Quyết định 125/QĐ-BYT 2020 chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus Corona

thuộc tính Quyết định 125/QĐ-BYT

Quyết định 125/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:125/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:16/01/2020
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới

Ngày 16/01/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 125/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV).

Cụ thể, vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012.

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: Ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Theo đó, chẩn đoán bệnh do nhiễm vi rút Corona mới bao gồm các trường hợp sốt, viêm phổi kẽ, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác.

Nguyên nhân nhiễm vi rút Corona có thể do sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng hoặc tiếp xúc (trong thời gian ủ bệnh 14 ngày) với trường hợp sốt và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định125/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 125/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp

do chủng vi rút Corona mới (nCoV)

--------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y T

 

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)”.

Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế; Chánh Thanh tra- Bộ Y tế; Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như điều 4;

- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để phối hợp);

- Cổng TTĐT Bộ Y tế; website Cục QLKCB;

- Lưu: VT; KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

 
 
 

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

 

HƯỚNG DẪN

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16 tháng 01 năm 2020

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

-------------

 

Vi rút corona (CoV) là một họ vi rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Tuy nhiên, từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

I. CHẨN ĐOÁN BỆNH DO NHIỄM VI RÚT CORONA MỚI

1. Ca bệnh nghi ngờ (Suspected case):

Bao gồm các trường hợp sau:

1.1. Sốt và viêm phổi, hoặc viêm phổi kẽ, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác, bao gồm tất cả các trường hợp có chỉ định lâm sàng xét nghiệm viêm phổi cộng đồng

Và: Sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng

- Tiếp xúc (trong thời gian ủ bệnh 14 ngày) với trường hợp sốt và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới.

1.2. Sốt và có các triệu chứng bệnh lý hô hấp (ho, khó thở..)

Và:

Có mặt tại các cơ sở y tế ở các vùng dịch tễ đã xác định có các ca mắc bệnh do vi rút Corona mới liên quan tới chăm sóc y tế.

Hoặc

- Tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày.

1.3. Sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp và khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc bệnh do nCoV.

2. Ca bệnh có thể (Probable case):

Khi có các bằng chứng về lâm sàng và dịch tễ:

Bằng chứng dịch tễ:

Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc bệnh nhân: nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình; những người sống chung với người bệnh hoặc đến thăm người bệnh trong thời gian có biểu hiện bệnh.

Bằng chứng lâm sàng:

Người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng, X-quang hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh của bệnh lý nhu mô phổi (ví dụ như viêm phổi hoặc ARDS) phù hợp với định nghĩa về ca bệnh ở trên,

- Không được khẳng định bằng xét nghiệm bởi vì không lấy được mẫu bệnh phẩm hoặc không làm được xét nghiệm để chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng hô hấp

- Không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác.

3. Ca bệnh xác định (Confirmed case)

Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm Real time RT - PCR dương tính với nCoV.

4. Chẩn đoán phân biệt:

Viêm phổi do nCoV gây ra cần được chẩn đoán phân biệt với:

- Cúm nặng (cúm A/H1N1 hoặc cúm gia cầm A/H5N1...)

- SARS-CoV và MER-CoV

- Viêm phổi không điển hình do các căn nguyên khác: Vi rút hợp bào hô hấp (SRV), adenovirus, mycoplasma,...

5. Xét nghiệm cận lâm sàng:

- Kỹ thuật xác định nCoV là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Lưu ý: Đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm vi rút corona mới, các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

- Việc thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm phải thực hiện theo Phụ lục 1.

- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng thường qui phục vụ chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi bệnh nhân.

6. Báo cáo:

Các trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc vi rút Corona mới cần phải báo cáo lên Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hoặc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị:

- Các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.

- Ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn.

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có)

2. Điều trị suy hô hấp:

2.1. Mức độ nhẹ:

- Nằm đầu cao 30°- 45°

- Cung cấp ôxy: Khi SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤ 65mmHg hoặc khi có khó thở (thở gắng sức, thở nhanh, rút lõm ngực).

+ Thở oxy qua gọng mũi: 1 - 5 lít/phút sao cho SpO2 > 92%.

+ Thở oxy qua mặt nạ đơn giản: oxy 6-12 lít/phút khi thở oxy qua gọng mũi không giữ được SpO2 > 92%.

+ Thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ: lưu lượng oxy đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào, khi mặt nạ đơn giản không hiệu quả.

2.2. Mức độ trung bình

- Thở CPAP hoặc thở ô xy dòng cao qua gọng mũi (High Flow Nasal Canula) nếu có: Được chỉ định khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở oxy, SpO2 < 92%. Nếu có điều kiện, ở trẻ em nên chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với thở oxy qua gọng mũi.

+ Mục tiêu: SpO2 > 92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6

+ Nếu không đạt được mục tiêu trên có thể chấp nhận mức SpO2 > 85%.

- Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP: Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt, khả năng ho khạc tốt.

2.3. Mức độ nặng

Hỗ trợ hô hấp

Thông khí nhân tạo xâm nhập:

+ Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp nặng và không đáp ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.

+ Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát thể tích, với Vt thấp từ 6 - 8 ml/kg, tần số 12-16 lần/phút, I/E = 1/2, PEEP = 5 và điều chỉnh FiO2 để đạt được SpO2 > 92%.

+ Nếu tiến triển thành ARDS, tiến hành thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo tăng thán cho phép.

+ Với trẻ em, có thể thở theo phương thức kiểm soát áp lực (PCV). Tùy tình trạng người bệnh để điều chỉnh các thông số máy thở phù hợp.

- Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation):

+ ECMO có thể cân nhắc sử dụng cho người bệnh ARDS không đáp ứng với các điều trị tối ưu ở trên.

+ Do ECMO chỉ có thể được thực hiện tại một số cơ sở tuyến trung ương, nên trong trường hợp cân nhắc chỉ định ECMO, các tuyến dưới nên quyết định chuyển người bệnh sớm và tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do bộ Y tế quy định.

Hỗ trợ chức năng các cơ quan:

Ổn định huyết động:- Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, thuốc trợ tim, vận mạch nếu cần

Hỗ trợ chức năng thận:

- Đảm bảo cân bằng dịch, duy trì huyết động ổn định, thuốc lợi tiểu lợi tiểu.

- Lọc máu (ngắt quãng hoặc liên tục) hay lọc màng bụng khi có chỉ định

Hỗ trợ chức năng các cơ quan khác: tùy từng trường hợp cụ thể

3. Điều trị hỗ trợ:

- Dùng thuốc giảm ho nếu có ho nhiều: nhỏ mũi bằng các thuốc nhỏ mũi thông thường.

- Hạ sốt: Nếu sốt trên 38,5°C thì cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15 mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2 g/ngày.

- Điều chỉnh rối loại nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan

- Đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết

- Trường hợp bội nhiễm phế quản phổi nên dùng kháng sinh phổ rộng và có tác dụng với vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bệnh viện.

- Đối với trường hợp nặng, cân nhắc dùng gammaglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG)

- Điều trị bệnh nền (nếu có).

4. Tiêu chuẩn xuất viện:

Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Hết sốt ít nhất 3 ngày.

- Toàn trạng tốt: Mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cải thiện.

- Chức năng thận trở về bình thường

5. Sau khi xuất viện:

Người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

III. PHÒNG LÂY NHIỄM VI RÚT CORONA MỚI

1. Phòng lây nhiễm ở ngoài cộng đồng:

- Đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp.

- Vệ sinh cá nhân:

+ Rửa tay sạch: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi.

+ Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy

+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ

+ Không hút thuốc lá.

- Vệ sinh môi trường:

+ Duy trì thông khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt

+ Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí.

+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã

+ Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

2. Phòng lây nhiễm trong bệnh viện:

Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2.1. Tổ chức khu vực cách ly:

- Khu vực nguy cơ cao: Nơi điều trị và chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút corona mới. Khu vực này phải có bằng màu đỏ ghi “Khu vực cách ly đặc biệt” và hướng dẫn chi tiết treo ở lối vào, có người trực gác.

- Khu vực có nguy cơ: Nơi có nhiều khả năng có người bệnh nhiễm vi rút corona mới đến khám và điều trị ban đầu (như khoa hô hấp, cấp cứu, khám bệnh...). Khu vực này phải có bảng hướng dẫn chi tiết treo ở lối ra vào và có ký hiệu màu vàng.

- Người bệnh cần được cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.

- Người bệnh không khó thở cần sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.

2.2. Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm:

- Cách ly ngay những người nghi ngờ mắc bệnh, không xếp chung người đã được khẳng định mắc vi rút corona với người thuộc diện nghi ngờ. Tất cả đều phải đeo khẩu trang. Việc chụp X-quang, làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa... nên được tiến hành tại giường, nếu di chuyển bệnh nhân, phải có đầy đủ các phương tiện phòng hộ. Người bệnh khạc nhổ vào khăn giấy mềm dùng một lần và cho ngay vào thùng rác y tế.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.

- Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.

- Trong thời gian có dịch, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh và những người khác, cấm người nhà và khách đến thăm khu cách ly.

- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở ... cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

- Bảo đảm thông khí tốt cho các buồng bệnh.

2.3. Phòng ngừa cho nhân viên y tế:

- Dùng khẩu trang ngoại khoa, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Khi làm thủ thuật hoặc chăm sóc trực tiếp người bệnh nên sử dụng khẩu trang N95. Bệnh phẩm xét nghiệm phải được đặt trong túi nylon hoặc hộp vận chuyển. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp, dụng cụ bẩn, chăm sóc người bệnh, sau khi tháo găng tay, khẩu trang và trước khi rời buồng bệnh, khu vực cách ly. Những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ở khu vực cách ly đặc biệt phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viện.

- Bệnh viện cần lập danh sách nhân viên y tế làm việc tại khoa có người bệnh nhiễm vi rút corona mới. Họ sẽ tự theo dõi nhiệt độ hằng ngày, nếu có dấu hiệu nghi mắc vi rút corona mới sẽ được khám, làm các xét nghiệm và theo dõi.

2.4. Xử lý dụng cụ, đồ vải và đồ dùng sinh hoạt cho bệnh nhân:

Thực hiện theo quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế.

2.5. Xử lý môi trường và chất thải bệnh viện:

Các mặt bằng, bàn ghế ở khu vực buồng bệnh và khu vực cách ly phải được lau tối thiểu 2 lần/ngày bằng các hóa chất sát khuẩn. Nhân viên làm vệ sinh phải sử dụng các phương tiện phòng hộ như nhân viên y tế. Mọi chất thải rắn tại khu vực cách ly đặc biệt phải được thu gom để đem đi tiêu hủy theo quy định của Bộ Y tế.

2.6. Vận chuyển người bệnh:

Hạn chế vận chuyển người bệnh, trừ những trường hợp nặng, vượt quá khả năng điều trị của cơ sở. Nhân viên vận chuyển phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ. Làm sạch và khử khuẩn xe cứu thương sau mỗi lần vận chuyển.

2.7. Xử lý người bệnh tử vong:

Người bệnh tử vong phải được khâm liệm tại chỗ, phải khử khuẩn bằng các hóa chất Chloramin B, Pormalin. Chuyển tử thi đến nơi chôn cất hay hỏa táng bằng xe chuyên dụng. Tử thi phải được hỏa táng hoặc chôn cất trong vòng 24 giờ, tốt nhất là hỏa táng./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

 

 

PHỤ LỤC 1

THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

 

1. Mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm nghi nhiễm nCoV phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học. Bệnh phẩm thu thập bao gồm ít nhất 2 mẫu bệnh phẩm gồm 01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp và 01 mẫu máu trong số các loại mẫu dưới đây:

- Bệnh phẩm đường hô hấp trên:

+ Hỗn hợp dịch mũi họng;

+ Dịch súc họng;

- Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:

+ Đờm

+ Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi ...;

+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

+ Mẫu máu (3-5 ml máu tĩnh mạch có hoặc không có chất chống đông EDTA)

+ Mẫu máu giai đoạn cấp;

+ Mẫu máu giai đoạn hồi phục (sau 14-21 ngày sau khi khởi bệnh).

2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm

Loại bệnh phẩm

Thời điểm thích hợp thu thập

Bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch mũi họng; dịch súc họng)

Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh

Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi...)

Tại ngày 0 đến ngày 14 sau khi khởi bệnh

Mẫu máu giai đoạn cấp

Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh

Mẫu máu giai đoạn hồi phục

Tại ngày 14, 28 hoặc 3 tháng sau khi khởi bệnh

Tổ chức phổi, phế nang

Trong trường hợp có chỉ định

 

 

3. Phương pháp thu thập bệnh phẩm

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Tăm bông cán mềm và cán cứng vô trùng.

- Đè lưỡi.

- Ống ly tâm hình chóp 15ml, chứa 2-3ml môi trường vận chuyển.

- Lọ nhựa (ống Falcon 50ml) hoặc túi nylon để đóng gói bệnh phẩm.

- Băng, gạc có tấm chất sát trùng.

- Cồn sát trùng, bút ghi...

- Quần áo bảo hộ.

- Kính bảo vệ mắt.

- Găng tay.

- Khẩu trang N95.

- Bơm tiêm 10 ml, vô trùng.

- Ống nghiệm vô trùng (có hoặc không có chất chống đông).

- Dây garo, bông, cồn ...

- Bình lạnh bảo quản mẫu.

3.2. Tiến hành

3.2.1. Sử dụng quần áo bảo hộ

Trước khi lấy mẫu (mặc)

Sau khi lấy mẫu (cởi)

Khẩu trang N95

Găng tay - lớp thứ hai

Áo

Kính bảo hộ

Quần

Quần

Ủng

Áo

Kính bảo hộ

Găng tay - lớp thứ nhất

Găng tay - lớp thứ hai

Khẩu trang N95

Ủng

Găng tay - lớp thứ nhất

 

 

3.2.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm

a. Dịch mũi và họng (sử dụng 02 tăm bông cho 02 loại bệnh phẩm)

- Đưa tăm bông vào vùng hầu họng để cho dịch họng thấm ướt đầu tăm bông, sau đó miết mạnh và xoay tròn tăm bông tại khu vực 2 amidan và thành sau họng để thu thập tế bào nhiễm.

- Yêu cầu người bệnh ngửa mặt khoảng 45°. Đưa tăm bông vào dọc theo sàn mũi tới khoang mũi họng, để tăm bông cho thấm ướt dịch mũi sau đó xoay tròn, miết mạnh vào thành mũi và rút ra từ từ.

- Sau khi ngoáy họng và ngoáy mũi, 2 tăm bông chứa bệnh phẩm được chuyển vào 01 tuýp chứa 3 ml môi trường bảo quản bệnh phẩm (đầu tăm bông phải nằm ngập trong môi trường vận chuyển).

b. Dịch súc họng

Người bệnh được súc họng với 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý). Dịch súc họng được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và pha loãng theo tỷ lệ 1:2 trong môi trường bảo quản vi rút.

c. Dịch nội khí quản

Người bệnh khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch, đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt. Cho dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường bảo quản vi rút.

d. Lấy mẫu máu

Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp chứa (có chất chống đông EDTA đối với mẫu máu toàn phần, không có chất chống đông EDTA đối với mẫu máu để tách huyết thanh), bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong vòng 24 giờ.

Lưu ý:

- Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm

- Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.

3.2.3. Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu

Toàn bộ trang phục bảo hộ được cho vào 1 túi ni lông chuyên dụng dùng cho rác thải y tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cùng với các dụng cụ bẩn (sử dụng găng tay và khẩu trang mới).

Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 120°C/30 phút trước khi loại bỏ cùng với rác thải y tế khác hoặc có thể đốt tại lò rác bệnh viện tuyến huyện.

Rửa tay xà phòng và tẩy trùng bằng chloramin 0,1% toàn bộ các dụng cụ và khu vực lấy mẫu; phích lạnh dùng cho vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.

4. Bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm

4.1. Bảo quản

Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:

- Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C, và chuyển tới phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập.

- Bệnh phẩm được bảo quản ngay tại -70°C trong trường hợp thời gian dự kiến chuyển đến phòng xét nghiệm chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập.

- Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.

- Bệnh phẩm là huyết thanh/huyết tương có thể bảo quản tại 4°C trong 5 ngày.

4.2. Đóng gói bệnh phẩm

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.

- Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có), bọc từng tuýp bệnh phẩm bằng giấy thấm.

- Đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín).

- Bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có chứa chất tay trùng (cloramine B ...), đặt gói bệnh phẩm vào túi nylon thứ 2, buộc chặt.

- Các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi nylon cuối cùng, buộc chặt, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ các logo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (logo: bệnh phẩm sinh học, không được lộn ngược) khi vận chuyển.

Quyết định 125/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)

4.3. Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm

- Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm:

+ Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh khu vực miền Bắc.

+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ khu vực miền Nam và Tây Nguyên.

+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Nha Trang tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ khu vực miền Trung.

Theo diễn biến của dịch bệnh nCoV và năng lực xét nghiệm của các đơn vị, Bộ Y tế sẽ xem xét mở rộng các điểm tiếp nhận bệnh phẩm khi cần thiết.

- Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm.

- Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường không càng sớm càng tốt.

- Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.

- Nên bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ 4°C khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm, tránh quá trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

--------------

 

No. 125/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
--------------

Hanoi, January 16, 2020

 

 

DECISION

Promulgating the Guidance on the diagnosis and treatment of the acute pneumonia caused by new a strain of Coronavirus (nCoV)

 

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 prescribing the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Department of Medical Examination and Treatment Management – Ministry of Health,

DECIDES:

 

Article 1.Issuing together with this Decision “The Guidance on diagnosis and treatment of the acute pneumonia caused by a new strain of Coronavirus (nCoV)”.

Article 2.The Guidance on diagnosis and treatment of the acute pneumonia caused by a new strain of Coronavirus (nCoV) shall be applicable to all public and private medical examination and treatment establishments nationwide.

Article 3.This Decision shall take effect on the date of signing and issuance.

Article 4.The Chief of Ministry office, the Director of the Department of the Medical examination and treatment management – Ministry of Health; Directors of General departments, Departments under the Ministry of Health; Directors of Hospitals and Institutes under the Ministry of Health; Directors of municipal and provincial Departments of Health; Heads in charge of Healthcare of sectors shall be responsible for implementing this Decision.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Truong Son


 

THE MINISTRY OF HEALTH

--------------

 

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
--------------

 

GUIDANCE

On the diagnosis and treatment of acute pneumonia caused by a new strain of Coronavirus (nCoV)

(Issued together with the Decision No. 125/QD-BYT dated January 16, 2020 of the Minister of Health)

Coronaviruses are a large family of viruses that can cause illnesses ranging from common cold to more severe diseases threatening human lives, including Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS-CoV) in 2002, and the Middle East respiratory syndrome (MERS-CoV) in 2012. However, since December 2019, a new strain of Coronavirus causing pneumonia in Wu Han (China) has been detected and likely to be fast-spreading.

People contracting shall have the following symptoms: coughing, breathing difficulties. In more severe cases, it can lead to acute respiratory failure and even death, especially in patients with chronic illnesses or immunodeficiency.

Now, there is no specific treatment and vaccine for this disease yet.

I. DIAGNOSIS OF INFECTIONS CAUSED BY A NEW STRAIN OF CORONAVIRUS

1. Suspected case:

Suspected cases shall include the following cases:

1.1. Having fever and pneumonia, or interstitial pneumonia, or acute respiratory distress syndrome (ARDS), based on clinical findings or X-ray images showing different levels of lung injury which infection or other causes cannot explain. This includes all cases with clinical indication to test community-acquired pneumonia.

And:Living or travelling to areaswhere there are diseases caused by the new strain of Coronaviruses within 14 days prior to the symptom onset.

- Being in contact (within the incubation period of 14 days) with patients who contract unexplained fever and severe acute respiratory infection arising within 14 days after travelling to nCoV-affected areas.

1.2. Having fever and symptoms of lung diseases (cough, breathing difficulties, etc.)

And:

Being present at a health care facility of areas where there are confirmed cases of 2019-nCoV infection.

Or

- Being in direct contact with infected domestic animals or wild animals at affected areas within 14 days.

1.3. Having fever or symptoms of respiratory diseases arising within 14 days after having contact with a confirmed or probable cases of 2019 nCoV infection.

2. Probable case:

There shall be cases probable of 2019 nCoV infection if there are clinical and epidemiological evidences as follows:

Clinical evidence:

People in direct contact with cases confirmed by laboratory testing, including people taking care of the patients: medical staff, family members; people living with the patients or people visiting the patients during the time of symptom presentation.

Epidemiological evidence

Patients having epidemiological evidence, X-ray filming, pathogen test of lung parenchyma diseases (for example pneumonia or ARDS) matching the above-stated definition of the case,

And

- Not having any laboratory confirmation due to failure in collecting samples, or failure to conduct laboratory tests to diagnose the cause of respiratory infection

- Failing to explain the clinical presentation by infections or other causes.

3. Confirmed case

Confirmed case means cases with the above-stated clinical presentation and which have been tested positive with nCoV by the Real time RT-CT laboratory test.

4.Differential diagnosis

There shall be differential diagnosis to distinguish Pneumonia caused by nCoV from:

- Severe influenza (A/H1N1 influenza or H5N1 bird influenza, etc.)

- SARS-CoV and MER-CoV

- Atypical pneumonia by other causes: Syncytial Respiratory Virus (SRV), adenovirus, and mycoplasma, etc.

5. Para-clinical testing

- The technique used to detect nCoV is the Real time RT-PCR, using such specimens as respiratory specimens, sputum, and endotracheal tube aspirate collected by swabs and stored in proper environment. Note: For the first suspected case of the new strain of Coronavirus, specimens must be stored and transported to a testing lab approved by the Ministry of Health.

- The collection, storing and transportation of specimens must be conducted in accordance with regulations of Appendix 1.

- Regular laboratory tests must be conducted in full to diagnose, prognose and monitor patients.

6. Report:

Newly confirmed or probable nCoV cases must be reported to the Department of Preventive Medicine (Ministry of Health) or the Center for Epidemic control at their localities.

II. TREATMENT

1. Treatment principles

- Suspected or probable cases must be isolated in an appropriate health facility, their specimens must be collected in a proper way to conduct specificity test for diagnosis and disease detection.

- All cases must be hospitalized for monitoring and complete quarantine.

- Up to now, there have yet to be any vaccines and medicines for the treatment of 2019 nCoV, therefore, the focus is on treating the symptoms, timely detection and treatment of the acute respiratory syndrome, chronic kidney disease, and chronic disease in other organs (if any).

2. Treatment of acute respiratory syndrome

2.1. Uncomplicated level:

- Keep patient in semi-recumbent position (head of bed elevation 30-45º)

- Oxygen therapy: when SpO2 ≤ 92% or PaO2 ≤ 65mmHg or in case of breathing difficulties (fast breathing, shortness of breath, chest recession).

- Oxygen therapy through nasal cannula: Initiate at 1-5L/min to reach target SpO2 ≥92%.

- Oxygen therapy through simple face mask: Initiate at 6-12L/min in case where Oxygen therapy through nasal cannula cannot reach target SpO2 ≥ 92%.

- Oxygen therapy through mask with reservoir bag: Store an adequate amount of oxygen so that the reservoir bag cannot shrink when inhaling, used in case where the simple facemask cannot function effectively.

2.2. Moderate level

- Apply CPAP Oxygen therapy or High flow nasal cannula oxygen therapy (if any): in case where oxygen therapy fails to alleviate hypoxemia and SpO2 < 92%. If the condition allows, children should be on CPAP therapy immediately after the nasal cannula oxygen therapy fails to function.

+ Target: SpO2 ≥ 92%. With FiO2 equal to or lower than 0.6.

+ If the above target cannot fulfill, the target SpO2 > 85% is acceptable.

- Use BiPAP therapy (Bi-level Positive Airway Pressure): when a patient with severe respiratory syndrome is still conscious, can react properly and can cough out.

2.3. Severe level

Respiratory Care

Implement invasive ventilation:

+ For patients with severe acute respiratory distress syndrome and cannot adapt to non-invasive pressure ventilation.

+ Begin by implementing the volume control ventilation, with the low tidal volume from 6 to 8 ml/g, the frequency of 12 – 16 times/minute, I/E = 1/2, PEEP = 5, and adjust FiO2 to reach SpO2 > 92%.

+ In case where a patient develops ARDS, mechanic ventilation can be used according to the increased ventilation regimen approved.

+ For children, patients of such kind can undergo pressure control ventilation. Depending on the situation of the patient, the ventilator shall be adjusted.

- Extra-Corporeal Membrane Oxygenation (ECMO):

+ ECMO can be considered for use in case where ARDS patients cannot adapt to the above-stated optimal treatments.

+ For the fact that ECMO can only be conducted in some centrally-run hospitals, hospitals at lower level should make prompt decision to send patients who are prescribed to undergo ECMO to central hospitals and should strictly follow the procedure of transporting patients as specified by the Ministry of Health.

Support for other organs’ function:

Hemodynamic stabilization: - Ensure the circulation volume, cardiac and vasopressor medicines if needed.

Renal function support:

- Ensure the fluid balance, stable hemodynamics, and diuretics medicines.

- Dialysis (intermittent or continuous) or peritoneal dialysis when prescribed.

Support for other organs’ function:depending on specific cases.

3. Adjuvant therapy:

- Use cough relief medicines if a patient has persistent cough: use common nasal drops.

- For fever relief: If a patient’s temperature is 38.5or higher: use paracetamol with the dosage of 10-15mg/kg in children and at most 2g/day in adults.

- Adjust disorders of water balance, electrolyte, and acid base balance.

- Ensure nutrition, control glycemic index.

- Patients with bronchial superinfection should be treated with broad-spectrum antibiotics which can take effect on bacteria causing infection in hospitals.

- For severe cases,Intravenous immune gammaglobulin ("IVIG") should be considered for use.

- Background treatment (if any)

4. Hospital discharge standards

Patients shall be discharged from hospitals if they are able to satisfy the following standards:

- Their patients ends in at least 03 days.

- They are in good conditions: pulse, blood pressure, breathing, blood tests return to normal state; X-ray filming of lungs has improved.

- Renal functions have returned to normal condition.

5. After hospital discharge

Patients must self-monitor their body temperatures 12 hours/time, if their temperature is above 38C in 2 consecutive times of measurement, or if there are any extraordinary indications, these patients must undergo medical re-examination at the hospital they are previously treated.

III. PREVENTION OF NOVEL CORONAVIRUS INFECTION

1. Prevention of infection in the community

- Wear face masks and visit a medical examination establishment right after there are any respiratory symptoms.

- Personal hygiene measures:

+ Clean handwash: Regularly wash hands with soaps and water or with an alcohol-based hand rub, especially after sneezing, coughing or touching nose.

+ Cover nose and mouth when sneezing and coughing; throw used tissues for cleaning mouth and nose into a separate trash bin.

+ Ensure adequate diets.

+ Quit smoking

- Environmental hygiene:

+ Ensure good ventilation in working and living places.

+ Avoid contact and gather in crowded places.

+ Avoid direct contract with domestic and wild animals.

+ Conduct adequate vaccination.

2.Prevention of infection in hospitals

Strictly conduct separation in medical examination, isolation and treatments of patients, infection control measures, and measures to prevent infection to health workers, caregivers of nCoV-infected patients and other patients at the medical treatment in accordance with guidance provided by the Ministry of Health.

2.1. Organization of quarantine areas:

- High-risk areas: The place for treatment and care of patients who are suspected or confirmed to contract the new strain of Coronavirus. Areas for treatment of such patients must be signaled by a red notice of “Area of special quarantine” and a detailed written guidance at the entrance and must be guarded by people on duty.

- Risk areas: The place where there are highly likely that new nCoV-infected patients come to conduct initial medical examination and treatment ( for example Department of Pulmonary, Department of Emergency, Department of Medical treatment, etc.). This area must be signal by an instruction board at the entrance and have yellow symbol.

- Patients must be place in quarantine and under treatment at a healthcare facility to minimize the risk of complications and death. Patients shall be in quarantine until there are no longer any clinical symptoms.

- Patients undergoing no breathing difficulties must wear face masks properly when being in contact with other people to minimize the risk of the disease infection.

2.2. Infection prevention for patients and visitors

- Immediately place any suspected patients in quarantine, separate confirmed cases of nCoV from suspected cases. All patients must wear face masks. Such works as X-ray filming, testing, specialized examination, etc. should be conducted right at the patient’s bed, in case where the patient has to be transported, there must be adequate means of protective gears. Patients should expectorate into a single-use tissue and discharge immediately after use into a medical trash bin.

- Conduct personal hygiene, regularly wash hands with soaps; use antiseptic medicines for nose and throat such as: mouth gargle with antiseptic water, or other antiseptic liquids for nose and throat.

- Avoid gathering in crowds to prevent infection to other people.

- In time of the epidemic, direct contact with infected patients and other people should be minimized. Family relatives and visitors should be banned from entering the quarantine area.

- People in close contact with infected people must be listed and be under healthcare monitoring within 14 days after the last time of being in contact. These people must be provided with consultation on the disease symptoms and preventive measures to self-prevent, self-monitor, and detect early any symptoms of the acute respiratory infection. In case where there are symptoms of fever, coughing, breathing difficulties, such people must immediately report to the nearest healthcare facility for timely diagnosis and treatment.

- Ensure good ventilation in patient rooms.

2.3.Infection prevention for medical staff

- Medical staff must wear surgical facemasks, medical glasses, face-covering masks, single-use paper coveralls, gloves, medical caps, shoe covers or boots. On conducting medical procedures or giving direct care to patients, medical staff should use N95 face masks. Patient’s collected specimens for testing must be place in nylon seals or in shipping containers. Medical staff must apply handwash with soaps or disinfectant liquids after touching patient’s respiratory fluids, dirty instruments, after taking care of patients, after putting off gloves, facemasks and after leaving patient rooms, quarantine area. Medical staff in direct contact with patients in the quarantine area must take shower, and change clothes before leaving their hospital.

- Hospitals must compile a list of medical staff working at departments where there are new cases of contracting the new strain of Coronavirus. These medical staff have to self-monitor their temperature daily, if there are any signs of contracting nCoV, they shall be under medical examination, testing and healthcare monitoring.

2.4. Treatment of medical equipment, textiles and daily necessities of patients

This treatment shall be conducted in accordance with the infection control procedure of the Ministry of Health.

2.5. Environmental hygiene and treatment of medical waste

All surfaces, tables and chairs in patient rooms and the quarantine area must be wiped at least 02 times/day with antiseptic chemicals. Cleaning staff must use protective equipment like medical staff. All solid waste in the quarantine area must be collected for incineration under regulations of the Ministry of Health.

2.6. Patient transport

Limit the transportation of patients, except for severe cases going beyond the treatment capacity of a healthcare facility. Transportation personnel must bring adequate protective equipment. After each time of transportation, the ambulance car must be cleaned and disinfected.

2.7. Handlings of deceased patients

The deceased patients must be shrouded in place, disinfected with Chrolamin B and Pormalin. The bodies shall be transported to the burial or cremation place by a specialized vehicle. Such bodies shall be buried or cremated within 24 hours. It is recommended that these bodies be cremated./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Truong Son


 

APPENDIX 1
COLLECTION, STORAGE AND TRANSPORT OF SPECIMENS

1. Specimens

Specimens suspected to be infected with nCoV must be collected by medical workers well-equipped with knowledge on biosafety. The collection of specimens shall consist of at least 02 specimens, including 01 respiratory specimen and 01 blood sample from the following types:

- Upper respiratory tract specimens:

+ Mixed nasopharyngeal fluid;

+ Throat rinse.

- Lower respiratory tract specimens:

+ Sputum;

+ Alveolar fluid, endotracheal fluid, pleural fluid, etc.;

+ Tissues of lungs, bronchi, alveoli.

+ Blood sample (3-5 ml of venous blood with/without EDTA)

+Blood sample collected in acute stage;

+ Blood sample collected in recovered stage (14-21 days after the onset of illness).

2. Time for collecting specimens

Type of specimen

The right time to collect

Upper respiratory tract specimens (nasopharyngeal fluid; throat rinses)

In 0 to 7 days after the onset of illness

Lower respiratory tract specimens (alveolar fluid, endotracheal fluid, pleural fluid, etc.)

In 0 to 14 days after the onset of illness

Blood sample collected in acute stage

In 0 to 7 days after onset of illness

Blood sample collected in recovered stage

In 14 days, 28 days or 3 months after the onset of illness

Tissues of lungs, alveoli

Where indicated

3. Methods of collecting specimens

3.1. Preparing instruments

- Soft and hard sterile cotton swabs.

- Tongue depressors.

- 15ml conical centrifuge tubes, containing 2-3ml of transport medium.

- Plastic vials (Falcon 50ml tubes) or nylon bag for packaging specimens.

- Antiseptic bandages and gauzes.

- Antiseptic alcohol, writing pen, etc.

- Protective clothing

- Eye protection goggles.

- Gloves.

- N95 respirators.

- Sterile 10ml syringes.

- Sterile test tubes (with/without anticoagulant).

- Quick release tourniquet, cottons, alcohol, etc.

- Cold boxes.

3.2. Process

3.2.1. Wearing protective clothing

Before specimen collection (putting on)

After specimen collection (taking off)

N95 respirator

Gloves - second layer

Hat

Shirt

Goggles

Trousers

Trousers

Boots

Shirt

Goggles

Gloves - first layer

Hat

Gloves - second layer

N95 respirator

Boots

Gloves - first class

 3.2.2. Techniques for specimen collection

a. Nasal and throat fluids (using 02 separate swabs for 02 types of specimens)

- Soak the tip of the swab into the throat fluid in the oropharynx, then squeeze and swirl the swab at the tonsils and the back of the throat to collect infected cells.

- Ask the patient to turn his/her face up at about 45 degrees, then put the swab along the nasal floor into the nasal cavity and soak it in the nasal fluid, then squeeze and swirl the swab at the nasal wall and gently pull it out.

- After being used to swab the throat and nose, the 02 swabs containing the specimens shall be stored in 01 tube containing 3 ml of transport medium (the tips of the swabs must be submerged in the transport medium).

b. Throat rinse

Patients are requested to gargle with 10 ml of washing solution (physiological saline). The rinse then shall be collected and stored in a beaker or a petri dish and diluted at a 1-to-2 ratio with a virus storage medium.

c. Endotracheal fluid

The patient shall be intubated and on mechanical ventilation. Placing 01 suction catheter along the trachea and using a syringe to suck the endotracheal fluid out through the catheter. Storing the endotracheal fluid in a tube containing virus storage medium.

d. Blood sampling

Use a sterile needle and syringe to get 3-5ml of venous blood, then store the blood in a tube (with EDTA for whole blood, and without EDTA for aliquoting blood) at 4oC within 24 hours.

Notes:

- Write the name, age, address of the patient, type of specimens, date of sampling on the specimen-containing tubes 

- Specimens collected from the lower respiratory tract (endotracheal, alveolar, pleural fluids) shall be coordinated with the clinician while conducting specimen collection.

3.2.3. Sterilizing the instruments and disinfecting the sampling area

- All protective clothes, along with other dirty instruments, shall be put into a specialized plastic bag designed for containing medical waste which is capable of withstanding high temperatures (On-duty medical workers must use new gloves and facemasks).

- Such bags must be tied and dried at 120oC in 30 minutes before discarded together with other medical waste or burned in waste incinerators of district-level hospitals.

- The on-duty medical workers must wash their hands with soap and disinfect all sampling instruments and areas, and the cold boxes used to transport specimens to the laboratory with chloramine 0.1%.

4. Preserving, packaging and transporting specimens to the laboratory

4.1. Preservation

After being collected, specimens shall be sent to the laboratory in the shortest time:

- Samples shall be stored at 2-8°C, and transferred to the laboratory as soon as possible, within less than 48 hours after being collected.

- Specimens shall be stored at -70°C in case the specimens are expected to be delivered to the laboratory in more than 48 hours after being collected.

- Specimens shall not be stored in the freezer compartment of the refrigerator or at -20°C.

- Specimens of serum/plasma can be stored at 4°c within 05 days.

4.2. Packaging the specimens

Transported specimens must be carefully packaged under 03 protective layers in line with the World Health Organization s regulations.

- Tightly twist the screw cap of each specimen tube and cover it with paraffin paper (if any), then wrap each tube with absorbent paper.

- Put the tubes into a shipping bag (or a container with a tight lid).

- Wrap such bag with absorbent paper or absorbent cotton wool with disinfectants (chloramine B...), place the specimen package in a second nylon bag, and then seal it tightly.

- The specimen statements shall be packaged together in the last outer nylon bag which then is sealed tightly and contained in a cold box stamped with warning signs of the World Health Organization (“Biological Specimen” sign, “Do not put upside down” sign) during the delivery.

4.3. Transportation of samples to the laboratory

- Specimen receivers:

+ Central Laboratory of Hygiene and Epidemiology shall receive specimens from Northern provinces.

+ Laboratory of Pasteur Institute in Ho Chi Minh City shall receive specimens from provinces in the South and the Central Highlands.

+ Laboratory of Pasteur Institute in Nha Trang shall receive specimens from Central provinces.

Based on the development of the epidemic nCoV and the testing capacity of the laboratories, the Ministry of Health shall consider appointing additional necessary specimen receivers.

- Notify the laboratory the date and the estimated time the specimens will arrive at the laboratory.

- Specimens shall be delivered to the laboratory by road or air as soon as possible.

- Absolutely avoid broking the specimen tubes during the delivery.

- Specimens shall be stored at 4°C when being transported to the laboratory, avoiding multiple freezing-thawing processes spoiling the specimens.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 125/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 125/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 26/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2022/TT-BGTVT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

Giao thông, Hàng hải