Quyết định 3982/QĐ-BYT 2021 hướng dẫn xử trí Covid-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 3982/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3982/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 18/08/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 18/8/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 3982/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 do chủng vi rút SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Theo đó, với phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, ưu tiên điều trị Covid-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Thai phụ nhiễm Covid-19 (kể cả đã khỏi) cần được quản lý thai 02 - 04 tuần/lần nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, dọa đẻ non/đẻ non.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Covid-19. Cụ thể, đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm COVID-19, xét nghiệm lần 1 từ 02 - 24 giờ tuổi, lưu ý rửa sạch hoặc lau sạch mặt trẻ trước khi lấy mẫu. Vị trí lấy mẫu: họng hoặc mũi; xét nghiệm lần 2 lúc 48 giờ tuổi, lần 3 và lần 4 lúc 07 và 14 ngày tuổi. Đối với trẻ tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 hoặc mẹ mắc Covid-19 sau khi sinh thì xét nghiệm, chẩn đoán và theo dõi như người lớn.
Ngoài ra, ở những nơi điều kiện hạn chế, nên ưu tiên xét nghiệm cho trẻ sơ sinh có triệu chứng do Covid-19 cũng như trẻ sơ sinh phơi nhiễm SARS-CoV-2 cần chăm sóc tại đơn vị hồi sức hoặc những trẻ dự kiến phải nhập viện kéo dài.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định3982/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 3982/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ Số: 3982/QĐ-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ COVID-19 DO CHỦNG VI RÚT SARS-COV-2 Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ TRẺ SƠ SINH
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
TẠM THỜI DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ COVID-19 DO CHỦNG VI RÚT SARS-COV-2 Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ TRẺ SƠ SINH
Ban hành kèm theo Quyết định số: 3982/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế
I. Đại cương
1. Vi rút
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn ở động vật và người. Vi rút Corona được chia làm 4 giống, bao gồm 2 giống anpha và 2 giống beta gây bệnh trên người, với các triệu chứng từ cúm thông thường đến những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn như hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV và hội chứng bệnh hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), gây viêm phổi nặng có thể dẫn tới tử vong.
Vi rút Corona có hình cầu với đường kính khoảng 125nm, có các protein bề mặt nổi lên hình gai. Vi rút chứa 4 protein cấu trúc chính là protein gai (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N). Bên trong vỏ của virion là nucleocapsid sợi đơn dương, đối xứng xoắn ốc. Vi rút có RNA sợi đơn dương tính, không phân đoạn, khoảng 30 kb.
2. Lây truyền
SARS-CoV-2 là một chủng vi rút Corona mới gây COVID-19, lần đầu tiên được nhận diện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Chủng vi rút này có khả năng lây truyền từ động vật sang người và trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn, đường hô hấp, tiếp xúc gần.
Đối với phụ nữ mang thai, cho đến thời điểm này, nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng lây nhiễm vi rút SARS CoV-2 qua bánh rau trong quá trình mang thai là rất thấp. Các nghiên cứu từ Trung Quốc, Mỹ cho thấy phần lớn các mẫu xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn, rau thai, dịch âm đạo và sữa mẹ của phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cho kết quả âm tính với vi rút SARS CoV-2; đồng thời hầu hết kết quả xét nghiệm dịch mũi/họng hầu được lấy ngay sau sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm COVID-19 cũng cho kết quả âm tính với vi rút này. Đường lây truyền qua giọt bắn được cho là đường lây truyền chính khi trẻ tiếp xúc với người chăm sóc nhiễm SARS-CoV-2.
3. Ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai và thai nhi
Các dữ liệu hiện nay cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh thể nặng thấp nhưng các dữ liệu hiện nay chỉ ra rằng nguy cơ nằm ở khoa chăm sóc tích cực, thở máy và hỗ trợ thông khí (ECMO) và tử vong ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai có triệu chứng.
Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV và MERS-CoV cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do vi rút ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh...
4. Ảnh hưởng của COVID-19 đến trẻ sơ sinh
Nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo khoa học ở nhiều quốc gia với gần 7500 trẻ em trong đó có 25 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực và tỉ lệ tử vong là 0,08%. Nghiên cứu tổng hợp từ 74 báo cáo trên 176 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2, có 5,1% trẻ cần hồi sức sau sinh, 38% trẻ được nhập vào đơn vị Hồi sức tích cực tuy vậy phần lớn những trẻ này bị cách ly theo quy trình mà không phải do bệnh nguy kịch cần chăm sóc tích cực. Thời gian trung bình nằm tại đơn vị hồi sức là 8 ngày. Không có tử vong nào được báo cáo là do COVID-19. Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 được báo cáo có thể có các triệu chứng sốt, li bì, ho, thở nhanh, thở gắng sức, ngưng thở, nôn, tiêu chảy và bú kém. Một số triêu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như chậm hấp thu dịch phế nang, bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh. Nghiên cứu ở thành phố New York trên 116 bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 và 120 trẻ sơ sinh của các bà mẹ này cho thấy tất cả trẻ đều có xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu sau sinh âm tính. Có 82 trẻ được theo dõi đến 5-7 ngày tuổi, 68 trẻ được nằm chung phòng với mẹ. Tất cả bà mẹ đều được cho con bú, 79 trẻ xét nghiệm vào ngày thứ 5-7 sau sinh và đều cho kết quả âm tính, 72 trẻ được xét nghiệm vào ngày 14 và kết quả cũng âm tính, không có trẻ nào có triệu chứng lâm sàng của COVID-19.
Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm gồm da kề da và bú sữa mẹ được chứng minh là giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, giảm sang chấn tâm lý, giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và trẻ. Đồng thời chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc cách ly mẹ con làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là duy trì cái ôm đầu tiên ngay sau sinh, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và bú mẹ hoàn toàn giúp giảm biến chứng bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em.
II. Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh:
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để đảm bảo thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
- Yêu cầu phân luồng:
+ Tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp.
+ Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương có thể thực hiện việc sàng lọc thông qua làm test nhanh hoặc sàng lọc nguy cơ qua khai báo y tế.
+ Bố trí khu vực đệm dành cho các sản phụ chưa có kết quả xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 cần phải can thiệp cấp cứu và khu vực đệm dành cho các trẻ sơ sinh cần điều trị cấp cứu khi chưa có kết quả PCR của mẹ.
+ Bố trí khu vực chăm sóc, theo dõi, xử trí riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm COVID-19. Nếu cơ sở y tế có điều kiện, bố trí phòng sinh và phòng mổ áp lực âm.
2. Phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh):
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly.
- Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét giữa các người bệnh.
- Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.
- Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.
- Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ mang thai về các nguy cơ của nhiễm COVID-19 và các biện pháp dự phòng nhiễm SARS CoV-2, bao gồm:
+ Tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
+ Thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm COVID-19 như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Phụ nữ mang thai đang ở trong vùng bị phong tỏa do dịch COVID-19:
+ Giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng của mỗi lần khám thai, nên tăng cường thăm khám qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.
+ Hạn chế số người khám ngồi trong phòng chờ, nên đặt lịch hẹn trước khi đến khám và giữ khoảng cách trên 2 mét giữa các thai phụ.
+ Phân nhóm các thai kỳ có cùng tuổi thai để hẹn khám và thực hiện các xét nghiệm trong cùng một thời gian, nhằm giảm sự tiếp xúc với nhiều nhân viên y tế.
+ Hạn chế các xét nghiệm, chỉ thực hiện những chỉ định thực sự cần thiết.
+ Sử dụng một số phương pháp chẩn đoán tạm thời thay thế cho các phương pháp chẩn đoán đã có trong phác đồ về theo dõi thai kỳ do Bộ Y tế ban hành như chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường thai kỳ bằng phối hợp Glucose máu và HbA1c; tầm soát các thể lệch bội thường gặp bằng NIPS.
- Phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn hậu sản vẫn tiếp tục tiêm phòng uốn ván theo lịch tiêm chủng.
3. Nhân viên y tế: tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
III. Xử trí phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19
1. Chẩn đoán: thực hiện theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 và các văn bản cập nhật (nếu có) của Bộ Y tế.
2. Xử trí
2.1. Nguyên tắc xử trí
- Ưu tiên các điều trị nội khoa trước.
- Phân loại mức độ lâm sàng và điều trị theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 và các văn bản cập nhật (nếu có) của Bộ Y tế.
- Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm COVID-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...) hoặc khi mẹ có dấu hiệu trở nặng.
- Cân nhắc lợi ích giữa điều trị suy hô hấp mẹ và can thiệp sản khoa trong thời gian sản phụ nhiễm COVID-19: mức độ nhiễm COVID-19, tuổi thai, tình trạng thai, các chỉ định can thiệp cấp cứu sản khoa.
2.2. Xử trí phụ nữ mang thai nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19
2.2.1. Khám thai:
- Khi khám thai cần tư vấn các nguy cơ cho mẹ và thai nhi, kết hợp tư vấn các biện pháp dự phòng lây nhiễm và phòng hộ cá nhân cần thiết.
- Thực hiện khám thai theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản được ban hành tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Lịch khám thai có thể thay đổi tùy tình trạng thai, sức khỏe sản phụ và bệnh lý kèm theo của thai phụ; có thể khám qua hệ thống khám bệnh từ xa.
- Hạn chế số lần thăm khám, hạn chế số nhân viên y tế tiếp xúc người bệnh, rút ngắn thời gian thăm khám và xét nghiệm, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp khi thăm khám người bệnh.
- Phân loại mức độ lâm sàng ở thai phụ nhiễm COVID-19 theo QĐ 3416/QĐ- BYT và các văn bản quy định hiện hành (nếu có) của Bộ Y tế và các vấn đề sản khoa như chảy máu âm đạo, vỡ ối, giảm/không có cử động thai, ...
- Hướng dẫn sản phụ tuân thủ thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách.
2.2.2. Xử trí phụ nữ mang thai:
- Nghi nhiễm COVID-19: thực hiện cách ly theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.
- Nhiễm COVID-19:
+ Thực hiện việc chăm sóc, theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến hoặc tại nhà theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.
+ Ưu tiên điều trị COVID-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan.
+ Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang và CT Scan ngực, siêu âm, sàng lọc trước sinh như đối với người không mang thai, chỉ sử dụng phương tiện chẩn đoán hình ảnh này khi thật cần thiết với bức xạ liều thấp, chú ý sử dụng các phương tiện bảo vệ thai nhi.
+ Thai phụ nhiễm COVID-19 (kể cả đã khỏi) cần được quản lý thai 2 - 4 tuần/lần nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, dọa đẻ non/đẻ non.
+ Cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút, thuốc kháng động và các loại thuốc khác cho thai phụ nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế. Lưu ý: nếu dùng thuốc kháng vi rút cần theo dõi chức năng gan, thận; nếu có kế hoạch mổ lấy thai, ngừng sử dụng thuốc kháng đông trước 12 - 24 giờ.
2.2.3. Can thiệp sản khoa:
a) Điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi và nên hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm/hồi sức/sơ sinh.
- Sử dụng Corticosteroid:
+ Thai phụ nhiễm COVID-19 có thể sử dụng Corticosteroid theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
+ Sử dụng Corticosteroid cho mục đích trưởng thành phổi: Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần trong vòng 48 giờ (04 liều).
b) Thời điểm và phương pháp sinh: Thời điểm sinh nên được xem xét trên từng trường hợp cụ thể, dựa vào tình trạng mẹ, thai nhi, tuổi thai, sau khi hội chẩn với các chuyên khoa liên quan, thảo luận với sản phụ và gia đình:
- Đối với những trường hợp mắc bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ ở mức độ nhẹ:
+ Nếu tuổi thai từ 39 tuần trở lên, xem xét chỉ định chấm dứt thai kỳ.
+ Nếu tuổi thai 37 tuần - 38 tuần 7 ngày mà không có chỉ định sản khoa khác: xem xét theo dõi thai thường quy cho đến 14 ngày kể từ khi thai phụ có xét nghiệm COVID-19 dương tính hoặc 07 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc 03 ngày kể từ khi có sự cải thiện các triệu chứng.
- Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc tiên lượng diễn tiến nặng/nguy kịch trong vòng 24 giờ:
+ Trường hợp không thở máy: nếu tình trạng mẹ diễn tiến xấu dần, cân nhắc chấm dứt thai kỳkhi thai > 32 tuần bằng cách khởi phát chuyển dạ, theo dõi sinh đường dưới hoặc mổ lấy thai.
+ Trường hợp có thở máy:
* Nếu thai > 32 tuần: xem xét chỉ định mổ lấy thai.
* Nếu thai ≤ 32 tuần và có khả năng sống: chỉ định sinh nên được trì hoãn nếu tình trạng của mẹ ổn định hoặc có cải thiện; trường hợp tình trạng mẹ diễn tiến xấu hơn: mổ lấy thai;
* Cần cân nhắc chỉ định mổ lấy thai khi tuổi thai dưới 30 tuần.
+ Cân nhắc đến việc chấm dứt thai kỳ trong trường hợp sản phụ nhiễm COVID-19 thể nặng ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp sau khi hội chẩn giữa chuyên khoa sản, chuyên khoa hồi sức, gây mê hồi sức, sơ sinh.
2.3. Giảm đau trong và sau mổ
- Không có chống chỉ định giảm đau bằng gây tê tủy sống hay gây tê ngoài màng cứng đối với người nhiễm COVID-19.
- Ưu tiên gây tê tuỷ sống nếu không có chống chỉ định.
- Chỉ gây mê toàn thân khi thật cần thiết (mẹ bị suy hô hấp nặng, tình trạng cấp cứu của sản phụ/thai nhi, hoặc trong bệnh lý rau tiền đạo,…) vì kỹ thuật này làm tăng sự lây lan của vi rút. Ưu tiên sử dụng hệ thống dẫn khí dùng 1 lần, đặt nội khí quản qua camera (nếu có) và thực hiện kỹ thuật đặt nội khí quản bởi bác sĩ gây mê hồi sức có kinh nghiệm.
2.4. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ
- Cần tuân thủ quy trình Chăm thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/sau mổ lấy thai được ban hành theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 20/11/2014 và Quyết định số 6734/QĐ-BYT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ngay cả khi bà mẹ nhiễm hoặc nghi nghiễm COVID-19. Bà mẹ và trẻ sơ sinh cần được thực hiện da kề da ngay sau đẻ, được ở cùng phòng cả ngày lẫn đêm nếu tình trạng sức khỏe mẹ cho phép và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 90 phút sau đẻ. Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền cần thiết.
- Bà mẹ và người nhà cần được tư vấn về lợi ích của việc da kề da và bú sữa mẹ vượt trội hơn so với những nguy cơ có thể của việc lây truyền COVID-19. Đồng thời, cần tư vấn trước sinh cách dự phòng việc lây lan vi rút cho trẻ khi tiếp xúc gần bao gồm:
+ Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú mẹ.
+ Thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không được tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có ít nhất 60% cồn, đặc biệt trước khi chạm vào trẻ, chăm sóc trẻ hay cho trẻ bú mẹ.
+ Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bà mẹ đã chạm vào bằng cách lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn.
2.4.1. Đối với sản phụ nhiễm COVID-19 thể không triệu chứng, mức độ nhẹ và trung bình:
- Thực hiện đúng quy trình Chăm sóc sơ sinh thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/sau mổ lấy thai. Các chăm sóc thường quy khác như tiêm Vitamin K1, vắc xin viêm gan B vẫn được tiến hành trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và theo dõi lượng dịch vào và ra 4 giờ/lần trong 24 giờ (sau khi sinh đường dưới) và trong 48 giờ (sau khi mổ lấy thai). Theo dõi SpO2 trong 24 giờ đầu tiên hoặc cho đến khi cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng đối với sản phụ mắc thể trung bình (tùy theo thời gian nào lâu hơn).
- Căn cứ vào điều kiện của cơ sở y tế, tình hình dịch bệnh của địa phương, khả năng đáp ứng về nhân lực xem xét việc tách riêng hoặc bố trí trẻ và mẹ được ở chung phòng (nếu có điều kiện, bố trí giường mẹ và con cách nhau 2 mét). Nhân viên y tế hỗ trợ bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong quá trình nằm viện và sau khi xuất viện.
- Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân <2000 gam, hỗ trợ bà mẹ hay người thân thực hiện chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo.
2.4.2. Đối với sản phụ nhiễm COVID-19 thể viêm phổi nặng hoặc mức độ nguy kịch
- Trường hợp người mẹ sức khỏe yếu không thể chăm sóc trẻ, trẻ nên được chăm sóc bởi người thân khỏe mạnh. Đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm:
+ Bố trí phòng riêng cho trẻ và người thân hoặc chung với những đối tượng cùng nguy cơ phơi nhiễm COVID-19.
+ Nhân viên y tế chịu trách nhiệm hỗ trợ và theo dõi trẻ, hoặc chăm sóc chính cho trẻ nếu không có người thân.
- Mẹ cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách an toàn, sẵn có và phù hợp nhất, bao gồm:
+ Nhân viên y tế hỗ trợ bà mẹ vắt sữa cho trẻ ăn
+ Sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ nếu không thể vắt sữa mẹ
+ Trường hợp không thể vắt sữa mẹ và không có ngân hàng sữa mẹ, việc nuôi dưỡng trẻ được thực hiện theo chỉ định của cán bộ y tế và hướng dẫn người nhà cho trẻ ăn đúng cách
- Ngay khi mẹ ổn định, trẻ cần được cho ở chung phòng với mẹ và cho bú mẹ sớm. Bà mẹ và người thân cần đảm bảo các nguyên tác phòng ngừa lây nhiễm khi chăm sóc trẻ.
- Cán bộ y tế cần được tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, phòng chống nhiễm khuẩn và tư vấn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cân nhắc sử dụng thuốc kháng đông liều dự phòng cho sản phụ sau sinh bị nhiễm COVID-19 mức độ nặng/nguy kịch, nếu không có chống chỉ định và ngừng thuốc khi sản phụ được xuất viện về nhà.
- Cần chẩn đoán phân biệt sốt sau sinh ở người bệnh COVID-19 với các tình trạng nhiễm trùng như viêm nội mạc tử cung sau sinh, nhiễm trùng vết mổ, viêm hoặc áp xe vú...
2.5. Chăm sóc trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm COVID-19. Thường tiến hành sau khi đã ổn định trẻ và hoàn tất các chăm sóc thường quy:
+ Đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm COVID-19: Xét nghiệm lần 1 từ 2 đến 24 giờ tuổi, lưu ý rửa sạch hoặc lau sạch mặt trẻ trước khi lấy mẫu. Vị trí lấy mẫu: họng hoặc mũi. Xét nghiệm lần 2 lúc 48 giờ tuổi, lần 3 và lần 4 lúc 7 và 14 ngày tuổi.
+ Đối với trẻ tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 hoặc mẹ bị mắc COVID-19 sau khi sinh: quy trình xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi giống như người lớn.
+ Ở những nơi điều kiện hạn chế, nên ưu tiên xét nghiệm cho trẻ sơ sinh có triệu chứng do COVID-19 cũng như trẻ sơ sinh phơi nhiễm SARS-CoV-2 cần chăm sóc tại đơn vị hồi sức hoặc những trẻ dự kiến phải nhập viện kéo dài.
+ Trẻ sơ sinh có xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19 có thể bố trí nằm cùng với mẹ nếu mẹ và con không cần phải chăm sóc đặc biệt, trên cơ sở cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích và nguy cơ cho người mẹ và gia đình.
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của cơ sở y tế/địa phương xem xét có thể cho người nhà vào hỗ trợ chăm sóc trẻ; mẹ hoặc người chăm sóc phải sử dụng khẩu trang và vệ sinh tay khi trực tiếp chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Đối với trẻ sơ sinh mắc COVID-19, cần lưu ý:
+ Mức độ chăm sóc và điều trị trẻ tùy vào biểu hiện lâm sàng do bác sĩ nhi sơ sinh đánh giá và quyết định.
+ Nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, cần được theo dõi các chức năng sống liên tục qua monitor. Nếu trẻ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, ghi nhận các chức năng sống 4-6 giờ/lần.
+ Chỉ dùng kháng sinh khi chưa loại trừ được nhiễm trùng kèm theo. Sử dụng kháng sinh phổ rộng nếu có nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
+ Các trường hợp sốc nhiễm trùng và /hoặc suy chức năng đa cơ quan: có thể lọc máu liên tục.
+ Cân nhắc sử dụng ECMO nếu không đáp ứng điều trị.
+ Hiện chưa có thuốc kháng vi rút đặc hiệu cho COVID-19. Các liệu pháp kháng vi rút, corticosteroid, Imunoglobulin tĩnh mạch phải xem xét cân nhắc từng trường hợp.
- Đối với trẻ sơ sinh cần được chăm sóc lâu dài tại bệnh viện, người chăm sóc nên tiếp tục sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp cho đến khi trẻ xuất viện hoặc khi trẻ có hai xét nghiệm âm tính liên tiếp được thu thập cách nhau ≥ 24 giờ. Xét nghiệm RT - PCR là tối ưu cho trẻ sơ sinh bị bệnh và sinh non vì thời gian phát tán vi rút lây nhiễm chưa được biết rõ.
- Trẻ sơ sinh mắc COVID-19 đang được hỗ trợ hô hấp cần được nằm trong lồng ấp hoặc trong phòng riêng. Lưu ý khoảng cách 2 mét giữa các nôi trẻ bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo.
2.6. Chăm sóc tiếp theo cho bà mẹ nhiễm COVID-19 và trẻ sơ sinh
Tất cả bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp tục được thăm khám và theo dõi sát bởi các bác sĩ và điều dưỡng nhi sơ sinh theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản được ban hành tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định hiện hành về dự phòng và xử trí bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19.
2.7. Xuất viện và theo dõi:
- Áp dụng tiêu chuẩn ra viện theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT và các quy định hiện hành của Bộ Y tế. Căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tiễn của địa phương để xem xét cân nhắc chuyển người bệnh đến các bệnh viện thuộc tầng dưới để tiếp tục theo dõi, điều trị (bệnh viện dã chiến thu dung điều trị, khu cách ly điều trị của các bệnh viện quận, huyện, ...) hoặc chuyển cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện).
- Theo dõi sau xuất viện: không tái khám sau sinh, sau mổ thường quy; tiếp tục cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của y tế cơ sở và Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 38o5C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.
- Đối với trẻ đã nhiễm COVID-19 cần tái khám để kiểm tra các biến chứng lâu dài.
IV. Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19
1. Khu cách ly tập trung: liên hệ cơ sở sản khoa tuyến tỉnh để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật khi có phụ nữ mang thai.
2. Cơ sở y tế:
- Các bệnh viện chỉ đạo tuyến sản, nhi: Các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến lĩnh vực sản khoa và nhi khoa chuẩn bị cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị (đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.
- Các bệnh viện phụ sản, nhi, sản - nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh (đối với các tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa sản, nhi): Cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm COVID-19; hỗ trợ các cơ sở cách ly và cơ sở y tế tuyến dưới trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh.
THE MINISTRY OF HEALTH No. 3982/QD-BYT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, August 18, 2021 |
DECISION
Promulgating the Interim Guidance for the prevention and treatment of COVID-19 caused by the SARS-CoV-2 virus in pregnant women and newborns
____________
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of the Director of the Department of Children - Mother Health, Ministry of Health,
DECIDES:
Article 1. To issue together with this Decision the Interim Guidance for the prevention and treatment of COVID-19 caused by the SARS-CoV-2 virus in pregnant women and newborns.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing and annuls the Minister of Health's Decision No. 1271/QD-BYT dated March 21, 2020, promulgating the temporary Guidance for the prevention and treatment of acute respiratory infections caused by the SARS-CoV-2 virus (COVID-19) in pregnant women and newborns.
Article 3. The Director of the Department of Children - Mother Health; the Chief of Ministry office; the Chief of Ministry Inspectorate; Directors and Directors General of Departments and Directorates affiliated to the Ministry of Health; Directors of hospitals affiliated to the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and centrally-run cities; Heads of medical units of ministries and branches; Heads of relevant units shall be responsible for the implementation of this Decision./.
|
FOR THE MINISTER |
INTERIM GUIDANCE
FOR THE PREVENTION AND TREATMENT OF COVID-19 CAUSED BY THE SARS-COV-2 VIRUS IN PREGNANT WOMEN AND NEWBORNS
Attached to the Minister of Health’s Decision No. 3982/QD-BYT
dated August 18, 2021
I. Outline
1. Virus
Coronavirus (CoV) is a large family of viruses in animals and humans. Coronavirus is divided into 4 varieties, including 2 alpha and 2 beta strains that cause disease in humans, with symptoms ranging from common flu to more serious diseases such as severe acute respiratory infection syndrome SARS-CoV and the Middle East respiratory syndrome (MERS-CoV), causing severe pneumonia that can be fatal.
Coronavirus is spherical with diameters of about 125 nm, with surface proteins emerging as spines. The virus contains four main structural proteins: the spike (S), membrane (M), envelope (E), and nucleocapsid (N) proteins. Within the envelope of the virion is a single-stranded, symmetric spiral nucleocapsid. The Coronavirus has positive single-stranded and unbroken RNA genomes, of about 30 kilobases (kb).
2. Transmission
SARS-COV-2 is a new strain of Coronavirus that causes COVID-19 pandemic, identified for the first time in Wuhan City, China. This strain of virus can be transmitted from animals to humans and directly from person to person through droplets, respiratory tract and close contact.
For pregnant women, many recent studies indicate that the possibility of transmission of SARS-COV-2 virus through the placenta during pregnancy is very low. Studies from China and the US show that most samples of amniotic fluid, umbilical cord blood, placenta, vaginal fluid and breast milk of pregnant women infected with COVID-19 have negative results for SARS CoV-2 virus. At the same time, most of the test results of nasopharyngeal/pharyngeal fluid taken immediately after birth in babies born to mothers infected with COVID-19 also showed negative results for this virus. Droplet transmission is believed to be the main route of transmission when newborns come into contact with caregivers infected with SARS-CoV-2.
3. The impacts of COVID-19 on pregnant women and their unborn babies
Available data suggest that symptomatic pregnant women with COVID-19 are at increased risk of more severe illness compared with non-pregnant peers. Although the absolute risk for severe COVID-19 is low, available data indicate an increased risk of intensive care unit admission, need for mechanical ventilation and ventilatory support (ECMO), and death reported in pregnant women with symptomatic COVID-19 infection, when compared with symptomatic non-pregnant women.
For the fetus, the recent studies about COVID-19 as well as the previous studies about SARS-CoV and MERS-CoV diseases show that there is no evidence to prove a link between these diseases and congenital malformations. However, there is also evidence to prove that pneumonia due to virus in pregnant women is related to an increased risk of preterm birth, delayed fetal development and perinatal death, etc.
4. The impacts of COVID-19 on newborns
In a systematic review from scientific reports carried out in many countries with nearly 7,500 children, including 25 newborns infected with SARS-CoV-2, most children have moderate and mild symptoms, about 2% of them were admitted to intensive care unit and 0.08% of them died. According to a systematic review from 74 reports studied on 176 newborns infected with SARS-CoV-2, there are 5,1% of them needed intensive care after birth, 38% of them were admitted to intensive care unit, however, most of them were isolated according to protocol and not because of a critical illness requiring intensive care. The average length of stay in the intensive care unit was 8 days, and no death due to COVID-19 was recorded. It is reported that newborns infected with SARS-CoV-2 may show the following symptoms: fever, lethargy, cough, tachypnea, labored breathing, apnoea, vomiting, diarrhea, and poor feeding. Some symptoms are difficult to distinguish from common neonatal diseases such as alveolar resorption, endothelial disease, and neonatal sepsis. The New York City study of 116 mothers infected with SARS-CoV-2 and their 120 newborns found that all newborns tested negative for SARS-CoV-2 within the first 24 hours of birth. 82 newborns were monitored until they are 5 - 7 days old, and 62 were placed in the same room as their mothers. All mothers were allowed to breast-feeding, 79 newborns were tested on the 5th - 7th day after birth and all showed negative results, 72 newborns were tested on the 14th day and their results were also negative, no one showed clinical symptoms of COVID-19.
Essential early neonatal care including skin-to-skin contact and breastfeeding has been shown to reduce the incidence of hypothermia, hypoglycemia, respiratory distress, neonatal infections, psychological trauma, mortality and morbidity for mothers and newborns. And at the same time, there is no scientific evidence that mother-child isolation reduces the risk of SARS-CoV-2 infection for newborns. The World Health Organization recommends that remaining the first hug after birth, early essential neonatal care, and exclusive breastfeeding reduce morbidity and mortality for mothers and newborns.
II. Prevention and control of infection
1. Medical examination and treatment establishments providing obstetric and neonatal care services:
- To prepare human resources, infrastructure, means, medical equipment and supplies to perform the principles of prevention and measures to control the transmission in the medical examination and treatment establishments in accordance with available regulations of the Ministry of Health.
- To ensure adequate means for prevention, especially personal protective clothing, hand sanitizer, and medical masks.
- Split-flow requirements:
+ To organize a screening, early detection and control of infected or suspected patients at reception.
+ To arrange separate areas to receive, screen and separate pregnant women that visit for medical examination.
+ Based on actual conditions of the locality, establishments may carry out screening by rapid test or health declaration.
+ To arrange a buffer area for pregnant women whose SARS-CoV-2 PCR test results are not available but requiring urgent intervention and a buffer area for newborns that need emergency treatment when their mothers’ PCR results are not available.
+ To arrange a separate area for providing care, treatment, monitoring for pregnant women infected or suspected of being infected with COVID-19. If possible, medical examination and treatment establishments may arrange delivery rooms and negative pressure operating rooms.
2. Pregnant women and postpartum mothers coming for medical examination (patients):
- To guide patients and their families to wear medical masks, disinfect by hand sanitizer and go to the quarantine areas.
- To keep a distance of at least 2 meters between each patient.
- To restrict the movement of patients in health establishments.
- Family members accompanied with people infected or suspected of being infected with COVID-19 should be considered as exposed to COVID-19 and must also be screened until the end of the prescribed monitoring period for the early diagnosis and prevention of COVID-19.
- Health officers should advise pregnant women about COVID-19 risks and preventive measures, including:
+ Vaccinate against COVID-19 during pregnancy (pregnant ≥ 13 weeks) or in the postpartum period, even while breastfeeding according to available regulations of the Ministry of Health.
+ Taking of measures to prevent COVID-19 infection such as regularly washing hands, wearing masks, keeping a safe distance and avoiding contact with others.
- Pregnant women in blockade areas:
+ To reduce the number of direct visits, reduce the duration of each antenatal check-up, and increase the number of visits through the telemedicine system.
+ To limit the number of people coming for medical examinations sitting in the waiting room. It is recommended to make an appointment before visiting and keep a distance of more than 2 meters between pregnant women.
+ To group pregnancies of the same gestational age to schedule appointments and perform tests at the same time, in order to reduce exposure to many health staff.
+ To limit tests, only conduct those that are absolutely necessary.
+ To take some temporary diagnostic methods to replace the diagnostic methods already in the pregnancy monitoring protocol issued by the Ministry of Health, such as diagnosing gestational diabetes by combining blood glucose and HbA1c; screening for common aneuploidies by NIPS.
- Pregnant women or postpartum mothers should continue to receive tetanus vaccination according to the immunization schedule.
3. Health staff: To comply with the standard preventive and transmission-based prevention practices, take measures to prevent droplets, contact precautions and airborne transmission in accordance with available regulations of the Ministry of Health.
III. Treatment for a pregnant woman infected or suspected of being infected with COVID-19
1. Diagnosis: To comply with the Minister of Health's Decision No. 3416/QD-BYT dated July 14, 2021, on promulgating the Guidance on the diagnosis and treatment of acute pneumonia caused by the SARS-CoV-2 virus and updating documents of the Ministry of Health (if any) .
2. Treatment
2.1. Treatment principles
- Priority is given to internal medical treatment.
- To classify clinical severity and provide treatment according to the Minister of Health's Decision No. 3416/QD-BYT dated July 14, 2021, on promulgating the Guidance on the diagnosis and treatment of acute pneumonia caused by the SARS-CoV-2 virus and updating documents of the Ministry of Health (if any) .
- To limit obstetric interventions during the COVID-19 suspected/ infected period, unless indicated emergency intervention (placenta praevia/ accreta increta percreta with heavy bleeding, abruptio placentae, fetal failure, etc.) or subacute (rupture of membranes, delivery, etc.) or when the mother show serve symptoms.
- To consider the benefits between maternal respiratory failure treatment and obstetric intervention when the pregnant women are infected with COVID-19: degree of COVID-19 infection, gestational age, gestational status, indications for emergency obstetric intervention.
2.2. Treatment for a pregnant woman infected or suspected of being infected with COVID-19
2.2.1. Antenatal care:
- During antenatal care, it is necessary to consult the risks for the mother and the fetus, in combination with the necessary measures to prevent infection and personal protection.
- To carry out antenatal care according to the National Guidance on reproductive health care services issued in the Minister of Health's Decision No. 4128/QD-BYT dated July 29, 2016. The schedule of antenatal care may change depending on the pregnancy status, maternal health and comorbid conditions of the pregnant woman; Examination through the telemedicine system can be used.
- To limit the number of medical examinations, the number of health staff in contact with patients, shorten the medical examination and test duration, use appropriate personal protective equipment when examining patients.
- To classify the clinical severity in pregnant women infected with COVID-19 according to the Decision 3416/QD-BYT and available regulatory documents (if any) of the Ministry of Health and obstetric problems such as vaginal bleeding, rupture of amniotic fluid, fetal movement decreased or no fetal movement, etc.
- To guide pregnant women to wear masks, disinfect, limit contact, and keep a safe distance.
2.2.2. Treatment for pregnant women:
- Pregnant women suspected of being infected with COVID-19: To quarantine according to available instructions of the Ministry of Health and specific local regulations.
- Pregnant women infected with COVID-19:
+ To provide care, monitoring and treatment at health establishments for COVID-19 treatment, field hospitals or at home according to current guidelines of the Ministry of Health and specific local regulations.
+ To give priority for the treatment of COVID-19, obstetric intervention only when there is an emergency obstetric symptom or when the mother's condition is severe and requires consultation with relevant specialists.
+ To perform imaging techniques such as chest X-ray and CT Scan, ultrasound, prenatal screening for non-pregnant people, use such imaging tool only when absolutely necessary with low dose radiation; pay attention to the use of means to protect the fetus.
+ COVID-19-infected pregnant women whether cured or not, shall be managed every 2 to 4 weeks for early detection of preeclampsia, intrauterine growth retardation, and threatened preterm/preterm birth.
+ Antiviral, anti-dynamic and other drugs for pregnant women infected with COVID-19 should be considered when using according to available guidelines of the Ministry of Health. Note: If taking antiviral drugs, it is necessary to monitor liver and kidney function. If a cesarean section is planned, stop anticoagulation 12-24 hours before surgery.
2.2.3. Obstetric interventions:
a) Treatment of threatened miscarriage, threatened preterm labor should be based on the condition of the pregnant woman and the fetus and should be consulted with infectious/resuscitation/neonatal specialties.
- Using Corticosteroid:
+ Pregnant women infected with COVID-19 can use corticosteroids according to available regulations of the Ministry of Health.
+ Use of corticosteroids for lung maturation purposes: Dexamethasone 6mg IV every 12 hours within 48 hours (04 doses).
b) Time and method of birth: The time of delivery should be considered on a case-by-case basis, based on the status of the mother, fetus, and gestational age, after consulting with relevant specialists, discussing with the mother and family:
- For asymptomatic cases or mildly symptomatic cases:
+ If gestational age is 39 weeks or more, consider termination of pregnancy.
+ If gestational age ranges between 37 weeks and 38 weeks 7 days without other obstetric indications: consider routine pregnancy monitoring up to 14 days from the time a pregnant woman has a positive COVID-19 test or 07 days from symptom onset or 3 days from improvement in symptoms.
- For severe cases or severe/critical prognosis within 24 hours:
+ In case of non-ventilation: If maternal condition worsens, consider termination of pregnancy at >32 weeks by induction of labor, monitoring of lower birth canal, or cesarean section.
+ In case of mechanical ventilation:
* If pregnancy > 32 weeks: consider indications for cesarean section.
* If pregnancy is ≤ 32 weeks and is likely to live: delivery should be delayed if the mother's condition is stable or improves. In case the mother's condition worsens: cesarean section;
* Consider cesarean section when gestational age is less than 30 weeks.
+ Consider terminating pregnancy in case of pregnant woman with severe COVID-19 infection that severely affects respiratory function after consultation between obstetrician, resuscitation specialist, anesthesiologist, neonatologist.
2.3. Pain relief during and after surgery
- There is no contraindication to pain relief with spinal anesthesia or epidural pain relief for people infected with COVID-19.
- If there is no contraindication, the pain relief with spinal anesthesia shall be given priority.
- Only using the general anesthesia method when it is really necessary (the mother has severe respiratory distress, the emergency situation of the pregnant woman/fetus or due to placenta praevia, etc.) because this technique increases the spread of virus. Priority is given to disposable airways, camera intubation (if available) and intubation technique performed by an experienced anesthesiologist.
2.4. Take care of mother and newborns during and immediately after delivery
- It is necessary to adhere to the procedure of essential care for mothers and newborns during and immediately after birth/after cesarean section issued according to the Decision No. 4673/QD-BYT dated November 20, 2014 and the Decision No. 6734/QD -BYT dated November 15, 2016 of the Minister of Health even if the mother is infected or suspected of being infected with COVID-19. Mothers and newborns need skin-to-skin contact right after birth, stay in the same room all day and night if the mother's health condition allows, and support breastfeeding within 90 minutes after birth. For premature and low-birth-weight babies, Kangaroo care is carried out, along with the necessary measures to prevent transmission.
- Mothers and family members should be counseled that the benefits of skin-to-skin contact and breastfeeding outweigh the possible risks of COVID-19 transmission. At the same time, it is necessary to give prenatal advice on preventing the spread of the virus to the baby in close contact, including:
+ Wearing a medical mask whenever coming into contact with the baby, including when breastfeeding.
+ Changing wet medical masks immediately and throw them into waste bins with lids. It is not allowed to re-use medical masks or touch the front of the medical masks.
+ Regularly washing hands with soap and clean water for at least 20 seconds or using hand sanitizer containing at least 60% alcohol, especially before touching, taking care of babies or breastfeeding.
+ Regularly cleaning and disinfecting touched surfaces by wiping with an antiseptic solution.
2.4.1. For asymptomatic, mildly symptomatic and moderate infected pregnant women:
- It is necessary to adhere to the procedure of essential care for mothers and newborns during and immediately after birth/after cesarean section. Other routine care such as vitamin K1 injection, hepatitis B vaccine is still given within 24 hours of birth.
- Monitor vital signs and monitor fluid intake and output every 4 hours for 24 hours (after lower-line delivery) and for 48 hours (after cesarean section). Monitor SpO2 for the first 24 hours or until signs and symptoms improve in women with moderate disease (whichever is longer).
- Based on the conditions of the health establishment, the pandemic situation of the locality, the ability to meet the human resources, consider separating or arranging the baby and mother to be in the same room (if possible, arrange mother and baby beds are 2 meters apart). Health staff shall support the mother to breastfeed the baby when being in hospital and after hospital discharge.
- For babies born prematurely and with low birth weight < 2,000g, support mothers or relatives in taking care of babies according to Kangaroo method.
2.4.2. For infected pregnant women with severe or critical pneumonia
- In case the mother is in poor health and cannot take care of the newborn, he/she should be taken care of by a healthy relative. Ensure principles to prevent infection:
+ Arrange separate rooms for newborns and relatives or share rooms with others at the same risk of exposure to COVID-19.
+ Health staff shall be responsible for supporting and monitoring newborns, or in charge of taking care of them, if they have no relatives.
- Mothers should be supported to provide breast milk in the safest, most available and appropriate way, including:
+ Health staff shall help mothers express milk to feed their babies
+ Use pasteurized milk from a breast milk bank if breast milk cannot be expressed
+ If it is not possible to express breast milk and there is no breast milk bank, the child-rearing shall be carried out according to the instructions of the health staff and instructions for the family to properly feed the baby.
- As soon as the mother is stable, the baby should be put in the same room as the mother and breastfed early. Mothers and relatives need to ensure infection prevention principles when caring for newborns.
- Health officers should be trained in early essential neonatal care, infection prevention and breastfeeding counseling.
- Consider prophylactic anticoagulation for postpartum women with severe/critical COVID-19 infection, if there are no contraindications, and stop using anticoagulation when the mother is discharged from hospital.
- It is necessary to differentiate postpartum fever in patients with COVID-19 from infectious conditions such as postpartum endometritis, surgical site infection, inflammation or breast abscess, etc.
2.5. Take care of newborns
- A newborn from a mother infected or suspected of being infected with COVID-19 shall be tested for COVID-19 infection. The testing is regularly carried out after the baby is in stable condition and routine care is completed.
+ For a newborn from an infected mother: He/she shall be tested for the first time when he/she is 2 to 24 hours old, his/her face should be washed or wiped before sampling. Sampling site: Throat or nose. A newborn shall be tested for the second time when he/she is 48 hours old, the third and fourth tests shall be carried out when he/she is 7 and 14 days old, respectively.
+ For a newborn in close contact with an infected person or his/her mother who is infected after birth: procedures for diagnosis and monitoring are the same as those of adults.
+ Where conditions are limited, priority should be given to testing newborns with symptoms of COVID-19 as well as newborns exposed to SARS-CoV-2 requiring care at intensive care unit or expected for prolonged hospitalization.
+ A newborn with a confirmed COVID-19 test may be arranged to sleep with his/her mother if the mother and newborn do not require special care, on the basis of providing sufficient information about the benefits and risks to the mother and family.
- Based on the practical conditions of the health establishment/locality, it is possible to allow family members to support child care. The mother or caregiver must use a mask and wash hands when directly caring for the newborn.
- For a newborn infected with COVID-19:
+ The level of care and treatment of the newborn shall depend on the clinical manifestations and be assessed and decided by the neonatologist.
+ If the baby show signs of respiratory distress, it is necessary to monitor the living functions continuously through the monitor. If the baby shows no symptoms or mild symptoms, record vital functions every 4 - 6 hours.
Antibiotics should only be used when an infection cannot be ruled out. Broad-spectrum antibiotics shall be used if there are septicemia and septic shock.
+ In case of septic shock and/or multiple-organ dysfunction: continuous dialysis is possible.
+ Consider using ECMO if not responding to the treatment.
+ Currently, there is not any specific effective antiviral medicine for COVID-19. Antiviral therapies, corticosteroids and intravenous immunoglobulin should be considered in each case.
- For a newborn requiring long-term hospital care, the caregiver should continue to use appropriate personal protective equipment until the baby is discharged from the hospital or when the newborn has two consecutive negative tests that are collected ≥ 24 hours apart. The RT-PCR test is optimal for sick and premature newborns because the duration of infectious virus shedding is unknown.
- Infected newborns who are receiving respiratory support should be kept in an incubator or in a separate room. Note: The distance of 2 meters between sick cots should be kept to limit cross-infection.
2.6. Follow-up care for the mother infected with COVID-19 and newborns
All mothers and newborns shall continue to be closely examined and monitored by neonatal doctors and nurses according to the National Guidance on reproductive health care services issued in the Minister of Health's Decision No. 4128/QD-BYT dated July 29, 2016 and available regulations on prevention and treatment for acute pneumonia caused by the COVID-19.
2.7. Discharge from hospital and monitoring:
- Comply with criteria for discharge from hospital provided in the Decision No. 3416/QD-BYT and available regulations of the Ministry of Health. Based on the pandemic situation and practical conditions of the locality to consider transferring patients to lower-level hospitals for further monitoring and treatment (field hospital, quarantine areas provided treatment of district-level hospitals, etc.) or transfer them for home quarantine (if eligible).
- Post-discharge follow-up: Follow-up after birth, after routine surgery shall not be conducted. The mothers and newborns shall continue to be quarantined at home under the supervision of the local health establishments and the local Centers for Disease Control for another 14 days. It is required to monitor body temperature twice a day, if the body temperature is higher than 38o5C at 2 consecutive measurements or there are any abnormal clinical signs, it is necessary to immediately go to a health establishment for examination and timely treatment.
- For a baby infected with COVID-19, he/she need to be re-examined to check for long-term complications.
IV. Organization of health facilities to meet the needs of caring for pregnant women, mothers and newborns in the COVID-19 pandemic context
1. Concentrated quarantine areas: To contact the provincial obstetric facilities for professional technical assistance when there are pregnant women.
2. Health establishments:
- Hospitals in charge of directing obstetrics and pediatrics sectors: Hospitals assigned by the Ministry of Health to direct obstetrics and pediatrics sectors shall prepare facilities (prepare negative-pressure quarantine rooms under allowable conditions), equipment (especially protective equipment for health staff) human resources ready to receive and provide treatment for pregnant women, mothers and newborns suspected of being infected or infected with COVID-19; at the same time, to prepare human resources and professional technical support equipment for the lower levels in necessary cases.
- Maternity, pediatric, obstetric and pediatric hospitals, provincial general hospitals (for provinces without specialized obstetric and pediatric hospitals): It is necessary to prepare adequate facilities (prepare negative-pressure quarantine rooms under allowable conditions), equipment and human resources ready to receive and provide treatment for pregnant women, mothers and newborns suspected of being infected or infected with COVID-19; support quarantine establishments and lower-level health establishments in caring pregnant women, mothers and newborns.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây