Nghị định 03/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hoạt động chữ thập đỏ

thuộc tính Nghị định 03/2011/NĐ-CP

Nghị định 03/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:07/01/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chữ thập đỏ

Ngày 07/01/2011, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 03/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ. Trong đó, đáng chú ý là các quy định về việc hỗ trợ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ và tạo các điều kiện thuận lợi, thực hiện nhanh chóng thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan đối với người, tiền và hiện vật phục vụ cho hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa và dịch bệnh nguy hiểm.
Xem Luật Hoạt động chữ thập đỏ mới nhất đang áp dụng​. 
Nghị định quy định người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, nếu thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại.
Trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét hưởng chính sách như thương binh, nếu bị thương làm giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị khi được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ trong các hoạt động chữ thập đỏ theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Đối với thuốc chữa bệnh, thuốc phòng, chống dịch và thiết bị y tế trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm được ưu tiên, tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, thủ tục hải quan. Người tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm được ưu tiên, tạo thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; được xét cấp thị thực trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đơn hoặc xét cấp thị thực ngay tại cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011.

Xem chi tiết Nghị định03/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 03/2011/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ

----------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 2 Điều 17 về việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ; khoản 1 Điều 18 về tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện nhanh chóng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan đối với người, tiền và hiện vật phục vụ hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm; khoản 4 Điều 22 về việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Quỹ hoạt động chữ thập đỏ và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam.
Điều 2. Tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở một địa phương phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn nhu cầu và cách thức tổ chức hoạt động chữ thập đỏ; khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn thủ tục, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện.
3. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là đầu mối tiếp nhận và phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án quốc tế, tài trợ quốc tế và các hoạt động quốc tế khác liên quan đến hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối tiếp nhận và phối hợp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ do tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Chính sách đối với người tham gia hoạt động chữ thập đỏ
1. Người tham gia hoạt động chữ thập đỏ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ:
a) Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; nếu thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
3. Người đang trực tiếp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, nếu bị thiệt hại về tính mạng thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh, nếu bị thương làm giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 21% thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Nguồn kinh phí, quy trình, thủ tục và hồ sơ hưởng chế độ khi người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe:
a) Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút:
- Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ có tham gia bảo hiểm y tế: được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ không tham gia bảo hiểm y tế: ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế. Nguồn kinh phí thực hiện theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
c) Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương 2.
HỖ TRỢ, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 4. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Ngân hàng nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị khi được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ trong các hoạt động chữ thập đỏ theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm:
a) Tiền thuê kho, bến bãi; tiền tiếp nhận và chi phí vận chuyển hàng cứu trợ đến tận tay người sử dụng;
b) Công tác phí trong thời gian tham gia hoạt động chữ thập đỏ theo quy định hiện hành;
c) Chi phí khác (nếu có) liên quan đến hoạt động vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Các đơn vị được giao nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì sử dụng nguồn dự toán được giao hàng năm để chi trả các chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều này và theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp đột xuất phát sinh chi phí, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị thì báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Việc sử dụng, quản lý nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 5. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ
1. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ bao gồm:
a) Quỹ cứu trợ khẩn cấp chữ thập đỏ;
b) Quỹ trợ giúp nhân đạo chữ thập đỏ;
c) Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam;
d) Các quỹ thành phần chữ thập đỏ khác.
2. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ được thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 6. Ưu tiên, tạo thuận lợi thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với thuốc chữa bệnh, thuốc phòng, chống dịch và thiết bị y tế trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu thuốc chữa bệnh, thuốc phòng, chống dịch và trang thiết bị y tế trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu khẩn cấp.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện nhanh chóng thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với thuốc chữa bệnh, thuốc phòng, chống dịch và trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phục vụ hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm
1. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 Luật Hải quan và quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Hội Chữ thập đỏ có văn bản xác nhận hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu phục vụ hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận của tổ chức mình.
Điều 8. Ưu tiên, tạo thuận lợi thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại đối với người tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm
1. Người nước ngoài vào hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm được cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại xét cấp thị thực trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận đơn hoặc xét cấp thị thực ngay tại cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam. Thị thực được cấp, sửa đổi, bổ sung khi cần trong thời gian triển khai các hoạt động cứu trợ thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
2. Hồ sơ xin cấp thị thực được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan. Văn bản kêu gọi quốc tế tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có giá trị như giấy mời.
3. Người nước ngoài vào hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện đi lại và hoạt động trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; tham gia hoạt động cứu trợ và phục hồi sau thiên tai, thảm họa.
4. Công dân Việt Nam tham gia hoạt động cứu trợ thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm ở nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
5. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia các hoạt động cứu trợ quốc tế.
Chương 3.
CƠ SỞ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
Điều 9. Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để nuôi dưỡng, phục hồi chức năng theo chế độ miễn, giảm phí đối với nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
2. Việc tiếp nhận nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3. Việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ được thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp và tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ đóng góp;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Ngân sách nhà nước hỗ trợ để nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật
Điều 10. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu phí cho các đối tượng khác khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập theo các hình thức tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập và hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ thực hiện tự cân đối thu chi để bảo đảm kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
b) Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ;
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Điều 11. Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ
1. Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ là cơ sở hiến máu nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập nhằm cung cấp máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh.
2. Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện;
b) Tổ chức hiến máu tình nguyện;
c) Tiếp nhận máu và tham gia cung cấp chế phẩm máu;
d) Phối hợp với cơ quan y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
3. Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở hiến máu chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
b) Nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể điều kiện hoạt động, thủ tục thành lập cơ sở hiến máu chữ thập đỏ.
Điều 12. Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1. Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu được quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Hoạt động chữ thập đỏ.
2. Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành.
3. Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
b) Nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ được thành lập và hoạt động.
5. Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện hoạt động, thủ tục thành lập, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
Điều 13. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để huấn luyện kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân tại cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu.
2. Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động; tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:
a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
3. Bộ Y tế quy định nội dung huấn luyện sơ cấp cứu, khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu và việc cấp giấy chứng nhận cho học viên sau khi huấn luyện.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc huấn luyện sơ cấp cứu trong các trường học cho đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tổ chức thực hiện.
Điều 14. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động
1. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động để khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và những địa bàn khác khi có nhu cầu.
2. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành.
3. Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đến khám bệnh, chữa bệnh để tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường.
4. Bộ Y tế quy định điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và chuyên môn của đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2011.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------------------

No. 03/2011/ND-CP

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------------------

Hanoi, January 07, 2011

 

 

DECREE

DETAILING AND PROVIDING MEASURES FOR THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON RED CROSS ACTIVITIES

-------------------------

THE GOVERNMENT

 

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Red Cross Activities;

At the proposal of the Minister of Home Affairs,

 

 

DECREES:

 

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree details Clause 2, Article 17 on state budget supports for red-cross activities; Clause 1, Article 18 on facilitation and prompt clearance of entry, exit and customs procedures for persons, money and objects in service of red-cross activities in case of natural disasters, catastrophes or dangerous epidemics; and Clause 4, Article 22 on the establishment, organization, operation and management of red-cross funds and measures for implementing the Law on Red Cross Activities.

2. This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals; foreign organizations and individuals and international organizations engaged in red-cross activities in Vietnam.

Article 2. Participation in red-cross activities

1. When carrying out red-cross activities in a province or centrally run city, Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals and international organizations shall contact the Red Cross Society and the People s Committee of that province or city for guidance and information on beneficiaries, geographical areas, needs and organizational of red-cross activities; when carrying out red-cross activities in several provinces or centrally-run cities, they shall contact Vietnam Red Cross Society for guidance and information on beneficiaries, geographical areas and needs of red-cross activities and coordination in their implementation.

2. When carrying out red-cross activities in Vietnam, foreign organizations and individuals and overseas international organizations shall contact Vietnam Red Cross Society for guidance in procedures and information on beneficiaries, geographical areas and needs of red-cross activities and coordination in their implementation.

3. Vietnam Red Cross Society shall act as the focal point in receiving international donations and coordinating with foreign organizations and individuals and international organizations in implementing international projects and donations and other international activities concerning red-cross activities in two or more provinces or centrally run cities. Provincial-level Red Cross Societies shall act as the focal point in receiving and coordinating with foreign organizations and individuals and international organizations in carrying out red-cross activities in their respective localities.

Article 3. Policies towards red-cross activists

1. Persons who record outstanding achievements in red-cross activities may be commended and rewarded according to the law on emulation and commendation.

2. Persons who, when carrying out red-cross activities, meet with accidents which damage their health may receive financial supports for:

a/ Medical treatment to restore their health and lost or deficient functions;

b/ Loss or reduction of actual income; in case such income is unstable and cannot be determined, the average income earned from similar jobs will apply.

3. Persons who, when carrying out red-cross activities, die for saving the life or property of people or the State may be considered for recognition as fallen heroes; those who are injured and, therefore, lose 21% or more of their working capacity may be considered for entitlement to preferential policies like war invalids; those who are injured and, therefore, lose between 5% and under 21% of their working capacity may receive a lump-sum allowance under the Ordinance on Preferential Treatment for Persons with Meritorious Services to the Revolution and guiding documents.

4. Funds, order, procedures and dossiers of application for entitlement to preferential policies for persons who, when carrying out red-cross activities, meet with accidents which damage their health:

a/ Costs for medical treatment to restore health and lost or deficient functions:

- If the applicants buy health insurance, these costs shall be paid by the health insurance fund according to the Law on Health Insurance and guiding documents;

- If the applicants do not buy health insurance, they may receive state budget supports at the level paid by the health insurance fund. Funds for these supports comply with current budget decentralization regulations of the Law on the State Budget.

b/ Financial supports for loss or reduction of actual income shall be allocated from the state budget according to current budget decentralization regulations;

c/ The Ministry of Home Affairs shall coordinate with concerned ministries, branches and organizations in providing for the order, procedures, dossiers and levels of supports for red-cross activists specified in Clause 2 of this Article.

 

Chapter II

SUPPORTING AND FACILITATING RED-CROSS ACTIVITIES

 

Article 4. State budget supports for red-cross activities

1. State budget funds shalI be given to agencies and units assigned by competent agencies to raise, receive, transport and distribute cash and in-kind donations in red-cross activities according to current budget management and decentralization regulations, covering:

a/ Rents of warehouses and storing yards; costs for receiving and transporting relief to users;

b/ Work-trip allowances for red-cross activities according to current regulations;

c/ Other costs (if any) related to the raising, receipt, transportation and distribution of cash and in-kind donations.

2. State budget funds shall be given to the operation of Red Cross Societies of various levels according to the Law on the State Budget and guiding documents.

3. Units assigned to raise, receive, transport and distribute cash and in-kind donations which have their regular operation funds allocated from or supported by the state budget shall use annually allocated funds to pay for the costs specified in Clause 1 of this Article according to current laws. When any irregular cost incurs, affecting the performance of their regular tasks, they shall report such to finance agencies of the same level for settlement or submission to competent authorities for decision.

4. State budget funds for red-cross activities shall be used and managed under the Law on the State Budget.

Article 5. Red-cross funds

1. Red-cross funds include:

a/ The Red-Cross Emergency Relief Fund;

b/ The Red-Cross Humanitarian Aid Fund;

c/ The Agent Orange Victims’ Fund;

d/ Other red-cross constituent funds.

2. The establishment, organization, operation and management of red-cross funds comply with the Government s Decree No. 148/2007/ND-CP of September 25, 2007, on organization and operation of social funds and charity funds.

Article 6. Prioritizing and facilitating the clearance of import or export procedures for curative medicines, epidemic prevention and control medicines and medical equipment in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics

1. The import and export of curative medicines, epidemic prevention and control medicines and medical equipment in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics comply with the current laws applicable to the import and export of goods at urgent orders.

2. Concerned agencies, organizations and individuals shall facilitate and promptly clear import or export procedures for curative medicines, epidemic prevention and control medicines and medical equipment in service of red-cross activities in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics under the guidance of competent state agencies.

Article 7. Customs procedures for imports and exports to serve red-cross activities in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics

1. Customs offices shall clear customs procedures for the import and export of goods in service of red-cross emergency relief activities according to Article 35 of the Customs Law and the Government s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, inspection and supervision.

2. Red Cross Societies shall make written certification of goods imported and exported to serve red-cross emergency relief activities and take responsibility before law for their certification.

Article 8. Prioritizing and facilitating the clearance of procedures for the entry, exit and travel of red-cross activists in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics

1. Visas for foreigners who enter Vietnam to carry out red-cross activities in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics shall be granted by overseas Vietnamese representative missions within 24 hours after receiving an application therefor or granted right at Vietnam s international border gates. When necessary, visas may be granted or modified during the implementation of relief activities in response to natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics.

2. Visa application dossiers comply with the Government s Decree No. 21/2001/ND-CP of May 28, 2001, detailing the Ordinance on Foreigners Entry into, Exit from and Residence in Vietnam and relevant legal documents. Vietnam Red Cross Society s documents calling for international participation in red-cross activities in response to natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics in Vietnam shall be as valid as letters of invitation.

3. Vietnamese competent state agencies shall create favorable conditions for foreigners who carry out red-cross activities in Vietnam in case of natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics to travel and work in areas affected by natural disasters and participate in post-disaster relief and remedy activities.

4. Vietnamese citizens who carry out relief activities in response to natural disasters, catastrophes and dangerous epidemics in foreign countries shall abide by Vietnam s laws, treaties to which Vietnam has acceded, laws of host countries and international laws and practice.

5. Competent Vietnamese state agencies shall create favorable conditions for Vietnam Red Cross Society to participate in international relief activities.

 

Chapter III

RED-CROSS SERVICE ESTABLISHMENTS

 

Article 9. Red-cross social relief establishments

1. Red-cross social relief establishments are set up by Vietnam Red Cross Society by itself or in coordination with other organizations or individuals to nurture and rehabilitate functions for Agent Orange victims, people with disabilities, helpless elderly and orphans in exceptionally difficult circumstances under the charge reduction or exemption regime.

2. The admission into red-cross social relief establishments must adhere to the principle of prioritizing those in exceptionally difficult circumstances,

3. Red-cross social relief establishments shall be set up under the order and procedures prescribed in the Government s Decree No. 68/2008/ND-CP of May 30, 2008, on conditions and procedures for the establishment, organization, operation and dissolution of social relief establishments.

4. Funds for the operation of red-cross social relief establishments include:

a/ Funds raised by Red Cross Societies at various levels and contributed by organizations and individuals that jointly set up these establishments;

b/ Donations from domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Voluntary donations;

d/ Other sources as prescribed by law;

e/ State budget funds for social relief policy beneficiaries according to law.

Article. 10. Red-cross healthcare establishments

1. Red-cross healthcare establishments are humanitarian healthcare establishments set up by Vietnam Red Cross Society by itself or in coordination with other organizations or individuals to provide free medical examination and treatment to persons in exceptionally difficult circumstances; to provide medical examination and treatment to health insurance beneficiaries and to provide medical examination and treatment with charges to other persons according to law.

2. Red-cross healthcare establishments shall be set up in organizational forms in conformity with the law on medical examination and treatment.

3. Red-cross healthcare establishments may be set up and operate when meeting all conditions on operation of healthcare establishments under the law on medical examination and treatment.

4. Red-cross healthcare establishments shall balance their revenues and expenditures for their operations. Funds for operations of red-cross healthcare establishments include:

a/ Funds raised by Red Cross Societies at various levels;

b/ Contributions of organizations and individuals that jointly set up these establishments;

c/ Voluntary donations of domestic and foreign organizations and individuals;

d/ Other lawful sources as prescribed by law.

5. Red-cross healthcare establishments are entitled to incentives under the law on promotion of the socialization of healthcare activities.

Article 11. Red-cross blood donation establishments

1. Red-cross blood donation establishments are humanitarian blood donation establishments set up by Vietnam Red Cross Society by itself or in coordination with other organizations or individuals to supply blood and blood preparations to serve first-aid and therapeutic activities.

2. Red-cross blood donation establishments shall carry out the following activities:

a/ Propagating and raising voluntary blood donation;

b/ Organizing voluntary blood donation activities;

c/ Receiving blood and supplying blood preparations;

d/ Coordinating with health agencies in testing and preserving blood and blood products in accordance with prescribed technical processes.

3. Red-cross blood donation establishments shall balance their revenues and expenditures for their operations. Funds for operations of red- cross blood donation establishments include:

a/ Funds raised by Red Cross Societies at various levels;

b/ Voluntary donations of domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Other lawful sources as prescribed by law.

4. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, specifying conditions for the operation and procedures for the establishment of red-cross blood donation establishments.

Article 12. Red-cross first-aid spots and stations

1. Red-cross first-aid spots and stations are set up by Vietnam Red Cross Society by itself or in coordination with other organizations or individuals at places where accidents frequently occur to provide first aid under Clause 3, Article 9 of the Law on Red Cross Activities.

2. Red-cross first-aid spots and stations shall be set up and operate under a regulation promulgated by Vietnam Red Cross Society.

3. Red-cross first-aid spots and stations shall balance their revenues and expenditures for their operations. Funds for operations of red-cross first-aid spots and stations include:

a/ Funds raised by Red Cross Societies at various levels;

b/ Voluntary donations of domestic and foreign organizations and individuals;

c/ Other lawful sources as prescribed by law.

4. People s Committees at various levels shall facilitate the establishment and operation of red-cross first-aid spots and stations in their localities.

5. The Ministry of Health shall specify conditions for the operation, procedures for the establishment and dossiers of application for operation licenses of red-cross first-aid spots and stations.

Article 13. Red-cross first-aid training establishments

1. Red-cross first-aid training establishments are set up by Vietnam Red Cross Society by itself or in coordination with other organizations or individuals to provide training in first-aid skills and methods to cadres and people at communities, agencies, enterprises and schools and to other organizations and individuals upon request.

2. Red-cross First-aid training establishments shall balance their revenues and expenditures for their operations. They shall be organized and operate under a regulation promulgated by-Vietnam Red Cross Society. Funds for operations of red-cross first-aid training establishments include:

a/ Funds raised by Red Cross .Societies at various levels;

b/ Donations of domestic and foreign organizations and individuals:

c/ Voluntary donations;

d/ Other lawful sources as prescribed by law.

3. The Ministry of Health shall provide first-aid training contents and framework programs and the grant of certificates to trainees.

4. The Ministry ot Education and Training shall provide for first-aid training in schools for teachers and students and coordinate with Vietnam Red Cross Society in organizing such training.

Article 14. Red-cross mobile healthcare teams

1. Vietnam Red Cross Society shall form red-cross mobile healthcare teams to provide free medical examination and treatment to people in areas with exceptional socio-economic difficulties, areas affected by natural disasters, catastrophes or epidemics or other areas when necessary.

2. Red-cross mobile healthcare teams shall operate under a regulation promulgated by Vietnam Red Cross Society.

3. Red-cross mobile healthcare teams shall coordinate with Red Cross Societies and People s Committees of communes, wards or townships where they carry out medical examination and treatment activities in organizing these activities and communication about protection of people s health and environmental sanitation.

4. The Ministry of Health shall provide physical foundations, human resources and professional operations of red-cross mobile healthcare teams.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 15. Effect

This Decree takes effect on February 25, 2011.

Article 16. Implementation responsibilities

1. The Minister of Home Affairs shall organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 03/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất