Quyết định 118/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản

thuộc tính Quyết định 118/2008/QĐ-BNN

Quyết định 118/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:118/2008/QĐ-BNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lương Lê Phương
Ngày ban hành:11/12/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 118/2008/QĐ-BNN

NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008  

BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN

CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA THỦY SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 20 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế và Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;

       Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản”, thay thế những nội dung có liên quan đến kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản dùng làm thực phẩm  Quy định tại “Quy chế Kiểm tra và Chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản” ban hành theo Quyết định số 650/2000/QĐ-BTS ngày 04/08/2000 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Nông lâm sản và Thủy sản, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương

QUY CHẾ

Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

hàng hóa thủy sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 / 12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (dưới đây viết tắt là CL, VSATTP) hàng hóa thủy sản và trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với hàng hóa thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm nhập khẩu để chế biến, do triệu hồi hoặc bị trả về).
2. Quy chế này không  bắt buộc áp dụng đối với:
a)      Sản phẩm thủy sản là thực phẩm mang theo người để tiêu dùng cá nhân, làm quà biếu; hàng mẫu để triển lãm, hội chợ, gửi cho khách hàng không nhằm mục đích đưa ra thị trường; túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật;
b)      Hàng hóa thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường, hàng hóa thủy sản gửi kho ngoại quan;
c)      Hàng hóa thủy sản không dùng làm thực phẩm.
3. Đối với các hàng hóa thủy sản xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch theo quy định hiện hành, cơ quan kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thực hiện đồng thời việc kiểm tra CL, VSATTP  và kiểm dịch.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.  Sản phẩm thủy sản: là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần của nó có chứa thuỷ sản.
2.  Sản phẩm thủy sản tươi: là sản phẩm thủy sản ở dạng nguyên con hoặc đã qua xử lý mà không thực hiện bất kỳ biện pháp nào khác ngoài làm lạnh để bảo quản.
3.  Sản phẩm thủy sản sống: là động, thực vật thủy sản còn sống hoặc đang được duy trì ở trạng thái tiềm sinh.
4.  Hàng hoá thủy sản: là sản phẩm thủy sản được đưa ra thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
5.  Lô hàng kiểm tra: là lượng sản phẩm thủy sản được Chủ hàng đăng ký kiểm tra một lần.
6.  Lô hàng chứng nhận: là lượng sản phẩm thủy sản được Chủ hàng đăng ký chứng nhận từ lô hàng thủy sản đã được kiểm tra và được Cơ quan Kiểm tra cấp một Giấy Chứng nhận VSATTP.
7.  Lô hàng triệu hồi: là lô hàng thủy sản do Chủ hàng chủ động thu hồi.
8.  Lô hàng trả về: là lô hàng xuất khẩu bị nước nhập khẩu hoặc khách hàng buộc tái xuất về Việt Nam.
9.  Kiểm tra theo quy định: là hoạt động kiểm tra, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản theo yêu cầu quản lý của nhà nước.
10.  Kiểm tra theo yêu cầu: là hoạt động kiểm tra, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản theo yêu cầu của chủ hàng.
11.   Cơ quan kiểm tra chỉ định: là các tổ chức kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tham gia kiểm tra, chứng nhận  CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản.
12.  Cơ quan thẩm quyền: là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
Điều 4. Hình thức kiểm tra
1.      Kiểm tra theo quy định, áp dụng cho:
a)      Hàng hóa thủy sản của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa;
b)      Hàng hóa thủy sản xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP  bởi cơ quan thẩm quyền Việt Nam;
c)      Hàng hóa thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định phải kiểm tra, chứng nhận để đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành theo từng thời kỳ;
d)      Hàng hóa thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến;
e)      Hàng hóa thủy sản bị triệu hồi hoặc bị trả về.
2.      Kiểm tra theo yêu cầu, áp dụng cho:
a)      Hàng hóa thủy sản không thuộc diện kiểm tra theo quy định nêu tại Khoản 1, Điều này.
b)      Hàng hóa thủy sản thuộc đối tượng nêu tại Khoản , Điều 2 của Quy chế này nếu khách hàng có yêu cầu.
c)      Những nội dung không bắt buộc phải kiểm tra đối với các đối tượng nêu tại Khoản 1, Điều này khi có yêu cầu riêng của chủ hàng.
Điều 5. Cơ quan Kiểm tra
1.      Các cơ quan, đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về CL, VSATTP  thủy sản thực hiện kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  đối với hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa.
2.      Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu; hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến, triệu hồi và bị trả về (sau đây gọi tắt là hàng hóa thủy sản nhập khẩu). 
3.      Cơ quan kiểm tra chỉ định theo quy định của pháp luật và cơ quan kiểm tra nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thực hiện kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP  đối với các trường hợp kiểm tra, chứng nhận theo yêu cầu.
Điều 6. Căn cứ kiểm tra, chứng nhận
1.      Căn cứ kiểm tra, chứng nhận đối với hàng hóa thủy sản đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa là quy định, quy chuẩn kỹ thuật về CL, VSATTP  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành có liên quan; công bố chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất.
2.      Căn cứ kiểm tra, chứng nhận đối với các hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm c, điểm d, điểm e của Khoản 1, Điều 4 Quy chế này là quy định, quy chuẩn kỹ thuật về CL, VSATTP  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành có liên quan.
3.      Căn cứ kiểm tra, chứng nhận đối với các hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm b của Khoản 1, Điều 4 Quy chế này là các quy định về CL, VSATTP  của thị trường nhập khẩu hoặc các quy định được thị trường đó chấp nhận hoặc các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết, thừa nhận.
4.      Các trường hợp kiểm tra, chứng nhận theo yêu cầu thì căn cứ trên cơ sở yêu cầu của chủ hàng và phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, thị trường nhập khẩu.
Điều 7. Giấy Chứng nhận và Giấy Thông báo không đạt
1.      Giấy Chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản, Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra hàng hóa thủy sản tươi, sống (dưới đây gọi tắt là Giấy Chứng nhận) được Cơ quan Kiểm tra cấp cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Mỗi lô hàng đăng ký kiểm tra ban đầu được cấp một Giấy chứng nhận. Giấy Chứng nhận chỉ có giá trị đối với lô hàng được cấp trong điều kiện vận chuyển, bảo quản không làm thay đổi CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản đã kiểm tra.
2.      Đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu: Giấy chứng nhận chỉ cấp cho lô hàng với khối lượng tối đa 3 (ba) container 40’(40 feet) đối với cá tra; 1 (một)  container 40’ (40 feet) đối với các loại sản phẩm khác.
3.      Giấy Thông báo không đạt CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản (dưới đây gọi tắt là Thông báo không đạt) được Cơ quan Kiểm tra cấp cho lô hàng có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
4.      Giấy Chứng nhận, Thông báo không đạt được:
a)      Cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b (áp dụng với dạng tươi, sống) hoặc Phụ lục 2a (áp dụng với các dạng khác) hoặc Phụ lục 2c ban hành kèm theo Quy chế này đối với các đối tượng hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm a, c, d, e Khoản 1, Điều 4 Quy chế này. Riêng các hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này thì cấp Giấy Chứng nhận được trình bày theo nội dung và hình thức phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu, có in Quốc huy;
b)      Cấp theo mẫu do chủ hàng yêu cầu, không in dấu Quốc huy, đối với các trường hợp nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Quy chế này, có thể cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a hoặc  Phụ lục 2b ban hành kèm theo Quy chế nếu khách hàng yêu cầu nhưng không được in dấu Quốc huy.
c)      Đánh số theo quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Quy chế này.
d)      Giấy chứng nhận, thông báo không đạt gồm 01 (một) bản chính giao cho Chủ hàng, bản sao lưu tại Cơ quan Kiểm tra; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của chủ hàng thì tăng thêm số bản sao.
5.      Theo yêu cầu của Chủ hàng hoặc của thị trường nhập khẩu, Cơ quan Kiểm tra được phép cấp thêm các loại giấy chứng nhận khác có nội dung không trái với Giấy Chứng nhận đã được cấp trước đó. Số của các giấy chứng nhận cấp thêm phải có dấu hiệu nhận diện trùng với Số của Giấy chứng nhận đã cấp.
6.      Khi Chủ hàng yêu cầu cấp lại Giấy Chứng nhận, Cơ quan Kiểm tra thu hồi Giấy Chứng nhận đã cấp trước đó, và xem xét cấp lại, trên giấy cấp lại ghi rõ: "Giấy Chứng nhận này thay thế cho Giấy Chứng nhận số …, cấp ngày …”. Trường hợp chủ hàng không thể trả đủ các Giấy chứng nhận đã cấp thì phải có văn bản nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, dẫn chứng để chứng minh. Số của các giấy chứng nhận cấp lại phải có dấu hiệu nhận diện với số của Giấy chứng nhận đã cấp.
Điều 8. Phòng kiểm nghiệm phục vụ kiểm tra, chứng nhận
Phòng kiểm nghiệm phục vụ kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP  thuỷ sản bao gồm:
a) Phòng kiểm nghiệm thuộc các cơ quan, đơn vị kiểm tra nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy chế này;
b) Các phòng kiểm nghiệm khác đáp ứng các điều kiện quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đánh giá chỉ định.
 Điều 9. Thông tin trên bao bì, nhãn sản phẩm
1.      Hàng hóa thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa, nhập khẩu để chế biến phải đáp ứng quy định hiện hành của Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa.
2.      Hàng hóa thủy sản xuất khẩu được phép ghi các thông tin theo yêu cầu của khách hàng nhưng không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu. Riêng hàng hóa thủy sản xuất khẩu nêu tại Điểm b, c, khoản 1, Điều 4 Quy chế này phải có thêm các thông tin sau:
a)      Sản phẩm của Việt Nam;
b)      Mã số cơ sở sản xuất;
c)      Mã số lô hàng;
d)      Thành phần chính của sản phẩm;
e)      Thông tin theo yêu cầu của thị trường (nếu có).
Điều 10. Điều kiện hàng hóa thủy sản được xuất nhập khẩu, đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa
1.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này được lưu thông khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
a)      Được sản xuất tại cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP  hoặc đã được chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững (đối với cơ sở nuôi) ;
b)      Trên bao bì, nhãn hiệu có dấu hiệu công nhận hợp chuẩn, hợp quy;
c)      Có Giấy chứng nhận CL, VSATTP  thủy sản theo mẫu tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Quy chế được cấp theo thủ tục quy định tại Điều 12 Quy chế này;
d)      Có Giấy chứng nhận đã được kiểm soát về xuất xứ và VSATTP theo kết quả thực hiện các chương trình giám sát quốc gia, do các cơ quan thực hiện chương trình cấp theo các thủ tục nêu trong văn bản quy định thực hiện các chương trình này.
2.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này được làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu khi cơ sở sản xuất ra hàng hóa đó có tên trong danh sách xuất khẩu vào thị trường tương ứng do cơ quan thẩm quyền Việt Nam thông báo từng thời kỳ.
3.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 1, Điều 4 Quy chế này được hoàn thành thủ tục Hải quan, khi có một trong các văn bản sau đây:
a)      Giấy chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản đã được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a hoặc  Phụ lục 2b ban hành kèm theo Quy chế này.
b)      Thông báo miễn kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, quy định tại phụ lục 2d ban hành kèm theo Quy chế này.
4.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Quy chế này không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận hoặc Thông báo miễn kiểm tra.
Chương II
TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN 
Điều 11.  Đăng ký kiểm tra
1.      Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm: Giấy đăng ký kiểm tra CL, VSATTP  theo mẫu tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Quy chế này, Bảng kê chi tiết lô hàng, các yêu cầu riêng về CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản (nếu có).
2.      Trường hợp hàng hóa thủy sản nhập khẩu, ngoài những nội dung đã được quy định tại Khoản 1, Điều này, hồ sơ đăng ký kiểm tra còn phải có thêm: 
a)      Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến: Bản sao hợp đồng mua bán; Bản sao Giấy chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản; Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ.
b)      Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về: Bản sao Giấy chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có); Bản sao văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.
3.      Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra đến cơ quan kiểm tra bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua fax (có điện thoại xác nhận), thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến qua Internet, sau đó nộp hồ sơ đăng ký cho Cơ quan Kiểm tra khi được kiểm tra.
4.      Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cơ quan Kiểm tra xem xét và hướng dẫn Chủ hàng bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Chủ hàng về chế độ kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
Điều 12. Nội dung kiểm tra hàng hóa thủy sản tiêu thụ nội địa
1.      Đối với hàng hóa thủy sản tươi, sống:
a)      Kiểm tra hồ sơ sản xuất, hồ sơ quản lý chất lượng của lô hàng;
b)      Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ngoại quan, cảm quan của sản phẩm;
c)      Khi cần thiết, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu sinh học và hóa học để thẩm tra.
2.      Đối với hàng hóa thủy sản khác:
a)      Kiểm tra các nội dung như quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều này;
b)      Kiểm tra việc ghi nhãn sản phẩm;
c)      Nếu các nội dung nêu ở Điểm a và Điểm b Khoản này phù hợp với quy định thì lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa học theo yêu cầu cụ thể cho từng loại sản phẩm tại các phòng kiểm nghiệm nêu tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 13. Nội dung kiểm tra hàng hóa thủy sản xuất khẩu
1. Đối với hàng hóa thủy sản tươi, sống:
a)      Kiểm tra hồ sơ sản xuất, hồ sơ quản lý chất lượng của lô hàng;
b)      Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan, cảm quan của sản phẩm;
c)      Khi cần thiết, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu sinh học và hóa học để thẩm tra.
2. Đối với hàng hóa thủy sản khác:
a) Kiểm tra các nội dung như quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều này;
b) Nếu các nội dung nêu ở Điểm a, Khoản này phù hợp với quy định thì lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa học theo yêu cầu cụ thể cho từng loại sản phẩm tại các phòng kiểm nghiệm nêu tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 14. Nội dung kiểm tra hàng hóa thủy sản nhập khẩu
1.      Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến :
a)      Xác nhận Giấy đăng ký để làm thủ tục khai hải quan;
b)      Kiểm tra hồ sơ, điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, cảm quan, ngoại quan của sản phẩm tại nơi tập kết nêu trong Giấy đăng ký;
c)      Nếu các nội dung nêu ở Điểm a và Điểm b Khoản này phù hợp với quy định thì lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu sinh học và hóa học theo quy định cụ thể cho từng loại sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm nêu tại Điều 8 Quy chế này.
2.      Đối với hàng hóa thủy sản triệu hồi hoặc bị trả về:
a)      Xác nhận Giấy đăng ký để làm thủ tục khai hải quan;
b)      Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản phẩm tại nơi tập kết;
c)      Chỉ định lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu sinh học và hóa học (trên cơ sở đánh giá rủi ro) theo Quy định cụ thể cho từng loại sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm nêu tại Điều 8 Quy chế này.
3.      Kiểm soát sau nhập khẩu:
a)      Chủ hàng phải báo cáo cho cơ quan kiểm tra các biện pháp đã xử lý đối với lô hàng đã nhập khẩu, trong đó nêu rõ thị trường tiêu thụ.
b)      Cơ quan kiểm tra thẩm tra các nội dung báo cáo của chủ hàng thông qua kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất hoặc khi kiểm tra chứng nhận lô hàng được sản xuất từ lô nguyên liệu nhập khẩu hoặc đột xuất (nếu cần).
Điều 15. Cấp chứng nhận
1.      Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, Cơ quan Kiểm tra cấp Giấy Chứng nhận cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu theo thời hạn sau:
a)      Không quá 1 (một) ngày làm việc đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu, hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa ở dạng tươi, sống;
b)      Không quá 10 (mười) ngày làm việc đối với sản phẩm đồ hộp;
c)      Không quá 7 (bẩy) ngày làm việc đối với các dạng sản phẩm khác;
d)      Trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài thì cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản cho chủ hàng không quá 1 (một) ngày kể từ ngày nhận được kết quả phân tích.
2.      Nội dung chứng nhận phải phù hợp với nội dung kiểm tra; không chứng nhận những nội dung chưa kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
3.      Riêng đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu: Trên cơ sở thừa nhận năng lực kiểm tra công nhận lẫn nhau, Cơ quan kiểm tra được phép cấp chuyển tiếp Giấy Chứng nhận trên cơ sở Giấy Chứng nhận đã được cơ quan Cơ quan Kiểm tra khác cấp. Thời gian thực hiện Cấp chuyển tiếp là cùng ngày với ngày nhận Giấy chứng nhận đã cấp. Nội dung trên Giấy chứng nhận cấp chuyển tiếp không trái với nội dung ghi trong Giấy Chứng nhận đã cấp.
Điều 16. Xử lý các trường hợp không đạt
1.      Khi có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan Kiểm tra phải:
a)      Gửi kết quả phân tích cho chủ hàng không quá 1 (một) ngày kể từ ngày có kết quả. Hình thức gửi trực tiếp hoặc thông qua fax, e-mail, sau đó gửi bản chính theo đường bưu điện;
b)      Sau 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày gửi trực tiếp hoặc fax , gửi e-mail, nếu chủ hàng không khiếu nại về kết quả phân tích, cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại phụ lục 2c cho Chủ hàng và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
2.      Khi có kết quả thẩm tra không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra phải gửi kết quả thẩm tra cho chủ hàng không quá 1 (một) ngày kể từ ngày có kết quả. Hình thức gửi thông qua fax, e-mail, sau đó gửi bản chính theo đường bưu điện.
3.      Sau khi nhận thông báo không đạt hoặc kết quả thẩm tra không đạt của cơ quan kiểm tra, Chủ hàng phải tổ chức điều tra nguyên nhân lây nhiễm; thiết lập biện pháp khắc phục nguyên nhân lây nhiễm, biện pháp xử lý lô hàng; đánh giá hiệu quả của việc thực hiện biện pháp khắc phục và báo cáo các nội dung trên cho cơ quan có thẩm quyền theo phân công, phân cấp.
4.      Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra các nội dung báo cáo của doanh nghiệp. Khi cần thiết thực hiện việc thẩm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
Chương III
MIỄN KIỂM TRA, KIỂM TRA GIẢM VÀ KIỂM TRA TĂNG CƯỜNG
Điều 17. Các trường hợp áp dụng
1.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm a, e, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này sẽ được xem xét miễn kiểm tra nếu đạt các điều kiện như quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
2.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm b, Điểm d, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này sẽ được xem xét giảm kiểm tra nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
3.       Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này sẽ bị kiểm tra tăng cường nếu vi phạm các quy định nêu tại Điều 23 Quy chế này.
4.      Hàng hóa thủy sản nêu tại Điểm c Khoản 1, Điều 4 Quy chế này thực hiện theo đúng phạm vi, chế độ kiểm tra được nêu trong các Quy định cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo từng trường hợp.
Điều 18.  Điều kiện để được miễn kiểm tra
1.      Hàng hóa thủy sản được sản xuất từ cơ sở trong danh sách miễn kiểm tra do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công bố từng thời kỳ hoặc;
2.      Hàng hóa đã thực hiện kiểm tra chứng nhận CL, VSATTP trước khi xuất khẩu.
Điều 19  Trình tự, nội dung thực hiện miễn kiểm tra
1.      Chủ hàng làm văn bản đề nghị miễn kiểm tra theo mẫu Quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Quy chế này.
2.      Không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị miễn kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải xem xét và thẩm tra các nội dung có liên quan và:
a)      Cấp Thông báo miễn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 2d ban hành kèm theo Quy chế này nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 Quy chế này hoặc;
b)      Nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp Thông báo miễn kiểm tra tại văn bản đề nghị và gửi lại cho chủ hàng nếu không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
Điều 20.  Điều kiện để được giảm kiểm tra
1.      Đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu:
a.       Trong thời gian 12 (mười hai) tháng trước thời điểm đề nghị giảm kiểm tra, doanh nghiệp phải có điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất của doanh nghiệp liên tục xếp loại “A” và;
b.      Tự kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất và gởi báo cáo đúng hạn cho cơ quan kiểm tra theo quy định của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và;
c.       Trong vòng 12 tháng trước thời điểm đề nghị giảm kiểm tra:
          - Không có lô hàng nào bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này cảnh báo vi phạm các quy định liên quan đến CL, VSATTP, và;
          - Không bị cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm quy định về tạp chất hoặc lạm dụng hóa chất tăng trọng, tỷ lệ mạ băng nhằm mục đích gian lận thương mại và;
          - Không có lô hàng hoặc sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm (riêng hàng ăn liền thêm chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh) và;
d.      Có phòng kiểm nghiệm đủ điều kiện phân tích các chỉ tiêu vi sinh, vệ sinh công nghiệp và giám sát trong quá trình sản xuất được nêu trong chương trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo qui định của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.  Đối với các chỉ tiêu khác trong chương trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp mà phòng kiểm nghiệm không đủ năng lực để phân tích, doanh nghiệp phải tiến hành gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo qui định hiện hành.
e.       Đối với trường hợp doanh nghiệp đã được giảm kiểm tra: không được có vi phạm về kết quả tự kiểm tra về hồ sơ sản xuất, hồ sơ quản lý chất lượng, điều kiện bảo quản, ngoại quan, cảm quan, thông tin ghi nhãn từ 2 (hai) lần trở lên; hoặc có kết quả tự phân tích các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trái với kết quả của cơ quan kiểm tra khi tiến hành kiểm tra lô hàng theo chế độ thông thường;
2.       Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến:
a)      Lô hàng đã được chứng nhận đạt yêu cầu về CL, VSATTP  thủy sản bởi cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản hoặc trong vòng 6 (sáu) tháng trước đó có 5 (năm) lô hàng liên tiếp cùng loại, cùng xuất xứ được kiểm tra đạt yêu cầu về CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản và;
b)      Xuất phát từ những nước không có có vấn đề nghiêm trọng về CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố từng thời kỳ.
3.      Trong thời gian áp dụng chế độ giảm kiểm tra, nếu doanh nghiệp vi phạm các điều kiện nêu tại Khoản 1, 2 Điều này sẽ không được áp dụng chế độ giảm kiểm tra cho đến khi đáp ứng được các điều kiện sau:
a)      Có báo cáo giải trình nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả được cơ quan kiểm tra xác nhận;
b)      Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu cần thêm điều kiện có ít nhất 10 (mười) lô hàng thông quan tại các thị trường nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này.
Điều 21. Thực hiện giảm kiểm tra đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu
1. Thủ tục xem xét áp dụng giảm kiểm tra
a) Doanh nghiệp gửi đề nghị giảm kiểm tra  theo mẫu tại Phụ lục 1c ban hành kèm theo Quy chế này cho cơ quan kiểm tra như quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Trong thời gian không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan kiểm tra tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ có liên quan, thẩm tra thực tế tại doanh nghiệp ;
c) Trong thời gian không quá 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm tra thực tế tại doanh nghiệp, cơ quan kiểm tra:
- Gửi Thông báo giảm kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản theo mẫu tại Phụ lục 2e ban hành kèm theo Quy chế này nếu kết quả thẩm định hồ sơ, thẩm tra thực tế  đạt yêu cầu.
- Gửi Thông báo không đủ điều kiện giảm kiểm tra  chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản theo mẫu tại Phụ lục 2f ban hành kèm theo Quy chế này nếu kết quả thẩm định hồ sơ, thẩm tra thực tế  không đạt yêu cầu.
2. Thực hiện hiện giảm kiểm tra
a)  Phòng kiểm nghiệm của doanh nghiệp tự kiểm tra và lưu trữ đầy đủ kết quả kiểm nghiệm theo quy định tại chương trình quản lý chất lượng đã được phê duyệt.
b)  Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này trước thời điểm dự kiến lấy giấy chứng nhận tối thiểu 5 (năm) ngày làm việc.  Kèm theo hồ sơ đăng ký là các kết quả phân tích liên quan đến lô hàng theo Quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều này và bản kê chi tiết các thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận; .
c)  Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký và gửi lại cho chủ hàng, trong đó nêu rõ lô hàng được áp dụng chế độ giảm kiểm tra hay kiểm tra thông thường. Cơ quan kiểm tra chỉ thực hiện kiểm tra thông thường đối với 1 (một) lô hàng bất kỳ trong 5 (năm) lô hàng liên tiếp doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nêu tại Điểm b, Khoản 2 Điều này. Thực hiện kiểm tra chứng nhận đối với các lô hàng thực hiện chế độ kiểm tra thông thường như quy định tại Chương II Quy chế này.
d)  Các lô hàng thuộc diện giảm kiểm tra : Không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký của chủ hàng, trên cơ sở kết quả tự kiểm tra của doanh nghiệp, Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra thông tin trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận theo mẫu do thị trường nhập khẩu quy định.
Điều 22. Thực hiện giảm kiểm tra  đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu
1.      Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này trước thời điểm dự kiến lấy giấy chứng nhận tối thiểu năm 5 (năm) ngày làm việc. Kèm theo hồ sơ đăng ký là bản kê chi tiết các thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận.
2.      Nội dung thực hiện:
a)      Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác nhận vào Giấy đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu và gửi lại cho chủ hàng, trong đó xác định rõ chế độ kiểm tra;
b)      Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản phẩm tại nơi tập kết đối với tất cả các lô hàng đăng ký kiểm tra;
c)      Chỉ thực hiện kiểm tra cảm quan, lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh, hóa học đối với 1 (một) lô hàng bất kỳ trong 5 (năm) lô hàng doanh nghiệp đăng ký liên tiếp nêu tại Khoản 1, Điều này.
d)      Các lô hàng thuộc diện giảm kiểm tra : Không quá 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra tại hiện trường, Cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a hoặc Phụ lục 2b ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 23.  Các trường hợp kiểm tra tăng cường
1.      Hàng hóa thủy sản xuất khẩu sẽ bị kiểm tra tăng cường khi cơ sở:
a)      Bị áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo quy định trong Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b)      Bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này cảnh báo vi phạm các quy định liên quan đến CL, VSATTP hàng hóa thủy sản từ  2 (hai) lô hàng/năm trở lên.
2.      Hàng hóa thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa sẽ bị kiểm tra tăng cường khi cơ sở:
a)      Bị áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo quy định trong Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b)      Bị cơ quan có thẩm quyền trong nước cảnh báo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm và vi sinh vật gây bệnh (đối với sản phẩm ăn liền).
3.      Hàng hóa nhập khẩu để chế biến sẽ bị kiểm tra tăng cường khi:
a)      Xuất xứ từ nước xuất khẩu có thông tin cảnh báo nghiêm trọng về dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm hoặc;
b)      Bị phát hiện không đảm bảo CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản từ các lô nguyên liệu cùng loài, cùng xuất xứ.
Điều 24.  Nội dung, trình tự thực hiện kiểm tra tăng cường
1.      Cơ quan kiểm tra gửi văn bản cho doanh nghiệp thông báo về việc kiểm tra tăng cường, trong đó nêu rõ lý do phải kiểm tra tăng cường.
2.      Nội dung kiểm tra: Ngoài các nội dung kiểm tra thông thường theo quy định, hàng hóa thủy sản thuộc diện kiểm tra tăng cường sẽ bị kiểm tra thêm các nội dung sau:
a)      Đối với hàng hàng hóa thủy sản xuất khẩu: Lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc các chỉ tiêu có liên quan với số mẫu gấp đôi so với kiểm tra thông thường.
b)      Đối với hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến: Chỉ định phân tích thêm các chỉ tiêu có thông tin cảnh báo hoặc lấy mẫu với số mẫu gấp đôi so với kiểm tra thông thường để chỉ định phân tích các chỉ tiêu bị phát hiện không đảm bảo CL, VSATTP .
c)      Đối với hàng hóa thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa: Lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu bị các cơ quan thẩm quyền trong nước cảnh báo với số lượng đơn vị mẫu gấp đôi so với kiểm tra thông thường;
3.      Hàng hóa thủy sản sẽ được hủy bỏ chế độ kiểm tra tăng cường khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a)      Doanh nghiệp báo cáo thực hiện các biện pháp khắc phục và đánh giá hiệu quả của biện pháp khắc phục, được cơ quan kiểm tra xác nhận, thông báo bằng văn bản và;
b)      Đối với hàng hóa xuất khẩu: Không vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Quy chế này và ít nhất 5 (năm) lô hàng liên tiếp cùng loại xuất khẩu vào các thị trường nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
c)      Đối với hàng hóa dùng để tiêu thụ nội địa:  Không vi phạm Quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 22 Quy chế này và ít nhất  5 (năm) lô hàng liên tiếp có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
d)      Đối với lô hàng nhập khẩu: Có ít nhất 5 (năm) lô hàng nhập khẩu liên tiếp cùng loại sản phẩm, cùng xuất xứ có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ hàng
1.      Trách nhiệm
a)      Đăng ký kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản với Cơ quan kiểm tra theo phạm vi quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b)      Tạo điều kiện cho cán bộ của Cơ quan Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lẫy mẫu và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan;
c)      Không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, thông tin ghi nhãn khác với nội dung đã đăng ký và được kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP ;
d)      Chịu trách nhiệm về các kết quả tự phân tích các chỉ tiêu CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản đối với các lô hàng xuất khẩu được áp dụng chế độ  giảm kiểm tra ;
e)      Thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với lô hàng không đạt CL, VSATTP , lô hàng bị trả về hoặc triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền;
f)        Nộp phí kiểm tra và lệ phí chứng nhận theo quy định tại Chương V, kể cả trong trường hợp Chủ hàng không nhận Giấy Chứng nhận hoặc lô hàng không đạt yêu cầu về CL, VSATTP .
2.      Quyền hạn
a)      Chủ hàng được quyền lựa chọn cơ quan kiểm tra, phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích đối với các trường hợp nêu tại Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này;
b)      Được áp dụng chế độ giảm kiểm tra  nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được nêu trong Quy chế này;
c)      Có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm tra cung cấp các thông tin, quy định, mẫu biểu liên quan đến việc kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  sản phẩm thủy sản theo quy định của Quy chế này;
d)      Có quyền không đồng ý với kết quả kiểm tra; yêu cầu kiểm tra lại trên mẫu lưu đối với phân tích hóa học; trưng cầu giám định; khiếu nại, tố cáo về mọi hành vi sai trái của kiểm tra viên, Cơ quan kiểm tra, phòng kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm tra viên
1.      Trách nhiệm
a)      Thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng, VSATTP  theo đúng quy định trong phạm vi được phân công;
b)      Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục kiểm tra; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra lô hàng;
c)      Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Cơ sở được kiểm tra;
d)      Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra và trước pháp luật khi tiến hành kiểm tra và kết quả kiểm tra do mình thực hiện;
2.      Quyền hạn
a)      Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, mẫu vật liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra; được chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra;
b)      Ra vào nơi sản xuất, lưu giữ, bảo quản và vận chuyển thủy sản và sản phẩm thủy sản để kiểm tra sản phẩm;
c)      Lập biên bản và niêm phong mẫu vật trong một thời gian cần thiết để gửi hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện bằng chứng cho thấy Cơ sở vi phạm về chất lượng, VSATTP ;
d)      Từ chối không thực hiện kiểm tra trong trường hợp Chủ hàng không thực hiện đúng các quy định nêu tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 25 Quy chế này.
e)      Đề xuất, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm về chất lượng, VSATTP
Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Kiểm tra
1.      Trách nhiệm
a)      Thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản theo đúng quy định trong phạm vi được phân công, phân cấp; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra và chứng nhận;
b)     Cung cấp mẫu biểu và hướng dẫn Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra (nếu có) đúng theo quy định;
c)     Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, tổ chức việc kiểm tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm, cấp Giấy Chứng nhận hoặc Thông báo không đạt theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định của Quy chế này;
d)     Lưu giữ hồ sơ kiểm tra, chứng nhận trong thời hạn ít nhất là 2 (hai) năm và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
e)     Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định các khiếu nại của Chủ hàng đối với việc kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP   hàng hóa thủy sản do cơ quan mình tiến hành;
f)      Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; nội dung của Giấy Chứng nhận, Thông báo không đạt;
g)     Bồi thường vật chất cho Chủ hàng về hậu quả do những sai sót trong việc kiểm tra và chứng nhận theo quy định của pháp luật hiện hành;
h)     Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ; sự kiểm tra, giám sát định kỳ hoạt động liên quan đến kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
i)       Định kỳ hàng quý và hàng năm gửi báo cáo về hoạt động kiểm tra; chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản cho Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
j)       Phối hợp với các cơ quan kiểm tra khác trong việc cung cấp thông tin khi được yêu cầu.
k)     Thu phí, lệ phí kiểm tra và chứng nhận theo quy định tại Chương V
2.      Quyền hạn
a)      Yêu cầu Chủ hàng cung cấp các hồ sơ có liên quan đến xuất xứ, chất lượng, VSATTP  lô hàng đăng ký kiểm tra;
b)     Lấy mẫu và kiểm tra lô hàng theo quy định trong Quy chế này;
c)     Từ chối không thực hiện kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  trong trường hợp Chủ hàng không thực hiện đúng các quy định nêu tại Khoản 1, Điều 25 Quy chế này;
d)     Yêu cầu Chủ hàng tiến hành các biện pháp xử lý lô hàng không đạt yêu cầu về CL, VSATTP  theo quy định, theo dõi việc xử lý và kết quả xử lý; báo cáo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
e)     Kiến nghị các cơ quan có liên quan xử lý đối với Chủ hàng không thực hiện đúng quy định về kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP.
Điều 28. Trách nhiệm và quyền hạn của phòng kiểm nghiệm
1.      Trách nhiệm
a)      Tuân thủ đúng quy trình kiểm nghiệm, đảm bảo năng lực thiết bị kiểm nghiệm, bảo mật thông tin của Chủ hàng theo quy định của pháp luật;
b)      Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan; thông báo kết quả đúng hạn; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;
c)      Tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo theo yêu cầu của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
d)      Lưu giữ và bảo quản đúng quy định các mẫu kiểm nghiệm trong thời gian ít nhất là 7 (bẩy) ngày kể từ ngày có kết quả đối với mẫu chỉ định kiểm tra các chỉ tiêu hóa học;
e)      Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm trong thời gian 2 (hai) năm;
f)        Bồi thường vật chất cho Chủ hàng về hậu quả do những sai sót trong việc kiểm nghiệm do mình thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
2.      Quyền hạn
a)      Từ chối nhận các mẫu không đạt yêu cầu theo quy định. Từ chối kiểm nghiệm đối với các mẫu, chỉ tiêu ngoài phạm vi được công nhận.
b)      Được cung cấp các thông tin và tạo điều kiện về đào tạo nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm.
c)      Thu phí, lệ phí kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
1.      Chỉ đạo thống nhất hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động liên quan đến kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản của các Cơ quan Kiểm tra.
2.      Thống nhất quản lý về chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận CL,  VSATTP  hàng hóa thủy sản trong phạm vi cả nước.
3.      Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá và công nhận Phòng kiểm nghiệm đủ điều kiện phân tích các chỉ tiêu hóa học, vi sinh đối với sản phẩm thủy sản phục vụ cho việc kiểm tra, chứng nhận hàng hóa thủy sản.
4.      Cập nhật thông tin có liên quan đến yêu cầu của các thị trường nhập khẩu để công bố cho các cơ sở, các Cơ quan Kiểm tra.
5.      Định kỳ 6 (sáu) tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan về hoạt động kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP   hàng hóa thủy sản trong phạm vi cả nước.
6.      Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp thông báo các danh mục sau:
a.   Danh mục các chỉ tiêu phải kiểm tra và mức giới hạn cho phép áp dụng cho từng dạng sản phẩm/nhóm sản phẩm hàng hóa thủy sản tương ứng với từng thị trường;
b.  Danh mục các phương pháp thử nghiệm và mức giới hạn phát hiện yêu cầu cần đáp ứng đối với các chỉ tiêu vi sinh và hóa học liên quan đến chất lượng, VSATTP  hàng hóa thủy sản.
c.   Danh mục các thị trường nêu tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 4 Quy chế này.
d.  Danh mục các phòng kiểm nghiệm được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận đủ điều kiện tham gia phân tích các chỉ tiêu về CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản
7.      Hướng dẫn về hình thức, phương thức quản lý Giấy Chứng nhận để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
8.      Tổ chức hướng dẫn các Cơ quan kiểm tra thực hiện giảm kiểm tra theo Quy định của Quy chế này.
Điều 30. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.      Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với Cơ quan Kiểm tra thuộc phạm vi quản lý.
2.      Hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
3.      Xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy cho Cơ quan kiểm tra thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản theo quy định của Quy chế này trong phạm vi được phân cấp.
4.      Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn để tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về đảm bảo CL, VSATTP  thuộc phạm vi quản lý.
Chương V
PHÍ VÀ LỆ PHÍ KIỂM TRA CHỨNG NHẬN
Điều 31. Phí và lệ phí
1.      Cơ quan kiểm tra được thu phí, lệ phí kiểm tra chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2.      Việc quản lý và sử dụng phí và lệ phí kiểm tra CL, VSATTP hàng hóa thủy sản  được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Chương VI
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ xỬ lý vi phẠm
Điều 32. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.      Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra hoặc nhận được Kết quả phân tích, Chủ hàng có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra hoặc yêu cầu Cơ quan Kiểm tra, phòng kiểm nghiệm có liên quan xem xét lại kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm.
2.      Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chủ hàng theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
3.      Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí kiểm tra lại trên mẫu lưu trong trường hợp kết quả của lần kiểm tra lại không trái với kết quả kiểm tra ban đầu.
4.      Trường hợp kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra, Phòng kiểm nghiệm không chính xác, gây thiệt hại cho Chủ hàng, Chủ hàng có quyền khiếu nại yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Xử lý vi phạm
1.      Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm Quy chế này được thực hiện theo Quy định hiện hành của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2.      Những hành vi cản trở, chống đối hoạt động của Cơ quan Kiểm tra, các hành vi vi phạm Quy chế này gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của mọi tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong việc thực hiện Quy chế, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương

 

PHỤ LỤC 1a

 (Ban hành kèm theo Quyết định số:118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 / 12  /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐĂNG KÝ

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 HÀNG HÓA THỦY SẢN

                                                                                                                        Số:

      Kính gửi: .............................................................................................

PHẦN KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG

1. Chủ hàng:

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                         Fax:

2. Người nhận hàng:

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                       Fax:

3. Nơi đi:

4. Nơi đến:

5. Hàng hóa thủy sản được:              

 o Dùng tiêu thụ nội địa    o Xuất khẩu : Thị trường………o Nhập khẩu làm nguyên liệu                                          

 o Tạm nhập-tái xuất                   o      Triệu hồi                                 o Trả về     

6. Mô tả hàng hóa:

7. Số lượng: ……..cnts..………...……...kg

8. Cơ sở sản xuất:

    Mã số cơ sở (nếu có):

9. Mã số lô hàng:

Thời gian sản xuất:

10. Thời gian đăng ký kiểm tra:

      Địa điểm đăng ký kiểm tra:

11. Hồ sơ đính kèm gồm:

    -

Các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận của Chủ hàng:         

    o Kiểm tra theo quy định

    o Kiểm tra theo yêu cầu, kèm theo các yêu cầu cụ thể:

                    o Cảm quan        o Vi sinh        o hóa học       o  Khác (ghi rõ)…….

PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA

Hồ sơ đăng ký:                       o  Đạt                o Không đạt             o Bổ sung thêm

Lý do không đạt:

Các hồ sơ cần bổ sung:

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:

Chế độ kiểm tra áp dụng cho lô hàng: 

       o Giảm kiểm tra                 o Kiểm tra thông thường          o Kiểm tra tăng cường

Ngày kiểm tra dự kiến:

Đối với hàng nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất, Giấy này chỉ có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó Chủ hàng phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Cơ quan Kiểm tra để được kiểm tra và chứng nhận theo quy định.

     ………………, ngày……/…../……..             

Đại diện chủ hàng

(Ký tên, đóng dấu)

……………………., ngày …../……/ ……….

Đại diện cơ quan kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

 

     

PHỤ LỤC 1b

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

Tên Doanh nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày...... tháng......... năm …...

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Miễn kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản

Số  :………… (*)/200..-MKT

(Tên Doanh nghiệp)………………………………………………………..xin đề nghị  (tên cơ quan kiểm tra)………………………. cấp Giấy miễn kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho lô hàng sau đây để xuất khẩu/nhập khẩu vào ……..theo Điều 17 của  Quyết định số …./2008/QĐ-BNN ngày …/../2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tin về lô hàng đề nghị được miễn kiểm tra :

 

Chủ hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Người nhận hàng:

 

 

Cơ sở sản xuất:

Mã số:

Địa chỉ :

Điện thoại :

Nơi xuất hàng :

 

 

Thời gian sản xuất:

Số lượng (**) :

 

Khối lượng :

Nơi hàng đến :

 

 

Mã số lô hàng :

Mô tả hàng hóa:

 

          Hồ sơ đính kèm gồm có:

                - Bảng kê chi tiết lô hàng;

                - Giấy chứng nhận CL, VSATTP  hàng hóa thủy sản đã cấp hoặc hồ sơ đã kiểm tra (nếu có)

                - ………………

Xác nhận của cơ quan kiểm tra

     c Đủ điều kiện cấp thông báo miễn kiểm tra

      c Không đủ điều kiện cấp thông báo miễn kiểm tra

     (ghi rõ lý do)…………………………………….

 (ký tên, đóng dấu)

GIÁM ĐỐC DN

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

         

(*) do doanh nghiệp tự ghi và theo dõi theo từng cơ sở sản xuất

(**) Ghi theo số lượng đơn vị bao gói cuối cùng (cartons, thùng....)

PHỤ LỤC 1c

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

Tên Doanh nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày...... tháng......... năm …...

ĐỀ NGHỊ GIẢM KIỂM TRA VỀ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀNG HÓA THỦY SẢN

Kính gửi:          (Tên cơ quan kiểm tra)……… ……………

Sau khi xem xét đối chiếu với các tiêu chí trong “Quy chế kiểm tra chứng nhận Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản” ban hành kèm theo quyết định số        /QĐ-BNN........ngày   /   /2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đơn vị chúng tôi............................................, mã số................xin đăng ký xét giảm kiểm tra, chi tiết như sau:

1.      Thông tin về kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp:

TT

Chỉ tiêu

Số lượng

Ghi chú

1

Kết quả kiểm tra điều kiện sản xuất

(12 tháng trước ngày đăng ký)

....... đạt hạng A

 

 

2

Đội HACCP

 

Theo đúng kế hoạch HACCP

    2.1

Tổng số người

 

    2.2

Số người có chứng chỉ HACCP cơ bản

 

Do........................

đào tạo

    2.3

Số cán bộ có đủ năng lực tự kiểm tra, đánh giá ĐKSX

 

 

3

Về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm: tù ngày.../../.. đến ngày ../../…

 

 

3.1

Số lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo tại các thị trường có yêu cầu kiểm tra chứng nhận CL, VSATTP

 

Do Cục Quản lý CL, NLS &TS cấp chứng thư

3.2

Số lô hàng nhập khẩu cùng xuất xứ, cùng loài/ dạng sản phẩm có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu

 

 

    3.3

Số lần bị phát hiện vi phạm về chất lượng, VSATTP  tại thị trường nội địa

 

 

2. Thông tin về phòng kiểm nghiệm hóa học và vi sinh của doanh nghiệp:

2.1. Họ, tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm:

2.2. Nhân viên của phòng kiểm nghiệm

2.2.1. Danh sách nhân viên của phòng kiểm nghiệm

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Thâm niên trong lĩnh vực kiểm nghiệm

Công việc được giao hiện nay

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2. Các khóa đào tạo

TT

Họ và tên

Nội dung đào tạo

Tên tổ chức đào tạo

Thời gian đào tạo

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

2.3. Trang thiết bị chính

TT

Tên thiết bị

Mục đích

sử dụng

Chu kỳ kiểm định/hiệu chuẩn

Ngày kiểm định/hiệu chuẩn lần cuối

Cơ quan kiểm định/hiệu chuẩn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

2..4. Danh mục các phép thử do phòng kiểm nghiệm thực hiện

TT

Tên
phép thử

Phương pháp thử

Phương pháp tham chiếu

Số mẫu thử/năm

Loại mẫu

Giới hạn phát hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5. Kiểm nghiệm liên phòng

TT

Tên chỉ tiêu tham gia

Năm tham gia

Tên phòng thí nghiệm tổ chức liên phòng

Kết quả

 

 

 

 

 

2.6. Phòng kiểm nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn:

IEC/ISO 17025                            

Tiêu chuẩn khác                 (tên tiêu chuẩn:                                                    )

Đề nghị Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xem xét chấp nhận.

Nơi nhận :

-  Như trên;

-  .....

-  Lưu .....

GIÁM ĐỐC

(ký tên, đóng dấu)









PHỤ LỤC 2 a

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 / 12  /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------------------

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra

 Tel:                                           Fax:                                          Email:

GIẤY CHỨNG NHẬN

CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀNG HÓA THỦY SẢN

Số:

 

I. CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM THỦY SẢN

-        Mô tả hàng hóa:

·                                            Tên sản phẩm:

·                                            Loài (tên khoa học):

·                                            Thủy sản nuôi/ đánh bắt tự nhiên:

-        Qui cách bao gói: 

-        Số lượng:         

-        Khối lượng: 

-        Mã số lô hàng:

-        Điều kiện bảo quản, vận chuyển:

II. XUẤT XỨ SẢN PHẨM

Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất:

Mã số Cơ sở:

III. NƠI ĐI, NƠI ĐẾN CỦA SẢN PHẨM

-                        Người xuất hàng:         

-                        Người nhận hàng:

-                        Nơi xuất hàng:

-                        Nơi hàng đến:  

-                        Phương tiện vận chuyển (nếu có):

IV. CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Căn cứ kết quả kiểm tra ngày ….( tên cơ quan kiểm tra)…..    chứng nhận lô hàng thủy sản nêu trên đạt yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

                                                                                     ……………. , ngày  ......................

   Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra

    (ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2 b

(Ban hành kèm theo Quyết định số:118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 / 12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

------------------------------------

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra

 Tel:                                           Fax:                                          Email:

GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA

HÀNG HÓA THỦY SẢN TƯƠI, SỐNG

Số:

 

I. CHI TIẾT VỀ HÀNG HÓA

-        Mô tả hàng hóa:

·                                            Tên sản phẩm:

·                                            Loài (tên khoa học):

·                                            Thủy sản nuôi/ đánh bắt tự nhiên:

-        Qui cách bao gói: 

-        Số lượng:         

-        Khối lượng: 

-        Mã số lô hàng:

-        Điều kiện bảo quản, vận chuyển:

II. XUẤT XỨ SẢN PHẨM

Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất:

Mã số Cơ sở:

III. NƠI ĐI, NƠI ĐẾN CỦA SẢN PHẨM

-                        Người xuất hàng:         

-                        Người nhận hàng:

-                        Nơi xuất hàng:

-                        Nơi hàng đến:  

-                        Phương tiện vận chuyển (nếu có):

IV. CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA

Căn cứ kết quả kiểm tra ngày ….( tên cơ quan kiểm tra)…..    chứng nhận lô hàng thủy sản nêu trên đã được kiểm tra đạt yêu cầu các chỉ tiêu sau đây:

                                                                             ………. , ngày  ......tháng........năm .....

  Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra

    (ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2c

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

------------------------------------

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra

 Tel:                                           Fax:                                          Email:

THÔNG BÁO

KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

HÀNG HÓA THỦY SẢN

       Số:

 

Người xuất hàng:

Nơi xuất hàng theo đăng ký:

Người nhận hàng theo đăng ký:

Nơi hàng đến theo đăng ký:

 

Mô tả hàng hóa:

 

Số lượng:…………/khối lượng ......…… kg 

 

Cơ sở sản xuất:

Mã số cơ sở (nếu có):

Mã số lô hàng:

 

Căn cứ kết quả kiểm tra, phân tích số: ……………………… ngày ……………………………             

 

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số : ……………., ngày ……………….. :

 

KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

 

 

 

Lý do:

 

Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện:

Thời hạn hoàn thành:

          ………………………, ngày……………...

Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

     

PHỤ LỤC 2d

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

------------------------------------

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra

 Tel:                                           Fax:                                          Email:

THÔNG BÁO

MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

HÀNG HÓA THỦY SẢN

 

Số: ..................../200..  

Chủ hàng/người xuất hàng :

Địa chỉ :

Điện thoại :

Người nhận hàng :

 

Cơ sở sản xuất:                  

Mã số công nhận:

Địa chỉ :

Điện thoại :

Nơi xuất hàng :

 

Tên hàng hóa :

 

Số lượng :

 

 

Khối lượng

Nơi hàng đến :

 

Mã số lô hàng :

 

Mô tả hàng hóa:

 

 

Căn cứ lịch sử đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở và đề nghị miễn kiểm tra của doanh nghiệp ngày  ……….../………..…/…………….. , (Cơ quan kiểm tra) thông báo lô hàng có mã số :………………………… được miễn kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản

Làm tại ….., ngày …… tháng …..năm 200……….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA

 

 

PHỤ LỤC 2e

(Ban hành kèm theo Quyết định số:118 /2008/QĐ-BNN ngày 11/12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

Số :.................................

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                ……., ngày        tháng      năm

THÔNG BÁO

 KIỂM TRA GIẢM VỀ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

HÀNG HÓA THỦY SẢN

Kính gửi:           - Doanh nghiệp..........................................................

Căn cứ Quyết định số   /2008/QĐ-BNN ngày../../2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Quy chế kiểm tra chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản”;

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của ...........................................................; kết quả thẩm định hồ sơ tại ………………….và  kết quả thẩm tra thực tế tại doanh nghiệp ngày …/…/…

 (Cơ quan kiểm tra)………………thông báo:

1. (Tên doanh nghiệp)................................................................ Mã số:...........

Kể từ ngày….., đủ điều kiện áp dụng giảm kiểm tra  về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản theo Quyết định số ………..của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

2. Trong thời gian được giảm kiểm tra ,  doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung quy định nêu trong “Quy chế kiểm tra chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản”.

Nơi nhận :

-

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2f

(Ban hành kèm theo Quyết định số:118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 / 12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

Số :.................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                ……., ngày        tháng      năm

THÔNG BÁO

KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN  KIỂM TRA GIẢM VỀ

CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀNG HÓA THUỶ SẢN

Kính gửi:   (Tên doanh nghiệp)..........................................................

Căn cứ Quyết định số   /2008/QĐ-BNN ngày../../2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Quy chế kiểm tra chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản”;

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của ...........................................................; kết quả thẩm định hồ sơ …………………và kết quả thẩm tra thực tế tại doanh nghiệp ngày …/…/…

(Cơ quan kiểm tra)………… thông báo:

1. (Tên doanh nghiệp)............................................................................... Mã số:...........

Không đủ điều kiện để thực hiện giảm kiểm tra  về chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản theo Quyết định số   ....... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Lý do không đủ điều kiện:

……………………………………………………………………………………..……...………………………………………………………………………………......................…………………………………………………………………………………......................................................................................................................................................................

Nơi nhận :

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA

 

 

 

PHỤ LỤC 3a

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

QUY ĐỊNH VỀ CÁCH ĐÁNH SỐ CHO GIẤY CHỨNG NHẬN VSATTP

Ký hiệu số Giấy Chứng nhận

Ghi chú

XX0000/00/YY

Áp dụng cho lô hàng thủy sản nhập khẩu, xuất khẩu. Mỗi số sẽ bao gồm 3 nhóm chữ và số viết liền nhau:

a)                   Nhóm đầu gồm 02 chữ cái là mã số của Cơ quan Kiểm tra được quy định theo Phụ lục 3b;

b)                  Nhóm thứ hai gồm 04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan Kiểm tra đó cấp trong năm;

c)                   Nhóm thứ ba gồm 02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;

d)                  Nhóm thứ tư gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:

·                              Chứng nhận chất lượng: CN

·                              Không đạt chất lượng: KĐ

·                             Các giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của chủ hàng  hoặc yêu cầu của thị trường do cơ quan kiểm tra quy định

00-0000/00/YY

Áp dụng cho lô hàng thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa . Mỗi số sẽ bao gồm 4 nhóm chữ và số:

a)                  Nhóm đầu gồm 02 chữ số là mã số của Cơ quan Kiểm tra được quy định theo Phụ lục 3c;

b)                  Nhóm thứ hai gồm 04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan Kiểm tra đó cấp trong năm;

c)                  Nhóm thứ ba gồm 02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;

d)                  Nhóm thứ tư gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:

·                             CN: Chứng nhận chất lượng

·                             KĐ: Không đạt chất lượng

·                             Các giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của chủ hàng  do cơ quan kiểm tra quy định

XX0000/00/YY

Áp dụng cho lô hàng thủy sản thuộc diện kiểm tra theo yêu cầu. Mỗi số sẽ bao gồm 3 nhóm chữ và số viết liền nhau:

e)                   Nhóm đầu gồm 02 chữ cái là mã số của Cơ quan Kiểm tra do Bộ cấp khi chỉ định, được lấy từ các ký tự của tên của tổ chức đăng ký.

f)                    Nhóm thứ hai gồm 04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan Kiểm tra đó cấp trong năm;

g)                   Nhóm thứ ba gồm 02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;

h)                   Nhóm thứ tư gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:

·                             Chứng nhận chất lượng: CN

·                             Không đạt chất lượng: KĐ

·                             Các giấy chứng nhận khác theo yêu cầu của chủ hàng  do cơ quan kiểm tra quy định

PHỤ LỤC 3b

 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 /12 /2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 Hệ thống mã số của các Cơ quan Kiểm tra thuộc Cục QLCL, NLS & TS

TT

Tên Cơ quan Kiểm tra

Mã số

1

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 1

YA

2

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 2

YB

3

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 3

YC

4

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 4

YD

5

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 5

YE

6

Cơ quan quản lý CL, NLS & TS vùng 6

YK

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
--------------

No. 118/2008/QD-BNN

Hanoi, December 11, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON INSPECTION AND CERTIFICATION OF FOOD QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF FISHERIES GOODS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Agriculture and Rural Development Ministry;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries and the November 20, 2007 Law on Quality of Products and Goods;

Pursuant to the July 26, 2003 Ordinance on Food Hygiene and Safety, and the Government's Decree No. 163/2004/ND-CP of September 7, 2004, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Food Hygiene and Safety-Pursuant to the Government s Decree No. 79/ 2008/ND-CP of July 18, 2008, providing for the system for management, inspection and testing of food hygiene and safety;

Pursuant to Joint Circular No. 24/2005/1TLT-J3YT-BTS of December 8, 2005, of the Health Ministry and the Fisheries Ministry (now the Agriculture and Rural Development Ministry), guiding the task assignment and coordination in state management of food hygiene and safety of aquatic products;

At the proposal of the director of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods to supersede provisions on inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods used as foods in the Regulation on state inspection and certification of quality of fisheries goods, promulgated together with Decision No. 650/ 2000/QD-BTS of August 4,2000, of the Fisheries Minister (now the Agriculture and Rural Development Minister).

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- The director of the Office of the Ministry, the director of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department, heads of units of the Ministry, and directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall implement this Decision.

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Luong Le Phuong

 

REGULATION

ON INSPECTION AND CERTIFICATION OF FOOD QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF FISHERIES GOODS
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Ministers Decision No. 118/ 2008/QD-BNN of December 11, 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation specifies the order and procedures for and tasks of inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods, and responsibilities and powers of parties involved in the inspection and certification.

Article 2.-Subjects of application

1. This Regulation applies to fisheries goods for domestic consumption or export, and imported fisheries goods (including those imported for processing, recalled or returned from abroad).

2. The Regulation is not compulsorily applicable to:

a/ Aquatic products being foods carried along for personal consumption or presentation as gifts; sample goods for display at exhibitions or trade fairs or sent to customers for non-marketing purposes; diplomatic bags and consular bags under law;

b/ Fisheries goods temporarily imported for re-export; temporarily exported for re-import, transited or transported via the Vietnamese territory, or consigned to bonded warehouses;

c/ Fisheries goods not used as food.

3. For export fisheries goods subject to quarantine under current regulations, food quality, hygiene and safety inspection agencies shall conduct the food quality, hygiene and safety inspection and quarantine concurrently.

Article 3.- Interpretation of terms In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Aquatic products means all aquatic animal or plant or amphibian species, including their spawns and parts used as food, or food mixtures containing aquatic products.

2. Fresh aquatic product means an aquatic product in carcass or processed not by any method other than freezing.

3. Live aquatic product means an aquatic animal or plant which is live or maintained in an anabiotic state.

4. Fisheries good means an aquatic product which is marketed or consumed through barter, sale and purchase, or marketing.

5. Inspected goods batch means a volume of aquatic products registered by the owner for one-time inspection.

6. Certified goods batch means a volume of aquatic products registered by the owner for certification that it is an inspected fisheries goods batch with a food hygiene and safety certificate.

7. Recalled goods batch means a fisheries goods batch recovered by the owner at his/her/its own will.

8. Returned goods batch means an export goods batch re-exported back to Vietnam by the importing country or a customer.

9. Mandatory inspection means activities of inspecting and certifying the food quality, hygiene and safety of fisheries goods according to state management requirements.

10. Requested inspection means activities of inspecting and certifying the food quality, hygiene and safety of fisheries goods at the request of product owners.

11. Designated inspection agency means a qualified inspection and certification organization designated by the Agriculture and Rural Development Ministry to join in the food quality, hygiene and safety inspection and certification of fisheries goods.

12. Competent agency means an agency tasked to perform the state management of food quality, hygiene and safety of aquatic products.

Article 4.- Forms of inspection

1. Mandatory inspection applies to:

a/ Fisheries goods of aquatic product production and trading establishments managed by the Agriculture and Rural Development Ministry before they are marketed for domestic consumption;

b/ Fisheries goods exported to markets with requirements for food quality, hygiene and safety inspection and certification by Vietnamese competent agencies;

c/ Fisheries goods exported to markets subject to inspection and certification prescribed by the Agriculture and Rural Development Ministry to meet the line management requirements in each period;

d/ Fisheries goods imported for use as raw materials for processing establishments; e/ Recalled or returned fisheries goods.

2. Requested inspection applies to:

a/ Fisheries goods not subject to inspection under Clause 1 of this Article;

b/ Fisheries goods specified in Clause 2 Article 2 of this Regulation, at customer request; c/ Specific contents of objects specified in Clause 1 of this Article, which are not subject to inspection, at goods owner request.

Article 5.- Inspection agencies

1. Agencies and units assigned by provincial-level Agriculture and Rural Development Services to perform the specialized management of food quality, hygiene and safety of aquatic products shall inspect and certify food quality, hygiene and safety of fisheries goods before they are marketed for domestic consumption.

2. Agencies and units under the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department shall inspect and certify food quality, hygiene and safety of exported fisheries goods or fisheries goods which are imported for processing, recalled or returned (below collectively referred to as imported fisheries goods).

3. Designated inspection agencies specified by law and inspection agencies specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall inspect and certify food quality, hygiene and safety in the case of requested inspection and certification.

Article 6.- Bases for inspection and certification

1. Bases for inspection and certification of fisheries goods marketed for domestic consumption are food quality, hygiene and safety regulations and technical regulations issued by the Agriculture and Rural Development Ministry and concerned ministries and branches; and production establishments' product quality notifications.

2. Bases for inspection and certification of fisheries goods specified at Points c, d and e, Clause 1, Article 4 of this Regulation are food quality, hygiene and safety regulations and technical regulations issued by the Agriculture and Rural Development Ministry and concerned ministries.

3. Bases for inspection and certification of fisheries goods specified at Points b, Clause 1, Article 4 of this Regulation are food quality, hygiene and safety regulations issued by or recognized by importing markets, or treaties or international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

4. For the case of requested inspection and certification, inspection and certification shall be based on requests of goods owners and compliant with regulations and technical regulations of Vietnam or importing markets.

Article 7.- Certificates and notices of failure

1. Certificates of food quality, hygiene and safety of fisheries goods and certificates of results of inspection of fresh or live aquatic products (below collectively referred to as certificates) will be issued by inspection agencies for goods batches with satisfactory inspection results. Each goods batch registered for initial inspection will be issued a certificate. Certificates will be valid only for goods batches under such transportation and preservation conditions that do not affect the food quality, hygiene and safety of the inspected fisheries goods.

2. For exported fisheries goods: Certificates will be issued only for goods batches, each having the maximum volume of 3 (three) 40-feet containers, for tra (Sutchi) catfish, or 1 (one) 40-feet container, for other products.

3. Notices of failure to satisfy food quality, hygiene and safety standards of fisheries goods (below referred to as notices of failure) will be issued by inspection agencies to goods batches with unsatisfactory inspection results.

4. Certificates or notices of failure will be:

a/ Issued according to a set form provided in Appendix 2b (applicable to fresh or live aquatic products) or Appendix 2a (applicable to other aquatic products) or Appendix 2c to this Regulation applicable to fisheries goods specified at Point a, c, d and e, Clause 1, Article 4 of this Regulation. Particularly for fisheries goods specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation, certificates will have the contents and format required by importing markets and bear the national emblem;

b/ Issued according to forms set by goods owners without bearing the national emblem, for cases specified at Point a, Clause 2, Article 4 of this Regulation, or may be issued according to a set form provided in Appendix 2a or Appendix 2b to this Regulation at customer request but without bearing the national emblem;

c/ Numbered according to Appendix 3c to this Regulation;

d/ For a certificate or notice of failure, the original shall be handed to the goods owner while one copy shall be kept at the inspection agency. The number of copies of a certificate or notice may increase if the goods owner so requests.

5. If requested by goods owners or importing markets, inspection agencies may additionally issue other certificates not contrary to previously issued certificates. The serial numbers of additionally issued certificates must contain identification signs identical to the serial numbers of previously issued certificates.

6. When goods owners apply for renewed certificates, inspection agencies shall withdraw previously issued certificates and consider issuing renewed certificates. A renewed certificate must be clearly printed with the words "This certificate replaces certificate No... dated..." In case goods owners fail to return previously issued certificates, they shall clearly explain in writing the failure with proving documents and evidence. The serial numbers of renewed certificates must contain identification signs identical to the serial numbers of old certificates.

Article 8.- Testing laboratories involved in inspection and certification

Testing laboratories involved in food quality, hygiene and safety inspection and certification include:

a/ Testing laboratories of inspection agencies and units specified in Clauses 1 and 2, Article 5 of this Regulation;

b/ Other testing laboratories satisfying the conditions specified by the Agriculture and Rural Development Ministry and assessed and designated by the National Agro-Forestry -Fisheries Product Quality Assurance Department or a competent inspection agency.

Article 9.- Information displayed on product packages and labels

1. Fisheries goods for domestic consumption or imported for processing must comply with Vietnam's current regulations on labeling.

2. Packages and labels of export fisheries goods may contain information requested by customers but must neither cause misleading as to the nature of these goods nor violate laws of Vietnam and importing countries. Particularly for export fisheries goods specified at Points b and c, Clause 1, Article 4 of this Regulation, their packages and labels must also contain the following information:

a/ Product of Vietnam;

b/ Manufacturer code;

c/ Product lot code;

d/ Main ingredients of product;

dd/ Information required by export market (if any).

Article 10.- Conditions on fisheries goods to be exported, imported or marketed for domestic consumption

1. Fisheries goods specified at Point a, Clause 1, Article 4 of this Regulation may be circulated when satisfying any of the following conditions:

a/ Being manufactured by establishments accredited as having satisfied all food hygiene and safety assurance conditions or certified as conducting sustainable aquaculture (for aquaculture establishments);

b/ Having packages or labels bearing signs of recognition of standard and regulation conformity;

c/ Having a food quality, hygiene and safety certificate issued according to a set form provided in Appendix 2a or 2b to this Regulation according to the procedures specified in Article 12 of this Regulation;

d/ Having an origin and food hygiene and safety control certificate issued according to the implementation results of national supervision programs by program-implementing agencies according to procedures specified in regulatory documents on the implementation of these programs.

2. Fisheries goods specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation may go through customs procedures for export if their manufacturers are named on the list of manufacturers of exports to relevant markets announced by a competent Vietnamese agency in each period

3. Customs procedures shall be completed for fisheries goods specified at Points c, d and e. Clause 1, Article 4 of this Regulation when they are accompanied with either of the following documents:

a/ Food quality, hygiene and safety certificate issued according to a set form provided in Appendix 2a or 2b to this Regulation (not printed herein );

b/ Notice of exemption from food quality, hygiene and safety inspection of aquatic products specified in Appendix 2d to this Regulation.

4. For fisheries goods specified at Point a, Clause 2, Article 4 of this Regulation, certificates or notices of inspection exemption are not required

Chapter II

ORDER AND PROCEDURES FOR AND TASKS OF INSPECTION AND CERTIFICATION

Article 11.- Registration for inspection

1. A goods owner shall make a dossier of registration for inspection, which comprises a registration paper for food quality, hygiene and safer- inspection, made according to a set form provided in Appendix la to this Regulation, the goods batch manifest and a statement of particular requirements on food quality, hygiene and safety of fisheries goods (if any).

2. For imported fisheries goods, apart from those specified in Clause 1 of this Article, a dossier of registration for inspection must also contain the following:

a/ For fisheries goods imported for processing: a copy of the purchase and sale contract; a copy of the certificate of food quality, hygiene and safety of fisheries goods; and a copy of the certificate of origin:

b/ For recalled or returned fisheries goods: a copy of the certificate of food quality, hygiene and safety of the fisheries goods batch before exportation (if any); and a copy of the notice of recall or return, clearly stating the reason therefor.

3. Goods owners shall send their dossiers of registration for inspection to inspection agencies directly or by post or via facsimile (with telephone confirmation) or email, or make online registration via the Internet then submit registration dossiers to inspection agencies upon inspection.

4. Upon receiving dossiers of registration for inspection, inspection agencies shall consider and guide goods owners to supplement omitted or improper details and give certification in the papers of registration for inspection, then notify goods owners of inspection procedures and reach agreement with the latter on places where inspection is to be conducted.

Article 12.- Tasks of inspection of fisheries goods for domestic consumption

1. For fresh or live fisheries goods:

a/ Examining the manufacture dossier and quality control dossier of the goods batch;

b/ Inspecting preservation conditions, packaging specifications, the outer appearance and features of products;

c/ When necessary, taking control samples for biological and chemical verification.

2. For other fisheries goods:

a/ Examining and inspecting the contents specified at Points a and b. Clause 1 of this Article;

b/ Inspecting the labeling of products;

c/ If the contents specified at Points a and b of this Clause are compliant with regulations, taking samples for microbiological and chemical analysis according to specific requirements on each type of product, at laboratories specified in Article 8 of this Regulation.

Article 13.- Tasks of inspection of fisheries goods for export

1. For fresh or live fisheries goods:

a/ Examining the manufacture dossier and quality control dossier of the goods batch;

b/ Inspecting preservation conditions, packaging and labeling specifications, the outer appearance and features of products;

c/ When necessary, taking control samples for biological and chemical verification.

2. For other fisheries goods:

a/ Examining and inspecting the contents specified at Points a and b, Clause 1 of this Article;

b/ If the contents specified at Point a of this Clause are compliant with regulations, taking samples for microbiological and chemical analysis according to specific requirements on each type of product, at laboratories specified in Article 8 of this Regulation.

Article 14.- Tasks of inspection of imported fisheries goods

1. For fisheries goods imported for processing:

a/ Certifying the written registration for carrying out customs procedures;

b/ Examining the dossier, and inspecting preservation conditions, packaging and labeling specifications, the outer appearance and features of products at the place where products are gathered as indicated in the written registration;

c/ If the contents specified at Point a of this Clause are compliant with regulations, taking samples for microbiological and chemical analysis according to specific regulations applicable to each type of product, at laboratories specified in Article 8 of this Regulation.

2. For recalled or returned fisheries goods:

a/ Certifying the written registration for carrying out customs procedures;

b/ Inspecting preservation conditions, packaging and labeling specifications, the outer appearance and features of products at the place where products are gathered;

c/ Taking samples for microbiological and chemical analysis (on the basis of risk assessment) according to specific regulations applicable to each type of product, at laboratories specified in Article 8 of this Regulation.

3. Post-importation control:

a/ Goods owners shall report to the inspection agency on measures already taken with respect to their imported goods batches, and sale markets;

b/ The inspection agency shall verify goods owners' reports through inspecting the safety and hygiene assurance conditions of manufacturing establishments or upon inspecting and certifying that the goods batch has been manufactured from an imported materials lot, or on an irregular basis (if necessary).

Article 15.- Issuance of certificates

1. After concluding the on-site inspection, the inspection agency shall issue a certificate for the goods batch with satisfactory inspection results within the following time limit:

a/ 1 (one) working day for fresh or live fisheries goods for export or domestic consumption;

b/ 10 (ten) working days for canned products;

c/ 7 (seven) working days for other types of product;

d/ In case of necessity to send product samples for analysis at a laboratory, the inspection agency shall issue a certificate of food quality, hygiene and safety for fisheries goods to the goods owner within 1 (one) day after receiving analysis results.

2. Contents of certification must be consistent with contents of inspection. Certification will not be given to inspected contents or products with unsatisfactory inspection results.

3. Particularly for export fisheries goods: On the basis of mutual recognition of inspection capability, the inspection agency may issue transitional certificates based on certificates issued by another inspection agency. A transitional certificate must be issued on the same date of issue of the previously issued certificate and not be contrary to the latter.

Article 16.- Handling of goods with unsatisfactory inspection results

1. Upon obtaining unsatisfactory inspection results of a goods batch, the inspection agency shall:

a/ Send analysis results to the goods owner within 1 (one)day after obtaining these results by direct delivery, facsimile or e-mail, then send the original record of these results by post;

b/ If the goods owner makes no complaint about these analysis results within 3 (three) working days after receiving them, the inspection agency shall send a notice of failure, made according to a set form (not printed herein), to the goods owner and request in writing functional agencies for coordinated handling.

2. The inspection agency shall send unsatisfactory verification results to the goods owner via facsimile or e-mail within 1 (one) day after obtaining them, then send the original record of verification results by post.

3. After receiving a notice of failure or unsatisfactory verification results from the inspection agency, the goods owner shall organize investigation of the causes of contamination; take measures to redress these causes and handle the goods batch; appraise the effectiveness of these measures and report thereon to a relevant competent agency.

4. The competent agency shall verify enterprises' reports. When necessary, it may conduct on-site verification at manufacturing establishments.

Chapter III

EXEMPTION FROM INSPECTION, REDUCED INSPECTION AND INTENSIFIED INSPECTION

Article 17.- Cases of application

1. Fisheries goods specified at Points a and e, Clause 1, Article 4 of this Regulation may be considered for exemption from inspection if they satisfy the conditions specified in Article 18 of this Regulation.

2. Fisheries goods specified at Points b and d. Clause I, Article 4 of this Regulation may be considered for reduced inspection if they satisfy the conditions specified in Article 20 of this Regulation.

3. Fisheries goods specified at Points a, b and d, Clause 1, Article 4 of this Regulation may be considered for intensified inspection if they violate the provisions of Article 23 of this Regulation.

4. Fisheries goods specified at Point c, Clause 1, Article 4 of this Regulation will be inspected within the scope and under the regime prescribed in specific regulations of the Agriculture and Rural Development Ministry applicable to specific cases.

Article 18.- Conditions on exemption from inspection

1. Fisheries goods are manufactured at establishments on the list of manufacturing establishments exempt from inspection announced by the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department in each period, or

2. Fisheries goods have been subjected to food quality, hygiene and safety inspection and certification before their exportation.

Article 19.- Order of and procedures for exemption from inspection

1. Goods owners shall make written requests for exemption from inspection according to a set form (not printed herein).

2. Within 1 (one) working day after receiving a request for exemption from inspection, the inspection agency shall consider and verify relevant contents, and:

a/ Issue a notice of exemption from inspection, made according to a set form (not printed herein), in case the conditions specified in Article 18 of this Regulation are fully satisfied;

b/ Clearly state the reason(s) for refusal to issue a notice of exemption from inspection in the written request and send it back to the good owner in case the conditions specified in Article 18 of this Regulation are not fully satisfied.

Article 20.-Conditions on reduced inspection

1. For export fisheries goods:

a/Within 12 (twelve) months before the date of request for reduced inspection, the safety and hygiene assurance conditions of enterprises' manufacturing establishments are graded "A", and;

b/ Enterprises shall themselves inspect safety and hygiene assurance conditions of their manufacturing establishments and send reports thereon to the inspection agency under regulations on the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department, and:

c/ Within 12 months before the date of request for reduced inspection:

- No goods batch is warned by a competent agency of the importing country specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation as violating regulations on food quality, hygiene and safety, and;

- No violation of regulations on impurities or abuse of chemical growth stimulants and ice-glazing ratio for the purpose of trade fraud is detected, through inspection or examination, by a functional agency, and:

- No goods batch or product sold on the domestic market is detected as having failed to assure food hygiene and safety criteria regarding banned chemical and antibiotic residues (particularly, instant foods must also satisfy the microorganism germ criteria), and;

d/ There are testing laboratories capable of analyzing microorganism and industrial sanitation criteria and supervising the manufacturing process as indicated in the quality control programs of enterprises under regulations of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department. For other criteria specified in the quality control programs of enterprises which testing laboratories are incapable of analyzing, enterprises shall send goods samples to testing laboratories designated under current regulations by the Agriculture and Rural Development Ministry for analysis;

dd/ For enterprises which have been subjected to reduced inspection: They have committed not more than two violations in conducting self-inspection of their manufacturing dossiers, quality control dossiers, preservation conditions, outer appearance and features of goods and labeling information; or obtain results of analysis of microorganism or chemical criteria conducted by themselves different from results of ordinary inspection of goods batches conducted by the inspection agency.

2. For fisheries goods imported for processing:

a/ Imported goods batches have been certified as satisfying food quality, hygiene and safety requirements on fisheries goods by competent agencies of countries which have signed with Vietnam agreements on mutual recognition of inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods, or for the last 6 (six) months, 5 (five) consecutive goods batches of the same type and origin have been inspected and certified as satisfying food quality, hygiene and safety requirements on fisheries goods, and;

b/ These goods originate from countries without serious problems related to food quality, hygiene and safety of fisheries goods as announced by the Agriculture and Rural Development Ministry in each period.

3. During the application of reduced inspection, enterprises which fail to satisfy the conditions specified in Clauses 1 and 2 of this Article will no longer enjoy reduced inspection until they satisfy the following conditions:

a/ They make reports explaining the reason(s) for the failure and apply effective remedies certified by the inspection agency;

b/ Particularly for export goods, they must also have at least 10 (ten) goods batches eligible for customs clearance on markets specified at Point b. Clause 1, Article 4 of this Regulation.

Article 21.- Reduced inspection of export fisheries goods

1. Procedures for considering the application of reduced inspection

a/ Enterprises shall send written requests for reduced inspection, made according to a set form (not printed herein), to the inspection agency under Article 5 of this Regulation;

b/ Within 20 (twenty) working days after receiving written requests of enterprises, the inspection agency shall organize the consideration and examination of relevant dossiers and conduct verification at enterprises;

c/ Within 7 (seven) working days after concluding the verification at enterprises, the inspection agency shall:

- Send notices of reduced inspection of food quality, hygiene and safety of fisheries goods, made according to a set form (not printed herein), if results of examination of dossiers and verification are satisfactory.

- Send notices of ineligibility for reduced inspection of food quality, hygiene and safety of fisheries goods, made according to a set form (not printed herein), if results of examination of dossiers and verification are unsatisfactory.

2. Reduced inspection

a/ Testing laboratories of enterprises shall conduct inspection and keep by themselves all inspection results under approved quality control programs;

b/ Enterprises shall register for inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods batches under Article 11 of this Regulation at least 5 (five) working days before the expected date of issuance of certificates. Enclosed with a registration dossier must be analysis results related to the goods batch specified at Point a. Clause 2 of this Article and a detailed statement of information on the issuance of the certificate;

c/ After examining registration dossiers of enterprises, the inspection agency shall give a certification in the registration papers and send them back to goods owners, clearly stating whether goods batches will be subject to reduced inspection or ordinary inspection. The inspection agency shall conduct ordinary inspection of only 1 (one) random goods batch out of 5 (five) consecutive goods batches registered by an enterprise for inspection under Point b, Clause 2 of this Article. Inspection and certification of goods batches subject to ordinary inspection shall be conducted under Chapter II of this Regulation;

d/ For goods batches eligible for reduced inspection: Within 1 (one) working day after receiving complete registration dossiers of goods owners, based on results of self-inspection by enterprises, the inspection agency shall verify information in these dossiers and issue certificates made according to forms set by importing countries.

Article 22.- Reduced inspection of imported fisheries goods

1. Enterprises shall register for inspection and certification of food quality, hygiene and safety of their fisheries goods batches under Article 11 of this Regulation at least 5 (five) working days before the expected date of issuance of certificates. Enclosed with a registration dossier is a detailed statement of information on the issuance of the certificates.

2. Inspection tasks:

a/ Examining registration dossiers, giving certification in registration papers, clearly stating the inspection regime, if dossiers are valid, and sending them back to goods owners;

b/ Inspecting preservation conditions, packaging and labeling specifications and the outer appearance of products at gathering places, for all goods batches registered for inspection;

c/ Conducting inspection only by observation and taking samples for microorganism and chemical analysis from 1 (one) random goods batch out of 5 (five) consecutive goods batches registered by an enterprise for inspection under Clause 1 of this Article.

d/ For goods batches eligible for reduced inspection: Within 1 (one) working day after conducting the on-site inspection, the inspection agency shall issue certificates according to a set form (not printed herein).

Article 23.- Cases of intensified inspection

1. Export fisheries goods are subject to intensified inspection when their owners:

a/ Are subject to intensified inspection under the Regulation on inspection and recognition of fisheries goods-manufacturing or -trading establishments which satisfy food hygiene and safety assurance conditions specified by the Agriculture and Rural Development Ministry.

b/ Are- warned by competent agencies of importing countries as specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation as having violated regulations on food quality, hygiene and safety of fisheries goods in 2 (two) or more goods batches in a year.

2. Fisheries goods for domestic consumption are subject to intensified inspection when their owners:

a/Are subject to intensified inspection under the Regulation on inspection and recognition of fisheries goods-manufacturing or -trading establishments which satisfy food hygiene and safety assurance conditions specified by the Agriculture and Rural Development Ministry.

b/ Are warned by domestic competent agencies as having failed to assure food hygiene and safety regarding banned chemical and antibiotic residues and microorganism germ criteria (for instant foods).

3. Goods imported for processing are subject to intensified inspection when:

a/ They originate from exporting countries subject to serious warnings about banned chemical or antibiotic residues, or;

b/ Lots of materials of the same species or the same origin are detected as failing to assure food quality, hygiene and safety of fisheries goods.

Article 24.- Tasks and order of intensified inspection

1. The inspection agency shall send to enterprises written notices of intensified inspection, clearly stating the reason(s) for intensified inspection.

2. Inspection tasks: Apart from ordinary inspection tasks as specified, intensified inspection of fisheries goods involves the following tasks:

a/ For export fisheries goods: taking samples for analysis of criteria warned by competent agencies of importing countries or relevant criteria, in a number doubling that of samples taken for ordinary inspection.

b/ For fisheries goods imported for processing: conducting additional analysis of criteria about which there are warnings or taking a number of samples doubling that of samples taken for ordinary inspection before conducting analysis of criteria detected as failing to assure food quality, hygiene and safety.

c/ For fisheries goods for domestic consumption: taking samples for analysis of criteria warned by domestic competent agencies, in a number doubling that of samples taken for ordinary inspection.

3. Fisheries goods will no longer be subject to intensified inspection when the following requirements are met:

a/ Enterprises report on the application of remedies and appraisal of the effectiveness of applied remedies as certified and notified in writing by the inspection agency, and;

b/ For export goods: These goods do not violate Point a, Clause 1, Article 22 of this Regulation and at least 5 (five) consecutive lots of the same goods exported to markets specified at Point b, Clause 1, Article 4 of this Regulation have satisfactory inspection results;

c/ For goods for domestic consumption: These goods do not violate Point a, Clause 2, Article 22 of this Regulation and at least 5 (five) consecutive lots of these goods have satisfactory inspection results;

d/ For imported goods batches: At least 5 (five) imported lots of the same goods of the same origin have satisfactory inspection results.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES AND POWERS

Article 25.- Responsibilities and powers of goods owners:

1. Responsibilities:

a/ To register for inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods with an inspection agency under Article 5 of this Regulation;

b/ To create conditions for staffs of the inspection agency to perform inspection tasks and take samples, and supply sufficient relevant dossiers and documents;

c/ To refrain from changing product characteristics or labeling information already registered and subjected to food quality, hygiene and safety inspection and certification;

d/ To take responsibility for results of analysis of food quality, hygiene and safety criteria of fisheries goods carried out by themselves with regard to export goods batches eligible for reduced inspection;

dd/ To take appropriate measures to handle goods batches which fail to satisfy food quality, hygiene and safety requirements, returned or recalled goods batches at the request of the inspection agency and competent agencies;

e/ To pay inspection charges and certification fees under Chapter V, even in case they refuse to receive certificates or their goods batches fail to satisfy food quality, hygiene and safety requirements.

2. Powers:

a/ To select an inspection agency and a testing laboratory to conduct the analysis, for cases specified in Clause 2, Article 4 of this Regulation;

b/ To be eligible for reduced inspection if they satisfy all the requirements specified in this Regulation;

c/ To request the inspection agency to supply information, regulations and forms relevant to the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods under this Regulation;

d/ To disagree with inspection results; to request re-inspection with chemical analysis of stored samples; to seek expert assessment; to lodge complaints and denunciations about any improper acts of inspectors, the inspection agency and testing laboratories under law.

Article 26.- Responsibilities and powers of inspectors

1. Responsibilities:

a/ To conduct the inspection and certification of food quality, hygiene and safety under regulations within their assigned scope;

b/ To strictly comply with the inspection order and procedures; to ensure the accuracy, truthfulness and objectivity of the inspection of goods batches;

c/ To keep confidential information on production and business activities of inspected establishments;

d/ To be answerable to the head of the inspection agency and held responsible before law for their inspection results.

2. Powers:

a/ To request concerned establishments to supply relevant dossiers and samples to serve the inspection: to photograph, copy or take notes of information necessary for inspection;

b/ To enter places where aquatic products are manufactured, stored, preserved or transported for product inspection;

c/ To make written records of and seal up samples for a given period of time necessary for sending or reporting them to competent state agencies when having evidence to believe that concerned establishments violate food quality, hygiene and safety regulations;

d/ To refuse to conduct inspection in cases goods owners fail to comply with the provisions of Points a and b, Clause 1, Article 25 of this Regulation;

dd/ To propose measures of handling food quality, hygiene and safety violations.

Article 27.- Responsibilities and powers of the inspection agency

1. Responsibilities:

a/ To conduct the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods under regulations and within the scope of its assigned tasks and powers; to ensure the accuracy, truthfulness and objectivity of inspection and certification;

b/ To supply forms and guide goods owners in making dossiers of registration for inspection (if any) under regulations;

c/ To receive dossiers of registration for inspection, organize the inspection, sampling, testing and issue of certificates or notices of failure according to the prescribed order and procedures and provisions of this Regulation;

d/ To keep inspection and certification dossiers for at least 2 (two) years and supply them to competent agencies upon request;

dd/ To receive and settle in a prompt and proper manner goods owners' complaints about its inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods;

e/ To take responsibility for its inspection results; contents of certificates and notices of failure;

g/ To pay damages to goods owners for consequences caused by its faults or errors made during the inspection and certification under current law;

h/ To comply with the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department's uniform professional direction and guidance and submit to its periodical examination and supervision of the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods;

i/ To send quarterly and annual reports on the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods to the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department;

k/ To coordinate with other inspection agencies in supplying information upon request;

l/ To collect inspection and certification fees and charges specified in Chapter V.

2. Powers:

a/ To request goods owners to supply documents related to the origin and food quality, hygiene and safety of goods batches registered for inspection;

b/ To take samples of and inspect goods batches under this Regulation;

c/ To refuse to conduct the inspection and certification of food quality, hygiene and safety in case goods owners fail to strictly comply with the provisions of Clause 1, Article 25 of this Regulation;

d/ To request goods owners to dispose of goods batches which fail to satisfy food quality, hygiene and safety requirements under regulations; to monitor the disposal and disposal results; to report such to the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department;

dd/ To propose concerned agencies to handle goods owners that fail to comply with regulations on food quality, hygiene and safety inspection and certification.

Article 28.- Responsibilities and powers of testing laboratories

1. Responsibilities:

a/ To strictly comply with the testing procedures, ensure capability of testing equipment and keep confidential goods owners' information under law;

b/ To ensure that testing results are accurate and objective; to promptly notify and take responsibility for testing results;

c/ To participate in testing skill improvement programs at the request of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department;

d/ To store and preserve under regulations testing samples for at least 7 (seven) days after obtaining testing results for samples subject to inspection of chemical criteria;

dd/ To keep dossiers and documents related to testing activities for 2 (two) years;

e/ To pay damages under current law to goods owners for consequences caused by faults or errors made during tests they have conducted.

2. Powers:

a/ To refuse to receive samples not up to requirements; to refuse to test samples or criteria beyond the scope of accreditation;

b/ To be provided with information and training conditions in order to raise their testing capability;

c/ To collect testing fees and charges specified by law.

Article 29.- Responsibilities of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department

1. To provide uniform professional guidance for and periodically inspect and supervise the inspection agencies' inspection and certification of food qua! iry, hygiene and safety of fisheries goods.

2. To perform the unified management of professional operations of, and train, retrain and issue certificates to, staff conducting the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods nationwide.

3. To receive dossiers for registration, evaluation and accreditation of testing laboratories that have sufficient conditions for analyzing chemical and micro-biological criteria of aquatic products for fisheries goods inspection and certification.

4. To update information on requirements of importing markets before notifying them to establishments and inspection agencies.

5. To send biannual reports to the Agriculture and Rural Development Ministry and concerned agencies on the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods throughout the country.

6. To sum up and notify on a regular or irregular basis the following lists:

a/ A list of criteria subject to inspection and permissible limits applicable to each fisheries goods/fisheries goods group on relevant markets;

b/ A list of testing methods and required trace limits of microbiological and chemical criteria related to food quality, hygiene and safety of fisheries goods.

c/ A list of markets referred to at Points b and c, Clause 1, Article 4 of this Regulation.

d/ A list of testing laboratories accredited by the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department as qualified for analyzing food quality hygiene and safety criteria of fisheries goods.

7. To provide guidance on the forms and methods of management of certificates for uniform application nationwide.

8. To guide inspection agencies in conducting reduced inspection under this Regulation.

Article 30.- Responsibilities of provincial-level Agriculture and Rural Development Services

1. To direct, guide and inspect the implementation of this Regulation by inspection agencies under their management.

2. To guide, disseminate and inspect the observance of regulations of the Agriculture and Rural Development Ministry and the professional guidance of the National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department.

3. To build the physical foundations and organizational apparatus of inspection agencies under their management in order to enable them to conduct the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods under this Regulation within the ambit of their assigned powers.

4. To coordinate with concerned agencies in their localities in organizing the guidance and public information on, and education about food quality, hygiene and safety knowledge under their management.

Chapter V

INSPECTION AND CERTIFICATION FEES AND CHARGES

Article 31.- Fees and charges

1. Inspection agencies may collect fees and charges for the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods under the Finance Ministry's current regulations.

2. Fees and charges for the inspection and certification of food quality, hygiene and safety of fisheries goods shall be managed and used under the Finance Ministry's current regulations.

Chapter VI

COMPLAINTS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32.- Complaints and settlement of complaints

1. Within 3 (three) days after the inspection is concluded or receiving analysis results, goods owners may lodge complaints about inspection results or request inspection agencies or concerned testing laboratories to review inspection and testing results.

2. Inspection agencies shall receive and settle complaints and denunciations of goods owners in accordance with the Law on Complaints and Denunciations.

3. Goods owners shall bear all charges for re-inspection of stored samples in case re-inspection results are not different from initial inspection results.

4. In case inspection results of inspection agencies or testing laboratories are inaccurate, causing damage to goods owners, goods owners may claim damages under law.

Article 33.- Handling of violations

1. Acts violating this Regulation shall be handled under the Government's current regulations on handling of administrative violations in the fisheries domain and other relevant provisions of law.

2. Acts of obstructing or opposing operations of inspection agencies, and acts violating this Regulation and causing serious consequences may be examined for penal liability under law.

Article 34.- The National Agro-Forestry-Fisheries Product Quality Assurance Department and provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall sum up opinions of all organizations and individuals on problems arising in the course of implementation of this Regulation and submit them to the Agriculture and Rural Development Ministry for consideration and appropriate revision.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 118/2008/QD-BNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất