Chỉ thị 02/2006/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường thuốc năm 2006
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 02/2006/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2006/CT-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 17/02/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị02/2006/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 02/2006/CT-BYT
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 02/2006/CT-BYT NGÀY 17 THÁNG 02 NĂM 2006 VỀ VIỆC
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG THUỐC NĂM 2006
Trong năm 2005, các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động như sự trượt giá của một số đồng ngoại tệ mạnh, giá xăng dầu tăng đột biến, giá một số loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như hoá chất, khí đốt hoá lỏng, nguyên liệu sản xuất dược phẩm...tăng cao. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, một số sản phẩm tiêu dùng tăng giá như lương thực tăng 7,8%, thực phẩm tăng 12,0%...đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Nhằm hạn chế những tác động của tình hình trên đối với thị trường dược phẩm trong nước, Bộ Y tế đã tích cực triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp bình ổn giá thuốc nên thị trường dược phẩm năm 2005 đạt được mức ổn định tương đối: Cung đáp ứng đủ Cầu, chất lượng thuốc ngày càng được gia tăng, giá cả ổn định, tỷ lệ tăng giá nhóm hàng Dược phẩm, y tế năm 2005 (4,9%) giảm xuống thấp hơn 46% so với năm 2004 (9,1%).
Năm 2006, giá cả các loại vật tư, hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất trên thị trường dược phẩm thế giới vẫn duy trì ở mức cao. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường dược phẩm trong nước có thể sẽ diễn biến phức tạp.
Để tiếp tục duy trì sự ổn định của thị trường thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân, không để xảy ra những biến động bất thường về giá thuốc và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 281/TTg-VX ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc phòng, chữa bệnh năm 2006, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Các đơn vị thuộc Bộ Y tế:
a) Cục Quản lý Dược Việt Nam:
- Xây dựng kế hoạch hành động với các nội dung và giải pháp cụ thể để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuốc trong năm 2006, đảm bảo tính pháp lý, khả thi và hiệu quả.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc trong nước và nước ngoài rà soát lại toàn bộ chi phí sản xuất, tiếp thị, hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết để tránh việc điều chỉnh giá bất hợp lý.
- Chủ trì, phối hợp Thanh tra Bộ Y tế, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các cơ quan ban, ngành liên quan kiểm tra lại phương thức tính cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc sản xuất trong nước, giá nhập khẩu đối với các mặt hàng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc, đặc biệt chú trọng đối với các đơn vị có kế hoạch điều chỉnh giá trong năm 2006 để đảm bảo trên thị trường không có hiện tượng tăng giá đột biến, tăng giá đồng loạt và tăng giá bất hợp lý.
- Chỉ đạo các Công ty: Dược phẩm Trung ương 1, Dược phẩm Trung ương 2 và Dược Trung ương 3 triển khai ngay các bước tiếp theo của kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc quốc gia, mua đủ cơ số thuốc dự trữ lưu thông để kịp thời điều tiết khi có biến động về giá.
- Xây dựng trình Bộ trưởng ký ban hành Quy hoạch mạng lưới lưu thông phân phối, cung ứng thuốc và Quy hoạch sản xuất công nghiệp bào chế thuốc để đảm bảo nhu cầu sử dụng thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam với giá cả ổn định, hợp lý.
- Chỉ đạo về mặt chuyên môn đối với hệ thống kiểm nghiệm thuốc từ Trung ương đến địa phương thực hiện các biện pháp tích cực chủ động đểkiểm tra, giám sát chất lượng thuốc có hiệu quả phục vụ tốt cho việc sản xuất, cung ứng thuốc đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân.
- Tăng cường chỉ đạo và hoạt động hiệu quả hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát, chấn chỉnh nội dung của Chương trình "Sống khoẻ mỗi ngày" để phù hợp với mục tiêu đề ra.
b) Thanh tra Bộ Y tế chỉ đạo và tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc trong cả nước, đặc biệt tập trung vào thị trường thuốc ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng chống đầu cơ tích trữ, nâng giá thuốc bất hợp lý, mua bán thuốc lòng vòng; việc thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
c) Vụ Kế hoạch - Tài chính kiểm tra thực tế tình hình áp dụng Thông tư số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập để kịp thời giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.
d) Vụ Điều trị:
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Thống kê nhu cầu sử dụng thuốc của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh công lập theo các nhóm tác dụng dược lý để làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất thuốc trong nước.
e) Vụ Y học cổ truyền thống kê nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền của các bệnh viện y học cổ truyền và cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong cả nước làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất thuốc cổ truyền trong nước.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:
a) Các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện và Thông tư số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
b) Viện kiểm nghiệm, Phân Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lấy mẫu thuốc để kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành địa phương tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bình ổn giá thuốc trên phạm địa bàn.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các công ty, các hiệu thuốc, nhà thuốc, các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chủ trương, chính sách, các quy định của Chính phủ và Bộ Y tế về quản lý giá thuốc.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở trong quá trình thực hiện về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
4. Các công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm có trách nhiệm:
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả, an toàn và giá cả hợp lý, nhất thiết không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, đầu cơ tích trữ gây khan hiếm thuốc giả tạo.
- Thực hiện mọi biện pháp để bình ổn giá thuốc, nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp cải tiến công nghệ, tăng cường hiệu quả sản xuất, triệt để cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết nhằm giảm bớt giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai, kê khai lại và báo cáo giá thuốc với cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc theo đúng các quy định hiện hành.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành, Giám đốc các Công ty sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể triển khai các nội dung của Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 3 tháng/lần về Cục Quản lý Dược Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
BỘ TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây