Thông tư 04/2017/TT-BXD về quản lý an toàn lao động trong xây dựng

thuộc tính Thông tư 04/2017/TT-BXD

Thông tư 04/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2017/TT-BXD
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Quang Hùng
Ngày ban hành:30/03/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công khai thông tin kiểm định viên xây dựng trên website Bộ Xây dựng

Theo Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, các thông tin về họ, tên, mã số, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, các lỗi vi phạm (nếu có), ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ… của kiểm định viên trong thi công xây dựng công trình sẽ được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Xem thêm: Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018
Tương tự, các thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cũng được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, bao gồm: Tên, địa chỉ, mã số; Ngày cấp, ngày hết hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Các lỗi vi phạm của tổ chức kiểm định (nếu có)…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng có quy định cụ thể về trách nhiệm của người lao động trên công trường. Theo đó, người lao động trên công trường được từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định; chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2017.

Từ ngày 15/8/2019, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 02/2019/TT-BXD.

Từ ngày 15/9/2019, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2019/TT-BXD.

Xem chi tiết Thông tư04/2017/TT-BXD tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

Số: 04/2017/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2017

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình

_______________________

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định s 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng (sau đây viết tắt là máy, thiết bị, vật tư); hướng dẫn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và giải quyết sự cố sập, đổ máy, thiết bị, vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này thì việc quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
3. Kiểm định viên là người hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư.
Chương II
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều này đối với phần việc do mình thực hiện.
4. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
5. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
6. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
8. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà thầu.
2. Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Xây dựng tới các nhà thầu thi công xây dựng công trình.
3. Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
4. Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công.
5. Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư này; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
6. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ - thi công xây dựng công trình (EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay (sau đây viết tắt là tổng thầu), trách nhiệm quản lý an toàn lao động được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư được quyền giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Điều này thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu;
b) Tổng thầu thực hiện các trách nhiệm do chủ đầu tư giao theo quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với phần việc do mình thực hiện.
8. Việc thực hiện các quy định nêu tại Điều này của chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các phần việc do mình thực hiện.
Điều 6. Trách nhiệm của bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng công trình
1. Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.
3. Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.
4. Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng
1. Thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
3. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Nội dung kiểm tra bao gồm: sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; việc lập và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu trên công trường xây dựng.
2. Tổ chức kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
a) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, thẩm quyền kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Đối với công trình còn lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra đồng thời với kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
b) Phối hợp kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Điều 9. Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động
1. Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:
a) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;
b) Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;
c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
e) Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;
g) Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Nguyên tắc xác định chi phí nêu tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được tính trong chi phí hạng mục chung thuộc chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Chi phí này phải được dự tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này trong quá trình đấu thầu;
b) Chi phí quy định tại điểm g khoản 1 Điều này xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Chương III
QUẢN LÝ ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG SỬ DỤNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
Điều 10. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư quy định tại Mục III Phụ lục Ib Nghị định 44/2016/NĐ-CP phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp phạm vi hoạt động của máy, thiết bị thi công vượt khỏi mặt bằng công trường hoặc do điều kiện thi công, thiết bị thi công phải đặt ở ngoài phạm vi công trường tạo ra vùng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng thì nhà thầu thi công xây dựng phải lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình lân cận, báo cáo cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi thi công công trình và phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư quy định tại khoản 1 Điều này phải được Bộ Xây dựng cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
4. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
5. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn) có thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên cho kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Điều 11. Hình thức tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải được huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP và được quy định thành các nhóm như sau:
a) Nhóm 1: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với hệ giàn giáo; thanh, cột chống tổ hợp; hệ thống cốp pha trượt; hệ thống cốp pha leo; hệ giàn thép ván khuôn trượt;
b) Nhóm 2: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng; máy bơm bê tông;
c) Nhóm 3: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với cần trục tháp; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng; sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng;
d) Nhóm 4: Kiểm định viên thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy thi công công trình ngầm, hầm, gồm: máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; máy sản xuất bê tông công trình ngầm.
2. Kiểm định viên phải tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian chứng chỉ kiểm định viên còn hiệu lực và thời gian bồi dưỡng giữa hai lần không được vượt quá 30 tháng.
3. Kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định viên phải tham gia sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
Điều 12. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm phần lý thuyết và phần thực hành được quy định trong chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
a) Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc;
b) Kiến thức tổng hợp về các máy, thiết bị phục vụ cho việc kiểm định, các kỹ năng, kinh nghiệm và các nội dung cần thiết khác có liên quan.
3. Bộ Xây dựng ban hành chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 13. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm:
a) Lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là các đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và có tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Kiểm tra và chấp thuận kế hoạch hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Công bố thông tin của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
2. Kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; số lượng học viên dự kiến tham gia;
b) Tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.
3. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
a) Nội dung sát hạch đối với khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm lý thuyết và thực hành;
b) Học viên đủ điều kiện được sát hạch nếu đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định tại chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Kết quả sát hạch được đánh giá theo thang điểm 100, số điểm lý thuyết tối đa 50 điểm, số điểm thực hành tối đa 50 điểm. Học viên đạt yêu cầu khi kết quả sát hạch đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó điểm lý thuyết phải đạt từ 40 điểm trở lên và điểm thực hành phải đạt từ 40 điểm trở lên;
d) Trường hợp kiểm định viên không tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc tham gia nhưng không đạt kết quả sát hạch theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan chuyên môn sẽ xem xét không cấp hoặc gia hạn chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư tương ứng ở lần kế tiếp.
4. Đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Xây dựng tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phù hợp với đặc điểm đối tượng kiểm định và yêu cầu thực tế.
2. Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch, quy chế huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch.
3. Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, con người, phục vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
4. Thu phí huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng cho học viên trong trường hợp đơn vị không thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.
5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hình thức, nội dung và mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và chứng chỉ kiểm định viên
1. Hình thức, nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục Ia Nghị định 44/2016/NĐ-CP; hình thức, nội dung của chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Phụ lục Ic Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
2. Mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và chứng chỉ kiểm định viên:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm hai nhóm ký hiệu bằng chữ và bằng số được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), nhóm ký hiệu bằng chữ được ký hiệu là “CNATXD”, nhóm ký hiệu bằng số bao gồm hai chữ số đầu tiên thể hiện năm được cấp, bốn chữ số tiếp theo thể hiện thứ tự của Giấy chứng nhận;
Ví dụ: CNATXD - 17.0028
b) Chứng chỉ kiểm định viên gồm hai nhóm ký hiệu bằng chữ và bằng số được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), nhóm ký hiệu bằng chữ được ký hiệu là “KĐATXD”, nhóm ký hiệu bằng số bao gồm hai chữ số đầu tiên thể hiện năm được cấp, bốn chữ số tiếp theo thể hiện thứ tự của chứng chỉ kiểm định viên.
Ví dụ: KĐATXD - 17.0026
Điều 16. Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng
1. Nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm:
a) Tên, địa chỉ, mã số của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Ngày cấp, ngày hết hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
d) Các lỗi vi phạm của tổ chức kiểm định (nếu có).
2. Nội dung đăng tải thông tin của kiểm định viên gồm:
a) Họ và tên; mã số kiểm định viên; số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân;
b) Danh mục máy, thiết bị, vật tư đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên;
d) Các lỗi vi phạm của kiểm định viên (nếu có).
Chương IV
KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, BÁO CÁO VÀ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ GÂY MẤT
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 17. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
1. Phân loại sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng theo quy định tại khoản 34 Điều 3 Luật Xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình;
b) Sự cố sập, đổ máy, thiết bị, vật tư sử dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là sự cố về máy, thiết bị vật tư).
2. Việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố trong thi công xây dựng công trình được quy định như sau:
a) Đối với sự cố nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, việc khai báo, điều tra, báo cáo sự cố công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
b) Đối với sự cố nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, việc khai báo, điều tra, báo cáo sự cố được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
3. Đối với tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình nhưng không do các sự cố nêu tại khoản 1 Điều này gây ra thì việc khai báo, điều tra, báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 18. Giải quyết sự cố về máy, thiết bị, vật tư
1. Khi xảy ra sự cố về máy, thiết bị, vật tư, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư có trách nhiệm khai báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức có liên quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, các sự cố về máy, thiết bị, vật tư gây mất an toàn lao động gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người trở lên, nhà thầu thi công xây dựng phải khai báo theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động và thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện khai báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc khai báo, giải quyết sự cố của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều này;
b) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng sử dụng đối với máy, thiết bị, vật tư; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
c) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân và lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị, vật tư trước khi phá dỡ, thu dọn;
d) Thông báo kết quả điều tra nguyên nhân sự cố về máy, thiết bị, vật tư cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố về máy, thiết bị, vật tư;
đ) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có trách nhiệm khắc phục sự cố về máy, thiết bị, vật tư đảm bảo các yêu cầu về an toàn trước khi thi công trở lại.
7. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố về máy, thiết bị, vật tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng còn bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 19. Điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư
1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư:
a) Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì hướng dẫn, điều tra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng và các sự cố theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cố gây mất an toàn lao động dẫn đến chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người trở lên xảy ra trên địa bàn tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì điều tra sự cố trong các trường hợp còn lại.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để xác định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung thực hiện điều tra xác định nguyên nhân sự cố về máy, thiết bị, vật tư:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, thông số kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân;
b) Đánh giá mức độ an toàn của máy, thiết bị, vật tư, công trình và công trình lân cận (nếu có) sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Lập hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo điều tra xác định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức điều tra xác định nguyên nhân sự cố. Sau khi có kết quả xác định nguyên nhân sự cố và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra xác định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra xác định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan.
Điều 20. Hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị, vật tư bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường: tên, địa điểm hạng mục công trình, công trình xây dựng bị ảnh hưởng do sự cố về máy, thiết bị, vật tư gây ra; thông số kỹ thuật, lý lịch máy, thiết bị, vật tư bị sự cố; hiện trạng hạng mục công trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; nguyên nhân xảy ra sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố về máy, thiết bị, vật tư.
3. Hồ sơ điều tra nguyên nhân sự cố; xử lý đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; biện pháp khắc phục sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
Điều 21. Xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
1. Khi phát hiện vi phạm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm;
b) Trường hợp cần thiết, lập biên bản gửi cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
c) Công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Tạm dừng sử dụng máy, thiết bị, vật tư nếu phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố về máy, thiết bị, vật tư ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình và công trình lân cận.
2. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khi cần thiết; quyết định cho phép tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư bằng văn bản sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu có báo cáo về việc khắc phục các tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Biểu 22. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Xây dựng, ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật theo thẩm quyền về quản lý về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
2. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
3. Xây dựng, ban hành quy trình kiểm định và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý, công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố về máy, thiết bị, vật tư; hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn lao động đối với các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; cập nhật thông tin các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
7. Bộ Xây dựng giao Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn lao động đối với các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn; cập nhật thông tin các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng để công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
3. Tổ chức điều tra xác định nguyên nhân sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu quy định Phụ lục IV Thông tư này.
5. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2017 và thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các
UB của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL
- Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra Bộ Xây dựng;
- Công báo; website Chính phủ; website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, GĐ
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Hùng

PHỤ LỤC I
KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dng)

1. Chính sách về quản lý an toàn lao động

(các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động; các quy định của pháp luật; lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện).

2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có liên quan.

3. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động

(bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động; kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất).

4. Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo an toàn lao động

(chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đi với các công việc có yêu cầu cụ thể).

5. Hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động

(các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật hay, vật rơi các biện pháp ngăn ngừa tanạn liên quan đến sập, đổ kết cấu; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong thcông xây dựng công trình; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, n; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tanạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan).

6. Tổ chức mặt bằng công trường

(các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển; xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng công trường khác có liên quan).

7. Quy định về quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

(mũ bảo hộ; đai, áo an toàn; phương tiện bảo vệ cho mắttai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan).

8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động

(Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và các hệ thống khác  liên quan đến quản lý sức khỏe và môi trường lao động).

9. ng phó với tình huống khẩn cấp

(Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ng phó với tình huống khẩn cấp có liên quan).

10. Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất

(Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng thể về an toàn lao động; báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong thcông xây dựng công trình; chia sẻ thông tin về tai nạn, sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động).

11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện.

Phụ lục II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN,
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư s: 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017của Bộ Xây dựng)

Mu số I. Mu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Mu số II. Mu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Mu số I. Mu Giấy chứng nhn đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kim định kỹ thuật an toàn lao động

(TÊN ĐƠN VỊ HUN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…..., ngày   tháng     năm 20...

 

Ảnh 3x4
[đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi]

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

Số: ……………………….

 

 

Họ và tên: ………………………………………………… Nam, Nữ:.......................................

Sinh ngày: ……………………………………………….. Nơi sinh:.........................................

Quốc tịch: ............................................................................................................................

Số CMND/Căn cước công dân……………….Ngày cấp: ……….. Nơi cấp..........................

Đơn vị công tác:...................................................................................................................

Chức vụ:..............................................................................................................................

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

.............................................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày ...tháng ....... năm …… đến ngày .... tháng ……. năm …………

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mu số II. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kim định kỹ thuật an toàn lao động.

(TÊN ĐƠN VỊ HUN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…..., ngày   tháng     năm 20...

 

Ảnh 3x4
[đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

Số: ……………………….

 

 

Họ và tên: ………………………………………………… Nam, Nữ:.........................................

Sinh ngày: ……………………………………………….. Nơi sinh:...........................................

Quốc tịch: ..............................................................................................................................

Số CMND/Căn cước công dân……………….Ngày cấp: ……….. Nơi cấp............................

Đơn vị công tác:.....................................................................................................................

Chức vụ:................................................................................................................................

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

.............................................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày ...tháng ....... năm …… đến ngày .... tháng ……. năm …………

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

KHAI BÁO SỰ CỐ VỀ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng)

CHỦ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Địa chỉ: ………………………….
Số điện thoại:…………………..
Fax:…………………………….

 

 

KHAI BÁO

Sự cố về máy, thiết bị, vật 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã....1

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình…………..2 khai báo sự cố về máy, thiết bị, vật tư như sau:

1. Tên công trình, vị trí xây dựng; tóm tắt quy mô, công suất công trình.

2. Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình.

3. Tên tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư bị sự cố.

4. Thời gian xảy ra sự cố về máy, thiết bị, vật tư,

5. Mô tả sơ bộ sự cố về máy, thiết bị, vật tư; đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư; hiện trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố.

6. Sơ bộ nguyên nhân gây ra sự cố.

7. Số người chết, số người bị thương; sơ bộ thiệt hại về tài sản (nếu có).

Nơi nhận:
Như trên;
- Các cơ quan có liên quan3;
- Lưu:...

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ h tên)

 

________________

1 Tên UBND xã

2 Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng bị ảnh hưởng do sự cố về máy, thiết bị, vật tư

3 Công an, quân đội, y tế, cơ quan chuyên môn về xây dựng trên, địa bàn

nhayKhoản 4 Điều 23 Thông tư này bị bãi bỏ bởi quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 02/2019/TT-BXD. Do vậy, phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này không còn hiệu lực.nhay

PHỤ LỤC IV

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG 
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017của Bộ Xây dng)

UBND TỈNH/ THÀNH PH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: ……./……….

………, ngày …… tháng …… năm ……

 

BÁO CÁO

về tình hình quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố … ….

Năm ……….

Kính gửi: Bộ Xây dựng

1. Sự cố về máy, thiết bị, vật tư, tai nạn lao động trong thi công xây dựng

Nguyên

nhân

 

Loại công trình

Do sự cố công trình

Do sự cố về máy, thiết bị, vật tư

Do người lao động

Do nguyên nhân khác

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng

Loại công trình

Số lượng công trình đã kiểm tra

Số lượng nhà thầu đã thực hiện kiểm tra

Số lượng nhà thầu vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng

Vi phạm về việc lập, trình chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động

Vi phạm về việc không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

Vi phạm về quản lý máy, thiết bị, vật tư

Vi phạm về huấn luyện an toàn lao động

Vi phạm về tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động

Vi phạm các quy định khác về an toàn lao động theo quy định

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn (chủ đầu tư; các nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động)

a) Việc thành lập, bố trí hệ thống tổ chức quản lý công tác an toàn lao động theo quy định;

b) Việc lập và chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

c) Việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

d) Quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;

đ) Việc tổ chức kiểm tra, giám sát về an toàn lao động trong thi công xây dựng;

e) Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người quản lý, sử dụng lao động và người lao động tham gia thi công xây dựng công trình;

g) Việc chấp hành kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình;

h) Tình hình các sự cố về máy, thiết bị, vật tư xảy ra trong quá trình thi công xây dựng trên địa bàn.

4. Các nội dung báo cáo khác, nhận xét và kiến nghị.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …..

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION

Circular No. 04/2017/TT-BXD dated March 30, 2017 of the Ministry of Construction on occupational safety management in the execution of construction works

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on the quality control and maintenance of the construction works;

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on the construction project management;

Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on detailing the implementation certain articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene;

Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene on activities related to occupational safety inspection, occupational safety training and working environment monitoring;

Pursuant to the Government’s Decree No. 62/2013/ND-CP dated June 25, 2013 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

At the request of the Director of the State Authority for Construction Quality Inspection;

The Minister of Construction promulgates the Circular on occupational safety management in the execution of construction works.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

1. This Circular deals with occupational safety management in the execution of construction works; organize the training courses and refresher courses and examination on inspection of machines, equipment and materials subject to strict occupational safety requirements under the management of the Ministry of Construction(hereinafter referred to as “machines, equipment and materials”); guidance on the reporting, investigation, preparation of statistics and response to collapses of machines, equipment and materials that occur during the construction.

2. Unless otherwise prescribed in this Circular, occupational safety management during the construction shall comply with the provisions of law on occupational safety and hygiene and other relevant regulations of law.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to the authorities, organizations and individuals participating in the construction investment in Vietnam and relevant organizations and individuals involved in occupational safety inspection of machines, equipment and materials.

Article 3. Definitions

1.Occupational safetymeans the solutions to the prevention and control of the effects of dangerous and harmful factors in order to ensure that they do not impair the health, cause injuries or deaths of people in order to prevent occupational accidents in the execution of construction works.

2.Occupational safety managementis the management of the entities involved in the construction investment as prescribed herein and other relevant regulations of law to meet the requirements for occupational safety in the execution of the construction works.

3.Inspectoris the person in charge of inspecting occupational safety and directly carrying out or directing and supervising occupational safety inspection of machines, equipment and materials.

Chapter II

OCCUPATIONAL SAFETY MANAGEMENT

Article 4. Responsibilities of the construction contractor

1. Before the commencement of the construction work, the contractor shall prepare an overall plan for occupational safety (hereinafter referred to as "safety plan") and submit it to the investor for approval. Such plan shall be reviewed periodically or on an ad hoc basis. The basic contents of the safety plan are specified in the Appendix I herein.

2. The contractor shall set up an occupational safety division as specified in Clause 1 Article 36 of the Decree No. 39/2016/ND-CP and organize implementation of the safety plan regarding the contractor’s work.

3. The general contractor (main contractor) shall inspect occupational safety management of the part of the work carried out by the subcontractor(s). The subcontractor(s) is/are responsible for implementing the provisions stated in this Article for the part of his/their work.

4. The contractor shall find a particular solution to specifically dangerous tasks defined in the national technical standards on safety during the construction.

5. The contractor shall cease the construction if there is risk of occupational accidents and eliminate it before continuing the construction.

6. The contractor shall respond to occupational accidents occurring during the construction.

7. The contractor shall submit periodic or ad hoc reports on occupational safety management to the investor as stated in the construction contract.

8. The contractor shall comply with other regulations of law on occupational safety and hygiene.

Article 5. Responsibilities of the investor

1. Approve the safety plan prepared by the contractor as well as inspect and supervise the performance of the contractor.

2. Assign and notify the duties and powers of the occupational safety officers to the construction contractors as stated in Clause 2 Article 115 of the Law on Construction.

3. Ensure cooperation among contractors inoccupational safety management and issues related to occupational safety in the course of construction.

4. Suspend the construction if it is discovered that the contractor commits a violation against occupational safety regulations that causes or threatens to cause an occupational accident. Request the contractor to take proper actions before continuing the construction.

5. Direct, cooperate with the construction contractor in responding to occupational accidents; report the occupational accidents; cooperate with the competent authority in investigating the accidents related to machines, equipment and materials as prescribed in Article 18 and Article 19 herein; make a dossier on response to accidents related to machines, equipment and materials as defined in Article 20 herein.

6. Request the project management consulting contractor and/or a supervision contractor (if any) to take a number of his/her responsibilities stated in this Article. Supervise the performance of the construction consulting contract and deal with relevant issues among the project management consulting contractor, the supervision contractor and other contractors and the local authority in the course of construction.

7. When entering into an engineering procurement and construction contract or a turnkey contract(hereinafter referred to as “EPC”):

a) The investor is entitled to request the general contractor to take a number of his/her responsibilities stated in this Article according to their construction contract. ; inspect and supervise the execution of the construction contract and the compliance with regulations on occupational safety management in the course of construction by the general contractor;

b) The general contractor shall fulfill the responsibilities as stipulated in Point a this Clause and Article 4 herein for the part of his/her work.

8. The provisions of this Article implemented by the investor shall not affect the construction responsibilities for occupational safety of construction contractors for the part of their work.

Article 6. Responsibilities of the occupational safety division of the construction contractor

1. Carry out the safety plan during the construction of works approved by the investor.

2. Raise awareness of the employees about the dangerous factors resulting in accidents and accident prevention on construction sites; request the employees to use the right and adequate personal protective equipment during their work; inspect and supervise the compliance with regulations on occupational safety of the employees; control the number of employees working on the construction sites.

3. Handle promptly any violations against occupational safety management or potential occupational accidents; decide whether to suspend the construction if the tasks is under threat of occupational accidents; suspend the employees from their work if they do not comply with the safety measures or they violate against the regulations on using personal protective equipment in the course of construction and report these cases to the site manager.

4. Participate in response to occupational accidents; participate in rescue when requested by the investor, the employer or a competent State authority.

Article 7. Responsibilities of employees

1. Conform to the regulations stated in Article 17 of the Law on occupational safety and hygiene.

2. Refuse to carry out any task that he/she considers risky but the risk is not dealt with after it is reported to the responsible person or without sufficient personal protective equipment.

3. Only carry out the tasks subject to strict occupational safety and hygiene requirements after being trained and given the occupational safety and hygiene card.

Article 8. Inspection of occupational safety management by specialized construction authorities

1. The inspection shall deal with: the compliance with regulations of law on occupational safety management by the investor and contractors; the preparation and execution of the safety plan by the investor and contractors.

2. The inspecting authorities are:

a) The authorities specified in Clause 2 Article 32 of the Decree No. 46/2015/ND-CP for the construction works prescribed in Clause 1 Article 32 of this Decree;

b) The People’s Committees of districts for other construction works.

3. The inspecting authorities stated in Clause 2 this Article shall:

a) Carry out periodic and surprise inspections or combine the inspection with the construction work commissioning as prescribed in Clause 8 Article 34 of the Decree No. 59/2015/ND-CP;

b) Carry out inspections under the schedule of the labor authority.

Article 9. Costs

1. The costs of occupational safety management include costs of:

a) Proposing and taking technical safety measures;

b) Provision of occupational safety training; dissemination of information about occupational safety;

c) Personal protective equipment for employees;

d) Fire safety work;

dd) Dangerous factor and harmful factor prevention and working environment improvement;

e) Response to occupational accidents and emergencies;

g) Inspection of occupational safety carried out by the specialized construction authorities.

2. The costs stated in Clause 1 this Article shall be calculated as follows:

a) The costs defined in Points a, b, c, d, dd and e Clause 1 this Article shall be included in general costs under other estimated costs of the construction work. Such costs shall be estimated and included in the contract value and not be cut down by the contractor during the bidding process;

b) The cost specified in Point g Clause 1 this Article shall be determined according to Article 14 of the Circular No. 26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016 by the Minister of Construction detailing some information about the quality control and maintenance of construction works.

Chapter III

MANAGEMENT OF MACHINES, EQUIPMENT AND MATERIALS USED FOR CONSTRUCTION

Article 10. Management of machines, equipment and materials

1. Machines, equipment and materials specified in Section III Appendix Ib of the Decree No. 44/2016/ND-CP shall be inspected in accordance with Clause 1 Article 31 of the Law on occupational safety and hygiene.

2. If the operating range of construction machines and equipment exceeds the construction site or the construction equipment has to be placed outside the construction site in a manner that threatens safety of the community, the construction contractor shall prepare and submit the technical measures to the investor for approval to ensure safety for people, assets and neighboring works, and report them to the local authority and comply with other relevant provisions of law.

3. An organization that carries out inspection of occupational safety of machines, equipment and materials stated in Clause 1 this Article shall obtain the Certificate of eligibility for occupational safety inspection (hereinafter referred to as “Certificate of eligibility”) which is issued, extended or reissued by the Ministry of Construction.

4. The requirements, application, procedures for the issue, extension and reissue of the Certificate of eligibility are specified in Article 4 and Article 5 of the Decree No. 44/2016/ND-CP.

5. The specialized authority under the Ministry of Construction(hereinafter referred to as "specialized authority")is entitled to issue and reissue the Certificate of inspector to the inspectors of machines, equipment and materials as prescribed in Clause 1 this Article.

6. The application for the issue and reissue of the Certificate of inspector as defined in Article 11 and Article 12 of the Decree No. 44/2016/ND-CP.

Article 11. Types of training courses and refresher courses in occupational safety inspection techniques and examinations thereon

1. The occupational safety inspector (hereinafter referred to as “inspector”) shall be provided with training courses and refresher courses and take examination as defined in Clause 4 Article 9 of the Decree No. 44/2016/ND-CP and shall be divided into one of the following groups:

a) Group 1: Inspectors in charge of the scaffolding system; combined bars and poles; sliding formwork system; climbing formwork system; and gantry slip form;

b) Group 2: Inspectors in charge of the specialized drilling machine, pile driving machine and pile pressing machine with hoisting system; and concrete pump;

c) Group 3: Inspectors in charge of the crane tower; lift; and suspended platform in construction;

d) Group 4: Inspectors in charge of the tunnel and underground building machine including: machine and equipment in open and cover excavation technology; underground construction machine with shield and combined shield technology; and concrete making machine for underground works.

2. Each inspector shall participate in at least one refresher course during the effective period of the Certificate of inspector and the interval between two courses shall not exceed 30 months.

3. After finishing the training or refresher course, the inspector shall take a corresponding examination as defined in Clause 3 Article 13 herein.

Article 12. Contents of the training and refresher courses in occupational safety inspection

1. The content of the training and refresher courses in occupational safety inspection consists of the theory and the practice under the framework program for training courses and refresher courses in occupational safety inspection (hereinafter referred to as "framework program").

2. The content of the refresher courses in occupational safety inspection includes:

a) The updated legislative documents related to occupational safety inspection;

b) The national technical standards; the procedures for occupational safety inspection; and information about the State management of occupational safety inspection nationwide;

c) The general knowledge of machines and equipment serving the inspection; skills, experience and other relevant necessary contents.

3. The framework program for training courses and refresher courses in occupational safety inspection is promulgated by the Ministry of Construction.

Article 13. Provision of training, examination and issuance of the Certificate of training in occupational safety inspection

1. The specialized authorities shall:

a) Decide on an occupational safety training center which is granted the Certificate of eligibility for training in occupational safety and hygiene by the competent authority and have enough documents and textbooks in accordance with the framework program;

b) Inspect and approve the plan for opening training courses and refresher courses in occupational safety as prescribed in Clause 2 this Article;

c) Publish information about the above-mentioned organizations on the Ministry of Construction portal.

2. The plan for opening training courses and refresher courses in occupational safety includes the following details:

a) The expected time and place for running training courses and refresher courses in occupational safety inspection; the expected number of students;

b) The documents and textbooks of training courses and refresher courses in occupational safety inspection; the list of the trainers participating in the training courses and refresher courses in occupational safety inspection;

c) The plan for setting the examination on occupational safety inspection after finishing the training or refresher course.

3. The examination on occupational safety inspection:

a) The content of the examination on occupational safety inspection consists of the theory and the practice;

b) The student is eligible for taking the examination if he/she participating in at least 80% of the time defined in the framework program;

c) The results of the examination are evaluated on a scale of 100 with the maximum theory score is 50 points and the maximum practice score is 50 points. In order to pass the examination, the student shall reach at least 80 points in which the minimum theory score is 40 points and the minimum practice score is 40 points;

d) If the student does not attend the refresher course or does not pass the examination as prescribed in Point c this Clause, the issuing authority shall consider rejecting his/her application for issuance or extension of the Certificate of inspector.

4. The occupational safety training center shall issue the Certificate of training in occupational safety inspection defined in the specimen in Appendix II herein.

Article 14. Responsibilities of the occupational safety-training center

1. Prepare the documents and textbooks for training courses and refresher courses in occupational safety inspection in accordance with the framework program, characteristics of the inspected objects and actual requirements.

2. Develop and implement in accordance with the plan and regulations on training courses and refresher courses and examinations.

3. Ensure adequate facilities and human resources for the training courses and refresher courses and examinations in both the theory and the practice.

4. Collect the fees of the training courses and refresher courses and examinations as well as refund the costs of training courses and refresher courses if the organization does not provide training courses and refresher courses as prescribed herein.

5. Archive the applications and documents related to training courses and refresher courses and examinations related to occupational safety inspection as regulated by law.

Article 15. Forms, contents and identification numbers of the Certificate of eligibility and the Certificate of inspector

1. The specimen of the Certificate of eligibility is provided in the Appendix Ia of the Decree No. 44/2016/ND-CP; the specimen of the Certificate of inspector is provided in Appendix Ic of the Decree No. 44/2016/ND-CP.

2. The identification numbers of the Certificate of eligibility and the Certificate of inspector:

a) The identification number of a Certificate of eligibility contains two sign groups in capital letters and in figures with the hyphens (-) in between. The group in capital letters shall be “CNATXD” and the group in figures includes the first two figures representing the year of issue and the next four figures representing the order of such Certificate;

For example: CNATXD - 17.0028

b) The identification number of the Certificate of inspector contains two sign groups in capital letters and in figures with the hyphens (-) in between. The group in capital letters shall be “KDATXD” and the group in figures includes the first two figures representing the year of issue and the next four figures representing the order of such Certificate.

For example: KDATXD - 17.0026

Article 16. Information publication on the Ministry of Construction web portal

1. The published information about the organization issued the Certificate of eligibility contains:

a) The name, address and identification number of the inspecting organization;

b) The list of machines, equipment and materials that are granted the Certificate of eligibility;

c) The issuance date and the expiration date of the Certificate of eligibility;

d) The violations committed by the inspecting organization (if any).

2. The published information about the inspector contains:

a) The full name; the identification number of the inspector; and ID card number;

b) The list of machines, equipment and materials that are granted the Certificate of eligibility;

c) The issuance date and the expiration date of the Certificate of inspector;

d) The violations committed by the inspector (if any).

Chapter IV

REPORTING, INVESTIGATION AND RESPONSE TO OCCUPATIONAL ACCIDENTS IN THE EXECUTION OF CONSTRUCTION WORKS

Article 17. Occupational accidents in the execution of construction works

1. The occupational accidents in the execution of construction works shall be classified as follows:

a) The construction work accidents in the course of construction according to Clause 34 Article 3 of the Law on Construction;

b) Collapse of machines, equipment and materials in the course of construction(hereinafter referred to as "accidents related to machines, equipment and materials").

2. The reporting, investigation and response to occupational accidents in the execution of construction works shall be implemented:

a) Under the Decree No. 46/2015/ND-CP for the accidents stated in Point a Clause 1 this Article;

b) Under the provisions herein for the accidents specified in Point b Clause 1 this Article.

3. If the occupational accidents occurring in the course of construction not resulting from the accidents stated in Clause 1 this Article, the reporting and investigation shall be carried out in accordance with regulations of law on occupational safety and hygiene.

Article 18. Response to accidents related to machines, equipment and materials

1. Any accident related to machines, equipment or materials shall be promptly reported by the investor to the People’s Committee of the commune where such accident occurs under the specimen in Appendix III herein. After receiving the report, the People’s Committee of the commune shall promptly inform the People’s Committees of the district and the province, specialized construction authority and relevant organizations.

2. In addition to the report as prescribe in Clause 1 this Article, the construction contractor shall report the accidents related to machines, equipment and materials that result in the deaths or serious injuries of at least two people as defined in regulations of law on occupational safety and hygiene.

3. The investor and the construction contractor shall comply with the regulations of Article 19 of the Law on occupational safety and hygiene and take prompt measures to seek, rescue, ensure the safety for human and assets, limit and prevent the danger that may continue to happen; protect the scenes of the accidents and report the accidents as specified in Clause 1 and Clause 2 this Article.

4. The People’s Committees of all levels shall direct and assist relevant authorities to establish the rescue team to protect the scenes of the accidents and carrying out other necessary tasks during responding to the accidents.

5. The authority stated in Clause 1 Article 19 herein shall:

a) Inspect the scene, reporting and response to the accident of the investor and the construction contractors as prescribed in this Article;

b) Consider and decide to stop or suspend using machines, equipment and materials; stop and suspend the execution of the partial or entire construction works depending on the extent and range of the accident;

c) Examine and decide to demolish and clear the scene of the accident on the basis of safety reasons for human, assets, construction works and neighboring ones. The relevant parties shall photograph and film, gather the evidence, write down the necessary documentation on the scene of the accident to investigate the cause and prepare the dossier on accidents related to machines, equipment and materials before demolishing and clearing the scene;

d) Notify the investor and other relevant entities of the result of the investigation;

dd) Deal with the responsibilities of the relevant parties as regulated by law.

6. The investor, the construction contractor or the owner, the controller, the user shall deal with accidents related to machines, equipment and materials for safety reasons before continuing the construction.

7. The entities causing accidents related to machines, equipment and materials shall pay for the compensation and the cost of response to accidents. Depending on the nature, extent and range of the accidents, such entities shall also be judged in accordance with other regulations of law.

Article 19. Investigation into accidents related to machines, equipment and materials

1. Competence

a) The Ministry of Construction and the professional construction management ministries shall direct, investigate the serious accidents and the accidents at the request of the provincial People s Committees or the Prime Minister;

b) The provincial People s Committees shall investigate the accidents resulting in the deaths or serious injuries of at least two people occurring in their provinces;

c) The accidents in other cases shall be investigated by the People’s Committees of the districts.

2. The competent authorities stated in Clause 1 this Article shall establish an investigation team for discovering the cause of the accident. The investigation team includes a representative of the specialized construction authority, the relevant authorities and the experts in relevant technologies. The authority in charge of the investigation shall appoint a consulting organization for discovering the cause of the accident and offering remedies for it if necessary.

3. The content of the investigation into the cause of accidents related to machines, equipment and materials contains:

a) Gathering the relevant documentation and specifications and performing the professional tasks for identifying the cause;

b) Evaluating the safety levels of machines, equipment and materials, construction works and the neighboring ones (if any) after the accident occurrence;

c) Devolving the responsibilities of the relevant organizations and individuals;

d) Preparing the investigation dossier including: The investigation report and documents related to the cause of the accident.

4. The cost of organizing the investigation into the cause of the accident (hereinafter referred to as “cost”) shall be advanced by the investor. After the results of identifying the cause of the accident are available and the responsibilities are devolved, the organizations and individuals causing the accident shall cover the cost mentioned above. If the accident occurring due to a force majeure event, the cost shall be covered according to the relevant construction contract.

Article 20. Dossier on response to accidents related to machines, equipment and materials

The investor is responsible for compiling a dossier on response to accidents related to machines, equipment and materials including:

1. The scene inspection record containing: the name and the location of the work items and construction works affected by accidents related to machines, equipment and materials; the specifications, profiles of machines, equipment and materials; the actual state of the work items and the construction works, the initial description and development of the accidents; the initial damage to human and property; the causes of accidents.

2. The documents on the design and execution of the construction works relevant to accidents related to machines, equipment and materials.

3. The dossier on investigation into the causes of the accidents; remedy violations committed by relevant organizations and individuals; response to accidents.

4. The documents related to the course of responding to accidents.

Article 21. Actions against violations of regulations on occupational safety management

1. When there is any violation against occupational safety management of the organizations and individuals involved in the construction investment activities, the competent authorities stated in Clause 2 Article 8 herein shall:

a) Request the relevant organizations and individuals to remedy their violations;

b) Make a record and submit it to the competent authority for responding as specified in regulations of law on handling administrative violations against the construction activities and occupational safety and hygiene if necessary. The competent authority shall take actions against violations as prescribed by regulations of law and inform the specialized construction authority of the result of such actions;

c) Publish the names and violations of the organizations and individuals involved in the construction investment activities on the web portals of the competent authorities specified in Clause 1 this Article;

d) Suspend using the machines, equipment and materials if there is any threat of the occupational accidents and accidents related to machines, equipment and materials that may affect safety of the community, the construction works and the neighboring ones.

2. The authorities stated in Clause 1 this Article shall inspect the remedies of the investor and the contractors involved in the construction investment activities if necessary; grant the permit for using the machines, equipment and materials to the investor and the contractors after receiving their reports on remedies and assurance about occupational safety in the course of construction.

Chapter V

IMPLEMETATION ORGANIZATION

Article 22. Responsibilities of the Ministry of Construction

1. Process, promulgate, guild and monitor the implementation of regulations of law on ex officio occupational safety management.

2. Develop national standards, develop and promulgate national technical standards on occupational safety as defined in Clause 5 Article 39 of the Decree No. 39/2016/ND-CP.

3. Ex officio establish and promulgate procedures for inspection, instruct and examine occupational safety technical standards of machines, equipment and materials.

4. Ex officio provide training courses and refresher courses and set examinations on inspection of machines, equipment and materials.

5. Ex officio issue, extend, reissue, revoke the Certificate of eligibility as well as issue and reissue the Certificate of inspector and post them on the Ministry of Construction web portal.

6. Provide guidance and inspect the reporting, investigation and actions against accidents related to machines, equipment and materials; provide guidance, inspect and take actions against violations of regulations on occupational safety of the entities involved in construction investment activities; update information about such entities and report their violations to publish on the Ministry of Construction web portal.

7. Hand the State management of occupational safety over the State Authority for Construction Quality Inspection.

Article 23. Responsibilities of the People’s Committees of districts

1. Ex officio process, promulgate, guild and monitor the implementation of regulations of law on occupational safety management.

2. Provide guidelines, inspect and handle violations against occupational safety of the entities involved in construction investment activities in the province; update information about such entities and report their violations to the Ministry of Construction for publication on the Ministry of Construction web portal.

3. Investigate the cause of the accidents related to machines, equipment and materials as specified in Article 19 herein.

4. Gather and report the information about occupational safety management in the local area to the Ministry of Construction before December 15 every year and ad hoc report when requested as stated in specimen in Appendix IV of this Circular.

5. Ex officio assign, decentralize the State management of occupational safety in the province to the specialized construction authorities.

Article 24. Effect

1. This Circular takes effect on May 15, 2017 and replaces the Circular No. 22/2010/TT-BXD dated December 03, 2010 by the Minister of Construction on occupational safety.

2. Any problems arising in the course of implementation shall be reported by concerned organizations and individuals to the Ministry of Construction.

For the Minister

The Deputy Minister

Le Quang Hung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/2017/TT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất