Quyết định 07/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 07/2007/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2007/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 19/01/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 07/2007/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ
Số : 07/2007/QĐ-BYT
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia
về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDSở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Công văn số 6501/VPCP-VX ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc trình duyệt Đề án phòng, chống HIV/AIDS;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam và Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010:
1.1. Mục tiêu chung:
Mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
a) Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo hướng dẫn Bộ Y tế được tiếp cận với thuốc kháng HIV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV, trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
b) Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị AIDS;
c) 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV;
d) Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân AIDS;
đ)Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Giải pháp về xã hội:
a) Tăng cường sự ủng hộ, tham gia chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các Bộ, ban, ngành đoàn thể liên quan;
b) Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt là bản thân người nhiễm HIV và gia đình họ tham gia vào hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
c) Tăng cường các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử trong các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
d) Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
2.2.Giải pháp về kỹ thuật:
a) Xây dựng và củng cố mạng lưới chăm sóc, điều trị HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương;
b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình kỹ thuật và cơ chế chuyển tiếp, chuyển tuyến phục vụ cho công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên phạm vi cả nước;
c) Cung ứng trang thiết bị y tế cơ bản, sinh phẩm và thuốc kháng HIV và thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở có điều trị HIV/AIDS;
d) Phối hợp, lồng ghép chặt chẽ các hoạt động của các chương trình trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 với hoạt động của các chương trình y tế khác nhất là hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và lao trong các cơ sở chữa bệnh của các Bộ, ngành; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa hệ thống y tế nhà nước và tư nhân trong hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;
đ) Tăng cường hoạt động giám sát và quản lý, đánh giá hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;
e) Triển khai các nghiên cứu khoa học phục vụ cho chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và tăng cường nguồn lực:
a) Đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại các tuyến;
b) Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật của tuyến trên cho tuyến dưới trong công tác điều trị HIV/AIDS;
c) Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, báo cáo và quản lý chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
đ) Huy động nguồn lực trong nước từ các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ để bảo đảm nguồn lực cho chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam chủ trì và phối hợp với Cục Quản lý Dược Việt Nam, Vụ Điều trị, Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, Viện Da liễu Quốc gia, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương và các cơ quan liên quan thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động và theo dõi đánh giá chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc tổ chức triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV; chịu trách nhiệm hướng dẫn Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh hoặc Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh lập kế hoạch, tổ chức triển khai và theo dõi đánh giá các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV trên địa bàn.
3. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh hoặc Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khaivà theo dõi đánh giá hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV trên địa bàn phụ trách.
4. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan đến chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV tổ chức triển khai các hoạt động tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
5. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, gia đình và bản thân người nhiễm HIV tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các ông, bà Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV ĐẾN NĂM 2010
Thực hiện chương trình số 3 và số 5 của Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BYT
ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
I. Cơ sở pháp lý
1. Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
2. Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
3. Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006.
4. Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
6. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS.
II. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam
1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới
Theo công bố của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2006, trên toàn thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV đang còn sống; trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới (2.000 trẻ em và 12.000 người lớn), trong đó 95% trường hợp ở các nước đang phát triển và đến nay có trên 14 triệu trẻ em bị mồ côi do HIV/AIDS. Chỉ tính riêng trong năm 2006, có khoảng 4,9 triệu người nhiễm HIV và 2,9 triệu người tử vong do AIDS. Các khu vực có số người nhiễm HIV cao nhất là châu Phi vùng cận Sahara, tiếp đến là khu vực châu á Thái Bình Dương (ước tính có khoảng 7,1 triệu người mang vi rút HIV trong toàn khu vực).
2. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam
Tính đến ngày 30/11/2006 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo trên toàn quốc là 116.240 người, trong đó có 20.151 trường hợp đã chuyển thành AIDS và 11.765 bệnh nhân đã tử vong do AIDS.
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2006, tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm người tiêm chích ma túy khoảng 22,27%, tỷ lệ nhiễm HIV trong gái mại dâm là 4,08%, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,12%, phụ nữ mang thai là 0,32%.
Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 311.500 người nhiễm HIV và có khoảng 72.970 bệnh nhân cần tiếp cận điều trị thuốc kháng HIV; trong đó 93,5% bệnh nhân tiếp cận phác đồ bậc 1 và 6,5% bệnh nhân cần tiếp cận phác đồ bậc 2.
Năm
| Dự báo số nhiễm HIV/AIDS
| Số bệnh nhân cần điều trị kháng HIV
| Số bệnh nhân dùng phác đồ bậc 2
|
2006
| 280.270
| 42.480
| 1.062
|
2007
| 292.930
| 49.960
| 1.749
|
2008
| 302.425
| 57.640
| 2.594
|
2009
| 308.000
| 66.000
| 3.630
|
2010
| 311.500
| 72.970
| 4.743
|
III. Thực trạng Chăm sóc, Hỗ trợ và Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1. Trên thế giới
Phương pháp điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao (HAART) bắt đầu được áp dụng từ năm 1996 tại các nước phát triển và đến nay đã phát triển rộng ra nhiều nước trên thế giới như Braxin, Thái Lan, ấn Độ.
Một trong những yếu tố để bảo đảm sự thành công của phương pháp HAART là việc cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị. Chính vì vậy, Braxin và Thái Lan đã xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị HIV/AIDS.
Tại Braxin: Pháp luật Braxin quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễn phí. Chính phủ đã dành 300 - 330 triệu USD/năm cho chương trình HIV/AIDS, trong đó 250 - 270 triệu USD được dùng để mua thuốc kháng HIV. Để giảm chi phí điều trị, Braxin đã tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 40% tổng số thuốc cần cho chương trình điều trị. Bên cạnh đó, Chính phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc cung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin với mức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân AIDS. Đồng thời để giảm tải cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS, Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại nhà cho bệnh nhân AIDS. Nhờ các biện pháp trên, kể từ 1997 đến 2001, Braxin đã giảm được 358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD; giảm nhiễm trùng cơ hội (NTCH) từ 60% đến 80%; giảm tỷ lệ người chết do AIDS xuống còn 50%.
Tại Thái Lan: Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của bệnh nhân AIDS tại Thái Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Chính phủ đã đàm phán với các công ty thuốc đa quốc gia để giảm giá thuốc kháng HIV; cho phép sản xuất thuốc kháng HIV dưới dạng tên gốc. Nhờ vậy, chi phí điều trị bệnh nhân AIDS chỉ khoảng 365 USD/bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc. Kể từ khi áp dụng công thức điều trị phối hợp 3 thuốc kháng HIV kèm theo điều trị NTCH bằng thuốc sản xuất trong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan dùng cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi phí.
Đến nay, một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua Niu Ghinê) đã xây dựng chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội.
2. Tại Việt Nam
2.1. Những kết quả đã đạt được:
a) Công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo và thực hiện hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS:
- Về tổ chức hệ thống công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS:
+ Tuyến trung ương: Tiểu ban Điều trị HIV/AIDS - Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia (trước đây là Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới) được thành lập từ năm 1995 trực thuộc Ban phòng, chống HIV/AIDS (nay là Ban điều hành dự án phòng, chống HIV/AIDS quốc gia). Đến năm 2005, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 về việc thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (Cục PC HIV/AIDS VN). Bên cạnh đó, để bảo đảm tính kịp thời trong chỉ đạo chuyên môn, điều phối thuốc kháng HIV, Bộ Y tế đã quyết định thành lập ba trung tâm chăm sóc và điều trị HIV/AIDS là Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
+ ở tuyến tỉnh: Tiểu ban Điều trị được thành lập trên cơ sở khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh trực thuộc Ban phòng, chống HIV/AIDS hoặc Văn phòng thường trực phòng, chống HIV/AIDS của tất cả 64 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ ở tuyến huyện: Bệnh viện huyện là đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện công tác điều trị HIV/AIDS.
+ ở tuyến xã: Trạm Y tế xã là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc chăm só, hỗ trợ điều trị bệnh nhân AIDS tại cộng đồng.
- Về quản lý, chỉ đạo:
+ Bên cạnh các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hướng dẫn công tác phòng chống HIV/AIDS, Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 17/3/2004 với 9 chương trình hành động bao gồm các chương trình về Thông tin giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi; Can thiệp giảm tác hại; An toàn truyền máu; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Tăng cường các dịch vụ quản lý điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Giám sát, đánh giá chương trình; Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; Nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế trong đó Chương trình chăm sóc , hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là một trong các chương trình hành động quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược;
+ Ngày 07/3/2005 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV và Quyết định số 2051/2006/QĐ-BYT ngày 9/6/2006 về Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV.
b) Các hoạt động chuyên môn:
- Tập huấn, đào tạo: Về cơ bản đã tổ chức tập huấn về điều trị HIV/AIDS cho tất cả các bác sỹ chuyên điều trị HIV/AIDS;
- Hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng đã được khởi động từ năm 1996 với chương trình Quản lý, Chăm sóc, Tư vấn tại 3 tỉnh, thành phố tới nay đã được thực hiện trên khắp cả nước;
- Đã thiết lập hệ thống các phòng khám ngoại trú, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), gắn tư vấn xét nghiệm HIV với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) tại 40 tỉnh. Bên cạnh đó, để người nhiễm HIV có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ và điều trị, với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu về HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai mô hình chăm sóc hỗ trợ điều trị tại 100 huyện thuộc 20 tỉnh trong đó đã có 60 phòng khám ngoại trú tuyến huyện triển khai điều trị AIDS bằng thuốc kháng HIV.
- Về tiếp cận thuốc kháng HIV: Năm 2002, Chương trình phòng chống HIV/AIDS dành 5% ngân sách dự án để mua thuốc điều trị, tỷ lệ này tăng lên 7% vào năm 2003 và 13% năm 2004 và năm 2005 khoảng 15% (năm 2005 kinh phí mua trang thiết bị, thuốc sinh phẩm cấp cho các địa phương và các viện, bệnh viện, y tế ngành là 12,45 tỷ đồng). Cùng với sự hỗ trợ của các dự án điều trị như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu, Quỹ Clinton, dự án ESTHER, AXIOS và thuốc của quốc gia, hiện nay có 7000 bệnh nhân (chiếm khoảng 30% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị) đã tiếp cận được thuốc kháng HIV.
Cả nước có 7 doanh nghiệp đã được cấp số đăng ký sản xuất thuốc kháng HIV(2 đạt WHO-GMP, 5 đạt ASEAN-GMP). Các doanh nghiệp này có thể sản xuất được các thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam hoặc có thể sản xuất theo phương thức nhượng quyền, gia công cho các công ty nắm giữ bản quyền phát minh, sáng chế.
Hiện tại thuốc sản xuất trong nước có thể đáp ứng được liệu pháp điều trị kết hợp thuốc (phác đồ điều trị bậc 1 và một phần phác đồ điều trị bậc 2), với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các doanh nghiệp có uy tín của ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc cho phép sản xuất thuốc kháng HIV trong nước tạo môi trường cạnh tranh, chủ động nguồn thuốc từ đó hạ giá thuốc cùng loại của các hãng nước ngoài, tiết kiệm được ngoại tệ.
- Chương trình phòng, chống HIV/AIDS hàng năm đã cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
2.2. Những khó khăn, yếu kém:
a) Về tổ chức hoạt động:
- Năng lực của hệ thống y tế trong công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS còn nhiều hạn chế:
+ Hệ thống chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đang trong quá trình thành lập nên các hoạt động còn hạn chế, một số nơi chưa đủ điều kiện để sẵn sàng cung cấp thuốc điều trị kháng HIV cho người nhiễm HIV.
+ Hệ thống chuyển tuyến, sự phối hợp chuyển tiếp còn hạn chế: Do hệ thống thu dung điều trị bệnh nhân AIDS, phân tuyến hoạt động cũng như cơ chế phối hợp giữa các dịch vụ sức khoẻ như lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cơ sở sản khoa chưa rõ ràng, nhiều nơi còn gặp lúng túng về vấn đề này dẫn đến người nhiễm HIV không nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ, kịp thời.
+ Các cơ sở y tế tuyến trung ương bị quá tải do ngoài việc điều trị cho các bệnh nhân AIDS trên địa bàn còn phải tiếp nhận các bệnh nhân từ các địa phương chuyển về dẫn đến việc bảo đảm theo dõi lâu dài, đặc biệt là bảo đảm tuân thủ điều trị kháng HIV còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Trong thời gian qua, công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS mới chỉ tập trung cho ngành y tế mà chưa có điều kiện mở rộng đến các ban, ngành khác cũng như các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại gia đình và cộng đồng.
b) Về chuyên môn kỹ thuật:
- Hệ thống theo dõi, báo cáo và đánh giá các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS còn yếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị cho người nhiễm HIV.
- Các chương trình do các nguồn tài trợ khác nhau sử dụng các bộ chỉ số, biểu mẫu theo dõi và báo cáo khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, điều phối các hoạt động từ trung ương và tạo gánh nặng cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.
- Hiện nay, các chỉ số của hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thuộc bộ chỉ số chung của chương trình theo dõi và đánh giá quốc gia đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
c) Về chính sách và chế độ:
- Chế độ chính sách cho cán bộ trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS còn chưa phù hợp với thực tiễn.
- Đa số người nhiễm HIV là người nghèo, một số không có nơi nương tựa. Mặc dù chế độ về bảo hiểm y tế đã được đưa vào Luật nhưng chưa có văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể nên khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ bảo hiểm y tế nhiễm HIV còn rất thấp ngoại trừ một số cơ sở y tế có các dự án tài trợ.
d) Về nguồn lực:
- Cán bộ làm công tác điều trị HIV/AIDS thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ tham gia công tác chăm sóc điều trị đều là cán bộ kiêm nhiệm, đặc biệt là ở tuyến huyện và tuyến xã.
- Kinh phí chương trình quốc gia hàng năm dành cho chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS còn hạn hẹp. Năm 2005, kinh phí dành cho việc này chiếm 25% ngân sách chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia, đáp ứng được khoảng 1/3 số bệnh nhân cần dùng thuốc. Thiếu thuốc kháng HIV để điều trị cho bệnh nhi và phòng lây truyền mẹ con là vấn đề đáng lo ngại. Tỷ lệ tiếp cận thuốc kháng HIV ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Trên cơ sở pháp lý và các phân tích về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam, nhu cầu tiếp cận với chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS cho thấy việc xây dựng chương trình hành động về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là hết sức cần thiết.
Phần II
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC,
HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV ĐẾN NĂM 2010
I. Mục tiêu chung
Mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
II. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
1. Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế được tiếp cận với thuốc kháng HIV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV, trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
2. Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS.
3. 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV.
4. Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.
5. Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
III. Nguyên tắc triển khai
1. Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS cho người nhiễm HIV là quá trình chăm sóc lâu dài, liên tục.
2. Xã hội hóa hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thông qua việc phối hợp với các chương trình, dịch vụ sức khoẻ khác và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng, gia đình và bản thân người nhiễm HIV.
3. Phân tuyến các hoạt động về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng HIV với tuyến huyện là tuyến chủ yếu; gia đình và cộng đồng là nền tảng cho chăm sóc và hỗ trợ tại tuyến xã, phường.
4. Chống phân biệt đối xử, tạo môi trường thuận lợi và có chính sách ưu tiên trong chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS cho người nhiễm HIV.
5. Thực hiện các cam kết quốc tế, tranh thủ nguồn tài lực và tri thức, kinh nghiệm của quốc tế trong công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV.
IV. các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về xã hội
1.1. Tăng cường sự ủng hộ, tham gia chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các Bộ, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
1.2. Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là bản thân người nhiễm HIV và gia đình họ tham gia vào hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
1.3. Tăng cường các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử trong các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
1.4. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
2. Giải pháp về kỹ thuật
2.1. Xây dựng và củng cố mạng lưới chăm sóc, điều trị HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương;
2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, các quy trình kỹ thuật và cơ chế chuyển tiếp, chuyển tuyến phục vụ cho công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên phạm vi cả nước;
2.3. Cung ứng trang thiết bị cơ bản, sinh phẩm và thuốc kháng HIV và thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội phục vụ chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS cho các cơ sở có điều trị HIV/AIDS;
2.4. Phối hợp, lồng ghép chặt chẽ với các chương trình trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và với các chương trình y tế khác nhất là hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và lao trong các cơ sở chữa bệnh của các Bộ, ngành; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa hệ thống y tế nhà nước và tư nhân trong hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;
2.5. Tăng cường hoạt động giám sát và quản lý, đánh giá hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;
2.6. Triển khai các nghiên cứu khoa học phục vụ cho chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và tăng cường nguồn lực
3.1. Đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại các tuyến;
3.2. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật của tuyến trên cho tuyến dưới trong công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
3.3. Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, báo cáo và quản lý chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
3.5. Huy động nguồn lực trong nước từ các chương trình y tế ở trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức NGOs để đảm bảo nguồn lực cho chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
V. Nội dung hoạt động
1. Mục tiêu 1: Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được tiếp cận với thuốc kháng HIV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV, trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
1.1. Chỉ tiêu đến năm 2010:
a) 70% người lớn nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
b) Trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV;
c) 100% trẻ em nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
1.2. Hoạt động:
a) Xây dựng và củng cố mạng lưới chăm sóc, điều trị HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương:
- Tuyến trung ương và khu vực:
+ Nâng cấp và mở rộng khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân AIDS: Bảo đảm mỗi trung tâm điều trị HIV/AIDS quốc gia có đủ giường bệnh dành riêng cho điều trị bệnh nhân AIDS;
+ Tiếp tục thiết lập các khu điều trị HIV/AIDS vệ tinh tại các bệnh viện khu vực.
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh):
+ Đẩy nhanh tiến độ thành lập các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trong đó có việc thành lập khoa tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;
+ Củng cố, xây dựng hệ thống phòng khám ngoại trú tại tuyến tỉnh bảo đảm đủ năng lực quản lý bệnh nhân ngoại trú và hỗ trợ cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS ở tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện);
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng đủ để mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh có một khoa hoặc một đơn nguyên điều trị HIV/AIDS với số giường bệnh thích hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tuyến quận, huyện:
+ Thành lập đơn nguyên điều trị với số giường bệnh thích hợp tại bệnh viện huyện để tiếp nhận điều trị bệnh nhân AIDS nội trú;
+ Tuỳ theo số lượng người nhiễm HIV trên địa bàn, thành lập phòng khám ngoại trú HIV/AIDS trên cơ sở phòng khám của Bệnh viện huyện;
+ Mỗi quận, huyện thành lập một câu lạc bộ người nhiễm HIV do phòng khám ngoại trú tổ chức và quản lý để triển khai các hoạt động hỗ trợ tâm lý, chăm sóc tại nhà và hỗ trợ tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV.
- Tuyến xã, phường:
+ Giới thiệu người nhiễm HIV, nghi ngờ nhiễm HIV đến cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại tuyến quận, huyện để được tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và được quản lý sức khoẻ lâu dài;
+ Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tại nhà, điều trị triệu chứng, giảm đau và chuyển tuyến trên khi nghi ngờ bệnh nhân mắc NTCH, các triệu chứng và tác dụng phụ. Hỗ trợ tuân thủ điều trị cho bệnh nhân đang điều trị dự phòng cotrimoxazole, điều trị thuốc kháng HIV.
b) Phối hợp và lồng ghép với các tổ chức và chương trình, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác
- Phối hợp chương trình Lao và HIV/AIDS:
+ Xây dựng quy trình thống nhất trong việc chuyển tiếp bệnh nhân giữa Chương trình HIV/AIDS quốc gia và Chương trình lao quốc gia. Những bệnh nhân mắc lao nghi ngờ nhiễm HIV được chuyển sang chương trình HIV/AIDS để được tư vấn, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ khi cần thiết; ngược lại, những bệnh nhân AIDS mắc lao, nghi ngờ lao được chuyển sang chương trình lao khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.
- Phối hợp với chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
+ Quy định cụ thể cơ chế chuyển tuyến để các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được theo dõi, điều trị chăm sóc sau khi sinh;
+ Lồng ghép chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS vào mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ và điều trị hiện nay. Mở rộng hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại tuyến huyện. Tăng cường phối hợp với các trung tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi để chuyển gửi trẻ em bị nhiễm HIV bị bỏ rơi đến các cơ sở này.
- Phối hợp với Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS:
+ Lồng ghép các hoạt động điều trị HIV/AIDS với điều trị bằng thuốc thay thế cho người nghiện chích ma tuý;
+ Triển khai thực hiện lồng ghép giữa các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với các dịch vụ dự phòng khác liên quan đến chăm sóc, hỗ trợ và điều trị;
- Phối hợp với các cơ sở Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ-TB-XH và các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an:
+ Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Công an và Bộ Y tế xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp trong chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV từ trung ương, tỉnh, thành phố đến cơ sở;
+ Xây dựng, thực hiện gói dịch vụ toàn diện bao gồm dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, dinh dưỡng và điều trị cho người nhiễm HIV trong các trung tâm, trường, trại:
Xây dựng và thực hiện quy trình thống nhất để chuyển tiếp người nhiễm HIV từ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng tới các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV tại cộng đồng và ngược lại, người nhiễm HIV đang được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại cộng đồng (bao gồm điều trị kháng HIV) khi phải vào các trung tâm này vẫn tiếp tục nhận được dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị để đảm bảo quá trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị liên tục;
Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở y tế địa phương với trường, trại trên địa bàn trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời các NTCH, điều trị thuốc kháng HIV;
Thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm việc trong các trung tâm, trường, trại về các kỹ năng tư vấn, giáo dục, chăm sóc, điều trị các bệnh NTCH, điều trị thuốc kháng HIV, tuân thủ điều trị, dự phòng phổ cập;
Thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ đồng đẳng viên trong các trung tâm, trường, trại trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV.
- Phối hợp giữa hệ thống y tế nhà nước và tư nhân trong hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS:
+ Bộ Y tế và y tế các bộ ngành (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ LĐ-TB-XH v.v...) phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
+ Xây dựng quy chế hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở y dược tư nhân triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS. Tổ chức các khoá đào tạo trang bị kiến thức về công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS cho các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.
2. Mục tiêu 2: Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị.
2.1. Chỉ tiêu đến năm 2010:
a) 03 trung tâm điều trị tuyến trung ương được trang bị máy CD4, máy theo dõi kháng thuốc kháng HIV.
b) 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS tuyến tỉnh được trang bị máy đếm tế bào CD4.
c) 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được trang bị máy xét nghiệm huyết học và sinh hoá.
d) 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được trang bị đủ hoá chất xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS.
e) 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ thuốc kháng HIV và thuốc điều trị NTCH.
2.2. Hoạt động:
a) Cung cấp thiết bị, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS
- Cung cấp trang thiết bị:
+ Tuyến trung ương: Nâng cấp các phòng xét nghiệm của các trung tâm điều trị quốc gia để có thể đủ khả năng chẩn đoán các trường hợp NTCH phức tạp; đồng thời đủ điều kiện phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo: Trang bị máy đếm tế bào CD4, máy đo số lượng vi rút trong máu, thiết bị phát hiện kháng thuốc và các thiết bị nghiên cứu, điều trị HIV/AIDS khác cho 3 trung tâm điều trị HIV/AIDS quốc gia;
+ Tuyến tỉnh: Cung cấp máy đếm tế bào CD4 và các thiết bị cơ bản khác hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân nặng, theo dõi tác dụng phụ do điều trị thuốc kháng HIV cho cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị HIV/AIDS của tỉnh;
+ Tuyến huyện: Cung cấp trang thiết bị tối thiểu để có thể chẩn đoán được các NTCH thông thường và theo dõi điều trị nếu cơ sở y tế tuyến huyện chưa có: Máy chụp XQ, kính hiển vi, máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm sinh hoá v.v…
- Cung cấp đủ sinh phẩm chẩn đoán HIV phù hợp với từng tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
b) Cung ứng đủ thuốc thiết yếu, thiết bị dự phòng phổ cập và vật tư tiêu hao phục vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV phù hợp với từng tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
3. Mục tiêu 3: 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV.
3.1. Chỉ tiêu đến năm 2010:
a) 70% số huyện có cơ sở điều trị ngoại trú gắn liền với hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV;
b) 100% cơ sở chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV hoạt động thường xuyên và hiệu quả.
3.2. Hoạt động:
a) Khuyến khích xây dựng các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng như: Trung tâm chăm sóc bệnh nhân AIDS cuối đời, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, trung tâm chăm sóc trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi, trẻ mồ côi do HIV/AIDS không nơi nương tựa, các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV do các tổ chức tôn giáo, các tổ chức từ thiện thực hiện;
b) Khuyến khích hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi vì HIV/AIDS: Phối hợp với Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em, ngành LĐ-TB-XH, ngành giáo dục để tạo điều kiện cho các em được đi học như những trẻ bình thường;
c) Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc tạo các quỹ phúc lợi, tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, cho vay vốn v.v... cho người nhiễm HIV và gia đình của họ;
d) Vận động và khuyến khích người nhiễm HIV và gia đình của họ tham gia nhóm đồng đẳng, các câu lạc bộ sinh hoạt cho người nhiễm HIV và gia đình; tham gia hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị, dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác.
4. Mục tiêu 4: Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân AIDS.
4.1. Chỉ tiêu đến năm 2010:
a) Trung tâm quốc gia về thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc được thành lập;
b) 50% số lượng thuốc kháng HIV dùng trong chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS được sản xuất trong nước;
c) Hệ thống quản lý, phân phối và điều phối thuốc kháng HIV được thành lập.
4.2. Hoạt động:
a) Thành lập 03 Trung tâm quốc gia về thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc kháng HIV tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 đáp ứng các yêu cầu của WHO;
b) Tăng cường tính sẵn có và khả năng tiếp cận với các thuốc kháng HIV:
- Đàm phán giảm giá thuốc:
+ Đề xuất với Chính phủ đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU) để EU xếp Việt Nam vào danh sách các nước đang phát triển được ưu tiên mua thuốc chữa những bệnh hiểm nghèo từ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế;
+ Hình thành nhóm công tác liên ngành do ngành y tế làm trưởng nhóm để chủ động tham gia các diễn đàn đàm phán giảm giá thuốc của quốc tế và khu vực và trao đổi, thương lượng với các công ty có bản quyền về việc giảm giá bán thuốc kháng HIV tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ, nhượng quyền để các công ty Việt Nam đủ năng lực được sản xuất thuốc kháng HIV tại Việt Nam.
- Tăng cường tiếp cận thuốc kháng HIV:
+ Làm việc với các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm và có độ tin cậy cao để tìm kiếm nguồn nhập khẩu thuốc; đồng thời rà soát các tổ chức, doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện nhập khẩu thuốc;
+ Ban hành các quy định phù hợp nhằm tạo điều kiện cho đăng ký thuốc gốc, nhập khẩu thuốc gốc;
+ Rà soát các quy định của luật pháp quốc tế để xây dựng cơ chế nhập khẩu cưỡng chế và nhập khẩu song song, cấp phép nhập khẩu thuốc trong trường hợp khẩn cấp;
+ Đàm phán với các công ty dược phẩm giữ bản quyền thuốc kháng HIV để nhượng lại bản quyền sản xuất cho các công ty dược phẩm trong nước hoặc thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc kháng HIV tại Việt Nam;
+ Tăng cường đầu tư cho các công ty dược phẩm trong nước để có thể sản xuất thuốc kháng HIV trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;
+ Đề xuất với Chính phủ hàng năm dành một khoản ngân sách cho chương trình tiếp cận thuốc để tạo sự ổn định trong việc mua thuốc dành điều trị cho người nhiễm HIV;
+ Rà soát, lựa chọn để đưa các thuốc điều trị HIV/AIDS và thuốc điều trị NTCH do WHO khuyến cáo vào danh mục thuốc thiết yếu phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
c) Xây dựng hệ thống quản lý, phân phối và điều phối thuốc kháng HIV và trang thiết bị phục vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS thống nhất:
+ Bộ Y tế điều phối và quản lý thuốc kháng HIV thông qua việc xây dựng các kế hoạch quốc gia, các hướng dẫn mua sắm và phân phối thuốc kháng HIV;
+ Tăng cường năng lực về dự báo, lập kế hoạch phân bổ thuốc cho các đơn vị điều trị tại các tuyến;
+ Xây dựng các quy trình hướng dẫn quốc gia về chế độ kho dự trữ, lưu trữ thuốc; các tiêu chuẩn cho các tổ chức về lưu trữ và phân phối thuốc, dược phẩm bao gồm việc theo dõi, giám sát điều kiện lưu trữ và chất lượng sản phẩm;
+ Thiết lập hệ thống phân phối đến cơ sở điều trị, bảo đảm ngân sách cho hoạt động phân bổ thuốc;
+ Xây dựng các quy trình thu thập mẫu và kiểm tra chất lượng các thuốc đã phân phối; phối hợp với Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương xây dựng các quy trình thu thập mẫu và kiểm tra chất lượng các thuốc đã phân phối.
+ áp dụng tiêu chuẩn Thực hành cấp phát thuốc tốt tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS để bảo đảm và khuyến khích bệnh nhân sử dụng thuốc đúng và tuân thủ điều trị;
+ Phối hợp với chương trình giám sát HIV/AIDS xây dựng hệ thống báo cáo, giám sát và đánh giá các chỉ số thực hiện chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; đánh giá chất lượng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán HIV; đánh giá việc sử dụng thuốc của bệnh nhân và đối chiếu với số lượng thuốc kháng HIV thực tế đã cấp.
d) Phối hợp với Chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị:
+ Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể v.v… để tuyên truyền, giáo dục về tác dụng của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV và làm thế nào để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất;
+ Thông qua hệ thống điều trị, chăm sóc, tư vấn, thầy thuốc và bằng nhiều hình thức khác nhau để thông tin, hướng dẫn cho bệnh nhân cách dùng thuốc đúng, cách tự theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị bằng thuốc v.v…;
+ Thông tin, tuyên truyền cho các đối tượng liên quan (đặc biệt là thầy thuốc, bệnh nhân, người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân) biết cách theo dõi, phản ánh, báo cáo các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng HIV v.v…
5. Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
5.1. Chỉ tiêu đến năm 2010:
a) 100% cán bộ y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS ở tất cả các tuyến được tập huấn, đào tạo;
b) 100% cơ sở y tế có hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS được cung cấp tài liệu và hướng dẫn về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;
c) 90% cơ sở y tế có hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS có báo cáo đúng, kịp thời.
5.2. Hoạt động:
a) Xây dựng, sửa đổi, ban hành các hướng dẫn, quy trình và các quy định về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV:
- Xây dựng và ban hành hướng dẫn về tư vấn, xét nghiệm HIV;
- Xây dựng và ban hành các quy trình chuyển tuyến, chuyển tiếp giữa các cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị với các dịch vụ sức khoẻ khác trong cùng cấp hay các cơ sở chăm sóc xã hội;
- Xây dựng và ban hành hướng dẫn chăm sóc tại nhà;
- Xây dựng hướng dẫn thực hiện dự phòng phổ cập phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở y tế;
- Xây dựng qui chế về việc kê đơn điều trị kháng HIV để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh kháng thuốc;
- Xây dựng và điều chỉnh các chế độ chính sách đối với cán bộ y tế chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV;
b) Hoạt động đào tạo, đào tạo lại về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS
- Xây dựng nhóm kỹ thuật cấp quốc gia;
- Xây dựng, cập nhật, sửa đổi các tài liệu đào tạo, đào tạo lại liên quan đến chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
- Xây dựng tài liệu và công cụ đào tạo quốc gia:
+ Xây dựng gói đào tạo chuẩn quốc gia đáp ứng việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trên toàn quốc, đảm bảo thực hiện các hướng dẫn, quy trình chuẩn quốc gia;
+ Xây dựng tài liệu đào tạo cơ sở cho các trường y dược, điều dưỡng và kỹ thuật viên xét nghiệm;
- Thực hiện hoạt động đào tạo:
+ Tổ chức các khoá đào tạo giảng viên;
+ Tổ chức các khoá đào tạo tại tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương cho các cán bộ tham gia vào chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị;
+ Theo dõi và đánh giá các hoạt động đào tạo;
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế về lĩnh vực chăm sóc và điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam. Phối hợp với các trường đại học, các bệnh viện chuyên khoa điều trị HIV/AIDS của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
VI. Bảng kế hoạch hoạt động
Chỉ tiêu
| Chỉ số đánh giá | Hoạt động can thiệp | Thời gian thực hiện
|
Mục tiêu 1: Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế được tiếp cận với thuốc kháng HIV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV, trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
| |||
Đến năm 2010: 1. 70% người lớn nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
2. Trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
3. 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
|
% người lớn nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV
% bệnh nhân lao nhiễm HIV được điều trị với thuốc kháng HIV
% trẻ nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV.
|
a) 1. Xây dựng và củng cố mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương b) Tuyến trung ương và khu vực c) Tuyến tỉnh, thành phố d) Tuyến quận, huyện Tuyến xã, phường
a) 2. Phối hợp và lồng ghép với các tổ chức và chương trình, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác b) Phối hợp chương trình Lao và HIV/AIDS c) Phối hợp với chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. d) Phối hợp với Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS d)e) Phối hợp với các cơ sở Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ-TB-XH và các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an. d)f) |
Thường xuyên
Thường xuyên
|
Mục tiêu 2: Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các phương tiện cơ bản để chẩn đoán, điều trị.
| |||
Đến năm 2010: 1. 03 trung tâm điều trị tuyến trung ương được trang bị máy CD4, máy theo dõi kháng thuốc kháng HIV.
2. 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS tuyến tỉnh được trang bị máy đếm tế bào CD4.
3. 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được trang bị máy xét nghiệm huyết học và sinh hoá.
4. 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được trang bị đủ hoá chất xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS.
5. 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ thuốc kháng HIV và thuốc điều trị NTCH.
|
Số máy đếm tế bào CD4 cấp cho các đơn vị tham gia chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
% số cơ sở điều trị HIV/AIDS có máy xét nghiệm huyết học và sinh hoá hoạt động hiệu quả % số cơ sở điều trị HIV/AIDS được cung cấp đủ hoá chất xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS
% cơ sở điều trị HIV/AIDS cỏ đủ thuốc kháng HIV và thuốc điều trị NTCH
|
1. Cung cấp thiết bị, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS
2. Cung ứng thuốc thiết yếu, trang bị dự phòng phổ cập và vật tư tiêu hao phục vụ Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV
|
Hàng năm, bổ sung kịp thời theo yêu cầu
Hàng năm, bổ sung kịp thời theo yêu cầu
|
Mục tiêu 3: 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV.
| |||
Đến năm 2010: 1. 70% số huyện có cơ sở điều trị ngoại trú gắn liền với hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV.
2. 100% cơ sở chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV hoạt động thường xuyên và hiệu quả.
|
% số huyện có cơ sở điều trị ngoại trú gắn liền với hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV
% số cơ sở chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV hoạt động
|
1. Xây dựng các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng.
2. Phối hợp với Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em, ngành LĐ-TB-XH, ngành giáo dục có kế hoạch chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi vì HIV/AIDS.
3. Huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tạo quỹ phúc lợi, công ăn việc làm, đào tạo nghề v.v... cho người nhiễm HIV và gia đình họ.
4. Vận động người nhiễm và gia đình tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị.
|
Hàng năm
Thường xuyên
Thường xuyên
Thường xuyên
|
Mục tiêu 4: Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân AIDS | |||
Đến năm 2010: 1. Trung tâm thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc được thành lập.
2. 50% số lượng thuốc kháng HIV dùng trong chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS được sản xuất trong nước. 3. Hệ thống quản lý, phân phối và điều phối thuốc kháng HIV được thành lập
|
Số trung tâm thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc được thành lập.
% số lượng thuốc kháng HIV dùng trong chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị sản xuất trong nước Phần mềm lập kế hoạch thuốc, quản lý và điều phối thuốc được sử dụng hiệu quả
|
1. Thành lập trung tâm thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc
2. Tăng cường tính sẵn có và khả năng tiếp cận với các thuốc kháng HIV
3. Xây dựng hệ thống quản lý, phân phối và điều phối thuốc kháng HIV thống nhất
4. Phối hợp với Chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
|
Từ năm 2008
Hàng năm
Thường xuyên
Hàng năm
|
Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
| |||
Đến năm 2010: 1. 100% cán bộ y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS ở tất cả các tuyến được tập huấn, đào tạo.
2. 100% cơ sở y tế có hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS được cung cấp tài liệu và hướng dẫn về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
3. 90% cơ sở y tế có hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS có báo cáo đúng, kịp thời.
|
% cán bộ y tế tham gia chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS được tập huấn, đào tạo
% số cơ sở y tế hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị có tài liệu và hướng dẫn về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS
% cơ sở y tế có báo cáo về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị đúng, kịp thời
|
1. Xây dựng, sửa đổi, ban hành các hướng dẫn, quy trình và các quy định về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.
2. Hoạt động đào tạo, đào tạo lại a) Xây dựng nhóm kỹ thuật cấp quốc gia
b) Xây dựng tài liệu và công cụ đào tạo
c) Thực hiện hoạt động đào tạo
|
2007
2007
Hàng năm
Hàng năm
|
Phần III
THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
-Mục tiêu của theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là:
-- Theo dõi tiến độ thực hiện của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
-- Xác định những điểm yếu của cơ sở dịch vụ;
-- Hỗ trợ cho công tác quản lý lâm sàng đối với bệnh nhân;
-- Cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nguồn cung ứng thuốc;
- Hỗ trợ lập kế hoạch, dự báo, phân bổ và quản lý các nguồn lực.
I. Một số vấn đề thường qui
1. Lồng ghép công tác theo dõi và đánh giá chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV vào hệ thống theo dõi và đánh giá chung của chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia, bao gồm các đơn vị theo dõi và đánh giá từ trung ương đến tỉnh, huyện.
2. Xây dựng các chỉ số để theo dõi, đánh giá chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV thống nhất trong toàn quốc.
3. Xây dựng các biểu mẫu báo cáo hoạt động của chương trình (báo cáo tháng, quý, năm). Xây dựng quy chế giám sát cho từng tuyến.
4. Tập huấn cho các cán bộ làm công tác theo dõi, giám sát chương trình về cách sử dụng các chỉ số, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu.
5. Tiến hành các hoạt động theo dõi, đánh giá hoạt động chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV:
5.1. Thông qua hoạt động của các cán bộ theo dõi, đánh giá chương trình.
5.2. Các báo cáo tháng, quý, năm.
5.3. Các đợt điều tra đánh giá hàng năm.
5.4. Các nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu tác nghiệp.
II. các chỉ số đánh giá chương trình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS
STT
| Chỉ số
| Cách tính
| Cấp báo cáo
| Thời gian báo cáo
|
1.
| Tỷ lệ phần trăm các quận, huyện có ít nhất 1 cơ sở y tế công cung cấp ART (thuộc Bộ Y tế)
| Số huyện có cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế cung cấp dịch vụ ART Tổng số huyện
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng năm
|
2.
| Tỷ lệ phần trăm số huyện cung cấp gói dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS hoàn chỉnh theo chuẩn quốc gia
| Số huyện có cơ sở y tế nhà nước cung cấp gói dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS chuẩn quốc gia Tổng số huyện
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng năm
|
3.
| Số cơ sở y tế các Bộ, ngành (không thuộc Bộ Y tế) cung cấp dịch vụ ART
| Số cơ sở y tế các Bộ, ngành (ngoài y tế) cung cấp dịch vụ ART Tổng số cơ sở y tế (thuộc Bộ Quốc phòng, Công an, LĐ-TB-XH v.v...)
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng năm
|
4.
| Tỷ lệ phần trăm người nhiễm HIV tiến triển được điều trị bằng liệu pháp ART
| Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân AIDS nhận điều trị phối hợp thuốc kháng HIV Tổng số bệnh nhân AIDS
| Trung ương
| Hàng năm
|
5.
| Số trường hợp tiếp tục điều trị phác đồ bậc 1 tại thời điểm 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
|
Số trường hợp tiếp tục điều trị phác đồ bậc 1 tại thời điểm 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
| |
Số trường hợp tiếp tục điều trị phác đồ bậc 1 tại thời điểm 24 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
| |
6.
| Tỷ lệ sống tại thời điểm 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
|
Tỷ lệ sống tại thời điểm 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
| |
Tỷ lệ sống tại thời điểm 24 tháng sau khi bắt đầu điều trị
|
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng tháng
| |
7.
| Số người nhiễm HIV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV được sàng lọc lao
| Số người nhiễm HIV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS được sàng lọc lao Tổng số người nhiễm HIV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS
| Trung ương/ Tỉnh
| Hàng năm
|
Phần IV
NHU CẦU NGÂN SÁCH
Định mức chi phí thực hiện được tính theo định mức cơ bản, theo thời giá các hoạt động được ước tính chủ yếu dựa theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
Ngoài ra, định mức chi cũng thực hiện theo tình hình nhu cầu thực tế, áp dụng từ một số dự án hợp tác quốc tế được xem là có hiệu quả, thuốc điều trị kháng HIV được tính theo giá thuốc tên gốc (thuốc ấn Độ hoặc do công ty liên doanh trong nước sản xuất) và theo giá do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
Nhu cầu ngân sách
Đơn vị tính : triệu đồng Mục tiêu hoạt động
| Nhu cầu ngân sách
| Tổng
| |||
2007
| 2008
| 2009
| 2010
| ||
Mục tiêu 1: Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được tiếp cận với thuốc kháng HIV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được tiếp cận với thuốc kháng HIV, trên 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV được tiếp cận với thuốc kháng HIV.
| 30.000
| 34.500
| 40.000
| 67.975
| 172.475
|
Mục tiêu 2: Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị.
| 162.925
| 180.000
| 210.000
| 242.000
| 794.925
|
Mục tiêu 3: 70% số huyện trong cả nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV.
| 8.265
| 8.500
| 9.775
| 10.200
| 36.740
|
Mục tiêu 4: Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị cho bệnh nhân AIDS
| 360.000
| 420.000
| 470.000
| 493.380
| 1.743.380
|
Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
| 8200
| 9.200
| 10.200
| 11.246
| 38.846
|
Tổng cộng
| 569.390
| 652.200
| 739.975
| 824.801
| 2.786.366
|
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Điều hành quản lý
Xây dựng mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV từ Trung ương đến địa phương.
1. Tuyến Trung ương
+ Thành lập ban chỉ đạo chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV Trung ương do lãnh đạo Cục PC HIV/AIDS VN làm trưởng ban, lãnh đạo Cục Quản lý Dược Việt Nam, Vụ Điều trị và Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia làm phó ban. Các thành viên bao gồm đại diện của các Vụ, Cục, Viện và tiểu ban liên quan: Cục PC HIV/AIDS VN, Vụ Điều trị, Vụ Pháp chế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương, Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, Viện Da liễu Quốc gia, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương, Hội LHPNVN v.v... Ban chỉ đạo chương trình có nhiệm vụ hướng dẫn lập kế hoạch, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cũng như triển khai các hoạt động theo dõi đánh giá chương trình.
+ Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, Sản khoa, Nhi khoa, Vi sinh, Truyền nhiễm , Da liễu v.v...
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ:
- Xây dựng các tài liệu tập huấn về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV cho cán bộ y tế các tuyến và cho hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS;
- Phối hợp xây dựng ban hành các tài liệu truyền thông về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS và quản lý sử dụng thuốc kháng HIV;
- Phối hợp với các Vụ, Cục, các Bộ, ngành liên quan xây dựng chế độ chính sách về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV;
- Phối hợp với chương trình theo dõi, giám sát HIV/AIDS của chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia xây dựng quy trình theo dõi, giám sát, đánh giá, các biểu mẫu báo cáo.
2. Tuyến tỉnh
+ Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV.
+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khai và theo dõi đánh giá hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh.
3. Tuyến huyện
Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan đến chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV tổ chức triển khai các hoạt động tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
4. Tuyến xã, phường
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, gia đình và bản thân người nhiễm HIV tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV trên địa bàn.
II. Lồng ghép hoạt động với các Bộ, ngành, đoàn thể
Trong quá trình triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV các hoạt động sẽ được phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan như: Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Hội LHPNVN, Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em., v.v vì vấn đề chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của các Bộ, ngành trên.
Trong các hoạt động của chương trình, bên cạnh các hoạt động về y tế luôn có các hoạt động tại cộng đồng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đồng thời tăng cường sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng đối với các hoạt động của chương trình.
Cụ thể là:
Tại trung ương: đại diện của các bộ, ngành, đoàn thể như: Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Hội LHPNVN v.v... sẽ tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách, các văn bản pháp quy về chế độ chính sách, các tài liệu tập huấn, truyền thông, các điều tra nghiên cứu và theo dõi giám sát hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV.
Tại địa phương: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan điều phối các hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV của ngành y tế với hoạt động của các ban, ngành và các tổ chức đoàn thể khác trong địa phương.
Phụ lục1. Danh mục các trang thiết bị thiết yếu của phòng khám ngoại trú
TT
| Thiết bị vật dụng
| Số lượng |
1
| Điện thoại cố định
| 1 chiếc
|
2
| Máy ảnh
| 1 chiếc
|
3
| Ghế chờ cho bệnh nhân hoặc người nhà
| 10 chiếc
|
4
| Giá đựng các loại tờ rơi, sách nhỏ
| 2 chiếc
|
5 | Giường khám bệnh
| 1 chiếc
|
6
| Bàn ghế ngồi | 2 bộ
|
7
| Tủ đựng thuốc có khóa
| 1 chiếc
|
8
| Tủ đựng hồ sơ, bệnh án có khóa
| 1 chiếc
|
9
| Bảng phân công công việc
| 1 chiếc
|
10
| Bảng ghi chú/thông báo
| 1 chiếc
|
11
| Bình đựng nước sát khuẩn
| 1 chiếc
|
12
| Bàn lấy bệnh phẩm (tốt nhất là bàn Inox),
| 1 chiếc
|
13
| Hộp/thùng đựng rác thải y tế
| Số lượng theo nhu cầu
|
14
| Hộp/thùng đựng rác thải sinh hoạt
| 1 chiếc
|
15
| Lavabo rửa tay
| 1-2 bộ
|
16
| ống nghe
| 2 chiếc
|
17
| Máy đo huyết áp
| 2 bộ
|
18
| Nhiệt kế
| 2 chiếc
|
19
| Bộ khám TMH
| 1-2 bộ
|
20
| Cân
| 1 chiếc
|
21
| Búa phản xạ
| 1 chiếc
|
22
| Găng tay
| Số lượng theo nhu cầu
|
23
| Khẩu trang (phẫu thuật và N95)
| Số lượng theo nhu cầu
|
24
| Kính bảo hộ
| 2 chiếc
|
25
| áo choàng
| Số lượng theo nhu cầu
|
26
| Xà phòng/nước sát khuẩn rửa tay
| Số lượng theo nhu cầu
|
27
| Khăn giấy lau tay dùng một lần
| Số lượng theo nhu cầu
|
28
| ống đựng máu
| Số lượng theo nhu cầu
|
29
| Khay đựng dụng cụ
| Số lượng theo nhu cầu
|
30
| Giá đựng bệnh phẩm
| Số lượng theo nhu cầu
|
31
| Bơm kim tiêm
| Số lượng theo nhu cầu
|
32
| Bông, gạc, cồn
| Số lượng theo nhu cầu
|
33
| Lịch làm hẹn tái khám cho bệnh nhân
| 1 cuốn (có đủ chỗ để ghi tên/mã số bệnh nhân và ngày hẹn)
|
Trang thiết bị cho phòng tư vấn
1
| Bàn ghế: một bàn và 4 ghế
| 1 bộ
|
2
| Ghế cho sinh hoạt nhóm
| 25 chiếc
|
3
| Ti vi, đầu video và kệ để ti vi
| 1 bộ
|
4
| ấm chén và ấm điện đun nước
| 1 bộ
|
5
| Nước tinh khiết
| 1 bộ
|
6
| Đồng hồ treo tường
| 1 cái
|
7
| Quạt thông gió và quạt cây
| Số lượng đủ dùng
|
8
| Bảng ghi chú
| 1 cái
|
9
| Giá đựng tài liệu truyền thông
| 1 cái
|
10
| Tủ đựng tài liệu có khóa
| 1 cái
|
11
| Thùng đựng rác thải thường và rác thải y tế
| đủ dùng
|
Phụ lục 2. Xét nghiệm và thuốc hỗ trợ
A. Xét nghiệm:
1. Xét nghiệm cơ bản (chỉ định cho lần khám đầu tiên):
·Đối với bệnh nhân điều tri nhiễm trùng cơ hội
·- Công thức máu (Xem cách tính số lượng tế bào lymphô toàn (LTP) phần bên dưới)
·- Xét nghiệm HIV và xét nghiệm khẳng định HIV (cho các đối tượng từ TVXNTN giới thiệu đến, bệnh nhân mới chỉ làm xét nghiệm sàng lọc kết quả (+), bệnh nhân lao tiến triển trong đối tượng có nguy cơ cao và bạn tình của bệnh nhân tại PKNT)
·- Chức năng gan
- X quang phổi
2. Xét nghiệm thường qui: chỉ định cho tái khám định kỳ 3 tháng, không có triệu chứng lâm sàng
Công thức máu
3. Xét nghiệm chẩn đoán khi có các dấu hiệu bệnh lý bất thường: chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng
2.1. Công thức máu toàn phần 3.2. Đường máu 4.3. Điện giải đồ 5.4. Urê máu 6.5. Creatinine máu 7.6. Men gan (AST, ALT huyết thanh) 8.7. X-Quang lồng ngực 9.8. Nhuộm gram bệnh phẩm đờm 10.9. Soi đờm tìm BK 11.10. Cấy đờm tìm VK khác không phải Lao Cấy máu
| 13.11. Cấy nước tiểu 14.12. Soi phân 15.13. Cấy phân 16.14. Soi cấy da 17.15. Chọc dò và sinh thiết hạch 18.16. CT sọ não 19.17. Xét nghiệm chẩn đoán giang mai (VDRL hoặc RPR) 20.18. Siêu âm 21.19. Tốc độ lắng máu Mantoux
|
Ngoài các xét nghiệm nêu trên nếu thấy cần bổ xung xét nghiệm để có thêm cơ sở chẩn đoán bác sĩ có thể hỏi ý kiến bệnh nhân để ghi phiếu xét nghiệm (phần này bệnh nhân phải tự thanh toán).
Cách tính số lượng tế bào lympho toàn phần (LTP):
LTP = Số lượng bạch cầu x tỷ lệ % lymphô bào
Ví dụ: SLBC = 2000, trong đó tỷ lệ % lymphô bào = 10% thì LTP = 2000 x 10% = 200
B. Các thuốc:
1. Thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội: Cotrimoxazole
2. Thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội: Cotrimoxazole, Acyclovir, Fluconazole, Itraconazole.
3. Thuốc khác: thuốc điều trị triệu chứng, kháng sinh, vitamin…
Phụ lục 3. Nhu cầu trang bị tối thiểu cho một phòng khám ngoại trú trong 5 năm
|
| USD
| VNĐ
|
1
| Trang thiết bị tiêu hao: ống nghe, máy đo huyết áp, cân, nhiệt độ, tủ đựng tài liệu, hồ sơ, ghế chờ cho bệnh nhân…)
| 1.000
| 15.960.000
|
2
| Trang thiết bị về sinh hóa, huyết học, vi sinh v.v…
|
|
|
| Tại tuyến tỉnh, thành phố: Lồng ghép với bệnh viện
|
|
|
| Tuyến quận, huyện: Cơ bản dựa vào trang thiết bị sẵn có, bổ xung thêm một số trang thiết bị khác nh tủ an toàn sinh học, máy ủ ấm, kính hiển vi điện tử, thuốc nhuộm v.v...
| 14.000
| 223.440.000
|
3
| Nhân sự (hợp đồng) 50 USD/người/tháng x 12 tháng x 5 năm
| 3.000
| 47.880.000
|
| Tổng cộng (1 + 2 + 3)
| 18.000
| 287.280.000
|
Phụ lục 4. ngân sách cần thiết xây dựng hệ thống phòng khám ngoại trú
| Số lượng PKNT
| Ngân sách xây dựng 1 PKNT 287.280.000 đồng
|
Cơ sở hạ tầng, nhân sự
|
|
|
Thành lập 7 PKNT tại các bệnh viện khu vực và vệ tinh
| 7
| 2.010.960.000
|
Thành lập 64 PKNT tại tuyến tỉnh, thành phố
| 64
| 18.385.920.000
|
Đến 2010, 70% số huyện sẽ có PKNT
| 377
| 108.304.560.000
|
Tổng cộng
| 448
| 128.701.440.000
|
Phụ lục 5. ngân sách cần thiết điều trị thuốc KHáNG HIV đến năm 2010
Năm
| Số bệnh nhân cần điều trị kháng HIV
| Bệnh nhân cần sử dụng phác đồ bậc 1
| Bệnh nhân cần sử dụng phác đồ bậc 2
| Nhu cầu ngân sách phác đồ bậc 1 (260USD/ người/năm)
| Nhu cầu ngân sách phác đồ bậc 2 (2678USD/ người/năm)
|
2006
| 42.480
| 41.418
| 1.062
| 10.768.680
| 2.844.036
|
2007
| 49.960
| 48.211
| 1.749
| 12.534.860
| 4.683.822
|
2008
| 57.640
| 55.046
| 2.594
| 14.311.960
| 6.946.732
|
2009
| 66.000
| 62.370
| 3.630
| 16.216.200
| 9.721.140
|
2010
| 72.970
| 68.227
| 4.743
| 17.739.020
| 12.701.754
|
Cộng
| 71.570.720
| 36.897.484
| |||
Tổng cộng (1 USD = 15.960 đồng)
| 108.468.204 USD (1.731.152.535.840 đồng)
|
Phụ lục 6. Căn cứ cho việc sản xuất thuốc trong nước
·1. Căn cứ pháp lý quốc tế:
·- Điều 25, Tuyên ngôn chung về Nhân quyền: "Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống đủ cho sức khoẻ và hạnh phúc của bản thân họ và gia đình, bao gồm thực phẩm, áo quần, nhà cửa và chăm sóc y tế cũng như các dịch vụ xã hội khác; và quyền được bảo vệ ngay cả trong tình trạng thất nghiệp, ốm đau, tàn tật...". Điều 12, Hiệp ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá: "... quyền của mọi người là được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể được về sức khoẻ tâm thần cũng như thể chất..." và yêu cầu Chính phủ các nước có các biện pháp "ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và các căn bệnh khác...", đồng thời tạo ra "các điều kiện cần thiết đảm bảo có các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trong trường hợp ốm đau..."
·- Hiệp định TRIPS Điều 7: “Mục tiêu: Việc bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đóng góp vào việc thúc đẩy phát minh, chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ, và vào lợi thế của cả những người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ theo cách có lợi cho phúc lợi xã hội và nền kinh tế, cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ”.
·- Hiệp định TRIPS Điều 8: “Nguyên tắc: 1. Các nước thành viên, bằng cách xây dựng hoặc sửa đổi luật và quy chế của quốc gia, có thể tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân, để thúc đẩy những lợi ích công cộng trong những lĩnh vực tối cần đối với phát triển kinh tế–xã hội và công nghệ của quốc gia, nhưng những biện pháp này phải phù hợp với những điều khoản của Hiệp định này. 2. Có thể có những biện pháp thích hợp, nhưng phải phù hợp với những diều khoản của Hiệp định này, để chống lại việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của những người giữ bản quyền hay những cách thực hiện làm hạn chế thương mại một cách vô lý hay có ảnh hưởng bất lợi đến chuyển giao công nghệ quốc tế”. Theo tuyên bố Doha, Hiệp định TRIPS có thể và cần phải được giải thích và thực hiện theo cách thức sao cho có thể tạo thuận lợi cho các nước thành viên thực hiện quyền bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và đặc biệt là thúc đẩy tiếp cận thuốc cho mọi người. Chính phủ các nước có quyền cấp giấy phép cưỡng chế và được tự do xác định các căn cứ để cấp giấy phép cưỡng chế trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hay tình huống cực kỳ cấp bách cho phép sản xuất trong nước các sản phẩm bản quyền không nhằm mục đích thương mại (điều 31). Tuy nhiên Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng đã khẳng định TRIPS tạo cơ hội cho các nước đang phát triển bảo vệ các quyền lợi sức khoẻ cộng đồng và cải thiện tiếp cận đối với thuốc Các thành viên có thể áp dụng bất kỳ biện pháp pháp lý nào (cấp giấy phép cưỡng chế, nhập khẩu song song, thực hiện luật cạnh tranh và các cơ chế kiểm soát giá) để chống các hình thức vi phạm hoặc thực thi các bằng sáng chế trong nước.
·- Quyết định số IP/C/W/405 ngày 30/8/2003 của Đại Hội đồng WTO về việc thực hiện Đoạn 6 của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và y tế cho phép các quốc gia thành viên WTO được quyền sản xuất và xuất khẩu dược phẩm generic copy của những sản phẩm được bảo hộ bản quyền thông qua cấp phép cưỡng chế theo những điều kiện đặt ra.
- Tuyên bố thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS: Đến năm 2003, bảo đảm các chiến lược quốc gia nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ và đối phó với các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp các loại thuốc liên quan đến HIV/AIDS kể cả thuốc kháng HIV.
2. Các quy định về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam:
Bộ luật Dân sự năm 1996 là văn bản quan trọng nhất về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Chương II phần 6 về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được hướng dẫn bới Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 06 NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ; khuyến khích sản xuất phát triển công nghệ mới phục vụ con người và bộc lộ công nghệ. Khi cần thiết phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Phạm vi bảo hộ đối với các quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá) có những hạn chế nhất định cụ thể là:
- Hạn chế về lãnh thổ (văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực tại nước xin đăng ký)
- Hạn chế về thời hạn bảo hộ, ví dụ đối với sáng chế là 20 năm (sau thời hạn bảo hộ này, bất cứ ai có thể sử dụng sáng chế mà không bị coi là vi phạm), nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn liên tiếp vô hạn lần.
Các khoản 2, 3, 6 và 8 của điều Điều 51 của Nghị định:
“2. Người chiếm giữ quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị bắt buộc cấp giấy phép không tự nguyện trong các trường hợp qui định tại điều 802 Bộ luật Dân sự.
Qui định tại khoản 1 Điều 802 Bộ luật Dân sự không áp dụng cho khoảng thời gian trước khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và trước khi kết thúc 03 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ…”
“3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu cấp giấy phép không tự nguyện, ra quyết định bắt buộc cấp giấy phép không tự nguyện và ra Quyết định đình chỉ giấy phép không tự nguyện.”
a)“6. Trong Quyết định cấp giấy phép không tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải ấn định các điều kiện giấy phép phù hợp với các điều kiện sau đây:
b)a) Giấy phép không tự nguyện là giấy phép không độc quyền
c)b) Giấy phép không tự nguyện chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu giấy phép đó .
d)c) Người được cấp giấy phép không tự nguyện không được chuyển giao quyền sử dụng theo giấy phép đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao cùng cơ sở kinh doanh sử dụng giấy phép đó và không được cấp giấy phép thứ cấp cho người khác
d) Người được cấp giấy phép không tự nguyện phải trả cho người cấp giấy phép một khoản tiền tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng theo giấy phép đó hoặc tương đương với giá chuyển giao giấy phép tự nguyện theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn li- xăng tương tự .
Quyết định bắt buộc cấp giấy phép không tự nguyện được công bố trong Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng một tháng tính từ ngày ký”
“8. Người bị bắt buộc cấp giấy phép không tự nguyện có quyền khiếu nại Quyết định cấp giấy phép không tự nguyện với Bộ trưởng Bộ khoa học,Công nghệ và Môi trường v.v…”
Qui định về giấy phép không tự nguyện tại Điều 8 chương II Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (có hiệu lực từ 10/12/2001):
- Việc cấp giấy phép không tự nguyện phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
- Giấy phép không tự nguyện chỉ có thể được cấp nếu người sử dụng đã rất cố gắng xin chủ sáng chế được sử dụng sáng chế trong những điều kiện về thương mại hợp lý nhưng vẫn không đạt được kết quả sau một thời gian hợp lý, hoặc
- Giấy phép không tự nguyện chỉ được cấp trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các tình huống đặc biệt khẩn cấp khác hoặc sử dụng công cộng không mang mục đích thương mại
Điều 52(1) của Nghị định: “Các hành vi không thuộc độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp. Theo điều 803 của Bộ luật Dân sự, các hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, không thuộc phạm vi độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp và chủ sở hữu công nghiệp không được quyền xử lý, khởi kiện quy định tại điều 36 Nghị định này…”. Điều này được hiểu là qui định 03 hạn chế, tức là các trường hợp mà ở đó việc sử dụng đối tượng SHCN đang được bảo hộ không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu, cụ thể là:
- Sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh. Ví dụ, việc sử dụng một sáng chế đang được bảo hộ chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc tiến hành thí nghiệm. Điều 52(1) (a) Nghị định 63/CP
- Sử dụng sản phẩm do chủ đối tượng sở hữu công nghiệp (hoặc người được uỷ quyền) đã đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài, Điều 52(1)(b) Nghị định 63/CP. Qui định này xuất phát từ học thuyết “tính cạn kiệt của quyền” và là cơ sở cho việc hợp pháp hoá cho việc nhập khẩu song song tại Việt Nam.
Ngoài qui định ở điều 52 (1)(b) Nghị định 63/CP, cơ sở pháp lý cho việc nhập khẩu song song còn được qui định tại điểm 8.1d Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000. Quy định về nhập khẩu song song không chỉ được áp dụng cho sáng chế/giải pháp hữu ích, mà còn kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây