving it (Appendix 1).

- Return the shipping containers to the manufacturer (Appendix 2).

- Vaccines will be stored in ultra-cold freezers at Military Region warehouses and label "Undistributed vaccines to be verified".

- Sampling for testing: In case many vaccine consignments are different from those stored at the Institute of Hygiene and Epidemiology/Ho Chi Minh City Pasteur Institute:

+ After receiving reports on vaccine reception from Military Regions, the National Institute of Hygiene and Epidemiology shall notify the number of vaccine doses of each consignment to be sampled for testing.

+ Military Regions are responsible for transferring samples to the National Institute of Hygiene and Epidemiology, Ho Chi Minh City Pasteur Institute or the National Institute for Control of Vaccines and Biological within 02 days after receiving the notice. Vaccines to be sampled for testing should be stored between 2°C and 8°C during transportation.

- Only after obtaining the factory certificate, the Military Regions are allowed to allocate vaccines.

2.3. Vaccines stored at between -25°C and -15°C:

- The National Institute of Hygiene and Epidemiology (NIHE) will complete the import procedure for COVID-19 vaccines stored between -25°C and -15°C from abroad, donors or Vietnamese distributors. Then, the vaccines will be transferred to warehouses at the National Institute of Hygiene and Epidemiology and the Ho Chi Minh City Pasteur Institute for storing between -25°C and -15°C.

- After obtaining the factory certificate, the Ministry of Health shall promulgate a decision on vaccine allocation.

- The National Institute of Hygiene and Epidemiology shall notify the General Department of Logistics, Department of Military Medicine and Military Regions under the Ministry of National Defense of the vaccine reception and transportation, including: contact list, time, type of vaccine, number of doses, number of packages.

- Based on the above information, the General Department of Logistics directs relevant agencies to work out a plan to receive and transport vaccines by refrigerator trucks at temperatures between 2°C and 8°C from the warehouses of the National Institute of Hygiene and Epidemiology and Ho Chi Minh City Pasteur Institute to those of Military Regions.

After receiving the vaccines, officers at Military Zone warehouses shall unload, consign, count them and record in the reception report: vaccine type, consignment number, quantity, expiry date, condition, then sent it to the National Institute of Hygiene and Epidemiology (Appendix 1).

- Vaccines will be stored at temperatures from 2°C to 8°C in refrigerators and freezers at Military Zone warehouses.

 

 
 
 

INSTRUCTION FOR RETURN OF VACCINE STORAGE BOXES TO MANUFACTURERS

 

Step 1: Receive vaccine storage boxes from manufacturers

- - DHL express: Open the cardboard cover of the vaccine storage box, take out the purple instruction booklet and the returning label printed on the top of the box. Put the label in a plastic bag (a transparent plastic bag with glue) provided by the DHL (make sure the returning label goes with the box) along with the proforma invoice printed from an existing file.

- Switch off the Controlant logger temperature monitoring device by holding the Stop shipment button for 5 seconds, the device will flash 4 times then turn off, then leave your hand from the button.

Make sure the Controlant logger temperature monitoring device is repositioned inside the box where it was mounted at delivery.

Step 2: Take out all dry ice after removing vaccines from the box

Use a white label to cover the UN1845 dry ice mark & diamond number 9 as the box no longer contains dry ice.

Notice: Make sure all dangerous goods labels (including those of the express) are covered.

DO NOT COVER the UN3481 lithium battery label in the red frame.

Step 3: Stamp to cover the dry ice mark

The stamp covering the dry ice is peeled off from the back of the purple instruction booklet (paper with white glue) included in each box.

 

 

Note: DO NOT COVER the UN3481 lithium battery label in the red frame.

 

z

Step 4: Attach the plastic bag with the printed returning label and the proforma invoice on the upper left corner of the box (overlap the stamp covering the dry ice mark).

Step 5: Seal the lid of the box with clear tape. The box is ready to be returned to the manufacturer.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 478/QD-QLD PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường