Quyết định 190/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2001-2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 190/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 190/2001/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 13/12/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 190/2001/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 190/2001/QĐ-TTG
NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG
MỘT SỐ BỆNH Xà HỘI, BỆNH DỊCH NGUY HIỂM VÀ
HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2001 - 2005, với những nội dung chính sau:
1. Tên Chương trình: Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS (PCMSBXH,BDNH & HIV/AIDS).
2. Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
3. Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện các dự án của Chương trình.
4. Phạm vi thực hiện Chương trình: Các tỉnh, thành phố trong cả nước.
5. Mục tiêu chung:
Giữ vững những thành quả đã đạt được của các năm trước đây. Chủ động phòng, chống dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, tăng tuổi thọ của người dân, cải thiện giống nòi, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trong mọi địa bàn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
6. Mục tiêu đến năm 2005 của những dự án trong Chương trình PCMSBXH,BDNH & HIV/AIDS
6.1. Dự án phòng chống sốt rét:
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét xuống dưới 4,1%o dân, giảm tỷ lệ người chết do sốt rét xuống 0,15/100.000 dân.
- 60-70 triệu lượt người được bảo vệ bằng hóa chất (phun tồn lưu và tẩm màn); 15-20 triệu lượt bệnh nhân sốt rét được điều trị.
6.2. Dự án phòng chống lao:
- Khống chế và đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh lao mới, đến năm 2005 còn khoảng 72/100.000 bệnh nhân lao mới có AFB(+).
- Điều trị khỏi cho khoảng 92% số bệnh nhân lao.
- Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao.
6.3. Dự án phòng chống sốt xuất huyết:
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết xuống còn 109/100.000 dân.
- Giảm tỷ lệ số người chết/số người mắc bệnh xuống còn 0,17 %.
6.4. Dự án phòng chống phong:
- Giữ vững thành quả đã đạt được.
- Loại trừ bệnh phong trên địa bàn cấp huyện theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Việt Nam.
- Khám để phát hiện bệnh cho 30.000.000 người, phát hiện ít nhất 5.000 bệnh nhân mới.
- Điều trị đa hóa trị liệu cho 6.800 bệnh nhân
- Phục hồi chức năng bằng phẫu thuật cho 5.000 bệnh nhân.
6.5. Dự án phòng chống bướu cổ:
- Giữ vững và phát huy thành quả ở các vùng đã đạt được mục tiêu.
- Hoàn thành mục tiêu thanh toán các rối loạn do thiếu I- ốt gây nên, với 3 nội dung:
+ Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối I ốt đạt trên 90%.
+ Mức I ốt nước tiểu trung vị đạt 10-20 mcg/dl.
+ Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi còn 5% (hoặc dưới 5%).
6.6. Dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi giảm xuống dưới 25%.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng <2.500 g giảm xuống dưới 7%.
6.7. Dự án tiêm chủng mở rộng:
- Tiếp tục duy trì tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh trong chương trình cho trẻ em đạt trên 90%.
- Duy trì và bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, không để vi rút bại liệt hoang dại từ nước ngoài xâm nhập vào Việt nam. Tiếp tục cho trẻ em uống vắc xin phòng bại liệt .
- Tiếp tục giảm tỷ lệ uốn ván sơ sinh xuống còn 0,14/100.000 dân.
- Tỷ lệ mắc bệnh sởi còn 4/100.000 dân.
- Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu còn 0,05/100.000 dân.
- Từng bước triển khai rộng rãi trong toàn quốc 4 loại vacxin: tả, thương hàn, viêm não Nhật bản B, viêm gan B.
- Triển khai thêm vacxin Hib (Haemophilus influenzae) phòng viêm màng não và viêm phổi cấp ở trẻ em.
6.8. Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng:
- Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế ở 6.120 xã, phường.
- Phát hiện, quản lý và điều trị cho 50.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó quản lý, điều trị ổn định không tái phát bệnh cho 35.000 bệnh nhân, để trở về sống hòa nhập với cộng đồng.
6.9. Dự án bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Giảm 30% vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt (có khoảng 30 người ngộ độc/1 vụ) so với trung bình 2 năm 1999-2000.
- Giảm 30% số người chết/ số mắc do ngộ độc thực phẩm, so với trung bình 2 năm 1999-2000.
- 70% các cơ sở sản xuất thực phẩm có giấy phép kinh doanh đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
- 100% cơ sở sản xuất thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
- 50% số phường thuộc đô thị loại I, II đạt tiêu chuẩn bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm .
- 40% chợ do cấp huyện quản lý đạt tiêu chuẩn bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Tập huấn kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ cho 90% số người trực tiếp sản xuất, chế biến ở các cơ sở sản xuất thực phẩm có giấy phép kinh doanh và 50% số người làm việc trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có địa chỉ kinh doanh ổn định.
- 80% dân sống ở đô thị và 50% dân sống ở nông thôn tiếp cận được các thông tin về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đề phòng ngộ độc thực phẩm.
- 30% doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có vốn nước ngoài áp dụng hệ thống HACCP, GMP, ISO
6.10. Dự án phòng chống HIV/AIDS:
- Hạn chế tốc độ lan truyền HIV/AIDS trong cộng đồng
- Làm chậm quá trình tiến triển của HIV thành AIDS
- Làm giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
7. Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia PCMSBXH, BDGH & HIV/AIDS.
Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập:
- Ban quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia PCMSBXH,BDNH & HIV/AIDS do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế làm Chủ nhiệm và thành viên là các Vụ trưởng, Viện trưởng của các Vụ, Viện liên quan.
- Ban chủ nhiệm của các Dự án trong Chương trình này.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo Chủ nhiệm các Dự án thành phần xây dựng và trình phê duyệt các Dự án thành phần theo quy định.
Bộ Y tế chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này. Trong quá trình thực hiện cần lồng ghép với các Chương trình kinh tế - xã hội khác để nâng cao hiệu quả của Chương trình.
8. Về nguồn vốn cho Chương trình:
Nguồn vốn đầu tư thực hiện các Dự án của Chương trình bao gồm:
- Vốn ngân sách Nhà nước bao gồm vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.
- Vốn vay ODA và các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của quốc tế.
- Vốn cân đối từ ngân sách địa phương.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng Bộ Y tế cân đối hàng năm và có các giải pháp cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình.
Điều 2. Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình:
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình mục tiêu Quốc gia PCMSBXH,BDNH & HIV/AIDS thực hiện theo Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia, Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đói, bổ sung Quyết định 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 và Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 và các quy định hiện hành khác của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ vào những quy định hiện hành, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng và thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 190/2001/QD-TTg | Hanoi, December 13, 2001 |
DECISION
APPROVING THE NATIONAL TARGET PROGRAM TO PREVENT AND COMBAT SOME SOCIAL DISEASES, DANGEROUS EPIDEMICS AND HIV/AIDS IN THE 2001-2005 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Protection of People’s Health of June 30, 1999;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 on the national target programs in the 2001-2005 period;
At the proposal of the Minister of Health,
DECIDES:
Article 1.-To approve the national target program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS in the 2001-2005 period, with the following main contents:
1. The program’s name: The Program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS.
2. The managing agency: The Ministry of Health.
3. Coordinating agencies: The concerned ministries and branches as well as localities which manage and organize the implementation of projects under the program.
4. The program’s scope: Provinces and cities throughout the country.
5. Overall objectives: To firmly maintain the results obtained in the past years. To take initiative in preventing, fighting and promptly stamping out epidemics if they occur. To reduce the morbidity and mortality rates of some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS, increase the people’s life expectancy and develop our race, thus contributing to achieving social justice in healthcare and economic growth, firmly maintaining political security in all geographical areas, especially in mountainous, deep-lying and remote areas, as well as border regions and off-shore islands.
6. By 2005-targets of projects under the Program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS:
6.1. The project to prevent and fight malaria:
- To reduce the malaria morbidity rate to below 0.41% of the population, to reduce the malaria mortality rate to 0.15/100,000 persons.
- 60-70 million tours of people shall be protected with chemicals (spraying and impregnating mosquito nets with chemicals); 15-20 million tours of malaria patients shall be treated.
6.2. The project to prevent and fight tuberculosis:
- To control and repell the new tuberculosis morbidity, to the rate of 72/100,000 new tuberculosis sufferers tested AFB (+).
- To cure about 92% of tuberculosis patients.
- To reduce the mortality rate of tuberculosis patients.
6.3. The project to prevent and fight dengue:
- To reduce the dengue morbility rate to 109/100,000 persons.
- To reduce the dengue mortality rate to 0.17%.
6.4. The project to prevent and fight leprosy:
- To firmly maintain the gained achievements.
- To wipe out leprosy in the district-level localities according to the standards of the World Health Organization (WHO) and Vietnam.
- To provide medical examination to 30,000,000 persons, detecting at least 5,000 new patients.
- To provide multi-chemical therapy to 6,800 patients.
- To help 5,000 patients rehabilitate their functions through surgery.
6.5. The project to prevent and fight goiter:
- To firmly maintain and promote the achievements in areas where the set objectives have been attained.
- To achieve the objective of eliminating disorders caused by iodine deficiency, with three following contents:
+ The rate of households using iodized salt shall reach over 90%;
+ The level of iodine content in urine shall be 10-20mcg/dl;
+ The rate of children aged between 8 and 10 years infected with goiter shall reduce to 5% (or under 5%).
6.6. The project to prevent and fight child malnutrition:
- To reduce the rate of malnourished under - 5 children to below 25%.
- To reduce the rate of newborns weighing under 2,500 grams to below 7%.
6.7. The project on expanded vaccination:
- To continue implementing the vaccination program to over 90% of children.
- To maintain and protect the results of polio elimination, not to let wild polio virus penetrating into Vietnam from foreign countries. To continue providing oral polio vaccine to children.
- To continue reducing neonatal tetanus ratio to 0.14/100,000 persons.
- To reduce measle morbidity ratio to 4/100,000 persons.
- To reduce diphtheria morbidity ratio to 0.05/100,000 persons.
- To step by step effect the nationwide vaccination against cholera, typhoid, B encephalitis and B hepatitis.
- To additionally implement the injection of Hib (Haemophilus influenzae) vaccine to prevent child choriomeningitis and acute pneumonia.
6.8. The project to protect the community’s mental health
- To build a network and deploy the model of integrating the mental healthcare with other healthcare contents in health stations of 6,120 communes and wards.
- To detect, manage and provide treatment to 50,000 schizophrenic patients, of whom 35,000 shall be managed and treated so as to prevent recrudescence and help them re-integrate into community.
6.9. The project to ensure food safety, hygiene and quality
- To reduce by 30% the number of massive food poisoning cases (involving about 30 persons in each case) as compared with the average figure of 1999-2000.
- To reduce by 30% the number of people dying of/suffering from food poisoning, as compared with the average figure of 1999-2000.
- 70% of licensed foodstuff production establishments shall meet safety and hygiene standards prescribed by the Ministry of Health.
- 100% of foreign-invested foodstuff production establishment shall meet safety and hygiene standards prescribed by the Ministry of Health.
- 50% of wards in grade I- or II- urban centers shall meet food safety and hygiene standards.
- 40% of district-managed markets shall meet food safety and hygiene standards.
- To provide basic knowledge on food safety and hygiene as well as regular medical examination to 90% of those who are directly engaged in the production and processing at licensed foodstuff establishments and 50% of those who are working in catering-service establishments with fixed business addresses.
- 80% of the urban inhabitants and 50% of the rural inhabitants shall have access to information on food quality, hygiene and safety, prevent food poisoning.
- 30% of foreign-invested foodstuff enterprises shall apply HACCP, GMP, ISO systems.
6.10. The project to prevent and fight HIV/AIDS:
- To curb the spead of HIV/AIDS among the community.
- To slow down the process of HIV development into AIDS
- To reduce the adverse impacts of HIV/AIDS on socio-economic development.
7. Organization of the implementation of the national target program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS
The Minister of Health shall set up:
- The Management Board for the national target program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS, which shall be composed of a Vice Minister of Health as its Chairman and directors of the concerned departments as its members.
- The managing boards of the projects under this program.
The Minister of Health shall direct the managers of component projects in elaborating and submitting component projects for approval as prescribed.
The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in organizing the execution of this program. During the course of implementation, this program should be integrated into other socio-economic programs in order to raise the efficiency thereof.
8. On capital sources for the program:
Investment capital sources for the implementation of projects under the program include:
- State budget capital including capital construction capital and public-service capital;
- ODA loan capital and international non-refundable aids;
- Capital apportioned from local budget;
- Other lawful capital sources.
Annually, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Health shall apportion capital sources and work out mechanisms and policies to mobilize resources for the implementation of the program.
Article 2.-Mechanisms for managing and administering the program:
Mechanisms for managing and administering the national target program to prevent and combat some social diseases, dangerous epidemics and HIV/AIDS shall comply with the Prime Minister’s Decisions No. 531/TTg of August 8, 1996 on the management of national programs, No. 38/2000/QD-TTg of March 24, 2000 amending and supplementing Decision No. 531/TTg of August 8, 1996, No. 71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 on the national target programs in the 2001-2005 period, and other current regulations of the State on construction and investment management.
The Ministry of Health, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, basing themselves on the current regulation and their respective functions and powers, provide detailed guidance for other ministries, branches and localities to organize the implementation of this Program.
Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây