Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 07/2008/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2008/TT-BXD |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 07/04/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư07/2008/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 07/2008/TT-BXD
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 07/2008/TT-BXD NGÀY 07 THÁNG 04 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT
VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5 Điều 38 và Điều 41 Mục 6 chương II - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 08/2005/NĐ-CP), như sau:
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khi lập quy hoạch xây dựng cần đầy đủ các căn cứ được quy định tại Điều 7, Điều 15, Điều 23 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và tuân thủ theo trình tự từ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong trường hợp mà chưa có đủ các căn cứ theo quy định thì phải dựa trên định hướng lớn của các ngành, các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.
2. Nhiệm vụ quy hoạch có thể được điều chỉnh trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
Khi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, có những nội dung khác với nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt mà không thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Người có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới do mình quản lý và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Đối với quy hoạch xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng đã được xác định tại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng phải xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi phê duyệt các quy hoạch xây dựng đó.
5. Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
6. Đối với dự án đầu tư xây dựng có địa điểm xây dựng ngoài đô thị do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc thì có thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhưng phải đảm bảo sự kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
7. Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh;
8. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực xây dựng công trình phúc lợi công cộng và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, sau 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt chưa triển khai thực hiện mà vẫn phù hợp với định hướng phát triển và lợi ích xã hội thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện quy hoạch trên cơ sở các giải pháp khắc phục và kế hoạch cụ thể, đồng thời có trách nhiệm thông báo và giải thích cho các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết và thực hiện.
9. Quy hoạch xây dựng (cho các giai đoạn 5, 10 năm hoặc dài hơn) mang tính dự báo, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện khi xuất hiện các yếu tố tác động làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng, thì Uỷ ban nhân dân các cấp cần tổ chức điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
10. Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
11. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các cấp có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng bằng văn bản với các nội dung được hướng dẫn tại phần V của Thông tư này.
Hồ sơ đồ án gồm thuyết minh tổng hợp và bản vẽ kèm theo quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng được đóng dấu của cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng.
Cơ quan tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh và hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.
12. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương được thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
13. Quy cách thể hiện hồ sơ, nội dung thuyết minh, các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng phải tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng.
14. Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Phần II, Phần III, Phần IV, Phần V, Phần VI của Thông tư này, trừ những trường hợp có quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Phần II
LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng cần xác định rõ phạm vi, mục tiêu, tính chất, một số chỉ tiêu dự kiến về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo các giai đoạn phát triển và các yêu cầu cần nghiên cứu về tổ chức không gian và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng được xác định trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và có ý nghĩa quyết định hoặc ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng có thể theo địa giới hành chính hoặc theo vùng ảnh hưởng mà không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính của vùng.
Tuỳ theo tính chất và phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng cần xác định nội dung nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng .
2. Đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các bản vẽ thể hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:
a) Đối với vùng thuộc ranh giới của một hoặc nhiều đơn vị hành chính như vùng liên tỉnh, vùng đô thị lớn, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện cần xác định các tiềm năng, động lực và khả năng khai thác để phát triển vùng; dự báo về xu hướng, tốc độ đô thị hoá, phân vùng chức năng, phân bố dân cư; các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản xuất; xác định các công trình đầu mối hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng.
b) Đối với các vùng được hình thành trên cơ sở các tiềm năng và động lực đã được xác định như công nghiệp, cảng, du lịch, di sản, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, hành lang kinh tế... cần xác định khả năng khai thác để làm cơ sở xác định quy mô phát triển, phân vùng chức năng, tổ chức phân bố dân cư và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với mục tiêu, tính chất phát triển vùng.
Đối với các hành lang kinh tế dọc các trục giao thông, ngoài các nội dung nghiên cứu trên cần đảm bảo yêu cầu về hành lang an toàn giao thông trên toàn tuyến.
II. QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị cần tập trung làm rõ mục tiêu, quan điểm phát triển đô thị, ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng; tiềm năng, động lực phát triển; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật, xã hội; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu hướng phát triển đô thị, tổ chức cơ cấu không gian, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án.
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đối với các loại đô thị, khu chức năng có quy mô, tính chất khác nhau cần xác định nội dung nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.
2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ thể hiện đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:
a) Đối với đô thị trực thuộc Trung ương cần nghiên cứu những định hướng lớn về phân bố dân cư, phân khu chức năng, tổ chức hệ thống các trung tâm (hành chính, chính trị, thương mại - dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục,...) cấp đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chính, đặc biệt là hệ thống công trình ngầm có quy mô lớn (đường tàu điện ngầm, hầm đường bộ, bãi đỗ xe, ga tàu điện ngầm...) có mối quan hệ đến việc tổ chức không gian kiến trúc đô thị trên mặt đất và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng các quận.
b) Đối với các quận của các đô thị trực thuộc Trung ương cần cụ thể hoá định hướng tổ chức không gian và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn đô thị; xác định việc sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc đô thị thuộc ranh giới quận theo định hướng của toàn đô thị; tổ chức các mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả công trình ngầm nếu có) và công trình hạ tầng xã hội cụ thể trong phạm vi quận đảm bảo sự phù hợp, kết nối với khu vực xung quanh và toàn đô thị;
Đối với các huyện ngoại thành của các đô thị trực thuộc Trung ương, có điều kiện và khả năng phát triển đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung toàn đô thị, thì tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng theo nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng quận.
c) Đối với các đô thị mới cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị;
d) Đối với các khu công nghệ cao và khu kinh tế đặc thù cần làm rõ tính đặc thù và mục tiêu phát triển; phân khu chức năng; tổ chức dân cư; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch và nguồn lực thực hiện;
e) Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha cần làm rõ phân khu chức năng, việc kết nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào và xác định các khu dân cư, dịch vụ đảm bảo sự phát triển theo các giai đoạn.
III. QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng xây dựng đô thị
a) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cần làm rõ mục tiêu, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; một số chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu, nguyên tắc đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung xây dựng được duyệt và các khu vực lân cận;
b) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cần làm rõ phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu, nguyên tắc đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt và khu vực xung quanh.
c) Phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng được xác định trên cơ sở nhu cầu quản lý và đầu tư xây dựng, phù hợp với các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển đô thị.
2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ thể hiện đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố.
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: xác định các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, giải pháp tổ chức kiến trúc đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất và đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
a) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, chỉnh trang cần đánh giá toàn bộ hiện trạng về các công trình xây dựng (nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm,...), các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi trường của khu vực thiết kế để có giải pháp quy hoạch phù hợp về kiến trúc cảnh quan và sự kết nối giữa các công trình kỹ thuật.
b) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng mới hoặc cải tạo hai bên trục đường chính trong đô thị phải xác định phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 m mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ. Đối với quốc lộ hoặc tỉnh lộ là các trục hành lang phát triển phải xác định phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 100m mỗi bên kể từ phía ngoài hành lang an toàn đường bộ.
c) Đối với các khu vực bảo tồn, di sản cần xác định phạm vi bảo vệ các khu vực, các công trình bảo tồn, di sản, đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị của di sản, danh lam thắng cảnh nhưng không làm cản trở tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của các đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng liên quan tới địa giới hành chính hai quận, hai huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính một tỉnh;
Đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh nhưng có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính hai tỉnh trở lên thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan có trách nhiệm phối hợp tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5, trừ các quy hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này;
c) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.
Nội dung nghiên cứu và các bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.
IV. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Dự báo quy mô dân số trên địa bàn xã theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; các yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản xuất; các chỉ tiêu về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
Đối với các xã có khả năng và nhân tố phát triển đã được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện thì cần phải xác định các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
2. Đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
- Xác định động lực phát triển, xu thế đô thị hoá, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư; các khu vực có khả năng phát triển; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị trí và quy mô các công trình phục vụ công cộng. Nêu các nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng giai đoạn.
- Xác định ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về dân số, đất đai xây dựng, hạ tầng xã hội và kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức năng, giải pháp tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật, các dự án đầu tư xây dựng ưu tiên của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.
Phần III
LẤY Ý KIẾN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều 15, Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 26 của Luật Xây dựng; Điều 25 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:
1. Lấy ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị:
Trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
2. Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
Trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố, thị xã, quận, phường để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt;
3. Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng.
Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt phải phù hợp với định hướng phát triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng. Đồng thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, tồn tại của phương án lựa chọn trên cơ sở các ý kiến đóng góp.
Phần IV
THẨM ĐỊNH VÀ TRÌNH DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Thực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều 19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Cơ quan thẩm định
a) Bộ Xây dựng
Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc)
Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện và vùng liên huyện, các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan thiên nhiên, vùng bảo tồn di sản, vùng du lịch...); quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4, loại 5 và các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4, loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...), các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù; các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính một tỉnh;
c) Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, gồm quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc các đô thị loại 4 và loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này).
2. Hội đồng thẩm định :
a) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng quyết định việc thành lập, thành phần, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định ;
b) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân các cấp, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định việc thành lập Hội đồng thẩm định;
c) Cơ cấu của hội đồng thẩm định gồm các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các hội nghề nghiệp có liên quan.
Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng đồ án, người có thẩm quyền quyết định tổ chức hoặc không tổ chức Hội đồng thẩm định.
3. Các nội dung thẩm định
a) Các căn cứ pháp lý để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
b) Quy cách hồ sơ; thành phần hồ sơ; nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.
II. TRÌNH DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1. Cơ quan trình duyệt
a) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô thị mới liên tỉnh; quy hoạch chung xây dựng các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù, các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 2 trở lên và các đô thị mới liên tỉnh và các quy hoạch xây dựng khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 2 trở lên và quy hoạch chung xây dựng các Khu công nghệ cao, Khu kinh tế đặc thù;
c) Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan đồng trình Bộ Xây dựng phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính hai tỉnh trở lên;
d) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản,...);
- Quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4 và loại 5 và các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính của tỉnh;
e) Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận, huyện của thành phố trực thuộc Trung ương;
f) Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện
Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 và quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này);
g) Uỷ ban nhân dân xã trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
h) Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới do mình quản lý.
i) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.
2. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:
a) Hồ sơ trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, nội dung nhiệm vụ, bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Hồ sơ trình duyệt đồ án quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ thu nhỏ in màu.
Số lượng hồ sơ trình duyệt theo yêu cầu của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng trên cơ sở tính chất, quy mô của từng loại quy hoạch xây dựng nhưng không ít hơn 20 bộ.
c) Hồ sơ thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các phụ lục tính toán kèm theo, các bản vẽ thu nhỏ in màu và các bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ theo quy định, các văn bản pháp lý có liên quan; số lượng hồ sơ tối thiểu là 03 bộ.
Phần V
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
Thực hiện theo các quy định tại Điều 11, Điều 19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:
1. Bộ Xây dựng
Phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ khi được ủy quyền và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính nhiều tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản,...);
b) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, quy hoạch chung xây dựng các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
c) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù;
d) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính một tỉnh phải có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt;
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4 loại 5; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ những quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này).
b) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 là trung tâm tỉnh lỵ thì trước khi phê duyệt Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần phải xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc).
c) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư,...thuộc các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự án thuỷ điện, dự án khai thác, chế biến khoảng sản,...); quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung sau khi có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc).
II. NỘI DUNG PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng; mục tiêu và quan điểm; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến về tỷ lệ đô thị hoá, dân số trong vùng theo các giai đoạn phát triển; các yêu cầu nghiên cứu tổ chức không gian hệ thống các điểm dân cư đô thị và nông thôn, các khu vực chức năng khác, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và ranh giới vùng; tính chất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính phát triển vùng; các cực phát triển, các trục đô thị hóa và xu hướng di dân; quy mô dân số đô thị, nông thôn của toàn vùng theo các giai đoạn phát triển; vị trí, tính chất, chức năng, cấp, loại và quy mô dân số của từng đô thị trong vùng theo các giai đoạn phát triển; tổ chức không gian các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản xuất; hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và dự kiến nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.
2. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng đô thị; tính chất đô thị; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới đô thị; tính chất, chức năng của đô thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; cơ cấu tổ chức không gian và ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về kiến trúc, cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.
3. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng
a) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu nghiên cứu khác; danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.
4. Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: ranh giới, quy mô diện tích và dân số của xã theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng, các nguồn, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản xuất; các chỉ tiêu về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
- Quy mô dân số, quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư nông thôn; các khu vực có khả năng phát triển; mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị trí và quy mô các công trình phục vụ công cộng như các công trình hành chính, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ...của xã; nêu các nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng giai đoạn; các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
- Ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức năng, giải pháp tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật; các công trình dự kiến đầu tư xây dựng của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.
III. LƯU TRỮ HỒ SƠ:
Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại các cơ quan sau:
1) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được lưu trữ tại Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có liên quan;
2) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh (Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc), Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan trực tiếp;
3) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan.
Phần VI
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định tại các Điều 12, Điều 20, Điều 29 và Điều 37 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Căn cứ tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động tới quá trình phát triển đô thị, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định về thời hạn và nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
2. Khi phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì chỉ tập trung vào những nội dung điều chỉnh, những nội dung không điều chỉnh của đồ án đã được phê duyệt vẫn được giữ nguyên giá trị pháp lý, được thể hiện trong nội dung hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phải được tiếp tục thực hiện để đảm bảo quy hoạch xây dựng có tính liên tục và thường xuyên.
Ngoài ra, cần phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
3. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng là sự thay đổi một hoặc một số trong các nội dung về chức năng, quy mô, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,... của một hoặc vài khu vực nhưng không làm thay đổi các định hướng phát triển lớn về kinh tế xã hội, bố cục không gian kiến trúc, bố trí mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chính đã được xác định tại quy hoạch xây dựng trước.
4. Khi thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Xây dựng về nội dung điều chỉnh. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh.
Phần VII
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. CÔNG BỐ, CÔNG KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc công bố, công khai quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng vùng:
a) Bộ Xây dựng hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh.
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng chức năng khác (vùng công nghiệp, vùng nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, vùng lãnh thổ dọc theo các trục tuyến giao thông); Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng vùng nêu trên.
c) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng, bao gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng;
- Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng.
- Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng.
2. Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; Uỷ ban nhân dân các cấp huyện và cấp xã trong vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các quy hoạch chung xây dựng đô thị nêu trên.
b) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, bao gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị;
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đô thị;
- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Quy định về quản lý quy hoạch chung xây dựng.
3. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm công bố, công khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị liên quan đến địa giới hành chính do mình quản lý.
b) Nội dung công bố, công khai đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, bao gồm:
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng.
4. Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng được duyệt, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
II. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 33 của Luật Xây dựng, Điều 41 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
2. Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng:
a) Chứng chỉ quy hoạch xây dựng là văn bản xác định các thông tin và số liệu về quy hoạch xây dựng được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
b) Nội dung của chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, diện tích, toạ độ mốc giới của lô đất, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
c) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, sơ đồ vị trí và bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện.
d) Thời gian xem xét, cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt, cơ quan quản lý xây dựng (kiến trúc quy hoạch) các cấp căn cứ vào quy chuẩn xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc thông qua Hội đồng kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh để có văn bản thoả thuận thay cho việc cấp chứng chỉ quy hoạch.
Hồ sơ thoả thuận kiến trúc quy hoạch: đơn đề nghị cấp văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch, sơ đồ vị trí và bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện, thuyết minh và bản vẽ nhiệm vụ thiết kế công trình, các phương án sơ phác thiết kế công trình gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt công trình ở tỷ lệ thích hợp.
Thời gian xem xét và có văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch không quá 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Phần VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;
2. Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, định kỳ tình hình lập quy hoạch xây dựng và việc phát triển đô thị nông thôn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt;
3. Các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp ở các địa phương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện các nội dung trên trong phạm vi lãnh thổ do cấp huyện quản lý (huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh);
b) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các nội dung trên trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu báo cáo do Bộ Xây dựng quy định.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 07/2008/TT-BXD |
Hanoi, April 7, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE ELABORATION, EVALUATION, APPROVAL AND MANAGEMENT OF CONSTRUCTION PLANNINGS
Pursuant to the Government's Decree No. 17/ 2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
The Ministry of Construction guides the elaboration, evaluation, approval and management of construction plannings specified in Sections 1. 2. 3. 4 and 5, Articles 38 and 41, Section 6, Chapter 11 of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning (below referred to as Decree No. 08/2005/ND-CP for short) as follows:
Part I
GENERAL PROVISIONS
1. Elaboration of a construction planning must be based on sufficient grounds specified in Articles 7, 15 and 23 of Decree No. 08/2005/ND-CP and follow the sequence from regional construction planning, general construction planning to detailed construction planning. In case the required grounds are insufficient, the planning must be based on major orientations of branches, development programs and plans of localities and socio-economic factors that are influential in areas under construction planning.
2. Planning tasks may be adjusted in the process of elaborating construction plans
In the course of elaboration of a detailed construction plan, if there are contents different from approved planning tasks but resulting in no change in the boundaries, acreages and characteristics of planned areas, these planning tasks are not required to be re-defined. Competent persons only need to re-approve planning tasks in order to ensure conformity with the detailed construction plan.
3. Management boards of hi-tech parks and special economic zones shall organize the elaboration of detailed construction plans on functional zones under their management and submit them to competent state agencies for evaluation and approval under this Circular's guidance.
4. For construction plannings of areas of economic, political, social, security and defense importance already determined in construction planning tasks, agencies competent to approve construction plannings shall seek opinions of their immediate superior agencies before approving these plannings.
5. For other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage zones, relic conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.) covering more than 500 hectares, general construction plannings must be elaborated before elaborating detailed construction plannings.
6. For a construction investment project located outside an urban area, under which the synchronous system of technical infrastructure works and architectures is invested by only one investor, a detailed construction planning of 1/ 500 scale which must ensure rational connection with the technical infrastructure outside the project fence may be worked out.
7. For a construction investment project implemented by only one investor on an area of less than 5 hectares (or less than 2 hectares for a project on construction of apartment buildings), the construction investment project may be elaborated without a detailed construction planning of 1/500 scale. General site plan, work architecture plan and technical infrastructure solutions in the basic design must be in line with the detailed construction planning of 1/2,000 scale, ensuring the technical infrastructure connection and architectural space compatibility with adjacent areas.
8. If detailed construction planning schemes on areas for the construction of public-utility works and major technical infrastructure works cannot be implemented three years after they are approved and publicized but are still in line with development orientations and public interests, persons competent to approve these plannings shall decide to adjust the planning implementation duration based on remedying measures and specific plans, and at the same time notify and explain these plannings and their adjusted implementation duration to organizations and individuals in the planning areas for information and implementation.
9. When any contingencies occur in the course of implementation of construction plannings (for five-year, ten-year or longer periods) and affect their forecasts, People's Committees at all levels should make appropriate adjustments to these plannings.
10. Construction planning schemes must be compliant with applicable construction standards and regulations and approved construction planning tasks.
11. Agencies with the approving competence at all levels shall approve in writing construction planning contents as guided in Section V of this Circular.
A planning scheme dossier comprises general explanations and drawings enclosed with the decision approving the construction planning appended with the seal of the scheme-evaluating agency.
Agencies providing consultancy on the elaboration of construction planning schemes shall take responsibility for their studies and econo-technical calculations expressed in explanations and drawing dossiers of approved construction planning schemes.
12. The elaboration, evaluation and approval of plannings on industrial parks and export processing zones of which investment policies have been approved by the Prime Minister, must comply with current legal documents.
13. Dossier presentation formats, explanations, diagrams, charts and drawings of planning tasks and construction planning schemes must comply with the Ministry of Construction's regulations.
14. The elaboration, evaluation and approval of planning tasks and construction planning schemes must comply with the provisions of Parts II, III, IV, V and VI of this Circular, except for cases subject to separate decisions of the Prime Minister.
Part II
ELABORATION OF CONSTRUCTION PLANNINGS
I. REGIONAL CONSTRUCTION PLANNINGS
1. Regional construction planning tasks
Regional construction planning tasks must clearly determine the planning scope, objectives and characteristics, forecasts about population, land, technical and social infrastructure in different development periods and issues to be studied in relation to the spatial organization and technical and social infrastructure works of regional importance; and the list of scheme documents.
The scope of regional construction planning is determined on the basis of assessment of factors that directly or indirectly exert decisive or great impacts on the regional socio-economic development. The scope of regional construction planning may be determined according to administrative boundaries or affected areas beyond administrative boundaries of the planning regions.
Depending on the characteristics and scope of regional construction planning, construction planning tasks must identify relevant study contents as prescribed in the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008.
2. Regional construction planning schemes
Studied and explained contents and drawings of regional construction planning schemes must comply with the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008. Depending on each specific object, attention must be paid to the following contents:
a/ For regions encompassing one or more than one administrative unit, such as inter-provincial regions, large urban regions, provincial regions, inter-district regions and district regions, it is necessary to determine the potential, strengths and exploitability for regional development; forecast the urbanization trend and rate, functional zones and population distribution; identify specialized functional zones, production establishments and major social and technical infrastructure works of regional importance.
b/ For regions formed on the basis of identified potential and strengths for development such as industry, port, tourism, heritage, culture, natural landscape, economic corridor, etc., it is necessary to figure out their exploitability to serve as a basis for determining the development scale, functional zones, population distribution and technical infrastructure system suitable to regional development objectives and characteristics objectives and characteristics.
For economic corridors along arterial roads, apart from the above contents of study, it is also necessary to ensure the requirement on traffic safety corridors along the roads.
II. GENERAL URBAN CONSTRUCTION PLANNINGS
1. General urban construction planning tasks
General urban construction planning tasks must clarify urban development objectives and viewpoints, scope of study and scope of general construction planning; development potential and strengths; basic forecasts about population, land and technical and social infrastructure; major requirements and principles for studying urban development directions, spatial structure organization, major works and the system of technical infrastructure works; and the list of scheme documents.
General construction planning tasks for various urban areas and functional zones of different sizes and characteristics must identify relevant study contents under the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008.
2. General urban construction planning schemes
Studied and explained contents and charts and maps of general urban construction planning schemes must comply with the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008. Depending on each specific object, attention must be paid to the following contents:
a/ For centrally run urban areas, it is necessary to study major orientations for population distribution, functional zones, organization of the system of urban area-level (administrative, political, commercial-service, cultural, medical and educational) centers; major technical infrastructure works and organization of the main technical infrastructure system, especially the system of major underground works (subway-trains, road tunnels, parking lots, subway stations, etc.) which are related to the spatial organization of surface urban architectures and serve as a basis for the elaboration of general construction plannings of districts;
b/ For districts of centrally run urban areas, it is necessary to concretize orientations for spatial organization and econo-technical norms specified in general construction planning schemes of entire urban areas; determine the land use and spatial organization of urban architectures within district boundaries in line with orientations set for entire urban areas; organize networks of technical infrastructure works (including underground works, if any) and specific social infrastructure works within districts, ensuring compatibility and connectivity with surrounding areas and entire urban areas;
For suburban districts of centrally run urban areas, which have their development conditions and potential identified in general planning schemes of entire urban areas, general construction plannings shall be elaborated according to general construction planning schemes of these districts.
c/ For new urban areas, it is necessary to analyze and clarify grounds for their formation and development; study spatial, architectural and environmental development models suitable to urban characteristics and functions; determine development stages, implementation plans and projects that are decisive to the formation and development of new urban areas, and urban development management models;
d/ For hi-tech parks and special economic zones, it is necessary to clarify their particularities and development objectives; identify functional zones; population distribution; and determine development stages, implementation plans and resources;
e/ For other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.) covering more than 500 hectares, it is necessary to clarify functional zones, connections with outside-the-fence technical works and arrangement of residential and service areas to ensure development through different periods.
III. DETAILED URBAN CONSTRUCTION PLANNINGS
1. Detailed urban construction planning tasks
a/ A detailed urban construction planning of 1/2,000 scale must clarify objectives, boundaries, acreage and characteristics of the area under the detailed planning; forecasts about land use, social and technical infrastructure; requirements and principles to ensure compatibility of architectural space and technical infrastructure connection with the approved general construction planning and adjacent areas.
b/ A detailed urban construction planning of 1/500 scale must clarify boundaries and acreage of the area under the detailed planning; forecasts about population, land and technical infrastructure; requirements and principles to ensure compatibility with the approved detailed construction planning of 1/2,000 and adjacent areas.
c/ The scope of a detailed construction planning is determined on the basis of management requirements and construction investment needs and in line with priority investment programs and projects on urban development.
2. Detailed urban construction planning schemes
Studied and explained contents and charts, maps and drawings of detailed urban construction planning schemes must comply with the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008. Depending on each specific object, attention must be paid to the following contents:
- For a detailed construction planning of 1/2,000 scale: To determine the utility of each land lot; principles for organization of space and landscape architecture for the whole planning area; norms of population, land use and technical infrastructure for each street block; and the network of technical infrastructure works in major streets.
- For a detailed construction planning of 1/500 scale: To determine norms of population, land use and technical infrastructure, solutions to architectural organization for each land lot; and the network of technical infrastructure works up to the boundaries of land lots, ensuring their feasibility.
a/ For detailed plannings on construction, renovation or embellishment, it is necessary to assess the actual state of all construction works (residential houses, public works, technical infrastructure of underground works, etc.) and socio-cultural and environmental factors of the designed area in order to devise appropriate planning solutions in landscape architecture and connections between technical works.
b/ For detailed plannings on construction or renovation of areas along urban trunk roads, it is necessary to determine a planning scope of at least 50 m from each road side's red line. For national highways or provincial roads which serve as development corridors, it is necessary to determine a planning scope of at least 100 m from each road side's traffic safety corridor.
c/ For conservation or heritage zones, it is necessary to determine a scope of protection of conservation or heritage zones or works and ensure the preservation and promotion of values of heritages, scenic places or beauty spots and no obstacles to socio-economic development.
3. Agencies organizing the elaboration of detailed urban construction planning tasks and schemes
a/ Provincial-level People's Committees shall:
Organize the elaboration of tasks and schemes of detailed plannings of 1/2,000 scale for functional zones of special, grade-1. grade-2 and grade-3 urban areas; detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scales for areas under detailed construction planning encompassing two or more districts; other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage sites, relic protection zones, education and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.) and functional zones of new urban areas; functional zones in a new inter-provincial urban area with the detailed construction planning scope within the boundaries of a province;
For functional zones in a new inter-provincial urban area with the detailed construction planning scope within the boundaries of two provinces or more, People's Committees of concerned provinces shall coordinate with one another in elaborating detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scales.
b/ District-level People's Committees shall:
Organize the elaboration of tasks and schemes of detailed plannings of 1/2,000 scale for functional zones of grade-4 and grade-5 urban areas; detailed plannings of 1/500 scale for functional zones of urban areas of grade 5 to special grade, except for detailed construction plannings guided at Point a, Clause 3, Section III, Part II of this Circular;
c/ Investors of investment projects on construction of consolidated works shall organize the elaboration of tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/500 scale within the scope of their projects.
Studied contents and drawings of detailed urban construction planning schemes must comply with the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008.
IV. CONSTRUCTION PLANNINGS OF RURAL RESIDENTIAL AREAS
1. Tasks of a construction planning of rural residential areas:
Forecasting the population of the commune in each planning period; setting major requirements and principles for studying the locations and layout of the commune center, rural residential areas, functional zones, major works and the system of technical infrastructure works in the whole commune; requirements and principles for renovation, repair and expansion of residential quarters, public-service works and works in service of production; norms of population, land and technical infrastructure of the planned commune center and rural residential areas; the list of scheme documents.
For communes with development potential and conditions determined in construction planning schemes of provincial or district regions, it is necessary to identify construction work items expected to be invested in.
2. Schemes of a construction planning of rural residential areas:
- Identifying development strengths and urbanization trend; forecasting population and construction land areas for the whole commune, commune center and each residential area; zones with development potential; the network of technical infrastructure works of the whole commune; and determining locations and sizes of public-service works. Proposing works that need to be renovated, repaired or built to suit the development of each rural residential area in each period.
- Delimiting boundaries, determining area and population, and setting targets of population, construction land, social and technical infrastructure; determining the land use structure, functional zones, solutions to spatial organization and technical infrastructure, and priority construction investment projects of the planned commune center and rural residential areas.
Part III
GATHERING OF COMMENTS ON CONSTRUCTION PLANNINGS
The gathering of comments on construction planning tasks and schemes must comply with the provisions of Articles 15, 17, 19, 21, 23 and 26 of the Construction Law; Article 25 of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP and the following specific guidance:
1. Gathering of comments on tasks and schemes of regional construction plannings and
general urban construction plannings:
In the course of elaboration of tasks and schemes of regional construction plannings and general urban construction plannings. consultancy organizations shall gather written comments of concerned agencies and organizations before reporting them to competent authorities for consideration and approval;
2. Gathering of comments on detailed urban construction planning schemes:
In the course of elaboration of detailed urban construction planning schemes, consultancy organizations shall coordinate with local administrations in gathering comments of organizations and individuals in planning areas through meetings, direct exchange of opinions or distribution of opinion forms to collect comments on planning contents at information centers of cities, provincial towns, districts or wards for people to get easy access to them and make comments;
3. Based on dossiers of construction planning tasks and schemes and gathered comments, persons competent to approve plannings shall make decisions on selection of a construction planning.
Approved construction planning schemes must be in line with the set development orientations; ensure the feasibility and harmony between interests of the State and the community.
At the same time, specific plans and solutions must be worked out to address limitations and problems of the selected planning based on public comments.
Part IV
EVALUATION AND SUBMISSION FOR APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNINGS
I. EVALUATION OF CONSTRUCTION PLANNING TASKS AND SCHEMES
Evaluation of construction planning tasks and schemes must comply with the provisions of Articles 11, 19, 28 and 36 of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP, which is specifically guided as follows:
1. Evaluating agencies
a/ The Ministry of Construction shall evaluate construction planning tasks and schemes falling under the Prime Minister's approving competence.
b/ Provincial/municipal Construction Services or Planning and Architecture Services (for provinces or cities where exist Planning and Architecture Services) shall evaluate construction planning tasks and schemes falling under the approving competence of provincial-level People's Committees, including:
- Construction plannings of provincial, district or inter-district regions and other regions within administrative boundaries of a province (natural landscape regions, regions for heritage conservation or tourism, etc.); general construction plannings of grade-3, grade-4 or grade-5 urban areas and new urban areas with a population equal to that of grade-3, grade-4 or grade-5 urban areas; general construction plannings of districts of centrally run cities, other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, local industrial zones, etc.) covering more than 500 hectares.
- Detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of special, grade-1, grade-2 or grade-3 urban areas; detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scale of areas with a detailed planning scope within administrative boundaries of two districts or more; other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.), functional zones of hi-tech parks and special economic zones: functional zones of new urban areas; functional zones in inter-provincial new urban areas with a detailed planning scope within administrative boundaries of a province:
c/ District-level agencies in charge of construction management shall evaluate tasks and schemes of detailed urban construction plannings falling under the approving competence of presidents of district-level People's Committees, including detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of grade-4 and grade-5 urban areas; detailed construction plannings of 1/500 scale of functional zones of urban areas of special grade to grade 5; detailed construction plannings of work construction investment projects and construction plannings of rural residential areas (except for detailed construction plannings guided at Point a, Clause 3, Section III. Part II of this Circular).
2. Evaluation councils:
a/ For a construction planning scheme falling under the Prime Minister's approving competence, the Ministry of Construction shall decide on the setting up, composition and number of members of an evaluation council;
b/ For a construction planning scheme falling under the approving competence of People's Committees at any level, persons with approving competence shall decide on the setting up of an evaluation council;
c/ An evaluation council is composed of representatives of functional state management agencies, local administrations and concerned professional associations.
Depending on characteristics and scale of each scheme, competent persons shall decide to whether or not organize an evaluation council.
3. Contents subject to evaluation
a/ Legal grounds for making a construction planning scheme;
b/ Dossier format and composition; contents of construction planning tasks and scheme as guided in this Circular and stipulated in the Ministry of Construction's Decision No. 03/2008/QD-BXD of March 31, 2008.
II. SUBMISSION FOR APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNING TASKS AND SCHEMES
1. Submitting agencies
a/ The Ministry of Construction shall submit to the Government for approval tasks and schemes of construction plannings of key regions and inter-provincial regions; general construction plannings of new inter-provincial urban areas; general construction plannings of hi-tech parks, special economic zones, special-grade, grade-1 or grade-2 urban areas, new urban areas with a population equal to that of urban areas of grade 2 or higher grade and inter-provincial new urban areas and other construction plannings at the request of the Prime Minister:
b/ Provincial-level People's Committees shall submit to the Ministry of Construction for evaluation and submission to the Prime Minister for approval tasks and schemes of general construction plannings of special-grade, grade-1 or grade-2 urban areas, new urban areas with a population equal to that of urban areas of grade 2 or higher grade and, and general construction plannings of hi-tech parks and special economic zones;
c/ People's Committees of concerned provinces shall jointly submit to the Ministry of Construction for approval tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 and 1/500 scales of functional zones in new inter-provincial urban areas with a detailed planning scope within administrative boundaries of two provinces or more;
d/ Provincial/municipal Construction Services or Planning and Architecture Services (for provinces and cities where exist Planning and Architecture Services) shall submit to provincial-level People's Committees for approval tasks and schemes of the following construction plannings:
- Construction plannings of provincial or inter-district regions and other regions within administrative boundaries of a province (landscape regions, heritage conservation regions);
- General construction plannings of new urban areas with a population equal to that of a grade-3, grade-4 or grade-5 urban area and other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.) covering more than 500 hectares;
- Detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of special-grade, grade-1, grade-2 or grade-3 urban areas; detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scale of areas with a detailed planning scope within administrative boundaries of two districts or more; other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical .establishments, industrial clusters, etc.); functional zones of new urban areas; functional zones in new inter-provincial urban areas with a detailed planning scope within administrative boundaries of a province;
e/ District-level People's Committees shall submit to provincial-level People's Committees for approval tasks and schemes of construction plannings of district regions, general construction plannings of grade-3, grade-4 or grade-5 urban areas; general construction plannings of districts of centrally run cities;
f/ District-level agencies in charge of construction management shall submit to the district-level People's Committees for approval tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of grade-4 or grade-5 urban areas; detailed construction plannings of 1/500 scale of functional zones of urban areas of special grade to grade 5, and detailed construction plannings of investment projects on construction of concentrated works (except for detailed construction plannings specified at Point a, Clause 3, Section III, Part II of this Circular);
g/ Commune People's Committees shall submit to district-level People's Committees for approval tasks and schemes of construction plannings of rural residential areas.
h/ Management boards of hi-tech parks and special economic zones shall submit to provincial-level People's Committees for approval tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 and 1/500 scales of functional zones within boundaries under their management.
i/ Investors of investment projects on construction of concentrated works shall submit to district-level People's Committees for approval tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/500 scale under projects they invest in.
2. Dossiers of construction planning tasks and schemes:
a/ A dossier of a construction planning task to be submitted for approval comprises a written request for approval, task contents and drawings as prescribed and relevant legal documents.
b/ A dossier of a construction planning scheme comprises a written request for approval, general explanations and color-printed miniature drawings.
The number of dossier sets to be submitted for approval is set by agencies in charge of construction planning management based on the characteristics and size of each type of construction planning but must be at least 20.
c/ A dossier for evaluation of construction planning tasks and schemes comprises a written request for approval, general explanations, calculation annexes, color-printed miniature drawings and black-and-white drawings of prescribed scales and relevant legal documents; the minimum number of dossier sets is 3.
Part V
APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNINGS
I. APPROVING AGENCIES
Approving agencies are defined in Articles 11, 19, 28 and 36 of the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP, and specifically guided as follows:
1. The Ministry of Construction shall approve construction planning tasks and schemes falling under the Prime Minister's competence when so authorized and detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scales of functional zones in new inter-provincial urban areas with a planning scope within administrative boundaries of many provinces.
2. Provincial-level People's Committees shall approve:
a/Tasks and schemes of construction plannings of provincial, inter-district or district regions and other regions within administrative boundaries of a province (landscape regions, heritage conservation regions, etc.);
b/ Tasks and schemes of general construction plannings of grade-3, grade-4 or grade-5 urban areas, new urban areas with a population equal to that of grade-3, grade-4 or grade-5 urban areas, general construction plannings of districts of centrally run cities and other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, industrial clusters, etc.) covering more than 500 hectares;
c/ Tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2.000 scale of functional zones of special-grade, grade-1, grade-2 or grade-3 urban areas; detailed plannings of 1/2,000 and 1/500 scales of areas with a planning scope within administrative boundaries of two districts or more; other functional zones outside urban areas (urban centers, tourist sites, heritage conservation zones, educational and training establishments, medical establishments, local industrial zones, etc.); functional zones of new urban areas; and functional zones of hi-tech parks and special economic zones;
d/ Before tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 and 1/500 scales of functional zones in new inter-provincial urban areas with a planning scope within administrative boundaries of a province are approved, the Ministry of Construction's expert opinion is required.
3. District-level People's Committees shall approve:
a/ Tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of grade-4 or grade-5 urban areas; detailed plannings of 1/500 scale of functional zones of urban areas of special grade to grade 5; detailed construction plannings of investment projects on construction of concentrated works; construction plannings of rural residential areas (except for detailed urban construction plannings specified at Point a, Clause 3, Section III, Part II of this Circular).
b/ Before approving tasks and schemes of detailed construction plannings of 1/2,000 scale of functional zones of grade-4 urban areas being provincial capitals, district-level People's Committees shall consult provincial-level People's Committees and obtain expert opinions of provincial/municipal Construction Services or Planning and Architecture Services (for provinces and cities where exist Planning and Architecture Services).
c/ Tasks and schemes of detailed construction plannings of residential areas or resettlement areas under projects with investment policies approved by the National Assembly (hydropower projects, projects on mineral exploitation and processing); detailed construction plannings of 1/500 scale of investment projects on construction of concentrated works after obtaining expert opinions of provincial/municipal Construction Services or Planning and Architecture Services (for provinces and cities where exist Planning and Architecture Services).
II. CONTENTS OF APPROVAL OF CONSTRUCTION PLANNINGS
1. For regional construction plannings
a/ A decision approving tasks of a regional construction planning includes the following details: the scope and boundaries of the area under the regional construction planning; objectives and viewpoint; projected econo-technical norms of urbanization rate and population of the region in different development periods; requirements on the study of spatial organization of the system of urban and rural residential areas, other functional zones and the system of technical and social infrastructure works of regional importance; list of scheme documents.
b/ A decision approving schemes of a regional construction planning includes the following details: Scope and boundaries of the region; characteristics and major econo-technical norms of regional development: development poles, urbanization axes and migration trend; urban population and rural population of the whole region in different development periods; location, characteristics, functions, grade, type and population of each urban area in the region in different development periods; spatial organization of specialized functional zones; production establishments; the system of social and technical infrastructure works of regional importance; matters related defense, security and environmental protection measures; programs and projects prioritized for investment and projected resources for their implementation; matters related to implementation organization.
2. For general urban construction plannings
a/ A decision approving tasks of a general urban construction planning includes the following details: the scope and boundaries of the area under the general urban construction planning; characteristics of the urban area; projected basic norms of population, land and technical infrastructure; major requirements on the study of urban development directions, structure of spatial organization, major works and major solutions to organization of the technical infrastructure system; list of scheme documents.
b/ A decision approving schemes of a general urban construction planning includes the following details: Scope and boundaries of the urban area; characteristics and functions of the urban area; urban population and land in different development periods; major econo-technical norms and urban development directions; structure of spatial organization and administrative boundaries of the inner city and suburban areas; land use structure according to various functions; locations and sizes of major functional zones; supply sources, locations, sizes and capacity of major urban technical infrastructure works (including underground works, if any) and their main networks; regulations on urban architecture and landscape; matters related to defense and security and environmental protection measures; programs and projects prioritized for investment and resources for their implementation; matters related to implementation organization.
3. For detailed construction plannings
a/ A decision approving tasks of a detailed urban construction planning has the following details:
- For a detailed construction planning of 1/2,000 scale: Scope, boundaries, acreage and characteristics of the area under the detailed planning; projected major norms of population, land use, social and technical infrastructure; requirements and principles on spatial organization, architecture and connection of technical infrastructure; list of scheme documents;
- For a detailed construction planning of 1/500 scale: Scope, boundaries and acreage of the area under the detailed planning; major norms of population, land, social and technical infrastructure; requirements and principles on spatial organization, architecture and connection of technical infrastructure and other study requirements; list of work items that need construction investment in the planning area; list of scheme documents.
b/ A decision approving schemes of a detailed urban construction planning has the following details:
- For a detailed construction planning of 1/2,000 scale: Scope, boundaries, acreage and characteristics of the area under the detailed planning; major norms of population, land, social and technical infrastructure; land use structure; solutions to spatial organization, architecture and urban design for each street block; supply sources and solutions to organization of the technical infrastructure network down to axial streets; solutions to resettlement organization (if any); environmental protection solutions; work items prioritized for investment and resources for their implementation; matters related to implementation organization.
- For a detailed construction planning of 1/500 scale: Scope, boundaries, acreage and characteristics of the area under the detailed planning; major norms of population, land, social and technical infrastructure; land use structure; solutions to spatial organization, architecture and urban design for each land lot; supply sources and solutions to organization of the technical infrastructure network for each land lot; solutions to resettlement organization (if any); environmental protection solutions; work items prioritized for investment and resources for their implementation; matters related to implementation organization; list of construction works in the planning area.
4. For construction plannings of rural residential areas
a/ A decision approving tasks of a construction planning of rural residential areas includes the following details: boundaries, area and population the commune in differential planning periods; major requirements and principles on the study of the arrangement and location of the commune center, rural residential areas, functional zones, sources, major works and the system of technical infrastructure works; requirements and principles on renovation, repair and expansion of residential quarters, public-service works, works in service of production; norms of population, land and technical infrastructure of the planned commune center and rural residential areas; list of scheme documents.
b/ A decision approving schemes of a construction planning of rural residential areas includes the following details: Areas with development potential; the network of technical infrastructure works of the whole commune; locations and sizes of public-service works such as administrative offices, educational and medical establishments, cultural, sport and physical training facilities, commercial and service centers of the commune; work items that need to be renovated, repaired or built to suit the development of each rural residential area in each period; work items planned for construction investment.
- Boundaries, land area and population, norms of land and technical infrastructure; land use structure, functional sub-zones, solutions to spatial organization and technical infrastructure arrangement; works planned for construction investment in the planned commune center and rural residential areas.
III. ARCHIVE OF DOSSIERS
Dossiers of approved construction planning tasks and schemes, including general explanations, drawings of prescribed scales, compact disks storing all explanations and drawings shall be archived at the following agencies:
1. Dossiers of construction planning tasks and schemes falling under the Prime Minister's approving competence shall be archived at the Ministry of Construction, provincial-level People's Committees and concerned provincial agencies in charge of construction planning management;
2. Dossiers of construction planning tasks and schemes falling under the approving competence of provincial-level People's Committees shall be archived at provincial-level agencies in charge of construction planning management (provincial/ municipal Construction Services or Planning and Architecture Services), district-level People's Committees, district-level agencies in charge of construction planning management and concerned commune-level People's Committees;
3. Dossiers of construction planning tasks and schemes falling under the approving competence of district-level People's Committees shall be archived at provincial-level and district-level agencies in charge of construction planning management and concerned commune-level People's Committees.
Part VI
CONSTRUCTION PLANNING ADJUSTMENT
Construction planning adjustment must comply with the provisions of Articles 12, 20, 29 and 37 of Decree No. 08/2005/ND-CP and the following specific guidance:
1. People's Committees at all levels shall regularly inspect and review the implementation of approved construction plannings. Based on actual socio-economic development and factors exerting impacts on urban development, persons competent to approve construction plannings shall decide on time limits for construction planning adjustment and adjusted contents.
2. When it is necessary to adjust a construction planning, attention must be paid only to the contents of the approved scheme that needs to be adjusted, while unadjusted contents remain legally valid and must be expressed in the dossiers of the adjusted construction planning scheme for further implementation in order to ensure the continuity and permanency of the construction planning.
In addition, it is necessary to analyze and assess the practical state, and clearly identify renovation or repair requirements in order to propose adjustments to land use norms, solutions to organization of architectural space and landscape of each area; solutions to renovation of the network of technical and social infrastructure works to meet development requirements.
3. Sectional adjustment of a construction planning means modification of one or several planning contents on functions, sizes and econo-technical norms of one or several planning areas without altering major orientations for socio-economic development, disposition. of architectural spaces and layout of the network of major technical infrastructure works already determined in the original construction planning.
4. When making sectional adjustment of a construction planning, for construction planning schemes falling under the Prime Minister's approving competence, provincial-level People's Committees shall seek the Ministry of Construction's official written comments on adjusted contents. For construction planning schemes falling under provincial-level People's Committees' approving competence, district-level People's Committees shall seek official written comments of provincial-level agencies in charge of construction planning management.
Part VII
CONSTRUCTION PLANNING MANAGEMENT
I. DISCLOSURE AND PUBLIC NOTIFICATION OF CONSTRUCTION PLANNING SCHEMES
Disclosure and public notification of construction plannings are specified in Articles 38 and 39 of Decree No. 08/2005/ND-CP and specifically guided as follows:
1. For regional construction planning schemes:
a/ The Ministry of Construction shall guide provincial-level People's Committees in planning regions in disclosing and publicly notifying schemes of inter-provincial construction plannings.
b/ Provincial-level People's Committees shall organize the disclosure and public notification of schemes of construction plannings of provincial regions, inter-district regions, district regions and other functional zones (industrial zones, tourist sites, heritage or natural landscape protection zones, territorial zones stretching along roads); district-level and commune-level People's Committees in planning regions shall disclose and publicly notify schemes of regional construction plannings.
c/ Contents of regional construction planning schemes to be disclosed and publicly notified include:
- Diagrams of regional space development orientations;
- Diagrams of orientations for development of regional technical infrastructure system;
- Regulations on management of regional construction plannings.
2. For general urban construction planning schemes:
a/ Provincial-level People's Committees shall organize the disclosure and public notification of schemes of general urban construction plannings of areas within administrative boundaries under their management; district-level and commune-level People's Committees in planning regions shall disclose and publicly notify the above general urban construction plannings.
b/ Contents of general urban construction planning schemes to be disclosed and publicly notified include:
- Diagrams of urban space development orientations;
- Planning maps of general urban land use grounds;
- Planning drawings of technical infrastructure and environmental protection system;
- Regulations on management of general construction plannings.
3. For detailed urban construction planning schemes:
a/ District-level and commune-level People's Committees shall disclose and publicly notify detailed urban construction planning schemes related to administrative boundaries under their management.
b/ Contents of detailed urban construction planning schemes to be disclosed and publicly notified include:
- Planning maps of general land use grounds;
- Planning drawings of technical infrastructure and environmental protection system;
- Regulations on management of detailed construction plannings.
4. In the course of implementation of approved construction plannings, ongoing construction investment projects must be updated and publicly notified in a timely and adequate manner to concerned organizations and individuals for information and implementation supervision.
II. SUPPLY OF INFORMATION ON CONSTRUCTION PLANNINGS
1. The supply of information on construction plannings shall comply with Article 33 of the Construction Law and Article 41 of Decree No. 08/2005/ND-CP.
2. Grant of construction planning certificates:
a/ A construction planning certificate is a document certifying information and data on an approved construction planning granted to organizations and individuals upon request.
b/A construction planning certificate includes the following details: information on land use planning, area and landmark coordinates of land lots, red line and construction line, construction density, land use coefficient, maximum height and minimum height; information on architecture, technical infrastructure and environmental protection system, and other regulations, valid term of the certificate under the approved detailed planning.
c/ A dossier of application for a construction planning certificate comprises an application, a location plan and a metrological map of 1/500 or 1/2,000 scale made by an agency with the legal entity status.
d/ The time limit for consideration and grant of a planning certificate is 20 days from the date of receipt of a valid dossier.
3. For areas for which no detailed construction planning of 1/500 scale is available, construction management (or planning architecture management) agencies at all levels shall base themselves on construction regulations, regulations on urban architecture management and detailed construction plannings of 1/2,000 scale or authorize provincial-level planning architecture councils to give, their written agreements instead of planning certificates.
A dossier of application for agreement on planning architecture comprises an application, location plans and metrological maps of 1/500 or 1/2,000 scale made by an agency with the legal entity status, explanations and drawings of work designing tasks, work design sketches, including site plan, elevation plan and cross-section plan of appropriate scales.
The time limit for consideration and issuance of a written agreement on planning architecture is 20 days from the date of receipt of a valid dossier.
Part VIII
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular replaces the Minister of Construction's Circular No. 15/2005/TT-BXD of August 19, 2005, guiding the elaboration, evaluation and approval of urban construction plannings;
2. The Department for Architecture and Construction Planning of the Ministry of Construction, Construction Services or Planning and Architecture Services of provinces and centrally run cities are responsible for regularly and periodically inspecting the elaboration of construction plannings and urban development in rural areas under approved construction plannings;
3. Local construction planning management agencies at all levels shall annually and biannually report on plans and programs on elaboration of construction plannings and the management of implementation of these plannings in their respective localities, specifically as follows:
a/ District-level construction planning management agencies shall report to provincial/ municipal Construction Services or Planning and Architecture Services and district-level People's Committees on the above matters within territorial areas under their management (districts, provincial towns, provincially run cities);
b/ Provincial/municipal Construction Services or Planning and Architecture Service shall report to the Ministry of Construction and provincial-level People's Committees on the above matters within territorial areas of provinces or centrally run cities according to a form set by the Ministry of Construction.
4. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
|
FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây