Quyết định 1327/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh Sởi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1327/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1327/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 18/04/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian ủ bệnh Sởi trung bình 10 ngày
Trước tình hình dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 1327/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi, trong chỉ rõ thời gian ủ bệnh Sởi là từ 7 - 21 ngày (trung bình 10 ngày).
Trong đó, giai đoạn khởi phát từ 2 - 4 ngày, người bệnh có biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 - 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát kéo dài 2 - 5 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban sau khi sốt cao 3 - 4 ngày, ban có màu hồng dát sẩn, khi da căng thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục có biểu hiện ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện, có thể có ho kéo dài 1 - 2 sau khi hết ban.
Điều trị bệnh Sởi không có phương pháp đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ bằng cách vệ sinh da, mắt, miệng hong (không sử dụng các chế phẩm có corticoid); tăng cường dinh dưỡng; hạ sốt (lau nước ấm, chườm mát; dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao); bổ sung vitamin A…
Bệnh Sởi có thể bị biến chứng do virut sởi hoặc do bội nhiễm và thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ thiếu vitamin A; trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác; phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng; phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1327/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 1327/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ ------- Số: 1327/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2014 |
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng(để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Website Bộ Y tế, website Cục QLKCB; - Lưu: VT, KCB. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây