Quyết định 1547/QĐ-BCĐ của Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao - Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010

thuộc tính Quyết định 1547/QĐ-BCĐ

Quyết định 1547/QĐ-BCĐ của Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao - Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1547/QĐ-BCĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành:13/11/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

 

 

CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO - BỘ XÂY DỰNG

SỐ 1547/QĐ-BCĐ NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ

ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010

 

 

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO

 

 

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định 1012/QĐ-BXD ngày 07/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Văn phòng Bộ Xây dựng, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất VLXD, tư vấn thiết kế và các thành viên Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

TRƯỞNG BAN

THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Nguyễn Văn Liên

 

 

 

QUY CHẾ

ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản Quy chế này quy định:

1.1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

1.2. Đối tượng công trình, sản phẩm xây dựng được đăng ký chất lượng cao. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của ngành xây dựng và thủ tục trình tự đăng ký.

1.3. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao là: Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng.

Điều 2. Căn cứ ban hành Quy chế:

2.1. Quyết định số 1012/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 07/7/2006 về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

2.2. Chỉ thị số 06/2006/CT-BXD ngày 27/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010).

Điều 3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo công trình chất lượng cao:

3.1. Tổ chức vận động:

- Các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

- Các doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ quỹ chất lượng.

3.2. Hướng dẫn trình tự, nội dung đánh giá chất lượng các công trình, sản phẩm xây dựng theo đăng ký của các đơn vị.

3.3. Tổ chức xem xét công nhận kịp thời các công trình, sản phẩm đăng ký chất lượng cao.

3.4. Định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch công đoàn xây dựng Việt Nam về kết quả thực hiện cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Điều 4. Quy định về quy mô công trình, sản phẩm để công nhận công trình sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao:

4.1. Đối với sản phẩm xây lắp:

- Để công nhận đạt huy chương vàng chất lượng cao:

- Công trình dân dụng và công nghiệp nhẹ có giá trị xây lắp lớn hơn 2 tỷ đồng.

- Công trình giao thông, công trình điện, dầu khí, xi măng...có giá trị xây lắp lớn hơn 15 tỷ đồng.

- Công trình thuỷ lợi có giá trị lớn hơn 7 tỷ đồng.

- Công trình hạ tầng kỹ thuật có giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng.

- Trường hợp giá trị xây lắp thấp hơn được công nhận ở mức Bằng chất lượng cao.

4.2. Đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng sản xuất hàng loạt không giới hạn giá thành sản phẩm.

Điều 5. Cấp và hình thức khen thưởng:

5.1. Đối với công trình xây lắp, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, có 2 cấp:

- Bằng chất lượng cao.

- Huy chương vàng chất lượng cao.

5.2. Đối với đơn vị, tập thể có 2 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam.

- Cờ đơn vị đảm bảo chất lượng.

5.3. Đối với cá nhân có 1 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam.

5.4. Đối với các Ban quản lý dự án (Chủ đầu tư) có 1 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch công đoàn xây dựng Việt Nam.

Điều 6. Thời gian và thẩm định, xét duyệt và công nhận:

6.1. Đối với sản phẩm thiết kế và xây lắp từ 1 đến 2 quý một lần.

6.2. Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng 2 quý một lần.

Chương II

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ, LẬP HỒ SƠ, THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT ĐỂ CÔNG NHẬN SẢN PHẨM

XÂY DỰNG, ĐƠN VỊ, TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐẢM BẢO VÀ ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

Điều 7. Điều kiện để đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao:

7.1. Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình:

- Phải là một hạng mục công trình hoàn chỉnh.

7.2. Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng:

- Là những sản phẩm có số lượng sản xuất lớn;

- Nếu là sản phẩm đơn chiếc phải có giá trị lớn.

Điều 8. Thủ tục đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao:

- Bản đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao tham gia cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao phải có đăng ký và gửi về thường trực Ban chỉ đạo công trình chất lượng cao là Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng ngay từ khi khởi công xây dựng công trình (mẫu đăng ký xem Phụ lục số 1 và 3).

- Bản đăng ký các sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng gửi về Vụ vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng (mẫu đăng ký xem Phụ lục số 3).

Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét duyệt để công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao:

A. Đối với công trình xây dựng:

1. Bản đăng ký chất lượng các công trình, sản phẩm xây lắp (xem mẫu tại Phụ lục số 1).

2. Công văn đề nghị xét duyệt công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở.

3. Báo cáo của đơn vị thi công vê quy mô và kế hoạch đảm bảo chất lượng của công trình, sản phẩm xây dựng (xem mẫu tại Phụ lục số 2).

4. Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng thi công xây dựng gồm:

- Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình và các chỉ dẫn thực hiện;

- Quy trình và biện pháp thi công;

- Lực lượng quản lý chất lượng tại công trình và trình độ tay nghề của công nhân, trang thiết bị tại công trình;

- Các biên bản nghiệm thu công việc, hoàn thành giai đoạn xây lắp, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng; các chứng chỉ kỹ thuật đã thực hiện chứng minh là sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của thiết kế;

- Biên bản thử, các chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy, kiểm định môi trường môi sinh.

5. Bảng tự đánh giá chất lượng công trình theo thang điểm đảm bảo chất lượng và chất lượng cao (xem Điều 10 Quy chế này).

6. Ý kiến đánh giá của Chủ đầu tư (Khách hàng) về chất lượng công trình.

7. Ảnh chụp tổng thể công trình cỡ 18 x 25 và 10 ảnh cỡ 10 x 15 chi tiết quá trình thi công, nội ngoại thất công trình (khuyến khích nộp các đĩa ghi lại quá trình thi công, đặc biệt các sáng kiến và áp dụng công nghệ mới).

8. Báo cáo của đơn vị đề nghị khen thưởng cho cá nhân và tập thể (theo Điều 5 Quy chế này).

B. Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng:

1. Bản đăng ký chất lượng sản phẩm (Phụ lục 3).

2. Công văn đề nghị xét duyệt sản phẩm đạt chất lượng cao của Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở.

3. Báo cáo của đơn vị sản xuất về mục tiêu và chính sách chất lượng, kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm ... (khuyến khích các đơn vị có chứng chỉ ISO).

4. Bảng tự đánh giá chất lượng sản phẩm theo thang điểm chuẩn (xem Điều 11).

5. Các tài liệu, hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký. Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý chất lượng xác định phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức không đạt tiêu chuẩn đăng ký.

6. Đĩa ghi quá trình sản xuất, ảnh chụp sản phẩm.

7. Báo cáo đề nghị khen thưởng (theo Điều 5).

Điều 10. Yêu cầu và tiêu chuẩn thang điểm đánh giá chất lượng công trình xây dựng:

A. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

I. YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ:

1. Công trình xây dựng phải được đăng ký tham gia cuộc vận động đảm bảo và năng cao chất lượng ngay từ khi khởi công và được đánh giá sau khi đã đưa vào khai thác sử dụng từ 6 tháng trở lên.

2. Quy trình xây dựng phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn đăng ký phải được cụ thể hoá và phổ biến cho những người trực tiếp làm ra sản phẩm.

3. Đơn vị xây lắp phải nghiên cứu kỹ thiết kế, nếu phát hiện được các thiếu sót, những chi tiết không hợp lý trong thiết kế thì kịp thời đề nghị bằng văn bản cho chủ đầu tư để thiết kế bổ sung sửa đổi nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình.

4. Đối với từng bộ phận, hạng mục công trình phải có biện pháp, thiết kế tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, an toàn chất lượng môi trường, phổ biến cho công nhân để chấp hành và kiểm tra trong quá trình thi công nhằm đảm bảo thi công đúng quy trình kỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường và phòng ngừa sự cố.

5. Thực hiện tốt kiểm tra các vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị công trình và các đầu vào khác để khẳng định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.

6. Chế độ thí nghiệm xác nhận chất lượng công trình theo đúng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.

7. Có hệ thống quản lý chất lượng, lập kế hoạch chất lượng cụ thể cho công trình xây dựng.

8. Năng lực của cán bộ và công nhân phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình, có chứng chỉ đủ điều kiện làm việc của các loại thợ chủ yếu.

9. Năng lực nhà thầu phụ phù hợp yêu cầu và chế độ quản lý đối với thầu phụ đáp ứng yêu cầu của công trình.

10. Trang thiết bị thi công, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ thi công phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình và hồ sơ dự thầu.

11. Có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng và sáng kiến cải tiến.

12. Không có sự cố, tai nạn nghiêm trọng gây chết người trong quá trình thi công xây dựng.

13. Bảo hành đúng quy định, tạo thuận lợi cho sử dụng, xử lý kịp thời những sai sót.

14. Thực hiện tốt việc nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác sử dụng, có văn bản hướng dẫn sử dụng ở những bộ phận công trình cần thiết. Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để phục vụ cho nghiệm thu và lưu trữ.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:

- Đánh giá trên cơ sở của chuyên gia kỹ thuật, tri thức kinh nghiệm của chuyên gia kỹ thuật và bằng phương pháp cảm quan để xem xét hiện trường.

1. Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp tại hiện trường, Hệ thống đảm bảo chất lượng của Doanh nghiệp;

2. Đánh giá chất lượng công trình sau ít nhất là 6 tháng được nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác sử dụng;

3. Đánh giá Hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công;

4. Đánh giá sự phù hợp của thiết kế qua khai thác sử dụng và việc khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế.

III. CƠ CẤU CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:

 

TT

Yêu cầu, nội dung

Tỷ trọng (%)

1

Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp tại hiện trường: Hệ thống đảm bảo chất lượng của DN

A=40

2

Đánh giá chất lượng công trình cụ thể qua phúc tra cuối cùng sau khi đã nghiệm thu và đưa và khai thác sử dụng ít nhất  qua 6 tháng

B=40

3

Đánh giá qua hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công xây dựng.

C=10

4

Đánh giá sự phù hợp qua khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế

D=10

Mỗi yêu cầu trên đều phải có nội dung cụ thể, mức độ đạt được và phương thức tổng hợp.

 

IV. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT:

4.1. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

(Nội dung và mức độ đạt được của yêu cầu quản lý chất lượng thi công tại hiện trường)

 

TT

Nội dung

Tỷ trọng (%)

Điểm tối đa

1

Có hệ thống đảm bảo chất lượng và kế hoạch chất lượng công trình xây dựng

10

 

1.1. Có chứng chỉ ISO 9000

A11=5

1.2. Có kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình

A12=5

2

Công tác chỉ đạo và chế độ trách nhiệm cảu lãnh đạo đối với việc đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công

10

 

2.1. Bộ máy điều hành công trường hoạt động hiệu quả, chỉ đạo của doanh nghiệp thường xuyên và sát thức tế hiện trường

A21=5

2.2. Tiến độ thi công đảm bảo hợp đồng đã ký

A22=5

2.3. Kéo dài tiến độ, có lý do được chủ đầu tư chấp thuận

A23=3

2.4. Kéo dài tiến độ, lý do không được chủ đầu tư chấp thuận

A24=-5

2.5. Chậm tiến độ quá 150% thời gian

Không xét

3

Năng lực của cán bộ và công nhân phù hợp yêu cầu của công trình, có chứng chỉ đủ điều kiện làm việc của các loại thợ chuyên môn chủ yếu

10

 

3.1. Năng lực của cán bộ chủ chốt phù hợp

A31=5

3.2. Các loại thợ chuyên môn chủ yếu có chứng chỉ phù hợp

A32=5

4

Thầu phụ phù hợp yêu cầu và chế độ quản lý đối với thầu phụ đáp ứng yêu cầu chất lượng công trình

10

 

4.1. Trình độ thầu phụ

A41=5

4.2. Quản lý thầu phụ

A42=5

4.3. Không có thầu phụ, doanh nghiệp tự làm và có kế hoạch, quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ

A43=10

5

Trang thiết bị thi công, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ thi công phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình và hồ sơ dự thầu

10

 

5.1. Trang thiết bị thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ dự thầu

A51=5

5.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ thi công đảm bảo môi trường sạch sẽ, an toàn

A52=5

6

Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện kịp thời đề nghị sửa đổi những chỗ chưa hợp lý trong thiết kế

10

 

6.1. Có khiếm khuyết do thiết kế, nhưng không được phát hiện

A61=-10

6.2. Khiếm khuyết của thiết kế được phát hiện và khắc phục kịp thời trước khi thi công

A62=10

7

Thiết kế giải pháp, thiết kế tổ chức thi công, đảm bảo trình tự, an toàn, chất lượng, môi trường và phòng ngừa sự cố

10

 

7.1. Đầy đủ thiết kế thi công và tổ chức thi công

A71=10

7.2. Có thiết kế giải pháp và tổ chức thi công nhưng chưa đầy đủ

A72=-10

7.3. Có sự cố, mất an toàn gây tai nạn chết người

Không xét

8

Mua sắm vật tư, thiết bị phù hợp yêu cầu kỹ thuật của công trình. Cất giữ và quản lý vật liệu, thiết bị ở hiện trường đảm bảo với yêu cầu xây lắp

10

 

8.1. Vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

A81=4

8.2. Thiết bị lắp, thử đáp ứng qui định

A82=3

8.3. Bảo quản tốt vật tư, thiết bị ở hiện trường

A83=3

9

Chế độ thí nghiệm xác nhận chất lượng công trình theo đúng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật

10

 

9.1. Thí nghiệm đầy đủ theo quy định

A91=10

9.2. Thí nghiệm không đầy đủ theo quy định

A92=0

9.3. Không có thí nghiệm hoặc thí nghiệm quá ít không đảm bảo đánh giá chất lượng

Không xét

10

Công tác nghiệm thu đúng quy định. Mọi khiếm khuyết, sự cố trong thi công đều được khắc phục triệt để trước nghiệm thu

10

 

10.1. Nghiệm thu công việc

A101=3

10.2. nghiệm thu bộ phận, giai đoạn TCXD

A102=3

10.3. Nghiệm thu hoàn thành

A103=4

10.4. Không nghiệm thu theo quy định

Không xét

 

4.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH TẠI HIỆN TRƯỜNG

(Qua kiểm tra, nhận xét, kết luận sau khi công trình đã nghiệm thu

và được đưa vào khai thác sử dụng, thời gian ít nhất 6 tháng)

 

TT

Nội dung kiểm tra

Tỷ trọng (%)

Điểm tối đa

1

Kiến trúc

40

 

1. Tường ngoài

B11=4

2. Tường trong

B12=4

3. Trần

B13=4

4. Nền

B14=4

5. Mái

B15=4

6. Khe biến dạng

B16=4

7. Cầu thang, lan can

B17=4

8. Cửa đi, cửa sổ

B18=4

9. ống thoát nước mưa, chống sét

B19=4

10. Ngoài nhà, sân, hàng rào, rãnh,...

B110=4

2

Kết cấu

40

 

1. Tình trạng lún của nền và móng

B21=8

2. Nứt khối xây bao che

B22=8

3. Nứt kết cấu chịu lực

B23=8

4. Biến dạng

B24=8

5. Thấm, dột, đọng nước

B25=8

3

Trang thiết bị

20

 

1. Điện

B31=4

2. Cấp nước

B32=4

3. Thoát nước

B33=4

4. Thông tin, viễn thông

B34=4

5. Thang máy

B35=4

 

- Phương pháp kiểm tra bằng mắt:

Biện pháp kiểm tra bằng bắt là sử dụng kinh nghiệm, tri thức kỹ thuật, có thể nói là dùng cảm giá trực quan.

+ Xem: Là dựa vào TCKT kiểm tra bằng giải mã mặt ở bên ngoài theo kinh nghiệm.

+ Sờ mó: Là kiểm tra bằng cảm giác của tay, chủ yếu dùng dể kiểm tra cho số hạng mục đất, cát, đá, hoàn thiện...

+ Gõ: Là dùng công cụ tiến hành kiểm tra bằng cảm giác âm thanh, thông qua âm thanh xác định có bị bộp không.

+ Soi: Dùng kính phản xạ hoặc đèn chiếu để kiểm tra độ phẳng của tường, trần...

 

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HỒ SƠ TÀI LIỆU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

 

TT

Nội dung

Tỷ trọng (%)

Điểm tối đa

1

Tài liệu phần kiến trúc, kết cấu

80

 

1. Hồ sơ đo đạc, định vị và hoàn công công trình

C11=10

2. Hồ sơ, biên bản liên quan đến thiết kế và sửa đổi thiết kế

C12=10

3. Hồ sơ tài liệu liên quan đến chứng chỉ xuất xưởng vật liệu, cấu kiện và kiểm định lại

C13=10

4. Hồ sơ liên quan đến thí nghiệm hiện trường kiểm định nền móng và kết cấu

C14=10

5. Hồ sơ về khiếm khuyết, sự cố và khắc phục

C15=10

6. Tài liệu liên quan sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới

C16=10

7. Các tài liệu, biên bản khác theo dõi, xử lý trong quá trình thi công

C17=10

8. Công tác nghiệm thu phần xây lắp bao gồm hồ sơ nghiệm thu và tài liệu đảm bảo chất lượng

C18=10

2

Tài liệu phần lắp đăt và thử thiết bị

20

 

1. Hồ sơ, biên bản liên quan đến thiết kế và sửa đổi thiết kế phần thiết bị

C21=4

2. Hồ sơ tài liệu liên qan đến chứng chỉ xuất xưởng các thiết bị và kiểm định lại

C22=4

3. Biên bản lắp đặt và chạy thử

C23=4

4. Các tài liệu, biên bản khác theo dõi, xử lý trong quá trình thi công phần lắp đặt thiết bị

C24=4

5. Công tác nghiệm thu phần thiết bị gồm hồ sơ nghiệm thu và tài liệu đảm bảo chất lượng

C25=4

 

4.4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA THIẾT BỊ VÀ KHAI THÁC

SỬ DỤNG ĐÚNG CÔNG NĂNG CÔNG TRÌNH

 

TT

Nội dung

Tỷ trọng (%)

Điểm tối đa

1

Sự phù hợp của thiết kế khi đưa công trình vào khai thác sử dụng

50

 

1. Hợp lý về bố trí mặt bằng, mặt đứng; Hình khối và công năng phù hợp

D11=10

2. Kiến trúc hài hoà với công trình, môi trường xung quanh

D12=10

3. Đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

D13=10

4. Thuận tiện giao thông nội bộ, âm thanh, ánh sáng, môi trường trong công trình đảm bảo tốt phù hợp với thiết kế được duyệt

D14=10

5. Các vấn đề khác liên quan thiết kế

D15=10

2

Khai thác sử dụng đúng công năng thiết kế, giữ gìn tuổi thọ và chống xuống cấp công trình.

50

 

1. Khai thác các khu vực chức năng đúng thiết kế.

D21=10

2. Không phải cơi nới ngay sau khi xây dựng

D22=10

3. Không phải bổ sung ngăn chia nội bộ khác với thiết kế ban đầu

D23=10

4. Bảo quản, giữ gìn môi trường tốt

D24=10

5. Các vấn đề khác liên quan chống xuống cấp công trình (bảo trì công trình)

D25=10

 

4.5. CÁCH TÍNH ĐIỂM TỔNG THỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

 

Điểm chất lượng công trình (ký hiệu K) được tính:

K = (a11+a12+a21+...+a102+a103) x 40%+

[(b11+b12+...+b110) + (b21+b22+...+b25) +(b31+b32+...+ b35)] x40%+

[(c11+c12+...+c18) + (c21+c22+...+c25)] x10%+

[(d11+d12+...+d15) + (d21+d22+...+d25)] x10%

Điểm cao nhất K = 100

 

Định ra giới hạn khen thưởng:

80 - 100: Khen thưởng về chất lượng cao

60 - 80  : Bình thường

Dưới 60 điểm: Phạt chất lượng kém

 

Sau khi đã được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đánh giá:

1. Nếu đạt 75 - 79 điểm, công trình sẽ do địa phương, cơ sở xem xét khen thưởng.

2. Nếu đạt từ 80 - 85 điểm, yêu cầu Tiểu ban thiết kế và xây lắp kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận là công trình đạt Bằng chất lượng cao.

3. Nếu đạt từ 86 - 100 yêu cầu Tiểu ban kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận là công trình đạt mức Huy chương vàng chất lượng xây dựng.

 

B. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Chỉ huy trưởng công trình được tặng bằng khen về chất lượng nếu công trình được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao, còn các cá nhân khác phải là người tham gia ít nhất 2 công trình chất lượng cao, có sáng kiến cải tiến được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

C. ĐỐI VỚI TẬP THỂ

1. Những tập thể như tổ, đội ... được cấp bằng khen về chất lượng nếu tham gia ít nhất 2 công trình được công nhận đạt huy chương vàng chất lượng cao và được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

2. Doanh nghiệp được nhận cờ đơn vị bảo đảm chất lượng phải có tối thiểu 3 công trình được công nhận đạt Huy chương vàng trong 1 năm và liên tục trong 2 năm liền có công trình được công nhận đạt chất lượng cao, được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

Điều 11. Yêu cầu và tiêu chuẩn - thang điểm đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng:

A. ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CƠ KHÍ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

I. YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ

Sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng thuộc các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng đều được quyền đăng ký thi đua sản xuất chất lượng cao hưởng ứng cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng do Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam phát động trong giai đoạn 2006 - 2010.

Sản phẩm đạt chất lượng cao ngành xây dựng là sản phẩm đạt các yêu cầu sau:

1. Sản phẩm được đăng ký hoặc tự công bố theo các tiêu chuẩn hiện hành.

2. Sản phẩm được triển khai sản xuất theo hệ quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế ISO 9000.

3. Sản phẩm có đầy đủ hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký.

4. Sản phẩm có các chỉ tiêu kinh tế ưu việt (sử dụng định mức vật tư trong sản xuất, hạ giá thành v.v..) so với năm trước đăng ký.

5. Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của các cơ quan quản lý chất lượng xác định tính phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức chất lượng.

Sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên sẽ được Bộ cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm đạt chất lượng cao của ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2006 - 2010.

Ban chỉ đạo đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm của cơ sở căn cứ vào thang điểm quy định của bản tiêu chuẩn này sẽ tự xét đánh giá và đề nghị công nhận sản phẩm đạt chất lượng cao. Nếu đề nghị công nhận ở cấp  Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam, Tiểu ban chất lượng các sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng của Ban chỉ đạo (gọi tắt là Tiểu ban vật liệu XD) sẽ tiến hành thẩm tra đánh giá và báo cáo đề nghị Bộ công nhận sản phẩm đạt chất lượng cao cấp ngành.

II. TIÊU CHUẨN - THANG ĐIỂM ĐỂ XÉT ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN VÀ CẤP CHỨNG NHẬN CHO SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO

 

TT

Nội dung

Điểm chấm

1

Tiêu chuẩn 1: Cơ sở có đăng ký chất lượng hoặc tự công bố CLSP (10 điểm là cao nhất)

10

1.1

- Cơ sở đã hoàn thành tiêu chuẩn 1

10

1.2

- Cơ sở đang hoàn thành dở dang tiêu chuẩn 1

5

1.3

- Cơ sở chưa tiến hành đăng ký, chưa công bố CLSP

0

2

Tiêu chuẩn 2: Quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000 (80 điểm là cao nhất)

80

2.1

- Cở sở có xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho giai đoạn 2006 - 2010

10

2.2

- Cơ sở đang soạn thảo xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho giai đoạn 2006 - 2010

5

2.3

- Cơ sở chưa xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng

0

2.4

- Cơ sở đã xây dựng đầy đủ hệ thống hồ sơ văn bản quản lý kỹ thuật sản xuất, bao gồm:

+ Kế hoạch mức chất lượng và số lượng

+ Hồ sơ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật

+ Hồ sơ định mức kỹ thuật sản xuất

+ Hồ sơ phương pháp kiểm tra, nghiệm thu

+ Hồ sơ an toàn và vệ sinh môi trường sản xuất và thường xuyên soát xét hoàn thiện văn bản, hồ sơ

20

2.5

- Cơ sở đã xây dựng đầy đủ song chưa thường xuyên soát xét hoàn thiện văn bản.

15 - 18

2.6

- Cơ sở xây dựng gần đầy đủ các loại hồ sơ trên (làm thiếu, phải bổ sung.v.v...)

10

2.7

- Cơ sở thiếu nghiêm trọng các hồ sơ

0

2.8

- Cơ sở đã xây dựng tổ chức hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất gồm:

+ Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

+ Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất (các công đoạn)

+ Kiểm tra nghiệm thu, xuất xưởng (Hệ KCS, hệ thốn hoạt động tốt, có hiệu quả cao).

15

2.9

- Cơ sở có tổ chức hệ thống theo dõi quản lý chất lượng, kiểm tra quá trình sản xuất, hiệu quả hạn chế

10 - 13

2.10

- Hệ thống quản lý, chưa hình thành tổ chức rõ rệt, chưa đủ khả năng quản lý kiểm tra, hiệu quả thấp

5

2.11

- Không có bộ máy quản lý kiểm tra chất lượng

0

2.12

- Cơ sở có phòng thí nghiệm được ngành đánh giá công nhận (hồ sơ phòng thí nghiệm, khả năng thiết bị, nghĩa vụ kiểm định, trình độ thí nghiệm viên...)

20

2.13

- Cơ sở có phòng thí nghiệm chưa được ngành đánh giá công nhận song hoạt động phục vụ sản xuất tốt

18

2.14

- Cơ sở không có phòng thí nghiệm song hoạt động gửi mẫu kiểm tra đáp ứng tiêu chuẩn quy định

15

2.15

- Cơ sở có trang thiết bị thí nghiệm kiểm tra một số chỉ tiêu cần thiết (chưa có phòng thí nghiệm)

10

2.16

- Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu kiểm tra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định

5

2.17

- Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn quy định

0

2.18

-Sản phẩm của cơ sở có ghi nhãn, phân biệt dấu hiệu CLSP của mình với sản phẩm cùng loại của đoan vị khác

5

2.19

- Sản phẩm không có ghi nhãn, không có dấu hiệu để phân biệt

0

2.20

- Cơ sở có chương trình đào tạo, huấn luyện thường xuyên về công tác quản lý chất lượng

10

2.21

- Cơ sở có xây dựng chương trình, nhưng thực hiện chưa đầy đủ

5

2.22

- Cơ sở không có chương trình đào tạo, huấn luyện

0

3

Tiêu chuẩn 3: Chất lượng sản phẩm (80 điểm là cao nhất)

 

3.1

- Cơ sở có 100% sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức chất lượng sản phẩm đăng ký sản xuất

80

3.2

- Cơ sở có lớn hơn 95% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức CLSP đăng ký sản xuất

75 - 78

3.3

- Cơ sở có lớn hơn 90% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt mức CLSP đăng ký sản xuất

70

3.4

- Cơ sở có lớn hơn 80% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt mức CLSP đăng ký sản xuất

60

4

Tiêu chuẩn 4: Quản lý vật tư (20 điểm là cao nhất)

 

4.1

- Cơ sở sản xuất đạt các chỉ tiêu định mức vật tư tiêu hao cho sản xuất

20

4.2

- Các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật tư chủ yếu đạt

15 - 18

4.3

- Đạt một số định mức

10

5

Tiêu chuẩn 5: ý kiến khách hàng (10 điểm là cao nhất)

 

5.1

- Các kết luận thanh tra, kiểm tra và ý kiến khách hàng đều công nhận sản phẩm phù hợp với mức tiêu chuẩn đăng ký

10

5.2

- Các kết luận về cơ bản xác nhận CLSP đạt phù hợp tiêu chuẩn đăng ký, song còn dao động hoặc có sai phạm nhỏ

5 - 8

5.3

- Có sai phạm tranh chấp về CLSP và bị kết là vi phạm mức chất lượng đăng ký sản xuất

0

 

Sau khi được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đánh giá:

- Nếu đạt 150 - 164 điểm, sản phẩm do địa phương, đơn vị cơ sở xem xét khen thưởng.

- Nếu đạt 165 - 184 điểm, yêu cầu Tiểu ban vật liệu xây dựng kiểm tra và đề nghị Bộ. Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Bằng chất lượng cao.

- Nếu đạt 185 - 200 điểm, yêu cầu Tiểu ban vật liệu xây dựng kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Huy chương vàng chất lượng.

 

B. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Cá nhân thoả mãn các tiêu chuẩn sau sẽ được công nhận là cá nhân sản xuất chất lượng cao, được Bộ và Công đoàn XDVN công nhận tặng Bằng khen:

1. Tích cực tham gia sản xuất sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao hoặc có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua chất lượng cao của đơn vị.

2. Trong năm không có vi phạm kỹ thuật trong quy trình sản xuất sản phẩm.

3. Đảm bảo năng suất và tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức quy định.

4. Đảm bảo an toàn trong sản xuất.

C. ĐỐI VỚI TẬP THỂ

1. Đối với tổ, đội, phân xưởng sản xuất được Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận tặng Bằng khen.

1.1. Tích cực tham gia cuộc vận động để có sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao.

1.2. Phải có trên 30% số cá nhân hoặc trên 1/3 số tổ thuộc đội phân xưởng đạt danh hiệu sản xuất chất lượng cao.

1.3. Đảm bảo an toàn, không có tai nạn nghiêm trọng trong sản xuất.

2. Đối với xí nghiệp, nhà máy, công ty được Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận và được tặng cờ đảm bảo chất lượng.

2.1. Có sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao liên tục 2 năm.

2.2. Có phong trào thi đua sản xuất đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đơn vị có 1/3 số đội, phân xưởng được công nhận là đơn vị sản xuất chất lượng cao cấp cơ sở, đơn vị có sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.3. Không có tai nạn lao động nghiêm trọng trong sản xuất.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 12. Tổ chức của Ban chỉ đạo có hai cấp:

1. Cấp Bộ (Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao) được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm vận động, hướng dẫn, phúc tra đánh giá chất lượng công trình theo các tiêu chí đã nêu trình Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt là cơ sở để Bộ trưởng và Chủ tịch công đoàn xây dựng Việt Nam ký các Bằng khen và chứng nhận công trình, sản phẩm đạt chất lượng cao.

2. Cấp cơ sở (Ban chỉ đạo cơ sở) được thành lập theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm vận động, phát động thi đua tại công trình đăng ký chất lượng cao, tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở mọi giai đoạn để sản phẩm, công trình xây dựng của đơn vị, địa phương mình làm ra là đảm bảo chất lượng.

Điều 13. Ban chỉ đạo cấp Bộ:

Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 1012/QĐ-BXĐ ngày 07/07/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 3 của Quy chế này và tổng kết cuộc vận động vào năm 2010.

Giúp việc Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng có các bộ phận sau:

1. Tiểu ban công trình:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung, theo dõi và đánh giá công trình đã đăng ký chất lượng cao.

- Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về tình hình và kết quả cuộc vận động, lập các chương trình hành động tiếp theo để không ngừng phát huy hiệu quả cuộc vận động.

- Thành phần Tiểu ban công trình gồm:

+ Trưởng tiêu ban                      : 01 Uỷ viên BCĐ - Phó Cục trưởng Cục GĐNN về chất lượng công trình xây dựng.

+ Đại diện CĐXDVN                   : 01 Thư ký BCĐ- Thành viên.

+ Thư ký: 01 thư ký BCĐ - Chuyên viên chính Cục GĐNN về chất lượng công trình xây dựng.

+ Các chuyên gia chuyên ngành tham gia kiểm tra và đánh giá khi cần thiết (tuỳ theo quy mô và đăc điểm công trình do Trưởng Tiểu ban quyết định).

2. Tiểu ban vật liệu xây dựng:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung, theo dõi và đánh giá các sản phẩm vật liệu xây dựng đã đăng ký chất lượng cao.

- Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về tình hình và kết quả cuộc vận động, lập chương trình hành động tiếp theo.

- Thành phần Tiểu ban Vật liệu xây dựng gồm:

+ Trưởng tiểu ban                      : 01 Uỷ viên Ban chỉ đạo - Vụ trưởng vụ VLXD.

+ Đại diện CĐXDVN                   : 01 chuyên viên chính - Thành viên.

+ Đại diện Cục Giám định           : 01 chuyên viên chính - Thành viên.

+ Thư ký BCĐ               : 01 chuyên viên chính - Vụ VLXD.

+ Các chuyên gia chuyên ngành tham gia kiểm tra và đánh giá khi cần thiết (tuỳ theo quy mô và đặc điểm của sản phẩm do Trưởng Tiểu ban quyết định).

3. Tổ thư ký:

Giúp việc cho Trưởng ban chỉ đạo và thường trực ban chỉ đạo cuộc vận động, có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận và thống kê các hồ sơ về công trình, sản phẩm xây dựng đăng ký chất lượng cao do các đơn vị, tổ chức gửi về.

- Lập kế hoạch cho các Tiểu ban, kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng có đăng ký chất lượng cao.

- Lưu giữ các văn bản hồ sơ về công trình, sản phẩm chất lượng cao.

- Dự thảo thông báo kết quả xét chọn và báo cáo về cuộc vận động cho các đơn vị.

Điều 14. Ban chỉ đạo cơ sở:

Ban chỉ đạo cơ sở được thành lập và hoạt động theo quy chế do nội bộ đơn vị quy định, tuy nhiên phải thoả mãn được các tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra của cuộc vận đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Thành phần Ban chỉ đạo cơ sở gồm:

1. 01 lãnh đạo đơn vị                                                                  : Trưởng ban

2. Trưởng phòng kỹ thuật                                                           : Uỷ viên

3. Chủ tịch công đoàn                                                                : Uỷ viên

4. Thường trực Ban chỉ đạo cơ sở                                              : Thư ký

5. Chỉ huy trưởng công trình đăng ký chất lượng cao                   : Thành viên

Điều 15. Kinh phí hoạt động chất lượng:

Kinh phí hoạt động chất lượng do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp trên cơ sở vận động của Ban chỉ đạo và được quản lý tập trung tại tài khoản của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, thực hiện thu chi sử dụng theo Quy chế số 1908/1998/QC-BCĐCTCLC ngày 12 tháng 9 năm 1998 của Trưởng ban chỉ đạo về sử dụng quỹ vận động chất lượng.

Điều 16. Chế độ họp:

Sau tháng một lần Ban chỉ đạo cấp Bộ sẽ họp để nghe các Tiểu ban báo cáo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kết quả cuộc vận động và đề ra các chương trình tiếp theo của cuộc vận động.

Một năm một lần họp các ban chỉ đạo toàn quốc dể tổng kết rút kinh nghiệm.

Điều 17. Hoạt động của các Tiểu ban:

1. Tiểu ban công trình:

Căn cứ vào số lượng các công trình đã được đăng ký, tiểu ban tổ chức kiểm tra, lập biên bản, báo cáo ra quyết định thông qua thường trực Ban chỉ đạo - báo cáo, trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.

2. Tiểu ban vật liệu xây dựng:

Căn cứ vào số lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng đã đăng ký, tiểu ban tổ chức kiểm tra các sản phẩm vật liệu xây dựng, lập biên bản, báo cáo thông qua thường trực Ban chỉ đạo, trình Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt.

Điều 18. Phê duyệt - công nhận:

1. Trên cơ sở đề nghị của các ban chỉ đạo cơ sở, sau khi thẩm tra chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng, các Trưởng tiểu ban lập báo cáo trình thường trực Ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao gồm:

- Hồ sơ đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng của đơn vị.

- Biên bản kiểm tra công trình, sản phẩm xây dựng của Tiểu ban.

- Dự thảo quyết định công nhận chất lượng các công trình, sản phẩm xây dựng các đơn vị, tập thể, cá nhân được nhận bằng khen về chất lượng xây dựng.

2. Hội đồng họp xét duyệt, thành phần gồm các thành viên Ban chỉ đạo và tổ thư ký. Khi xét các công trình, sản phẩm xây dựng thì tiểu ban tương ứng có trách nhiệm báo cáo kết quả phúc tra, đánh giá chất lượng trước Hội đồng.

3. Thường trực Ban chỉ đạo làm tờ trình đề nghị để Trưởng ban chỉ đạo xem xét và phê duyệt trên kết quả họp hội đồng.

4. Trưởng ban chỉ đạo chỉ quyết định công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng khi có tờ trình của Thường trực Ban chỉ đạo.

5. Quyết định của Trưởng ban chỉ đạo là cơ sở để Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn xây dựng Việt Nam ký các giấy chứng nhận, bằng khen công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng.

Điều 19. Điều khoản thi hành

Những công trình, sản phẩm xây dựng đã đăng ký trước và trong năm 2005 hoàn thành trong năm 2006 áp dụng theo Quy chế vận động và công nhận công trình chất lượng cao ban hành kèm theo Quyết định số 06/2001/QĐ-BCĐCTCLC ngay 22/5/2001 của Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa hợp lý xin đóng góp ý kiến về Ban chỉ đạo để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

 

 

Phụ lục 1

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2006

 

ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO

(Theo Quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm

xây dựng đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng 2006 - 2010)

 

Tên công trình, sản phẩm xây dựng:

 

Địa điểm xây dựng:

Đơn vị đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao:

 

Địa chỉ:                                                             Điện thoại:

Đại diện liên lạc làm việc:                                                           Điện thoại:

Chủ đầu tư:

 

 

Ngày khởi công xây dựng:

Ngày hoàn thành công trình:

Giá trị dự toán xây lắp:

Ngày đề nghị phúc tra để xét duyệt công nhận chất lượng cao (dự kiến):

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động

đảm bảo và nâng chất lượng công trình

sản phẩm xây dựng của cơ sở

(Giám đốc công ty)

Nơi nhận:

- Thường trực Ban chỉ đạo;

Cục Giám định Nhà nước

về chất lượng CTXD-BXD

(37 Lê Đại Hành - Hà Nội)

- Lưu đơn vị đăng ký

 

 

 

 

Phụ lục 2

 

Đơn vị báo cáo:

Số:

............, ngày     tháng     năm 2006

 

BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ QUY MÔ

VÀ KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH

 

1. Công trình:

2. Hạng mục:

3. Tổng kinh phí đầu tư (Xây dựng, thiết bị công nghệ....):

4. Nguồn vốn:

5. Quy mô công trình:

6. Tiến độ thi công:

7. Thời gian khởi công:

8. Thời gian hoàn thành:

9. Chủ đầu tư:                                                               Hình thức quản lý dự án:

10. Tổ chức thiết kế:

11. Tổ chức tư vấn giám sát:

12. Tổ chức thi công:                                                     Phương thức giao nhận thầu:

12.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình (khuyến khích các đơn vị có chứng chỉ ISO 9000):

- Nhà thầu phải đảm bảo chất lượng công tác thi công xây lắp của mình thông qua một hệ thống có năng lưc kiểm soát chặt chẽ chất lượng nội bộ, trong báo cáo yêu cầu nhà thầu phải mô tả được hệ thống ĐBCL, các công tác tối thiểu kiểm tra hệ thống này gồm:

a) Sơ đồ tổ chức của đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng của nhà thầu:

- Tuỳ theo quy mô của công trình đảm nhận, nhà thầu phải tổ chức một đội ngũ cán bộ giám sát tương ứng với khả năng đảm nhận phạm vi bao trùm tất cả các công đoạn liên quan tới chất lượng cuối cùng của công tác thi công...

b) Năng lực chuyên môn của đội ĐBCL:

- Để có thể phát hiện và ngăn chặn các sai sót kịp thời trong quá trình thi công, đội ngũ ĐBCL phải là những người có đủ năng lực kinh nghiệm và trình độ chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tới phạm vi thi công của nhà thầu. Đội ngũ này phải có quy trình theo dõi và kiểm soát chất lượng căn cứ vào yêu cầu của Thiết kế và Chủ đầu tư...

c) Hồ sơ Hệ thống đảm bảo chất lượng-yêu cầu báo cáo phải nêu rõ:

- Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình và các chỉ dẫn thực hiện.

- Quy trình biện pháp thi công.

- Lực lượng quản lý chất lượng tại công trình và trình độ tay nghề công nhân.

- Trang thiết bị tại công trình: cần nêu rõ các thiết bị sử dụng để thi công xây lắp về số lượng, chất lượng...

- Chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình, có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, phiếu kiểm tra chất lượng.

- Chứng chỉ các vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện nước, thông tin, báo cháy, chữa cháy.

- Tài liệu thí nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm xây dựng theo quy định trong quá trình xây dựng công trình...

Ngoài các hồ sơ phục vụ cho quá trình thi công xây lắp đã nói ở trên... Nhà thầu cần phải báo cáo các văn bản tài liệu kiểm soát chất lượng theo các quy định hiện hành để khẳng định rằng các sản phẩm do mình làm ra là đảm bảo chất lượng, mọi công đoạn thực hiện đều được kiểm soát chất lượng ở mức cao nhất, hệ thống này gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:

- Sổ tay chất lượng dự án.

- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ.

- Quy trình kiểm soát các sai sót và khắc phục, phòng ngừa sai sót.

- Quy trình nghiệm thu, bàn giao.

- Quy trình mua sắm vật tư, thiết bị.

- Quy trình kiểm soát nhà thầu phụ.

- Quy trình kiểm soát đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trường.

...

12.2. Danh mục các tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu sử dụng cho công trình.

12.3. Các tài liệu giám sát kỹ thuật:

- Của chủ đầu tư.

- Của tổ chức tư vấn xây dựng giám sát.

- Của tổ chức thiết kế.

12.4. Tổ chức quan trắc, đo đạc biến dạng công trình trong thời gian xây dựng:

- Đo lún, đo biến dạng, mực nước ngầm...

12.5. Công tác nghiệm thu:

- Nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

- Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để phục vụ cho nghiệm thu và lưu trữ.

12.6. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

12.7. An toàn lao động.

12.8. Tín nhiệm khách hàng.

13. Đánh giá chung về chất lượng công trình:

- Chất lượng công trình so với thiết kế được duyệt.

- Chất lượng chạy thử công nghệ.

- Điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ công trình: cấp điện, nước, giao thông.

14. Kết luận:

 

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

(Trưởng Ban chỉ đạo cơ sở)

 

 

 

 

 

(Đây là gợi ý để các đơn vị căn cứ vào khung sườn này lập báo cáo)

 

 

 

Phụ lục 3

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2006

 

ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM CƠ KHÍ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO

(Theo Quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm

xây dựng đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng 2006 - 2010)

 

Tên sản phẩm cơ khí, tên vật liệu xây dựng:

 

Địa điểm sản xuất:

Đơn vị đăng ký sản phẩm xây dựng chất lượng cao:

 

Địa chỉ:                                                                         Điện thoại:

Đại diện liên lạc làm việc:                                                           Điện thoại:

Chủ đầu tư:

 

 

Ngày đề nghị phúc tra để xét duyệt công nhận chất lượng cao (dự kiến)

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động

đảm bảo và nâng chất lượng công trình

sản phẩm xây dựng của cơ sở

(Giám đốc công ty)

Nơi nhận:

- Thường trực Ban chỉ đạo;

Cục Giám định Nhà nước

về chất lượng CTXD-BXD

(37 Lê Đại Hành - Hà Nội)

- Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng

- Lưu đơn vị đăng ký

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất