Chỉ thị 12/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

thuộc tính Chỉ thị 12/2007/CT-TTg

Chỉ thị 12/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2007/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:10/05/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá - Theo Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ra ngày 10/5/2007, Thủ tường Chính phủ chỉ thị: thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà: nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng. tại những nơi cấm hút thuốc lá, phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá", Tại các nơi công cộng trong nhà (thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, trung tâm triển lãm, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng) và khu vui chơi, giải trí trong nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn, vũ trường cần bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá... Nghiêm cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại các cơ quan, nơi làm việc, tại trường học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng... Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra các thương nhân, tiến tới kiểm soát việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá trên cơ sở quy định địa điểm kinh doanh, phạm vi, quy mô kinh doanh, thời gian kinh doanh, số lượng thương nhân tham gia kinh doanh các sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương... Cấm bán thuốc lá bằng máy bán hàng tự động, bán qua mạng Internet và bán qua điện thoại... Thực hiện tiêu hủy triệt để thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và thuốc lá kém chất lượng... Cấm mọi hình thức tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá có gắn với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá... Cấm tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hội thảo khoa học và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá... Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Chỉ thị12/2007/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 12/2007/CT-TTg NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2007

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI

CỦA THUỐC LÁ

 

Ngày 14/8/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP về "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn từ năm 2000 - 2010". Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết này, bước đầu chúng ta đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Cộng đồng nhận thức và hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá, thuốc lào (dưới đây gọi chung là thuốc lá) đối với sức khỏe. Ngày càng có nhiều người dân đang tự nguyện bỏ thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra thì kết quả công tác phòng, chống tác hại thuốc lá còn nhiều hạn chế. Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, sẽ có khoảng 10% dân số Việt Nam bị chết sớm do các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Theo Điều tra y tế quốc gia gần đây cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới có xu hướng gia tăng; tỷ lệ trẻ em tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá còn rất cao; hành vi hút thuốc lá nơi công cộng vẫn phổ biến.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đủ mạnh, chưa có sức thuyết phục cao, người dân chưa nhận thức đúng mức về tác hại của thuốc lá. Việc phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa đồng bộ và chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tình trạng quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và tài trợ của một số công ty thuốc lá vẫn được thực hiện dưới nhiều hình thức. Giá bán thuốc lá vẫn chưa có tác dụng hạn chế người hút thuốc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Lời cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá còn chung chung, không gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng, do đó còn hạn chế tác dụng cảnh báo đối với người nghiện thuốc lá và ngăn ngừa người bắt đầu hút thuốc lá, nhất là trẻ em.

Để tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, phấn đấu đến năm 2010, đạt mục tiêu đề ra trong Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

 

I. TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

1. Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống tác hại của thuốc lá:

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cơ quan, công sở và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân để phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, hội viên các tổ chức đoàn thể nhân dân phải là những người gương mẫu không hút thuốc lá;

b) Tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế, tiến tới không sử dụng và mời thuốc lá trong đám cưới, đám tang, lễ hội và trong các cuộc vui gia đình, bè bạn.

2. Thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà:

a) Nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà; nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng. tại những nơi cấm hút thuốc lá, phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá";

b) Tại các nơi công cộng trong nhà (thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, trung tâm triển lãm, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng) và khu vui chơi, giải trí trong nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn, vũ trường cần bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá;

c) Coi hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá là hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và nơi công cộng.

3. Thực hiện có lộ trình Công ước Khung (FCTC) quy định về in lời cảnh báo sức khỏe trên vỏ mỗi bao thuốc lá:

a) Kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2008, in nội dung lời cảnh báo sức khỏe bằng chữ với nội dung "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi" trên nền tương phản, chiếm khoảng 30% diện tích của mỗi vỏ bao thuốc lá; từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, in nội dung lời cảnh báo sức khỏe chiếm khoảng 50% diện tích của mỗi vỏ bao thuốc lá;

b) Các quy định khác về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá thực hiện theo quy định hiện hành.

4. Tăng cường hoạt động kiểm soát kinh doanh các sản phẩm thuốc lá:

a) Nghiêm cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại các cơ quan, nơi làm việc, tại trường học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng và những nơi cấm hút thuốc lá theo các quy định tại điểm a khoản 2 Mục I Chỉ thị này;

b) Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra các thương nhân, tiến tới kiểm soát việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá trên cơ sở quy định địa điểm kinh doanh, phạm vi, quy mô kinh doanh, thời gian kinh doanh, số lượng thương nhân tham gia kinh doanh các sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thương mại;

c) Tăng cường và phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng chống buôn lậu trong việc kiên quyết chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và thuốc lá kém chất lượng;

d) Cấm bán thuốc lá bằng máy bán hàng tự động, bán qua mạng Internet và bán qua điện thoại;

đ) Thực hiện tiêu hủy triệt để thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và thuốc lá kém chất lượng.

5. Tăng cường thực hiện quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và tài trợ gắn với mục đích sản xuất và kinh doanh thuốc lá:

a) Thực hiện nghiêm các quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá làm sản phẩm khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ khác dưới mọi hình thức;

b) Cấm mọi hình thức tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá có gắn với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá;

c) Cấm tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hội thảo khoa học và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.

6. Tăng cường các biện pháp về thuế và giá thuốc lá để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá: xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp nhằm tăng giá các sản phẩm thuốc lá để hạn chế người dân tiếp cận và sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

 

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế:

a) Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá; hàng năm tổ chức tuần lễ quốc gia không thuốc lá; tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống tác hại của thuốc lá; khuyến khích thực hiện các đề tài nghiên cứu về tác hại của thuốc lá và các biện pháp cai nghiện thuốc lá để triển khai trong cộng đồng; thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra; đánh giá, tổng kết và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa -Thông tin quy định và kiểm tra việc thực hiện in nội dung lời cảnh báo sức khỏe trên mặt chính mỗi vỏ bao thuốc lá; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thuốc lá điếu;

c) Phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

d) Chủ trì xây dựng dự thảo nội dung Dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh của Quốc hội năm 2008;

đ) Lồng ghép hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá vào các chương trình chăm sóc sức khỏe và các chương trình xã hội khác như: chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng làng văn hóa sức khỏe.

2. Bộ Văn hóa-Thông tin:

a) Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng và thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm thay đổi hành vi hút thuốc lá; có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng hình ảnh hút thuốc lá trên hoặc trong các tác phẩm nghệ thuật;

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ kiểm soát chặt chẽ việc cấm quảng cáo thuốc lá và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Đưa nội dung kiến thức, kỹ năng phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục ngoại khóa cho học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các trường phổ thông phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng;

b) Đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các cơ sở giáo dục; xây dựng các cơ sở giáo dục không thuốc lá; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua không hút thuốc lá trong các cơ sở giáo dục.

4. Bộ Thương mại:

a) Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định hiện hành; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về khuyến mại, tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm thuốc lá;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất các biện pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu thuốc lá, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá kém chất lượng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án tiêu hủy thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá kém chất lượng; có kế hoạch bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cấp cho công tác này.

5. Bộ Công nghiệp:

a) Chỉ đạo và quản lý chặt chẽ ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá theo đúng quy hoạch, kế hoạch từ trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; đẩy mạnh sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu thuốc lá trong nước, tiến tới thay thế nhập khẩu;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu phù hợp với quy hoạch; tăng cường quản lý đầu tư, nhập khẩu và sử dụng thiết bị sản xuất thuốc lá, giấy cuốn thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá theo quy định hiện hành.

6. Bộ Tài chính:

a) Cân đối, bảo đảm tài chính cho các hoạt động của chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương theo chế độ quy định và phân cấp ngân sách hiện hành;

b) Đánh giá tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sự tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá và nguồn thu của Nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất lộ trình tăng thuế nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc lá;

c) Ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế thí điểm huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá và thuốc lá giả.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Bộ Công nghiệp và các cơ quan liên quan trong việc quản lý đầu tư ngành công nghiệp thuốc lá theo quy định của Chính phủ; chủ động đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cơ sở liên doanh hợp tác sản xuất với nước ngoài vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá;

b) Phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý đầu tư, sản xuất thuốc lá theo quy định hiện hành.

8. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em: tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống  tác hại của thuốc lá đối với trẻ em, phụ nữ mang thai. Huy động gia đình, nhà trường và xã hội tham gia ngăn ngừa trẻ em mua, bán và sử dụng thuốc lá.

9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam:

a) Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng thời lượng phát sóng và đăng tải thông tin về phòng, chống tác hại của thuốc lá, phổ biến pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp cai nghiện thuốc lá;

b) Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hạn chế tối đa việc đăng tải các tác phẩm có cảnh hút thuốc lá.

10. Các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về phòng, chống tác hại của thuốc lá; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp liên ngành đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế tại địa phương;

b) Chỉ đạo các cơ quan truyên thông ở địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm thay đổi hành vi hút thuốc; thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp cai nghiện thuốc lá;

c) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, đưa nội dung hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá vào Nghị quyết, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và hương ước của địa phương.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Căn cứ Chỉ thị này, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá của cơ quan, đơn vị mình theo quy định pháp luật hiện hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 01 năm gửi báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ quan, địa phương về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 12/2007/CT-TTg

Hanoi , May 10, 2007

 

DIRECTIVE

ON INTENSIFYING TOBACCO HARM PREVENTION AND COMBAT ACTIVITIES

On August 14, 2000, the Government issued Resolution No. 12/2000/NQ-CP on national policies on tobacco harm prevention and combat in the 2000-2010 period. After six years' implementing the Resolution, initial encouraging results have been achieved. The community now has a greater awareness and a deeper understanding of tobacco harms to health. The number of people who voluntarily give up smoking is growing. However, as compared with set objectives, the results of tobacco harm prevention and combat remain limited. Vietnam is still among countries with the highest smoker percentages in the world. According to the World Health Organization's forecasts, unless preventive measures are taken in time, about 10% of the Vietnamese population will die young of tobacco-related diseases. According to a recent national medical survey, the percentage of male smokers tends to increase; the percentage of children being second smokers is very high; and smoking in public places remains popular.

Above existing problems are attributed to the fact that communication and education about tobacco harm prevention and combat have not been carried out in a regular, drastic and persuasive manner, failing to develop proper public awareness about tobacco harms. Coordination among branches in tobacco harm prevention and combat remains weak while social resources have not been fully tapped for tobacco harm prevention and combat. Tobacco advertisement, sales promotion and marketing as well as sponsorship are still carried out by tobacco companies in different forms. Tobacco prices are still incapable of restraining the consumption of tobacco products by smokers. Health warnings printed on cigarette packs are too general, failing to make a strong impression on consumers and, therefore, see limited warning effects on tobacco addicts and potential smokers, especially children.

In order to intensify tobacco harm prevention and combat and realize Vietnam's commitments on the implementation of the Framework Convention on Tobacco Control (FCTC), striving to achieve the objectives set in the national policies on tobacco harm prevention and combat by 2010, the Prime Minister instructs:

I. INCREASING MEASURES FOR TOBACCO HARM PREVENTION AND COMBAT

1. Communication and education about tobacco harm prevention and combat:

a/ To enhance communication and education about tobacco harm prevention and combat on the mass media, in agencies, workplaces and among the community in order to raise public awareness and change behaviors of people for tobacco harm prevention and combat. To propagate and mobilize cadres, civil servants, state employees and members of mass organizations to refrain from smoking;

b/ To propagate and mobilize people to reduce and then stop the use and offer of cigarettes at wedding parties, funerals, festivals and family parties.

2. Strict enforcement of the ban on smoking in workplaces and indoor public places:

a/ To ban smoking in classrooms, kindergartens, medical establishments, indoor production areas and workplaces; places highly prone to fire and explosion; and mass transit vehicles. "No smoking" signs or symbols must be put up at places where smoking is banned;

b/ To arrange separate smoking areas at indoor public places (libraries, cinemas, theaters, cultural houses, sports competition facilities, roofed stadiums, exhibition centers, lounges of stations, car terminals, airports and seaports) and indoor recreational and entertainment areas, restaurants, bars, karaoke parlors, hotels and dance halls;

c/ To treat violations of regulations on tobacco harm prevention and combat as violations of internal rules and regulations of agencies, units and public places.

3. Implementation of the FCTC's provisions on the printing of health warnings on cigarette packs according to a set roadmap:

a/ As from March 17, 2008, to print the health warning "Smoking can cause lung cancer" on the background of contrasting color, accounting for around 30% of the surface area of a cigarette pack; as from January 1, 2010, to print the health warning on around 50% of the surface area of a cigarette pack.

b/ To comply with current regulations on other issues of hygiene and safety of tobacco products.

4. Promotion of the control of tobacco product trading:

a/ To strictly prohibit the sale of tobacco products at agencies, workplaces, schools, hospitals, on mass transit vehicles and at places where smoking is banned as specified at Point a, Clause 2, Section I, of this Directive;

b/ To strictly control the tobacco product wholesale and wholesale agency through regular inspection and examination of traders, proceeding to control tobacco product retail by prescribing locations, scope, scale and time of tobacco product trading, and the number of tobacco product traders in conformity with the socio-economic development plan of each locality under the Trade Ministry's guidance;

c/ To enhance effective coordination among anti-smuggling forces in fighting the trading in smuggled cigarettes, fake cigarettes, cigarettes with imitation brands and poor-quality cigarettes;

d/ To prohibit the sale of cigarettes by automated vending machines, via the Internet or telephone;

e/ To destroy smuggled cigarettes, fake cigarettes, cigarettes with imitation brands and poor-quality cigarettes.

5. Intensified enforcement of the implementation of the ban on tobacco advertisement, sales promotion and marketing and sponsorship activities for the purposes of cigarette production and trading:

a/ To strictly enforce the ban on cigarette advertisement, sales promotion and marketing as well as the use of cigarettes as sales promotion products for other goods and services in all forms;

b/ To ban all forms of direct and indirect sponsorship carried out by tobacco product traders and manufacturers linked with advertisement of tobacco products;

c/ To prohibit organizations, units and individuals from receiving sponsorship for organizing cultural, artistic, sports, recreational, educational and healthcare activities, scientific seminars and other social activities linked with advertisement of tobacco products.

6. Application of tax- and price-related measures to restrict the use of tobacco products: To formulate an appropriate tax increase roadmap in order to raise the prices of tobacco products with a view to limiting people's access to and use of tobacco products.

II. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Health:

a/ To act as a focal point coordinating with ministries, branches and socio-political organizations in directing the implementation of the program on tobacco harm prevention and combat; to organize the national smoke-free week every year; to organize communication and education about tobacco harm prevention and combat; to encourage the implementation of research schemes on tobacco harms and smoking detoxification measures for application in the community; to carry out regular inspection and examination; to evaluate, review and annually report the results of tobacco harm prevention and combat to the Prime Minister;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Culture and Information in, specifying and inspecting the printing of health warnings on the front surface of cigarette packs; to formulate national technical regulations on cigarette safety and hygiene;

c/ To coordinate with the inspectorates of concerned ministries, branches and localities in examining, inspecting and strictly handling violations of Article 16 of the Government's Decree No. 45/2005/ND-CP of April 6, 2005, on sanctioning of administrative violations in the health domain;

d/ To draft and submit the Bill on tobacco harm prevention and combat to the Government for consideration and subsequent submission to the National Assembly for inclusion in the National Assembly's 2008 legislative program;

e/ To integrate activities of communication about tobacco harm prevention and combat into healthcare programs and other social programs such as the program on reproductive health, the anti-HIV/AIDS program and the program on building healthy cultured villages.

2. The Ministry of Culture and Information:

a/ To direct the mass media and grassroots information agencies to accelerate the communication and education about tobacco harm prevention and combat in order to change smoking behaviors; to adopt measures to restrict to the utmost the use of smoking images on or in artistic works;

b/ To direct its functional agencies to tightly oversee the enforcement of the ban on tobacco advertisement and handle violating organizations and individuals according to law.

3. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

a/ To incorporate tobacco harm prevention and combat knowledge and skills into extra-curricular programs for students of universities, colleges, professional secondary schools, job-training schools and general schools in conformity with the requirements of each target group;

b/ To boost tobacco harm prevention and combat in education establishments; to build non-smoking education establishments; to launch and maintain anti-smoking movements in education establishments.

4. The Ministry of Trade:

a/ To tightly control tobacco product wholesale and wholesale agency according to current regulations; to strictly handle violations of regulations on sales promotion, marketing and trading of tobacco products;

b/ To coordinate with functional agencies in proposing and effectively applying measures against cigarette smuggling, fake cigarettes, cigarettes with imitation brands and poor-quality cigarettes according to law; to work out and direct the implementation of plans on destruction of smuggled cigarettes, fake cigarettes, cigarettes with imitation brands and poor-quality cigarettes; to work out annual plans on allocation of budgetary sources for this work.

5. The Ministry of Industry:

a/ To direct and strictly manage the tobacco industry in accordance with set plannings and plans, from growing of tobacco plants, processing of raw materials to production and consumption of tobacco products; to boost production so as to raise the productivity and quality of home-made tobacco raw materials in substitution of imported ones;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in reorganizing cigarette enterprises in conformity with plannings; to enhance the management of investment in, import and use of cigarette production equipment, cigarette papers, tobacco raw materials and tobacco products according to current regulations.

6. The Ministry of Finance:

a/ To balance and ensure financial sources for activities under the Program on tobacco harm prevention and combat within the annual budget expenditure estimates of ministries, branches and localities according to current regulations and budget decentralization;

b/ To evaluate impacts of special consumption tax policies on the consumption of tobacco products and state revenues. To continue studying and proposing a tax-increase roadmap in order to reduce the use of tobacco products;

c/ To issue a circular to guide the pilot mechanism on mobilization of financial sources for prevention and combat of cigarette smuggling and fake cigarettes.

7. The Ministry of Planning and Investment;

a/ To coordinate with the Ministry of Industry and concerned agencies in managing investment in the tobacco industry according to the Government's regulations; to take the initiative in proposing measures for handling cigarette production join ventures which violate the law on tobacco harm prevention and combat;

b/ To coordinate with the Ministry of Industry and concerned ministries and branches in managing the investment in cigarette production according to current regulations.

8. The Committee for Population, Family and Children: To enhance the education and propagation about prevention and combat of harms caused by smoking to children and pregnant women. To mobilize families, schools and society to participate in preventing cigarette sale, purchase and use by children.

9. The Vietnam Television Station, the Radio Voice of Vietnam and the Vietnam News Agency:

a/ To coordinate with communication agencies in increasing the broadcasting time and publication of information on tobacco harm prevention and combat and dissemination of the law on tobacco harm prevention and combat and smoking detoxification measures;

b/ To develop special columns and programs on tobacco harm prevention and combat. To restrict the publication of works containing smoking images.

10. Ministries and branches shall coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Peasants' Association, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Vietnam War Veterans' Association in elaborating and promulgating documents to guide tobacco harm prevention and combat; and to create favorable conditions for social organizations to take part in tobacco harm prevention and combat activities.

11. Provincial/municipal People's Committees:

a/ To direct provincial-level Health Services to assume the prime responsibility for, and coordinate with other branches in, intensifying tobacco harm prevention and combat activities; to conduct examination and inspection and strictly handle violations of the provisions of Article 16 of the Government's Decree No. 45/2005/ND-CP of April 6, 2005, on sanctioning of administrative violations in the health domain in their localities;

b/ To direct local communication agencies to boost communication and education about tobacco harm prevention and combat in order to change smoking behavior; to regularly conduct dissemination and education of the law on tobacco harm prevention and combat and smoking detoxification measures;

c/ To further socialize activities of tobacco harm prevention and combat, incorporate the issue of tobacco harm prevention and combat into resolutions, rules and regulations of agencies and units or local village conventions.

This Directive takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall base themselves on this Directive to formulate tobacco harm prevention and combat plans in their respective agencies and units and allocate funds for this work according to current regulations.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall organize the implementation of this Directive, and annually send reports on the results of tobacco harm prevention and combat in their respective agencies or localities to the Ministry of Health for sum-up and reporting to the Prime Minister.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 12/2007/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất